Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thách thức từ liệu pháp tế bào gốc pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.01 KB, 6 trang )

Thách thức từ liệu pháp tế bào gốc
Tế bào gốc đang được coi là một liệu pháp chữa bệnh thần kỳ.
Nó có thể chữa trị được những bệnh mà người ta cho là không
thể khỏi như suy tim, đái tháo đường, Alzheimer Nhưng tiếc
thay, tế bào gốc chưa phải là một vị thần y học. Mới toả sáng
không lâu thì nó đã vấp phải khó khăn ngay ở phía trước.
Tế bào gốc và những tiềm năng

Nếu như trước kia, việc khám phá ra cơ thể và các cấu trúc bên
trong là những điều kỳ vĩ của y học thì nay, việc nghiên cứu và
ứng dụng những hiểu biết ở cấp độ tế bào và dưới tế bào là những
hướng đi mũi nhọn của y học. Một trong những lĩnh vực mũi nhọn
ấy là nghiên cứu, tìm hiểu và sử dụng tế bào gốc trong điều trị.

Tế bào gốc là tên gọi chung chỉ các tế bào có tính năng lớn nhanh,
phân chia mạnh và có khả năng biệt hoá phong phú. Nhờ những
tính năng này mà tế bào gốc có thể là liệu pháp điều trị bệnh cho
bất cứ bệnh nào, nhất là những bệnh có hư hỏng tế bào hay bị suy
giảm các thành phần tế bào chức năng.
Một tế bào bình thường có thể phân chia 1 ngày/lần thì tế bào gốc
có độ phân chia nhanh hơn so với số quy chuẩn như vậy. Có khi
chỉ cần 6 tiếng là một chu trình phân chia đã hoàn thành. Điều này
là hết sức có ý nghĩa vì chỉ cần một lượng nhỏ tế bào gốc, nhưng
với một thời gian ngắn, nó có thể sinh sôi nảy nở và tạo ra hẳn một
phần tổ chức. Tổ chức này sẽ là tổ chức được sử dụng với mục
đích điều trị. Độ phân chia của tế bào gốc nhanh ngang ngửa với tế
bào ung thư.
Nhờ có đặc tính này mà tế bào gốc đã được ứng dụng khá rộng rãi
và đem lại nhiều hy vọng trong điều trị mặc dù nó chưa được
nghiên cứu nhiều. Nó chỉ là một tế bào ở một vị trí cố định của cơ
thể, nhưng nó có khả năng biệt hoá, tức là biến thành hằng hà sa số


những tế bào khác. Nếu như tim của bạn bị suy, tế bào cơ tim giãn
ra mệt mỏi. Không hề gì! Chỉ cần một vài tế bào gốc là ngay lập
tức vài hôm sau chúng sẽ sinh ra một khối lượng cơ tim. Nếu như
tế bào thần kinh của bạn bị chết, không có nguồn thay thế. Chẳng
khó! Chỉ cần một lượng nhỏ tế bào gốc, vài ngày sau khối tế bào
gốc này sẽ “tự” hoá thành tế bào thần kinh giống y chang về cấu
trúc và chức năng.
Do đó mà tế bào gốc đã, đang và sẽ là những hướng nghiên cứu lý
thú tìm ra chìa khoá chữa bệnh cho y học, đặc biệt là các bệnh vô
phương cứu chữa. Người ta đã ứng dụng khá thành công vào một
số trường hợp điều trị thử nghiệm và cho được những kết quả khá
thành công. Thử điều trị bệnh nhân suy tim, một tình trạng mà cơ
tim bị “nhão” ra, người ta thấy tim có thể hoạt động bình thường
trở lại. Cũng được ứng dụng trên những bệnh nhân đái tháo đường,
bệnh mà tụy bị hư hỏng không có khả năng tiết insulin, người ta
thấy tế bào gốc có thể hoàn trả lại tụy như ban đầu. Những bệnh
nhân được thử nghiệm không phải tiêm insulin trong những hơn
một năm mà vẫn hoàn toàn khoẻ mạnh. Tế bào gốc đã được ứng
dụng ở nhiều nơi như Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Australia và cả Việt
Nam
Nhưng oái ăm thay, tế bào gốc không phải là những gì dễ kiếm và
dễ có như đất, nước hay không khí. Nó chỉ xuất hiện trong thời kỳ
phôi thai. Mà không ai lại đi “cấu” một ít tế bào của em bé để đem
đi điều trị. Như vậy là một ngõ bí. Người ta đành phải lấy nguồn tế
bào gốc thứ hai, đó là từ dây rốn, nhưng nguồn này cũng không
phải là sẵn có vì chẳng ai lại đi lấy dây rốn từ lúc mới sinh ra. Một
giải pháp được cho là vô cùng khả thi trên lý thuyết là tái sắp xếp
hoá bộ gen chương trình của tế bào trưởng thành để chúng trở lại
nguyên dạng thành tế bào gốc. Vậy là có thể có một nguồn dồi dào
tế bào gốc vì chúng ta có thể biến một tế bào trưởng thành làm sơ

