Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

Nghiên cứu hiệu quả sử dụng kẽm và oreso pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 25 trang )





SỞ Y TẾ NAM ĐỊNH
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẢI HẬU

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG KẼM VÀ ORS NỒNG ĐỘ
THẨM THẤU THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY CẤP
TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẢI HẬU
TRONG 2 NĂM 2009-2010
Chủ nhiệm đề tài: Bs CKI Chu Thành Cơ
Những người cùng thực hiện:
Kỹ sư Trần Xuân Dương- Phòng KHTH
Bs CKI Nguyễn Văn Kinh và tập thể khoa Nhi

Hải Hậu, tháng 10 năm 2011

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ICD 10: Internationnal Classification of Diseases 10
MD: Median difference: Khác biệt trung bình
CI : Confidence Intervals: Khoảng tin cậy
WHO: World Health Organization
UNICEF: United Nations Children's Fund
ORS : Oral rehydration salts
Statistical significance: Ý nghĩa thống kê
Clinical significance: Ý nghĩa lâm sàng

Tiêu chảy cấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ
em. Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2003 có khoảng 1,87 triệu trẻ tử


vong do tiêu chảy, trong đó 80% là trẻ dưới 2 tuổi. Trung bình trẻ dưới 3 tuổi mắc từ 3 đến
4 đợt tiêu chảy, thậm chí có những trẻ bị 8-9 đợt bệnh mỗi năm.
Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của trẻ.
Bệnh tiêu chảy là một vấn đề toàn cầu, là gánh nặng kinh tế đối với các nước đang phát triển
trong đó có Việt Nam.
1.Đặt vấn đề
Kẽm là một vi chất rất quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. Kẽm cũng có
vai trò rất quan trọng cho hệ thống miễn dịch của trẻ. Hơn nữa nó có tác dụng tốt trong
việc hồi phục biểu mô ruột. Trẻ tiêu chảy bị mất một lượng lớn kẽm trong quá trình bị
bệnh vì thế việc bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em là rất cần thiết.
ORS chuẩn trước đây có độ thẩm thấu cao so với huyết tương nên có thể gây tăng natri
máu, đồng thời gia tăng khối lượng phân thải ra, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy
ORS nồng độ thẩm thấu thấp với độ thẩm thấu 311 mEq hay mmol/L đã ra đời.

1.Đặt vấn đề
Trên thế giới WHO và UNICEF đã khuyến nghị bổ sung kẽm và sử dụng ORS nồng độ
Trên thế giới WHO và UNICEF đã khuyến nghị bổ sung kẽm và sử dụng ORS nồng độ
thẩm thấu thấp trong điều trị tiêu chảy cấp từ năm 2004. Ở nước ta, Bộ Y Tế chỉ
thẩm thấu thấp trong điều trị tiêu chảy cấp từ năm 2004. Ở nước ta, Bộ Y Tế chỉ
đạo bắt đầu bổ sung kẽm và sử dụng ORS nồng độ thẩm thấu thấp trong phác đồ
đạo bắt đầu bổ sung kẽm và sử dụng ORS nồng độ thẩm thấu thấp trong phác đồ
điều trị tiêu chảy cấp từ năm 2010.
điều trị tiêu chảy cấp từ năm 2010.
Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả sử dụng kẽm và ORS nồng độ
thẩm thấu thấp trong điều trị tiêu chảy cấp ở nước ta còn hạn chế vì vậy chúng tôi
thực hiện đề tài nghiên cứu hiệu quả sử dụng kẽm và ORS nồng độ thẩm thấu thấp
trong điều trị tiêu chảy cấp nhằm mục tiêu:

- Đánh giá hiệu qủa của việc sử dụng kẽm và ORS nồng độ thẩm thấu thấp
trong việc làm giảm thời gian của đợt tiêu chảy

- Đánh giá hiệu qủa của việc sử dụng kẽm
- Đánh giá hiệu qủa của việc sử dụng kẽm và ORS nồng độ thẩm thấu thấp


trong việc làm giảm mức độ nặng của bệnh
trong việc làm giảm mức độ nặng của bệnh
- Đánh giá hiệu qủa sử dụng kẽm và ORS nồng độ thẩm thấu thấp trong việc
làm giảm nguy cơ mắc các đợt tiêu chảy mới trong những tháng tiếp sau tiêu
chảy.
- Đánh giá hiệu qủa sử dụng kẽm và ORS nồng độ thẩm thấu thấp trong việc
làm giảm tỷ lệ bệnh nhân truyền dịch và số lượng dịch truyền theo đường tĩnh
mạch

