Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận Mahabharata

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.46 KB, 18 trang )

A. MỞ ĐẦU
Ấn Độ là quê hương của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế
giới. Văn hoá, triết học và nghệ thuật của Ấn Độ đã phát triển rực rỡ với những
cống hiến to lớn cho loài người.
Nói đến tư tưởng và văn hoá Ấn Độ, chúng ta nghĩ ngay đến những công
trình kiến trúc tuyện vời. Chúng ta nghĩ tới kinh Vê đa, kinh Upanisat, kinh
Phật. Đây đều là những tác phẩm lớn lao trong lâu đài văn hoá của nhân loại.
Nhưng bên cạnh đó chúng ta không quên rằng, từ những niên kỷ xa xưa, Ấn Độ
đã để lại cho người sau một nền văn học cổ vô giá, mà nổi bật nhất là hai tập sử
thi Ramayana và Mahabharata. Riêng tập Mahabharata nổi tiếng đến nỗi người
Ấn Độ quan niệm nó đã được “Thần linh ban cho”. Có thể nói Mahabharata như
một đại dương mênh mông, nó bao quát nhiều mặt của cuộc sống, nó chứa đựng
nhiều vấn đề triết học, sử học, xã hội học, dân tộc học… Và đọc Mahabharata
người đọc không chỉ được tiếp xúc với một nền văn học đồ sộ của Ấn Độ mà
còn tiếp nhận cả một nền văn minh, văn hoá vĩ đại. Như người Ấn Độ có câu
ngạn ngữ “Cái gì không thấy có trong Mahabharata thì sẽ không có ở bất cứ
đâu’’. Đó là niềm tự hào của người dân Ấn Độ về pho sử thi. Và điều này cũng
nói lên tầm quan trọng to lớn của Mahabharata đối với đất nước và con người
Ấn Độ.
Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về nguồn gốc của tác
phẩm và đi sâu tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật, nhằm thấy được
sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Mahabharata đối với nhân loại.
1
B. NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát sử thi Mahabharata
1.1 Nguồn gốc ra đời
Mahabharata là một trong hai cuốn Sử thi tiếng Phạn (Sanskrit) Ấn Độ cổ,
cuốn thứ hai là Ramayana. Cái tên Mahabharata có thể được dịch thành: Bharath
(vĩ đại), mang nghĩa là Ấn Độ Vĩ Đại hay còn được hiểu là "Câu chuyện vĩ đại
về triều vua Bharath".
Theo truyền thuyết, Mahabharata được coi là tác phẩm của Vyasa cũng là


một trong những ông tổ của các nhân vật trong sử thi (Vyasa có nghĩa là sưu
tập). Vyasa đã thức dậy lúc bình minh suốt ba năm ròng để hoàn thành tác phẩm
tuyệt diệu này. Cũng theo một truyền thuyết khác, sử thi Mahabharata ra đời khi
đạo sĩ Vyasa theo lệnh của thần Sáng tạo Brahma suốt ba năm ròng đọc cho thần
chữ viết dùng ngà chép lại tác phẩm vĩ đại được hình thành trong tâm trí ông.
Với độ dài đáng kinh ngạc, những nghiên cứu ngữ văn về cuốn sử thi đã làm
sáng tỏ những đầu mối về sự phát triển của những lớp ngữ nghĩa. Tuy còn nhiều
tranh cãi, có thể kết luận câu chuyện được lưu truyền từ thế kỉ thứ V trước Công
nguyên, về sau được bổ sung liên tiếp, nhiều người ghi chép, chỉnh biên cho mãi
đến thế kỉ thứ V sau Công nguyên vào triều đại Gupta (320-530).
Nguyên bản lúc đầu có khi lên đến hàng ngàn vạn
câu thơ nhưng đến nay chỉ sưu tầm được 110.000
slooka (câu thơ đôi) gồm 22 vạn dòng, dài bằng 7 lần
hai tác phẩm Ôđixê và Iliat của Hi Lạp cộng lại.
Bản viết bằng tiếng Sanskrit đầu tiên được
in ra ở Cancuta vào năm 1834. Bản dịch ra tiếng
Anh đầu tiên là bản của Protapchandra Roy, in
năm 1883.
Bản dịch ra tiếng Việt đầu tiên hiện nay là
dựa vào bản tóm tắt cốt truyện bằng Anh văn của
C.Rajagopalacharig.
2
1.2 Nội dung sử thi
Sử thi gồm 18 phần, gọi là 18 parva: Adi, Sabha, Vana, Vitara, Udyoga,
Brishma, Drona, Karna, Shalya, Sauptika, Mausala, Stri, Shanti, Anushasana,
Ashvamedhika, Ashramavasika, Mahaprasthanika, Svargarohana.
Nội dung cơ bản của bộ sử thi Mahabharata nói về cuộc chiến tranh khốc
liệt giữa hai dòng họ Kôrava và Pandava, cả hai đều là dòng dõi vua Bharata vào
khoảng thế kỷ 11 trước công nguyên đến thế kỷ 10 trước công nguyên.
Bên cạnh nội dung chính, chỉ chiếm chừng một phần tư độ dài tác phẩm, bộ

