Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Luận văn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.81 MB, 55 trang )

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang

1

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở hình thành
Nhận định về hoạt động của ngân hàng thương mại trong quá khứ và hiện tại là
thực sự cần thiết trong cơ chế thị trường bởi vì bất kỳ một quyết định nào về kinh tế
vĩ mô hay vi mô đều xuất phát từ thực tế lịch sử và yêu cầu của tương lai.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của ngân hàng rất nhạy cảm đối với xã
hội, là đầu mối của nhiều mối quan hệ liên quan đến kinh tế vĩ mô và vi mô. Do vậy
để đánh giá đầy đủ và chính xác hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại là rất
phức tạp và khó khăn. Thực tế kinh nghiệm trên thế giới cho thấy điều đó. Một ngân
hàng cho dù có rất lớn, rất”vững chắc”, nhưng bất kỳ một chấn động kinh tế chính trị
xã hội nào cũng ngay lập tức gây ảnh hưởng đến hoạt động của nó và đòi hỏi phải có
những điều chỉnh về cơ cấu cho phù hợp hơn.
Những năm gần đây hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần phát triển ngày
càng hoàn thiện và đa dạng hơn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì sự phát
triển đó của hệ thống ngân hàng đã có tác động lớn, thúc đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế, góp phần không nhỏ vào quá trình hôị nhập và phát triển của
đất nước.
Tuy nhiên, việc gỡ bỏ hàng rào bảo hộ đối với ngành tài chính trong quá trình hội
nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và trên thế giới đã đem đến những thách thức
rất lớn cho hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần ở nước ta, thậm chí sẽ có không
ít ngân hàng thương mại phải chấp nhận bị thâu tóm, sáp nhập, hoặc rút lui khỏi thị
trường nếu không đủ sức cạnh tranh với hệ thống ngân hàng nước ngoài.
Vì vậy, trong quá trình hoạt động các ngân hàng phải tự đưa ra những chiến lược


kinh doanh cho từng giai đoạn để không bị đẩy lùi lại phía sau trong quá trình phát
triển ấy. Với định hướng và phấn đấu là “Ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại”,
“một tập đoàn tài chính”. Trong những năm qua, ngân hàng Thương mại cổ phần Sài
Gòn Thương Tín (Sacombank) đã không ngừng phát triển, tăng vốn điều lệ để tăng
nguồn vốn kinh doanh, mở rộng thị phần hoạt động khi là ngân hàng đầu tiên của
Việt Nam mở văn phòng đại diện tại Trung Quốc. Tại An Giang, tuy thời gian đi vào
hoạt động của Sacombank mới từ ngày 03/08/2005 trên cơ sở chuyển thể và nâng
cấp từ văn phòng đại diện An Giang, nhưng Sacombank An Giang đã phát triển và
gặt hái được những thành tựu đáng kể và đang tiếp tục mở rộng thị phần hoạt động
khi mới khai trương thêm phòng giao dịch Chợ Mới vào ngày 12/02/2008, tiếp theo
sẽ là chi nhánh Châu Đốc (dự kiến vào tháng 9/2008). Với mục tiêu kinh doanh là
đảm bảo nhịp độ phát triển nhanh và bền vững đem về lợi nhuận cao và an toàn, vừa
phù hợp với mục tiêu kinh doanh của Hội đồng quản trị đặt ra, vừa phù hợp với
phương hướng phát triển kinh tế trong đặc điểm của tỉnh nhằm duy trì sự ổn định của
toàn hệ thống ngân hàng. Vậy trong 3 năm qua hiệu quả hoạt động của ngân hàng
như thế nào? Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng? Những mặt thuận lợi cũng như những khó khăn thử thách trong kinh
doanh của ngân hàng là gì? Với những lý do trên, đề tài tập trung vào: “Phân tích
hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín chi nhánh An Giang giai đoạn 2005 – 2007”.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang

2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
 Phân tích về cơ cấu vốn của ngân hàng, từ đó xác định được cấu tạo của nguốn
vốn cũng như nội lực và ngoại lực tác động đến hoạt động của ngân hàng.

 Phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng thông qua doanh số cho vay,
tình hình thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn.
 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2005 – 2007,
sử dụng các tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động chung của ngân
hàng.
 Đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
chi nhánh An Giang trong 3 năm 2005, 2006, 2007.
 Phương pháp nghiên cứu:
Để phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh của Sacombank, đề tài sử dụng
phương pháp:
− Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu thống kê – kế toán như báo cáo tài chính của
ngân hàng theo thời gian, các biểu mẫu báo cáo tín dụng, kế hoạch phát triển của
ngân hàng trong thời gian tới…
− Thu thập thông tin từ nội bộ ngân hàng: từ lãnh đạo, các bộ phận, nhân viên
của ngân hàng
− Thu thập thông tin từ bên ngoài ngân hàng: như báo đài, truyền hình, tạp chí,
tư liệu của các chuyên gia, nhà kinh tế…
Sau khi tổng hợp các số liệu đã thu thập được thì sử dụng phương pháp so sánh
để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua các
chỉ số tài chính của ngân hàng: so sánh số liệu tương đối và tuyệt đối của kỳ này so
với kỳ trước, so sánh với các ngân hàng thương mại khác, dùng các chỉ tiêu về tài
chính như: chỉ tiêu về cơ cấu vốn, chỉ tiêu về hoạt động sử dụng vốn, chỉ tiêu về hiệu
quả tín dụng và các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.4 Ý nghĩa
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài
gòn Thương Tín giúp ngân hàng thấy được điểm mạnh để phát huy và khắc phục
những điểm yếu trong quá trình hoạt động. Từ đó ngân hàng sẽ có những điều chỉnh

kịp thời nhằm nâng cao tính thích nghi và khẳng định sự nhạy cảm đối với thị trường
cũng như hoạch định được phương hướng hoạt động phù hợp hơn.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng giúp cho ngân hàng đánh giá được
trình độ chung về hoạt động và vị trí của Sacomank so với hệ thống ngân hàng nói
chung.


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang

3

Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm, chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại
2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại (NHTM)
“Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ, mà hoạt động chủ yếu và
thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng
số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh
toán”.( Nguyễn Thị Mùi. 2005)
Ta có thể tóm tắt định nghĩa trên bằng sơ đồ sau:





2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại
▪ Chức năng trung gian tín dụng: hoạt động chính của ngân hàng thương mại là

đi vay để cho vay, điều này thể hiện rõ ngân hàng thương mại thực hiện chức năng
trung gian tín dụng (giữa những chủ thể dư thừa về vốn và những chủ thể có nhu cầu
sử dụng vốn). Với chức năng này NHTM đã hỗ trợ, khắc phục những hạn chế của cơ
chế phân phối vốn trực tiếp, tạo ra kênh điều chuyển vốn quan trọng.
▪ Chức năng trung gian thanh toán: bên cạnh hoạt động cho vay, NHTM còn
cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Thay vì thanh toán trực tiếp, các doanh
nghiệp, cá nhân… có thể nhờ NHTM thực hiện công việc này dựa trên những khoản
tiền họ đã gửi ở ngân hàng. Khi thực hiện chức năng này, NHTM đã tạo điều kiện để
mở rộng quan hệ khách hàng, hổ trợ cho sự phát triển của hoạt động huy động tiền
gửi và hoạt động cho vay.
▪ Chức năng tạo tiền: bắt đầu, với những khoản tiền dự trữ nhận được từ ngân
hàng trung ương, NHTM sử dụng để cho vay, sau đó những khoản tiền này sẽ được
quay lại NHTM một phần khi những người sử dụng tiền gửi vào, và NHTM lại sử
dụng khoản tiển gửi này để cho vay lại.
2.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại
▪ NHTM giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh,
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
▪ NHTM góp phần phân bố hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia,
tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế.
▪ NHTM tạo ra môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng
trung ương.
▪ NHTM là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia.
Cá nhân
công ty, XN,
tổ chức
Ngân hàng
thương mại
Cty, XN
Hộ gia đình
cá nhân

Các t
ổ chức

Nhận tiền
gửi
Cho vay, cung
cấp
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang

