Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Thuyết kiến tạo mảng cơ chế hình thành Biển đông và các bồn dầu khí trên thềm lục địa miền Nam Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 98 trang )

Khoá luận tốt nghiệp
Thủy

GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

TÊN ĐỀ TÀI :
THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
CƠ CHẾ HÌNH THÀNH BIỂN ĐÔNG VÀ
CÁC BỒN DẦU KHÍ TRÊN THỀM LỤC ĐỊA
MIỀN NAM VIỆT NAM
LỜI CẢM ƠN
Đề tài tốt nghiệp này là kết quả của quá trình học tập lâu dài trong
suốt bốn năm ở trường Đại học. Quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này đã
giúp em ôn lại những kiến thức cũ đã học đồng thời học được thêm nhiều kiến
thức mới qua quá trình thu thập và phân tích tài liệu. Để hoàn thành đề tài
này, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè, em xin chân
thành cảm ơn Thạc Sỹ Nguyễn Ngọc Thủy đã hướng dẫn tận tình giúp em hoàn
thành đề tài tốt nghiệp này, các thầy cô trong Khoa và đặc biệt là Bộ Môn Địa
Chất Dầu Khí đã tạo điều kiện thuận lợi cho em tham khảo tài liệu, và em cũng
xin chân thành cảm ơn các bạn Khoá 2001 đã giúp đỡ, ủng hộ em trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Mặc dù đã cố gắng thực hiện đề tài này nhưng do hạn chế về tài liệu
tham khảo, kiến thức còn chưa nhiều và thời gian thực hiện quá ngắn nên đề
tài khoá luận này không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, em rất mong nhận
được sự góp ý nhiệt tình của bạn bè và thầy cô trong khoa.
TP Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2005

SVTH : Vũ Thuý Hằng

1



Khoá luận tốt nghiệp
Thủy

GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

Tác giả

MỤC LỤC
Lời nói đầu……………………………………………………………………………………………………….…4
PHẦN I................................................................................................................7
THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG...........................................................................7
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BIỂN ĐÔNG....................................................7
VÀ CÁC BỒN TRẦM TÍCH LIÊN QUAN.....................................................7
TRÊN THỀM LỤC ĐỊA NAM VIỆT NAM....................................................7
CHƯƠNG 1..................................................................................................8
THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG.....................................................................8

I.SỰ HÌNH THÀNH THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG..........8
II . CƠ CHẾ DỊCH CHUYỂN CỦA CÁC MẢNG...........15
III. LỊCH SỬ CỦA SỰ DI CHUYỂN CÁC MẢNG :.......26
CHƯƠNG 2.................................................................................................30
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BIỂN ĐÔNG..............................................30
VÀ CÁC BỒN TRẦM TÍCH LIÊN QUAN................................................30
TRÊN THỀM LỤC ĐỊA MIỀN NAM VIỆT NAM....................................30

SVTH : Vũ Thuý Hằng

2



Khoá luận tốt nghiệp
Thủy

GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

I.QUÁ TRÌNH TÁCH GIÃN HÌNH THÀNH BIỂN
ĐÔNG................................................................................30
II.CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM VÀ CÁC BỒN TRẦM
TÍCH ĐỆ TAM..................................................................34
III.PHÂN CHIA CÁC BỒN TRẦM TÍCH Ở VIỆT NAM
THEO QUAN NIỆM KIẾN TẠO MẢNG........................39
PHẦN II.............................................................................................................42
CHƯƠNG 3.................................................................................................43
BỒN TRŨNG CỬU LONG.......................................................................43

I.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ...............................................................43
II.LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC KHU VỰC..................................45

III.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HYDROCARBON........47
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO CHÍNH ẢNH
HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH BẪY CHỨA..............49
V.ĐẶC TÍNH THẤM CHỨA CỦA ĐÁ MÓNG..............55
VI.ĐẶC ĐIỂM TẦNG CHẮN..........................................56
VII.MỎ BẠCH HỔ............................................................58
VIII.TIỀM NĂNG DẦU KHÍ BỒN TRŨNG CỬU LONG.
...........................................................................................67
CHƯƠNG 4.................................................................................................69
BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN.................................................................69


