Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Đồ án tốt nghiệp xây dựng kè chắn sóng cảng Lạch Huyện ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.37 MB, 111 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
xây dựng kè chắn sóng
cảng Lạch Huyện
SVTH: NGUYỄN QUỐC CƯỜNG
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển
Mục Lục
(3.1) 78
(3.2) 78
(3.3) 78
(3.4) 79
(3.5) 79
(3.6) 79
(3.7) 79
(3.8) 79
(3.9) 79
(3.10) 80
(3.11) 80
Bảng 4.4. Các hệ số lớp 95
(4.7) 99
MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của dự án xây dựng kè chắn sóng cảng Lạch Huyện
Hiện tại hệ thống cảng biển khu vực Hải Phòng chủ yếu tập trung trên bờ
sông Cấm với 17 cụm cảng trên chiều dài đường bờ sử dụng khoảng 7,8km. Tổng
sản lượng hàng hóa thông qua các cụm cảng năm 2004 trên 13,2 triệu tấn, chủ yếu
tập trung ở cảng Hải Phòng (85%-90%).
Luồng tàu vào cảng Hải Phòng được hiểu là luồng dẫn tàu từ cầu số “0” cảng
chính Hải Phòng ra đến vùng biển sâu của vịnh Hải Phòng, được giới hạn bởi bán
đảo Đồ Sơn, đảo Cát Bà và đường đẳng sâu -10m (ngoài phao số 0).
Luồng tàu hiện tại đi qua cửa Nam Triệu có thể chia ra làm ba phân đoạn
chính, gồm: đoạn luồng biển từ phao số 0 đến phao số 22 dài khoảng 18,0km, đoạn


Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B
2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển
luồng sông Bạch Đằng từ phao số 22 đến đầu kênh Đình Vũ dài khoảng 12,0km
(riêng đoạn cửa kênh Cái Tráp đến kênh Đình Vũ dài 9km), và đoạn luồng sông
Cấm tính từ đầu kênh Đình Vũ đến cầu cảng số 0 dài khoảng 8,5 km.
Sau khi hoàn thành dự án cải tạo nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn II,
luồng tàu vào cảng Hải Phòng sẽ được chuyển sang cửa Lạch Huyện. Ngoài đoạn
luồng Sông Cấm và luồng sông Bạch Đằng như hiện nay, đoạn luồng kênh Tráp dài
khoảng 4,0 km và đoạn luồng biển qua cửa Lạch Huyện tính từ cửa kênh Cái Tráp
(phía sông Chanh) đến phao số 0 dài khoảng 18,0 km sẽ thay thế cho đoạn luồng
biển qua cửa Nam Triệu.
Hiện nay với lưu lượng hàng hóa ngày một tăng vào khu vực kinh tế Bắc Bộ,
cảng Hải Phòng đang co dấu hiệu quá tải. Điều này làm ảnh hưởng đến tốc độ phát
triển của khu vực trong tương lai. Hơn nữa luồng tàu vào cảng Hải Phòng hiện nay
đang bị bồi lấp nhanh chóng do sự vận chuyển bùn cát trên sông Bạch Đằng. Cảng
Lạch Huyện, với vị trí địa lý thuận lợi sẽ là giải pháp hợp lý nhằm giảm tải cho
cảng Hải Phòng và giúp tăng cường sự phát triển cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ.
Vị trí tuyến luồng tàu sau khi hoàn thành cải tạo nâng cấp cảng Hải Phòng
chỉ ra trong hình 1
Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B
3
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển
Hình 1: Sơ đồ tuyến luồng vào cảng
 Cảng Lạch Huyện hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu bốc xếp hàng vận tải
bằng đường biển ngày càng tăng của các tỉnh thành, các khu công nghiệp,
khu kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đặc biệt là của vùng tam giác kinh tế: Hà Nội
- Hải Phòng - Quảng Ninh. Ngoài ra cảng Lạch Huyện còn đáp ứng nhu cầu
hàng quá cảnh của các tỉnh phía Nam Trung Quốc.

 Cảng Lạch Huyện có vị trí thuận lợi về hàng hải, với trang thiết bị hiện đại
đảm bảo năng suất bốc xếp cao, độ sâu khu nước lớn cho phép tầu có trọng
tải lớn ra vào an toàn, thuận lợi và với một hệ thống giao thông sau cảng
đồng bộ cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ thu hút qua cảng một lượng
hàng lớn, do vậy sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế của khu vực phát triển mạnh
mẽ hơn và thu hút các nhà đầu tư vào khu vực nhiều hơn.
 Riêng đối với thành phố Hải Phòng, việc hình thành và phát triển cảng Lạch
Huyện sẽ tạo điều kịên thuận lợi để thành phố xây dựng và phát triển trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo tinh thần nghị quyết số
32/NQQ-TW ngày 5/8/2003 của Bộ Chính trị.
Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B
4
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển
Nhờ có đặc điểm điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, Lạch Huyện được che
chắn bởi đảo Cát Bà, Cát Hải nên ảnh hưởng của sóng đến từ hướng NE, W được
giảm thiểu. Sóng các hướng S, SW tuy gây ảnh hưởng nhiều hơn đối với luồng tàu
nhưng cũng bị suy giảm khi vượt qua vùng cửa sông Nam Triệu.
Như đã trình bày ở trên, cảng cửa ngõ Lạch Huyện, Hải Phòng dự kiến sẽ
được phát triển tại khu vực cửa Lạch Huyện (cửa sông Chanh đổ ra vịnh Hải
Phòng). Lãnh thổ cảng dự kiến được tôn tạo từ hạ lưu Bến Gót hiện tại theo hướng
tiến dần ra phía biển. Khu nước và luồng tàu vào cảng được hình thành trên cơ sở
nạo vét mở rộng luồng tàu biển Lạch Huyện hiện tại ( chiều rộng B = 100m, cao độ
đáy chạy tàu -7.2m, được thiết kế thoả mãn cho tàu 10.000DWT thông qua). Công
trình bảo vệ luồng được quy hoạch có tuyến song song với tim luồng nhằm mục
đích giảm chiều cao sóng cho khu nước, luồng tàu và ngăn dòng bùn cát trong vịnh
từ phía Tây Nam xâm nhập và gây bồi lấp lại luồng tàu.
2. Phương pháp thực hiện
Thu thập các tài liệu nghiên cứu chế độ động lực và vận chuyển bùn cát tại
khu vực cửa sông Lạch Huyện, các số liệu địa hình khu vực cửa sông Lạch Huyện,
tính chất địa chất của trầm tích đáy, vận tốc gió, độ cao và hướng sóng, mực nước