4

2.2 Khái niệm về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM
2.2.1 Khái niệm
Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt
được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại. Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai
mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của
doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu
quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động
kinh doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định.(Lê Văn Tư. 2005)
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là xem xét, đo lường quá trình thực hiện
chiến lược kinh doanh. Khi một chiến lược mới được đưa vào thực hiện, nhà quản trị
cần phải kiểm tra, phân tích để phát hiện những sai lệch so với kế hoạch, xác định
nguyên nhân và đề ra biện pháp xử lý kịp thời, đúng lúc, có hiệu quả. Phân tích chính
xác, khoa học là cơ sở để xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai
đoạn phát triển của ngân hàng, giúp ngân hàng củng cố chỗ đứng của mình trên thị
trường.
Phân tích hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ hữu cơ với công tác kế toán, kiểm

toán, hoạch định phương hướng của hoạt động ngân hàng. Mối quan hệ giữa các yếu
tố trên được biểu diễn qua sơ đồ sau:
(3) (4) (5) (1)


(2) Quá trình tổ chức, thực hiện

2.2.2 Mục tiêu của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh có hai mục tiêu cơ bản là:
 Phát hiện các lĩnh vực kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận cao
 Hạn chế tối thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh tiền tệ.
2.2.3 Đối tượng của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh của một ngân hàng là kết quả kinh
doanh của đơn vị đó được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế. Đối tượng phân tích có
thể là kết quả kinh doanh của từng lĩnh vực hoạt động như: tình hình dự trữ, doanh số
cho vay, số tiền huy động được, v.v , hoặc là kết quả tổng hợp của quá trình kinh
doanh như lợi nhuận. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương
mại được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, phụ thuộc vào sự tinh vi, kiến
thức, kinh nghiệm của người phân tích và mức độ phát triển của hệ thống ngân hàng.
2.3 Sơ đồ tổng quát về nghiệp vụ hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền
kinh tế thị trường


Kế toán Kiểm toán Phân tích Hoạch định
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang

5

























(+)

(-)


(-)






NHÀ NƯỚC NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Các cơ quan
định chế tài
chính khác
Các NHTM KD
trong lĩnh vực tiền
tệ, tín dụng
Các DN hoạt động
KD trong lĩnh vực
SX, lưu thông, DV
CÁC NGHIỆP VỤ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Nghiệp vụ
nợ(huy động
vốn)
Nghiệp vụ có(sử dụng
vốn)
Nghiệp vụ trung
gian(DV ngân hàng)
- Nguồn vốn phát
sinh
- Nguồn vốn quản lý
và huy động
- Nguồn vốn đi vay
- Cho vay
- Chiết khấu

- Đầu tư, liên doanh
- Dịch vụ trung gian
- Dịch vụ KD vàng
bạc, ngoại tệ
- DV nhận uỷ thác
Trả tiền gửi, tiền
vay, chi phí hoạt
động KD
Thu lãi tiền vay, tiền
đầu tư, liên doanh
Thu hoa hồng từ các
DV trung gian
TỔNG CHI PHÍ TỔNG THU
Lợi nhuận gộp của NHTM
THUẾ, LỢI TỨC
LỢI NHUẬN
RÒNG
CÁC QUỸ NH
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang

6

2.4 Phương pháp và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTM
Theo cộng đồng ngân hàng thế giới, để duy trì được tính lành mạnh và ổn định
của ngân hàng cần phải có 5 yếu tố, các yếu tố này được tiêu thức hoá thành phương
pháp phân tích CAMEL (Lê Văn Tư. 2005). Đây là phương pháp phân tích được hầu

hết các nước trên thê giới áp dụng.
CAMEL là chữ viết tắt của các từ tiếng Anh sau:
C ( Capital): Vốn của bản thân ngân hàng
A (Asset quality): Chất lượng tài sản có
M ( Management ability): Năng lực quản lý
E (Earning): Khả năng sinh lời
L (Liquidity): Khả năng thanh khoản
2.4.1 Vốn tự có của ngân hàng thương mại – Capital (C)
Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, VTC của một ngân hàng mặc dù chiếm tỷ lệ
nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng (khoảng < 10%) nhưng nó giữ vị trí rất
quan trọng, quyết định quy mô và phạm vi kinh doanh. Nó là cơ sở quyết định huy
động bao nhiêu vốn trên thị trường và được sử dụng vào mục đích gì. Mặt khác, vốn
của ngân hàng là cái đệm chống đỡ sự giảm sút của tài sản Có của ngân hàng. Đối
với kinh doanh tiền tệ, ngân hàng có đủ VTC, có VTC lớn và duy trì được VTC là
biểu hiên của một ngân hàng bền vững.
VTC là căn cứ để xác định khả năng thanh toán cuối cùng (tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu) là khả năng đáp ứng toàn bộ các cam kết của một ngân hàng. Khả năng thanh
toán có tính chất cơ cấu và lâu dài hơn khả năng sẵn sàng chi trả. Một ngân hàng có
thể thiếu tạm thời khả năng chi trả, nhưng về cơ bản lại có khả năng thanh toán và
ngược lại.
Phân tích VTC của ngân hàng bao gồm 2 phần chủ yếu:
 Phân tích khả năng an toàn của VTC.
 Phân tích tình hình trích lập các quỹ của ngân hàng.
Ngân hàng nhà nước thường sử dụng 2 chỉ số sau để tiến hành đánh giá VTC
của ngân hàng:
Chỉ số 1:


Chỉ số 2:



VTC là căn cứ để xác định giới hạn cho vay đối với một khách hàng. Ở Việt
Nam, VTC là căn cứ để xác định các giới hạn sau:
Vốn tự có
H
1

=

Số tiền huy động
Vốn tự có
H
2

=
Tổng giá trị tài sản Có
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang

7

− Đầu tư cổ phần hoặc liên doanh không quá 50% VTC.
− Cho vay các đối tượng ưu đãi không quá 5% VTC.
− Cho vay tối đa một khách hàng không quá 15% VTC.
− Tổng số tiền bảo lãnh cho một khách hàng củ một tổ chức tín dụng không được
vượt quá tỷ lệ 15% so với VTC của tổ chức tín dụng đó.
2.4.2 Chất lượng tài sản Có – Asset quality (A)
Tài sản Có là phần sử dụng nguồn vốn đưa vào kinh doanh và duy trì khả năng

thanh toán của một ngân hàng. Tài sản Có của ngân hàng bao gồm tất cả các khoản
mục bên phải của bảng Cân đối tài sản, đó là: Tài sản ngân quỹ, tài sản cho vay, tài
sản đầu tư và tài sản cố định.
Chất lương tài sản Có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về mặt tài
chính, khả năng sinh lời, năng lực quản lý và phần lớn rủi ro trong hoạt động kinh
doanh tiền tệ. Hầu hết rủi ro kinh doanh tiền tệ đều tập trung ở tài sản Có. Chất lượng
tài sản Có là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong
đó chất lượng của các khoản cho vay và đầu tư là yếu tố quyết định đến chất lượng
tài sản Có của một ngân hàng. Nếu tổn thất trong cho vay lớn sẽ dẫn đến lỗ, làm
giảm VTC, ảnh hưởng đến khă năng chi trả và biểu hiện quản lý của ngân hàng yếu
kém.
Trong tài sản Có có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm tài sản không sinh lời, nhóm
tài sản có khả năng sinh lời. Trong đó, tài sản có sinh lời có vai trò quyết định hiệu
quả kinh doanh của một ngân hàng.
Để đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu tài sản Có của một NHTM thường sử
dụng 2 hệ số cơ cấu sau:
 Hệ số cơ cấu tỷ lệ của 4 nhóm tài sản Có: Ngân quỹ, cho vay, đầu tư và tài sản
cố định. Ngân hàng nào có tài sản cho vay và tài sản đầu tư càng lớn với điều kiện
đảm bảo những tỷ lệ thích đáng cho tài sản ngân quỹ và tài sản cố định thì cơ cấu tài
sản Có của ngân hàng đó càng hợp lý.
 Hệ số cơ cấu tỷ lệ của 2 nhóm tài sản Có sinh lời và tài sản Có không sinh lời:
Hệ số này cho phép nhận định mức độ tận dụng các nguồn vốn của ngân hàng để tối
đa hóa lợi nhuận.
Để đánh giá chất lượng tài sản, thường sử dụng chỉ tiêu sau:
 Hệ số nợ quá hạn trên 90 ngày dư nợ bình quân
 Hệ số nợ không có khă năng thu hồi = dư nợ không có khả năng thu hồi/ dư nợ
bình quân.
 Hệ số bù đắp nợ không có khă năng thu hồi = Quỹ dự phòng rủi ro/ nợ không
có khả năng thu hồi.
Phân tích chất lượng tài sản Có tại ngân hàng thì bao gồm 2 phần:

