Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - Bùi Trọng Tuấn – 3 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.04 KB, 28 trang )

Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 57 -
Khi các bên đã lựa chọn người hoà giải, người hoà giải sẽ gặp đại diện của các bên
để cùng thảo luận các quy tắc cơ bản sau đây:
- Hoà giải phải tự nguyện, không mang tính chất bắt buộc;
- Các bên có thể rút lui khỏi quá trình hoà giải bất cứ lúc nào miễn là trước khi đưa
ra giải pháp cuối cùng bằng văn bản.
- Người hoà giải phải là người điều khiển quá trình hoà giải, các bên phải h
ết sức
giúp đỡ người hoà giải gồm:
+ Người hoà giải được tự do liên lạc hoặc gặp riêng từng bên.
+ Người hoà giải được quyền quyết định khi nào gặp riêng từng bên và khi nào
họp chung với tất cả các bên. Người hoà giải được quyền thay đổi thời gian,
địa điểm họp mặt giữa các bên và có thể yêu cầu các bên không ghi lại nội
dung cuộc họp.
+ Người hoà giải có quyền yêu cầu các bên hoặc đại diện của họ không được
trực tiếp liên lạc với nhau nếu không có sự đồng ý của người hoà giải.
- Đại diện của các bên có thể là một hoặc nhiều người. Người hoà giải có quyền hạn
chế số người đại diện của các bên nhưng mỗi bên phải có ít nhất một đại diện tham
gia thương lượng nhằm tháo g
ỡ tranh chấp.
- Qúa trình hoà giải phải nhanh chóng, đại diện của các bên phải có mặt tại cuộc
họp với người hoà giải.
- Người hoà giải sẽ không trao đổi thông tin của bên nọ cho bên kia hoặc cho bên
thứ ba trừ khi các bên yêu cầu.
- Toàn bộ quá trình hoà giải phải được giữ bí mật. Các bên và người hoà giải không
được tiết lộ các thông tin có liên quan đến quá trình hoà giải cho người khác, trừ khi
các bên đã đồng ý.
- Trong suốt quá trình hoà giải, các bên nên tránh phải nhờ đến s
ự can thiệp của Toà
án vì có thể làm tổn hại đến quyền lợi pháp lý của họ.


- Nếu tranh chấp không thể giải quyết bằng hoà giải mà phải đưa ra Toà, người hoà
giải sẽ không đóng góp vai trò là trọng tài viên trừ khi các bên và người hoà giải
cùng thoả thuận bằng văn bản.
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 58 -
- Người hoà giải có thể nhờ các chuyên gia độc lập trợ giúp với sự đồng ý của các
bên. Các chuyên gia này cũng phải cam kết không tiết lộ thông tin có liên quan đến
quá trình hoà giải.
- Người hoà giải sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý về những sai lầm (nếu có)
trong quá trình hoà giải.
- Người hoà giải có thể huỷ bỏ vai trò hoà giải của mình bất cứ lúc nào bằng cách
thông báo cho các bên bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do sự rút lui của mình:
+ Vì lý do cá nhân;
+ Vì người hoà giải tin rằng dù có tiếp tục quá trình hoà giải cũng sẽ không
đem lại kết quả.
d. Gặp gỡ người hoà giải:
Trước khi tiến hành hoà giải, các bên phải đệ trình một bản tóm tắt về vụ
tranh chấp, có thể trình bày bằng miệng hoặc bằng văn bản. Người hoà giải có thể
yêu cầu các bên cung cấp thông tin và các văn bản có liên quan đến vụ tranh chấp.
Người hoà giải thường khuyế
n khích các bên trao đổi cho nhau các văn bản và chi
tiết có liên quan đến vụ tranh chấp mà họ đã cung cấp cho người hoà giải vì việc
trao đổi đó giúp các bên hiểu rõ quan điểm của nhau hơn, từ đó dễ đi đến một thoả
thuận chung nhằm giải quyết tranh chấp. Nếu các bên không đồng ý trao đổi thông
tin thì người hoà giải phải giữ kín tất cả các văn bản và các chi tiết liên quan đến vụ
tranh chấp. Đạ
i diện của từng bên không có quyền chất vấn người hoà giải về những
thông tin mà bên kia cung cấp. Tuỳ theo yêu cầu của các bên, người hoà giải sẽ trao
trả lại những tài liệu mà các bên đã gửi sau khi quá trình hoà giải kết thúc.
e. Trao đổi thông tin giữa các bên:

Nếu các bên thoả thuận không trao đổi tài liệu và thông tin, khi cần mỗi bên
có thể yêu cầu người hoà giải tổ chức một cuộc họp chung nhằm tìm hiểu thông tin
từ phía bên kia để cùng tho
ả thuận giải quyết tranh chấp.
g. Đàm phán về các điều kiện để giải quyết tranh chấp:
Người hoà giải được tuỳ ý lựa chọn cách giải quyết nào mà mình coi là hiệu
quả nhất để giải quyết tranh chấp, khi người hoà giải đã nắm vững thực tế của vụ
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 59 -
việc tranh chấp, thì người hoà giải sẽ cùng thảo luận cách giải quyết trong cuộc họp
chung hoặc riêng với các bên.
Nếu các bên không thoả thuận trước rằng sẽ giành quyền chủ động đưa ra các
phương hướng giải quyết tranh chấp thì người hoà giải sẽ đưa ra phương hướng giải
quyết và lý giải tại sao lại chọn phương hướng đó.
Các bên phải cùng nhau thảo luận để có thể
đi tới một thoả thuận chung nhằm
giải quyết tranh chấp cho đến khi:
+ Một giải pháp được đưa ra bằng văn bản;
+ Người hoà giải thông báo với các bên rằng tiếp tục hoà giải cũng sẽ không
đem lại kết quả.
+ Nếu có hai bên tham gia tranh chấp mà một bên rút khỏi quá trình hoà giải,
thì hoà giải sẽ chấm dứt.
+ Nếu có ba bên trở lên tham gia tranh chấp mà một bên rút lui thì các bên còn
lại sẽ quyết định có tiếp tục hoà giải nữa hay không.
h. Giải pháp:
Khi các bên đã đạt được một thoả thuận chung, người hoà giải hoặc đại diện
của một bên phải thảo một văn bản ghi rõ giải pháp giải quyết tranh chấp gồm các
điều khoản có liên quan. Bản phác thảo này sẽ được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu
củ
a các bên, sau đó các bên ký nhận và phải được thực hiện.