từng giờ tại trạm mực nước khí tượng thủy văn Hòn Dấu, các trạm đo mực nước
trên khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó phân tích các số liệu, tài liệu để xác định
các điều kiện động lực, vận chuyển bùn cát, biến đổi hình thái tại khu vực nghiên
cứu. Đồ án sử dụng mô hình toán trong bộ tính toán thủy lực Mike để mô phỏng chế
độ thủy động lực, vận chuyển bùn cát tại khu vực cửa sông Lạch Huyện.
Từ các kết quả tính toán mô phỏng thủy động lực, vận chuyển bùn cát khu
vực nghiên cứu, đưa ra các giải pháp thiết kế công trình bảo vệ khu vực cửa sông,
đảm bảo cho việc hình thành cảng Lạch Huyện trong tương lai.
3. Kết cấu của đồ án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, toàn bộ đồ án được trình bày
trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về khu vực nghiên cứu
Chương 2: Tính toán thủy lực
Chương 3: Quy hoạch, lựa chọn công trình và tính toán các điều
kiện biên thiết kế
Chương 4: Thiết kế đê chắn sóng.
Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B
5
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Đảo Cát Hải (huyện Cát Hải) nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng,
cách trung tâm thành phố 20 km về hướng Đông Nam, cách trung tâm thị trấn Cát
Bà khoảng 15 km về phía Tây - Bắc. Cát Hải là một huyện đảo nhỏ, có diện tích
gần 30km
2
, dân số của toàn đảo gần 13.000 người, tọa độ địa lý ở vào khoảng 20
0
47’ đến 20

0
56’ vĩ độ Bắc,106
0
54’ đến 106
0
58’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc đảo giáp huyện Yên Hưng (tỉnh Quảng Ninh) ngăn cách bởi kênh
đào Cái Tráp.
- Phía Đông là cửa Lạch Huyện.
- Phía Tây là cửa sông Nam Triệu.
- Phía Nam là Vịnh Bắc bộ.
Hình 1.1: Khu vực nghiên cứu
Khu vực dự kiến xây dựng cảng cửa ngõ Lạch Huyện nằm bờ phải cửa sông
Lạch Huyện thuộc huyện Cát Hải, Thành phố Hải Phòng. Tổng chiều dài theo quy
hoạch của cảng (khu thương cảng quốc tế) khoảng 10 km chạy dọc theo tuyến luồng
tàu.
Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B
6
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển
Bờ phải của cửa sông, (nơi dự kiến xây dựng tuyến kè phía Nam) hiện là một
doi cát lớn có chiều dài khoảng 6000m, chiều rộng khoảng 1000m, cao độ dao động
từ khoảng 0 đến +1,0m. Bờ trái là đảo Cát Bà. Đoạn cửa sông này hiện là tuyến
luồng từ Cảng Hải Phòng ra biển, có chiều rộng là khá lớn, chỗ hẹp nhất (chỗ thắt
hẹp phía ngoài đường dây cao thế khoảng 1000m) cũng đạt khoảng 1000m. Hiện
nay tuyến luồng đã được nạo vét đến chiều sâu đạt -7,8m. Vùng nước từ Bến Gót
trở ra khoảng 4000m có một trũng sâu, điểm sâu nhất đạt đến -12,5m. Chiều rộng
trũng sâu khoảng 400~500m.
Hình 1.2: Vị trí cửa Lạch Huyện
1.1.2. Đặc điểm khí hậu, khí tượng
a) Nhiệt độ không khí:

Theo số liệu trong Báo cáo thu thập tài liệu khí tượng thủy hải văn (Tedi-
086- Nca- TV2):
- Nhiệt độ không khí cao nhất trong 21 năm quan trắc được là 38,6°C (ngày
3/8/1985).
- Nhiệt độ không khí thấp nhất là 6,6°C (ngày 21/2/1996).
- Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 23,9
o
C.
- Nhiệt độ trung bình mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4) là 20°C.
- Nhiệt độ trung bình mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10) là 27,9°C.
b) Độ ẩm không khí
Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B
7
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển
Độ ẩm không khí trung bình nhiều năm là 85,7%, độ ẩm không khí thấp nhất
là 27% (tháng 10/1991). (Báo cáo thu thập tài liệu khí tượng thủy hải văn (Tedi-
086- Nca- TV2).
c) Lượng mưa
Lượng mưa ở Hải Phòng trung bình năm đạt từ 1600 đến 1800 mm, cao nhất
là ở Phù Liễn (X
o
= 1808 mm) và thấp nhất là Bạch Long Vĩ (X
o
= 1035 mm) và
phân thành 2 mùa: mùa mưa và mùa ít mưa (bảng 1.1).

Mùa ít mưa: từ tháng XI đến tháng IV năm sau, lượng mưa trung bình là
218,7 mm, lượng mưa trung bình các tháng là 30 - 40 mm (bảng 1.1). Số ngày mưa
trong các tháng trung bình từ 7 - 9 ngày, có tháng 10 - 12 ngày. Mưa chủ yếu là
mưa nhỏ và mưa phùn, nhất là vào tháng II và III, đã làm giảm tầm nhìn xa về phía

biển dưới cấp V (2 - 4 km) gây ảnh hưởng cho mọi hoạt động và giao thông trên
biển.

Mùa mưa: từ tháng V đến tháng X, lượng mưa trung bình đạt 1340 mm
chiếm 80 - 85% lượng mưa năm. Lượng mưa trung bình trong các tháng dao động
trong khoảng 180 - 220 mm (bảng 1.1) với số ngày có mưa từ 10 - 12 ngày/tháng.
Lượng mưa này chủ yếu do mưa dông và bão, lượng mưa cao nhất trong một tháng
của nhiều năm đạt 783,8 mm vào tháng VIII/1979 và ngày có lượng mưa cao nhất
trong tháng của nhiều năm là 434,7 mm (ngày 26/VI/1966).
Bảng 1.1: Lượng mưa trung bình tháng, năm vùng Hải Phòng (mm)
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Phù Liễn 24 26 44 91 193 241 274 366 292 147 32 24 1808
Hòn Dáu 26 19 39 76 152 241 214 325 265 184 33 16 1491
Hải Phòng 27 25 40 93 209 252 270 406 302 136 25 21 1796
An Hải 24 17 43 78 201 206 230 319 285 128 28 14 1563
Bạch Long Vĩ 22 15 26 47 81 119 142 264 201 100 34 25 1033
d) Gió
Chế độ gió khu vực nghiên cứu mang đặc tính mùa rất rõ nét phù hợp với
đặc điểm hoạt động của hoàn lưu khí quyển.