khai hoá nó để nó trở thành một tế bào gốc như ban đầu. Mà da của
chúng ta thì quá sẵn. Những tế bào gốc này được gọi là những tế
bào gốc tái tạo. Tưởng rằng như thế là đã thành công. Nhưng
không, một khó khăn đang ở ngay phía trước

Nuôi cấy tế bào gốc.
Tế bào gốc tái tạo có gây ung thư?
Niềm hy vọng với những gì tạm thành công chưa được lâu thì
người ta đã gặp phải một rắc rối khác đầy đáng ngại với lĩnh vực tế
bào gốc. Đó là chúng lại có những dấu hiệu hay những gen của ung
thư. Người ta đã nghiên cứu và thấy rằng, những tế bào gốc tái tạo
có một số đột biến về di truyền mà hoặc là chúng lớn nhanh quá
thể hoặc là chúng mang dáng dấp của ung thư. Mặc dù chưa quan
sát được những khối ung thư trên thực tế do tế bào gốc mới chỉ
được điều trị ít năm nhưng với những gì mà khoa học đang tìm
thấy thì liệu rằng không biết ngành y học non trẻ này có bị khai tử
hay không.
Các nhà khoa học đã tiến hành xâu chuỗi những phần gen không
mã hoá di truyền trong bộ gen của 22 dòng tế bào gốc tái tạo được
sản xuất ra theo những phương pháp khác nhau. Thật không may
mắn, họ đã phát hiện ra những đột biến ở vùng gen mã hoá tổng
hợp protein của tế bào. Trung bình có 6 đột biến như thế ở mỗi
dòng, mỗi một dòng có một kiểu đột biến khác nhau. Điều đáng
nói ở đây là những đột biến bất thường này là những đột biến
mang tính tăng sinh kiểu vô độ hoặc là những đột biến gen có liên
hệ gần với những tế bào ung thư. Thế là ngay lập tức, vấn đề được
đặt ra với câu hỏi, liệu những tế bào gốc này có thể là những tế bào
ung thư vào một thời điểm nào đó hay không?
Như để thêm củng cố điều này, một nhóm các nhà khoa học khác
đến từ Canada và Phần Lan đã đặt những vi chíp và các đoạn DNA

để thăm dò và tìm hiểu về các đột biến gen của các tế bào gốc tái
tạo. Họ thấy rằng đây là các đột biến dạng mất đoạn gen hoặc lặp
đoạn gen trên bộ gen của tế bào. Mặc dù những tế bào gốc trong
nghiên cứu này đều không tồn tại lâu nhưng người ta cũng ghi
nhận một kết quả đầy nghi hoặc: những đột biến di truyền của tế
bào gốc tái tạo lớn hơn nhiều lần (10 lần) so với những tế bào gốc
phôi thai (những tế bào gốc nguyên nghĩa) hay so với những tế bào
tiền thân tạo ra nó như so với tế bào da. Người ta băn khoăn không
biết liệu rằng những tế bào gốc này có gây ra ung thư không, chưa
ai có câu trả lời chắc chắn.
Để đưa ra được đáp án chính xác cho ẩn số tế bào gốc, có lẽ chúng
ta còn mất thêm nhiều công sức nữa. Một lời khuyên với mỗi
chúng ta, trong khi chờ đợi một lời giải hoàn hảo cho một liệu
pháp trị bệnh mới, mỗi người cần tự mình bảo vệ sức khoẻ.

×