Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Bài tập môn Kinh tế vi mô Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.82 KB, 45 trang )

BÀI TẬP KINH TẾ VI MÔ
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 1
Bài tập chương 1
Phần 1: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Bài 1. Thị trường và ngành khác nhau như thế nào? Giữa các
hãng thuộc các ngành khác nhau liệu có những tác động qua lại
như trên một thị trường hay không?
Bài 2. Nếu bạn phải sống một mình trên một hòn đảo, những
vấn đề trung tâm bạn cần giải quyết là gì?
Bài 3. Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào thuộc
kinh tế học vi mô, nhận định nào thuộc kinh tế học vĩ mô? Giải
thích ngắn gọn:
a. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong những năm 1998 –
2002 thấp hơn những năm 1888 – 1992.
b. Do ảnh hưởng của dịch H5N1, giá thực phẩm đã tăng.
c. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh thấp hơn so
với tỷ lệ thất nghiệp bình quân của cả nước.
d. Giá thép tăng cao ảnh hưởng mạnh đến ngành xây
dựng.
Bài 4. Giả sử tổng giá trị các nguồn lực ở doanh nghiệp X là Y
tỷ USD. Nếu sử dụng hết vào lĩnh vực sản xuất áo sơ mi sẽ sản
xuất được a đơn vị sản phẩm. Nếu sử dụng hết vào lĩnh vực sản
xuất bánh kẹo sẽ sản xuất được b đơn vị sản phẩm. Yêu cầu:
a. Xác định PPF của doanh nghiệp X.
b. Vẽ các điểm biểu diễn các trường hợp:
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 2
(i) Doanh nghiệp X chưa sử dụng hết các nguồn lực.
(ii) Doanh nghiệp X sử dụng hết các nguồn lực.
(iii) Doanh nghiệp X không thể đạt được vì thiếu


nguồn lực.
Bài 5. Trong các câu sau , câu nào mang tính thực chứng, câu
nào mang tính chuẩn tắc, giải thích:
a. Phân phối lương thực theo chế độ tem phiếu sẽ làm cản
trở hoạt động của thị trường lương thực.
b. Giá gạo bình quân tại Cần Thơ luôn thấp hơn giá gạo
bình quân tại Tp.Hồ Chí Minh khoảng 200 đ/kg. Theo
bạn, có thể mua đi bán lại được không?
c. Việc quy định đầu mối xuất khẩu gạo sẽ làm tăng giá
gạo xuất khẩu vì làm tăng chi phí.
Bài 6. Giả sử có đường giới hạn khả năng sản xuất của doanh
nghiệp AC như đồ thị đã cho, hãy điền vào chỗ trống những từ
thích hợp:
QBánh kẹo
xY
A
xX
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 3
x B
x
0 Q Quần áo
a. Nếu di chuyển từ điểm A đến điểm B thì sẽ có bánh
kẹo. . . . . . . . và quần áo . . . . . . .
b. Nếu doanh nghiệp đang tại X , các nguồn lực sản xuất
đang trong tình trạng . . . .
c. Nếu doanh nghiệp di chuyển từ X đến B , sẽ có . . . . . bánh
kẹo . . . . . và . . . . . . quần áo . . . . . . . . . . được sản xuất.
Bài 7. Những phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
a. Giá dầu của thế giới tăng vì mọi người đều nhận biết nguồn

cung ứng dầu của thế giới đang cạn dần.
b. Không thể có việc khám chữa bệnh mà không mất tiền vì
bạn luôn phải chi phí cho mọi hoạt động của mình.
c. Khi sử dụng những hàng hoá công cộng người ta luôn
không biết bảo vệ và giữ gìn những hàng hoá đó.
Phần 2: TRẮC NGHIỆM
1. Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào là điển hình cho việc trả lời câu
hỏi: “Sản xuất cái gì?” trong mô hình kinh tế chỉ huy?
a. Chính phủ trợ giá cho các căn hộ.
b. Luật pháp mang lại cơ hội công bằng như nhau cho mọi người
lao động.
c. Chính phủ giảm khấu trừ cho các khoản cầm cố, thế chấp của
tư nhân.
d. Quy định của chính phủ làm ảnh hưởng đến sự khấu hao để bù
đắp những hao mòn công nghiệp.
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 4
2. Trong kinh tế thị trường, nhân tố nào quan trọng nhất ảnh hưởng
đến sự khan hiếm :
a. Giá của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ?
b. Nhu cầu và sự mong muốn của người tiêu dùng.
c. Sự kiểm soát của chính phủ trong việc phân bổ các nguồn lực.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
3. Nhân tố nào trong các nhân tố sau đây không được xem là nguồn
lực sản xuất cơ bản:
a. Máy móc thiết bị.
b. Công nghệ.
c. Lao động chư a được đào tạo.
d. Tiền.
4. Ví dụ nào dưới đây là ví dụ minh hoạ tốt nhất về chi phí cơ hội?