Mùa đông (tháng XI - II): Các hướng gió chính là B, ĐB và Đ
(bảng1.2). Vào thời kỳ đầu mùa đông hướng gió chủ yếu là B và ĐB, sau đó chuyển
Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B
8
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển
dần sang hướng Đ vào cuối mùa. Trong mùa đông trung bình hàng tháng có tới 3 - 4
đợt gió mùa ĐB (đôi khi có tới 5 - 6 đợt), mỗi đợt thường kéo dài từ 3 - 5 ngày. Ở khu
vực nghiên cứu do bị đảo Cát Hải và Cát Bà che chắn nên gió mùa ĐB tác động tới
khu vực nghiên cứu đã bị đổi hướng khá rõ nét và tốc độ gió mùa ĐB ở đây đã giảm đi
nhiều, chỉ còn khoảng 50 - 60% so với ngoài khơi vịnh Bắc bộ. Tuy nhiên, nếu so với

vùng khác nằm sâu hơn trong đất liền thì tốc độ gió ở đây cũng còn khá mạnh. Tốc độ
gió trung bình trong mùa này đạt 4,6 - 4,8 m/s. Tốc độ lớn nhất đạt 40 - 50 m/s, đôi khi
đạt trên 50 m/s (bảng 1.3).
Bảng 1.2 : Tần suất xuất hiện gió nhiều năm trạm Hòn Dáu (%)
Hướng
Mùa
B ĐB Đ ĐN N TN T TB
Đông 12,4 30,9 10,0 17,0 4,5 2,1 1,0 2,9
Hè 10,9 13,4 12,5 26,2 12,2 10,5 3,3 11,1
Bảng 1.3 : Đặc trưng tốc độ gió trạm Hòn Dáu (m/s)
Tháng
Đặc trưng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
TB 4,8 4,6 4,4 4,6 5,4 5,6 6,0 4,5 4,4 4,9 4,6 4,6
Lớn nhất 24 20 34 28 40 40 40 45 45 34 24 28

Mùa hè (tháng VI - X): Là thời kỳ thống trị của gió mùa TN biến
tính, có các hướng chính là N, ĐN và Đ với tần suất khá cao (bảng 1.2). Đôi khi có
gió TN từ đất liền thổi ra với đặc điểm khô nóng. Tốc độ gió trung bình mùa này
đạt 4,5 - 6,0 m/s. Đặc biệt thời kỳ này có sự hoạt động mạnh của lưỡi áp cao phó
nhiệt đới Tây Thái Bình Dương, bão và dải hội tụ nhiệt đới tác động mạnh tới chế
độ gió. Tốc độ gió cực đại đạt tới 40 - 45 m/s (bảng 1.3). Cơn bão Wendy đổ bộ vào
Hải Phòng ngày 9/IX/1968 đã gây sức gió mạnh có tốc độ cực đại quan trắc được
tại Hòn Dáu là 40 m/s.
e) Bão
Theo số liệu thống kê nhiều năm (1972 – 2005) cho thấy hàng năm trung
bình có 1 cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Hải Phòng. Tốc độ gió lớn nhất trong bão
ở cấp 12 (36m/s) vào ngày 23/7/1980 và 27/9/2005 (bảng 1.4).
Bảng 1.4: Tốc độ gió bão cực trị với chu kỳ lặp khác nhau tại trạm Hòn Dấu
Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B

9
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển
Hướng
Gió
Chu kỳ lặp
5 năm 10 năm 15 năm 25 năm 50 năm 100 năm
N 32,1 36,2 40,2 42,5 45,4 49,2
NE 36,7 42,2 47,4 50,4 54,2 59,3
E 38,2 43,3 48,3 51,1 54,7 59,5
SE 33,6 38,6 42,7 46,5 49,6 54,0
S 36,3 41,6 46,5 49,5 53,3 58,0
SW 36,6 41,3 45,5 48,0 51,5 56,5
W 31,2 36,9 42,0 45,0 49,3 54,5
NW 37,6 42,5 46,8 49,5 53,4 58,5
Tổng hợp 38,2 43,3 48,3 51,1 54,7 59,5
Ghi chú: Tốc độ gió [m/sec], ngoại suy theo hàm Weibull.
Bảng 1.5: Số lượng bão đổ bộ ở các khu vực Hải Phòng và lân cận ( 1960 – 1994)
Các đặc trưng
Tháng Cả năm
VI VII VIII IX X XI
1 Số cơn bão 5 10 7 3 4 1
2 Tần suất 16,7 33,3 23,3 10,0 13,3 3,4 100
Theo số liệu thống kê nhiều năm trong bảng 1.5 cho thấy mùa bão ở đây
thường bắt đầu vào tháng VI và kết thúc vào tháng XI. Tháng có nhiều bão nhất là
tháng VII có 10 cơn bão, chiếm 33,3%, tiếp theo là tháng VIII có 7 cơn bão chiếm
23,3%, tháng XI chỉ có một cơn bão chiếm 3,4%. Tác động và ảnh hưởng của bão
thường kéo theo gió và sóng lớn, mưa kéo dài, nước dâng,… gây lũ lụt khu vực
đồng bằng cửa sông và xói lở bờ biển.
Một số đặc trưng đã quan sát được trong thời gian có bão là tốc độ gió cực
đại t

max
= 40m/s quan trắc được nhiều lần tại trạm Hòn Dấu. Tuy nhiên, cá biệt tốc
độ gió đo được cơn bão Wendy (9/IX/1968) tại trạm Phù Liễn đã ghi được t
max
=
50m/s.
f) Sương mù và tầm nhìn
Sương mù trong năm thường tập trung vào các tháng mùa đông, bình quân
năm có 21,2 ngày có sương mù; tháng 3 là tháng có nhiều sương mù nhất, trung
bình trong tháng có 6,5 ngày có sương mù; các tháng mùa hạ hầu như không có
sương mù.
Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B
10
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển
Do ảnh hưởng của sương mù nên tầm nhìn bị hạn chế, số ngày có tầm nhìn
dưới 1km thường xuất hiện vào mùa đông, còn các tháng mùa hạ hầu hết các ngày
trong tháng có tầm nhìn >10km.
1.1.3. Đặc điểm thủy, hải văn
a) Mực nước:
Mực nước tại Hòn Dấu thuộc chế độ nhật triều thuần khiết, trong tháng có
khoảng 25 ngày có 1 lần nước lớn, một lần nước ròng. Độ lớn triều ở đây thuộc loại
lớn, khoảng 3÷4m. Vào kỳ triều cường mực nước cao nhất đo được là 421cm
(22/10/1985), mực nước thấp nhất là -3cm (2/1/1991).
Dựa vào tài liệu mực nước cao nhất năm từ 1974 đến 2004 đã tính và vẽ tần
suất lý luận mực nước cao nhất cho kết quả mực nước tương ứng với các tần suất
(bảng 1.6):
Bảng 1.6: Mực nước ứng với các tần suất lý luận tại Hòn Dấu (hệ tọa độ
hải đồ)
P% 1 3 5 10 20 50 70 90 95 97 99
H (cm) 443 426 417 405 392 373 364 354 350 349 346