3. Các bước của quá trình hoà giải:

Quá trình hoà giải phụ thuộc rất nhiều vào mức độ xung đột của các bên. Nếu
các bên căng thẳng với nhau thì sẽ rất khó hoà giải, ngược lại mọi tranh chấp sẽ
được giải quyết nhanh chóng nếu các bên bình tĩnh đàm phán.
Bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình hoà giải, đó là
khi các bên cùng gặp nhau để thoả thuận rằng sẽ dùng biện pháp hoà giải để giải
quyết tranh chấp, khi đ
ó các bên sẽ bớt căng thẳng và sẽ cùng hướng tới vụ việc
tranh chấp, xem xét và công tác với nhau để cùng giải quyết vấn đề. Đại diện của
các bên và người hoà giải sẽ cùng làm việc, tìm ra những phương án đó để giải
quyết tranh chấp. Khi các bên cùng đồng ý với cách giải quyết đó thì việc hoà giải
coi như đã thành công.
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 60 -
Trong hoà giải, không có một quá trình hoà giải nào được coi là hoàn hảo cả.
Tuy nhiên, dựa vào các vụ tranh chấp đã được giải quyết thành công thì trình tự
dưới đây được coi là khá lôgic và đạt hiệu quả cao:
Bước 1: Gặp gỡ người hoà giải với các bên:
Cuộc gặp gỡ giữa các bên với người hoà giải là rất cần thiết vì một số lý do sau:
- Các bên có thể đánh giá được trình độ của người hoà giải;
- Người hoà giải có thể thảo luận với các bên về các vấn đề có liên quan đến
quá trình hoà giải như: các quy tắc cơ bản của quá trình hoà giải (thảo luận và
sửa đổi cho hợp lý), lịch làm việc với các bên
- Các bên có thể thoả thuận về vai trò của người hoà giải mà họ yêu cầu;
- Các bên sẽ giúp người hoà giải hiểu sơ qua về vụ tranh chấp;
- Cuộc gặ
p gỡ này sẽ giúp người hoà giải hiểu rõ rằng các bên có thiện chí giải
quyết tranh chấp bằng hoà giải;
- Trong các cuộc gặp gỡ này, các bên sẽ cử ra đại diện của mình và thảo luận

về mức độ uỷ quyền của người đại diện này. Nếu vụ tranh chấp có số tiền lớn
thì các bên không nên uỷ quyền hoàn toàn cho người đại diện ký vào văn bản
cuối cùng mà chỉ nên uỷ
quyền tương đối. Các bên cũng có thể thoả thuận về
việc trao đổi tài liệu nếu cần.
Bước 2: Giúp người hoà giải nắm vững vụ tranh chấp:
Để giải quyết tranh chấp thì bước tiếp theo, người hoà giải phải nắm vững vụ
việc, người Hoà giải sẽ yêu cầu các bên gửi tài liệu cần thiết về vụ tranh chấp. Tài
liệu quan trọng nhất: là m
ột bản tóm tắt về vụ tranh chấp, nếu các bên thoả thuận sẽ
trao đổi tài liệu thì việc trao đổi tài liệu sẽ được tiến hành ở giai đoạn này.
Sau khi đã nộp các tài liệu thì tiến hành cuộc họp thứ hai giữa các bên và
người hoà giải. Trong cuộc họp này, đại diện của các bên sẽ trình bày quan điểm
của mình và bác bỏ những ý kiến của bên kia nếu như chúng được xem là sai trái,
các bên được t
ự do trình bày theo cách của mình nhưng người hoà giải có quyền
hạn chế về thời gian. Người hoà giải được tự do hỏi các bên chi tiết để hiểu rõ vụ
việc và có thể yêu cầu không ghi lại biên bản cuộc họp này.
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 61 -
Tại cuộc họp riêng, người hoà giải sẽ gặp gỡ riêng với từng bên. Tại cuộc gặp
gỡ riêng này, các bên có thể sẽ trình bày trung thực hơn, vì thế người hoà giải có thể
tìm hiểu được các thông tin chính xác hơn mà các bên không tiết lộ trong cuộc họp
chung, người hoà giải có thể tìm hiểu kỹ hơn một số khía cạnh trong lần trình bày
trước hoặc yêu cầu các văn bản pháp lý có liên quan.
Để hoà giải có hiệu quả thì ng
ười hoà giải nên giữ kín mọi chi tiết trong quá
trình hoà giải và phải kiểm soát được mối liên lạc của các bên. Người hoà giải có
thể yêu cầu đại diện của các bên không được tự do liên lạc với nhau mà không được
sự cho phép của người hoà giải.

Bước 3: Xác định thực chất của vụ tranh chấp
Qua bản tường trình, tài liệu mà các bên đã nộp cùng ý kiến trình bày với
biên bản tại các cuộc họp củ
a các bên, người hoà giải có thể thấy được các bên nhìn
nhận sự việc sẽ rất khác nhau, người hoà giải phải xác định được những sự khác
nhau đó và tìm cách giúp các bên nhìn nhận sự việc một cách thống nhất. Trong hoà
giải, không có một biện pháp giải quyết chung nào mà người hoà giải phải xử lý
một cách linh hoạt tuỳ vào từng trường hợp cụ thể.
Bước 4: Thương lượng để tìm ra một giải pháp

Việc thương lượng sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi các bên tập trung vào những
lợi ích thiết yếu của mình để đàm phán, tránh thảo luận những vấn đề phụ, không
cần thiết vì những vấn đề ấy có thể làm các bên mất quyền lợi của bản thân họ và
lợi ích của bên kia, tránh xung đột, thúc đẩy các bên cùng hợp tác để tìm hướng giải
quyết có lợi cho tất cả các bên.
Ng
ười hoà giải phải tóm tắt bản tường trình, xác định rõ lợi ích của các bên và tìm
ra một giải pháp.
Dựa vào các cuộc họp riêng với từng bên, thông thường những người hoà giải
giỏi, giàu kinh nghiệm biết trong trường hợp nào thì ngưòi hoà giải đề xuất phương
hướng giải quyết và trường hợp nào các bên nên tự mình đề xuất. Hướng giải quyết
được coi là hợp lệ phải có sự đồng ý của tấ
t cả các bên. Nếu một bên đề xuất một
phương hướng giải quyết với người hoà giải thì người hoà giải không đựơc phép
bác bỏ, trừ khi người hoà giải biết chắc rằng phương án đó không hợp lý, người hoà
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 62 -
giải sẽ chỉ đề xuất hướng giải quyết sau khi đã tìm hiểu rõ nguyện vọng và lợi ích
của tất cả các bên.
Biện pháp giải quyết tranh chấp được đề xuất đầu tiên, dù xuất phát từ phía

nào đi chăng nữa, cũng chưa chắc đã là biện pháp cuối cùng, có thể nó sẽ là cơ sở
để các bên tiến hành thương lượng, ở giai đoạn này, những nhà hoà giải giỏ
i sẽ
đóng vai trò con thoi ngoại giao như gặp mặt từng bên để làm cầu nối các bên lại
với nhau hoặc để tìm ra một giải pháp có tính chất khả thi hơn. Một số người hoà
giải khác tổ chức những cuộc họp chung giúp các bên xích lại gần nhau. Có trường
hợp người hoà giải gặp những người chủ chốt của các bên (gặp riêng hoặc chung)
để có thể tìm ra một giải p háp hợp lý, khi tất cả
các bên đã đồng ý với một giải
pháp thì người hoà giải hoặc đại diện của một bên sẽ thảo một bản thoả thuận, văn
bản này sẽ đựoc in ra nếu cần và phải được thực hiện.
4. Thời gian hoà giải:

Thời gian hoà giải nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ
phức tạp của vụ việc, số bên tham gia vào tranh chấp nhiều hay ít, mức độ khó khăn
khi tìm hiểu thực chất vụ việc và tìm ra giải pháp. Tuy nhiên, thời gian hoà giải có
thể sẽ tính theo tháng, tuần hoặc ngày chứ không kéo dài quá một năm. Ngay từ
cuộc gặp gỡ đầu tiên, người hoà giải nên thông báo cho các bên biết mỗi giai đoạ
n
của quá trình hoà giải sẽ kéo dài bao lâu.
Thông thường, các bên nhấn mạnh một điều kiện với người hoà giải, đó là:
Một trong các bên có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nếu người hoà
giải không giải quyết được tranh chấp đó sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên,
điều kiện này sẽ bị huỷ bỏ nếu như sau một thời gian quy định nào đó người hoà
giải đã đưa vụ việc vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và có thể đạt được một thoả
thuận giữa các bên trong tương lai gần nhất.
III. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ BẰNG TÒA ÁN
1. Thủ tục tố tụng vụ án kinh tế
1.1 Thủ tục xét xử sơ thẩm:
1.1.1 Khởi kiện và thụ ký vụ án kinh tế:


Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 63 -
a. Khởi kiện vụ án kinh tế: Là việc cá nhân, pháp nhân có quyền khởi kiện vụ
án kinh tế theo thủ tục pháp luật qui định để yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.
Người khởi kiện phải làm đơn yêu cầu toà án giải quyết vụ án kinh tế.
Đơn kiện phải có đầy đủ các nội dung sau:
- Ngày tháng năm viết đơn;
- Toà án được yêu cầu giải quyết vụ án;
- Tên của Nguyên
đơn, Bị đơn;
- Địa chỉ của Nguyên đơn, Bị đơn;
- Tóm tắt nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp;
- Quá trình thương lượng của các bên;
- Các yêu cầu, đề nghị toà xem xét giải quyết.
Người khởi kiện phải làm đơn yêu cầu toà án giải quyết tranh chấp trong thời
hạn 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp, trừ trường hợp pháp luật có qui định
khác. Nếu quá thời hạn đó thì đuơng s
ự mất quyền khởi kiện và toà án sẽ không thụ
lý. Đơn kiện được gửi kèm theo các tài liệu, chứng từ, công văn trao đổi… để chứng
minh và bảo vệ quyền lợi của mình:
Đơn kiện sẽ bị trả lại trong những trường hợp sau:
- Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
- Thời hiệu khởi kiện đã hết;
- Sự việc đã được gi
ải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
- Sự việc không thuộc thẩm quyền của toà án;
- Sự việc đã được các bên thảo thuận trước là phải giải quyết bằng thủ tục trọng tài;

b. Thụ lý vụ án kinh tế:
Khi toà án nhận đơn khởi kiện phải xem xét nếu thấy vụ việc thuộc thẩm
quyền giải quyết của mình thì phải thông báo cho nguyên đơn biết và yêu cầu nộp
tiền tạm ứng án phí theo qui định của pháp luật. Toà án chỉ vào sổ thụ lý vụ án khi
nguyên đơn đã xuất trình chứng từ đã nộp tiền tạm ứng án phí theo qui định tại Nghị
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 64 -
định số 70CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về lệ phí toà án. Kể từ thời điểm thụ lý
vụ án toà án sẽ phân công Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ việc và các giai đoạn
của tố tụng kinh tế đã được bắt đầu.
1.1 2 Chuẩn bị xét xử:

Trong giai đoạn này toà án cần phải tiến hành những hoạt động và phải ra
một số quyết định theo quy định của pháp luật. Công việc chủ yếu của toà án trong
giai đoạn chuẩn bị xét xử gồm có:
- Sau khi thụ lý vụ án, toà án phải thông báo cho phía bị đơn và những người có
quyền lợi liên quan đến vụ việc mà nguyên đơn đã khởi kiện trong thời hạn là 10
ngày, đồng thời những ng
ười này phải gửi ý kiến của mình về nội dung đơn kiện và
cung cấp cho toà án những tài liệu có liên quan đến vụ án đó cũng trong thời hạn là
10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo đó. Toà án có thể tiến hành xác minh, thu
thập các chứng cứ, tài liệu để chuẩn bị cho việc xét xử.
- Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nếu xét thấy cần thiết toà án có thể tiến hành
hoặc uỷ thác cho toà án khác tiến hành xác minh, thu th
ập chứng cứ để làm sáng tỏ
các tình tiết của vụ án nhưng không có nghĩa vụ phải điều tra.
Việc xác minh thu thập chứng cứ bao gồm nhiều biện pháp khác nhau:
+ Yêu cầu đương sự cung cấp bổ xung chứng cứ hoặc trình bày những vấn đề
cần thiết;
+ Yêu cầu cơ quan Nhà nước, tổ chức hữu quan, cá nhân cung cấp bằng chứng

có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án;
+ Yêu cầu người làm chứng trình bày về những vấn đề cần thiết;
+ Yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc lập Hội đồng định giá tài sản có
tranh chấp;
+ Xác minh tại chỗ;
+ Trưng cầu giám định;
- Trước khi mở phiên toà, toà án phải tiến hành hoà giải giữa các đương sự, đây là
công việc bắt buộc toà án phải tiến hành trong tố tụng kinh tế, hoà giải có thể được
tiến hành trong bất kỳ giai đoạn nào. Khi các đương sự thoả thuận với nhau về việc
giải quyết vụ án thì toà án phải lập Biên bản hoà giải thành và ra quyết định công
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 65 -
nhận sự thoả thuận của các đương sự, quyết định này có hiệu lực pháp luật nếu hoà
giải không thành thì toà án cũng phải lập biên bản hoà giải không thành và chuẩn bị
đưa vụ án ra xét xử.
- Sau khi thụ lý vụ án trong thời hạn 40 ngày (đối với những vụ án phức tạp thời
hạn không quá 60 ngày) toà án phải ra một trong các quyết định sau:
+ Đưa vụ án ra xét xử;
+ Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;
+ Đình chỉ giải quyết vụ án.
Một là: Quyết định đưa vụ án ra xét xử, gồm các nội dung sau:
♦ Ngày, tháng, năm địa điểm mở phiên toà;
♦ Việc xét xử được tiến hành công khai hoặc kín;
♦ Tên của các đương sự, những người tham gia tố tụng khác;
♦ Nội dung tranh chấp;
♦ Họ và tên của Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký phiên toà; Họ và tên của Kiểm sát
viên nếu Viện kiể
m sát tham gia phiên toà, Quyết định này phải được gửi ngay cho
Viện kiểm sát cùng cấp các đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự.
Hai là: Quyết định tạm thời đình chỉ giải quyết vụ án

Sau khi thụ lý vụ án, toà án không nhất thiết phải ra quyết định tạm đình chỉ việc
giải quyết vụ án: lý do ra quyết định tạm đình chỉ giải quyế
t vụ án gồm:
♦ Nguyên đơn hoặc Bị đơn là cá nhân đã chết, pháp nhân đã giải thể mà cá nhân,
pháp nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng.
♦ Đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự không thể có mặt vì
lý do chính đáng;
♦ Chưa tìm được địa chỉ của Bị đơn hoặc Bị đơn bỏ chốn;
♦ Cần đợi k
ết quả giải quyết vụ án hình sự, vụ án dân sự và vụ án kinh tế khác.
♦ Đã có toà án thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp mà doanh nghiệp
đó là đương sự của vụ án;
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 66 -
Trong khi đang giải quyết vụ án có liên quan đến doanh nghiệp mà phát hiện doanh
nghiệp đó lâm vào tình trạng phá sản, trong trường hợp này toà án thông báo cho
các chủ nợ, doanh nghiệp hữu quan biết.
Khi những lý do tạm đình chỉ nêu trên không còn thì toà án tiếp tục giải quyết vụ
án.
Ba là: Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án:
Toà án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp sau:
♦ Nguyên đơn hoặc Bị
đơn là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không
được thừa kế, pháp nhân đã giải thể mà không có cá nhân, pháp nhân kế thừa nghĩa
vụ tố tụng.
♦ Người khởi kiện rút đơn kiện;
♦ Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt;
♦ Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặ
c quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền.