I.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ...............................................................69
II.CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT................................................70
III.LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT...........................74
IV.HỆ THỐNG DẦU KHÍ BỒN TRŨNG NAM CÔN
SƠN....................................................................................77
V.MỎ ĐẠI HÙNG............................................................84
VI.TIỀM NĂNG DẦU KHÍ BỒN TRŨNG NAM CÔN
SƠN....................................................................................91

SVTH : Vũ Thuý Hằng

3


Khoá luận tốt nghiệp
Thủy

GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

KẾT LUẬN........................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................96

LỜI NÓI ĐẦU
Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam chỉ mới được thành lập nhưng đã
khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế quốc dân và trong cộng
đồng các nước sản xuất dầu khí trên thế giới. Cho đến nay, Việt Nam đã khai
thác hơn 130 triệu tấn dầu thô và 8.5 tỷ m3 khí đồng hành.
Hiện nay, chúng ta đang đẩy nhanh quá trình tìm kiếm – thăm dò dầu
khí trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Tiềm năng dầu khí của Việt Nam được tập

trung nhiều nhất là trên thềm lục địa miền Nam Việt Nam.
Để quá trình tìm kiếm – thăm dò dầu khí được thuận lợi hơn, chúng ta
cần nghiên cứu kỹ về các bối cảnh kiến tạo hình thành nên các tích tụ dầu khí
trên thềm lục địa Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn quá

SVTH : Vũ Thuý Hằng

4


Khoá luận tốt nghiệp
Thủy

GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

trình hình thành, di chuyển và tích tụ của hydrocarbon, từ đó đề ra những
phương án khả thi để việc tìm kiếm – thăm dò đạt hiệu quả hơn.
Trên tinh thần nghiên cứu, tìm hiểu và tổng hợp các tài liệu về các vấn
đề nêu trên, được sự cho phép của Khoa Địa Chất trường Đại Học Khoa Học
Tự Nhiên cùng sự hướng dẫn trực tiếp của Thạc Sỹ Nguyễn Ngọc Thủy, tôi đã
thực hiện khoá luận tốt nghiệp với đề tài : “THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG, CƠ
CHẾ HÌNH THÀNH BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC BỒN DẦU KHÍ TRÊN THỀM
LỤC ĐỊA MIỀN NAM VIỆT NAM”.
Mục đích của đề tài này là :
 Làm rõ cơ chế hình thành Biển Đông trên cơ sở thuyết kiến tạo
mảng.
 Sự ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo đối với sự hình thành và
tích tụ dầu khí trong các bồn trầm tích trên thềm lục địa miền Nam Việt Nam
và cụ thể là trong hai bồn Cửu Long và Nam Côn Sơn.
Nội dung thực hiện :



Thuyết

kiến

tạo



Quá trình hình thành

mảng.

Biển Đông và các bồn trầm tích liên quan.
Ảnh hưởng của hoạt



động kiến tạo đối với sự hình thành và tích tụ dầu khí trong bồn trũng Cửu
Long và Nam Côn Sơn.
Ý nghóa khoa học và thực tiễn :


Góp phần trong việc xem xét mối quan hệ giữa kiến tạo Biển

Đông và các bồn dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam.

SVTH : Vũ Thuý Hằng


5


Khoá luận tốt nghiệp
Thủy



GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

Kết quả của đề tài là cơ sở tài liệu cho những nghiên cứu tiếp

theo về kiến tạo Biển Đông và các bồn dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam.

SVTH : Vũ Thuý Haèng

6


Khoá luận tốt nghiệp
Thủy

GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

PHẦN I
THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BIỂN ĐÔNG
VÀ CÁC BỒN TRẦM TÍCH LIÊN QUAN
TRÊN THỀM LỤC ĐỊA NAM VIỆT NAM.


SVTH : Vũ Thuý Hằng

7


Khoá luận tốt nghiệp
Thủy

GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

CHƯƠNG 1
THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
I.