 Phân tích tình hình dự trữ tại ngân hàng:
Tổng số tiền
dự trữ bắt buộc
(DTBB)
=
(Số dư bình quân
TGKKH&TGCKH< 12 tháng
x11%)

+
(Số dư bình quân
TGCKH >= 12 tháng
x5%)
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang

8


 Phân tích qui mô, chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng dựa trên các chỉ
số:
Chỉ số 1: Tổng dư nợ /nguồn vốn huy động
Chỉ số này giúp so sánh khả năng cho ay của ngân hàng với khả năng huy động vốn,
đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động.
Chỉ số 2: Tổng dư nợ / tổng tài sản Có
Chỉ số này tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản Có và qui mô hoạt động
kinh doanh tại ngân hàng.
Chỉ số 3: Nợ quá hạn / Tổng dư nợ

Chỉ số này đánh giá chất lượng công tác tín dụng tại ngân hàng.
2.4.3 Năng lực quản lý – Management ability (M)
Lý thuyết CAMEL cho rằng khả năng quản lý của một ngân hàng là yếu tố năng
động nhất. Nếu khả năng quản lý tốt có thể biến một ngân hàng yếu kém thành một
ngân hàng hoạt động tốt hơn và ngược lại.
Nói đến khả năng quản lý là nói đến yếu tố con người, tổ chức và chính sách. Tất
cả quy tụ lại ở năng lực quản lý của ban giám đốc điều hành và biểu hiện chất lượng
quản lý bằng hiệu quả trong kinh doanh. Việc đánh giá vấn đề này được thực hiện
theo những nội dung:
− Năng lực đề ra sách lược trong kinh doanh, có sức cạnh tranh và đứng vững
trong thị trường.
− Đưa ra kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng và có hiệu quả.
− Vạch ra được các thủ tục quản lý nghiệp vụ, quy trình thực hiện nghiệp vụ và
bảo đảm sự tuân thủ các thủ tục và quy trình này trong giao dịch kinh doanh.
− Tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách
nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên và chuyên gia, cũng như giữa các khâu, giữa
các bộ phận của guồng máy.
− Có chính sách nhân sự hợp lý, khuyến khích tính tích cực của mọi thành viên
trong công việc, duy trì được kỷ luật trong nội bộ, tạo không khí cởi mở, tinh thần và
thái độ hợp tác trong công việc.
2.4.4 Khả năng sinh lời – Earning (E)
Lý thuyết CAMEL cho rằng kinh doanh có lãi mới tạo được sinh lực cho ngân
hàng tồn tại và phát triển. khả năng sinh lời là kết quả cụ thể nhất trong kinh doanh.
Mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường chỉ có thể tồn tại và phát triển bằng kinh
doanh có lãi.
Để đánh giá chung khả năng sinh lời của ngân hàng, thì phải tập hợp đúng các
khoản thu nhập và chi phí trong kỳ, loại bỏ các khoản thu nhập không đúng chế độ
và các khoản thu bất hợp lý ra khỏi công thức xác định lợi nhuận.



Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang

9

Các chỉ số dùng để phân tích khả năng sinh lời của NHTM:
 Tỷ số Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản: ROA (Return On Assets)
Lợi nhuận ròng
ROA

=
Tổng tài sản
X 100%

Lợi nhuận =

Tổng thu nhập -

Tổng chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
ROA càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt
 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu: ROE (Return On Equity)
Lợi nhuận ròng
ROE =
Vốn tự có
X 100%
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn tự có, đo lường tỷ suất lợi nhuận ròng
trên VTC của ngân hàng

 Mức lãi biên tế:
Thu lãi - Chi lãi
Mức lãi biên tế =
Tài sản sinh lời
x 100%

Trong đó: Tài sản sinh lợi = Tài sản có - tiền mặt – tài sản cố định
Mức lãi biên tế đánh giá khả năng sinh lợi của tài sản, một đồng tài sản sinh lợi
đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu phần trăm thu nhập thuần.
 Tổng thu nhập trên tổng tài sản:
Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Chỉ số cao chứng tỏ ngân
hàng đã phân bố tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả.
2.4.5 Khả năng thanh khoản – Liquidity (L)
Khả năng thanh khoản là môt chuẩn mực họat động quan trọng của một ngân
hàng. Đây là một yếu tố hết sức nhạy cảm đối với hoạt động ngân hàng.
Khả năng thanh khoản của một ngân hàng có thể xem xét theo nhiều góc độ khác
nhau. Theo nghĩa hẹp, khả năng thanh khoản bao gồm khoản dự trữ tiền mặt để sẵn
sàng đáp ứng cho những nhu cầu rút tiền bất ngờ của nhân dân. Do đó việc để lại
những lượng tiền mặt tối thiểu để phòng nhưng biến cố như vậy là điều phải làm tại
các ngân hàng.
Ngoài ra khả năng thanh khoản còn chỉ ra những khái niệm rộng hơn. Vào một
lúc nào đó, giả sử ngân hàng có một khách hàng tốt và an toàn đến xin vay. Nếu ngân
hàng không thể cho vay được vì dự trữ còn quá ít, người ta gọi đây là tình trạng “kẹt
thanh khoản”. Ngược lại, trường hợp ngân hàng đủ điều kiện để đáp ứng ngay yêu
cầu xin vay này, thuật ngữ chuyên môn gọi đó là “đủ thanh khoản”. Từ những thí dụ
trên, có thể khái quát rằng, đứng về phía ngân hàng, thanh khoản là “tình trạng tiền
mặt sẵn sàng để chi trả hay gia tăng tài sản có”. Để đánh giá tình hình thanh khoản
và khả năng thanh khoản của ngân hàng có thể xem xét một số chỉ tiêu sau:

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang

10


Hệ số thanh toán tức thời:
Tài sản Có động
Hệ số thanh toán tức thời =
Tài sản Nợ dễ biến động
Tài sản biến động Có là tài sản có dễ chuyển đổi thành tiền. Theo quy định của
ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tài sản biến động Có của NHTM bao gồm:
tiền mặt tại quỹ, vàng bạc tồn kho, tiền gửi không kỳ hạn ở NHNN, tiền gửi không
kỳ hạn ở các TCTD trong và ngoài nước, các hợp đồng cam kết được vay, tín dụng
kho bạc.
Tài sản dễ biến động Nợ là loại tài sản dễ bị rút ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi
ngân hàng gặp khó khăn về tài chính. Tài sản biến động Nợ bao gồm các loại sau:
+ Tiền gửi không kỳ hạn của thị trường 1 (các khoản tiền gửi, tiền vay, cho
vay đầu tư cho khách hàng không phải ngân hàng, gọi tắt là khoản kinh doanh ở thị
trường 1 - thị trường có khả năng mang lại lợi nhuận cao).
+ Tiền gửi không kỳ hạn của thị trường 2 (thị trường 2 là thị trường liên ngân
hàng. So với thị trường 1, thị trường 2 mang lại lợi nhuận thấp hơn nhưng các
NHTM cần thiết phải đi giao dịch với thị trường này để thực hiện các nghiệp vụ
thanh toán, đại lý, vay mượn và các nghiệp vụ hỗ trợ khác).
+ Vay ngắn hạn các TCTD.
+ Các cam kết cho vay.
Chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng có thanh khoản tốt. Nhưng nếu quá cao
sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng bởi vì tài sản biến động Có là tài
sản không sinh lời của ngân hàng hoặc có độ sinh lời thấp. Thông thường các ngân

hàng hoạt động tốt có thể duy trì chỉ số này tương đối thấp hơn ngân hàng bị đánh
giá là hoạt động yếu kém.
 Tỷ số thành phần tiền biến động:
Tiền gửi thanh toán
Tỷ số thành phần biến động

=
Tổng số tiền gửi
Tỷ số thành phần tiền biến động cho biết cơ cấu tiền gửi để thanh toán trong tổng
số tiền gửi của ngân hàng. Tỷ lệ này cho ngân hàng biết cần có một lượng tài sản có
tính thanh khoản cao cần thiết để đảm bảo thanh toán bất cứ lúc nào cho giá trị tiền
gửi thanh toán này. Tỷ số thành phần tiền biến động càng cao cho thấy nhu cầu cần
sử dụng vốn trong tương lai càng cao.
2.4.6 Phân tích điểm hòa vốn của ngân hàng thương mại
Điểm hòa vốn của NHTM được xác định các kinh tế gia xem là điểm biểu thị
mức cho vay hoặc thu nhập mà tại đó doanh số của ngân hàng đủ trang trải toàn bộ
chi phí bao gốm: Định phí, biến phí ở mức không lời không lỗ.




Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang

11

Để xác định điểm hòa vốn của NHTM, sử dụng công thức:
Tổng định phí

Tổng biến phí
Thu nhập hòa vốn =
1

-

Tổng thu nhập

Thu nhập hòa vốn
Điểm hòa vốn (%) =

Tổng thu nhập
X 100%

Dư nợ hòa vốn = Dư nợ thực tế X Điểm hòa vốn
Trong đó, định phí và biến phí của ngân hàng được xác định như sau:
Định phí của ngân hàng bao gồm:
− Tiền lương phải trả cho công nhân viên
− Bảo hiểm xã hội và các chi phí khác
− Chi phí khấu hao tài sản cố định của ngân hàng
− Chi phí cho các công cụ lao động
− Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định
− Chi về vật liệu giấy in
− Chi về kho quỹ
− Các chi phí cố định khác.
Các chi phí này thường cố định trong một kỳ hạch toán, nó không bị ảnh hưởng
bởi qui mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong kỳ.
Biến phí của ngân hàng bao gồm:
− Chi trả lãi tiền gửi
− Chi trả lãi tiền vay

− Chi trả lãi phát hàh trái phiếu
− Chi về kinh doanh vàng bạc, đá quý
− Chi về kinh doanh ngoại tệ
− Chi mua bán chứng khoán
− Chi khác về hoạt động kinh doanh.
Các chi phí này luôn biến động theo mức độ kinh doanh của NHTM. Khi qui mô
kinh doanh của ngân hàng tăng lên, chi phí này cũng tăng thêm và ngược lại khi
phạm vi hoạt động của ngân hàng thu hẹp, chi phí này cũng giảm sút.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang

12

Chương 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SÀI
GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH AN GIANG
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển
3.1.1 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thành lập ngày 21/12/1991 trên
cơ sở sáp nhập từ Ngân hàng Phát Triển Kinh Tế Gò Vấp và 3 hợp tác xã Tín Dụng:
Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia tại TP. Hồ Chí Minh.
Sau 16 năm hoạt động, Sacombank vươn lên dẫn đầu khối Ngân Hàng về tốc
độ tăng trưởng với tỷ lệ hơn 50%/Năm, về vốn điều lệ với 4,450 tỷ đồng và mạng
lưới 190 chi nhánh và 9,700 đại lý của 251 Ngân hàng tại 91 quốc gia và lãnh thổ.
Với định hướng là một ngân hàng bán lẻ, Sacombank rất thành công trong lĩnh
vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, luôn chú trọng đến hoàn thiện các sản phẩm
dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân. Năm 2002, Sacombank được Công Ty Tài

Chính Quốc Tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế Giới (World Bank) góp vốn đầu tư.
Với tỷ lệ 10% vốn điều lệ, IFC đã trở thành cổ đông lớn nước ngoài thứ hai của
Sacombank sau Quỹ đầu tư Dragon Financial Holdings (Anh Quốc). Ngày 8/8/2005,
Ngân hàng ANZ chính thức ký hợp đồng góp vốn cổ phần với tỷ lệ 10% vốn điều lệ
vào Sacombank và trở thành cổ đông nước ngoài thức ba của Sacombank.
Sacombank là ngân hàng có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam với gần
33,000 cổ đông.Vào năm 2007, Sacombank vừa nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt
nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa & nhỏ trong năm 2007”, do Quỹ Phát
triển Các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Cộng đồng châu Âu (SMEDF) bình chọn. Đây
là lần thứ 2 liên tiếp Sacombank nhận được giải thưởng này.
Giải thưởng nhằm ghi nhận những nỗ lực của Ngân hàng trong hoạt động hỗ
trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, như: cho vay vốn để đầu tư máy móc thiết bị,
cải tiến công nghệ nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng
sản phẩm; tổ chức các buổi hội thảo về kinh nghiệm quản trị kinh doanh, điều hành
doanh nghiệp, tư vấn chuyên sâu về lựa chọn và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh để có thể tồn
tại và phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập.
Mục tiêu chung giai đoạn đến năm 2010 Sacombank sẽ có mặt tại tất cả các
tỉnh thành trong cả nước với số lượng khoảng 350 điểm giao dịch và tiến tới mở rộng
hoạt động ở nước ngoài (Trung Quốc, Campuchia, Lào). Trong giai đoạn này là
quyết tâm xây dựng Sacombank trở thành ngân hàng bán lẻ - đa năng – hiện đại, chú
trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng mạng lười hoạt động và hiện đạI
hóa công nghệ ngân hàng, đồng thời tăng nhanh quy mô nguồn vốn huy động đẩy
nhanh nhịp độ phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng phi truyền thống,
nhất là các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, đạt mức trung bình tiên tiến trong
khu vực, và kỳ vọng trong giai đoạn 10 năm tiếp theo sẽ hình thành một tập đoàn tài
chính đa chức năng, đa sở hữu mà trong đó Sacombank là hạt nhân.
Phương châm hành động: “Biến cơ hội thành lợi thế so sánh – biến cạnh tranh
thành động lực phát triển – biến sở đoàn thiếu hợp tác thành thế mạnh hợp tác” (Chủ
tịch HĐQT).

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang

13

3.1.2 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh An Giang
3.1.2.1 Tình hình hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn AG
Hệ thống tổ chức: 46 tổ chức tín dụng đang hoạt động.
 08 Chi Nhánh NHTM Quốc Doanh: Công Thương, Ngoại Thương, Đầu Tư và
Phát Triển, Nông Nghiệp và PTNT, Ngân Hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL, ….
 1 Ngân Hàng chính sách xã hội.
 14 Chi Nhánh NHTMCP: Á Châu, Đông Á, Sacombank, Sài Gòn Công Thương,
Cổ Phần Sài Gòn, Phương Nam, Phương Đông, VIBank, An Bình, Nam Việt,
Techcombank, Việt Á, SHB, ….
 1 NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên.
 1 Quỹ TD Trung Ương và 25 Quỹ TD cơ sở.
3.1.2.2 Sacombank chi nhánh An Giang
Sacombank – chi nhánh An Giang toạ lạc trên đường Tôn ĐứcThắng- ngay
trung tâm thành phố Long Xuyên. Sacombank chi nhánh An Giang khai trương và đi
vào hoạt động từ 03/08/2005 trên cơ sở Văn Phòng Đại Diện và Tổ Chức Tín Dụng
An Giang (trực thuộc chi nhánh Cần Thơ) với nhân sự ban đầu là 10 người. Tính đến
ngày 15/02/2008, ngoài trụ sở chi nhánh đặt tại TP. Long Xuyên còn 05 phòng giao
dịch: PGD Tân Châu (06/2006), PGD Châu Phú (11/2006), PGD Núi Sam, PGD
Châu Đốc và PGD Chợ Mới (15/02/2008). Sacombank An Giang là chi nhánh thứ 3
áp dụng hệ thống Corebanking (T24) là một trong những phương tiện hiện đại trong
việc quản lý ngân hàng.
Trong cùng xu thế phát triển của toàn hệ thống Sacombank, Sacombank An
Giang cũng đặt mục tiêu phát triển là trở thành Ngân hàng bán lẻ đa năng trên địa

bàn tỉnh, do vậy nhóm khách hàng trọng tâm mà Chi nhánh hướng đến là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh công tác tín dụng nhằm đầu tư vốn để tài trợ cho các
phương án sản xuất kinh doanh, phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Lợi thế của chi nhánh
− Nằm ở trung tâm TP.Long Xuyên nên đã thu hút được nhiều khách hàng đến
quan hệ.
− Công tác quảng bá thương hiệu Sacombank trong thời gian gần đây đã làm cho
nhiều người dân biết về Sacombank hơn.
− Công tác tiếp thị được đẩy mạnh, phát tờ rơi đến từng hộ gia đình nhằm thu hút
thêm khách hàng tiềm năng.
− Công tác chăm sóc khách hàng được chi nhánh đặc biệt quan tâm – xem đây là
vũ khí cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn – nên đã thu hút được nhiều
khách hàng ở các NHTM khác đến quan hệ.
Sau hơn 2 năm hoạt động bằng chính sự quyết tâm phấn đấu và nỗ lực không mệt
mỏi của tập thể CBCNV chi nhánh An Giang, Sacombank đã từng bước cũng cố ổn
định và gặt hái được nhiều thành tựu rất đáng kể: là chi nhánh có mức tăng trưởng
nhanh nhất trong khu vực Miền Tây Nam Bộ (có thể xếp loại là 1 trong 3 chi nhánh
đầu đàn khu vực). Được khách hàng đánh giá là một trong những ngân hàng có cung
cách phục vụ tốt nhất tại địa phương. Và đặc biệt trong năm 2006 chi nhánh An
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang

14

Giang được các cơ quan chính quyền địa phương trao bằng khen: 1 của UBND tỉnh
và 1 của Công An tỉnh.
3.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng
Căn cứ quyết định số 654/2007/QĐ-HĐQT về việc ban hành quy chế về tổ chức

hoạt động của chi nhánh, sở giao dịch và các đơn vị trực thuộc, tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ cuả các đơn vị trực thuộc Sở giao dịch và chi nhánh cấp 1 được hội đồng
quản trị ban hành gồm: Phòng Doanh nghiệp, Phòng Cá nhân, Phòng Hỗ trợ, Phòng
Kế toán và Quỹ và Phòng Hành chính .
3.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý Sacombank chi nhánh An Giang


















3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
 Phòng doanh nghiệp
− Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triển thị phần và chăm
sóc khách hàng hiện hữu.
− Hướng dẫn khách hàng về tất cả các vấn đề có liên quan đến cho vay, bảo lãnh.
− Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn,
khả năng quản lý, tài sản đảm bảo của khách hàng.

− Phân tích, thẩm định, đề xuất cho vay và gia hạn hồ sơ cho vay bảo lãnh.
− Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ.
− Thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay của Ngân hàng đến khách hàng.
Giám Đốc
P.Giám Đốc
Phòng
Kế toán & Quỹ
Phòng
Hỗ trợ
Phòng
Cá nhân
Phòng
Doanh nghiệp
Bộ phận
tiếp thị DN
Bộ phận
thẩm định DN
Bộ phận
tiếp thị CN
Bộ phận
thẩm định CN
Bộ phận
quản lý TD
Bộ phận
TTQT
Bộ phận
kế toán
Bộ phận
Quỹ
Phòng Giao Dịch

Bộ phận
Xử lý giao dịch
Phòng
Hành chính
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang

15

− Thực hiện thủ tục công chứng các hợp đồng cầm cố thế chấp và đăng ký giao dịch
bảo đảm.
− Tham gia tiếp nhận tài sản cầm cố.
− Lập chứng thư bảo lãnh đối với ghiệp vụ bảo lãnh nội địa.
− Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ, đột xuất sau khi cho vay.
− Đôn đốc khách hàng trả vốn và lãi đúng kỳ hạn.
− Đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ trễ hạn, quá hạn trong phạm vi trách
nhiệm theo quy định của Ngân hàng.
− Xây dựng kế hoạch tháng, năm; theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất
cho Giám đốc Chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác.
 Phòng cá nhân
Cũng giống như bộ phận tín dụng doanh nghiệp, ngoại trừ chức năng thứ 3 được
bổ sung như sau: nghiên cứu hồ sơ, xác minh nhân thân, nguồn thu nhập dùng để trả
nợ, tài sản đảm bảo,… của khách hàng cho vay bất động sản và tiêu dùng; tham gia
thực hiện việc giải ngân, thu nợ đối với nghiệp vụ cho vay cán bộ công nhân viên và
góp chợ theo quy định của Ngân hàng.
 Phòng hỗ trợ

Bộ phận quản lý tín dụng

− Kiểm soát các hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt trước khi giải ngân.
− Hoàn chỉnh hồ sơ, lập thủ tục giải ngân, thanh lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng.
− Quản lý danh mục dư nợ và tình hình thu hồi nợ.
− Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm soát về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc.

Bộ phận thanh toán quốc tế
− Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất
cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh
và phát triển thị phần.
− Hướng dẫn khách hàng tất cả các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế.
− Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất phát hành, tu chỉnh, thanh toán,
thông báo L/C và trong thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế khác.
− Lập thủ tục và thanh toán cho nước ngoài và nhận thanh toán từ nước ngoài theo
yêu cầu của khách hàng.
− Nhận xét tính hợp lệ của bộ chứng từ xuất khẩu và vị trí ngân hàng phát hành
L/C trong việc cho vay cầm cố bộ chứng từ.
− Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng theo quy định, quy chế kinh
doanh ngoại hối của Ngân hàng.
− Thực hiện việc chuyển tiền phi mậu dịch ra nước ngoài.
− Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận đảm trách.
− Quản lý và lưu trữ hồ sơ thanh toán quốc tế theo quy định.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang

16

− Xây dựng kế họach tháng, năm; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất
cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác.


Bộ phận xử lý giao dịch
− Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất
cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh
và phát triển thị phần.
− Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến
tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng; các nghiệp vụ tiền gửi tiết
kiệm, các nghiệp vụ kế toán tiền vay; chuyển tiền nhanh nội địa, chi trả kiều hối,
chuyển tiền phi mậu dịch; thu đổi ngoại tệ tiền mặt, séc và các loại thẻ quốc tế; các
nghiệp vụ về thẻ Sacombank, các nghiệp vụ liên quan đến vốn cổ phần, thu chi tiền
mặt…
− Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất
cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh
và phát triển thị phần.
− Thực hiện các tác nghiệp mua bán vàng phục vụ cho hoạt động huy động, cho
vay và hoạt động kinh doanh của đơn vị theo quy định của Ngân hàng.
− Lập các chứng từ kế toán liên quan do bộ phận đảm trách.
− Hướng dẫn và giới thiệu tất cả các sản phẩm của Ngân hàng.
− Tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng.
− Thực hiện các thủ tục ban đầu khi khách hàng sử dụng sản phẩm và hướng dẫn
khách hàng đến quầy giao dịch liên quan.
− Thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng phục vụ hoạt động của chi
nhánh.
 Phòng kế toán và quỹ
− Hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán kế toán đối với tất cả các đơn vị trực
thuộc chi nhánh.
− Đảm nhận công tác thanh toán của chi nhánh đối với nội bộ ngân hàng và các
ngân hàng khác.
− Tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính toàn chi nhánh.
− Quản lý chi nhánh điều hành.

− Quản lý thanh khoản.
− Quản lý kho quỹ.
− Bảo quản và sử dụng khuôn dấu của chi nhánh theo đúng quy định.
 Phòng hành chính
− Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư.
− Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của Chi Nhánh.
− Thực hiện mua sắm, tiếp nhân, quản lý, phân phối các loại tài sản, vật phẩm liên
quan đến hoạt động tại Chi Nhánh.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang

17

− Chủ trì việc kiểm kê tài sản, tham mưu, theo dõi thực hiện chi phí điều hành trên
cơ sở có kế hoạch đã được duyệt.
− Chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi kiểm tra công tác áp tải tiền, bảo vệ an
ninh, phòng cháy chữa cháy và bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở vật chất trong và
ngoài giờ làm việc.
− Quản lý hệ thống kho hàng cầm cố của Ngân hàng và nhân sự phụ trách kho hàng
cầm cố.
− Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự hàng năm căn cứ kế hoạch mở rộng
mạng lưới và kết quả định biên của chi nhánh.
− Phối hợp với Phòng nhân sự tại hội sở trong việc tuyển dụng tại chi nhánh.
− Quản lý các vấn đề nhân sự liên quan đến luật lao động: Hợp đồng lao động, nghỉ
phép,…tại chi nhánh.
− Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra tính tuân thủ chấp hành nội quy, quy
chế, quy định có liên quan đến nhân sự trong toàn chi nhánh.
3.3 Sơ lược một số sản phẩm dịch vụ tại Sacombank An Giang

