Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

6 hiểu lầm về bệnh răng miệng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.28 KB, 4 trang )

6 hiểu lầm về bệnh răng
miệng
Hậu quả của vệ sinh răng miệng kém chỉ giới hạn trong
miệng là một trong những hiểu lầm về bệnh răng miệng bởi
nó còn ảnh hưởng tới nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Hậu quả của vệ sinh răng miệng kém chỉ giới hạn trong miệng.
Nhiều thai phụ có thể không biết rằng những gì chúng ta ăn hằng
ngày có thể ảnh hưởng tới sự phát triển răng của thai nhi. Nghèo
nàn dinh dưỡng trong thai kỳ có thể làm cho những đứa trẻ có
“mầm sâu răng” ngay từ trong bụng mẹ.
Ở khoảng 14-16 tuần thai, thiếu can-xi, vitamin D, vitamin A,
protein và calo có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của
trẻ sau này.
Một số dữ liệu cũng cho thấy thiếu vitamin B6 hay B12 có thể là
yếu tố làm tăng nguy cơ nứt hông hay nứt vòm miệng (hở hàm
ếch).
Ở trẻ, sâu răng cũng là một bệnh rất phổ biến, cao gấp 5 lần so với
bệnh hen suyễn.
“Nếu miệng trẻ bị đau do sâu răng, trẻ sẽ ít tập trung vào việc học
và có xu hướng ăn thực phẩm dễ nhai hơn và vì thế ít nhận được
dinh dưỡng hơn.
Những thực phẩm như bánh rán và bánh bao thường có giá trị dinh
dưỡng thấp và lượng đường trong đó thường cao hơn những thực
phẩm đòi hỏi phải nhai nhiều như rau quả. Các biến chứng răng
miệng kết hợp với chế độ dinh dưỡng kém cũng góp phần trong
các vấn đề về nhận thức và tăng trưởng và cũng thúc đẩy tình trạng
béo phì.

Ăn càng nhiều đường càng nhanh sâu răng
Không phải là lượng đường bạn ăn mà là thời gian đường bám vào
răng.


Các thực phẩm như kẹo dẻo và sođa sẽ khiến đường được giữ lại
khá lâu trong miệng. Điều này sẽ khiến lượng axit được hình thành
từ các vi khuẩn đang “chén” đường tăng đột biến.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tuổi dậy thì “nạp” vào cơ thể
khoảng 40% cacbon hydrat từ uống đồ ngọt. Việc sử dụng thường
xuyên thức uống ngọt sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng.
Đồ uống có gaz không đường và nước uống có axit như nước
chanh… sẽ an toàn hơn cho răng nhưng cũng làm khử khoáng
trong men răng nếu uống thường xuyên.
Răng sữa sâu không đáng ngại
Đây là một hiểu lầm khá phổ biến rằng răng sữa bị sâu không đáng
ngại bởi vì trẻ sẽ thay răng.
Các nha sĩ lưu ý rằng sâu răng sữa có thể làm tổn thương sự phát
triển của chân răng mới. Nếu răng sữa bị mất sớm, răng vĩnh cửu
mọc lên sau đó bị mọc lệch và phải chỉnh răng sau này.
Loãng xương chỉ ảnh hưởng tới cột sống và hông
Loãng xương cũng có thể làm mất răng. Răng được sắp xếp ở trên
hàm bởi xương mặt và có thể bị ảnh hưởng bởi loãng xương.
Vì vậy, hàm cũng có thể chịu hậu quả của chế độ dinh dưỡng thiếu
các chất cơ bản như can-xi, vitamin D và K.
Xương hàm, lợi, môi và ngạc cứng, ngạc mềm thường xuyên được
tự “bổ sung” trong suốt cuộc đời.
Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bảo vệ sức khỏe miệng và giữ
gìn cấu trúc của bộ nhá.
Răng giả giúp cải thiện chế độ dinh dưỡng
Nếu răng giả không vừa khít, người già có khuynh hướng ăn
những thực phẩm dễ nhai và ít giá trị dinh dưỡng như bánh, cháo.
Vậy nên, người mang răng giả cần chú ý đảm bảo răng giả phải
vừa khít. Điều này có nghĩa, nếu thấy nhai khó hay miệng không
thoải mái, họ có thể ăn nhiều thực phẩm dinh dương bằng cách nấu

chín rau thay vì ăn sống, ăn hoa quả hộp thay vì hoa quả tươi và bò
hầm thay vì bò nướng.
Cũng như vậy, họ cũng có thể uống nhiều loại nước không đường
để phòng khô miệng.
Sâu răng chỉ là vấn đề của người trẻ
Ở người lớn và người già, tụt lợi có thể là kết quả của tình trạng
sâu ở gốc răng.
Việc sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc
kháng histamin và thuốc an thần làm tăng nguy cơ sâu răng do quá
trình sản xuất nước bọt bị giảm sút.
Thiếu nước bọt sẽ khiến miệng sạch chậm lại, làm tăng nguy cơ
gặp các vấn đề ở miệng. Trong trường hợp này, uống nước thường
xuyên có thể giúp làm sạch miệng.
Người lớn và người già cũng thường hay có các bệnh mãn tính như
tiểu đường, vốn là các yếu tố nguy cơ đối với các bệnh quanh răng
(bắt đầu với tình trạng viêm lợi và mất răng). Bệnh nhân mắc tiểu
đường tuýp 2 có nguy cơ mắc bệnh bao quanh răng cao gấp 2 lần
so với những người không bị bệnh tiểu đường. Hơn thế, bệnh bao
quanh chân răng sẽ cũng làm chứng tiểu đường thêm nặng. Vì vậy,
vệ sinh răng miệng kỹ sẽ giúp kiểm soát được căn bệnh tiểu
đường.

×