sử thi này còn có rất nhiều sự tích thần linh, những truyện ngụ ngôn về muôn
thú, những cuộc phiêu lưu và những câu chuyện tình thú vị, hấp dẫn li kì (như
chuyện nàng Savitri cãi lại Diêm vương để được lấy anh chàng đốn củi...).
Nhưng trong tác phẩm Mahabharata, các giáo sĩ Ấn Độ giáo đã đưa vào những
giáo lý triết học tự biện siêu hình về pháp (dharma), nghiệp (karma), về sự giải
thoát (moksha), những ẩn dụ triết học, châm ngôn xử thế...
1.3 Tóm tắt tác phẩm
Ở thành phố Haxtinapua, có hai anh em là Đritaratra và Pandu là con cháu
thuộc dòng dõi vua Bharata. Vì người anh bị mù nên Pandu được làm vua.
Đritaratra có 100 con trai, gọi chung là anh em Kôrava; còn Pandu có năm con
trai, gọi chung là anh em Pandava.
Sau khi Pandu qua đời, Đritaratra lên nối ngôi, đem năm đứa con của anh
về nuôi chung với đàn con của mình. Năm anh em Pandava trưởng thành nhanh
chóng nổi tiếng là những người tài cao, đức trọng. Điều đó làm cho anh em
Kôrava ghen tị. Bọn họ đã nhiều lần lập mưu hãm hại từng người trong năm anh
em đó nhưng đều thất bại.
Đritaratra biết rõ điều đó, cho nên đem năm anh em Pandava đến ở trong
lâu đài Varanamvada. Anh em Kôrava lại lập mưu đốt cháy lâu đài hòng giết họ,
nhưng nhờ biết tin trước cho nên anh em Pandava dẫn mẹ là Kunti trốn được
vào rừng sâu. Họ cải trang thành những đạo sĩ Bàlamôn sống ẩn dật.
3
Một năm sau, vua Đrôpada xứ Panchala mở hội kén phò mã cho công chúa
Đrôpadi xinh đẹp. Anh em Pandava nghe tin bèn kéo đến đua tài. Các hoàng tử
bốn phương trời đều thất bại, không ai có thể giương cung bắn được mũi tên
xuyên qua một bánh xe đang quay, lấy mắt cá vàng làm đích, duy chỉ có
Acgiuna, em trai thứ ba của anh em Pandava giương cung bắn năm phát trúng cả
năm. Công chúa Đrôpadi sung sướng quàng vào cổ chàng vòng hoa chiến thắng.
Nhà vua làm lễ cưới cho hai người. Năm anh em Pandava đem nàng
Đrôpadi về nhà ra mắt bà Kunti. Vừa về đến nhà, một người nhanh nhảu cất
tiếng: “Thưa mẹ, hôm nay chúng con mang về một vật quý”. Bà Kunti chưa kịp