2.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Trong năm 2009 và 2010 các bệnh nhân tiêu chảy cấp đều được điều trị bồi
phụ nước điện giải, men tiêu hóa, vitamin nhóm B và kháng sinh khi nghi ngờ tiêu
chảy cấp do vi khuẩn. Điểm khác biệt lớn nhất trong phác đồ điều trị trong năm
2010 là sử dụng si ro kẽm và ORS nồng độ thẩm thấu thấp. Kẽm chúng tôi sử dụng
là siro kẽm Nutrozinc do Công ty Dược phẩm trung ương I sản xuất với liều dùng là
5 ml(10 mg)/ngày cho trẻ dưới 6 tháng và 10 ml(20 mg)/ngày cho trẻ ≥ 6
tháng.ORS nồng độ thẩm thấu thấp được sử dụng là ORS II do Công ty Dược
Bidipha sản xuất
2.1.Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hồ sơ bệnh án trẻ em được chẩn đoán là Tiêu
chảy cấp nằm điều trị tại khoa Nhi – Bệnh viện Hải Hậu trong 2 năm 2009-2010.
Chúng tôi so sánh kết quả điều trị trong 2 năm về các chỉ số đặc điểm đối tượng
nghiên cứu, thời gian điều trị, số lần mắc các đợt tiêu chảy mới trong những tháng
tiếp theo phải nhập viện, tỉ lệ bệnh nhân phải bù nước bằng đường tĩnh mạch và số
lượng dịch truyền.

- Thời gian nghiên cứu từ 1/1/2009 đến 31/12/2010

- Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt
ngang
2.2.Phương pháp nghiên cứu

- Cỡ mẫu: được tính theo công thức:
Trong đó: n là số mẫu tối thiểu cần phải có
Z: Là hệ số tin cậy của nghiên cứu được lấy ở ngưỡng xác xuất 95% (Z=1,96)
p là tỷ lệ trẻ em tiêu chảy cấp khỏi bệnh khi dùng kẽm và ORS nồng độ thẩm
thấu thấp, ước tính 0,5
d là khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ p thu được từ mẫu và tỷ lệ của quần
thể P, dự kiến của nghiên cứu này là 0,05.
Thay các giá trị vào công thức trên ta có n = 384 (làm tròn bằng 400)
2
2
)2/1(
)1.(
.
d
pp
Zn

=

α

2.2.Phương pháp nghiên cứu
- Chọn mẫu:
+ Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống:

Dựa vào số liệu từ bệnh án các bệnh nhân được chẩn đoán Tiêu chảy cấp
điều trị nội trú tại khoa Nhi bệnh viện Hải Hậu từ 1/1/2009 đến 31/12/2010
do phòng Kế hoạch tổng hợp lưu trữ và cung cấp là: 1840
Chọn khoảng cách mẫu K bằng cách chia 1840 cho 400 ta được K=4,6. Ta
chọn K =4
Chọn ngẫu nhiên một số từ 1 đến 4 ta được số 1
Như vậy số ngẫu nhiên 1 tương ứng với số thứ tự trong danh sách bệnh nhân
được chẩn đoán tiêu chảy cấp điều trị nội trú là đơn vị mẫu đầu tiên, chọn
các đơn vị tiếp theo theo công thức ni = SNN +(i-1)K
- Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng số liệu thứ cấp là hồ sơ bệnh án của
các bệnh nhân được chẩn đoán Tiêu chảy cấp điều trị nội trú tại khoa Nhi
bệnh viện Hải Hậu từ 1/1/2009 đến 31/12/2010 do phòng Kế hoạch tổng hợp
lưu trữ.