a. Các khoản chi phí của doanh nghiệp trong chương trình đào
tạo nhằm để nâng cao kỹ năng cho người lao động.
b. Tổng số lợi nhuận mà doanh nghiệp đã bỏ qua khi quyết định
giảm một dây chuyền sản xuất để tăng sản lượng một sản
phẩm khác.
c. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp.
d. Tổng số tiền mà doanh nghiệp có thể kiếm được từ một dự án
đầu tư.
5. Chi phí cơ hội được hiểu là:
a. Số tiền mà doanh nghiệp kiếm được khi quyết định thực hiện
một dự án .
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 5
b. Cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất trong các cơ hội hiện
có của doanh nghiệp.
c. Số tiền mà doanh nghiệp có thể kiếm được từ một phương án
sản xuất thay thế tốt nhất trong tất cả các phương án thay thế
đã bị bỏ qua.
d. Số tiền mà doanh nghiệp kiếm được từ một phương án kinh
doanh không tốt như phương án kinh doanh đang thực hiện.
6. Các nhân tố sản xuất cơ bản là:
a. Tài nguyên, lao động, vốn , kỹ năng quản lý.
b. Tài nguyên, lao động, tiền, công nghệ.
c. Tài nguyên, lao động, vốn, tổ chức sản xuất.
d. Tài nguyên, lao động, vốn, công nghệ.
7. Sự khan hiếm tồn tại do:
a. Các nguồn lực sản xuất có giới hạn .
b. Cầu về sản phẩm hàng hoá và dịch vụ không ngừng tăng lên.
c. Các nguồn lực sản xuất không thể đáp ứng hoàn toàn cầu về
sản phẩm hàng hoá và dịch vụ không ngừng tăng lên.

d. Các câu trên đều đúng.
8. Ví dụ nào dưới đây minh hoạ cho “Sản xuất cái gì?”
a. Việc sử dụng công nghệ thâm dụng lao động thay vì thâm
dụng vốn là xu hướng phát triển của công nghệ dệt .
b. Sản xuất máy bay dân dụng sẽ ít lợi nhuận hơn sản xuất máy
bay quân sự.
c. Việc sản xuất và lắp ráp máy vi tính hiện nay được tổ chức
phần lớn tại Hong Kong và Đức.
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 6
d. Doanh nghiệp nên thuê nhà xưởng thay vì mua nhà xưởng mới.
9. Với một số vốn đầu tư xác định, chị Nga lựa chọn giữa 4 phương
án A, B, C và D lần lượt có lợi nhuận kỳ vọng là: 60 , 75, 92 và 57
triệu đồng. Nếu chị Nga chọn phương án C thì chi phí cơ hội của
phương án đó là:
a. 75 triệu đồng b. 60 triệu đồng c. 57 triệu đồng d.
Không xác định được
Bài tập chương 2
Phần 1: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Bài 1. Giả sử có số liệu điều tra về cung và cầu đối với bếp ga.
Giá
(ngàn đồng/chiếc)
Lượng cầu
(triệu chiếc)
Lượng cung
(triệu chiếc)
500
600
700
800

900
1.000
1.100
1.200
1.300
1.400
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
1,5
2
2,5
3
3,5
4
4,5
5
5,5
6
a. Hãy vẽ đường cung, đường cầu và xác định giá và lượng
cân bằng của thị trường bếp ga.
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 7