nhìn đã nói rằng: “Thế thì các con hãy chia đều cho nhau”. Dứt lời bà đã thấy
Đrôpadi đứng trước mặt. Không kịp hối tiếc, lời của bà đã trở thành mệnh lệnh.
Thế là năm anh em Pandava phải chung sống với nàng Đrôpadi.
Trong buổi lễ, người ta đọc một bản kinh riêng chứng nhận năm anh em
chính là bộ phận của một ông thần. Vì vậy, Đrôpadi lấy chung năm anh em là
hợp lệ.
Sau việc này, Đritaratra và anh em Kôrava được biết năm anh em Pandava
vẫn còn sống và trở thành đồng minh của một nước láng giềng hùng mạnh. Theo
lời khuyên của trưởng lão Bhisma, Đritaratra cho mời anh em Pandava trở về
vương quốc và chia cho họ một nửa đất đai. Yudihititra là anh cả được tôn làm
vua vương quốc Indraprasa cạnh vương quốc Haxtinapura của dòng họ Kôrava.
Mặc dầu lãnh thổ của anh em Pandava là vùng đất xấu nhưng nhờ tài năng
và đức độ mà vương quốc của anh em Pandava trở nên thịnh vượng. Một lần
nữa làm cho anh em Kôrava ghen tị lại tìm cách tiêu diệt.
Yudihititra vốn say mê cờ bạc cho nên bị Đuryodana lôi kéo vào cảnh sát
phạt trên bàn xúc xắc. Đuryodana nhờ một tay chơi cờ có tà thuật đánh cho
Yudihititra thua bại, phải đem vương quốc nhường lại cho Đuryodana như đã
giao ước. Anh em Pandava một lần nữa đem mẹ già và vợ con vào ẩn dật ở rừng
sâu mười ba năm trời. Hết hạn đó họ trở lại vương quốc của mình, nhưng lần
này Đuryodana lật lọng không chịu trao trả lãnh thổ lại cho anh em Pandava.
Thậm chí Yudihititra chỉ đòi lại một làng nhỏ để chung sống làm ăn trong cảnh
4
hòa bình nhưng Đuryodana cự tuyệt. Điều đó làm cho anh em Pandava tức giận
buộc họ phải gây chiến với anh em Kôrava.
Cuộc chiến tranh giữa anh em dòng họ Bharata nổ ra, lôi cuốn các vương
quốc lân cận tham chiến, hàng triệu người xông ra trận mạc với hàng vạn ngựa
xe cung kiếm. Chiến trường Curusetơra mù mịt khói lửa trong vòng mười tám
ngày, hàng triệu xác chết chất thành núi, máu đổ thành sông. Kết thúc trận chiến
chỉ còn mười một người sống sót.
Anh em Pandava tuy chiến thắng vẻ vang nhưng vô cùng đau xót vì phải

chém giết anh em cùng huyết thống với mình. Sau khi làm lễ giết ngựa tế thần
(Ashvamedha) để tỏ lòng sám hối, Yudihititra lên ngôi trị vì trong ba mươi sáu
năm ròng.
Câu chuyện kết thúc bằng cuộc hành hương của năm anh em Pandava và
nàng Đrôpadi lên đỉnh Mêru của ngọn núi Hymalaya hùng vĩ, nơi đó là Cõi
Trời. Dọc đường nàng Đrôpadi và bốn anh em lần lượt bỏ xác ở trần gian, riêng
Yudihititra và con chó mà chàng gặp dọc đường nhận làm bạn đồng hành là lên
được đỉnh núi. Bấy giờ thần Indra hiện ra tiếp đón nhưng không chịu cho con
chó đi vào Cõi Trời. Yudihititra quyết định xin ở ngoài Cõi Trời với con chó
trung thành của mình. Lúc ấy con chó biến thành thần Đácma và cho biết đây là
hành động thử thách đạo đức của Yudihititra. Thế là Yudihititra được vào Cõi
Trời. Đầu tiên Yudihititra toàn gặp kẻ thù cũ, sau đó được đưa tới hỏa ngục gặp
các em và bạn bè của chàng. Yudihititra xin với các thần: “Tôi xin ở lại chốn
này vì những người thân của tôi ở đâu thì nơi đó là thiên đường của tôi”.
Nhưng đến đó vẫn là sự thử thách cuối cùng, trước sau Yudihititra vẫn thể
hiện lòng trung thành của mình, cho nên anh em Pandava đều được vào chốn
vĩnh hằng bất diệt.
Chương 2: Giá trị của sử thi Mahabharata
2.1 Giá trị nội dung
2.1.1 Phản ánh bức tranh lịch sử Ấn Độ cổ đại
Chiến tranh Mahabharata, chiến tranh trong nội bộ một dòng họ, cuộc
chiến tranh xảy ra trong vòng 18 ngày để cho hàng triệu người chết. Đây chính
5
là biểu hiện sự suy tàn của chế độ huyết thống trong thị tộc công xã và sự thịnh
vượng của nhà nước và quốc gia nô lệ.
Lúc đầu anh em Kôrava và Pandava đang sống chung bình đẳng với nhau
trong vương quốc Haxtinapura của mình, nhưng sau do xung đột về quyền lợi
đất đai và nô lệ mà anh em Pandava tách ra để thành lập vương quốc Inđraprasa
riêng. Đây là biểu hiện sự ra đời và phát triển của nhiều vương quốc, chế độ dân
chủ bộ lạc mất dần, thay thế vào đó là chế độ quân chủ quân sự.

