Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

luận án: Nghiên cứu các giải pháp quản lý môi trường đô thị Nhật Bản và khả năng ứng dụng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.88 MB, 207 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN ĐỊA LÝ
*****








NGUYỄN THỊ NGỌC



NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHẬT BẢN VÀ
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM








LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ








Hà Nội - 2014




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN ĐỊA LÝ
*****



NGUYỄN THỊ NGỌC




NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHẬT BẢN VÀ
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Địa lý tài nguyên và môi trường
Mã số: 62 44 02 19



LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
1. PGS.TS. Ngô Xuân Bình
2. TS. Đặng Kim Nhung












Hà Nội – 2014




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi và chưa được
công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Các số liệu được sử dụng trong công trình là trung thực, những vấn đề trích dẫn
liên quan đến công trình đều được sự đồng ý của các tác giả.


Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Ngọc




















LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành luận án tiến sĩ, em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Ngô
Xuân Bình, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, nay là Viện trưởng Viện
Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, TS.
Đặng Thị Kim Nhung, Viện Địa lý, Viện Hàn Lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam đã
giúp đỡ, hướng dẫn em nhiệt tình trong quá trình làm luận án. Em xin cảm ơn các thầy

cô giáo, các nhà nghiên cứu trong Viện Địa lý, đã có nhiều ý kiến quý báu giúp đỡ em
trong quá trình học tập và viết luận án. Em cũng xin cảm ơn các nhà khoa học, các đồng
nghiệp của Đại học Kinh tế và Luật Osaka, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Nghiên
cứu Châu Âu, Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững, Viện Hàn lâm
Khoa học Xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện giúp em để hoàn thành luận án.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, sưu tầm tư liệu và phỏng
vấn các nhà khoa học, phân tích, đánh giá song luận án vẫn còn nhiều thiếu sót, kính
mong các thầy cô giáo, các nhà khoa học lượng thứ và góp ý cho bản luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, 10 tháng 05 năm 2014
Nghiên cứu sinh


Nguyễn Thị Ngọc
















MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do và sự cần thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2
2.1 Mục tiêu 2
2.2 Nhiệm vụ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1. Đối tượng 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu khoa học 3
4.1. Cách tiếp cận 3
4.2.Các phương pháp nghiên cứu khoa học 3
4.2.1 Thu thập và lựa chọn dữ liệu thứ cấp 3
4.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp 4
4.2.3. Phương pháp khảo sát 5
4.2.4. Phương pháp chuyên gia 5
4.2.5. Phương pháp thống kê chi tiết 6
4.2.6. Phương pháp phân tích so sánh và tổng hợp 6
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6
5.1 Ý nghĩa khoa học 6
5.2 Ý nghĩa thực tiễn 7
6. Luận điểm bảo vệ và những điểm mới của luận án 7
6.1 Luận điểm bảo vệ 7
6.2 Những điểm mới của luận án 7
7. Cơ sở tài liệu của luận án và tình hình nghiên cứu 7
7.1. Cơ sở tài liệu của luận án 7

7.2. Tình hình nghiên cứu 8
8. Kết cấu của luận án 11
CHƯƠNG I 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 12

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 12
1.1.1 Khái niệm về quản lý môi trường 12
1.1.2. Các nguyên tắc trong quản lý môi trường 13
1.1.3. Các nội dung chính của quản lý môi trường 14
1.1.4. Tổ chức công tác quản lý môi trường 15
1.1.5. Các công cụ quản lý môi trường 17
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ 27
1.2.1 Trên thế giới 27
1.2.2 Ở Việt Nam 28
1.2.3 Ở Nhật Bản 29
Tiểu kết chương I 29
CHƯƠNG II 30
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHẬT BẢN 30
2.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐÔ
THỊ CỦA NHẬT BẢN 30
2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên 30
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 32
2.1.3. Đặc điểm đô thị của Nhật Bản 35
2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHẬT BẢN 37
2.2.1. Môi trường không khí 37
2.2.2. Môi trường nước 42
2.2.3. Chất thải rắn 46
2.2.4. Thảm họa, sự cố và các vấn đề môi trường khác 49
2.3. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ CỦA NHẬT BẢN 50
2.3.1. Giải pháp luật pháp, chính sách 50

2.3.2. Giải pháp kinh tế 58
2.3.3. Giải pháp giáo dục và truyền thông 62
2.3.4. Thúc đẩy hợp tác quốc tế 66
2.3.5 Các giải pháp khác 68
2.3.6. Các kinh nghiệm đúc rút từ công tác quản lý môi trường đô thị Nhật Bản 70
Tiểu kết chương II 71
CHƯƠNG III 72

VẤN ĐỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG GIẢI
PHÁP ĐỀ XUẤT TỪ KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN 72
3.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ĐÔ
THỊ CỦA VIỆT NAM 72
3.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên 72
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 74
3.1.3. Đặc điểm đô thị của Việt Nam 76
3.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM 76
3.2.1. Môi trường không khí 76
3.2.2. Môi trường nước 82
3.2.3. Chất thải rắn 87
3.3. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM 92
3.3.1. Giải pháp luật pháp, chính sách 92
3.3.2 Giải pháp kinh tế 97
3.3.3 Giải pháp công nghệ, kỹ thuật 100
3.3.4 Giải pháp giáo dục và truyền thông 102
3.3.5 Hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ môi trường đô thị và một số giải pháp khác
106
3.4. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 108
3.4.1. Hiện trạng môi trường của Hà Nội 108
3.4.2. Hiện trạng công tác quản lý môi trường ở Hà Nội 114

3.4.3. Nhận xét chung 118
3.5. ĐÁNH GIÁ NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT GIỮA ĐÔ THỊ VIỆT
NAM VÀ NHẬT BẢN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG 119
3.5.1 Những điểm tương đồng 119
3.5.2 Những điểm khác biệt 123
3.6. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ CHO
VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ Ở NHẬT
BẢN 129
3.6.1. Hoàn thiện và thực thi có hiệu quả luật pháp, chính sách 129

3.6.2. Tăng cường và phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ với chính quyền địa
phương, doanh nghiệp 133
3.6.3. Sử dụng các giải pháp kinh tế một cách linh hoạt 135
3.6.4. Thúc đẩy các hoạt động tự nguyện và tích cực của các thành phần xã hội
trong bảo vệ môi trường 137
3.6.5 Ưu tiên chương trình trọng điểm và phát triển công nghệ thân thiện với môi
trường 140
3.6.6 Chú trọng thúc đẩy hợp tác quốc tế về môi trường và một số giải pháp khác
143
3.6.7. Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường đô thị cho Hà Nội 144
Tiểu kết chương III 147
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN i
TÀI LIỆU THAM KHẢO ii
PHỤ LỤC viii





























DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

APN
Mạng lưới Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Toàn cầu - Châu á
Thái Bình Dương (Asia-Pacific Network for Global

Change Research)
BVMT
Bảo vệ môi trường
TN &MT
Tài nguyên và Môi trường
CTR
Chất thải rắn
ĐTM
Đánh giá tác động môi trường
GDMT
Giáo dục môi trường
GEF
Quỹ Môi trường Toàn cầu (Global Environment Facility)
GIS
Hệ thống Thông tin Địa lý (Geographic Information
System)
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
KCN
Khu công nghiệp
IGBP
Chương trình nghiên cứu sinh địa quyển quốc tế
(International Geosphere-Biosphere Programme)
IHDP
Chương trình con người trong vấn đề môi trường toàn cầu
(International Human Dimensions Programme on Global)
ISO
Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (International Standards
Organization)
IUCN