b. Hãy xác định lượng dư cung hoặc lượng dư cầu nếu giá bán
bếp ga là 800 ngàn đồng/ chiếc hoặc 1,2 triệu đồng /chiếc.
c. Hãy mô tả sự biến động của giá cả trên thị trường bếp ga
trong những trường hợp của câu b.
d. Nếu giá ga tăng, hãy cho biết cung hay cầu đối với bếp ga
sẽ biến động. Minh hoạ trên đồ thị sự biến động này để xác
định giá và lượng cân bằng mới.
Bài 2. Những nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích và
minh hoạ bằng đồ thị.
a. Công ty TNHH Ánh Sáng chuyên kinh doanh bất động sản
có một khu đất ở Quận 9. Họ đang bỏ hoang khu đất này,
không khai thác, và cũng không bỏ chi phí để làm cỏ hay
rào . Vậy chi phí cơ hội của khu đất này bằng 0.
b. Giá đất ở Tỉnh Bình Dương tăng mạnh trong những năm
gần đây tăng mạnh là do cầu về đất tăng.
c. Giá đất ở thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm gần đây
giảm do cầu về đất giảm.
d. Cầu về thịt gà co giãn ít hơn so với cầu các loại thịt nói
chung.
e. Chính sách xây nhà cho người có thu nhập thấp sẽ giúp
những người có thu nhập thấp có cơ hội mua nhà nhiều
hơn.
f. Chính sách mỗi người chỉ được đăng ký một xe máy sẽ làm
giảm giá xe máy.
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 8
Bài 3. Giả sử có số liệu về cung và cầu của thị trường kem đánh
răng như sau:
Giá
(ngàn đồng/sản phẩm)

Lượng cầu
(ngàn sản phẩm)
Lượng cung
(ngàn sản phẩm)
3
5
7
9
11
20
16
12
8
4
5
8
11
14
17
a. Viết phương trình đường cung, phương trình đường cầu
và vẽ đồ thị.
b. Xác định sản lượng cân bằng và giá cân bằng.
c. Tính hệ số co giãn của cầu và của cung theo giá tại điểm
cân bằng.
Bài 4. Giả sử có số liệu về cung và cầu của thị trường căn hộ
cho thuê như sau:
Giá
(ngàn
đồng/tháng)
Lượng cầu

(ngàn căn)
Lượng cung
(ngàn căn)
600
700
800
900
1.000
1.200
20
18
16
14
12
10
14
15
16
17
18
19
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 9
a. Viết phương trình đường cung, phương trình đường cầu
và vẽ đồ thị.
b. Xác định sản lượng cân bằng và giá cân bằng.
c. Tính hệ số co giãn của cầu và của cung theo giá tại các
mức giá là 800.000 đồng và 1 triệu đồng.
d. Nếu chính quyền thành phố quy định giá cho thuê căn hộ
tối đa là 700.000 đồng thì điều gì sẽ xảy ra trên thị trường?

Nếu thiếu hụt thì thiếu bao nhiêu căn?
e. Nếu chính quyền thành phố muốn giữ giá căn hộ cho thuê
là 700.000 đồng thì cần phải chi bao nhiêu tiền ? Nếu biết
chi phí để xây dựng một căn hộ cho thuê bình quân là 60
triệu đồng và khấu hao trong 10 năm.
Bài 5. Có hàm cầu của doanh nghiệp sản xuất giày thể thao là:
Qd = 90 – 1.6P
a. Nếu giá bán sản phẩm là 30 ngàn đồng/đôi thì lượng cầu
(đvt là ngàn đôi giày), doanh thu của doanh nghiệp và hệ số
co giãn của cầu theo giá là bao nhiêu?
b. Từ giá bán là 30 ngàn đồng/đôi nếu doanh nghiệp muốn
tăng tổng doanh thu thì nên tăng giá bán hay giảm giá bán
giày?
c. Nếu doanh nghiệp muốn tối đa hoá doanh thu thì nên bán
sản phẩm với giá bao nhiêu?
d. Nếu hệ số co giãn là Ed = -1 thì giá bán sản phẩm của
doanh nghiệp là bao nhiêu?
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 10
Bài 6. Giả sử có hàm cung và hàm cầu sản phẩm lúa mì như sau:
P = - 1/6 Q + 22
P = 2/3 Q - 18
( Giá bán tính theo ngàn đồng/kg , sản lượng tính theo ngàn kg)
a. Hãy xác định giá cân bằng và lượng cân bằng . Minh hoạ trên
đồ thị.
b. Xác định hệ số co giãn của cung và của cầu theo giá tại điểm
cân bằng.
c. Nếu chính phủ quy định giá bán sản phẩm là P = 16 ngàn
đồng/kg thì cần chi bao nhiêu tiền để mua hết lượng sản phẩm
thừa?