♦ Thời hạn khởi kiện đã hết trước ngày toà án thụ lý vụ án;
♦ Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án;
♦ Đã có quyết định của toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó là đương sự của v
ụ án.
Quyết định đình chỉ của vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị trừ trường hợp người
khởi kiện rút đơn kiện.
1.1 3 Phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án kinh tế

a. Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn 10 ngày toà án phải mở
phiên toà, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn đó không quá 20 ngày.
Nếu Viện kiểm sát tham gia phiên toà Sơ thẩm thì ngay sau khi ra quyết định
đưa vụ án ra xét xử toà án phải đưa vụ án cho Việt kiểm sát cùng cấp nghiên cứu
trong thời hạn 5 ngày.
Yêu cầu của việc xét xử là kiểm tra đánh giá lại toàn bộ chứng cứ đã thu thập
được trên c
ơ sở đó vận dụng đúng đắn pháp luật để giải quyết chính xác quyền và
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 67 -
nghĩa vụ của các đương sự để ra bản án phù hợp với sự thật khách quan, đúng pháp
luật.
Giai đoạn tố tụng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nếu toà án ra bản án
phù hợp với sự thật khách quan đúng pháp luật thì bản án có hiệu lực ngay và vụ án
được giải quyết dứt điểm, song nếu xét xử sai thì bản án sẽ bị kháng cáo, kháng
nghị việc giải quyết v
ụ án kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh
của các bên.

Hội động xét xử hoãn phiên toà trong các trường hợp sau:
♦ Đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, Kiểm sát viên vắng mặt

trong trường hợp Viện kiểm sát có yêu cầu tham gia phiên toà;
♦ Người làm chứng vắng mặt mà cần được lấy lời khai hoặc xác minh lời khai tại
phiên toà;
♦ Thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên toà, người giám
định,
người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế, phiên toà sơ thẩm vụ án
kinh tế được tiến hành dưới sự điều khiển của một Hội đồng xét xử gồm 2 Thẩm
phán và một Hội thẩm.
b. Trình tự thủ tục của phiên toà xét xử Sơ thẩm của vụ án kinh tế cũng tương
tự như các phiên toà xét xử sơ thẩm khác, bao gồm thủ tục: b
ắt đầu phiên toà, xét
hỏi tại phiên toà, tranh luận tại phiên toà, nghị án và tuyên án.
1.2 Thủ tục Phúc thẩm vụ án kinh tế

1.2 .1 Khái niệm:

Phúc thẩm là một thủ tục tố tụng kinh tế, mà trong đó toà án cấp phúc thẩm
tiến hành xem xét lại bản án, quyết định sơ thẩm của toà án cấp dưới chưa có hiệu
lực pháp luật mà bị kháng cáo, kháng nghị theo qui định của pháp luật.
- Chủ thể của quyền kháng cáo là đương sự hoặc người đại diện của đương sự có
quyền kháng cáo bản án. Thời hạn kháng cáo là 10 ngày kể từ
ngày toà án tuyên án
hoặc ra quyết định đối với đương sự vắng mặt tại phiên toà thì thời hạn này tính từ
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 68 -
ngày bản sao bản án, quyết định được giao cho họ hoặc niêm yết tại trụ sở Uỷ ban
nhân dân Xã, Phường, Thị trấn nơi họ có trụ sở hoặc cư trú.
- Chủ thể của quyền kháng nghị là Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc trên
một cấp có quyền kháng nghị bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm. Thời hạn
kháng nghị của Viện ki

ểm sát cùng cấp là 10 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên là 20
ngày kể từ ngày toà tuyên hoặc ra quy định.
- Tuy nhiên, toà án có thể chấp nhận kháng cáo, kháng nghị quá thời hạn vì trở ngại
khách quan, nhưng thời hạn kháng cáo, kháng nghị đó không được quá 10 ngày kể
từ ngày trở ngại đó không còn nữa.
- Trong kháng cáo, kháng nghị phải nêu rõ:
+ Nội dung phần quyết định của bản án, quyết định của toà án cấp Sơ thẩm bị
kháng cáo, kháng nghị;
+ Lý do kháng cáo, kháng nghị;
+ Yêu cầu của người kháng cáo, kháng nghị;
- Khách thể của quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục Phúc thẩm là các bản án,
quyết định Sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật và quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ
giải quyết vụ án kinh tế. Như vậy không phải mọi quyết định của toà án đều có thể
bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Thậm chí quyết định
đình chỉ giải
quyết vụ án kinh tế khi nguyên đơn rút đơn kiện cũng không còn cơ hội để kháng
cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người
kháng cáo xuất trình chứng từ về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm hoặc kể từ
ngày nhận được kháng nghị, toà án cấp sơ thẩm phải gửi kháng cáo, kháng nghị
kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ án cho toà án c
ấp phúc thẩm.
1.2 2 Phiên toà Phúc thẩm:

Trong thời hạn một (01) tháng, kể từ nhận đủ hồ sơ do toà án cấp sơ thẩm gửi
đến, toà án cấp phúc thẩm phải mở phiên toà phúc thẩm. Trường hợp vụ án có nhiều
tình tiết phức tạp thì thời hạn đó là hai (02) tháng, Viện kiểm sát cùng cấp phải tham
gia nếu xét thấy cần thiết, khi đó hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát
nghiên cứu trong thời h
ạn 10 ngày nếu Viện kiểm sát phải tham gia hoặc có yêu cầu
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp

- 69 -
tham gia phiên toà mà không tham gia được thì Hội đồng xét xử hoãn phiên toà,
trường hợp vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì toà án vẫn tiến hành xét xử.
Thủ tục của phiên toà phúc thẩm được tiến hành theo như toà sơ thẩm, nhưng
trước khi xem xét kháng cáo, kháng nghị một thành viên của Hội đồng xét xử trình
bày nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung của kháng cáo,
kháng nghị.
Phiên toà phúc thẩm mở để giải quyết những kháng cáo, kháng nghị
đối với
những bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, còn khi
phúc thẩm quyết định của toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, toà án
không phải mở phiên toà, không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cần
phải nghe ý kiến của họ trước khi ra quyết định.
Toà án cấp phúc thẩm phải ra quyết định giải quyết v
ụ việc kháng cáo hoặc
kháng nghị trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị.
Quyền hạn của toà án cấp phúc thẩm gồm:
♦ Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định Sơ thẩm.
♦ Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm;
♦ Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm và chuyển hồ sơ
vụ án cho toà án cấp sơ thẩm
xét xử lại trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc việc xác
minh, thu thập chứng cứ của toà án cấp sơ thẩm không đầy đủ mà toà án cấp phúc
thẩm không thể bổ xung được.
♦ Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo qui định tại Điều 38 hoặc đình chỉ giải
quyết vụ án theo qui
định tại Điều 39 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.
1.3 Thủ tục xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