SỰ HÌNH THÀNH THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG.
Theo quan niệm của học thuyết kiến tạo mảng, lúc đầu địa cầu chỉ gồm

có một khối lục địa rộâng lớn. Sau đó lục địa này vỡ thành từng nhiều mảnh, di
chuyển đi và cuối cùng đạt đến vị trí hiện tại. Thật ra theo thuyết này thì toàn
thể bề mặt địa cầu là những mảng thạch quyển cứng rắn. Một số mảng hoàn
toàn là vỏ đại dương, một số khác lại là vỏ lục địa hoặc vừa có vỏ đại dương
vừa có vỏ lục địa. Những mảng đó có thể tách rời xa nhau, va chạm với nhau
hay cắm xuống dưới mảng kia đã tạo ra nhiều kiến trúc rộng lớn, như sự thành
tạo các dải núi. Thuyết kiến tạo mảng không phải được đa số mọi người tán
đồng, nên các nhà địa cầu học luôn luôn tìm ra các bằng chứng mới mẻ để
chứng minh thuyết này là đúng. Thuyết dựa trên hai khái niệm là lục địa trôi
và đáy biển trương nở. Mảng di chuyển ở mặt địa cầu là do lực lôi kéo của
dòng đối lưu trong lớp manti.
A.


Ý KIẾN BAN ĐẦU XUNG QUANH VẤN ĐỀ LỤC ĐỊA
TRÔI:
Ý kiến về lục địa trôi ra đời cách đây khoảng 100 năm. Lúc đầu, người

ta giải thích hố đại dương, các dải núi và các lục địa được thành lập từ những
cuộc đại biến xảy ra trong một thời gian ngắn. Ý nghó hai lục địa tách ra rồi di
chuyển rất chậm, 100 triệu năm đi được 500 km, khi người ta ghi nhận được
trên bản đồ nhiều vùng bờ biển có thể lồng vào nhau một cách khít khao. Đặc

SVTH : Vũ Thuý Hằng

8


Khoá luận tốt nghiệp
Thủy

GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

biệt là bờ biển Phi Châu và Nam Mỹ. Các dấu vết địa chất như các nhóm đất
đá giống nhau, hoá thạch giống nhau của các lục địa là do trước đây chúng
dính liền nhau, sau đó mới bị biển chia cắt.

Các vị trí có hoá thạch động thực vật trên các lục địa nằm tách xa nhau được
kết nối lại với nhau.
* Alfred Wegener và thuyết lục địa trôi :
Thuyết kiến tạo mảng được khởi xướng cách đây hơn 40 năm, nó kế
thừa thuyết lục địa trôi, chính thuyết này là tiền đề của thuyết kiến tạo mảng.
Thuyết lục địa trôi đã được Alfred Wegener công bố vào năm 1910 – 1930.
Ông đưa vào đó nhiều bằng chứng khoa học rất đặc sắc, kể cả thiên văn học.

Theo ông lúc đầu Trái Đất chỉ gồm một lục địa duy nhất, được gọi là
SIÊU LỤC ĐỊA PANGEA. Sau đó nó bắt đầu tách làm đôi, phần ở phía Nam

SVTH : Vũ Thuý Hằng

9


Khoá luận tốt nghiệp
Thủy

GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

được gọi là Gondwana gồm có Nam Mỹ, Phi Châu, Nam Cực, Úc Châu và Ấn
Độ và phần ở phía Bắc được gọi là Laurasia gồm có lục địa Bắc Mỹ, Châu Âu
và Châu Á. Laurasia là lục địa nằm phía Bắc xích đạo, còn Gondwana thì
nằm chếch về phía Nam. Ngăn cách hai lục địa là biển Tethys. Pangea bắt
đầu di chuyển cách đây khoảng 150 triệu năm vào kỷ Jurassic. Nam Cực và
Úc Châu, Ấn Độ và Phi Châu vỡ ra từ lục địa ban đầu. Nam Mỹ bị vỡ ra từ
Phi Châu trong kỷ Cretaceous cách đây khoảng 100 triệu năm, và Greenland
từ Bắc Âu cách đây một vài triệu năm (một ghi nhận sai lầm của Wegener).
Để bảo vệ thuyết lục địa trôi Wegener đưa ra nhiều bằng chứng như :
-

Đường bờ biển phía Tây Châu Phi dường như khớp với đường bờ biển

phía Đông Nam Mỹ.
-

Về mặt hoá thạch, có nhiều sinh vật giống nhau đều được tìm thấy ở


hai bờ lục địa hai bên Đại Tây Dương. Ví dụ : một loài ốc sên sống ở Đức và
Anh được phát hiện ở Bắc Mỹ, mà chúng chỉ sống gần bờ Đại Tây Dương.
Loài ốc sên này chỉ di chuyển được 5,4m/giờ nên chúng không thể nào vượt
qua Đại Tây Dương để đến Bắc Mỹ được.
-

Ngoài ra, Wegener còn tìm được nhiều bằng chứng về mặt cấu trúc địa

chất, khoáng sản, cổ địa lý… để chứng minh rằng trước đây các lục địa chỉ là
một.

