Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Wagashi – nghệ thuật ẩm thực độc đáo của xứ Phù tang (Phần I) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.67 KB, 5 trang )

Wagashi – nghệ thuật ẩm thực độc
đáo của xứ Phù tang (Phần I)
Luôn xem cái đẹp là một trong những chuẩn mực cao nhất, nên trong
ẩm thực, người Nhật cũng coi trọng mỹ cảm khi ăn ngang với giá trị
dinh dưỡng của món ăn . Điều đó thể hiện rõ nhất trong cách thức chế
biến và trang trí món bánh Wagashi…
Hương vị tinh tế, màu sắc phong phú… và mang đầy ý nghĩa, xung quanh
câu chuyện những chiếc bánh cổ truyền của xứ Phù Tang, gọi chung là
Wagashi (Hòa quả tử – Bánh ngọt Nhật bản) có nghĩa là bánh ngọt có rất
nhiều điều thú vị.
Phần I : Lịch sử lâu đời của những chiếc bánh

Xa xưa, Wagashi được dùng để cúng tế các vị thần - Ảnh: flckr
Xa xưa, Wagashi được dùng để cúng tế các vị thần. Từ triều đại Edo thế kỷ
16 chúng được đưa vào các lễ trà đạo. Vị ngọt nhẹ nhàng của wagashi sẽ làm
giảm vị chát của trà xanh. Vì thế người ta luôn dọn Wagashi vào bữa trà,
dùng với một cây xiên nhỏ. Ngoài ý nghĩa là món tráng miệng, Wagashi
cũng là biểu tượng của sự hiếu khách, thường dùng làm quà tặng trong các
dịp lễ, đặc biệt là lễ cưới hay sinh nhật…

Wagashi xuất hiện từ thời Yayoi (300 TCN - 300). Ảnh - flckr
Wagashi xuất hiện từ thời Yayoi (300 TCN – 300), nhưng khi đó chúng
không khác nhiều so với các loại hoa quả, dâu và các hạt tự nhiên. Cho đến
thời Edo (1603-1867), nghệ thuật làm Wagashi mới trở nên thịnh hành.
Ngành kinh doanh buôn bán Wagashi đã trải qua và phát triển mạnh mẽ tại
Kyoto, Edo cũng như các vùng khác. Các loại Wagashi hảo hạng đã xuất
hiện trong giai đoạn này. Mục đích sử dụng Wagashi cũng đa dạng hơn.

Đến cuối thời Taisho (1912-1926), từ " Wagashi" mới hình thành để phân
biệt với các loại bánh Tây khác. Ảnh - flckr
Đến cuối thời Taisho (1912-1926), từ ” Wagashi” mới hình thành để phân


biệt với các loại bánh Tây khác. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi nhiều nền văn hoá
ngoại lai trong nhiều thế kỷ nhưng Wagashi vẫn luôn mang trong mình ý
thức nghệ thuật của dân tộc Nhật.


×