1.3.1 Giám đốc thẩm


Sau khi xem xét quyết định của bản án phúc thẩm nếu thấy bản án có vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc kết luận trong bản án không phù hợp với những
tình tiết khách quan hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, thì
Chánh án TANDTC, Viên trưởng VKSNDTC tiến hành thủ tục giám đốc thẩm.
* Quyền hạn của phiên toà Giám đốc thẩm:
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 70 -
Hội đồng xét xử Giám đốc thẩm quyền có quyền:
• Bác kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
• Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị
kháng nghị;
• Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc
thẩm lại trong tr
ường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc việc xác
minh chứng cứ của toà án cấp dưới không đầy đủ mà toà án cấp Giám đốc thẩm
không thể bổ xung được;
• Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải quyết theo
qui định tại Điều 39 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.
1.3.3 Thủ
tục Tái thẩm:
Bản án, Quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục
Tái thẩm khi có các căn cứ sau: Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án
mà đương sự đã không thể biết được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã
không thể biết được khi giải quyết vụ án; Có cơ sở chứng minh, kết luận của người
giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng
chứng. Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án cố tình làm sai lệch hồ
sơ vụ án; Bản án, Quyết định của toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà
toà án dựa vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ;
* Những người có quyền kháng nghị theo th

ủ tục Giám đốc thẩm:
- Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có
quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp;
- Chánh án Toà án cấp Tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp Tỉnh có quyền kháng
nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực của Toà án cấp Huyện; Phiên toà tái thẩm
Hội đồng xét xử tái thẩm có quyền:
- Giữ nguyên Bả
n án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
- Huỷ Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm;
- Huỷ Bản án, Quyết định có hiệu lực pháp luật, đình chỉ việc giải quyết vụ án được
quy định tại Điều 39 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 71 -
2. KẾT QUẢ THỤ LÝ VÀ GIẢI QUYẾT ÁN KINH TẾ TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN
Thực tiễn những năm qua cho thấy đơn khởi kiện do đương sự gửi đến toà án
nhân dân yêu cầu được thụ lý, giải quyết tranh chấp kinh tế ngày càng nhiều nhưng
tòa án nhân dân cũng phải trả lại khá nhiều đơn khởi kiện cho đương sự do nhận
thức pháp luật của đương sự còn hạn chế nên đã khởi kiện những việc không đúng
thẩm quyền của Tòa án ho
ặc tranh chấp đã hết thời hiệu khởi kiện, một số nơi tòa
án thụ lý đơn của đương sự khi chưa nghiên cứu kỹ về nội dung, thẩm quyền đương
sự yêu cầu trong đơn dẫn đến hậu quả phải ra quyết định đình chỉ vụ án.
Theo thống kê của VKSNDTC và các Viện kiểm sát địa phương về kết quả
thụ lý và giải quyế
t án kinh tế tại Tòa án nhân dân từ (1/7/1998 đến 1/7/2002).
Đơn vị: Vụ
Thụ lý giải quyết 1998 1999 2000 2001 6 tháng đầu
Thụ lý
78
453 (tăng

290%)
532 (tăng
117,4%)
684 (tăng
128,4%)
662 (tăng
193,6%)
Đã giải quyết
78
(100%)
334 (đạt
73,73%)
496 (đạt
93,23%)
563 (đạt
82,30%)
565
(85,38%)
Tồn

119
(26,27%)
36
(6,77%)
121(17,7%) 97 (14,62%)
Tính bình quân hàng năm:
• Án tăng hàng năm: 196,49%
• Án tồn đọng hàng năm: 15,49%
• Án được giải quyết hàng năm: 84,51%.
Trong đó:

b Án đưa ra xét xử Sơ thẩm : 22,27%.
b Án hòa giải thành và có quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự.
b Án tạm đình chỉ, đình chỉ : 15,32%.
Do số lượng án hàng năm đều tăng với tỷ lệ lớn nên càng ngày càng đòi hỏi
Tòa án nhân dân, Việ
n kiểm soát nhân dân có sự đầu tư lớn hơn về số lượng cán bộ,
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 72 -
trình độ nghiệp vụ của cán bộ thì mới đủ điều kiện để giải quyết kịp thời và đúng
pháp luật các tranh chấp kinh tế.
3 Thuận lợi và khó trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng toà án

Từ kết quả thụ lý và giải quyết án kinh tế trên chứng tỏ tòa án, các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đã ban hành khá đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật
quy định cụ thể thẩm quyền cũng như trình tự giải quyết tranh chấp tại tòa án theo
đúng tính chất, yêu cầu của các quan hệ kinh tế đang tồn tại và phát triển.
3.1. Thuận lợi.
Ngày 16/3/1994 Uỷ ban thường vụ Qu
ốc hội đã ban hành Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án kinh tế tạo cơ sở pháp luật cho các toà án kinh tế hoạt động từ
ngày 1/7/1994, bên cạnh đó nhiều văn bản pháp luật cũng được ban hành nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các chủ thể cũng như tòa án trong quá trình giải quyết tranh
chấp kinh tế như: Thông tư liên nghành số 04/TTLT của Tòa án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tố
i cao hướng dẫn áp dụng Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
vụ án kinh tế ngày 28/6/1996. Công văn số 11/ KHXX ngày 23/01/1996 của Tòa án
nhân dân tối cao. Văn bản số 16/1999 ngày 1/2/1999 của Toà án nhân dân tối cao.
Tổ chức toà kinh tế nằm trong hệ thống Tòa án nhân dân với vai trò như
những toà chuyên trách khác. Mô hình này bảo đảm nguyên tắc Hiến định Tòa án
nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất, có ưu điểm thống nhất các cơ quan xét

xử và bộ máy nhà nước được g
ọn nhẹ không mất nhiều thời gian.
Giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án được tiến hành với thủ tục rất chặt
chẽ và có thể kéo dài do pháp luật quy định các bên có quyền kháng cáo theo thủ
tục phúc thẩm. Việc thi hành quyết định của tòa án mang tính cưỡng chế nhà nước
cao và buộc các bên phải thi hành đúng theo quy định của pháp luật.
3.2. Khó Khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, thực tiễn giải quyết tranh ch
ấp kinh tế
hiện nay tại toà án đang gặp phải những vướng mắc sau:
- Điều 1, Điều 11 Pháp lệnh HĐKT không còn phù hợp với tính năng động, linh
hoạt, tính thời cơ trong kinh doanh nên việc buộc các doanh nghiệp phải ký kết
HĐKT bằng văn bản sẽ gây nhiều khó khăn cho họ. Thực tiễn cho thấy các đơn vị
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 73 -
làm ăn lâu năm, ổn định, họ coi trọng chữ tín, nhiều văn bản HĐKT lập ra chỉ để
hợp thức hóa các thủ tục giao nhận, mua bán hàng, chứ các bên không xem đó là
căn cứ để thực hiện quyền và nghĩa vụ.
Khi xảy ra tranh chấp thì quan hệ kinh tế trên thuộc thẩm quyền toà dân sự
hay toà kinh tế ? bởi vì nó được thực hiện bởi các chủ thể HĐKT, có mục đích kinh
doanh, vậy nó thuộc loại hợp đồng nào? Do luật nào điều chỉnh? Thông tư liên
ngành số 04/TTLN ngày 26/8/1996 hướng dẫn áp dụng Điều 12 Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án kinh tế. Theo Điểm 1 Điều 12 Pháp lệnh này thì toà án có
quyền giải quyết các tranh chấp về HĐKT giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp
nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên Điều 57 Pháp lệnh hợp đồng
dân sự ngày 29/4/1991 thì các hợp đồng có mụ
c đích kinh doanh mà không phải là
doanh nghiệp tư nhân theo qui định của Luật Doanh nghiệp tư nhân là hợp đồng dân
sự. Vì vậy, đã có hướng dẫn là các tranh chấp về hợp đồng có mục đích kinh doanh
giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh mà không phải là doanh nghiệp

