Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

phình động mạch não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.27 KB, 9 trang )

Phình động mạch não, một bệnh nguy
hiểm có thể phát hiện và điều trị sớm
A- Phình động mạch não: Định nghĩa và Nguyên Nhân.
Não được nuôi bằng máu nhận từ các động mạch của lục giác
Willis. Lục giác Willis nằm ở đáy não và có cấu trúc của một
vòng tròn do các động mạch giao nhau tạo thành, từ đó phân
thành nhiều nhánh đến khắp nơi trong não bộ. Các động mạch
này đem dưỡng chất đến cho tế bào não (glucose và oxygen).
Các vị trí kết nối giữa các động mạch với nhau có thể trở thành
điểm yếu. Các điểm yếu này phình ra chứa đầy máu tạo thành
các túi phình của mạch máu gọi là túi phình động mạch. Các
túi phình này có thể bị nứt hoặc vỡ ra và gây chảy máu vào
vùng mô chung quanh. Trước kia các túi phình được cho là do
bẩm sinh, hiện nay chúng được xem là hậu quả của các tổn
thương vi mô trên thành các động mạch tạo bởi dòng chảy bất
thường ở vị trí giao nhau của các động mạch.
Còn một số nguyên nhân hiếm gặp khác gây túi phình động
mạch. Túi phình động mạch có thể do nấm ký sinh trên thành
động mạch. U bướu và chấn thương cũng có thể gây nên túi
phình động mạch. Nghiện ma tuý, đặc biệt là cocaine có thể
gây viêm và làm suy yếu thành động mạch.
Phình động mạch não là một bệnh lý thường gặp. 1% số
trường hợp ngẫu nhiên giải phẫu tử thi cho thấy có phình động
mạch não. Đa số phình động mạch thường nhỏ, không gây
biến chứng và không được phát hiện. Tuy nhiên một số khác
có thể lớn dần, chèn ép nhu mô não và thần kinh chung
quanh, gây các triệu chứng như:
+ Nhức đầu.
+ Tê, hoặc yếu một bên mặt.
+ Dãn đồng tử một bên
+ Thay đổi thị lực


Điều đáng lo ngại nhất là khi nứt hoặc vỡ ra, các phình động
mạch não có thể gây tai biến mạch não hoặc tử vong. Thường
chảy máu vào màng nhện (một trong các màng bao não và
ống tuỷ sống) và được gọi là xuất huyết dưới màng nhện.

B- Triệu chứng của phình động mạch não.
Nhức đầu dữ dội xảy ra khi nứt phình động mạch não. Máu
kích thích nhu mô não và gây đau đớn. Bệnh nhân có thể mô
tả rằng đây là một cơn đau đầu “tệ hại nhất xảy ra trong đời”.
Khi đó bác sĩ cần phải nghĩ đến khả năng có phình động mạch
não. Có thể kèm theo buồn nôn và nôn, thay đổi thị lực đột
ngột. Xuất huyết dưới màng nhện có thể gây đau và cổ cứng.
C- Chẩn đoán phình động mạch não.
Chẩn đoán phình động mạch não bắt đầu bằng bằng ý thức
cảnh giác cao độ của người thầy thuốc. Tiền sử có những cơn
nhức đầu và sự xuất hiện cơn nhức đầu khủng khiếp nhất
trong đời, kết hợp với dấu hiệu cổ cứng và tình trạng nặng của
bệnh nhân khi thăm khám có thể giúp thầy thuốc cho chỉ định
làm MSCT 64 (CT 64 lát cắt) vùng đầu. Kết quả sẽ cho thấy có
xuất huyết dưới màng nhện ở 90% bệnh nhân vỡ phình động
mạch não. Ở một số ít trường hợp không phát hiện được bằng
CT, bác sĩ sẽ tiến hành chọc dò tuỷ sống để xác định có máu
chảy ở khoang dưới nhện và hoà vào dịch não tuỷ.
Nếu kết quả chụp MSCT hoặc chọc dò tuỷ sống phát hiện có
xuất huyết, bệnh nhân sẽ được chụp động mạch não bằng DSA
(chụp mạch máu xoá nền) để xác định vị trí túi phình và lên
phương án điều trị. Các kỹ thuật mới kết hợp chụp mạch máu
với CT hoặc MRI (cộng hưởng từ).