Hiệp hội bảo tồn Thiên nhiên thế giới (International Union
for the Protection of Nature)
JICA
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan International
Cooperation Agency)
MEXT
Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ
Nhật Bản (Ministry of Education, Culture, Sports, Science
and Technology)
METI
Bộ kinh tế, Thương mại và Công nghiêp Nhật Bản
(Ministry of Economy, Trade and Industry)
MOE
Bộ Môi trường Nhật Bản (Ministry of Environment of
Japan)
LAN
Hệ thống mạng khu vực (Local Area Networks)
NCS
Nghiên cứu sinh
NGOs
Tổ chức Phi chính phủ (Non-Governmental Organizations)
NEIS
Viện nghiên cứu Môi trường Quốc gia Nhật Bản (National

Institute for Environmental Studies)
OECD
Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (Organization for
Economic Coorporation and Development)
ODA
Viện trợ Phát triển chính thức (Official Development

Assistant)
PPP
Người gây ô nhiễm phải trả tiền (Polluter Pays Priciple)
QLMT
Quản lý môi trường
SEMA
Hiệp hội trang thiết bị tiêu dùng đặc biệt (Specialty
Equipment Market Association)
TCCP
Tiêu chuẩn cho phép
UNDP
Chương trình phát triển Liên hợp quốc (United Nations
Development Program)
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp
Quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization)
UNEP
Chương trình môi trường Liên hợp quốc (United Nations
Environment Program)
UNIDO -
SECO
Dự án của tổ chức các nước phát triển công nghiệp thế giới
(United Nations Industrial Development Organization -
State Secretariat for Economic)
VCEP
Dự án môi trường Việt Nam - Canada (Vietnam Canada
Environment Project)
WB
Ngân hàng thế giới (World Bank)

WCRP
Chương trình nghiên cứu khí hậu thế giới (World Climate
Research Program)
3R
Tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu phát thải rác (Recyle,
Reuse, Reduce)









DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức công tác quản lý nhà nước về môi trường của
Việt Nam
16
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức công tác quản lý nhà nước về môi trường của
Nhật Bản
16
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Dân số tại các đô thị lớn của Nhật Bản năm 2012
35
Bảng 2.2. Nồng độ các chất trong môi trường không khí ở Nhật Bản
giai đoạn 1970-2010

38
Bảng 2.3. Khí thải CO
2
ở Tokyo và Nhật Bản từ 1990 đến 2009 tại
Nhật Bản
39
Bảng 2.4. Số trường hợp khiếu nại do tiếng ồn ở Tokyo giai đoạn
1970-2010
41
Bảng 2.5. Diễn biến BOD, COD, DO, SS tại các sông ở Tokyo giai
đoạn 1980-2011
43
Bảng 2.6. Lún sụt đất ở Tokyo từ 1970 -2010
45
Bảng 2.7. Chất thải rắn chung và công nghiệp của Nhật Bản giai đoạn
1965
46
Bảng 2.8. Chất thải rắn chung và công nghiệp của Tokyo giai đoạn
1965
46
Bảng 2.9. Xử lý CTR chung ở Nhật Bản
47
Bảng 2.10. Xử lý CTR công nghiệp ở Nhật Bản
48
Bảng 2.11. Số trường hợp đổ CTR bất hợp pháp ở Tokyo
49
Bảng 2.12. Bảng điều tra liên quan đến nhận thức và thái độ của
người dân về vấn đề môi trường
64
Bảng 3.1. Ước tính lưu lượng, thải lượng các chất ô nhiễm trong nước

thải sinh hoạt đô thị qua các năm
85
Bảng 3.2. Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008
88
Bảng 3.3. Khối lượng CTR xây dựng tại một số đô thị năm 2009
89
Bảng 3.4. CTR công nghiệp tại một số tỉnh, thành phố năm 2010
89
Bảng 3.5: Kết quản phân tích một số mẫu nước hồ nội thành năm
2009
110
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Diễn biến nồng độ các chất khí ô nhiễm ở Tokyo
39
Biểu đồ 2.2. Số lượng các phương tiện giao thổng ở Nhật Bản từ năm
40

1950
Biểu đồ 2.3. Số lượng các phương tiện giao thông ở Tokyo từ 1960
đến nay
40
Biểu đồ 2.4. Khuynh hướng đạt tiêu chuẩn chất lượng nước tại các
sông, hồ, ao ở Nhật Bản
43
Biểu đồ 2.5. Trữ lượng khai thác nước ngầm tại Tokyo
45
Biểu đồ 3.1. Diễn biến nồng độ bụi TSP môi trường không khí xung
quanh ở các khu dân cư của một số đô thị giai đoạn 2005-2008
77

Biểu đồ 3.2. Diễn biến nồng độ TSP tại một số tuyến đường phố giai
đoạn 2005-2009
77
Biểu đồ 3.3. Diễn biến nồng độ bụi PM
10
trung bình năm trong không
khí xung quanh một số đô thị từ năm 2005 đến 2009
77
Biểu đồ 3.4. Diễn biến hàm lượng BOD
5
trung bình năm trên các
sông chính giai đoạn 2005-2009
82
Biểu đồ 3.5. Diễn biến hàm lượng coliform trung bình năm trên các
sông chính giai đoạn 2005-2009
83
Biểu đồ 3.6. Diễn biến hàm lượng BOD
5
trung bình năm tại một số
sông, hồ, kênh rạch nội thành giai đoạn 2005-2009
83
Biểu đồ 3.7. Diễn biến ô nhiễm nước sông Tô Lịch và sông Kim
Ngưu
110
DANH MỤC BẢN ĐỒ

Bản đồ 2.1. Phân bố các thành phố lớn ở Nhật Bản
36
Bản đồ 3.1. Bản đồ hành chính và phân bố đô thị ở Việt Nam
73










1


MỞ ĐẦU
1. Lý do và sự cần thiết của đề tài
Môi trường đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người và quá trình
phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Những năm gần đây, hoạt động kinh tế gia
tăng mạnh mẽ và sự bùng nổ dân số đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường các
nước nói chung, Nhật Bản và Việt Nam nói riêng. Không gian sống bị thu hẹp, môi
trường đất, nước, không khí .v.v bị ô nhiễm đe doạ trực tiếp đến cuộc sống con người
và sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu thế tất yếu đã và đang diễn ra trên thế giới.
Ở nước ta, thực hiện chính sách mở cửa, đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế
của Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ
khiến cho cấu trúc cảnh quan sinh thái thay đổi từng ngày, từng giờ, đặc biệt là cảnh
quan đô thị. Nhiều diện tích đất nông nghiệp bị chuyển thành đất đô thị, công nghiệp,
đất giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Nhiều vấn đề môi
trường trong đô thị nảy sinh như ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường
nước, CTR .v.v nguyên nhân xuất phát từ nước thải đô thị chưa được xử lý trước khi
xả thải vào sông, ngòi, các chất gây ô nhiễm không khí thoát ra từ các nhà máy, từ hoạt
động giao thông, sinh hoạt. CTR, đặc biệt là CTR nguy hại ngày càng trở nên bức xúc