2.2.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng số liệu thứ cấp là hồ sơ bệnh án của các
- Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng số liệu thứ cấp là hồ sơ bệnh án của các
bệnh nhân được chẩn đoán Tiêu chảy cấp điều trị nội trú tại khoa Nhi bệnh viện
bệnh nhân được chẩn đoán Tiêu chảy cấp điều trị nội trú tại khoa Nhi bệnh viện
Hải Hậu từ 1/1/2009 đến 31/12/2010 do phòng Kế hoạch tổng hợp lưu trữ.
Hải Hậu từ 1/1/2009 đến 31/12/2010 do phòng Kế hoạch tổng hợp lưu trữ.
- Biến số trong nghiên cứu:
+ Độ tuổi của trẻ
+ Bệnh kèm theo với Tiêu chảy cấp
+ Độ mất nước
+ Số lần tiêu chảy trung bình/ngày
+ Thời gian mắc tiêu chảy trung bình
+ Tỷ lệ bệnh nhân truyền dịch
+ Số dịch truyền trung bình
+ Kết quả điều trị

- Xử lý số liệu: Tổng hợp và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học trên
phần mềm Medisoft 2003, Microsoft Excel 2003.
- Đạo đức trong nghiên cứu: Nghiên cứu được sự ủng hộ của lãnh đạo bệnh viện và
các khoa, phòng liên quan. Vì là nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp (hồi cứu bệnh
án) nên không trực tiếp liên quan đến con người. Kết quả của đề tài sẽ là một minh
chứng cho việc đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị mới.

Bảng 1: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi trong 2 năm

Nhận xét:
Đối tượng mắc tiêu chảy trong 2 năm đều chủ yếu ở độ tuổi bú mẹ(73,4%), sau đó là độ tuổi
răng sữa(22,6%).Sự khác nhau về độ tuổi trong 2 năm là không đáng kể, không có ý nghĩa thống
kê.
3.Kết quả nghiên cứu
Năm
Tuổi
2009 2010 2 năm
n % n % n %
Sơ sinh 4 1,7 4 1,8 8 1,8
Bú mẹ 172 73,5 165 73,3 337 73,4
Răng sữa 53 22,6 51 22,7 104 22,6
Học đường 5 2,2 5 2,2 10 2,2
Tổng 234 100 225 100 459 100

Bảng 2: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu về tình trạng mắc các bệnh kèm theo liên
quan

Nhận xét: Bệnh nhân mắc Tiêu chảy cấp trong 2 năm có các bệnh kèm theo liên quan
như sau: suy dinh dưỡng(18,3%), viêm đường hô hấp(51,8%), sởi(1,3%). Sự khác nhau trong
2 năm về tình trạng mắc các bệnh kèm theo liên quan là không đáng kể và không có ý nghĩa

thống kê
Năm
Các bệnh kèm theo
2009 2010 2 năm
n % n % n %
Suy dinh dưỡng 43 18,4 41 18,2 84 18,3
Viêm đường hô hấp 121 51,7 117 52 238 51,8
Sởi 3 1,3 3 1,6 6 1,3
Tổng 167 71,4 161 71,8 161 71,4


Bảng 3: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu về mức độ mất nước khi vào viện
Mức độ mất
nước
Nhẹ Vừa Nặng Tổng số
SL
Tỷ lệ
(%)
SL
Tỷ lệ
(%)
SL
Tỷ lệ
(%)
SL
Tỷ lệ
(%)
2009 6 2,6 216 92,3 12 5,1 234 100
2010 5 2,3 208 92,4 12 5,3 225 100
2 năm 11 2,4 424 92,3 24 5,2 459 100

Nhận xét: Bệnh nhân Tiêu chảy cấp khi vào viện mức độ mất nước vừa là chủ yếu
(92,3%), mất nước nặng chiếm 5,2%, còn lại là mất nước nhẹ(2,4%). Sự khác nhau
trong 2 năm về mức độ mất nước khi vào viện là không đáng kể và không có ý nghĩa
thống kê

Bảng 4: Số lần tiêu chảy trung bình/ngày trong đợt tiêu chảy
Bảng 4: Số lần tiêu chảy trung bình/ngày trong đợt tiêu chảy
Năm Mất nước nhẹ
(lần/ngày)
Mất nước vừa
(lần/ngày)
Mất nước nặng
(lần/ngày)
Trung bình chung
(lần/ngày)
2009 2,6 3,5 5,8 3,6
2010 2,2 3,1 5,2 3,2
Nhận xét:Số lần tiêu chảy trung bình/ngày trong năm 2010 giảm so với năm 2009 ở cả 3 đối
tượng:Mất nước nhẹ, mất nước vừa, mất nước nặng. Trung bình giảm 0,4 lần/ngày.