Dù các triệu chứng gợi ý nghĩ nhiều đến túi phình động mạch

não, ta cũng nên lưu ý chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý
khác có các triệu chứng và dấu hiệu thần kinh tương tự như
nhức nửa đầu, viêm màng não, u não, tai biến mạch não
(thuyên tắc, huyết tắc mạch não). Dựa trên từng trường hợp,
thầy thuốc sẽ quyết định việc chỉ định các xét nghiệm cận lâm
sàng để hỗ trợ chẩn đoán.
D- Điều trị túi phình động mạch não.
Điều trị dựa trên việc sửa chữa lại mạch máu bị tổn thương.
Hai phương pháp thường dùng là kẹp (clipping) và đặt vòng
(coiling).
+ Kẹp (clipping): Bác sĩ phẫu thuật thần kinh mổ sọ não hở,
xác định vị trí mạch máu tổn thương và đặt một clip (kẹp mạch
máu) ngang qua túi phình. Việc làm này sẽ ngăn máu không
chảy vào túi phình nữa. Túi phình sẽ ngừng tăng trưởng và
chấm dứt nguy cơ nứt vỡ gây xuất huyết.
+ Đặt giá đỡ hình vòng xoắn và bít túi phình (coiling): Bác sĩ X
Quang can thiệp sau khi đã xác định vị trí của túi phình bằng
chụp mạch máu cản quang sẽ luồn một giá đỡ dạng vòng xoắn
và sợi bằng platin hoặc latex vào vị trí túi phình. Thủ thuật này
sẽ ngăn chặn máu không tiếp tục chảy vào túi phình được nữa.

Cả 2 phương pháp trên đều có nguy cơ làm tổn thương mạch
máu và gây xuất huyết nặng hơn, gây tổn thương các mô não
kế cận, gây phản xạ co thắt mạch máu ở các dộng mạch chung
quanh, gây thiếu máu não và gây tai biến mạch não.
Trước, trong và sau phẫu thuật cần chú ý bảo vệ não và các
mạch máu não không bị thêm những thương tổn khác. Cần
theo dõi dấu sinh tồn thường xuyên và đặt monitor theo dõi
hoạt động tim, phát hiện sớm các rối loạn nhịp. Có thể dùng

thuốc để dự phòng co thắt mạch máu não, các cơn động kinh,
trạng thái lo lắng bồn chồn và làm giảm đau.
E- Tiên lượng.
Phình động mạch não có tỉ lệ tử vong cao. Khoảng 10% bệnh
nhân vỡ phình động mạch não chết trước khi đến bệnh viện.
Nếu không được diều trị, 50 % bệnh nhân sẽ tử vong trong
vòng một tháng, và 25% bệnh nhân sẽ có đợt xuất huyết kế
tiếp trong vòng 1 tuần. Ngoài vấn đề xuất huyết, bệnh nhân
còn có nguy cơ đáng kể bị co thắt mạch máu gây tai biến
mạch não.
Tỉ lệ sống sót cao hơn nếu bệnh nhân được cấp cứu sớm, chữa
mạch máu bị túi phình sớm, và kiểm soát tốt nguy cơ co thắt
mạch não bằng thuốc. .
F- Hướng điều trị phình động mạch não trong tương lai?
Đối với những bệnh nhân sống sót sau lần vỡ phình động mạch
não đầu tiên, vấn đề co thắt dộng mạch (vasospasm) có thể sẽ
là yếu tố xấu nhất gây tổn thương não liên tục sau này. Hiện
vẫn đang có những thử nghiệm để triển khai những dược phẩm
mới có tác dụng kiểm soát hiện tượng co thắt mạch máu não.
Các phân tử gây hiện tượng co mạch đã được xác định và
chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra những kháng thể để làm
giảm bớt tác dụng của chúng.
Hiện đang có những nghiên cứu để tìm hiểu xem phình động
mạch não có yêú tố di truyền hay không?
Trong tương lai có thể nghĩ đến việc tầm soát phình động
mạch não ở những nhóm dân cư có nguy cơ cao.
Kết luận:
Phình động mạch não là một bệnh nguy hiểm thường gặp, tỉ lệ
tử vong cao khi nứt vỡ. Bệnh có thể được phát hiện sớm và
điều trị hiệu quả ở nhóm dân cư có nguy cơ cao dựa trên các

triệu chứng lâm sàng và các công cụ chẩn đoán hiện đại như
MSCT 64 (CT 64 lát cắt), MRI (Cộng hưởng từ), DSA (chụp
mạch máu xoá nền kỹ thuật số).
Albatros
Tài liệu tham khảo:
- www.merck.com
- www.emedicine.com
- www.mayoclinic.com
-
- />

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×