trong khi công tác thu gom, xử lý còn nhiều hạn chế.
QLMT giữ vững sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và BVMT là nhiệm vụ cần
thiết đặt ra đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Nhật Bản và Việt Nam.
Nghị quyết đại hội lần thứ IX, X và XI của Đảng đã nhấn mạnh: “Kết hợp hài hoà giữa
phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền
vững; tiến tới bảo đảm cho mọi người dân đều được sống trong môi trường có chất
lượng tốt về không khí, đất, nước, cảnh quan và các nhân tố môi trường tự nhiên khác
đạt tiêu chuẩn mức tối thiểu do Nhà nước quy định”.
Thực tế cho thấy, việc QLMT, đặc biệt là QLMT đô thị còn nhiều hạn chế.
Chẳng hạn, các biện pháp QLMT, kiểm soát ô nhiễm chưa được xác lập đầy đủ, thực
hiện thiếu đồng bộ và hiệu quả chưa cao; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường từ
trung ương đến địa phương còn yếu và thiếu sự phối hợp hiệu quả. Việc chấp hành các
quy định về QLMT của người dân ở khu vực đô thị còn thấp. Năng lực đội ngũ cán bộ
tham mưu, quản lý chưa đủ để giải quyết các vấn đề bức xúc liên quan giữa bảo vệ môi
trường với tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số, di dân tự do .v.v Công tác nghiên cứu
khoa học, ứng dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn, công nghệ thân môi trường chưa
được quan tâm đúng mức. Vấn đề bảo vệ môi trường chưa được lồng ghp một cách
hợp lý, khoa học vào các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Từ tất cả
những lý do trên đặt ra cho chúng ta bài toán làm sao để QLMT, nhất là QLMT đô thị ở
Việt Nam thành công? Để giải bài toán này quả là công việc khó nên việc tiếp thu, học
hỏi kinh nghiệm từ các nước phát triển trên thế giới trong đó có Nhật Bản là rất cần
thiết.
2


Mặc dù nằm ở khu vực có vị trí địa lý không thuận lợi nhưng Nhật Bản vẫn là
một trong những quốc gia điển hình ở Châu Á có nhiều thành công trong lĩnh vực
QLMT đặc biệt là QLMT đô thị. Hầu hết các đô thị đều đảm bảo các tiêu chí xanh, sạch,
đẹp. Và Nhật Bản cũng đã trải qua thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, có
nền văn hóa mang đậm bản chất Á Đông. Kinh nghiệm của họ trong lĩnh vực này sẽ là

những gợi ý bổ ích cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bởi vậy nghiên cứu sinh
đã chọn đề tài “Nghiên cứu các giải pháp quản lý môi trường đô thị Nhật Bản và khả
năng ứng dụng ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục tiêu
- Nghiên cứu về công tác QLMT đô thị ở Nhật Bản
- Rút ra những kinh nghiệm để áp dụng vào công tác QLMT đô thị ở Việt Nam, trong
đó có Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp và hiệu quả cho công tác QLMT đô thị ở Việt
Nam.
2.2 Nhiệm vụ
- Phân tích tổng quan một số vấn đề lý luận cơ bản cũng như cơ sở pháp lý về QLMT,
trong đó có QLMT đô thị Nhật Bản. Phân tích nguyên nhân, thách thức trong QLMT đô
thị Nhật Bản và các định hướng giải quyết nhằm hướng tới mục tiêu cân bằng giữa phát
triển kinh tế và BVMT.
- Nghiên cứu các giải pháp QLMT đã và đang thực hiện ở Nhật Bản bao gồm các giải
pháp luật pháp, chính sách; giải pháp kinh tế; giáo dục, truyền thông; hợp tác quốc tế và
các giải pháp khác nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất trong QLMT đô thị Nhật Bản.
- Nghiên cứu thực trạng các giải pháp QLMT đã và đang thực thiện ở đô thị Việt Nam,
đề xuất những giải pháp QLMT đô thị ở Việt Nam trên cơ sở vận dụng những kinh
nghiệm của Nhật Bản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nhật Bản là một quốc gia đạt trình độ đô thị hóa cao, hay còn gọi là “quốc gia đô
thị” cho nên trong trường hợp này tên của luận án đã chỉ ra đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu các giải pháp QLMT thực chất là nghiên cứu các công cụ quản lý nhà nước
về môi trường đã và đang được thực hiện ở Nhật Bản, đặc biệt là các giải pháp quan
trọng mang tính chất vĩ mô; đó là luật pháp, chính sách và vai trò của chính quyền, giải
pháp kinh tế, xã hội hóa và hợp tác quốc tế về BVMT.
3.1. Đối tượng
Các giải pháp QLMT đô thị Nhật Bản và Việt Nam

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Các đô thị lớn, đô thị đặc biệt ở Nhật Bản và Việt Nam
- Về thời gian: Thực trạng và giải pháp QLMT đô thị trong giai đoạn 1990 trở lại đây
3


4. Cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu khoa học
4.1. Cách tiếp cận
Để thực hiện luận án tác giả vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
khoa học dựa trên cách tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường và phát triển
cùng với cách tiếp cận liên ngành theo hướng địa lý - môi trường.
Như đã biết, trên trái đất không có một sự vật, hiện tượng nào tồn tại một cách
độc lập, riêng lẻ mà là một bộ phận của toàn thể chứa đựng vật thể ấy. Quan điểm hệ
thống trong nghiên cứu cho thấy khi xem xét một đối tượng cần xét một cách toàn diện,
nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, trọng trạng thái vận động và phát triển cụ thể để tìm ra
quy luật vận động của đối tượng. Hệ thống bao gồm các yếu tố nhất định, các hệ thống
nhỏ có quan hệ biện chứng với nhau. Môi trường cũng bao gồm nhiều hệ thống nhỏ và
được tạo thành từ các yếu tố tự nhiên, xã hội. Giữa các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ
với nhau và nằm trong hệ thống quản lý chung của nhà nước. Vì vậy khi tiếp cận
nghiên cứu môi trường cần đặt chúng trong hệ thống phát triển chung để phân tích,
đánh giá đồng thời tách chúng ra thành các bộ phận để nghiên cứu một cách sâu sắc,
tìm ra các mối quan hệ và tính hệ thống của vấn đề môi trường và QLMT. Khoa học
môi trường, QLMT có tính liên ngành vì vậy khi nghiên cứu cần đặt chúng trong mối
liên hệ với các ngành khoa học khác như địa lý, kinh tế, xã hội v.v để có cái nhìn toàn
diện và sự đánh giá khách quan.
4.2.Các phương pháp nghiên cứu khoa học
Để thực hiện luận án tác giả vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
khoa học thông dụng có độ tin cậy cao để phân tích, tổng hợp, so sánh và đánh giá các
tư liệu nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong luận án.
4.2.1 Thu thập và lựa chọn dữ liệu thứ cấp