Chi nhánh An Giang là chi nhánh mới thành lập nhưng tốc độ triển khai thực
hiện các sản phẩm dịch vụ là tương đối đa dạng và đầy đủ, chi nhánh không còn đơn
thuần chỉ thực hiện nghiệp vụ huy động và cho vay truyền thống, mà đã áp dụng
nhiều dịch vụ mới hoà trong xu thế phát triển chung của toàn ngân hàng.
Các dịch vụ như chuyển tiền nội địa, thanh toán quốc tế, thu đổi ngoại tệ, kinh
doanh ngoại tệ, chuyển tiền ra nước ngoài, kiều hối, chi hộ - thu hộ, bảo lãnh, tiết
kiệm tích luỹ và đặc biệt là dịch vụ thẻ và hệ thống máy rút tiền tự động (ATM) đã
làm cho hoạt động của chi nhánh ngày càng phong phú, đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu của khách hàng.
3.4 Tình hình hoạt động tại chi nhánh năm 2007
3.4.1 Công tác huy động vốn
Tổng số huy động (quy đổi VND) đến 31/12/2007 là 455 tỷ đồng, tăng 2329 tỷ
đồng so với đầu năm.
3.4.2 Về hoạt động cho vay
Hoạt động tín dụng là mảng hoạt động quan trọng và đóng góp nhiều nhất vào
tổng thu nhập của chi nhánh. Tổng dư nợ cho vay đến hết 31/12/2007 là 615 tỷ đồng,
tăng 348 tỷ đồng so với đầu năm. Nợ quá hạn là 0.5 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn trên
tổng dư nợ là 0.08%.
3.4.3 Về hoạt động dịch vụ
Thanh toán quốc tế
Tổng doanh số TTQT năm 2007 là 16 triệu USD, tăng 4.4 triệu USD so với năm
trước, với tốc độ tăng 38 %. Ngoài ra trong năm 2007 Chi nhánh đã thực hiện được 2
L/D trả chậm với doanh số 437 ngàn USD tăng 100% so với năm 2006.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang

18


Bảo lãnh
Trong năm qua, phần lớn là bảo lãnh nội địa với 199 hồ sơ, doanh số là 13,6 tỷ
đồng, tăng 8.1 tỷ đồng so với năm trước, với tốc độ tăng 147 %. Riêng bảo lãnh
Quốc tế Chi nhánh có phát hành 1 bảo lãnh trị giá 38,000 USD.
Chuyển tiền trong nước

Doanh số chuyển đi: 4,536 tỷ đồng, trong đó:
Trong hệ thống: 3,957 tỷ đồng, tăng 2,317 tỷ đồng so với năm trước, với tốc độ tăng
202%.
Ngoài hệ thống: 579 tỷ đồng, tăng 116 tỷ đồng so với năm trước, với tốc độ tăng
25%.

Doanh số chuyển đến: 1,929 tỷ đồng, trong đó:
Trong hệ thống: 1,415 tỷ đồng, tăng 947 tỷ đồng so với năm trước, với tốc độ tăng
45%.
Dịch vụ ngân quỹ và dịch vụ khác
Phần lớn là thu từ dịch vụ kiểm đếm là chính, có phát sinh từ dịch vụ chuyển tiền
nhanh trong T24.
3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007
Bảng 3-1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank An Giang
(2005 – 2007)
ĐVT: Triệu đồng
So sánh So sánh
06/05 07/06
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)

Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
I. Thu nhập 4.886

28.282

65.797

23.396

478,84

37.515

132,65

1. Thu lãi 4.712

26.722

62.926

22.01

467,11

36.204


135,48

2. Dịch vụ 174

1.56

2.871

1.386

796,55

1.311

84,04

II. Chi phí 3.201

16.217

43.364

13.016

406,62

27.147

167,40


1. Lãi
727

5.735

23.62

5.008

688,86

17.885

311,86

2. Dịch vụ
1.27

2.925

5.184

1.655

130,31

2.259

77,23


3. Chi phí NV
549

2.865

5.836

2.316

421,86

2.971

103,70

4. Nộp thuế
655

4.692

8.724

4.037

616,34

4.032

85,93


III.Lợi nhuận

1.685

12.065

22.433

10.38

616,02

10.368

85,93

(Nguồn: P. Kế Toán Sacombank An Giang)




Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang

19

Biểu đồ 3-1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank An Giang

(2005-2007)











Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập của chi nhánh không ngừng tăng trưởng. Cụ
thể tổng thu nhập năm 2007 đạt 65,797 triệu đồng, cao hơn năm 2006 là 37,515 triệu
đồng, tương ứng tăng 132.65%. Trong đó nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là thu
lãi cho vay vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Tổng chi phí hoạt động của Ngân hàng qua ba năm đều tăng. Năm 2005 đạt
3,201 triệu đồng, chiếm 65.51% tổng thu nhập của Ngân hàng. Năm 2006 đạt 16,217
triệu đồng, chiếm 57.34% tổng thu nhập. Năm 2007 đạt 43,364 triệu đồng, chiếm
65.91% tổng thu nhập. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 21,147 triệu đồng, tương
ứng 167.40%.
Hoạt động lợi nhuận của Ngân hàng đều tăng. Cụ thể năm 2005 lợi nhuận đạt
1,685 triệu đồng, sang năm 2005 lợi nhuận đạt 12,065 triệu đồng, năm 2007 đạt lợi
nhuận 22,433 triệu đồng. So sánh với năm 2005 thì năm 2006 lợi nhuận tăng 10,380
triệu đồng, tương ứng 616.02%, so với năm 2006 thì năm 2007 tăng 10,368 triệu
đồng, tương ứng tăng 85.93%.
Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua ba năm tăng, có
được kết quả khả quan như vậy là do công sức của cả một tập thể nhân viên Ngân
hàng phấn đấu vì lợi ích chung. Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới Ngân hàng cần
phải cố gắng hơn nữa trong các hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là hoạt

động cấp tín dụng để lợi nhuận luôn có sự gia tăng không ngừng.
3.6 Phương hướng phát triển năm 2008 đến 2010
3.6.1 Mục tiêu - kế hoạch kinh doanh
Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang, định hướng phát
triển của Sacombank và tình hình thực tế tại chi nhánh, chi nhánh An Giang đề ra các
chỉ tiêu như sau:
• Huy động vốn: Năm 2008 ước đạt 580 tỷ đồng chiếm 8.5% thị phần địa bàn,
với 9,000 khách hàng, đến 2010 ước đạt 1,800 tỷ đồng chiếm 10% thị phần địa bàn,
với 14,000 khách hàng.
28,282
65,797
2,547
11,555
34,640
2,340
31,157
4,886
16,758
0
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
70,000
2005 2006 2007
Năm
Triệu đồng
Thu nhập Chi phí Lợi nhuận


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang

20

• Cho vay: Năm 2008 ước đạt 900 tỷ đồng chiếm 7% thị phần địa bàn, với
13,000 khách hàng, đến năm 2010 ước đạt 1,500 tỷ đồng chiếm 10% thị phần địa
bàn, với 28,000 khách hàng.
• Doanh số TTQT: Năm 2008 ước đạt 20 triệu USD chiếm 3% thị phần địa bàn,
với 01 khách hàng, đến năm 2010 ước đạt 40 triệu chiếm 15% thị phần địa bàn, với
10 khách hàng.
• Thu phí dịch vụ: Năm 2008 ước đạt 3 tỷ đồng và đến năm 2010 ước đạt 5 tỷ
đồng chiếm 12 % lợi nhuận.
• Lợi nhuận trước DPRR: Năm 2008 ước đạt 22 tỷ đồng, đến năm 2010 ước đạt
40 tỷ đồng.
• Xếp loại chi nhánh: Chi nhánh phấn đấu đến 30/06/2008 được tăng hạng lên
loại 03 và đến năm 2010 là loại 02.
3.6.2 Biện pháp tổ chức thực hiện
Để có́ thể hoàn thành tốt những mục tiêu nêu trên, giữ vững sự phát triển ổn định
thì phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận nhằm thực hiện tốt mọi mặt hoạt
động tại Chi nhánh:
Về công tác huy động vốn: tiếp tục thực hiện việc phân khúc khách hàng theo số
dư tiền gửi để có chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý – ưu đãi. Tổ chức các buổi
hội thảo về huy động vốn, kỹ năng chăm sóc khách hàng để nâng cao trình độ của
đội ngũ nhân viên và thao tác chuyên nghiệp hơn. Mặt khác, tận dụng ưu thế về
mạng lưới và các chương trình quảng bá thương hiệu để tiếp thị thu hút khách hàng.
Đặc biệt chú trọng và tăng cường công tác tiếp thị, nhất là các doanh nghiệp để tranh