Dựa vào mực nước giờ, đỉnh triều, chân triều, trung bình tính tần suất lũy
tích cho kết quả mực nước ứng với các tần suất (bảng 1.7):
Bảng 1.7: Mực nước ứng với các tần suất lũy tích tại Hòn Dấu
P%
H(cm)
1 3 5 10 20 50 70 90 95 97 99
H đỉnh 383 377 362 352 338 305 277 235 225 211 204
H chân 196 180 174 156 134 91 72 47 40 31 22
H giờ 355 338 325 305 275 195 149 90 71 64 43
H t.bình 230 225 225 217 210 195 189 182 174 171 167
b) Dòng chảy:
Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B
11
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển
Chế độ dòng chảy:
Chế độ dòng chảy của vùng cửa sông ven biển Hải Phòng chịu ảnh hưởng
trực tiếp của các dòng sông (sông Cấm , Bạch Đằng , sông Chanh …) và dòng triều.
Dòng chảy sông có ảnh hưởng đặc biệt đến dòng chảy chung của vùng cửa sông.
Vào mùa lũ, nước thượng nguồn các sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông
Hồng qua sông Đuống và sông Luộc chảy về hoà nhập vào khối nước biển, dưới sự
tương tác của dòng triều và dòng lũ, nước bị dồn ép ở pha triều lên và khi triều rút
tạo nên sự cộng hưởng giữa dòng triều và dòng nước sông gây ra tốc độ dòng chảy
rất lớn.
Kết quả điều tra khảo sát đo đạc ở 2 cửa sông và khu vực ven biển trước đảo cho
thấy: dòng chảy vùng ven biển và cửa sông Cát Hải có chế độ phức tạp thể hiện mối
tương tác: nước sông - địa hình đáy - sóng - thuỷ triều.
Qua phân tích cho thấy ảnh hưởng của chế độ gió và sóng gió trong mùa
đông tới vùng ven biển Cát Hải không lớn: chế độ dòng chảy phụ thuộc chủ yếu vào
yếu tố địa hình và dao động mực nước (do thuỷ triều). Kết quả điều tra khảo sát đo
đạc ở hai cửa sông và khu vực ven biển trước đảo cho thấy, về mùa đông khi sóng,

gió tương đối “yên lặng”, dòng chảy xuất hiện chủ yếu do dòng triều và sự chênh
lệch mực nước do khối nước sóng triều bị dồn ép khi vào bờ. Mặc dù vậy, trong
những ngày nước cường có sóng gió hướng Đông và Đông Nam phát triển, dòng
chảy ven bờ do sóng gây ra kết hợp với các loại dòng khác làm tăng (hoặc giảm) tốc
độ dòng chảy tổng hợp vùng ven bờ.
Ở hai cửa sông Nam Triệu và Lạch Huyện, dòng chảy có thể đạt tốc độ 1m/s
khi triều rút. Tại vùng ven biển trước đảo Cát Hải, dòng chảy có tốc độ lớn tập
trung chủ yếu ở các lạch chạy song song với bờ phiá bến Gót và Hoàng Châu, đặc
biệt khi triều dâng khối nước bị dồn ép vào bờ. Dòng chảy ở hai lạch này cũng
không như nhau, ở lạch trương phía bến Gót có tốc độ lớn hơn vì lạch sâu và hẹp
(chỗ hẹp nhất rộng 150m, sâu trung bình 2.5-3.0m). Qua quan trắc đo đạc ở đây vào
giữa tháng 1/87 cho thấy rằng tốc độ dòng chảy >25cm/s chiếm ưu thế tuyệt đối, tốc
độ trung bình đạt 40-60cm/s và mạnh nhất có thể đạt >1m/s. Thực tế dòng chảy với
tốc độ lớn như vậy đã làm cho lòng lạch sâu bị xói sâu, thành dốc, trơ lớp sét dưới
đáy. Một điều lí thú xảy ra ở đây là thời gian dòng chảy có hướng về phía cửa
Lạch Huyện chiếm đến 60-70%, tức là ngay cả khi triều rút vẫn có dòng chảy
hướng về phía cửa Lạch Huyện. Có lẽ đây là nguyên nhân làm cho lòng lạch sâu
Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B
12
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển
dần về cửa Lạch Huyện và làm cho bãi bồi phía Lạch Huyện được bồi đắp bằng các
loại vật liệu thô dần về phía cửa sông. Hướng dòng chảy về phía cửa Lạch Huyện
chiếm ưu thế có thể được giải thích như sau:
Khi triều dâng, nước bị dồn ép trước đảo cao hơn mực nước ở cửa Lạch
Huyện tạo ra dòng chảy đổ vào Lạch Huyện và vào sâu trong sông. Dòng này tồn
tại đến thời điểm thông thường là qua thời điểm ở bến Gót đạt đỉnh triều 1-2h. Sau
đó là thời điểm nước dừng tạm thời và bắt đầu rút. Dòng chảy sau đó qua lạch
trương có hướng ngược với ban đầu, song tốc độ nhỏ hơn. Ngược lại phía cửa Lạch
Huyện dòng triều rút tăng nhanh hơn khi triều dâng, đến một thời điểm nào đó tốc
độ dòng chảy mạnh phía cửa Lạch Huyện làm giảm áp lực nước đáng kể so với áp

lực nước trong lạch trương. Sự chênh áp lực này đã đổi hướng dòng chảy ở lạch
trương về phía cửa Lạch Huyện và sau đó hướng ra biển. Tương tự như vậy quá
trình đó xảy ra phía cửa Nam triệu, song tốc độ dòng chảy và thời gian có khác hơn
vì ở đây lạch nông và rộng.
Qua phân tích thành phần dòng chảy đo tại các cửa Nam Triệu, Lạch Huyện
cho thấy thành phần chính chủ yếu là dòng chảy nhật triều (chu kỳ25h) và dòng dư
dồn (do khối nước triều bị dồn ép và dòng sóng). Thành phần dòng chảy bán nhật
triều(12h) và 1/4ngày (6h) mạnh dần trong những ngày nước kém, khi mà thuỷ triều
tăng dần tính chất bán nhật. Các elip phân bố hướng và tốc độ dòng triều có dạng
rất hẹp với hướng trục lớn gần trùng với trục lòng dẫn kênh lạch và cửa sông. Đặc
điểm này hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven bờ: hướng dòng chảy
chủ yếu do nước triều dâng -rút.
Trong thành phần dòng chảy dư dồn của những ngày có sóng gió phát triển
phải kể đến dòng sóng ven bờ, nhưng thời kỳ mùa đông khả năng xuất hiện dòng
sóng nhỏ.
Ngoài các dòng chính chủ yếu đã nêu trên còn có dòng trôi do gió gây ra.
Như trên đã phân tích gió thời kỳ mùa đông chỉ ảnh hưởng chủ yếu đối với phía
Đông đảo Cát Hải ( Lạch Huyện), nơi sông mở rộng thông với vịnh Hạ Long ở phía
Đông Bắc và tầng nước trên mặt khoảng 1m. Dòng trôi có hướng lệch so với hướng
gió trên mặt nước ( từ 0-45
0
) và càng xuống sâu góc lệch càng lớn và có thể đạt
180
0
so với hướng gió trên mặt. Nhưng vận tốc dòng trôi không lớn , qua tính toán
vận tốc dòng trôi chỉ đạt 20cm/s với vận tốc gió trên mặt nước 10cm/s. Nhưng ở
Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B
13
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển
khu vực nghiên cứu dòng trôi khi có gió thổi mạnh thực tế đã bị dòng triều và các