Đây là phương pháp nghiên cứu phổ biến nhất đối với bất cứ một công trình
nghiên cứu khoa học nào. Dữ liệu thứ cấp là những thông tin được thu thập từ trước để
phục vụ cho những mục đích khác nhau trong đó có mục đích về nghiên cứu QLMT đô
thị. Các dữ liệu này được tìm kiếm, phân loại để tìm ra những loại dữ liệu phù hợp.
Dữ liệu thông tin thứ cấp có các ưu điểm bao gồm: Phân loại dữ liệu không phức
tạp; Việc thu thập dữ liệu thường nhanh chóng và thuận tiện bởi đó là các dữ liệu đã
được xuất bản và công bố; Đây là những nguồn có sẵn, thậm chí mang tính định kỳ;
chẳng hạn, các loại tạp chí như: Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Tạp chí Nghiên cứu
Môi trường và Phát triển Bền vững, Tạp chí Thông tin lý luận, the Japan Times, các
trang web của Bộ Môi trường Nhật Bản, Bộ TN&MT Việt Nam .v.v
Đương nhiên dữ liệu thứ cấp cũng có những nhược điểm mà trong quá trình thu
thập cần phải lưu ý bao gồm: Các dữ liệu có sẵn có thể không phù hợp với mục đích và
nhiệm vụ nghiên cứu hiện thời; Thông tin có thể đã lỗi thời; Kỹ thuật thu thập dữ liệu
có thể không thích hợp, chẳng hạn, quy mô kích thước của mẫu điều tra quá nhỏ, không
mang tính đại diện .v.v ; Các kết quả có sẵn có thể mâu thuẫn, đối lập, thậm chí loại trừ
nhau bởi các nguồn dữ liệu do các tác giả khác nhau xây dựng nên; chẳng hạn, chỉ số ô
4


nhiễm môi trường nước tại các đô thị lớn tại Nhật Bản do cơ quan thống kê của chính
phủ đưa ra khác với số liệu do trung tâm bảo vệ tài nguyên môi trường của Đại học
tổng hợp Tokyo công bố.
Đương nhiên các loại dữ liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu cần phải xem
xt trước; Trong trường hợp này các dữ liệu về môi trường đô thị gồm môi trường nước,
không khí, CTR cũng như các phân tích, đánh giá của các chuyên gia về chính sách
QLMT ở Việt Nam và Nhật Bản cần được lưu ý; sau đó xem xt tới số lượng dữ liệu
cần thu thập và điều này được xác định dựa trên yêu cầu nghiên cứu và những mục tiêu
đã được xác định trước đó.
Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, việc sử dụng phương pháp thu thập dữ
liệu thông tin thứ cấp hết sức quan trọng. Phương pháp thu thập dữ liệu thông tin thứ

cấp trở thành một trong những phương pháp chính để thực hiện luận án.
Có 2 nguồn dữ liệu thông tin thứ cấp sẽ được tập trung khai thác để thực hiện
luận án. Thứ nhất, nguồn dữ liệu của chính phủ và các cơ quan thuộc chính phủ. Điều
lưu ý là các cơ quan này thường công bố các loại dữ liệu mang tính chính thức, chính
xác và thời sự. Chẳng hạn, ở Việt Nam, các dữ liệu về môi trường và quản lý nhà nước
về môi trường thường được công bố trong Công báo, báo cáo môi trường hàng năm, các
báo và tạp chí nghiên cứu của Bộ TN&MT, của Tổng cục thống kê, của Đại học quốc
gia Hà Nội, của các viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam .v.v ; và ở Nhật Bản, các dữ liệu loại này được công bố trong các ấn phẩm của
Văn phòng nội các chính phủ, Cục Thống kê, Đại học Tokyo, đại học Kyoto và Bộ Môi
trường .v.v Thứ hai, nguồn dữ liệu thuộc các tổ chức không thuộc chính phủ, bao gồm
các ấn phẩm định kỳ, các loại sách chuyên khảo, các ấn phẩm không định kỳ, thông tin
về môi trường trên mạng internet của một số NGOs hoạt động trong lĩnh vực môi
trường tại Việt Nam và ở Nhật Bản.
Cho đến nay, các dữ liệu loại này đều được cung cấp miễn phí cho nên rất thuận
lợi cho tác giả luận án khi thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
4.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu thông tin sơ cấp còn gọi là số liệu gốc là những dữ liệu thông tin thu
thập lần đầu nhằm phục vụ cho một mục tiêu nghiên cứu cụ thể [24, tr. 54]. Dữ liệu này
có thể thu thập thông qua phỏng vấn và khảo sát.
Để có được các dữ liệu thông tin sơ cấp trong QLMT luận án sẽ sử dụng công cụ
phỏng vấn chuyên gia và/hoặc các công chức có trách nhiệm về vấn đề này kể cả ở
Nhật Bản và ở Việt Nam. Cách làm này cho php thu được những ý kiến phân tích,
đánh giá mang tính thực tiễn, bởi những chuyên gia này hay những công chức hoạch
định chính sách là những người hiểu biết sâu về lĩnh vực môi trường. Vậy ý kiến của họ
là những dữ liệu đáng tin cậy để từ đó luận án rút ra những nhận xt, đánh giá có căn cứ
khoa học và thực tiễn.
5



Trong một chừng mực nhất định, khảo sát có thể được sử dụng nhằm góp phần
minh chứng cho những luận giải được nêu ra trong luận án. Đây là một trong những
công cụ thu thập dữ liệu thông tin sơ cấp có độ tin cậy cao.
4.2.3. Phương pháp khảo sát
Như đã biết, khảo sát là cách thức thu thập dữ liệu thông tin từ phía những người
được điều tra, khu vực điều tra một cách có hệ thống. Phương pháp này có thể thu thập
được kết quả và hiện trạng môi trường nhưng không thể thu được toàn bộ các dữ liệu về
thái độ, hành vi và phản ứng của người được hỏi về các vấn đề liên quan tới QLMT,
thậm chí còn có thể nhận được những câu trả lời thiếu chính xác, sai lệch và chủ quan.
Tuy nhiên, với cách thức chọn mẫu phù hợp người ta vẫn thu được những kết quả khả
quan. Có thể tiến hành khảo sát trực tiếp hoặc qua điện thoại hoặc qua thư, internet.
Khảo sát trực tiếp được hiểu là tiếp xúc “kiểu mặt đối mặt” với đối tượng được
khảo sát. Cách làm này rất linh hoạt bởi có thể giải thích hoặc trao đổi để làm rõ ý của
những câu trả lời dài dòng hoặc không rõ ý khi đối tượng trả lời. Tuy nhiên, chi phí để
trả cho đối tượng trong một mẫu điều tra lớn là một vấn đề khó khăn. Khảo sát qua điện
thoại rẻ hơn, nhanh chóng hơn nhưng đối tượng có thể kém nhiệt tình vì họ bận rộn
hoặc cảm thấy bị quấy rầy và không thể hỏi được nhiều câu hỏi nên kết quả mong muốn
sẽ khó đạt tới. Còn khảo sát qua thư có thể được thực hiện trên một mẫu điều tra lớn,
không tốn kém song sự hồi đáp từ đối tượng có nguy cơ không đạt kế hoạch đề ra.
Trong quá trình làm luận án, công cụ khảo sát này chỉ được sử dụng ở một mức
độ nào đó nhằm hỗ trợ cho các công cụ khác chứ đây không phải là công cụ chính. Tác
giả tiến hành khảo sát thực tế môi trường đô thị Nhật Bản thông qua các chuyến thăm,
làm việc, học tập của mình tại Kyoto và Tokyo
4.2.4. Phương pháp chuyên gia
Thông qua toạ đàm, hội thảo với chuyên gia và/hoặc các công chức có trách
nhiệm về vấn đề này kể cả ở Nhật Bản và ở Việt Nam. Cách làm này cho php thu được
những ý kiến phân tích, đánh giá mang tính thực tiễn, bởi những chuyên gia này hay
những công chức hoạch định chính sách là những người hiểu biết sâu về lĩnh vực môi
trường. Vậy ý kiến của họ tại các toạ đàm, hội thảo nhỏ là những dữ liệu đáng tin cậy
để từ đó luận án rút ra những nhận xt, đánh giá có căn cứ khoa học và thực tiễn.