thủ nguồn vốn lãi suất thấp cũng như tiếp thị các doanh nghiệp nhà nước đối với sản
phẩm tiền gửi “Lãi suất tuần”
Về tình hình tín dụng: cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng mở rộng thêm
đối tượng cho vay để phân tán rủi ro nhưng với điều kiện là mở rộng tín dụng trên cơ
sở an toàn – hiệu quả. Cải tiến và tập trung giải quyết nhanh hồ sơ tín dụng và tiếp
tục phát huy các sản phẩm dịch vụ cho vay “nhanh – nhỏ - cao”, để thu lãi suất cao.
Bên cạnh đó, cần tăng cường khả năng thẩm định tình hình tài chính, khả năng trả nợ
của khách hàng cho đội ngũ nhân viên bằng nhiều hình thức: thi đua hái hoa dân chủ,
trao đổi kinh nghiệm, tập huấn nghiệp vụ….Ngoài ra còn phải rà soát, phân tích đánh
giá toàn bộ nợ quá hạn để có biện pháp xử lý dứt điểm, không để NQH mới phát
sinh. Phấn đấu nợ quá hạn luôn ở mức dưới 1%/tổng dư nợ. Bên cạnh việc tăng
cường công tác tiếp thị quảng bá thương hiệu, Chi nhánh phải thực hiện tốt chăm
sóc khách hàng để giữ chân khách hàng cũ – như thường xuyên thăm hỏi, thăm dò
khách hàng và đặc biệt là tăng cường hơn nữa công tác phục vụ tận nhà, phục vụ trọn
gói cho từng đối tượng khách hàng.
3.7 Thuận lợi và khó khăn về tình hình hoạt động của Sacombank
3.7.1 Thuận lợi
Tình hình kinh tế xã hội An Giang phát triển ổn định, hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp, các hộ cá thể được mở rộng và ngày càng phát triển,
khả năng tích lũy của đại bộ phận người dân ngày càng được nâng lên nên nhu cầu
về tín dụng, về tiền gửi và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung có điều kiện
để phát triển.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang

21

Đại đa số các nhân sự đều là người địa phương nên rất am hiểu địa bàn, cũng như

luôn nhận được sự ủng hộ tích cực từ người thân, bạn bè và nhất là các cơ quan ban
ngành địa phương nên hoạt động của chi nhánh luôn thuận lợi.
Công tác chăm sóc khách hàng được toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhành An
Giang xác định là vũ khí cạnh tranh và là trách nhiệm của mọi người, từ đó khách
hàng khi đến giao dịch lần đầu đã tạo ấn tượng tốt về Sacombank.
Hệ khách hàng sau hơn 2 năm hoạt động Chi nhánh An Giang đã tạo được một
hệ khách hàng tương đối lớn, đảm bảo cho Chi nhánh tăng trưởng và phát triển ổn
định và bền vững.
3.7.2 Khó khăn, thách thức
Tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn quá khốc liệt
và ra đời sau các ngân hàng TMCP khác nên mặc dù chi nhánh có tốc độ phát triển
rất nhanh nhưng thị phần còn thấp.
Các tổ chức Tín Dụng trên địa bàn đang triển khai nhiều chương trình khuyến
mãi, tặng quà cho khách hàng gởi tiền, trong khi Sacombank chương trình này quá ít
và không thường xuyên (Người dân An Giang thích được nhận quà khuyến mãi khi
gởi tiền hơn là nhận phiếu tham dự chương trình dự thưởng). Do sự cạnh tranh về lãi
suất với các ngân hàng thương mại Quốc doanh (nhất là đối với khách hàng lớn).
Riêng về cho vay góp chợ lãi suất của chi nhánh không thể cạnh tranh với ngân hàng
Mỹ Xuyên.
Một số sản phẩm dịch vụ của Sacombank còn hạn chế: như sản phẩm thẻ tiện ích
chưa cao, một số loại chi phí dịch vụ cao hơn so với các TCTD khác như phí thẩm
định, phí TTQT, phí sử dụng hạn mức.
Đối với sản phẩm cho vay QTD không thể phát triển do khó cạnh tranh với NH
Đông Á và NH Mỹ Xuyên về thủ tục quản lý TSTC, các hồ sơ vay vốn tái thế chấp
và đăng ký GDĐB.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang


22

Chương 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG
4.1 Phân tích Vốn của bản thân NHTM
4.1.1 Phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn tại Sacombank An Giang
Cơ cấu vốn và nguồn vốn được phân loại thành Tài sản Nợ và Tài sản Có trong
bảng cân đối tài sản của mỗi ngân hàng. Đây chính là một báo cáo tài chính tổng hợp
phản ánh toàn bộ tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó tại một thời
điểm nhất định. Qua bảng tổng kết tài sản, nhà quản trị có thể biết được tài sản hiện
có, hình thái vật chất, cơ cấu tài sản, tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài
chính của ngân hàng. Tài sản Có của ngân hàng là kết quả sử dụng vốn của ngân
hàng đó. Tài sản Nợ là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động, tạo lập được
dùng để đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Tài sản Có và tài sản Nợ
tại Sacombank An Giang được thể hiện qua bảng 4-1 và bảng 4-2.
Bảng 4-1. Tài sản Có tại Sacombank An Giang (2005 -2007)
ĐVT: Triệu đồng
2005 2006 2007
Chỉ tiêu
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)

Số dư
Tỷ
trọng
(%)
1.CV ĐT KH không phải NH 69,941

81.5

293,356

94.74

676,794

92.4

2.TG và cho TCTD khác vay 8,777

10.23

7,259

2.34

22,827

3.12

3.TSCD, thiết bị 11


0.01

53

0.02

110

0.02

4.Tài sản Có khác 890

1.04

3,429

1.11

6,634

0.91

5.Tiền mặt tồn quỹ 6,200

7.22

8,612

2.78


26,077

3.56

Tổng Tài sản Có 85,819

100

309,629

100

732,443

100

(Nguồn: Phòng Kế toán Sacombank An Giang)
Chú thích:
- CV ĐT: cho vay đầu tư
- TG: tiền gửi







Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT

Trang

23

Bảng 4-2. Tài sản Nợ tại Sacombank An Giang (2005 – 2007)
ĐVT: Triệu đồng
2005 2006 2007
Chỉ tiêu
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
1. TG của KH không phải NH 75,124

87.54

257,781

83.25

425,635


58.11

2. TG và TV các TCTD khác 2

0

1

0

1,738

0.24

3. Vốn tự có 7,089

8.26

39,694

12.82

107,230

14.64

4. Tài sản Nợ khác 3,604

4.2


12,153

3.93

23,804

3.25

Tổng Tài sản Nợ 85,819

100

309,629

100

732,443

100

(Nguồn: Phòng Kế toán Sacombank An Giang)
Chú thích:
- TG: Tiền gửi
- TV: Tiền vay
Từ bảng số liệu ta nhận thấy tổng Tài sản của Sacombank An Giang tăng mạnh
qua ba năm. Ban đầu, tổng Tài sản của ngân hàng mới chỉ có 85,819 triệu đồng
nhưng tới năm 2007 thì Tài sản của Sacombank An Giang đã là 732,443 triệu đồng.
Bên cạnh đó, VTC của ngân hàng tăng mạnh qua 3 năm. Năm 2005, khi mới được
nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 với hình thức ban đầu là tổ chức tín dụng
(TCTD) thuộc chi nhánh Cần Thơ, do đó VTC của ngân hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ

trong tổng tài sản Có (8.26%). Nhưng sau hai năm hoạt động thì VTC của ngân hàng
đã tăng vọt từ 39,694 triệu đồng (năm 2006) lên 107,230 triệu đồng (năm 2007), tăng
gần gấp 3 lần. Chính vì vậy mà tỷ trọng VTC của ngân hàng so với tổng tài sản Có
trong 2 năm là khá cao. Cụ thể, năm 2006 chiếm 12.82% và tăng lên 14.64% trong
năm 2007. Điều này đã tạo nên độ an toàn vững chắc cho các nghiệp vụ kinh doanh
của ngân hàng. Phân tích từng thị trường của ngân hàng ta nhận thấy:
 Tại thị trường 1 (các khoản tiền gửi, tiền vay đầu tư cho các khách hàng không
phải là ngân hàng):
Bảng 4-3. Các loại tiền gửi và tiền vay tại thị trường 1 của Sacombank
An Giang (2005-2007)
ĐVT: Triệu đồng
2005 2006 2007
Chỉ tiêu
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
1. Ngân hàng nhận 73,977