d. Tiếp theo câu a, nếu chính phủ trợ giá 1,5 ngàn đồng / kg thì số
tiền mỗi bên được nhận là bao nhiêu? Số tiền chính phủ phải
chi là bao nhiêu?
Bài 7. Có hàm cung , hàm cầu của thị trường sản xuất ti vi màu như
sau:
Q
d
= 180 – 40 P
Q
s
= 120 + 8 P
(giá bán tính theo triệu đồng/chiếc; sản lượng tính theo ngàn
chiếc)
a. Hãy xác định giá cân bằng và lượng cân bằng của thị trường.
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 11
b. Nếu chính phủ tăng thuế gián thu 10% giá bán ban đầu trên
mỗi đơn vị sản phẩm thì số thuế mỗi bên phải gánh chịu là bao
nhiêu?
c. Số tiền thuế chính phủ thu được là bao nhiêu?
Bài 8. Có hàm cung và hàm cầu của thị trường rượu như sau:
(D): P = -1/5 Q + 35
(S): P = 4/5 Q + 5
(Giá tính theo ngàn đồng/ lít ; sản lượng tính theo ngàn lít)
a. Hãy xác định giá cân bằng và sản lượng cân bằng của thị
trường rượu và minh hoạ trên đồ thị.
b. Xác định hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng.
c. Nếu chính phủ quy định hạn ngạch cho thị trường sản xuất
rượu là 20 ngàn lít, lúc đó, giá cân bằng và lượng cân bằng trên
thị trường là bao nhiêu? Minh hoạ trên đồ thị.

d. Xác định phúc lợi xã hội trước và sau khi chính phủ quy định
hạn ngạch .
Bài 9. Do thời tiết khô nóng, cầu về sản phẩm phòng chống cháy nổ
tăng cao. Hãy giải thích cơ chế điều tiết của thị trường để dịch
chuyển đến điểm cân bằng mới.
Bài 10. Hãy giải thích mối quan hệ giữa hai loại hai hàng hoá X và
Y, nếu hệ số co giãn theo giá chéo giữa hai loại hàng hoá này có giá
trị là :
a. E
XY
= 7
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 12
b. E
XY
= -5,4
c. E
XY
= 0
Bài 11. Giả sử thu nhập hàng tháng của hộ gia đình giảm từ 5 triệu
đồng xuống còn 3 triệu đồng, tiêu dùng của hộ gia đình hàng tháng
về sản phẩm X của họ lại tăng từ 20 lên 40 đơn vị sản phẩm .
a. Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập đối với sản phẩm X là bao
nhiêu?
b. X là loại hàng hoá gì đối với hộ gia đình này? Tại sao?
Bài 12. Giả sử hãng Hàng Không Việt Nam đang có chính sách phân
biệt giá vé máy bay đối với khách nước ngoài và khách Việt Nam sử
dụng dịch vụ của Hãng. Nếu hãng muốn tối đa hóa doanh thu thì có
nên xoá bỏ chính sách phân biệt giá , áp dụng chính sách một giá vé
hay không?

Phần 2: TRẮC NGHIỆM
1. Nguyên nhân nào dưới đây có thể làm giảm cầu đối với cá tươi:
a. Giá của thịt bò tăng.
b. Giá của cá giảm.
c. Giá của thịt gà giảm.
d. Số lượng cá đánh bắt được giảm.
2. Sự nhạy cảm của việc thay đổi lượng cầu đối với một loại hàng
hoá khi giá của một loại hàng hoá có liên quan thay đổi gọi là:
a. Hệ số co giãn thay thế.
b. Hệ số co giãn bổ sung.
c. Hệ số co giãn của cầu theo giá.
d. Hệ số co giãn của cầu theo giá chéo.
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 13
3. Hai loại hàng hoá là . . . . . . nếu lượng cầu của hàng hoá này tăng
khi giá của hàng hoá khác giảm.
a. Hàng hoá thông thường.
b. Hàng hoá bổ sung.
c. Hàng hoá thay thế.
d. Hàng hoá cao cấp hay hàng hoá xa xỉ.
4. Khi hệ số co giãn của cầu theo giá E
D
< -1, giá tăng sẽ làm cho tổng
doanh thu :
a. Tăng c. Không đổi
b. Giảm d. Không thể kết luận vì thiếu
thông tin
5. Nếu giá của bông cải tăng từ 2 ngàn đồng lên 3,5 ngàn đồng/kg ,
thì số lượng bông cải bán được trong một ngày sẽ giảm từ 18 kg
xuống còn 14 kg , vậy hệ số co giãn của cầu theo giá của bông cải là :