loại dòng khác lấn át hẳn đi. Ở khu vực Cát Hải dòng chảy đạt tốc độ lớn chủ yếu là
ở 2 cửa sông và các lạch triều khi triều dâng - rút. Còn các khu vực khác ( Văn chấn
- Gia Lộc) dòng chảy ven bờ yếu hẳn rất nhiều so với thời kỳ mùa hè. Trong những
ngày triều cường ở mũi Hoàng Châu dòng chảy nhật triều có thể đạt 0,9 - 1,0m/s.
Ngược lại dòng bán nhật triều và dòng chảy với chu kỳ 6h chỉ đạt tốc độ 0,1 - 0,2
m/s. Dòng chảy dư ( do nước sông đổ ra, dòng trôi do gió …) đạt tới vận tốc 0,2 -
0,35 m/s trong những ngày có gió to và mưa lớn. Ở trong cửa sông dòng sóng ven
bờ ít đạt tốc độ nguy hiểm bằng đoạn đê kè trước biển vì đã có các van chắn cát
phía ngoài che chắn làm giảm hầu hết năng lượng sóng trước khi đi vào trong sông.
Ngoài dòng chảy sóng, dòng trôi trên mặt kết hợp với dòng triều rút có thể tạo ra
dòng chảy tổng hợp với tốc độ 1,2 - 1,3 m/s rất dễ dàng rửa trôi đưa vật liệu từ
trong cửa sông ra ngoài biển .
Ở đoạn bờ từ đê Văn Chấn tới trước cửa đồn công an Biên phòng số 30 dòng
sóng ven bờ do sóng vỗ bờ gây ra chỉ đạt tốc độ cao khi có sóng gió hướng Đông
Nam và Nam trong thời điểm nước triều cường. Dòng chảy chủ yếu vùng ven bờ
vẫn là dòng thuỷ triều . Khi tới bờ dòng thuỷ triều phân làm 2 nhánh chảy về hai
phía cửa sông tạo thành 2 tiểu hoàn lưu trước Văn Chấn và Hoà Quang. Tuy cường
độ dòng chảy ở 2 tiểu hoàn lưu này không mạnh bằng thời kỳ mùa hè, song dòng
ven gần bờ do bị dồn ép trong kênh hẹp tạo ra dòng chảy với tốc độ 0,8 - 0,9 m/s ở
trước cửa đồn Công an biên phòng và trước đê Văn chấn, lòng kênh hẹp dòng chảy
có thể đạt tốc độ >1m/s cuốn trôi các vật liệu bở rời dưới đáy kênh, trong lòng kênh
còn trơ lại chủ yếu là sét có độ kết dính tốt.
Như vậy trong điều kiện khí tượng hải văn tương đối bình thường ở cuối
mùa chuyển tiếp từ đông sang hè , ở cửa sông Nam Triệu dòng chảy tổng hợp (chủ
yếu là dòng nhật triều) với tốc độ có thể rửa trôi trầm tích bở rời (>25 cm/s) chiếm
1 tỷ lệ cao tới 74%. Dòng chảy ở trong cửa sông mang vật chất lơ lửng giảm tốc độ
ở ngoài ngưỡng cửa, đặc biệt là ở vùng tâm hai tiểu hoàn lưu. Chính ở đây có điều
kiện thuận lợi cho việc bồi lắng vật liệu. Ngoài ra việc nạo vét thông lạch tầu đổ
bùn cát sang hai bờ kênh dẫn cũng góp phần làm cho các bãi cát dọc cửa sông được
tôn cao thêm và kéo dài ra.

Ở trong ngưỡng cửa sông dòng chảy tổng hợp khi thuỷ triều rút có tốc độ lớn
đã rửa trôi các trầm tích bở rời dưới đáy kênh đưa ra biển, còn trơ lại dưới đáy và
Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B
14
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển
sườn kênh chủ yếu là sét dẻo kết dính tốt - hiện tượng tương tự như lạch trước đồn
Công an biên phòng.
Ở cửa Nam Triệu trong những năm gần đây sau khi lấp cửa Cấm chủ lưu
khá tập trung về phía bờ biển Cát Hải khi đó xiên chếch bờ Cát Hải dưới một góc
nhọn phía cửa kênh Cái Tráp, đã làm tăng khả năng chống xói lở bờ ở đoạn cửa Cái
Tráp - Hoàng Châu và nhất là khu vực trạm Đèn biển Nam Triệu.
Ở đoạn bờ từ kè Văn Chấn tới cửa đồn Công an biên phòng trong mùa
chuyển tiếp không bị ảnh hưởng của sóng gió hướng Đông Bắc. Riêng sóng gió
hướng Đông (tần suất trung bình khoảng 50%) ít ảnh hưởng tới bờ Cát Hải, do vị trí
nằm sâu trong vịnh nước nông được dãy núi đá vôi đảo Cát Bà che chắn hướng
Đông. Về cuối mùa, khoảng từ cuối tháng IV sóng gió hướng Đông Nam và Nam
mạnh dần ; sóng vỡ bờ và dòng sóng ven bờ gây ảnh hưởng tới khu vực này trong
những ngày nước triều cường . Song nhìn chung mức độ ảnh hưởng yếu giữ ổn định
cho đoạn bờ vùng nghiên cứu . Chế độ dòng chảy trong mùa hè nhìn chung cũng
tương tự hai mùa kể trên song với cường độ lớn hơn.
Theo tài liệu nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu biển Hải Phòng -
Viện Hải dương học, hệ thống dòng chảy ven bờ Cát Hải như sau:
Dòng triều:
Tại lạch Nam Triệu và Lạch Huyện dòng triều mang tính thuận nghịch. Dòng
nhật triều với chu kì 25 giờ có giá trị áp đảo, tốc độ đạt 1,0 m/s. Tốc độ dòng triều
cực đại thường ở mức triều dâng hoặc triều rút ngay qua mực nước biển trung bình.
Khi triều lên tốc độ dòng triều đạt cực đại xảy ra trước đỉnh triều 6-9 giờ.
Dòng bán nhật triều có giá trị không lớn lắm, thường nhỏ hơn 0,1m/s.
Hướng dòng triều ở bãi Hoàng Châu và Hoà Quang song song với bờ, dòng
triều bãi Văn Chấn và Gia Lộc không song song mà tạo thành một góc khá lớn với