SVTH : Vũ Thuý Hằng

10


Khoá luận tốt nghiệp
Thủy

GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

Sự khớp nhau giữa bờ biển và vùng nền cổ của Nam Mỹ và Châu Phi.
Điểm yếu của thuyết lục địa trôi của Wegener là trình bày cơ chế của
sự di chuyển của các lục địa ở bề mặt địa cầu. Ông đưa ra ý kiến sự di chuyển
là do nguyên nhân của lực Pohiflucht và lực kéo của thuỷ triều. Pohiflucht
được dịch từ tiếng Đức “sự di chuyển từ cực”, Wegener muốn trình bày rằng
lục địa di chuyển từ cực đến xích đạo là do lực ly tâm và gia tốc trọng lực, ở
xích đạo gia tốc trọng lực nhỏ hơn ở cực. Sự di chuyển của Nam và Bắc Mỹ từ
hướng Đông sang Tây là do lực quay quanh trục của địa cầu và lực thuỷ triều.

Lực thuỷ triều không đủ sức để mang các lục địa đi. Ngoài ra, vật liệu trong
manti không chảy lỏng để lục địa nổi trên đó, như khối băng sơn nổi trong
nước như ý của Wegener.
B.

ĐÁY BIỂN TRƯƠNG NỞ :
Từ năm 1950, những nghiên cứu địa chất – địa vật lý các đại dương

phát triển mạnh. Và những nhà khoa học đã phát hiện những hệ thống các
dãy sống núi giữa đại dương.

SVTH : Vũ Thuý Haèng

11


Khoá luận tốt nghiệp
Thủy

GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

Vỏ đại dương đặc trưng bởi những dị thường từ dạng tuyến, chúng phân
bố gần như đối xứng ở hai bên sống núi giữa đại dương, chúng là các dải song
song xen kẽ dị thường từ âm và dương. Các dải ở càng xa sống núi thì tuổi
càng già, ở ngay tại sống núi thì tuổi trẻ hơn cả.

Sự phân bố tuổi của các dải từ ở sống núi giữa Đại Tây Dương.
Sự phân bố các dải dị thường từ như trên được F.J.Vine và
D.H.Matthews, 1963 giải thích bằng hiện tượng tách giãn của đáy đại dương.
Vật chất của manti mà thành phần chủ yếu là basalt, theo đới tách giãn xuyên

lên và tràn sang hai bên. Chúng chịu ảnh hưởng của trường địa từ lúc bấy giờ
nên sẽ bị từ hoá theo hướng nhất định. Số vật chất tràn lên sau sẽ đẩy số vật
chất có trước ra hai bên nên các dải dị thường ở càng xa trục tách giãn (trục
rift) càng có tuổi cổ hơn. Do Trái Đất có những lần đổi hướng từ trường làm
cho các dải xen kẽ thay đổi dấu. Hiện tượng đổi hướng từ của Trái Đất là một
thực tế đã được chứng minh : dự tính từ 76 triệu năm trở lại đây đã chuyển đổi
171 lần.

SVTH : Vũ Thuý Hằng

12


Khoá luận tốt nghiệp
Thủy

GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

Căn cứ vào thời gian thành tạo mỗi dải dị thường từ, khoảng cách của
nó đối với sống núi giữa đại dương người ta tính ra được tốc độ tách giãn. Tốc
độ tách giãn của dãy Thái Bình Dương là 3 – 6 cm/năm, Đại Tây Dương và
Ấn Độ Dương là 1 – 2 cm/năm.
Những dữ kiện từ ghi nhận được ở đáy đại dương đã làm vững chắc
thêm cho thuyết đáy biển trương nở. Ngoài ra, những lỗ khoan của tàu Glomar
Challenger thực hiện cũng đóng góp thêm bằng chứng tốt khi phát hiện đá
trầm tích có tuổi càng già khi càng ra xa sống núi giữa đại dương.

Thuyết đáy biển trương nở.

SVTH : Vũ Thuý Hằng


13


Khoá luận tốt nghiệp
Thủy

C.

GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

MẢNG THẠCH QUYỂN :

Về số lượng các mảng, còn có những ý kiến chưa thống nhất. Đa số cho
rằng có bảy mảng chính : mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Thái Bình
Dương, mảng Ấn Độ, mảng Châu Phi, mảng Nam Cực, mảng Âu Á.
Các nhà kiến tạo học cho rằng 7 mảng vẫn chưa đủ, người ta chia các
mảng lớn ra thành các mảng phụ.
V.E.Khain có nêu ra 13 mảng nhỏ hơn : Ả Rập, Philippin, Cocos,
Caribê, Nazca, Scottia, Đông Dương, Egci, Anatoli, Joan de Fuca, Rivera,
Trung Quốc, Okhot.

SVTH : Vũ Thuý Hằng

14


Khoá luận tốt nghiệp
Thủy


GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

Các mảng kiến tạo chính trên thế giới.

II . CƠ CHẾ DỊCH CHUYỂN CỦA CÁC MẢNG.
Nguyên nhân của sự dịch chuyển giữa các mảng là quá trình đối lưu ở
manti trên. Nơi hai dòng đối lưu gặp nhau và chuyển động đi lên thì xảy ra
quá trình tách giãn và ngược lại, nơi hai dòng đối lưu gặp nhau và đi xuống thì
xảy ra quá trình hút chìm và va mảng.

Nguyên nhân sự dịch chuyển giữa các mảng.
1. Kiến tạo ở ranh giới mảng phân kỳ của các mảng thạch quyển:
Ranh giới phân kỳ xuất hiện dọc theo trung tâm tách giãn – nơi hai
mảng dịch chuyển tách xa nhau, phần vỏ Trái Đất mới được hình thành bởi

SVTH : Vũ Thuý Hằng

15


Khoá luận tốt nghiệp
Thủy

GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

magma đi lên từ manti. Nơi tách giãn là ranh giới giữa hai mảng. Có hai kiểu
tách giãn :
-

Tách giãn vỏ đại dương.


-

Tách giãn vỏ lục địa.

a) Tách giãn vỏ đại dương : (rift đại dương)
Tách giãn vỏ đại dương được thể hiện bằng dãy núi giữa đại dương
và thường kèm theo thung lũng rift ở giữa. Rift đại dương gắn liền với quá
trình mở rộng đáy đại dương.
Các đới rift đại dương nằm ở phạm vi căng giãn của đại dương, dọc
theo nó có các dung nham nóng chảy phun ra ngoài, tạo ra lớp vỏ đại
dương. Các đới căng giãn hiện tại trùng với sống núi giữa đại dương.
Dọc theo các đới rift đại dương thường xuất hiện các chấn tâm động
đất nằm ở độ sâu 20 – 30 km.
b) Tách giãn vỏ lục địa : (rift lục địa)
Rift lục địa là những kiến trúc căng giãn có quy mô lớn trong phạm vi
lục địa. Về mặt hình thái, rift lục địa có thể xem như những địa hào lớn và
phức tạp. Dọc theo rift lục địa thường có động đất, núi lửa và dòng địa nhiệt
cao.
Rift phát triển ở lục địa trải qua các giai đoạn sau :
-

Lục địa được nâng lên tạo vòm và sau đó tách ra.

-

Sau đó, lục địa tiếp tục tách ra thành tạo các cấu trúc sụt địa hào và ở

trung tâm thường có hoạt động núi lửa.


SVTH : Vũ Thuý Hằng

16


Khoá luận tốt nghiệp
Thủy

-

GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

Sau khi các mảng lục địa tách ra, chúng bắt đầu trôi về hai phía của

trung tâm tách giãn. Quá trình tách giãn tạo rift thường đi kèm với hoạt động
phun trào, đặc biệt là phun trào basalt.
Rift lục địa và rift đại dương có chung một bản chất : Chúng là những
đới tách giãn. Có những rift lục địa phát triển dần, mở rộng ra và trở thành rift
đại dương.

Mảng vỏ lục địa là nơi bắt đầu xảy ra sự tách giãn để hình thành một
ranh giới mảng tách giãn.

Khi sự tách giãn xuất hiện trong lục địa, nó hình thành rift lục địa.
Magma từ lớp manti đẩy lớp vỏ lục địa và gây ra áp lực làm cho vỏ lục địa bị
nứt nẻ và tách ra. Trong giai đoạn này xảy ra các hiện tượng magma phun
trào và động đất.