Vương quốc nào cũng muốn mình hùng mạnh và phồn vinh, điều đó lại đẻ
ra xung đột mới, những xung đột đó thường được giải quyết bằng chiến tranh
để thống nhất và mở rộng ra nhiều quốc gia lớn. Anh em Pandava chiến thắng
trong trận chiến diễn ra 18 ngày khốc liệt đã trở lại thống trị vương quốc
Haxtinapura rộng lớn hơn là biểu hiện như vậy.
Sự thắng lợi của anh em Pandava thuộc đẳng cấp võ sĩ quý tộc Ksatrya
cũng nói lên một đặc điểm là sự thống trị xã hội giờ đây không thuộc đẳng cấp
Brahman nữa, mà tiêu biểu cho xã hội mới là võ sĩ quý tộc Ksatrya. Muốn thực
hiện tư tưởng thống trị mới phải tiêu diệt những phản ứng của dân chủ bộ lạc và
chinh phục những vương quốc yếu.
Anh em Kôrava và Panđava trong nội bộ Ksatrya xâu xé nhau về quyền
lợi thông qua chiến tranh cũng nói lên sự tan rã các phương thức sản xuất dựa
trên cơ sở huyết thống. Mâu thuẫn đó chi phối toàn bộ xã hội ngày càng sâu sắc.
Quy mô của cuộc chiến tranh Mahabharata đã phá vỡ nền văn minh nô lệ
đại thịnh, đã kéo sự phát triển của xã hội Ấn Độ cổ đại chậm lại. Chiến tranh tàn
khốc giáng vào đầu nhân dân nô lệ, gây ra đau khổ và tội lỗi cho họ : “Tiếng
khóc của các phụ nữ trên cánh đồng Curu” ở cuối tác phẩm đã nói lên điều đó.
2.1.2 Tinh thần Ấn Độ - Tinh thần nhân văn của tác phẩm
Những người sáng tạo bộ sử thi này muốn thông qua chiến tranh để đề
cao lý tưởng và đạo đức của thời đại. Lý tưởng và đạo đức đó đã được đúc kết
trong tập giáo lí Bhagavat Gita. Nhiều nhà nghiên cứu sử thi Mahabharata cho
rằng Bhagavat Gita là hạt nhân tư tưởng của tác phẩm Mahabharata.
6
Trong bối cảnh xã hội đầy rẫy những mâu thuẫn , tội ác xuất hiện ngày
càng nhiều qua những cuộc giành giật quyền lợi, số phận con người bị giày xéo
trong chiến tranh loạn lạc, một “tinh thần Ấn Độ” nổi lên, đó là tinh thần nhân
văn. Tinh thần nhân văn nảy nở từ trong những sáng tác dân gian có trước đó ở
khắp miền đất nước được thu hút vào bộ sử thi này.
Duy trì và biểu hiện tinh thần nhân văn mà chủ yếu là nội dung Đacma
sống phải thiện, hòa hợp, bình đẳng, bác ái.

Tinh thần nhân văn này ra đời từ thời kỳ xã hội nguyên thủy trên cơ sở xã
hội chưa có giai cấp. Sau này khi quốc gia nô lệ hình thành, tư tưởng Đanda (tư
tưởng tư hữu) xuất hiện lấn át tư tưởng Đacma. Tư tưởng Đanda tôn trọng quyền
tư hữu, phát triển chế độ phụ quyền, lấy sức mạnh của quân sự và quyền lực của
giai cấp thống trị thuộc đẳng cấp Ksatrya và Brahman để đàn áp xã hội.
Trước đây khi giải quyết những mối bất hòa, những xung đột và các
quyền lợi khác thì quần chúng làm trọng tài phân xử, nhưng giờ đây do kẻ thống
trị nắm quyền hành quyết định.
Mahabharata đã phản ánh mâu thuẫn đó. Một bên giai cấp thống trị muốn
xây dựng hệ thống tư tương Đanda để bảo vệ quyền lợi của họ. Một bên nhân
dân muốn duy trì truyền thống tinh thần Đacma. Mặc dầu giai cấp thống trị tìm
mọi cách đảo lộn truyền thống đó nhưng không thể nào thắng được sức mạnh và
tinh thần của nhân dân. Cuối cùng buộc phải tuyên bố: “Thiên hạ và cuộc đời
tiếp tục theo tinh thần Đacma”.
Hình ảnh của các anh em Yuhi từ bỏ ngôi báo của mình sau 36 năm trời
trị vì để cùng nhau hành hương lên Cõi Trời tìm chốn Vĩnh Hằng để sám hối,
nói lên sự thắng thế của tinh thần Đacma, khát vọng của nhân dân đương thời.
Lý tưởng và đạo đức trong Mahabharata được thể hiện qua hành động và
tính cách của năm anh em Pandava và một số nhân vật khác như Krixna, Bhima,

2.2 Giá trị nghệ thuật
2.2.1 Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật
7

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×