Việc phỏng vấn chuyên gia tại Nhật Bản quá tốn kém và khó thực hiện song tác
giả luận án sẽ kết hợp trong quãng thời gian nghiên cứu sinh làm việc, học tập tại các
đô thị Nhật Bản. Cụ thể là phỏng vấn một số giáo sư của Đại học Kyoto, Đại học Tokyo,
đại học Kansai v.v về vấn đề môi trường và QLMT ở Nhật Bản.
Còn tại Việt Nam tác giả kết hợp phỏng vấn chuyên gia nhân dịp các giáo sư
Nhật Bản tham dự tọa đàm hội thảo tổ chức tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội, Đại học
Khoa học Xã hội và nhân văn. Chẳng hạn, kết hợp phỏng vấn đoàn công tác của Đại
học kinh tế và luật Osaka, nhân dịp đoàn công tác của đại học này sang Việt Nam
nghiên cứu, để phỏng vấn và trao đổi ý kiến với họ về chủ đề của luận án. Có thể nói
6


đây là phương pháp nghiên cứu khoa học để thu thập các dữ liệu thông tin sơ cấp kinh
tế nhất và khắc phục được những khó khăn về tài chính.
4.2.5. Phương pháp thống kê chi tiết
Cùng với hai phương pháp nghiên cứu nêu trên, phương pháp thống kê chi tiết
được vận dụng nhằm tập hợp các dữ liệu cần thiết về hiện trạng môi trường và QLMT
đô thị ở Việt Nam và Nhật Bản trong những năm vừa qua. Đây là một phương pháp
nghiên cứu khoa học phức tạp nhưng có độ tin cậy cao, được vận dụng trong nhiều
ngành khoa học. Phương pháp này cho php nhận diện bản chất của sự vật thông qua hệ
thống các số liệu thống kê theo thời gian hoặc theo sự tiến triển của vấn đề và sự vật
trên cơ sở các mô hình toán - thống kê từ đơn giản đến phức tạp.
Sử dụng phương pháp này cho php tập hợp được những dữ liệu chi tiết, hệ
thống và chính xác. Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được mô hình hóa qua các bảng,
biểu thống kê. Hạn chế của phương pháp này là không lượng hóa được các nhân tố ảnh
hưởng đến các quyết định QLMT.
4.2.6. Phương pháp phân tích so sánh và tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng sau khi thu thập đủ các dữ liệu cần thiết. Phân
tích so sánh là quá trình xem xét, phân loại, đánh giá các dữ liệu có được theo thời gian
và vấn đề và trên cơ sở đó tổng hợp các yếu tố, rút ra các bài học và các kết luận gắn

với việc triển khai các nội dung nghiên cứu trong luận án.
Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông
qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng
hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích
để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp
lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động
của đối tượng nghiên cứu mà cụ thể ở đây là ô nhiễm và các giải pháp QLMT ở Nhật
Bản và Việt Nam.
Như vậy, phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và
bổ sung cho nhau trong nghiên cứu. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn
tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có
ý nghĩa rất quan trọng.
Trong quá trình phân tích so sánh các dữ liệu liên quan tới hiện trạng môi trường
và QLMT, trước hết cần mã hóa các dạng dữ liệu, sau đó liệt kê theo danh mục vấn đề
gắn với logic nội dung được định sẵn và tiến hành phân tích so sánh, đánh giá.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1 Ý nghĩa khoa học
- Góp phần hoàn thiện hệ giải pháp quản lý nhà nước về môi trường Việt Nam, trong đó
có QLMT đô thị.
7


5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận án sẽ góp phần nâng cao năng lực QLMT đô thị Việt Nam trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và làm tư liệu về đất nước học Nhật Bản.
6. Luận điểm bảo vệ và những điểm mới của luận án
6.1 Luận điểm bảo vệ
- Biểu hiện rõ rệt, bức xúc, cấp bách nhất của ô nhiễm môi trường đô thị lớn ở Nhật
Bản và Việt Nam, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước, CTR .v.v Chúng gây
tác động mạnh mẽ đến đời sống, sức khỏe con người và môi trường sinh thái.

- Từ kinh nghiệm QLMT đô thị ở Nhật Bản, QLMT đô thị ở Việt Nam cần thực hiện
một giải pháp đồng bộ, tổng hợp bao gồm các giải pháp luật pháp, chính sách, giải pháp
kinh tế và có sự tham gia của cộng đồng và các thành phần kinh tế xã hội nhằm đạt
được hiệu quả cao trong công tác BVMT.
6.2 Những điểm mới của luận án
- Từ kinh nghiệm QLMT đô thị ở Nhật Bản đã xác định được những điểm khác biệt và
phù hợp để ứng dụng trong công tác QLMT đô thị ở Việt Nam.
- Đã đề xuất được các giải pháp QLMT đô thị nói chung và ở Hà Nội nói riêng đạt được
hiệu quả cao và bền vững.
7. Cơ sở tài liệu của luận án và tình hình nghiên cứu
7.1. Cơ sở tài liệu của luận án
Luận án được thực hiện dựa trên khối lượng tài liệu phong phú về môi trường
Nhật Bản và Việt Nam bao gồm sách, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học,
các đề tài, các chương trình, các dự án .v.v được nghiên cứu sinh thu thập được tại thư
viện Quốc gia Việt Nam, thư viện Viện Địa lý Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt
Nam, thư viện Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội, thư viện Viện Nghiên cứu Đông Bắc
Á; thư viện Viện Hàn lâm anh ngữ Boston (Mỹ), thư viện Đại học Tokyo (Nhật Bản),
thư viện Đại học Kyoto (Nhật Bản), thư viện Đại học Nam California (Mỹ), thư viện
Viện Hàn Lâm Đài Loan, thư viện trường Đại học Vân Nam .v.v Đồng thời, tác giả
còn tham khảo các văn bản luật về môi trường, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Việt
Nam và của thành phố Hà Nội. Các tài liệu chính thức được công bố trên website của
các cơ quan QLMT, chính quyền thành phố Tokyo, Kyoto, Hà Nội. Các thông tin về
môi trường đô thị Việt Nam và Nhật Bản, các trang thông tin điện tử có uy tín, các tạp
chí chuyên ngành ở Nhật Bản và Việt Nam. Đây là những tài liệu mà nghiên cứu sinh
thu được trong quá trình công tác, nghiên cứu trao đổi và học tập tại Mỹ, Nhật Bản, Đài
Loan, Trung Quốc và Việt Nam.v.v
Các tài liệu, số liệu thống kê chính thức về chất lượng môi trường đô thị cũng
như các lĩnh vực khác của Nhật Bản được công bố trong cẩm nang thống kê hàng năm,
sổ tay thống kê, cẩm nang thống kê theo lịch sử do Cục Thống kê thuộc Bộ Ngoại giao
và Truyền thông ấn hành từ năm 1950 đến nay. Số liệu thống kê của chính quyền thành