a. – 2.67 b. – 0.46 c. – 0.3
d. –0.67
6. Nếu hệ số co giãn của cầu theo thu nhập là – 0.18, hàng hoá đó
được xem là :
a. Hàng cao cấp c. Hàng thứ cấp
b. Hàng thông thường d. Hàng xa xỉ
7. Các yếu tố nào trong các yếu tố dưới đây không ảnh hưởng đến
cầu:
a. Sở thích của người tiêu dùng c. Thu nhập
b. Những dự đoán về tương lai d. Khoa học kỹ thuật
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 14
8. Các yếu tố nào trong các yếu tố dưới đây không ảnh hưởng đến
cung:
a. Chi phí sản xuất c. Thu nhập
b. Những dự đoán về tương lai d. Khoa học
kỹ thuật
9. Nhận định nào trong các nhận định dưới đây là không đúng:
a. Một sự gia tăng của cầu sẽ làm giá cân bằng và sản lượng cân
bằng của thị trường giảm.
b. Một sự gia tăng của cầu sẽ làm giá cân bằng và sản lượng cân
bằng của thị trường tăng.
c. Một sự giảm sút của cầu sẽ làm giá cân bằng tăng và sản
lượng cân bằng của thị trường giảm.
d. Một sự gia tăng của cung sẽ làm giá cân bằng giảm và sản
lượng cân bằng của thị trường tăng.
10. Có hàm cầu của thị trường đĩa CD nhạc là: Qd = 300 – 50 P.
Phương trình đường cầu là:
a. P = 300 – 50 Q c. P = 6 – 0.02 Q
b. P = 50 – 300 Q d. P = 6 + 0.02 P

11. Một sự thay đổi về lượng cầu do có sự thay đổi của giá hàng hoá
đó được gọi là:
a. Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập
b. Hệ số co giãn của cầu theo giá
c. Hệ số co giãn của cầu theo giá chéo
d. Hệ số co giãn của cung theo giá
12. Lương tối thiểu là một ví dụ về sự can thiệp của chính phủ bằng:
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 15
a. Giá sàn b. Giá trần c. Quy định giá d. Cả a và c
đúng
13. Một sự gia tăng thuế gián thu của chính phủ sẽ làm :
a. Dịch chuyển đường cầu sang trái
b. Dịch chuyển đường cầu sang phải
c. Các câu kia đều sai
d. Dịch chuyển đường cung sang trái
14. Một sự gia tăng thuế gián thu của chính phủ sẽ làm :
a. Giá tăng và sản lượng cân bằng của thị trường do đó cũng sẽ
tăng.
b. Lợi ích của người tiêu dùng và người sản xuất đều giảm, chỉ có
chính phủ được lợi.
c. Giá người mua phải trả và giá người sản xuất được nhận đều
tăng.
d. Người tiêu dùng và người sản xuất đều chịu thiệt hại.
15. Khi chính phủ tiến hành trợ giá cho người sản xuất , . . .
a. Chỉ có người sản xuất được lợi.
b. Chỉ có người tiêu dùng được lợi.
c. Chính phủ được lợi.
d. Cả a và b đúng.
16. Khi chính phủ quy định hạn ngạch (quota), . . .

a. Sản lượng sẽ tăng và giá tăng.
b. Tổn thất xã hội lớn hơn thiệt hại của người tiêu dùng.
c. Người tiêu dùng chịu thiệt hại .
d. Người sản xuất chỉ có lợi.
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 16
17. Khi chính phủ tiến hành trợ giá cho người sản xuất, giá cân bằng
của thị trường là:
a. Giá của người sản xuất được nhận và cao hơn so với khi
chính phủ chưa trợ giá.
b. Giá người tiêu dùng phải trả và cao hơn so với khi chính phủ
chưa trợ giá.
c. Giá người tiêu dùng phải trả và thấp hơn so với khi chính phủ
chưa trợ giá.
d. Giá của người sản xuất được nhận và thấp hơn so với khi
chính phủ chưa trợ giá.
18. Một sản phẩm khi được sử dụng kết hợp với một sản phẩm khác
được gọi là:
a. Sản phẩm thứ cấp. c. Sản phẩm thông thường.
b. Sản phẩm bổ sung. d. Sản phẩm thay thế.
19. Đường cầu thị trường của đĩa mềm (vi tính) dịch chuyển sang trái
là do:
a. Giá của máy vi tính cá nhân giảm c. Giá đĩa mềm tăng
b. Giá đĩa mềm giảm d. Có loại đĩa mới thay thế
20. Giá trần (giá tối đa) thường dẫn đến . . . .
a. Dư thừa hàng hoá c. Cân bằng thị trường
b. Thiếu hụt hàng hoá d. Lợi ích của người sản
xuất tăng
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 17

