Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị thiếu tháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.77 KB, 5 trang )

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị thiếu tháng


Tạo cho bé có giấc ngủ ngon để tăng trưởng tốt, hạn chế ánh sáng, chói
mắt, yên tĩnh, thoáng mát…

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng đòi hỏi có sự hiểu biết, kỹ thuật
và tính cẩn thận, chu đáo.

Trẻ sơ sinh sợ rét, vì có thể gây ngưng thở, xuất huyết não, nhẹ thì dễ bị
nhiễm bệnh. Quan tâm đến nhiệt độ môi trường xung quanh trẻ, nếu người lớn
phải mặc áo ấm thì trẻ ngoài bộ quần áo ôm sát người cần mặc thêm áo ấm và đắp
thêm một tấm chăn.
Trẻ dễ bị mất nhiệt qua hệ thống mạch máu phong phú ở sát da đầu, vì vậy
nên đội mũ thường xuyên (trừ khi trời nóng trẻ ramồ hôi nhiều). Có thể dùng đèn
ánh sáng vàng giúp sưởi ấm trẻ rất tốt. Cần cố định chân đèn để không bị phỏng
làn da non nớt của trẻ.
Ở những trẻ cực non, người ta còn áp dụng biện pháp kanguru cho trẻ nằm
trên ngực mẹ, tiếp xúc da liền da với mẹ để hơi ấm của mẹ sẽ vừa đủ sưởi ấm cho
con. Nếu trong thời tiết nóng nực và trẻ ra mồ hôi nhiều thì không nhất thiết phải
luôn đắp chăn cho trẻ. Cần giữ làn da trẻ luôn sạch, khô và thoáng mát. Nơi nằm
của trẻ cần tránh gió lùa, quạt máy trực tiếp.

Tập cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt

Bú theo nhu cầu của trẻ (không cần tính giờ giấc), cho bú đêm để có nhiều
sữa mẹ. Để mẹ có nhiều sữa có chất lượng tốt cần ăn uống đầy đủ chất dinh
dưỡng, không kiêng khem món ăn nếu không bị dị ứng, uống nhiều nước lọc và
sữa, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, ngủ, nghỉ tốt. Lo lắng, nóng giận, mệt
mỏi…cũng làm mất sữa mẹ.
Cho bú cạn một bên vú (thấy vú xẹp nhiều, mềm) rồi hãy chuyển sang bên


kia, để bé tận hưởng cả sữa đầu và sữa cuối. Sữa tiết ra trong những phút đầu trong
veo vì chứa nhiều nước và kháng thể, sữa tiếp sau đục dần do chứa nhiều chất béo
giúp cung cấp năng lượng cho bé lên cân. Nếu sữa mẹ quá nhiều mà em bé nhỏ bú
không hết thì nên nặn bớt sữa đầu ra ly, cho bú sữa sau, rồi sau đó dùng muỗng
đút sữa trong ly cho bé uống dần thay nước lọc. Chú ý là bé bú mẹ hoàn toàn thì
không cần uống thêm nước lọc. Bé đói hay khát đều nên cho bú mẹ là đủ.
Tạo cho bé có giấc ngủ ngon để tăng trưởng tốt, hạn chế ánh sáng, chói
mắt, yên tĩnh, thoáng mát… Màn, drap, nệm cần sạch sẽ, tránh côn trùng đốt
(muỗi, kiến…). Bé nhỏ trong tháng ngủ nhiều, chỉ thức dậy khi muốn tiêu, tiểu,
đói bụng đòi bú. Cần đáp ứng ngay khi thấy bé khóc, đó là lúc bé yêu cầu có sự
giúp đỡ.
Bé đi tiểu nhiều lần trong ngày (trên 10 lần/ngày) là bé bú đủ sữa. Ngoài
giai đoạn vàng da khi sinh 14 ngày đầu (nếu có) thì nước tiểu của bé phải có màu
vàng trong. Nếu nước tiểu vàng sậm chứng tỏ thiếu sữa, thiếu nước. Bé bú mẹ
thường nhuận tràng hơn, đi tiêu phân sệt “hoa cà hoa cải” ngày 1-4 lần.
Nếu bé đi tiêu phân mềm dẻo hai ba ngày mới đi một lần cũng không sao.
Bé bị táo bón nếu không đi tiêu sau 3 ngày, phân chặt cứng, bé khó chịu, khóc rặn
nhiều, bỏ bú…thì cần xem lại có pha sữa đặc không, cho uống thêm nước lọc nếu
thời tiết nóng ra mồ hôi nhiều.

Tắm nắng

Khoảng 1 tuần sau sinh, cả hai mẹ con cần ra tắm nắng sáng để có đủ
vitamin D cần thiết. Cần bộc lộ da càng nhiều càng tốt, không phơi nắng qua cửa
kính, khoảng 15-20 phút, nắng nhẹ trước 9 giờ sáng hoặc 4 -5 giờ chiều. Thiếu
canxi hoặc vitamin D trẻ sẽ có dấu hiệu dễ ói ọc, ra mồ hôi trộm, hay giật mình
khóc đêm, chậm tăng chiều cao. Cần cho trẻ bú đủ sữa và tắm nắng sáng đầy đủ.
Tắm rửa, lau người hàng ngày cho trẻ sạch sẽ và thoáng mát. Khi tắm nên
đóng cửa phòng cho kín gió, pha nước ấm.
Không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ sơ sinh mà không hỏi

ý kiến bác sĩ, dù là thuốc nhỏ mắt, thuốc bổ…Người mẹ đang cho con bú sữa mẹ
cũng thận trọng khi dùng thuốc vì thuốc có thể qua sữa mẹ. Cần thông báo việc
bạn đang cho con bú với người bác sĩ đang thăm khám cho bạn.
Cần theo dõi cân nặng để biết lượng sữa đã đủ chưa. Trong 3 tháng đầu, bé
cần tăng ít nhất là 1kg mỗi tháng.

×