8


phố Tokyo. Những tài liệu này được phát hành dưới dạng các ấn phẩm hoặc công bố
rộng rãi trên internet.
Các tài liệu số liệu thống kê chính thức về môi trường đô thị của Việt Nam được
công bố hàng năm trong báo cáo môi trường quốc gia hàng năm từ năm 2009, 2010,
2011 do Cục Môi trường soạn thảo và Báo cáo môi trường hàng năm của thành phố Hà
Nội.
Các công trình nghiên cứu, bài báo mà chính tác giả luận án đã thực hiện trước
và trong quá trình học nghiên cứu sinh. Bao gồm 19 bài tạp chí và báo cáo hội thảo
được công bố trong và ngoài nước; báo cáo chuyên đề, báo cáo hội thảo đề tài cấp nhà
nước về Quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (2008-2009), xây dựng quan hệ đối tác
chiến lược Viêt Nam – Hoa Kỳ trong bối cảnh mới (2013-2014) do PGS. TS. Ngô Xuân
Bình làm chủ nhiệm.
Các tài liệu, số liệu thu được từ khảo sát, phỏng vấn thực tế tại Tokyo năm 2008,
Tokyo, Kyoto năm 2010, và tại Hà Nội là nơi NCS hiện đang công tác và làm việc.v.v
Những tài liệu trên là cơ sở quan trọng cho tác giả thực hiện và hoàn thành luận án.
7.2. Tình hình nghiên cứu
7.2.1. Ngoài nước
Nghiên cứu các giải pháp QLMT nói chung và QLMT đô thị nói riêng đã được
các quốc gia trên thế giới quan tâm từ lâu và họ đạt được rất nhiều thành tựu. Ở nhiều
quốc gia, trong đó có Nhật Bản người ta đã chú ý chủ đề này. Việc nghiên cứu các giải
pháp QLMT đô thị được tiến hành gắn liền với đặc thù của từng quốc gia, với chiến
lược pháp triển kinh tế xã hội cũng như chiến lược BVMT của họ.
Ở Hoa Kỳ, Nhật Bản ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước người ta đã quan
tâm tới vấn đề này, tuy nhiên, nó chưa có tính hệ thống. Tại Nhật Bản từ đầu thời kỳ
tăng trưởng nhanh (những năm 1960) Chính phủ Nhật Bản đã nhận thức được những
sức ép từ ô nhiễm môi trường, cho nên cùng với việc hoạch định chiến lược công
nghiệp hoá, hiện đại hoá họ đã hoạch định chính sách BVMT. Tăng trưởng kinh tế

nhưng không phá hoại môi trường được coi là một trong những mục đích quan trọng
mà người Nhật Bản muốn đạt tới trong thời kỳ tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, để xây
dựng được một hệ giải pháp QLMT mang tính hoàn thiện và phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ tại Nhật Bản chỉ mới được đặt ra kể từ khi nước
này tham gia ký Nghị định thư Kyoto năm 1997.
Ở Nhật Bản có một số công trình đề cập tới hiện trạng môi trường và QLMT ở
quốc gia này. Chẳng hạn, các công trình do Bộ Môi trường xuất bản hàng năm, từ năm
1989 đến nay [57], [60], [61], [63], [64], [65], [66], [67], [68], [71], tập trung trình bày
một cách khái quát về hiện trạng môi trường và công tác QLMT của chính phủ ở Nhật
Bản. Tùy vào từng giai đoạn, yêu cầu phát triển kinh tế và BVMT mà người ta đưa
thêm các nội dung liên quan như xây dựng đô thị sinh thái, các vấn đề môi trường quốc
tế, phát triển kinh tế và tác động tới môi trường, xây dựng xã hội có chu kỳ vật chất bền
9


vững.v.v ; Hoặc các tài liệu do The Ashahi Shimbun, Chính quyền Tp. Tokyo Nhật
Bản phát hành đề cập tới hiện trạng môi trường và một số sự cố môi trường diễn ra ở
Nhật Bản một cách riêng lẻ cùng với những ứng phó của các cơ quan quản lý của quốc
gia này [53], [73] .v.v
Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản về môi trường,
QLMT từ các góc độ tiếp cận của nhà nghiên cứu chính trị, nhà nghiên cứu chính sách,
nhà nghiên cứu công nghệ v.v Chẳng hạn, trong công trình của David Wallace, (1995)
[55] đề cập khái quát tới các chính sách môi trường và chiến lược đổi mới công nghiệp
ở Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản; Hoặc công trình của MOE (2007) [63] đề cập tới các công
nghệ có khả năng hỗ trợ cho xây việc xây dựng một xã hội có chu kỳ vật liệu bền vững
ở Nhật Bản đồng thời kiến nghị cách để phát triển công nghệ này; Công trình của
Pradyumna P.Kan, (2004), [69], đề cập tới vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường của Nhật
Bản những năm đầu thế kỷ 21.v.v
Các công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận của khoa học môi trường và
nhu cầu cần thiết phải QLMT bao gồm công trình của tác giả Shuntaro and Yasuda, Y.

(1995), [70] đề cập tới khủng hoảng về môi trường và tác động của chúng tới thiên
nhiên và con người; Hoặc công trình của Lee Pil, R. (2005), [62] đề cập một cách
chung nhất về ô nhiễm môi trường trên thế giới và nhu cầu cần đẩy mạnh công tác quản
lý nhằm hạn chế tác động của các khủng hoảng về môi trường .v.v
Các công trình nghiên cứu về công tác quản lý trên các lĩnh vực khác nhau trong
đó có QLMT của Nhật Bản và kinh nghiệm gợi ý cho các quốc gia khác bao gồm 1)
công trình của Wilfrido Cruz, Kazuhiko Takemoto, Jeremy Warford, (1998), [78] đề
cập tới quản lý đô thị, quản lý KCN ở Nhật Bản cũng như các quốc gia đang phát triển
từ đó rút ra những kinh nghiệm quản lý đề xuất cho các quốc gia đang phát triển; 2)
Công trình của Wilfrido Cruz, Kazuhiko Takemoto, Jeremy Warford (2002) [77] đề cập
tới mối liên hệ giữa vấn đề môi trường và chính sách sách phát triển quốc gia, đưa sáng
kiến của các doanh nghiệp ngành thp, năng lượng, lâm nghiệp Nhật Bản nhằm BVMT
trong khi vẫn nâng cao được hiệu quả sản xuất làm bài học cho các doanh nghiệp trên
thế giới 3) Công trình của Toshi H. Arimura, Akira Hibiki, Hajime Katayama (2008)
[74] đề cập tới việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 về BVMT ở các doanh nghiệp Nhật
Bản, vai trò của chính quyền địa phương trong việc nâng cao tinh thần tự nguyện thực
hiện ISO 14001 ở các doanh nghiệp .v.v
7.2.2. Trong nước
Cho tới nay đã có một số công trình nghiên cứu trong nước liên quan tới một số
khía cạnh nhất định của đề tài này.
Các công trình đề cập tới QLMT, tài nguyên môi trường cho phát triển bền vững
bao gồm: 1) Công trình của tác giả Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, (2001) [19] đề
cập chủ yếu tới phương diện quản lý nhà nước về môi trường và những vấn đề lý luận
liên quan và những kinh nghiệm về vấn đề này của một số quốc gia trên thế giới song
10