Bài tập chương 3
Phần 1: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Bài 1. Giả sử xác định được đường đẳng ích của Lan và Mai
đối với hai sản phẩm: chè và kem như sau:
Q
Chè
0 Q
Kem
Bài 2: Những nhận định sau là đúng hay sai? Giải thích :
a. Người tiêu dùng bình thường không hiểu biết về đường
ngân sách và đường đẳng dụng nên không thể có lựa chọn
tối ưu.
b. Nếu lạm phát làm tăng gấp đôi các khoản thu nhập và giá
cả , thì người tiêu dùng sẽ giảm lượng cầu đối với các loại
hàng hoá vì đường ngân sách sẽ dịch chuyển vào trong.
c. Vì không thể đo lường giá trị hữu dụng bằng tiền, nên thực
tế là không có giá trị hữu dụng khi tiêu dùng một hàng hoá
dịch vụ nào đó.
d. Nếu một người tiêu dùng hết thu nhập của mình thì người
đó đang trên đường ngân sách. Nếu người đó tiết kiệm một
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 18
U
Mai
U
Lan
U
Lan
: Đường đẳng ích của Lan.
U

Mai
: đường đẳng ích của Mai.
Hỏi giữa Mai và Lan ai thích ăn
chè hơn?
phần thu nhập của mình thì người đó không nằm trên
đường ngân sách.
e. Khi giá sách tăng, tôi sẽ thay đổi sở thích của mình từ mua
sách thành đọc sách trên mạng.
Bài 3: Giả sử bạn Tâm có khoản ngân sách là 120.000 đồng
dùng để ăn sáng. Bạn thích ăn phở bò và bún bò. Giá phở là 5.000
đồng/tô, giá bún bò là 4.000 đồng/tô. Hàm hữu dụng đối với phở và
bún bò của bạn Tâm là: TU = Q
phở
. Q
bún bò.
a. Hãy xác định lựa chọn tối ưu của bạn Tâm.
b. Nếu bạn Tâm cho rằng phở và bún bò là hai món ăn hoàn
toàn có thể thay thế cho nhau thì lựa chọn tối ưu của bạn sẽ
là gì?
Bài 4: Giả sử chị Loan có khoản ngân sách là 1 triệu đồng để
mua sắm quần áo và giày dép. Giá của quần áo là 200 000 đ/bộ, giá
giày dép là 100 000 đ/đôi. Hàm hữu dụng của chị Loan đối với quần
áo và giày dép là TU = Q
gd
(Q
qa
- 2).
a. Hãy xác định lựa chọn tối ưu của chị Loan.
b. Nếu giá quần áo tăng lên 250 000 đ/bộ, lựa chọn tối ưu của
chị Loan là gì?

c. Vẽ đường cầu cá nhân của chị Loan đối với quần áo , khi
giá quần áo thay đổi.
d. Từ giả thiết ban đầu, nếu chị Loan tăng khoản ngân sách
cho việc mua sắm thêm 200 000 đ nữa thì lựa chọn tối ưu
của chị Loan là gì?
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 19
Bài 5: Chị Hồng là người ăn chay trường. Chị có 600 000 đ để
dùng cho việc mua thực phẩm hàng tháng. Chị có thể lựa chọn giữa
hai loại thực phẩm là các loại thịt và rau cải. Giá của thịt bình quân là
30 000 đ/kg, giá của rau cải là 4 000 đ/kg.
a. Lựa chọn tối ưu của chị Hồng sẽ là gì?
b. Nếu giá thịt giảm, chỉ còn 25 000 đ/kg thì lựa chọn tối ưu của
chị Hồng là gì?
c. Từ giả thiết ban đầu, nếu giá rau cải tăng thành 6 000 đ/kg thì
lựa chọn của chị Hồng là gì?
Bài 6: Có lựa chọn tối ưu của một người tiêu dùng với hai loại
hàng hoá X, Y như trên đồ thị :
Q
Y
20
10 C
U
0 25 Q
X
Bài 7: Bạn An có khoản thu nhập là 300 000 đồng dùng
để mua hai loại sản phẩm giải trí: sách (Ký hiệu là S) và đĩa nhạc CD
(ký hiệu là D). Giá của sách là Ps = 20 000đ/bộ sách, giá của đĩa
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 20