Bảng 5: Thời gian trung bình của đợt tiêu chảy
Bảng 5: Thời gian trung bình của đợt tiêu chảy
Năm
Năm
2009
2009
2010
2010
Thời gian trung bình
Thời gian trung bình

(ngày)
(ngày)
7,52
7,52
6,64
6,64
Giảm thời gian điều trị
Giảm thời gian điều trị
(ngày)
(ngày)
0,88
0,88
Giảm thời gian điều trị (%)
Giảm thời gian điều trị (%)
11,7
11,7
Nhận xét: Năm 2010 với việc sử dụng kẽm và ORS độ thẩm thấu thấp vào điều
trị, thời gian điều trị bệnh nhân tiêu chảy cấp đã giảm được 0,88 ngày, giảm
11,7% thời gian so với năm 2009

Bảng 5:Số lần mắc các đợt tiêu chảy mới trong 3 tháng tiếp theo phải nhập viện
Bảng 5:Số lần mắc các đợt tiêu chảy mới trong 3 tháng tiếp theo phải nhập viện
Số lần mắc
Số lần mắc
mới/ 3 tháng
mới/ 3 tháng
(lần)
(lần)
1
1

2
2
3
3
Trên 3
Trên 3
2009
2009
25
25
10,7
10,7
%
%
10
10
4,3
4,3
%
%
4
4
1,7
1,7
%
%
2
2
0,8
0,8

%
%
2010
2010
22
22
9,8
9,8
%
%
8
8
3,6
3,6
%
%
3
3
1,3
1,3
%
%
1
1
0,4
0,4
%
%
Tỉ lệ giảm
Tỉ lệ giảm

0,9%
0,9%
1,7%
1,7%
0,4%
0,4%
0,4%
0,4%

Nhận xét: Năm 2010 số lần mắc tiêu chảy trong 3 tháng tiếp theo phải nhập viện
giảm so với năm 2009 trung bình 0,85 %

Bảng 6 : Tỉ lệ bệnh nhân truyền dịch và số lượng dịch truyền trung bình trong
Bảng 6 : Tỉ lệ bệnh nhân truyền dịch và số lượng dịch truyền trung bình trong
đợt điều trị
đợt điều trị
Năm
Năm
Số lượng BN truyền
Số lượng BN truyền
dịch
dịch
Tỉ lệ BN truyền dịch
Tỉ lệ BN truyền dịch
(%)
(%)


Số lượng dịch
Số lượng dịch

truyền trung bình
truyền trung bình
(ml)
(ml)
2009
2009
186
186
79,5
79,5
1460
1460
2010
2010
158
158
70,2
70,2
1230
1230


Năm 2010 giảm so
Năm 2010 giảm so
với năm 2009
với năm 2009
28
28
9,3
9,3

230
230



Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân truyền dịch năm 2010 giảm so với năm 2009 là
9,3%, số lượng dịch truyền trung bình trong quá trình điều trị năm 2010 giảm
so với năm 2009 là 230 ml.

Bảng 7: Kết quả điều trị trong 2 năm
Năm Khỏi Đỡ,giảm Không thay
đổi
Nặng hơn Tử vong Tổng số
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số

lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ
lệ(%)
2009 228 97,4
4
1,7 2 0,9
0
0 0 0 234 100
2010 221 98,3 3 1,3 1 0,4 0 0 0 0 225 100
2 năm 449 97,8 7 1,6
3
0,6 0 0 0 0 459 100

Biểu đồ 4: Kết quả điều trị trong 2 năm
Nhận xét: Trong 2
năm 2009, 2010 không có
tử vong do bệnh tiêu chày
cấp, tỉ lệ điều trị khỏi cao
(trung bình 97,8%). Kết
quả điều trị năm 2010 tốt
hơn năm 2009, tỉ lệ đỡ
giảm và không thay đổi sau
điều trị giảm