không đi sâu phân tích QLMT Nhật Bản; 2) Công trình của Lê Huy Bá, (cb), (2002),
[15] đề cập đến các loại tài nguyên, hiện trạng quản lý và các chính sách, giải pháp
nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Như vậy

công trình này cho chúng ta cái nhìn khái quát về tài nguyên thiên nhiên nói chung chưa
đề cập tới vấn đề môi trường và QLMT đô thị ở nước ta; 3) Công trình của Hà Huy
Thành, Lê Cao Đoàn, (2011), [9] đề cập tới một số vấn đề lí luận cơ bản về mối quan hệ
giữa môi trường tự nhiên và phát triển xã hội, quản lý xã hội, thực trạng biến đổi môi
trường và những tác động đến xã hội Việt Nam thời gian qua, dự báo xu hướng biến đổi
và tác động tới xã hội trong thời gian tới.v.v
Các công trình đề cập tới cơ sở nhân văn và nhân tố con người trong quản lý
TN&MT bao gồm: 1) Công trình của Lê Hương (2006), [14] đề cập tương đối toàn diện
về vai trò của con người - chủ thể gây ô nhiễm và là chủ nhân của QLMT - trong quản
lý nhà nước về môi trường. Công trình tập trung phân tích những khía cạnh tích cực
cũng như tiêu cực của con người đối với môi trường, những chính sách, giải pháp quản
lý của nhà nước nhằm khơi dậy tính chủ động của chủ nhân quan trọng này trong việc
sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn tài nguyên, chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi
sinh. Một số kinh nghiệm của các nước trong đó có Nhật Bản về vấn đề này cũng được
phân tích trong công trình nêu trên. 2) Công trình của Hà Huy Thành, Lê Cao Đoàn,
(2008), [8] đề cập tới quan hệ con người, xã hội và tự nhiên trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội; Kinh tế thị trường và nhà nước trong quản lý tài nguyên, môi trường;
Về cơ sở xã hội, văn hóa và nhân tố con người của quản lý nhà nước đối với tài nguyên
và môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Mô thức quản lý
nhà nước đối với tài nguyên môi trường trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế nhưng chưa nêu cụ thể vấn đề môi trường đô thị ở Việt
Nam cũng như kinh nghiệm QLMT đô thị từ các quốc gia trên thế giới.
Các công trình đề cập tới QLMT đô thị bao gồm 1) Công trình nghiên cứu hợp
tác của Việt Nam và JICA, (2001), [11] đề cập chủ yếu tới tổng quan về kinh tế xã hội,
tổng quan ngành cấp, thoát nước đô thị ở nước ta hiện nay 2) Công trình của Phạm
Ngọc Đông, (2000) [45] giới thiệu về những vấn đề môi trường đô thị, luật pháp quản
lý và các tiêu chuẩn môi trường, các phương thức quản lý.v.v 3) Công trình của Cù
Huy Đẩu &Trần Thị Hường, (2008) [6] chủ yếu đề cập tới vấn đề CTR và quản lý CTR
trong đô thị ở nước ta.v.v
Ngoài ra, còn có một số bài báo của tác giả luận án đề cập tới vấn đề môi trường

và QLMT của Việt Nam và Nhật Bản đăng tải trên một số tạp chí chuyên ngành. Các
bài báo này chủ yếu đề cập tới một số khía cạnh nhất định, riêng lẻ của môi trường và
chính sách QLMTtrong đó có QLMT đô thị ở Nhật Bản và Việt Nam.
Chẳng hạn, các bài báo đề cập tới môi trường, QLMT ở Nhật Bản và Việt Nam
bao gồm: 1) Nguyễn Thị Ngọc, (2013) [31], đề cập tới vai trò của giáo dục truyền thông
trong bảo vệ môi trường ở Nhật Bản 2) Nguyễn Thị Ngọc, (2013) [32] đề cập tới vấn đề
rác thải đô thị và quản lý rác thải đô thị Nhật Bản những năm gần đây 3) Nguyễn Thị
Ngọc, (2012), [33] đề cập tới chính sách QLMT ở Nhật Bản những năm 1990 và tác
11


động tới sản xuất của các doanh nghiệp 4) Nguyễn Thị Ngọc, (2004), [38] đề cập tới
các vấn đề môi trường Nhật Bản; 5) Nguyễn Thị Ngọc, (2006), [40] đề cập tới việc sử
dụng năng lượng và hệ quả của nó đối với môi trường Nhật Bản; 6) Nguyễn Thị Ngọc,
(2005), [39] đề cập tới vấn đề môi trường như một nhân tố chính trị trong thế kỷ 21
Các bài báo nghiên cứu so sánh vấn đề môi trường và QLMT ở Việt Nam với các
nước bao gồm: 1) Nguyễn Thị Ngọc, (2012), [34] so sánh vấn đề ô nhiễm môi trường
đô thị ở Ấn Độ và Việt Nam 2) Nguyễn Thị Ngọc, (2009), [35] so sánh giáo dục môi
trường trong các trường trung học cơ sở ở Việt Nam và Nhật Bản .v.v
Các bài báo đề cập tới một số giải pháp cho QLMT ở Việt Nam từ kinh nghiệm
Nhật Bản bao gồm: 1) Nguyễn Thị Ngọc, (2008) [36] đề cập tới một số giải pháp
QLMT đô thị Việt Nam từ kinh nghiệm của Nhật Bản 2) Nguyễn Thị Ngọc, (2007) [37]
đề cập tới kinh nghiệm quản lý nhà nước về môi trường ở Nhật Bản và những gợi ý cho
Việt Nam .v.v
Như vậy các công trình trong nước và nước ngoài cung cấp một bức tranh khái
quát về môi trường và QLMT trên thế giới và Nhật Bản, Việt Nam nói chung cũng như
tại các đô thị nói riêng nhưng lại chưa có một công trình nào nghiên cứu mang tính chất
so sánh, phân tích, đánh giá các giải pháp QLMT đô thị ở Nhật Bản và gợi ý cho Việt
Nam. Bởi vậy, có thể nói rằng luận án tiến sĩ này là một đề tài nghiên cứu mới.
8. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, thuật ngữ viết tắt, danh mục bảng, biểu,
hình, tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương:
Chương I. Cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý môi trường
Chương II. Quản lý môi trường đô thị Nhật Bản
Chương III. Vấn đề quản lý môi trường đô thị ở Việt Nam và những giải pháp đề xuất
từ kinh nghiệm của Nhật Bản











12


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Chương này sẽ trình bày 2 nội dung cơ bản sau: 1) Cơ sở lý luận và khoa học. 2)
Cơ sở pháp lý.
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Khái niệm về quản lý môi trường
Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người có ảnh
hưởng tới con người và tác động qua lại với hoạt động sống của con người như không
khí, nước, đất, sinh vật, xã hội loại người.v.v [20, tr. 6]
Cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về QLMT.