Biết rằng thu nhập của người tiêu
dùng này là 1000 $.
a. Xác định giá cả của hai loại
hàng hoá X và Y.
b. Người này lựa chọn tiêu dùng
bao nhiêu đơn vị hàng hoá X?
c. Xác định tỷ lệ thay thế biên tại
C.
nhạc là P
D
= 10 000 đ/đĩa. Tổng giá trị hữu dụng của bạn An khi sử
dụng hai sản phẩm này lần lượt là :
TU
S
= -1/2 Q
S
2
+ 30 Q
S
TU
D
= -3/2 Q
D
2
+ 65 Q
D
a. Xác định lựa chọn tối ưu của bạn An.
b. Xác định tỷ lệ thay thế biên tại lựa chọn tối ưu của bạn An.
c. Tổng giá trị hữu dụng tối đa của bạn An là bao nhiêu?
Phần 2: TRẮC NGHIỆM

1. Một người tiêu dùng quyết định mua hàng hoá nào đó, vì:
a. Họ thích hàng hoá đó, dù cho nó không có giá trị gì.
b. Hàng hoá đó mang lại giá trị hữu dụng tốt nhất cho họ.
c. Giá cả của hàng hoá đó phù hợp với ngân sách của họ.
d. Cả b và c đúng.
2. Tổng hữu dụng (TU) là :
a. Toàn bộ mức thoả mãn mà người tiêu dùng đạt được khi tiêu
dùng một số lượng hàng hoá dịch vụ nào đó.
b. Toàn bộ mức thoả mãn mà người tiêu dùng đạt được khi tiêu
dùng một hàng hoá dịch vụ nào đó.
c. Toàn bộ mức thoả mãn mà người tiêu dùng đạt được khi tiêu
dùng thêm một đơn vị hàng hoá dịch vụ nào đó.
d. Toàn bộ mức thoả mãn mà người tiêu dùng đạt được khi tiêu
dùng một loại hàng hoá dịch vụ nào đó.
3. Hữu dụng biên (MU) là:
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 21
a. Giá trị hữu dụng tăng thêm (hay giảm đi) khi tiêu dùng ít đi
(hay tiêu dùng thêm) một hàng hoá dịch vụ cụ thể.
b. Giá trị hữu dụng tăng thêm (hay giảm đi) khi tiêu dùng thêm
(hay tiêu dùng ít đi) một đơn vị hàng hoá dịch vụ cụ thểù.
c. Giá trị hữu dụng mà người tiêu dùng đạt được khi tiêu dùng
một hàng hoá dịch nào đó.
d. Giá trị hữu dụng mà người tiêu dùng đạt được khi tiêu dùng
thêm một đơn vị hàng hoá dịch nào đó.
4. Quy luật hữu dụng biên cho thấy:
a. Khi tiêu dùng thêm một loại sản phẩm, giá trị hữu dụng của
sản phẩm đó sẽ giảm dần.
b. Khi tiêu dùng thêm một loại sản phẩm, hữu dụng biên của sản
phẩm đó sẽ giảm dần.