Rift lục địa tiếp tục phát triển hình thành nên lớp vỏ đại dương mới và
trở thành rift đại dương.


SVTH : Vũ Thuý Haèng

17


Khoá luận tốt nghiệp
Thủy

GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

Đại Tây Dương là một ví dụ điển hình. Đại Tây Dương được hình thành
khi hai mảng Bắc Mỹ và mảng Âu Á di chuyển theo hai hướng nghịch nhau.
Do hai mảng di chuyển phân kỳ dẫn đến là đáy biển trương nở và đại dương
ngày càng lớn hơn. Tốc độ trương nở trung bình khoảng 2,5cm/năm hoặc
25km/triệu năm. Sống núi giữa Đại Tây Dương được hình thành bởi sự đi lên
của magma, cao khoảng 2000m. Ở hai bên sống núi giữa Đại Tây Dương tồn
tại những vùng núi lửa xuất hiện dọc theo những phần chìm dưới nước của
đỉnh tách giãn.

Sự phân kỳ giữa hai mảng Bắc Mỹ và mảng Âu Á.
2.

Kiến tạo ở ranh giới mảng hội tụ của các mảng thạch quyển:

Khi vỏ đại dương mới được hình thành thì ở nơi khác vỏ đất sẽ bị phá
huỷ để đảm bảo rằng diện tích của trái đất không bị thay đổi. Sự phá huỷ vỏ
đất này xảy ra dọc theo ranh giới hội tụ nơi các mảng di chuyển nghịch nhau

SVTH : Vũ Thuý Hằng


18


Khoá luận tốt nghiệp
Thủy

GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

và đôi khi một mảng sẽ chìm xuống dưới mảng kia. Những ranh giới mảng hội
tụ có thể tạo ra đới cuốn hút hoặc đới va chạm lục địa. Những ranh giới mảng
cuốn hút được đặc trưng bởi các rãnh sâu, dòng hạ nhiệt, các đới Benioff, núi
lửa andesite và những cung đảo hoặc những vành đai núi lửa trẻ. Các ranh
giới va chạm lục địa có những trận động đất tâm nông và tạo thành những
vành đai núi trẻ ở phía trong lục địa.

 Các đới Benioff :
Biểu hiện rõ nhất của đới hút chìm hiện nay là đới Benioff.
Độ sâu của các đới Benioff phụ thuộc chủ yếu vào độ trưởng thành của
mảng thạch quyển đại dương. Những nơi đới hút chìm Benioff sâu 600 –
700km là những nơi vỏ đại dương bị hút chìm có tuổi 120 – 150 triệu năm
(vành Tây Thái Bình Dương); ngược lại, những nơi vỏ đại dương có tuổi trẻ
hơn Cretaceous, Palaeogen thì đới Benioff chỉ sâu 200 – 300 km, thậm chí còn
nông hơn nữa (vành Đông Thái Bình Dương).
Tốc độ hút chìm cũng ảnh hưởng tới độ sâu của đới Benioff. Nếu tốc
độ hút chìm 9 – 10.5 cm/năm, vỏ đại dương có tuổi 80 – 40 triệu năm thì độ
sâu đới Benioff vẫn đạt tới 600 km. Ngược lại, nếu tốc độ hút chìm 2 -3.5
cm/năm thì dẫu vỏ đại dương có tuổi cổ 150 – 120 triệu năm thì độ sâu đới
Benioff chỉ đạt 250 – 300 km.
Hầu như tất cả đới Benioff cắm về phía lục địa, hoặc cắm vào mảng

đại dương có tuổi trẻ hơn.
Sự hội tụ có thể xảy ra giữa mảng đại dương và mảng lục địa, hoặc
giữa hai mảng đại dương, hoặc giữa hai mảng lục địa.

SVTH : Vũ Thuý Hằng

19


Khoá luận tốt nghiệp
Thủy

a)

GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

Mảng đại dương – lục địa.

Mảng lục địa tạo nên vùng va chạm với mảng đại dương và chờm lên
đó, trong khi đó do mảng vỏ đại dương có tỷ trọng lớn hơn mảng vỏ lục địa
nên vỏ đại dương có khuynh hướng chìm xuống dưới mảng vỏ lục địa, tạo nên
đới hút chìm Benioff. Đá granite nhẹ của lục địa bị vỡ vụn tạo nên dải núi
uốn nếp và đứt gãy. Một phần bị nóng chảy ở dọc theo đới hút chìm tạo ra
magma trồi lên trên mặt đất tạo nên núi lửa, thành lập các dải núi và cung núi
lửa.