Theo từ điển bách khoa toàn thư mở, QLMT là hoạt động có mục đích nhằm duy trì và
cải thiện trạng thái của nguồn tài nguyên môi trường không bị ảnh hưởng bởi hoạt động
của con người. Đây thực chất là sự điều tiết tác động xã hội của con người vào môi
trường để đảm bảo rằng các hệ sinh thái được bảo vệ và duy trì sử dụng công bằng giữa
các thế hệ. Thông qua việc xem xt các khía cạnh liên quan bao gồm, khía cạnh đạo
đức, khía cạnh kinh tế, khoa học .v.v để tìm ra yếu tố cốt lõi của xung đột từ đó đưa ra
biện pháp điều chỉnh phù hợp [99].
Theo một số nhà nghiên cứu của Việt Nam, QLMT là quản lý nhà nước về môi
trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu dân cư về môi trường. Mục tiêu chủ yếu
của hoạt động QLMT suy cho cùng là tăng cường hiệu quả của hệ thống sản xuất và
bảo vệ sức khoẻ của cư dân cư sống và làm việc. [17, tr. 311] Cách hiểu này cũng khá
tương đồng với quan điểm của các nhà nghiên cứu môi trường Mỹ [97]. Như vậy, xt
trên quan điểm môi trường học, có thể nói QLMT là những hoạt động bảo vệ, duy trì
các giá trị sẵn có như cảnh quan, đa dạng sinh học (mảng xanh) và kiểm soát ô nhiễm,
sự cố, quản lý chất thải (mảng nâu) hướng tới phát triển bền vững.
Có thể hiểu một cách khái quát rằng, QLMT là một hoạt động trong lĩnh vực
quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận
có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên
quan đến sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên hướng tới phát triển bền vững [19, tr 9-11].
Nói cách khác, QLMT là những hoạt động mang tính chế tài và tự nguyện của
các chủ thể QLMT - cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các khách thể quản lý - các
thể nhân tham gia hoạt động BVMT. Đây là một hệ thống phức hợp các quan điểm, các
chính sách và những giải pháp được thực thi nhằm BVMT hướng tới sự phát triển bền
vững của một quốc gia. QLMT được thực hiện bằng một loạt các biện pháp mang tính
tổng hợp, bao gồm luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, xã hội, văn hoá, giáo dục
.v.v Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tuỳ theo điều kiện
cụ thể của vấn đề đặt ra. Cơ sở triết học của hoạt động quản lý nhà nước về môi trường
dựa trên nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới, ở đó tự nhiên, con người, xã
hội được gắn kết với nhau thành hệ thống rộng lớn và tuân theo chu trình sinh địa hóa
cơ bản [20], [27]. Xuất phát từ tính thống nhất này đòi hỏi việc giải quyết các vấn đề

môi trường và QLMT phải toàn diện, hệ thống và phù hợp với trình độ phát triển của
khu vực, của quốc gia.
13


Theo cách hiểu này, QLMT thực chất là các chính sách và biện pháp nhằm kiểm
soát ô nhiễm và quản lý CTR theo những định hướng mục tiêu đã được hoạch định của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quá trình công nghiệp hoá tạo ra những thay đổi
lớn cho nền kinh tế nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề môi trường nhất là ở các đô thị đòi
hỏi phải giải quyết, đặc biệt là ô nhiễm đất, nước, không khí, tiếng ồn .v.v Điều này có
nghĩa là QLMT là một lĩnh vực rộng lớn đòi hỏi phải có sự quan tâm của toàn xã hội.
Có thể nhấn mạnh rằng mục tiêu sâu xa của công tác QLMT là hướng tới sự phát
triển bền vững mà thực chất là đảm bảo cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội và
BVMT. Mục tiêu QLMT có thể thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội và những ưu tiên trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn của mỗi quốc gia.
1.1.2. Các nguyên tắc trong quản lý môi trường
Ngày nay con người đã nhận thức được rằng, QLMT là yêu cầu cần thiết, sống
còn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới nhằm đảm bảo quyền được sống trong môi
trường trong lành, phục vụ sự phát triển chung của nhân loại. Vì vậy QLMT được thực
hiện dựa trên một số nguyên tắc chung bao gồm [19, tr. 190-192], [27], [28]
Thứ nhất là hướng tới sự phát triển bền vững
Thuật ngữ này được đề cập đầu tiên vào năm 1980 trong cuốn chiến lược bảo tồn
thế giới do Hiệp hội Bảo tồn Tài nguyên và Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đưa ra. Tuy
nhiên, nội hàm của nó vẫn dừng lại ở mức đơn giản, chung chung, sự phát triển của
nhân loại không chỉ chú trọng tới kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu
của xã hội và sự tác động tới môi trường sinh thái. Từ năm 1987 đến nay thuật ngữ này
được sử dụng rộng rãi và nội hàm cũng được cụ thể hóa hơn đó là sự phát triển có thể
đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu của thế hệ tương lai. Các cuộc họp Thượng đỉnh về môi trường trên toàn thế
giới được tổ chức trong thời gian qua như Hội nghị về môi trường phát triển của Liên

Hợp Quốc tại Rio de Janeiro năm 1992; Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển
bền vững tại Johannesburg năm 2002; hay gần đây là Hội nghị thượng đỉnh Rio + 20 về
phát triển bền vũng là một minh chứng rõ nt cho xu hướng phát triển bền vững trên
toàn thế giới thậm chí cả khi nhiều cường quốc kinh tế lớn đang rơi vào tình trạng
khủng hoảng và nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào “thời kỳ trì trệ”.
QLMT ở Việt Nam và Nhật Bản cũng không nằm ngoài xu thế chung này. Cả hai
quốc gia đều coi phát triển bền vững vừa là mục tiêu vừa là nguyên tắc chung cho tất cả
các ngành và nguyên tắc này được thể hiện trong quá trình xây dựng và thực hiện
đường lối, chủ trương, luật pháp và các chính sách của cả hai nhà nước suốt những năm
qua cũng như tương lai sắp tới.
Thứ hai là kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng
dân cư trong việc QLMT
Đây là nguyên tắc thể hiện rất rõ đặc điểm địa lý của công tác QLMT là không
phụ thuộc vào biên giới hành chính quốc gia mà phụ thuộc vào không gian và thời gian
của từng vùng địa lý. Các sự cố môi trường xảy ra ở vùng lãnh thổ, quốc gia này có thể
gây ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến vùng khác, quốc gia khác. Chẳng hạn, thảm
họa kp sóng thần và hạt nhân diễn ra ở Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011 đã gây tác
động lớn không chỉ ở các vùng của Nhật Bản mà còn tới cả một số nước khác ở khu
vực Đông Bắc Á. Hoặc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu gây ngập lụt, hạn hán ở Đồng

×