Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dùng sữa thế nào là khoa học? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.31 KB, 5 trang )

Dùng sữa thế nào là khoa học?
Pha sữa và cho bé dùng sữa thế nào cho đúng, PGS.TS
Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc
gia khuyên các bà mẹ:


1. Trên hộp sữa có hướng dẫn tỷ lệ pha, nhưng tôi thường
ước lượng chứ không pha đúng theo tỷ lệ, xin bác sỹ cho
biết pha như vậy có ảnh hưởng gì đến chất lượng nguồn
dinh dưỡng trong sữa khi cho bé uống? (Mai Hằng- Hà
Nội)
Trên các hộp sữa luôn có hướng dẫn cách pha sữa rất cụ thể
và tỉ mỉ theo độ tuổi, số lượng sữa cần sử dụng (thường
được tính theo muôi đong sữa có sẵn trong hộp sữa, muôi
đong sữa thường khác nhau đối với từng loại sữa), tương
ứng với lượng nước cho vào để đạt được hàm lượng chất
dinh dưỡng như trong 100ml sữa pha chuẩn mà nhà sản
xuất đã công bố trên bao bì hôp sữa.
Các bậc phụ huynh cần pha chính xác theo tỉ lệ này như
hướng dẫn mới đảm bảo đúng và đủ dinh dưỡng cho bé.
Nếu bạn ước lượng thì có thể sữa pha bị quá đặc khiến bé
bị táo bón, đái ít, nước tiểu vàng và không tốt đối với sức
khỏe của bé đặc biệt là đối với các bé dưới 12 tháng tuổi.
Ngược lại, nếu sữa pha quá loãng sẽ không đảm bảo đủ
chất dinh dưỡng cho bé tăng trưởng bình thường.
2. Em bé nhà tôi sắp 1 tuổi, nhiều người bảo tuổi này chưa
nên cho bé ăn sữa chua. Theo bác sỹ có nên thực hiện theo
lời khuyên này của mọi người? (Ngọc Châu- quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội)
Sữa chua có thể được làm từ sữa tươi, sữa bột hoặc sữa đặc
có đường. Sữa chua là nguồn dinh dưỡng quí giá, có nhiều


ích lợi đối với sức khoẻ con người nhất là có tác dụng tăng
cường tiêu hóa thông qua việc cung cấp các vi khuẩn có
ích. Sữa chua đặc biệt thích hợp với người già, trẻ em từ
sau 6 tháng tuổi, người mới ốm dậy, nhất là những người
mắc bệnh về tiêu hóa. Ngoài ra, sữa chua còn rất tốt với trẻ
nhỏ bị rối loạn tiêu hóa hoặc biếng ăn nhờ giúp lập lại cân
bằng hệ vi khuẩn ở ruột và chất kháng sinh lactocidine.
Chất đạm trong sữa chua đã được thủy phân một phần nên
dễ tiêu hóa, rất phù hợp với trẻ biếng ăn. Đường lactose
trong sữa đã được lên men nhờ các vi khuẩn lactic nên sữa
chua rất than thiện với hệ tiêu hóa của trẻ đặc biệt là đối với
các trẻ bị bất dung nạp đường lactose trong sữa bò.
Rất nhiều người, trong đó có tôi trước khi cho bé ăn sữa
chua thường ngâm hộp sữa chua vào nước nóng, mục đích
làm tan bớt lạnh, việc làm này có ảnh hưởng gì đến chất
lượng sữa chua? (Minh Hải, Đồng Triều- Quảng Ninh)
Sữa chua ăn nên được bảo quản ở nhiệt độ 6 độ C để đảm
bảo cho các vi khuẩn có lợi trong sữa chua được bảo vệ tốt
nhất. Không nên ngâm sữa chua vào nước nóng vì nhiệt độ
quá cao sẽ làm mất khả năng hoạt động thậm chí làm chết
các vi khuẩn sống có lợi trong sữa chua. Chính vì vậy mà
tác dụng thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột của sữa
chua bị giảm hoặc mất đi, sữa chua sẽ bị mất các chất dinh
dưỡng do các vi khuẩn có ích bài tiết ra và khả năng kích
thích tiêu hóa cũng giảm đi đáng kể.
Các bà mẹ nên để sữa chua bớt lạnh một cách tự nhiên ở
nhiệt độ phòng hoặc ngâm vào nước ấm khoảng 40-50 độ C
trong 15-20 phút. Cần chú ý là không nên ngâm quá lâu vì
sữa chua sẽ bị chua hơn do các vi khuẩn tiếp tục lên mem
làm độ pH của sữa chua trở nên acid hơn, vị chua hơn dễ

gây đỏ miệng cho trẻ sau khi ăn.
Cho trẻ uống sữa sau đó lại cho uống nước cam hoặc trái
cây có phải là cách sử dụng thực phẩm tốt, thưa bác sĩ?
(Lê Thị Mai, Thanh Hóa)
Cam và trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất
cho cơ thể, đặc biệt là vitaminC giúp hấp thu tốt chất sắt có
trong sữa và thực phẩm, tăng cường quá trình tạo máu của
cơ thể nhất là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý cách
cho trẻ ăn hoa quả sao cho không ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá
của trẻ. Nếu sau khi uống sữa lại bắt trẻ uống nước cam
nữa sẽ làm trẻ quá no, mệt mỏi cho bộ máy tiêu hóa, thậm
chí có thể làm trẻ khó thở hoặc nôn chớ. Mặt khác, nước
trái cây thường có chứa vitamin C và một số acid hữu cơ.
Các chất này sẽ làm vón casein (một loại protein chính
trong sữa) dễ làm trẻ khó tiêu và đầy bụng. Vì thế bạn
không nên cho trẻ uống sữa sau đó lại cho uống nước cam
hoặc trái cây khác. Cần lưu ý là không nên cho trẻ dưới 6
tháng uống nước cam và các loại nước trái cây


×