bờ cả khi triều lên và triều rút ( Hướng chảy lên 130
0
, chảy xuống 150
0
). Khi triều
cường, hiện tượng này tạo điều kiện sóng phá huỷ mạnh hơn.
Dòng dư:
Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B
15
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển
+Dòng sông: ở lạch Nam Triệu, dòng chảy do sông đạt đến 0,3m/s, tốc độ
cao hơn về mùa hè, nó định hướng theo lòng lạch.
+ Dòng chảy do gió: Có giá trị không lớn, với tần suất gió ưu thế 5-10 m/s,
tốc độ dòng chảy chỉ 0,1-0,15 m/s. Hướng của dòng chảy gió định theo hướng bờ,
ổn định hướng Tây- Tây Nam trong năm.
+ Dòng sóng: Do điều kiện địa hình ( có 2 chướng cát Hoàng Châu và Hàng
Dày chắn bên), độ sâu bờ ngầm nông, thoải, dòng sóng ven bờ Cát Hải đạt 0,1-0,2
m/s, có hướng ổn định và mạnh hơn vào mùa hè, dòng sóng dọc bờ phân kỳ rất rõ ở
Gia Lộc định hướng chảy về 2 phía Hoàng Châu và Bến Gót.
Dòng chảy tổng hợp:
Với địa hình ven bờ đảo Cát Hải có nhiều luồng lạch án ngữ cùng với vị trí
của bán đảo Đồ Sơn ở phía Tây và Cát Bà ở phía Đông, kéo dài ra biển đã dần ép
khối nước thuỷ triều tạo thành mặt nước không đều vùng ven bờ từ đó gây ra dòng
chảy Gradien có hướng thay đổi phức tạp ở cửa Nam Triệu. Dòng chảy tổng hợp
gồm: Dòng nhật triều, bán nhật triều, dòng chảy, dòng sóng, dòng gradient. Tốc độ
tổng hợp đạt 1,0-1,2 m/s.
Ở ven bờ Cát Hải, dòng tổng hợp mang đặc tính của dòng triều ở Lạch
Huyện và Nam Triệu, dòng triều lên định hướng dòng chảy, tốc độ cực đại lên đến
1m/s. Ở 2 lạch đầu chương cát Hoàng Châu và Hàng Dày, thời gian dòng chảy lên
kéo dài 12 đến16 giờ, trong khi thời gian chảy rút chỉ 6 đến 8 giờ. Tốc độ dòng chảy

tổng hợp khi triều lên lớn hơn hẳn khi triều xuống, đạt cực trị 0,9m/s ở Hoàng Châu
và 0,82m/s ở Hàng Dày, trong khi tốc độ cực đại dòng tổng khi triều xuống ở đầu
Hàng Dày chỉ 0,5m/s . Ở gần bờ, khi triều lên dòng tổng hợp từ ngoài hướng vào
phân kỳ rất rõ ở phía ngoài Gia Lộc chảy về 2 phía Hoàng Châu và Bến Gót. Sự
phân hoá dòng chảy tổng hợp ở ven bờ Cát Hải dọc địa hình bị ảnh hưởng của sự
khác nhau giữa 2 chế độ triều Hòn Gai và triều Hòn Dấu. Thời gian bắt đầu dòng
triều lên hoặc xuống ở bến Gót lớn hơn 3 - 4 giờ so với Hoàng Châu.
Dòng bùn cát ven bờ Cát Hải:
Hướng di chuyển của bùn cát: Hoàn lưu di chuyển của dòng bùn cát phụ
thuộc vào hướng dòng chảy tổng hợp, trong đó chủ yếu là dòng triều. Di chuyển
bùn cát dọc bờ do sóng là quan trọng nhưng không giữ vai trò chủ đạo.
- Khi triều lên, dòng bùn cát di chuyển ngang từ đáy sườn ngầm vào phía bờ,
phù hợp với dòng bờ và phương truyền sóng. Khi vào sát gần bờ, dòng bùn cát phân
Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B
16
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển
kỳ ở phía ngoài Gia Lộc thành 2 nhánh. Nhánh thứ nhất di chuyển qua lạch Hàng
Dày hợp với dòng từ Lạch Huyện vào di chuyển lên bến Gót ở phía Bắc, nhánh thứ
2 di chuyển qua lạch Hoàng Châu rồi hợp với dòng từ cửa Nam Triệu lên phiá Tây
Hoàng Châu.
- Khi triều rút, dòng bùn cát chủ yếu di chuyển xuôi xuống theo hướng dòng
triều ở lạch Huyện và Nam Triệu, sát rìa Đông chương Hàng Dày và phía tây
chương Hoàng Châu. Chỉ một bộ phận thứ yếu của dòng bùn cát đi lên lúc triều lên
quay ngược lại qua 2 lạch đầu chương để trở về khu bờ ngầm phía ngoài Cát Hải.
- Hai nhánh dòng bùn cát nói trên có xu hướng chung lệch về hướng chương
Hoàng Châu, gây ra tình trạng bồi đáy ngầm phía chương Hoàng Châu bào mòn đáy
lớn hơn phía chương Hàng Dày. Với cơ chế hoàn lưu bùn cát như vậy, khu vực ven
bờ Cát Hải bị thiếu hụt bồi tích.
Lưu lượng dòng bùn cát tổng hợp:
Kết quả tính toán theo phương pháp thuỷ thạch động lực thấy rằng:

- Lượng bùn cát hàng năm bị đưa ra khỏi ven bờ Cát Hải qua hai lạch đầu
chương Hàng Dày và chương Hoàng Châu khoảng 586.000 m
3
(qua lạch Hoàng
Châu 442.000 m
3
).
- Lượng bùn cát đưa lại 227.000 m
3
(qua lạch Hoàng Châu 161.000 m
3
)
- Lượng bồi tích thiếu hụt 341.000 m
3
(qua lạch Hoàng Châu 282.000 m
3
)
c) Sóng
Sóng tại trạm Hòn Dấu:
Tại vùng vịnh Hải Phòng sóng gió là một trong các yếu tố tác động trực tiếp
đến sự xói lở, bồi lấp của khu vực.
Trong năm sóng có độ cao lớn thường tập trung vào tháng V÷IX, lớn nhất
vào tháng VII và IX.
Trong mùa gió Đông Bắc độ cao sóng không lớn do khu vực nghiên cứu
được đảo Cát Bà che chắn. Các sóng lớn nhất quan trắc được trong mùa này chỉ
xuất hiện ở hướng S, SE.
Sóng với các hướng Đông (E), Đông Nam (SE), và Nam (S) gây nguy hiểm
nhất với khu vực cửa biển Nam Triệu và Lạch Huyện.
Các yếu tố sóng cực trị đều quan trắc được vào ngày 3/7/1964:
Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B

