Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

Báo Cáo Lôgic học Tam đoạn luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.4 KB, 34 trang )

TAM ĐOẠN LUẬN
Thực hiện bởi nhóm 7:
GVHD:
Ths. Nguyễn Thành Nhân
NỘI DUNG BÁO CÁO:
1. Định nghĩa
2. Cấu trúc của tam đoạn luận
3. Các loại hình của tam đoạn luận
4. Các kiểu của tam đoạn luận
5. Các quy tắc của tam đoạn luận
1. Định nghĩa

Tam đoạn luận là suy luận gián tiếp được cấu
thành bởi hai tiền đề và kết luận đều là những
phán đoán đơn, với đúng 3 thuật ngữ khác
nhau.

VD:
Mọi loài hoa đều là thực vật
Cẩm chướng là một loài hoa

Vậy, cẩm chướng là thực vật
2. Cấu trúc của tam đoạn luận:
Trong tam đoạn luận có 3 thuật ngữ cấu thành:

Thuật ngữ giữ vai trò làm chủ từ trong kết luận
gọi là thuật ngữ nhỏ (ký hiệu là S).

Thuật ngữ giữ vai trò vị từ (thuộc từ) trong
trong kết luận gọi là thuật ngữ lớn (ký hiệu là P).


Thuật ngữ có mặt trong cả 2 tiền đề nhưng
không có trong kết luận gọi là thuật ngữ giữa
(hay trung gian) (ký hiệu là M).

VD
Mọi loài hoa đều là thực vật
Cẩm chướng là một loài hoa

Vậy, cẩm chướng là thực vật
S: cẩm chướng
M: loài hoa
P: thực vật
2. Cấu trúc của tam đoạn luận:
Tiền đề chứa thuật ngữ lớn P gọi là tiền đề
lớn (TĐL) hay đại tiền đề. Tiền đề chứa thuật
ngữ nhỏ S gọi là tiền đề nhỏ (TĐN) hay tiểu
tiền đề.
TĐL: Mọi loài hoa (M) đều là thực vật (P)
TĐN: Cẩm chướng (S) là một loài hoa (M)

Vậy, cẩm chướng (S) là thực vật (P)
2. Cấu trúc của tam đoạn luận:

Trong tam đoạn luận thuật ngữ trung gian (M)
giữ vai trò liên kết giữa thuật ngữ lớn và thuật
ngữ nhỏ, nhờ vậy mà rút ra kết luận. => Nó giữ
vai trò quan trọng.

Vị trí nó khác nhau trong các tiền đề, có thể là
chủ từ hoặc vị từ trong đại tiền đề và tiểu tiền

đề. Căn cứ vào các vị trí (M) để xác định các
loại hình của tam đoạn luận. => Có 4 loại hình
của tam đoạn luận sau:
3. Các loại hình của tam đoạn luận:

Loại hình 1: Gồm những tam đoạn luận có
thuật ngữ trung gian (M) là chủ từ của tiền đề
lớn và là vị từ của tiền đề nhỏ.
Mọi bò sát là động vật máu lạnh
Rắn là một loài bò sát

Vậy, rắn là động vật máu lạnh
3. Các loại hình của tam đoạn luận:
TĐL: M P
TĐN:S M

KL: S P
Sơ đồ biểu diễn loại hình 1
3. Các loại hình của tam đoạn luận:

Loại hình hai: Gồm những tam đoạn luận
trong đó thuật ngữ trung gian (M) giữ vị trí vị
từ trong cả hai phán đoán tiền đề.

VD:
Mọi loài thú đều nuôi con bằng sữa
Gà không nuôi con bằng sữa

Vậy, gà không phải là thú
3. Các loại hình của tam đoạn luận:

TĐL: P M
TĐN:S M

KL: S P
Sơ đồ biểu diễn loại hình 2
3. Các loại hình của tam đoạn luận:

Loại hình ba: Gồm những loại tam đoạn luận
trong đó có thuật ngữ trung gian (M) giữ vị trí
chủ từ trong cả hai phán đoán tiền đề.

VD:
Cá heo là động vật thuộc lớp thú
Cá heo sống dưới nước

Có động vật thuộc lớp thú sống dưới
nước
3. Các loại hình của tam đoạn luận:
TĐL: M P
TĐN:M S

KL: S P
Sơ đồ biểu diễn loại hình 3
3. Các loại hình của tam đoạn luận:

Loại hình bốn: Gồm những tam đoạn luận trong
đó có thuật ngữ trung gian (M) giữ vai trò là vị
từ trong tiền đề lớn và là chủ từ trong tiền đề
nhỏ.


