Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.45 KB, 6 trang )


Chăm sóc trẻ sơ
sinh đúng cách
- Ôm con yêu lần đầu tiên trong vòng tay chắc
hẳn bà mẹ nào cũng cảm thấy tràn đầy hạnh
phúc. Tuy nhiên, bạn không được quên một việc
vô cùng quan trọng là chọn bác sĩ nhi cho con.
Bạn và con có lẽ sẽ phải gặp bác sĩ rất thường
xuyên trong năm đầu tiên của con.
Chuyện gì xảy ra ngay sau khi sinh?

Dựa vào mong muốn của bạn hay quy tắc của bệnh
viện, nơi bạn sinh con, cuộc kiểm tra đầu tiên có thể
diễn ra ở bệnh viện hoặc tại nhà bạn:

* Chiều cao, cân nặng, chu vi đầu nên được kiểm tra

* Thân nhiệt, nhịp thở, nhịp tim

* Bác sĩ sẽ kiểm tra màu da và hoạt động của bé

* Nhỏ thuốc nhỏ mắt đặc biệt để chống nhiễm trùng

* Có thể bổ sung vitamin K để chống chảy máu

Con bạn có thể sẽ được tắm lần đầu tiên và cuống
rốn sẽ được rửa sạch.

Phần lớn các em bé khỏe mạnh đều có lịch thăm
khám định kì là 1-2 tuần sau sinh
Bác sĩ thăm khám



Ở các bệnh viện sẽ có bác sĩ chuyên chăm lo cho
việc sinh nở của bạn. Nếu bạn có vấn đề gì trong khi
sinh, ví dụ như thai nhi có vấn đề gì hay cần phải sinh
mổ thì bác sĩ sẽ luôn ở bên để chăm sóc sức khỏe
cho cả hai mẹ con.

Bác sĩ đó sẽ kiểm tra sức khỏe toàn diện cho em bé
trong vòng 24h sau khi sinh. Đây cũng là cơ hội tốt để
hỏi những câu liên quan đến việc chăm sóc em bé.

Phần lớn các em bé khỏe mạnh đều có lịch thăm
khám định kì là 1-2 tuần sau sinh.

Khám sức khỏe cho bé

Lần này, con bạn có thể gặp những chuyện sau:

* Đo chiều cao, cân nặng, chu vi đầu để đánh giá xem
con có thể làm được gì sau khi sinh

* Quan sát thị giác, thính giác và phản ứng của con

* Kiểm tra sức khỏe toàn diện xem con có khuyết tật
gì hay cơ quan chức năng có hoạt động tốt hay
không.

* Bác sĩ hỏi về bạn đang làm gì với bé, bé ăn, ngủ ra
sao


* Đưa ra lời khuyên về việc các tháng sau bé sẽ ra
sao và bạn nên làm gì

*Thảo luận về môi trường ở nhà sẽ tác động như thế
nào đến bé

Hãy nói với bác sĩ bất cứ thắc mắc nào và ghi lại
những hướng dẫn cụ thể liên quan đến việc chăm
sóc bé. Hãy giữ hồ sơ y tế cho bé bao gồm cân nặng,
tiêm phòng, và bất kì căn bệnh nào được phát hiện.

Vấn đề nho nhỏ cũng có thể biến thành vấn đề to tát
đối với các em bé mới sinh
Tiêm phòng cho con

Trẻ sinh ra đã có sự miễn dịch tự nhiên đối với một
số căn bệnh truyền nhiễm bởi vì chất kháng thể từ
mẹ được truyền sang con qua cuống rốn. Loại miễn
dịch này chỉ mang tính tạm thời nhưng bé sẽ tự phát
triển hệ miễn dịch của riêng mình để chống lại nhiều
loại bệnh truyền nhiễm khác. Bé được bú sữa mẹ sẽ
nhận được kháng thể và enzyme trong sữa, giúp bảo
vệ bé khỏi một số căn bệnh truyền nhiễm và dị ứng.

Sau khi sinh một thời gian rất ngắn, bé sẽ được tiêm
phòng. Tiêm phòng viêm gan B sẽ được thực hiện 3
lần. Cũng có vaccine kết hợp được tiêm cho con ở
lần thăm khám sau 2 tháng. Do đó, một số bé không
hề được tiêm phòng cho đến tận khi 2 tháng tuổi.


Khi nào nên gọi bác sĩ?

Vấn đề nho nhỏ cũng có thể biến thành vấn đề to tát
đối với các em bé mới sinh. Do đó, bạn nên gọi bác sĩ
ngay khi có vấn đề gì lăn tăn. Một số vấn đề có thể
gặp trong tháng đầu tiên:
* Tình trạng uể oải có thể khó phát hiện vì phần lớn
trẻ sơ sinh đều ngủ rất nhiều. Nhưng nếu bạn nghi
ngờ con bạn ngủ nhiều hơn những đứa trẻ bình
thường thì hãy gọi cho bác sĩ. Đôi khi đây lại chính là
dấu hiệu của bệnh.

* Vấn đề về mắt có thể gây ra do tắc đường ống của
ống dẫn nước mắt. Đôi khi, nó gây ra dịch nhày kết
lại ở mắt, khiến con không thể mở được mắt. Và sự
tắc nghẽn này gây ra nhiễm trùng. Nếu bạn nghi ngờ
có sự nhiễm trùng nào đó, như viêm kết mạc thì hãy
gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

* Sốt cao ở trẻ: Khi thân nhiệt của trẻ lên tới 38° C thì
hãy gọi cho bác sĩ.

* Chảy nước mũi có thể khiến trẻ khó thở, đặc biệt là
khi cho con ăn. Bạn có thể hút nước mũi giúp con dễ
chịu hơn rồi gọi cho bác sĩ. Thậm chí cảm lạnh cũng
có thể rất nguy hiểm đối với bé sơ sinh.

×