17
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển
- Hmax = 5,6m
- Độ dài sóng: 210m, hướng Nam (S)
- Chu kỳ sóng : 11s
Bảng 1.6 : Độ cao, độ dài, tốc độ và chu kỳ sóng lớn nhất (1956÷1985)
Các đặc trưng
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Độ cao (m) 2,8 2,2 2,3 2,8 3,5 4 5,6 5 5,6 2,4 2,1 2,1 5,6
Hướng S ESE E SSE SSE SE S E E E S ENE E,S
Ngày 28 20 19 24 4 19 3 13 20 13 1 1 20
Năm xuất hiện 57 69 76 58 59 75 64 68 75 60 59 63 75
Độ dài (m) 63 63 67 80 62 66 210 91 96 90 65 47 210
Hướng S,E ESE SE SSE ESE SSW S S SE ESE E ENE S
Ngày 22 2 2 11 21 12 3 12 2 24 8 23 3
Năm xuất hiện 64 83 74 59 57 61 64 62 62 71 83 71 64
Chu kỳ (s) 9,1 7,6 7,5 9,3 9,3 8,2 11 8 7,7 68 6,7 7,1 11
Ngày 28 26 2 22 25 17 3 12 22 13 23 3 3
Năm xuất hiện 57 73 73 58 57 59 64 62 62 57 76 76 64
Sóng tại khu vực Nam Triệu:
TEDI đã thực hiện quan trắc sóng từ ngày 12/7/2005 đến ngày 15/8/2006
bằng máy tự ghi (tại độ sâu ≈ 20m so với mực nước trung bình) ở khu vực luồng
tầu Lạch Huyện. Kết quả đo đạc cho thấy:
- Mùa đông (từ tháng X năm trước đến tháng II năm sau) vùng biển thuộc
khu vực nghiên cứu không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc bởi có quần đảo
Cát Bà che chắn, từ tháng X năm trước cho đến tháng IV năm sau độ cao sóng có
nghĩa tại khu vực thấp (H1/3 <1,25m) và chủ yếu có hướng Đông Nam (SE), riêng
tháng III và tháng IV sóng có hướng phân tán.
- Từ tháng V cho đến tháng IX, độ cao sóng có nghĩa tại khu vực có lúc lên

đến trên 2m, chủ yếu có hướng Đông Nam (SE) do chịu ảnh hưởng của gió Đông
Nam là chính. Thời gian này độ cao sóng lớn nhất ghi được là 4,44m, chu kỳ 6,4s
theo hướng Nam (S) vào 12 giờ ngày 17 tháng 7 năm 2006.
- Kết quả đo đạc này thu được trong điều kiện thời tiết trong khu vực là khá
phức tạp, đặc biệt là từ tháng VII đến tháng IX năm 2005 đã có 3 cơn bão đổ bộ vào
Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B
18
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển
khu vực Hải Phòng. Cơn bão số 2, số 6 và bão số 7 đã ảnh hưởng trực tiếp đến khu
vực. Theo số liệu của trạm khí tượng hải văn Hòn Dấu, tốc độ gió lớn nhất đo được
trong bão số 6 là 15m/s theo hướng Đông và trong bão số 7 là 17m/s theo hướng
Đông.
- Trong tháng VII năm 2006 có một áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp
đến vùng biển phía Đông Bắc nước ta tuy nhiên do áp thấp nhiệt đới này không
mạnh, cộng thêm nó có đường đi cách khu vực đặt máy đo sóng khá xa cho nên
không có sóng lớn xảy ra do ảnh hưởng của áp thấp trong vùng quan trắc.
-Trong cơn bão số 2 ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển Hải Phòng, Quảng
Ninh(từ 28/7 đến 1/8/2005) do máy đo sóng bị lưới quét khỏi vị trí nên máy đã
không ghi được số liệu sóng trong thời gian này.
- Trong cơn bão số 6 (từ 16/IX đến 18/IX/2005) máy đã quan trắc và ghi lại
được số liệu sóng với độ cao sóng lớn nhất trong bão là 4,34m với chu kỳ 9.3s theo
hướng Đông vào 21h ngày 18/IX/2005.
- Khi cơn bão số 7 đổ bộ vào vùng biển Hải Phòng (từ 21/IX đến
27/IX/2005), độ cao sóng lớn trong bão mà máy ghi lại được là 4,76m với chu kỳ
9,2s theo hướng Đông Nam vào 0h ngày 27/IX. Tuy nhiên đây có thể chưa phải là
trị số cao nhất vì đến sau 0h ngày 27/IX máy bị dịch chuyển và lật nên không tiếp
tục ghi được số liệu trong khi cơn bão số 7 chưa kết thúc.
Bảng 1.7: Trị số sóng tính toán bất lợi nhất đến khu vực tính toán
Độ sâu (m ) 14,2 12,2 11,2 10,2 9,2 8,2 7,2 6,2 5,2 4,2
Chiều cao sóng

H1%(m)
8,6 8,4 8,3 7,5 7,3 7,2 5,9 5,0 4,5 3,6
Chiều dài sóng (m) 112,5 112,5 112,5 109,6 106,8 105,3 98,1 89,4 83,7 79,3
1.1.4. Các điều kiện địa chất khu vực xây dựng:
Dựa vào kết quả khoan địa chất và thí nghiệm trong phòng, theo thứ tự trên
xuống đến độ sâu nghiên cứu địa tầng khu vực gồm các lớp đất sau:
Lớp 1: Cát hạt mịn màu xám xanh, xám đen trạng thái chặt vừa, lớp có mặt
rộng rãi trong khu vực, chiều dày thay đổi mạnh từ 0,5m đến 6,0m. Lớp được thành
tạo trong quá trình vận chuyển vật liệu của dòng nước chảy khu vực.
Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B
19
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển
Lớp 2: Bùn sét màu xám nâu, xám đen, lớp có mặt rộng khắp trong khu vực
với chiều dày thay đổi từ 6,5m đến 14,6m. Đây là lớp đất không có khả năng chịu
tải, chiều dày lớn.
Lớp 3: Cát màu xám vàng trạng thái dẻo, chiều dày thay đổi từ 1,3m đến
2,4m.
Lớp 4: Sét màu xám xanh, xám vàng trạng thái dẻo mềm, chiều dày thay đổi
từ 1,0m đến 3,7m. Lớp có diện phân bố khá rộng trong khu vực.
Lớp TK: Sét màu xám xanh, xám vàng trạng thái dẻo chảy, lớp này chỉ xuất
hiện dưới dạng thấu kính trong lớp 5 với chiều dày 2,0m. Đây là lớp đất yếu không
có khả năng chịu tải.
Lớp 5: Sét màu xám xanh, xám vàng trạng thái dẻo cứng, diện phân bố rộng
khắp trong khu vực, với chiều sâu nghiên cứu đã khoan vào lớp từ 3,0m đến 5,6m.
Cao độ mặt lớp thay đổi từ -11,8m đến -16,9m.
Kết quả phân tích độ hạt của Phòng Thí nghiệm tổng hơp- Viện Địa lý- Viện
khoa và công nghệ Quốc gia (bảng 1.9):
Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B
20
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển

Bảng 1.9: Bảng tổng kết phân tích độ hạt (10/2007)
ST
T


KHM


Hàm lượng thành phần cấp hạt
Sét Bột
Cát
mịn
Cát
trung
bình Cát thô Q1 Q2 Q3 M
d
So S
k
<0.001
0.001-
0.005
0.005-
0.01
0.01-
0.05
0.05-
0.1
0.1-
0.25
0.25-

