Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

“Bảo bối” giúp làm mẹ nhẹ nhàng hơn pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.58 KB, 6 trang )


(Ảnh minh họa).
“Bảo bối” giúp làm mẹ
nhẹ nhàng hơn
- Những bà mẹ nuôi và chăm sóc con dễ dàng luôn có bí
kíp riêng. Cùng 'học lỏm' họ xem sao nhé bạn!
Học tập những kinh nghiệm sau đây để những tháng làm mẹ
đầu tiên của bạn bớt mệt mỏi và thêm nhiều niềm vui.
1. Lập một thời gian biểu (và tuân thủ)
Nếu bạn vốn đã là người giỏi lập kế hoạch đây hẳn không
phải là một công việc khó khăn, nhưng nếu bạn vẫn luôn
sống theo kiểu “nước đến chân mới nhảy” thì xin lưu ý tới lời
khuyên này. Khi cả bố mẹ và em bé có một thời gian biểu
mỗi ngày, cuộc sống sẽ trở nên thoải mái và đỡ mệt mỏi
hơn nhiều. Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải thực
hiện máy móc như một chú rôbốt, nhưng bạn nên lập kế
hoạch trước cho những hoạt động trong ngày (như ăn, chơi,
ngủ, nghỉ) và lên một thời gian biểu nhất định để bé quen với
đồng hồ sinh học của bố mẹ, giúp bố mẹ nhàn hạ hơn.

Lên thời gian biểu và ghi chép lại những khoảnh khắc bên
con giúp bạn làm mẹ dễ dàng hơn. (Ảnh minh họa).
2. Kêu gọi sự giúp đỡ
Những bà mẹ quen sống tự lập sẽ cảm thấy thật ái ngại khi
nhờ vả, nhưng sẽ không khi nào bạn cần sự giúp đỡ nhiều
như tuần đầu tiên làm mẹ. Đừng cảm thấy tội lỗi khi nhờ
người bạn tới trông hộ cậu quý tử trong khi bạn dọn dẹp bát
đĩa (tiện thể hãy “cập nhập” tin tức bạn bè). Hoặc hãy nhờ
mẹ chồng giặt hộ chỗ quần áo bẩn trong khi bạn chợp mắt
giây lát. Mọi người đều sẽ vui vẻ giúp đỡ bạn, nhất là khi
chính họ cũng đã trải qua thời kì tương tự.


3. Ghi chép
Không chỉ ghi chép những dấu mốc quan trọng năm đầu tiên
làm mẹ (mặc dù cũng nên làm thế!), hãy ghi chép lại thời
gian, số lượng bạn cho con bú sữa mẹ, ăn sữa bình, và đếm
số tã bẩn của con sẽ giúp bạn theo dõi được tình hình của
bé. Nếu có bất cứ điều gì bất thường, bạn cũng sẽ dễ dàng
trình bày với bác sĩ nhi khoa qua cuốn sổ tay tiện lợi của
mình.
4. Mua thiết bị quan sát bé từ xa
Nếu bạn cứ phải chạy đi chạy lại chỗ này chỗ kia thì một
thiết bị theo dõi bé từ xa có thể khiến bạn yên tâm hơn.
Thay vì giật mình nghe tiếng con giữa đêm, bạn có thể nhìn
thấy con và xem bé có cần mẹ không.
5. Gia nhập hội các bà mẹ có con nhỏ
Nếu bạn là người đầu tiên trong đám bạn có con nhỏ thì đây
là điều cực kì quan trọng. Bạn không nhất thiết phải nói lời
tạm biệt với đám bạn cũ, nhưng hãy tìm những người bạn
mới đang có chung hoàn cảnh giống mình. Họ là những
người có thể sẻ chia những nỗi vất vả cũng như những niềm
vui trong năm đầu làm mẹ với bạn. Chẳng có gì hơn một
người hiểu chính xác những gì bạn đang trải qua.
6. Ngăn nắp
Vào 3 tháng cuối của thai kì, bạn hẳn đã có một 'tổ' ngăn
nắp trong phòng mình để chuẩn bị đón bé, hãy phát huy sự
gọn ghẽ ấy và chắc chắn rằng bạn luôn biết đồ gì nằm ở
đâu.
7. Tranh thủ ngủ khi bé ngủ
Mẹo nhỏ này đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác vì
một lí do: Đây là một mẹo hay! Những giấc ngủ về đêm
ngon lành của bạn sẽ đi vào dĩ vãng một khi bé chào đời

nên hãy tận dụng mọi cơ hội để ngủ. Nếu bạn không thấy
mệt khi bé ngủ, hãy dùng thời gian này vào việc thư giãn
trong nhà tắm hay đọc một cuốn sách hay. Thời gian dành
riêng cho bản thân là vô giá trong những tháng đầu tiên, vì
thế hãy biết quý trọng từng giây từng phút.

