Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích chỉ số chứng khoán của Bảo Việt potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.51 KB, 4 trang )

A.Mở đầu
1.Phương pháp nghiên cứu
Mục đích: nghiên cứu những tác động của môi trường kinh doanh, các nghiệp vụ kinh
doanh chứng khoán và phân tích các chỉ số ảnh hưởng đến công ty cổ phần chứng khoán Bảo
Việt.
Phương pháp nghiên cứu:
+Phương pháp nghiên cứu thứ cấp: các báo cáo tài chính của công ty từ internet, sách và
các tạp chí chuyên ngành.
+Phương pháp so sánh: các số liệu qua các năm và so sánh với công ty chứng khoán SSI
Phạm vi nghiên cứu:
+Đối tượng: Công ty chứng khoán Bảo Việt tại Hà Nội
+Thời gian: 2008-2010
Hạn chế: số liệu không đầy đủ.
2.Giới thiệu tổng quát
Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC) là công ty đầu tiên được thành lập tại
Việt Nam với cổ đông là tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt ) trực thuộc bộ tài
chính, hoạt động kể từ ngày 26/11/1999 theo giấy phép số 01/GPHĐKD do UB chứng khoán
nhà nước cung cấp.
Vốn điều lệ: 722.339.370.000 vnd
Mã cổ phiếu: BVS
Số lượng cổ phiếu niêm yết 72.233.937 cổ phiếu
E.Phân tích tình hình tài chính
A.Chỉ số về khả năng thanh toán
1.Chỉ số khả năng thanh toán hiện thời =
Năm 2007 1.3
Năm 2008 2, 9
Năm 2009 2,4
Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn . Chỉ số này ở
năm 2007 là 1.3 và được xem là thấp, cho thấy BVSC đang gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa
vụ của mình. Từ năm 2008-2009, chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Tuy nhiên, chỉ số thanh toán
hiện hành quá cao có thể là dấu hiệu không tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt


vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao. Như vậy ,
khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của BVSC nói chung là tốt từ 2007-2009
2. Chỉ số khả năng thanh toán nhanh =
Năm 2007 1.3
Năm 2008 2,9
Năm 2009 2,4
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh khoản đối với các khoản nợ ngắn hạn của Doanh nghiệp
bằng tài sản lưu động (không kể hàng tồn kho). Khả năng thanh toán nhanh những món nợ ngắn
hạn qua các năm càng giảm. Từ bảng số liệu ta thấy chỉ số của BVSC năm 2007 là không cao,
cho thấy khả năng thanh khoản của công ty đang giảm. Tuy nhiên từ 2008-2009 thì khả năng đó
càng cao, có khi đạt tới 2.9 (2008)
B. Chỉ số biểu hiện khả năng sinh lời
1. Thu nhập mỗi cỗ phần (EPS)
năm 2007 14.338
năm 2008 -11.261
năm 2009 5.663
EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Năm
2007, EPS là 14,338 cho thấy lợi nhuận mà công ty thu được khá lớn. Tuy nhiên, qua năm 2008,
lợi nhuận đã giảm mạnh xuống -11,261, do đó phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ
phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường bị giảm. Vào năm 2009, EPS đã tăng trở
lại đến 5,663 thể hiện khả năng sinh lời của BVSC.
C. Chỉ số hoạt động
1. Vốn hoạt động thuần
năm 2008 718 051 124 046
năm 2009 731 186 493 255
năm 2007 373 324 249 113
Ta biết rằng vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp càng cao thì tình hình tài chính càng lành
mạnh và ngược lại, doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản. Năm 2007, vốn hoạt động
thuần của BVSC khá thấp, do đó tình hình tài chính gặp khó khăn, nhưng đến năm 2008 đã tăng
gần gấp đôi cho thấy công ty đang trên đà phát triển mạnh và tiếp tục tăng vào năm 2009 phản

ánh sự tăng trưởng mạnh về khả năng hoạt động của BVSC.
2. Chỉ số tài sản lưu động
Năm 2007 cho thấy khả năng thanh toán nợ hiện thời của công ty từ tài sản lưu động
thấp. Tuy nhiên, sang năm 2008 chỉ số này đã được cải thiện đáng kể và đã giảm chút ít
vào năm 2009 nhưng vẫn còn ở mức tốt, chứng tỏ khả năng thanh toán nợ hiện thời từ tài
sản lưu động của BVSC đang rất tốt.
Năm 2007 1.3
Năm 2008 2,9
Năm 2009 2,4
3. Chỉ số tiền mặt
năm 2007 0.8
năm 2008 1.1
năm 2009 0.9
cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ
nợ ngắn hạn. Từ năm 2007-2009, chỉ số tiền mặt của BVSC thay đổi không đáng kể, dao động
quanh 1.0 cho thấy khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn tương đối tốt.
D. Chỉ số về triển vọng phát triển
ROE
năm 2007 35.5%
năm 2008 -42.4%
năm 2009 14.1%
Đo lường khả năng sinh lơị đối với cổ phần nói chung, bao gồm cả cổ phần ưu đãi. Năm 2007,
ROE tăng mạnh nhưng lại giảm đột ngột vào năm sau. Tuy nhiên đến năm 2009, ROE tăng đáng
kể, chứng tỏ khả năng sinh lời của BVSC đang dần được khôi phục.
P/E:
năm 2007 14.388
năm 2008 -18.65
năm 2009 3.88
Phản ánh mức giá hiện hành cho mỗi đơn vị thu nhập của tổ chức phát hành, chỉ số càng
cao càng cho thấy tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Năm 2007, P/E

khá cao nhưng lại giảm mạnh vào năm 2008. Đến năm 2009, P/E lại cải thiện rõ rệt lên
mức 3,88 cho thấy BVSC có triển vọng phát triển trong tương lai.
F-Kết luận:
Qua việc phân tích vĩ mô, phân tích ngành, nghiệp kinh doanh chứng khoán và phân tích
tình hình tài chính, chúng em nhận thấy công ti chứng khoán Bảo Việt ( BVSC) đang
tăng trưởng và phát triển trong thị trường chứng khoán, tuy nhiên vẫn còn nhiều điều cần
phải khắc phục, nhất là vấn đề tài chính và nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Thị
trường chứng khoán ở nước ta còn đang từng bước hình thành và phát triển nên rất phức
tạp và chưa đi vào ổn định thì sự khó khăn và thách thức rất lớn cho các công ti chứng
khoán, trong đó có BVSC. Như vậy, BVSC muốn được đứng vững trên thị trường chứng
khoán thì cần phải nỗ lực rất lớn về nhiều mặt, trong đó việc nghiên cứu môi trường kinh
doanh, nội lực của mình, các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và đặc biệt là các vấn đề
tài chính.
Nguyễn Văn Anh Quân ( giỏi nghen )
Châu Quân Hồi Thủy Trung Ngôn
Châu vô đối
Quân
Hồi
Thủy
Trung
Ngôn
Trần Thị Mỹ Hồi
Đặng Thị Thu Thủy
Lê Thông NHật Trung
Trần Đức Ngôn

×