0.5
0.5-
1 > 1
1 VU01 7.97 19.02 16.26 39.18 17.56 0.046 0.020 0.048 0.020 3.1 0.74
2 VU02 3.44 5.33 90.27 0.96 0.210 0.190 0.170
0.19
0 1.11 0.99
3 VU03 6.40 5.83 5.45 4.04 38.28 40 0.140 0.090 0.060 0.090 1.53 1.01
4 VU04 27.62 1.14 63.61 4.13 0.82 2.68 0.140 0.100 0.045
0.10
0 1.76 0.79
5 VU05 17.38 20.51 17.16 11.15 33.80 0.060 0.010 0.002
0.01
0 5.48 1.15
6 VU06 19.20 16.43 12.28 22.09 30.00 0.065 0.011 0.002
0.01
1 5.70 1.04
7 VU07 17.28 17.89 11.22 14.20 39.41 0.089 0.020 0.003 0.020 5.96 0.75
Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B
21
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển
8 VU08 3.27 6.03 89.99 0.71 0.210 0.190 0.160
0.19
0 1.15 0.96
9 VU09 0.53 3.65 95.82 0.230 0.210 0.190 0.210 1.10 1.00
10 VU10 34.90 15.06 8.75 3.29 38.00 0.075 0.005 0.0005 0.005 12.90 1.10
11 VU11 1.01 3.50 95.49 0.220 0.190 0.160
0.19
0 1.17 0.99
12 VU12 11.72 8.68 11.99 22.08 45.53 0.088 0.030 0.007

0.03
0 3.54 0.83
13 VU13 6.49 6.54 4.69 22.30 59.98 0.098 0.063 0.020
0.06
3 2.21 0.70
14 VU14 0.73 2.51 96.76 0.220 0.200 0.190 0.200 1.08 1.02
15 VU15 0.75 0.94 84.71 12.76 0.84 0.240 0.170 0.150
0.17
0 1.26 1.12
16 VU16 1.21 2.62 95.49 0.46 0.22 0.250 0.220 0.200 0.220 1.12 1.02
17 VU17 2.11 2.78 88.9 3.89 2.32 0.260 0.240 0.220 0.240 1.09 1.00
18 VU18 6.50 7.49 84.25 1.76 0.200 0.180 0.150
0.18
0 1.15 0.96
19 VU19 10.89 16.11 17.81 26.66 28.53 0.060 0.014 0.004 0.01 3.97 1.08
Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B
22
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển
4
20 VU20 10.37 24.02 15.22 21.90 28.49 0.060 0.012 0.023 0.012 5.11 0.99
21 VU21 0.29 2.56 97.15 0.210 0.190 0.170
0.19
0 1.11 0.99
22 VU22 12.94 22.54 14.56 40.9.96 0.028 0.010 0.003
0.01
0 3.16 0.89
23 VU23 7.53 15.84 11.58 32.38 32.66 0.065 0.026 0.006 0.026 3.29 0.76
24 VU24 25.35 8.64 65.12 0.89 0.200 0.100 0.050
0.10
0 2.00 1.00

25 VU25 0.74 1.75 96.97 0.54 0.200 0.170 0.140
0.17
0 1.20 0.98
26 VU26 19.94 13.03 9.53 10.43 9.07 38 0.180 0.024 0.002 0.024 9.73 0.77
27 VU28 14.81 12.28 13.60 12.05 9.76 37.5 0.180 0.030 0.004
0.03
0 6.70 0.89
28 VU29 28.72 23.57 16.88 27.34 3.49 0.014 0.004 0.001 0.004 3.94 0.82
29 VU30 6.68 4.60 4.10 21.08 63.55 0.091 0.065 0.027 0.065 5.80 0.76
30 VU31 10.56 11.02 9.84 44.59 24.00 0.048 0.022 0.007 0.022 2.62 0.83
31 VU32 8.38 20.10 11.98 30.86 28.68 0.060 0.016 0.004 0.01 4.03 0.93
Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B
23
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển
6
32 VU33 9.64 7.67 6.74 6.10 45.85 24 0.093 0.060 0.018
0.06
0 2.27 0.68
33 VU34 16.52 26.94 16.22 33.12 7.20 0.020 0.007 0.002 0.007 3.33 0.86
34 VU35 0.89 1.78 96.84 0.49 0.220 0.190 0.160
0.19
0 1.17 0.99
35 VU36 8.77 8.4 5.52 9.78 17.53 50.00 0.195 0.091 0.025
0.09
1 2.80 0.77
36 VU37 11.55 16.90 15.45 22.72 33.38 0.075 0.012 0.003 0.012 5.47 1.10
Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B
24
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang Ngành: Kỹ Thuật Biển
Các kết quả phân tích cho thấy trầm tích tại đây chủ yếu là cát bùn không

chứa sạn sỏi, chủ yếu là hàm lượng cát chiếm (52 – 88%) và bùn chiếm hàm lượng
thứ yếu (11 – 48%). Đặc biệt là Al
2
O
3
rất thay đổi, mẫu cao nhất đạt tới 15%; đồng
thời hệ số kation trao đổi luôn luôn đạt trên 0,85, trung bình là 1,2.
Trầm tích cát bùn phân bố thành hai khu vực cách xa nhau và cũng đặc trưng
cho hai giai đoạn thành tạo:
- Khu vực xa bờ, trầm tích tại đây có những tham số định lượng đặc trưng
cho trường cát xa bờ là độ chọn lọc (S
o
) trung bình, kém; S
0
dao động từ 1,6 đến
2,6; đừng kính trung bình (M
d
) thay đổi từ 0,02 đến 1,17 mm thuộc loại cát nhỏ.
Trầm tích cát bột xa bờ còn gặp dưới dạng các doi cát và cồn cát giữa lòng sông cổ
phân bố rải rác trong các trường bùn cát và bùn sét.
- Khu vực ven bờ trầm tích cát bùn phân bố thành 1 đới nằm kẹp giữa trầm
tích cát bùn xa bờ trường bùn cát ven bờ có độ chọn lọc tốt hơn (So = 1,11 – 1,38).
Trầm tích thuộc đới hoạt động sóng mạnh, song kích thước trung bình vẫn là cát hạt
mịn như đới cát bột xa bờ (M
d
= 0,11 – 0,14 mm).
1.2. Dân sinh kinh tế
Các hoạt động kinh tế của nhân dân sinh sống trên đảo Cát Hải cũng ảnh
hưởng đến sự bồi tụ của cửa sông Lạch Huyện.
Dân số - lao động

Theo số liệu điều tra năm 2000:
Tổng dân số : 1914 người
Tổng số hộ : 397 hộ.
Số nhân khẩu ở tuổi lao động :947 lao động (49.5 % dân số).
Trong đó : 184 lao động chưa có việc làm ổn định (chiếm 19,4 % lao động)
Các ngành nghề chủ yếu
• Nghề nuôi trồng thủy sản 112hộ. ( 28.21%)
Sinh viên: Nguyễn Quốc Cường Lớp: 47B
25

×