Sự hội tụ giữa hai mảng vỏ đại dương và mảng vỏ lục địa.
Bờ biển Nam Mỹ dọc theo hố Peru – Chile, mảng đại dương Nazca
đang đẩy vào và đang bị hút chìm dưới một phần mảng lục địa Nam Mỹ.
Mảng Nam Mỹ đang được nâng lên tạo thành dãy Andes.


SVTH : Vũ Thuý Hằng

20


Khoá luận tốt nghiệp
Thủy

GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

Sự hội tụ giữa hai mảng Nazca và mảng Nam Mỹ.

b)

Mảng đại dương – đại dương.

Khi hai mảng đại dương hội tụ, thường thì một trong hai mảng sẽ bị hút
chìm xuống bên dưới mảng còn lại. Và hố đại dương sẽ được hình thành trong
quá trình này. Hố đại dương có độ sâu từ 7000 – 11000m, đây là những thung
lũng hẹp, chạy dài theo cung núi lửa. Ở đây thường xảy ra hiện tượng động
đất. Sự hội tụ của hai mảng vỏ đại dương cũng sẽ tạo nên cung đảo núi lửa
với magma có thành phần là basalt.

SVTH : Vũ Thuý Hằng

21


Khoá luận tốt nghiệp

Thủy

GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

Sự hội tụ giữa hai mảng vỏ đại dương.

c)

Mảng lục địa – lục địa.

Khi hai mảng lục địa hội tụ, do có cùng tỷ trọng nên giữa hai mảng
không xảy ra hiện tượng hút chìm, thì vỏ Trái Đất có khuynh hướng bị nhàu
nát và bị đẩy lên trên hoặc bị đẩy về một phía. Quá trình nén ép mạnh mẽ
sinh ra kiến trúc biến dạng vô cùng phức tạp kèm theo tạo núi, xâm nhập,
phun trào đồng tạo núi và động đất.

SVTH : Vũ Thuý Hằng

22


Khoá luận tốt nghiệp
Thủy

GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

Sự hội tụ giữa hai mảng vỏ lục địa.
Dãy Himalayan là một minh chứng tuyệt vời về sự hội tụ của hai mảng
lục địa. Cách đây 50 triệu năm, do sự va chạm giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu
Á làm cho mảng Âu Á bị ép thành nhiều nếp và gối lên mảng Ấn Độ. Hậu

quả là hình thành dãy Himalayan và cao nguyên Tibetan. Himalayan cao
8854m so với mực nước biển, là ngọn núi cao nhất thế giới. Còn cao nguyên
Tibetan có độ cao trung bình khoảng 4600m.

SVTH : Vũ Thuý Hằng

23


Khoá luận tốt nghiệp
Thủy

GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

Vị trí dãy Himalayan và cao nguyên Tibetan.
3.

Mảng xê dịch trượt bằng : (transforming slide plate)

Khi hai mảng nằm cạnh nhau không va chạm vào nhau mà trượt dọc
với nhau, vỏ đất ở vùng cạnh nhau không có sự phá huỷ. Sự biến dạng đã tạo
ra những đứt gãy biến dạng nằm giữa hai mảng.
Đứt gãy San Andreas (California) là loại đứt gãy này. Đứt gãy San
Andreas xuất hiện do hai mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ di chuyển
trượt dọc với nhau. Đới đứt gãy San Andreas dài khoảng 1,300 km. Hai mảng
lục địa ở hai bên đứt gãy đều di chuyển về Tây Bắc, nhưng sườn Tây Nam di
chuyển nhanh hơn. Như vậy, trong vài triệu năm nữa thành phố Los Angeles

SVTH : Vũ Thuý Hằng


24


Khoá luận tốt nghiệp
Thủy

GVHD: ThS Nguyễn Ngọc

thuộc mảng Thái Bình Dương sẽ đến vị trí của thành phố San Francisco hiện
nay và sau đó sẽ đến vùng Alaska.

Hai mảng Thái Bình Dương và Bắc Mỹ di chuyển, đứt gãy San Andreas.

SVTH : Vũ Thuý Hằng

25


×