tư nhân theo qui định của Luật doanh nghiệp tư nhân được giải quyết theo thủ tục
giải quyết các vụ án dân sự.
Đồng thời theo Điều 43 Pháp lệnh hợ
p đồng kinh tế lại cho phép ký kết
HĐKT giữa pháp nhân Việt nam với cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt nam.
Nghĩa là cá nhân nước ngoài trong trường hợp này cũng được coi là chủ thể của hợp
đồng kinh tế, trong khi đó cá nhân Việt nam muốn trở thành chủ thể của hợp đồng
kinh tế phải là doanh nghiệp tư nhân. Đây là sự không bình đẳng, quy định vượt ra
ngoài nguyên tắc về địa vị pháp lý của ng
ười nước ngoài thường trú ở nước sở tại,
phải chăng pháp lệnh hợp đồng kinh tế ưu đãi người nước ngoài hơn người Việt
nam.
- Theo hướng dẫn của Công văn số 442/KHXX ngày 18/7/1994 của Toà án nhân
dân tối cao và Công văn số 11/KHXX ngày 23/1/1996 của toà án tối cao quy định
"Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng có mục đích kinh doanh giữa các doanh
nghiệp tư nhân với nhau thuộc thẩm quyền giải quyết củ
a toà án nhân dân theo thủ
tục giải quyết các vụ án dân sự ".
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 74 -
Theo ý kiến của chúng tôi việc gạt bỏ hợp đồng có mục đích kinh doanh được
ký kết hợp pháp giữa hai doanh nghiệp tư nhân với nhau ra khỏi phạm trù HĐKT, ra
khỏi thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế là điều bất hợp lý, bất bình đẳng. Do đó các
doanh nghiệp đều có quyền bình đẳng với nhau trước pháp luật thì mới phù hợp với
sự thay đổi của nền kinh tế
đa thành phần như hiện nay.
Quốc hội Khoá 10 đã thông qua Luật doanh nghiệp, trong đó quy định hợp
đồng có mục đích kinh doanh được ký kết giữa doanh nghiệp tư nhân với nhau thì
được giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.



- Hợp đồng kinh tế vô hiệu và cách giải quyết hợp đồng kinh tế vô hiệu.
Một hợp đồng được ký kết không đảm bảo được các
điều kiện theo quy định của
pháp luật sẽ trở nên vô hiệu; Khoản 1, Điều 8 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định
các HĐKT bị coi là vô hiệu toàn bộ.
♦ Nội dung Hợp đồng kinh tế vi phạm điều cấm của pháp luật.
♦ Một trong các bên ký kết HĐKT không có đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật để thực hiện công việc đã thoả thuận trong hợp đồng.
♦ Người ký hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo.
Trong các dấu hiệu trên thì dấu hiệu người ký hợp đồng không đúng thẩm
quyền dẫn tới HĐKT vô hiệu là phổ biến nhất. Thế nào là người ký HĐKT không
đúng thẩm quyền? Điều 9 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Điều 5,6 Nghị định
17/HĐBT ngày 16/1/1990 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp
đồng kinh tế quy
định người có thẩm quyền ký kết HĐKT là đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc
người đứng tên đăng ký kinh doanh.
♦ Việc uỷ quyền phải thể hiện bằng văn bản, văn bản uỷ quyền phải ghi rõ họ
tên, chức vụ của người uỷ quyền, của người được uỷ quyền, số chứng minh nhân
dân của người được uỷ quy
ền, nội dung và thời hạn uỷ quyền.
♦ Người được uỷ quyền chỉ hành động trong phạm vi được uỷ quyền và không
được uỷ quyền cho người khác.
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 75 -
Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tiễn, thấy có một số vướng mắc về uỷ quyền
cần được xem xét như sau:
Thứ nhất: Việc xác định uỷ quyền sau khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết: Về
nguyên tắc việc uỷ quyền đòi hỏi phải được xác định trước khi ký HĐKT. Tuy
nhiên trên thực tế, nhiều HĐKT do Phó giám đốc doanh nghiệp ký, không có uỷ

quyền của Giám
đốc nhưng sau khi Phó giám đốc ký hợp đồng thì Giám đốc doanh
nghiệp đồng ý bằng văn bản uỷ quyền cho Phó giám đốc ký kết HĐKT đã ký. Vậy
việc đồng ý như vậy có được chấp nhận không?.
Thứ hai: Văn bản phân công trách nhiệm của các thành viên trong nội bộ Ban lãnh
đạo của một pháp nhân có phải là văn bản uỷ quyền thường xuyên để ký kết hợp
đồng kinh tế không?
Thứ ba: Việ
c uỷ quyền ký kết HĐKT đối với các đơn vị có tư cách pháp nhân
không đầy đủ (Chi nhánh của pháp nhân) cũng là một vấn đề cần quan tâm. Vì hiện
nay rất nhiều chi nhánh của pháp nhân lợi dụng ký kết HĐKT vượt quá phạm vi
được uỷ quyền của mình và lợi dụng tư cách pháp nhân để kinh doanh trái pháp
luật.
* Xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu.
Việc xử lý HĐKT vô hiệu được quy định tạ
i Điều 39, Pháp lệnh hợp đồng
kinh tế. Nội dung cơ bản của điều này là vấn đề xử lý về tài sản đối với các bên ký
kết HĐKT vô hiệu theo các nguyên tắc sau đây:
- Hoàn trả tài bằng hiện vật.
Khoản 2 Điều 39 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định: “Các bên có nghĩa vụ
hoàn trả cho nhau tất cả các tài sản đã nhận được từ việc thự
c hiện HĐKT, trong
trường hợp không thể trả bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền”.
Theo các quy định trên về nguyên tắc xử lý tài sản trước hết là các bên phải
hoàn trả cho nhau bằng hiện vật, có nghĩa là cái gì của bên nào trả về cho bên ấy.
- Hoàn trả bằng tiền.
Trong các trường hợp hợp đồng đã được thực hiện và việc hoàn trả bằng hiện
vật không thể th
ực hiện được thì các bên có thể hoàn trả cho nhau bằng tiền, thiệt
hại phát sinh các bên phải chịu, theo quy định này nếu bên có trách nhiệm hoàn trả

Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 76 -
tài sản theo hợp đồng cho bên kia mà không còn tài sản thì tài sản phải được quy ra
tiền. Song giá tài sản được tính ra tiền tại thời điểm nào thì cả Bộ luật Hình sự, Pháp
lệnh hợp đồng kinh tế đều không quy định. Điều này gây khó khăn cho việc quy
định giá tài sản trong điều kiện hiện nay.
* Thời hiệu khởi kiện.
Theo quy định tại Điều 31, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các v
ụ án kinh tế thì
thời hiệu khởi kiện là 6 tháng từ khi phát sinh tranh chấp, được quy định tại Điểm a,
Khoản 3, mục I thông tư 04/LN, ngày 7/1/1995 của TANDTC và VKSNDTC. Tại
nội dung này của thông tư xác định thời điểm phát sinh tranh chấp như sau:
Nếu trong thời gian HĐKT đang có hiệu lực mà một trong các bên phát hiện
có vi phạm và làm phát sinh tranh chấp là ngày phát hiện được vi phạm.
Nếu HĐKT đã hết hiệu lực mà các bên không có thoả thuậ
n nào khác và phát
sinh tranh chấp thì ngày phát sinh tranh chấp là ngày tiếp theo của ngày HĐKT hết
hiệu lực.
Nếu trước ngày HĐKT hết hiệu lực hoặc ngày cuối cùng HĐKT còn hiệu lực
mà các bên có thoả thuận về thời hạn thực hịện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc
chấm dứt HĐKT nhưng mà hết thời hạn đó, một trong các bên không thực hiện, làm
phát sinh tranh chấp thì ngày phát sinh tranh chấp về việc thực hi
ện thoả thuận là
ngày tiềp theo của ngày hết thời hạn thực hiện thoả thuận đó, trong trường hợp này
có đương sự yêu cầu giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc chấm dứt HĐKT thì
tòa án thụ lý giải quyết nếu tính từ ngày HĐKT hết hiệu lực đến ngày khởi kiện
chưa hết th_'eai hb9n 6 tháng. Nếu đã hết thời h_n 6 tháng, thì tòa án không thụ lý
giải quyết các tranh chấp phát sinh t
ừ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ do các bên
đã thoả thuận.

Vấn đề đặt ra là đã hết thời hiệu khởi kiện theo thủ tục tố tụng kinh tế thì
được quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự và theo Văn bản số
16/1999/HKXX ngày 1/2/1999 của TANDTC giải đáp một số vấn đề kinh tế. Trước
hết cần khẳng định r
ằng khi xác định tranh chấp mà đương sự có đơn yêu cầu toà án
giải quyết thuộc một trong các tranh chấp qui định tại Điều 12 Pháp lệnh giải quyết
các vụ án kinh tế, nếu thời hạn 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp thì toà án áp
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 77 -
dụng Khoản 2 Điều 32 Pháp lệnh giải quyết các vụ án kinh tế để trả lại đơn kiện mà
không được thụ lý để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Hướng dẫn tại Điểm 1
Khoản 3 mục 1 Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 07/1/1995 của TANDTC và
VKSNDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết
các vụ án kinh tế.
" Nế
u đã hết thời hạn 6 tháng, thì toà án không thụ lý giải quyết các tranh
chấp phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng kinh tế mà chỉ thụ lý giải quyết tranh
chấp phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ do các bên thoả thuận. Khi thụ
lý giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ do các bên
thoả thuận, các toà án lưu ý và phân biệt là tuỳ theo tính chất, nội dung thoả thu
ận
và yêu cầu của đương sự mà xác định đó là vụ án kinh tế hay là vụ án dân sự để thụ
lý, giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế hoặc tố tụng dân sự."
Nếu kể từ ngày phát sinh tranh chấp HĐKT đến ngày một trong các bên yêu
cầu toà án giải quyết tranh chấp đó mà đã hết thời hạn 6 tháng, thì toà án trả lại đơn
kiện, nếu trong thời hạn đó các bên tho
ả thuận về việc giải quyết tranh chấp đó thì
phải xem tính chất, nội dung của thoả thuận đó có phải là một HĐKT mới hay chỉ là
một giao dịch dân sự.
Trong trường hợp thoả thuận đó thực chất là một HĐKT mới mà trong quá

trình thực hiện thoả thuận đó có tranh chấp và có yêu cầu toà án giải quyết thì toà án
phải căn cứ vào các quy định của pháp lệnh th
ủ tục giải quyết các vụ án kinh tế để
giải quyết theo thủ tục chung.
Trường hợp thoả thuận đó chỉ là một giao dịch dân sự mà trong quá trình thực
hiện thoả thuận đó có tranh chấp và có yêu cầu toà án giải quyết thì toà án phải căn
cứ vào quy định của Pháp lệnh giải quyết các vụ án dân sự để giải quyết theo thủ
tục chung
Vấn đề thời hạ
n khởi kiện quy định là 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh
chấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo chúng tôi quy định thời hạn
6 tháng đối với các tranh chấp phức tạp, liên quan đến nhiều việc, nhiều điểm mà
quy định là 6 tháng là rất ngắn không tạo được khả năng để các đương sự có thời
gian thương lượng với nhau về nhiều vấn đề và nguyên đơn có điều kiện thu nhập
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 78 -
chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình khi khởi kiện, cũng cần thiết phải
hướng dẫn trường hợp nào pháp luật có quy định khác để áp dụng thời hạn khởi
kiện ở các tòa án được thống nhất.
- Việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết tranh
chấp kinh tế:
Để kịp thời ngăn chặn các hành vi tẩu tán tài sản, chứng cứ và bảo
đảm thi
hành án khi bản án quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật. Theo yêu cầu của
đương sự hoặc Viện kiểm soát cũng có thể toà án thấy cần thiết phải áp dụng một số
biện pháp khẩn cấp như:
♦ Kê biên tài sản đang tranh chấp, phong toả tài khoản.
♦ Cấm hoặc buộc đương sự, tổ chức, cá nhân phải thực hiện một số hành vi
nhất định.
♦ Cho thu hoạch và bảo quản sản phẩm có liên quan đến tranh chấp;

♦ Cho bán sản phẩm hàng hoá dễ hư hỏng;
Xung quanh vấn đề áp dụng các biện pháp này, thực trạng giải quyết tranh
chấp kinh tế vẫn còn nổi nên một số vấn đề mà pháp luật chưa đề cập đến. Theo quy
định tại Điều 41 của Pháp lệnh chỉ nói tòa án áp dụng các biện pháp này nhưng tòa
án là ai, Thẩm phán phụ trách vụ án hay Chánh án, Phó tòa kinh tế?
Nhưng theo Điều 43 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì việc
thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp này trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán được
phân công giải quyết vụ án quyết định tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
Khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời tòa án tiến hành xét xử và giải
quyết toàn bộ các vấn đề của vụ án và các biện pháp này cũng được gi
ải quyết trong
bản án hoặc quyết định của tòa án. Nhưng các trường hợp vụ án không được hòa
giải, xét xử mà bị đình chỉ, tạm đình chỉ thì các biện pháp khẩn cấp đã áp dụng sẽ
xử lý ra sao? Vấn đề này chưa có hướng dẫn cụ thể nào, vì vậy khi giải quyết vụ án
tòa án sẽ bị vướng mắc,như trong trường hợp tạm đình chỉ vì Bị
đơn bỏ trốn mà tòa
án đã tiến hành kê biên tài sản tranh chấp. Các tài sản đã kê biên trong trường hợp
để lâu sẽ hư hỏng, mất giá trị, mà việc tạm đình chỉ bị kéo dài, nguyên đơn yêu cầu
phải kê biên khối tài sản đó để bảo vệ quyền lợi của mình, trong trường hợp này tòa
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 79 -
án sẽ xử lý ra sao?. Việc phát sinh từ các hợp đồng vay vốn của Ngân hàng có thế
chấp tài sản mà bên vay bỏ đi khỏi địa phương không rõ lý do, địa chỉ và không có
tranh chấp thì theo văn bản số 16/1999/HKXX ngày 01/02/1999 hướng dẫn: Nếu
ngân hàng có đơn yêu cầu toà án thụ lý để giải quyết ra quyết định phát mại tài sản
thế chấp để thu hồi nợ cho ngân hàng thì toà án không thụ lý giải quyết mà giải
thích cho ngân hàng biết việc xử lý tài sả
n thể chấp cầm cố bảo lãnh. Trong trường
hợp việc phát sinh từ hợp đồng vay vốn ngân hàng có thể chấp tài sản mà khi đến
hạn trả nợ có tranh chấp, ngân hàng có đơn yêu cầu toà án giải quyết và toà án đã