Bạn đừng ngại nhờ chồng chăm con. (Ảnh minh họa).
8. Lắng nghe lời khuyên của người đã từng trải
Đúng, đôi lúc mẹ và mẹ chồng sẽ khiến bạn khó chịu nhưng
để họ có thể đưa ra những lời khuyên hữu dụng. Đừng đánh
giá thấp những gì họ nói. Hãy nhớ rằng, họ đã khá thành
công trong việc nuôi nấng bạn và ông xã để được như ngày
hôm nay.
9. Nhưng hãy chọn lọc theo ý trí
Trong trường hợp có qua nhiều lời khuyên, gây “nhiễu thông
tin”, làm người mẹ bạn phải biết chọn lọc điều gì đúng nhất,
tốt nhất cho con mình. Hãy tin vào kiến thức và bản năng
của người mẹ và nói chuyện với bác sĩ nhi nếu bạn có gì
khúc mắc.
10. Giải trí trong khi cho con ăn
Cho con bú là thời gian tuyệt vời để gắn kết hơn với con,
nhất là trong những tuần đầu tiên. Sau đó, thật ra mà nói,
bạn sẽ cảm thấy công việc này cũng như các công việc vặt
không tên khác mà thôi. Nếu bạn có thể ghi lại phim hoặc
những trò chơi truyền hình yêu thích để xem trong khi cho
bé ăn, hẳn đây sẽ không còn là một công việc đơn điệu nữa.
11. Cho phép mình nghỉ ngơi
Sẽ có những ngày quần áo chưa giặt, bát đĩa cũng chưa rửa
và bạn chỉ muốn nằm vật xuống giường. Không sao cả. Con
của bạn chỉ là một em bé có một lần trong đời mà thôi, và

thời gian sẽ trôi rất nhanh. Hãy tận hưởng từng giây phút
một và không cần phải cố quá để trở thành người mẹ đảm
đang 24/7.
12. Dự trữ đồ ăn đủ dinh dưỡng
Khi mà bạn thậm chí không có thời gian để đánh răng trong
ngày thì nấu một bữa cơm tối thịnh soạn là một việc quá khó
khăn. Vào những tháng cuối trước khi sinh, hãy sửa soạn
trước đồ ăn đầy đủ dinh dưỡng và cho vào ngăn đá. Bằng
cách này, mỗi khi ăn bạn chỉ cần cho vào lò vi sóng là xong.
Và đừng từ chối những lời mời ăn tiệc nhé!
13. Mua sẵn sữa ngoài:
Kể cả bạn có là một fan cuồng nhiệt của sữa mẹ, bạn vẫn
nên mua một hộp sữa ngoài để đề phòng. Nếu trẻ không
chịu bú mẹ, hoặc nếu bạn có vấn đề về sức khoẻ, bạn vẫn
có thể cho trẻ ăn tạm sữa ngoài đã mua sẵn mà không phải
nhờ ai cất công đi siêu thị mua giùm.
14. Muốn biết phải hỏi
Bạn vừa làm mẹ, vì thế không hi vọng bạn phải biết hết tất
cả mọi thứ. Đừng ngại hỏi bác sĩ nhi khoa mọi thắc mắc bạn
có, kể cả những thắc mắc nhỏ nhất – sẽ không ai cười bạn
cả. Có được lời giải đáp sẽ khiến bạn thấy thoải mái, yên
tâm hơn và yêu đời hơn quãng thời gian làm mẹ của mình.
15. Chăm sóc bản thân
Bà mẹ nào cũng cần phải được nghỉ ngơi. Hãy nhờ chồng
trông con trong khi bạn đi làm móng tay, mát-xa, hoặc đi
chơi với người bạn gái thân của mình. Bạn vừa tặng 9 tháng
cuộc đời mình để tạo ra cho cuộc sống một điều thần kì –
bạn xứng đáng được tặng lại một điều gì đó cho bản thân.


×