VD:
Cây xanh có trao đổi chất
Có trao đổi chất là sinh vật

Có sinh vật là cây xanh
3. Các loại hình của tam đoạn luận:
TĐL: P M
TĐN:M S

KL: S P
Sơ đồ biểu diễn loại hình 4
3. Các loại hình của tam đoạn luận:
Bảng tổng hợp 4 loại hình của tam đoạn luận:
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4
M P
S M
P M
S M
M P
M S
P M
M S
S P S P S P S P
4. Các kiểu của tam đoạn luận:

Kiểu của tam đoạn luận là hình thức cụ thể của
tam đoạn luận cho ta biết các phán đoán tiền đề
và kết luận thuộc dạng nào trong 4 dạng phán
đoán đơn.


Trên lý thuyết mỗi kiểu tam đoạn luận có 3 phán
đoán và mỗi phán đoán sẽ nhận một trong 4 dạng
phán đoán đơn A, I, E, O nên tổng cộng ta sẽ có
4
3
= 64 kiểu tam đoạn luận. Kết hợp với 4 loại hình
của tam đoạn luận ta sẽ có 64

4 = 256 kiểu tam
đoạn luận. Đó là trên lý thuyết còn trên thực tế ta
có 19 kiểu tam đoạn luận hợp quy tắc logic.
Chữ cái thứ nhất cho biết kiểu của phán đoán
đại tiền đề, chữ cái thứ hai cho biết kiểu của phán
đoán tiểu tiền đề, chữ cái thứ ba cho biết kiểu của
phán đoán kết luận.
Hình 1 AAA, EAE, AII, EIO.
Hình 2 EAE, AEE, EIO, AOO.
Hình 3 AAI, IAI, AII, EAO, OAO, EIO.
Hình 4 AAI, AEE, IAI, EAO, EIO.
4. Các kiểu của tam đoạn luận:
5.1 Quy tắc chung

Quy tắc 1: Trong mỗi tam đoạn luận chỉ có ba
thuật ngữ kết thành, không được hơn không
được kém.
Nếu chỉ có 2 thuật ngữ thì đó là suy luận
trực tiếp. Nếu bốn thuật ngữ thì phạm lỗi logic
thừa khái niệm.
5. Các quy tắc của tam đoạn luận:


VD:
Vật chất tồn tại vĩnh viễn
Cái bàn là vật chất

Vậy cái bàn tồn tại vĩnh viễn
* Thuật ngữ vật chất ở hai tiền đề có hai nghĩa
khác nhau nên đây là hai thuật ngữ khác
nhau, nên tam đoạn luận có hơn ba thuật ngữ.
5. Các quy tắc của tam đoạn luận:

Quy tắc 2: Thuật ngữ trung gian (M) có mặt
trong hai tiền đề phải chu diên ít nhất một lần.

VD:
Mọi kim loại đều là chất dẫn điện.
Nước là chất dẫn điện.

Vậy nước là kim loại.
* Kết luận sai lầm, vì thuật ngữ giữa “chất dẫn
điện” không chu diên trong cả hai tiền đề
5. Các quy tắc của tam đoạn luận:

Quy tắc 3: Thuật ngữ không chu diên trong tiền
đề thì không được chu diên trong kết luận.

VD:
Mọi SV đều học ngoại ngữ
Lan không là sinh viên

Vậy Lan không học ngoại ngữ.


Thuật ngữ P (học ngoại ngữ) ở tiền đề không
chu diên nhưng ở kết luận lại là chu diên.
5. Các quy tắc của tam đoạn luận:

Quy tắc 4: Nếu hai phán đoán đều là phán
đoán phủ định thì không thể suy ra câu kết
luận.

VD:
Mọi động vật thì không quang hợp
Nấm không phải là động vật
Không thể rút ra được kết luận từ hai
phán đoán khẳng định riêng này
5. Các quy tắc của tam đoạn luận:

Quy tắc 5: Một trong hai tiền đề là PĐ phủ định
thì kết luận là PĐ phủ định.

VD:
Người học giỏi là người siêng năng
An không phải là người siêng năng

An không phải là người học giỏi
5. Các quy tắc của tam đoạn luận:

Quy tắc 6: Hai phán đoán tiền đề là phán đoán
riêng thì không thể suy ra câu kết luận. (Phải có
ít nhất một tiền đề là phán đoán chung).


VD:
Một số loài chim không biết bay
Bồ câu là chim
Không thể rút ra được kết luận từ hai phán
đoán khẳng định riêng này . (Vì thuật ngữ trung gian
không làm được vai trò chỉ lên mối quan hệ giữ hai thuật ngữ cùng
có trong tam đoạn luận).
5. Các quy tắc của tam đoạn luận:

×