c. Khi tăng tiêu dùng một loại sản phẩm, giá trị hữu dụng của sản
phẩm đó sẽ gia tăng nhưng chậm dần , đến cực đại , rồi giảm
dần.
d. Cả b và c đúng.
5. Vì mục tiêu tối đa hoá lợi ích nên người tiêu dùng:
a. Sẽ luôn mua hàng hoá cho đến khi đạt tổng hữu dụng tối đa.
b. Chỉ mua một loại hàng hoá nhất định.
c. Sẽ mua những hàng hoá rẻ tiền mà tốt.
d. Các câu trên đều sai.
6. Lựa chọn của người tiêu dùng bị giới hạn bởi :
a. Giá cả của các loại hàng hoá luôn được xác định trước.
b. Thu nhập là có giới hạn.
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 22
c. Mục tiêu tối đa hoá tổng hữu dụng .
d. Các câu trên đều đúng.
7. Bạn Minh dùng bữa trưa gồm cơm và nước trà. Khi Minh tiêu hết
số tiền của mình dành cho bữa trưa, Minh vẫn muốn ăn thêm cơm.
Điều đó có nghĩa:
a. Minh thích ăn cơm .
b. Minh nên mua nhiều cơm hơn.
c. Minh chưa đạt tổng hữu dụng tối đa.
d. Không thể kết luận rõ ràng.
8. Một người tiêu dùng có lựa chọn tối ưu khi:
a. Hữu dụng biên có giá trị âm.
b. Hữu dụng biên bằng 0.
c. Hữu dụng biên tính theo một đơn vị tiền của các loại hàng
hoá là bằng nhau.
d. Hữu dụng biên của các loại hàng hoá là bằng nhau.
9. Đường cầu cá nhân là đường dốc xuống vì:

a. Khi giá tăng thì cầu đối với hàng hoá đó sẽ giảm.
b. Tác động thay thế và tác động thu nhập.
c. Cả a và b đúng.
d. Cả a và b sai.
Bài tập chương 4
Phần 1: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Bài 1. Các hàm sản xuất sau đây biểu thị lợi tức tăng dần ,
hay không đổi, hay giảm dần theo quy mô của doanh nghiệp:
a. Q = 0,75 K L
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 23
b. Q = 2 K + 2 L
c. Q = 0,8 K ( L – 1)
Bài 2. Hàm sản xuất của hai doanh nghiệp A và B , cùng sản
xuất tivi màu lần lượt là:
A: Q = 6 K
0,4

L
0,6
B: Q = 6 K
0,5
L
0,5
a. Nếu hai doanh nghiệp này sử dụng lao động và vốn với
cùng số lượng như nhau, và số lượng vốn bằng với số
lượng lao động thì doanh nghiệp nào sẽ sản xuất nhiều sản
phẩm hơn?
b. Nếu hai doanh nghiệp này sử dụng nhiều vốn hơn lao động
thì doanh nghiệp nào sẽ sản xuất nhiều sản phẩm hơn?

Bài 3. Những nhận định sau là đúng hay sai? Giải thích :
a. Ngắn hạn là thời gian mà doanh nghiệp chỉ sản xuất được ít sản
phẩm.
b. Ngắn hạn là dưới 1 năm.
c. Chi phí cố định là chi phí không bao giờ thay đổi ở mọi mức
sản lượng, mọi quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
d. Khi lợi nhuận kế toán là số dương , doanh nghiệp chắc chắn sẽ
phát triển mạnh.
e. Để tối đa hoá lợi nhuận thì doanh nghiệp phải mở rộng sản
xuất, gia tăng sản lượng.
f. Khi sản lượng gia tăng thêm trên mỗi đơn vị lao động sử dụng
tăng dần thì doanh nghiệp sẽ phải tăng thêm vốn để kết hợp
với lao động.
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 24
g. Đường chi phí trung bình dài hạn đi qua điểm cực tiểu của
mỗi đường chi phí trung bình ngắn hạn .
h. Các doanh nghiệp lớn luôn sản xuất với chi phí thấp hơn các
doanh nghiệp nhỏ.
Bài 4. Một doanh nghiệp chỉ sử dụng vốn và lao động để sản
xuất. Giả sử K = const, L = var .Hãy điền vào chỗ trống trong
bảng dưới đây:
Số lượng lao
động L
Sản lượng
Q
Năng suất
biên MP
L
Năng suất

trung bình
AP
L
0 0
1 150
2 200
3 200
4 760
5 150
6 150
Bài 5. Có tương quan giữa sản lượng Q và số lượng của 2 yếu
tố đầu vào được sử dụng là vốn K và lao động L như sau:

L
1 2 3 4 5 6
1 60 141 173 200 224 245
2 141 200 245 283 316 346
3 173 245 300 346 387 424
4 200 283 346 400 447 490
5 224 316 387 447 500 548
6 245 346 424 490 548 600
_________________________________________________________________________
Bài tập Kinh tế Vi mô – TS.Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Trang 25
K

×