thụ lý để giải quyết thì bên vay bỏ trốn khỏi địa phương không rõ lý do, không rõ
địa chỉ, theo hướng dẫn của văn bản số 16/1999/HKXX ngày 01/02/1999 của Toà
án nhân dân tối cao. Toà án áp dụng Điểm C Khoản 1
Điều 38 Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án kinh tế ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Theo quy
định tại Điều 42 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì không có biện
pháp khẩn cấp tạm thời phát mại tài sản (trừ trường hợp sản phẩm hàng hoá dễ bị hư
hỏng): do đó toà án không được quyền ra quyết định áp d
ụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời.
Thực tiễn áp dụng một số quy phạm pháp luật liên quan đến giải quyết tranh
chấp kinh tế cũng có một số vướng mắc bất cập như sau:
Trường hợp bản án, quyết định của tòa án đang được thi hành thì tòa án thụ lý
giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp: Cơ quan thi hành án đang tổ chức
thi hành bản án, quyết đị
nh của tòa án thì tòa án yêu cầu dừng việc thi hành án vì
doanh nghiệp (Bên phải thi hành án) đang bị tòa án thụ lý giải quyết việc tuyên bố
phá sản doanh nghiệp.
Pháp lệnh thi hành án dân sự Nghị định số 69/CP của Chính phủ ngày
16/10/1993 về quy định thủ tục thi hành án dân sự chỉ quy định một số trường hợp
nhất định để tạm hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án. Việc tòa án mở thủ tục
giải quy
ết yêu cầu tuyên bố phá sản không phải là căn cứ để tạm hoãn, tạm đình chỉ
thi hành án.
Nếu xem xét việc chi trả theo bản án, quyết định của tòa án là các khoản nợ
theo thủ tục phá sản doanh nghiệp sẽ có nhiều điểm bất hợp lý:
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 80 -
* Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án.
Người phải thi hành án và chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ không thể đồng nhất,

cũng như hiệu lực của bản án, quyết định của toà án khác với hiệu lực thi hành của
các khoản nợ giữa chủ nợ và các doanh nghiệp mắc nợ. Đối với các khoản nợ thì
chủ nợ và các doanh nghiệp mắc nợ có thể thoả thu
ận với nhau phương pháp giải
quyết (như thông qua hội nghị chủ nợ bằng các biện pháp cải tiến sản xuất, áp dụng
biện pháp tài chính cần thiết ). Còn đối với bản án việc thi hành là bắt buộc.
* Nhiều trường hợp bản án, quyết định của tòa án phải được thi hành ngay như:
Các quyết định về trả lương, cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại, tính mạng, do
đ
ó, việc thi hành án không chỉ dừng lại theo thủ tục phá sản doanh nghiệp.
Theo Điểm 2, Điều 18 của Luật phá sản doanh nghiệp kể từ ngày có quyết
định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, thì doanh nghiệp mắc nợ
không được thanh toán bất kỳ khoản nợ nào, không có bảo đảm cho bất kỳ chủ nợ
nào, việc thanh toán các khoản nợ có bảo đảm phải đượ
c sự đồng ý bằng văn bản
của Thẩm phán. Như vậy, nếu tiến hành việc chi trả theo bản án, quyết định của tòa
án sẽ có điểm mâu thuẫn. Mặt khác, trên thực tế, nếu tài sản của doanh nghiệp
không đủ chi trả cho toàn bộ bản án và các chủ nợ thì việc chi trả theo bản án sẽ ảnh
hưởng đến lợi ích của chủ nợ.
Tóm lại, nếu thự
c hiện theo hướng ưu tiên thi hành những bản án, quyết định
của tòa án hay theo hướng xem xét việc chi trả theo bản án, quyết định là một khoản
nợ trong quá trình giải quyết tuyên bố phá sản đều có những khó khăn, vướng mắc.
- Một số vấn đề khó khăn hiện nay chúng tôi cho rằng rất quan trọng là: Trình độ và
kinh nghiệm của Thẩm phán, Hội thẩm trực tiếp giải quyết các vụ án kinh tế còn
hạ
n chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiệp vụ làm cho
việc giải quyết các vụ án kinh tế chưa kịp thời, phải xét xử nhiều lần, qua nhiều cấp.
Bởi những lý do sau:
* Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân không quy định thẩm phán

chuyên trách, đa số thẩm phán của tòa kinh tế được tuyển chọn từ các trọng tài viên
thuộc c
ơ quan trọng tài kinh tế Nhà nước trước đây, số thẩm phán này có trình độ
hiểu biết về pháp luật kinh tế và quản lý kinh tế nhưng lại hạn chế về nghiệp vụ tòa
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 81 -
án, về kỹ năng xét xử và tố tụng kinh tế. Còn một số thẩm phán của Tòa dân sự, Tòa
hình sự được tuyển chọn sang họ chưa có kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp kinh
tế bằng con đường tư pháp tại tòa án.
* Về Hội thẩm Nhân dân còn hạn chế về khả năng, trình độ nghiệp vụ vì Hội
thẩm ít được học tập, đào tạo về nghi
ệp vụ, hiểu biết về pháp luật nhất là Luật kinh
tế. Hạn chế về ràng buộc trách nhiệm khi bản án có vi phạm pháp luật, chỉ có Thẩm
phán mới chịu trách nhiệm còn Hội thẩm hầu như không phải chịu trách nhiệm gì.
Qua đó chúng ta thấy được những vướng mắc phát sinh ngay cả trong cơ
quan xét xử những khó khăn này cần phải được khắc phục để đảm bảo cho việ
c giải
quyết tranh chấp kinh tế hiện nay đạt hiệu quả cao hơn
IV. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường tài phán trọng tài hiện nay
tương đối phổ biến và mạng tính chất quốc tế phục vụ cho quan hệ kinh tế Quốc tế
hết sức đa dạng, đây là một hình thức có nhiều ưu thế trên thế giới.
Để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động trọng tài nhiều nước đã ký hiệp định về
trọng tài và tham gia công ước quốc tế về việc công nhận và cho thi hành phán
quyết của trọng tài nước ngoài.
1. Kết quả hoạt động xét xử của các Trung tâm Trọng tài

Theo báo cáo hoạt động của trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam năm 2001
về hoạt động xét xử như sau:
+ Đã thụ lý 18 vụ, với tổng trị giá tranh chấp 2. 200.000 USD.

+ Đã tổ chức xét xử 6 vụ.
+ 1 vụ Nguyên đơn rút kiện .
+ 4 vụ Nguyên đơn chưa nộp phí trọng tài .
+ Trả lại đơn kiện 1vụ .
+ 7 vụ đang trong thời hạn giải quyết .
Theo báo cáo của các trung tâm trọng tài kinh tế về tình hình hoạt động xét
xử như sau :
- Trung tâm trọng tài kinh tế Hà Nội (HEAC) :

×