4.Bàn luận
- Một số cơ chế tác dụng tốt của kẽm đối với cơ thể được là: kẽm làm tăng khả

năng miễn dịch, kẽm làm tăng quá trình phân chia và phát triển tế bào, kẽm góp phần
lập lại quá trình hấp thụ bình thường của ruột vốn bị rối loạn trong thời gian tiêu chảy,
hồi phục biểu mô ruột, kẽm làm tăng cảm giác ngon miệng ở trẻ em suy dinh dưỡng,
trẻ biếng ăn Trong khi đó, tại các nước đang phát triển (trong đó có nước ta) bình
thường đã có tới 30-40% trẻ em thiếu kẽm (theo Viện Dinh dưỡng quốc gia). Vì vậy
việc bổ sung kẽm trong tiêu chảy ở trẻ em lại càng cần thiết.
- Sử dụng kẽm và ORS nồng độ thẩm thấu thấp làm giảm thời gian trung bình
của đợt tiêu chảy 0,87 ngày (giảm 11,6%).Điều này tương đối phù hợp với các
nghiên cứu của thế giới với các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có
đổi chứng công bố tại New Dheli tháng 5/ 2001 ( tỉ lệ giảm từ 10,5% đến 20%)
- Trong tiêu chảy kéo dài: Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (có so sánh với
nhóm chứng) chỉ ra rằng nhóm trẻ có dùng kẽm sẽ làm giảm được 24% trẻ bị tiêu
chảy, giảm 42% tỷ lệ thất bại điều trị hay tử vong so với nhóm không dùng kẽm.
Riêng với nhóm dưới 1 tuổi là trẻ trai, bị gầy còm hoặc trẻ có nồng độ kẽm trong
huyết tương thấp hơn bình thường thì sự đáp ứng với kẽm tỏ ra tốt hơn. Nhận xét
chung là dùng kẽm sẽ làm giảm thời gian và độ nặng của bệnh tiêu chảy kéo dài.
- Sử dụng kẽm và ORS nồng độ thẩm thấu thấp làm giảm số lượng bệnh nhân truyền
dịch( 9,3%), giảm số lượng dịch truyền theo đường tĩnh mạch (trung bình 230ml).
Nghiên cứu này còn thấp hơn so với báo cáo của GS.TS Trần Quỵ là giảm 25-33%
nhu cầu truyền dịch theo đường tĩnh mạch.

5.Kết luận
- Sử dụng kẽm và ORS nồng độ thẩm thấu thấp làm giảm số lượng bệnh nhân
truyền dịch( 9,3%), giảm số lượng dịch truyền theo đường tĩnh mạch (trung bình
230ml)
- Sử dụng kẽm và ORS nồng độ thẩm thấu thấp làm giảm thời gian trung bình của
đợt tiêu chảy 0,88 ngày (giảm 11,7%)
- Kẽm và ORS nồng độ thẩm thấu thấp làm giảm mức độ nặng của bệnh, thể hiện
ở việc làm giảm số lần tiêu chảy trung bình/ngày trong đợt tiêu chảy(giảm từ 3,6
xuống 3,2 ), tỉ lệ điều trị khỏi tăng (từ 97,4% lên 98,3% ), tỉ lệ điều trị đỡ và giảm

giảm từ 1,7% xuống 1,4%; tỉ lệ điều trị không thay đổi giảm từ 0,6% xuống 0,4%
- Sử dụng kẽm và ORS nồng độ thẩm thấu thấp làm giảm nguy cơ mắc các đợt
tiêu chảy mới trong những tháng tiếp sau tiêu chảy( trung bình 0,85%)

6.Kiến nghị
- Tiếp tục sử dụng kẽm và ORS nồng độ thẩm thấu thấp trong điều trị tiêu chảy cấp,
mở ra phạm vi rộng hơn cho y tế cơ sở
- Nghiên cứu kỹ hơn hiệu quả của việc sử dụng kẽm trong từng độ tuổi khác nhau và
trong các trường hợp tiêu chảy kéo dài

1. Bài giảng Dịch tễ học - Trường Đại học Y Thái Bình-2002
2. Nguyễn Ngọc Rạng, Các loại nghiên cứu trong Bệnh viện.
3. Nam Phương, Uống kẽm để điều trị tiêu chảy ở trẻ em, Khoa Nhi.
4. Trần Quỵ, Bổ sung kẽm và ORS mới trong điều trị tiêu chảy cấp
5. Bộ Y Tế (2008), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Tiêu chảy cấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phụ lục
Phụ lục
Bảng giá trị Z thu được ứng với giá trị
Bảng giá trị Z thu được ứng với giá trị
α
α
ta chọn:
ta chọn:


α
α
=0,1 thì Z =1,645

=0,1 thì Z =1,645


α
α
= 0,05 thì Z =1,96
= 0,05 thì Z =1,96


α
α
=0,01 thì Z =2,58
=0,01 thì Z =2,58
Danh sách bệnh nhân chọn mẫu năm 2009 , 2010

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !

×