86.2

208,956


67.49

503,361

68.72

2.Các khoản TDĐT 69,941

81.5

293,356

94.74

676,794

92.4

Chênh lệch 4,036

4.7

-84,400

-27.26

-
173,433


-23.68

(Nguồn: Phòng Kế toán Sacombank An Giang)
Chú thích: - TDĐT: tín dụng đầu tư
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang

24

 Tại thị trường 2 ( Các khoản nhận và cung cấp vốn cho thị trường liên ngân hàng)
Bảng 4-4. Các loại tiền gửi và tiền vay tại thị trường 2 của Sacombank
An Giang (2005-2007)
ĐVT: Triệu đồng

2005 2006 2007
Chỉ tiêu
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)

1. Ngân hàng nhận 2

0

1

0

1,738

0.24

2. Cung cấp TV & TG
cho các TCTD ≠ 8,777

10.23

7,259

2.34

22,827

3.12

Chênh lệch -8,775

-10.23

-7,258


-2.34

-21,089

-2.88

(Nguồn: Phòng Kế toán Sacombank An Giang)
Các khoản chênh lệch trên được ngân hàng bù đắp từ các nguồn sau:
– Vốn của bản thân ngân hàng còn lại sau khi trang bị tài sản cố định, thiết bị
– Khoản chênh lệch giữa tài sản Nợ khác > tài sản Có khác.
– Cuối cùng là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của ngân hàng.
Từ kết quả phân tích số liệu ở trên ta thấy cơ cấu vốn - nguồn vốn của ngân
hàng rất tốt và độ an toàn về vốn là tương đối vững trãi và tăng lên qua từng năm. Tỷ
trọng vốn đầu tư cho các khoản tài sản Có sinh lời cao chiếm 91.73% trên tổng tài
sản Có (81.5% + 10.23%) và tăng lên sau 2 năm. Cụ thể, năm 2006 đạt 97.08%, năm
2007 là 95.36%. Trong khi đó tỷ lệ nguồn vốn phải trả chi phí huy động chỉ chiếm
khoảng 86.2% (2005), 67.49% (2006) và 68.96% (2007), giảm mạnh sau 2 năm hoạt
động. Chính điều này đã góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng bởi vì
các khoản tiền gửi, tiền vay đầu tư cho các khách hàng không phải ngân hàng có chi
phí huy động còn thấp nhưng lãi suất cho vay lại cao hơn so với thị trường liên ngân
hàng. Điều này đã được thể hiện rõ qua tỷ lệ lợi nhuận ròng/ tài sản Có của ngân
hàng là tương đối cao là 5.33% (2006) và 3.73% (2007).
Nghiên cứu từng thị trường, ta thấy cách phân bổ vốn, nguồn vốn cho từng thị
trường tương đối lý tưởng, dao động trong 3 năm từ 91.73% đến 97.08%, vượt xa so
với yêu cầu tỷ trọng tối thiểu về các khoản kinh doanh ở thị trường 1 là 60%/ tổng tài
sản. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã tạo được uy tín đối với khách hàng trên địa bàn
và có một chiến lược kinh doanh, thu hút khách hàng đến giao dịch phù hợp khi mà
thời gian hoạt động của Sacombank trên địa bàn là tương đối ngắn.
4.1.2 Phân tích tình hình huy động nguồn vốn tại Sacombank

Điểm khác nhau cơ bản trong nguồn vốn của NHTM và các doanh nghiệp phi
tài chính là NHTM kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ các thành phần
kinh tế, còn các doanh nghiệp khác hoạt động bằng nguồn VTC là chính. Vì vậy tình
hình huy động vốn của ngân hàng luôn là yếu tố đầu tiên khi quan sát tài sản Nợ của
một ngân hàng. Đồng thời, huy động vốn cũng là hoạt động hết sức quan trọng trong
quá trình cạnh tranh của mỗi ngân hàng.
Với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng, chính vì vậy Sacombank
An Giang luôn nỗ lực mở rộng qui mô hoạt động, sử dụng nhiều biện pháp tích cực
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT
Trang

25

để huy động vốn từ các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tổ chức kinh tế để đáp ứng
nhanh chóng nhu cầu vay vốn từ các thành phần kinh tế. Vì vậy, vốn của Sacombank
tăng mạnh qua 3 năm. Cụ thể như sau:
Bảng 4-5. Tình hình huy động vốn tại Sacombank An Giang (2005-2007).
ĐVT: Triệu đồng
2005
2006 2007
Chỉ tiêu
Số dư
Tỷ trọng
(%) Số dư
Tỷ trọng
(%) Số dư
Tỷ trọng
(%)

1. Vốn tự có
7,089

39,694
107,230
2. Vốn huy động
75,175
100 257,781 100 599,670 100
2.1 TGKKH
35,888
47.74
23,005
0.89
65,108
10.86
2.2 TGCKH 781 1.04
60,793
23.58
44,349
7.4
2.3 TGTK
37,363
49.7 125,159 48.55 4
03,194
67.24
2.4 TG kỳ phiếu
1,143
1.52
43,451
16.86

87,019
14.51
3. VHĐ/ VTC (lần)
10.6

6.49

5.59

(Nguồn: Phòng Kế toán Sacombank An Giang)
Qua bảng phân tích, cùng với sự tăng lên của VTC thì VHĐ của Sacombank
cũng tăng lên mạnh mẽ. Trong đó tăng mạnh nhất là huy động từ lĩnh vực tiền gửi
tiết kiệm (TGTK). Trong tổng nguồn vốn huy động tại ngân hàng thì tỷ trọng
TGKKH và TGTK chiếm tỷ trọng lớn, TGCKH và TG kỳ phiếu chiếm tỷ trọng nhỏ
hơn. Ngay từ khi bắt đầu hoạt động loại tiền gửi này đã là một hình thức huy động
vốn chiếm tỷ trọng cao nhất của ngân hàng (49.7%). Sau 2 năm thì lượng tiền huy
động từ hình thức này vẫn chiếm nhiều nhất với 48.55% trong năm 2006 và tăng vọt
lên 67.24% vào năm 2007. Trong khi đó, hình thức huy động từ Tiền gửi thanh toán
bao gồm tiền gửi không kỳ hạn (TGKKH) và tiền gửi có kỳ hạn (TGCKH) chiếm
lượng nhỏ hơn. Điều này chủ yếu do lãi suất của mỗi loại tiền gửi quy định. Bởi vì
TGTK luôn có lãi suất huy động cao hơn. Cũng vì vậy, trong 2 năm qua thì tỷ trọng
TGKKH đã giảm xuống (từ 47.74% năm 2005 xuống chỉ còn 10.86% vào năm 2007)
khi mà lãi suất của loại TG này quá thấp so với các loại TG khác tại ngân hàng.
Từ những thay đổi trong cơ cấu và số dư của nguồn VHĐ thì tỷ lệ huy động
vốn/VTC của Saccombank dao động từ 5.59 lần đến 10.58 lần qua 3 năm. Tỷ lệ này
là tương đối thấp so với giới hạn tối đa pháp lệnh cho phép là 20 lần. Nhưng so với
khối NHNN thì tỷ lệ huy động trên là tương đối tốt. Đây cũng chính là chỉ số xác
định khả năng thu hút vốn của 1 đồng VTC và qui mô huy động vốn của ngân hàng
trong từng năm. Hai năm qua tỷ lệ này giảm xuống là do chiến lược mở rộng qui mô
của ngân hàng nên VTC của ngân hàng không ngừng tăng lên. Nên mặc dù lượng

vốn huy động có tăng lên rõ rệt, từ năm 2006 đến năm 2007 đã tăng lên 133% tương
ứng với 341,889 triệu đồng nhưng cũng chưa theo kịp với sự tăng lên của VTC (tăng
170%).Tuy nhiên nếu đánh giá về khă năng huy động vốn của ngân hàng thì có thể
thấy rằng chỉ trong thời gian ngắn nhưng ngân hàng đã đa dạng hoá các loại hình cho
huy động vốn, cũng như hình thức huy động để thu hút khoản tiền nhàn rỗi từ dân cư
phục vụ cho quá trình kinh doanh tại ngân hàng. Đây là nguồn vốn sinh lời mạnh mẽ
cho ngân hàng khi mà chi phí huy động thấp nhưng chi phí cho vay lại cao, tạo ra
khoản lợi nhuận cao cho ngân hàng.

×