Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

viêm ruột hoại tử nec

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.08 KB, 25 trang )

Viêm ruột hoại tử
NEC(Necrotizing enterocolitis)
Tổng quan

VRHT: bệnh lý dạ dày ruột cấp tính thường gặp nhất
trong thời kỳ sơ sinh, ảnh hưởng đến khoảng 5% các
trẻ có cân nặng <1500g và được đặt trưng bỡi chướng
bụng, phân máu và bóng hơi trong thành ruột. Bệnh
có thể diễn biến từ thể trung bình là không tiêu hoá
được sữa và chướng bụng đến thể nặng là hoại tử
ruột, thủng ruột và shock nhiễm trùng. Các trường
hợp cấp tính có diễn biến từ các triệu chứng tối thiểu
đến viêm phúc mạc và tử vong trong vòng 12h
Tổng quan

Mặc dù NEC hay gặp ở trẻ đẻ non có nguy cơ và đã
được cho ăn nhưng nó cũng có thể xuất hiện ở trẻ đủ
tháng và ở cả những bệnh nhân chưa cho ăn đường
ruột.

NEC thường xảy ra trên đoạn cuối của ruột non và
đại tràng nhưng trong một số trường hợp có thể có
tổn thương trên toàn bộ ruột non và phần lớn ruột già
Nguyên nhân

NN chưa được biết chính xác và có thể do nhiều yếu
tố. Các nguyên nhân gợi ý bao gồm niêm mạc ruột
chưa trưởng thành, tổn thương do thiếu máu ruột,
nhiễm trùng và đáp ứng miễn dịch chưa trưởng thành.
Đó là những nguyên nhân chung, con đường cuối
cùng liên quan đến việc sản xuất các trung gian gây


viêm như PAF, TNF, cytokine làm thúc đẩy tổn
thương ruột
Các yếu tố nguy cơ

Đẻ non (>95%)

Cho ăn đường ruột quá nhanh và mạnh

Sữa công thức ưu trương

Định cư của vi khuẩn hoặc phát triển quá mức (E.coli,
Klebsiella, Enterobacter ) có thể là yếu tố thúc đẩy,
cũng có thể là yếu tố bảo vệ

Đa hồng cầu

Còn ống động mạch

Indomethacin: làm giảm tưới máu ruột thông qua việc
ức chế men cyclo-oxygenase
Các yếu tố nguy cơ

UAC: đầu catheter ở tại hoặc trên động mạch thân
tạng

UVC: đầu catheter nằm ở tĩnh mạch cửa (đb khi thay
máu)

Cocaine: mẹ dùng thuốc trong khi mang thai


Suy hô hấp
Biểu hiện lâm sàng

Chướng bụng

Ứ đọng dịch dạ dày, thường có dịch xanh

Có máu trong phân: đại thể hoặc vi thể

Thành bụng mềm hoặc nề đỏ

Không có tiếng nhu động ruột

Xuất hiện các nốt xanh tím trên thành bụng

Dấu hiệu không đặc hiệu: nhiệt độ không ổn định,
đường huyết không ổn định, li bì, ngừng thở, tim
chậm, hạ huyết áp
Dấu hiệu Xquang

Chụp xquang: 6-8h/lần trong 48h đầu, sau đó 8-12h đến khi ổn
định

Theo thứ tự từ nhẹ đến nặng

Các quai ruột giãn không đặc hiệu

Thành quai ruột dày

Quai ruột cố định, không thay đổi khi chụp phim thứ hai


Bóng hơi thành ruột: các bóng khí nhỏ trong thành ruột,
thường phối hợp với các quai ruột giãn (vi khuẩn trong ruột
chuyển hoá CHO tạo ra khí hydrogen)

Hơi trong tĩnh mạch cửa

Hơi tự do trong ổ bụng (bệnh nhân thủng ruột)
Xét nghiệm

Tiểu cầu giảm

Tăng hoặc giảm bạch cầu

Giảm bạch cầu trung tính

Toan chuyển hóa (dấu hiệu tiên lượng xấu)

Tăng bạch cầu non

Có biểu hiện của đông máu nội quản rải rác
Chẩn đoán
(Tiêu chuẩn Bell)

GDD1: nghi ngờ VRHT: ứ đọng dịch dạ dày, có máu
trong phân, xquang từ bình thường đến giãn mức độ
nhẹ, nhiệt độ không ổn định, ngừng thở, nhịp tim
chậm

GĐ 2: xác định VRHT: ảnh hưởng đến toàn trạng từ

nhẹ đến nặng, mất âm thanh của nhu động ruột, bụng
chướng căng, bóng hơi thành ruột hoặc hơi ở tĩnh
mạch cửa, toan chuyển hóa và giảm tiểu cầu

GĐ3: bệnh nặng: toàn trạng nặng, bụng chướng căng,
có dấu hiệu viêm phúc mạc, giảm huyết áp, toan
chuyển hóa và toan hô hấp, đông máu nội quản rải
rác, tràn khí phúc mạc nếu có thủng ruột
Chẩn đoán phân biệt
Tắc ruột do xoắn ruột
Phân biệt bằng siêu âm bụng
Xử trí

Nguyên tắc: đối với bất kỳ các ứ đọng dịch dạ dày
nào cũng phải cảnh giác tình huống viêm ruột hoại tử
đặc biệt là trẻ đẻ non
Điều trị

Khi có nghi ngờ

Cho bệnh nhân nhịn ăn

Chụp bụng không chuẩn bị

Tìm máu trong phân

Công thức máu, tiểu cầu và cấy máu

Cấy nước tiểu và PL nếu có triệu chứng nghi ngờ


Loại trừ nguyên nhân ngoại khoa gây chướng bụng
Xử trí

Duy trì nuôi dưỡng tĩnh mạch

Chụp phim hàng loạt

Xem xét hút liên tục dịch dạ dày

Xem xét kháng sinh

Cấy phân

Theo dõi chặc chẽ toàn trạng bệnh nhân

Nếu bệnh nhân có cải thiện, xem xét cho ăn sau 3
ngày
Xử trí

Khi đã có chẩn đoán xác định là VRHT hoặc bệnh
đang tiến triển

Hội chẩn với BS ngoại khoa

Nhịn ăn ít nhất 7-10 ngày

Chú ý đến dịch truyền: vì bệnh nhân mất dịch ra
khoang thứ 3, bệnh nhân có nhu cầu dịch cao hơn để
cải thiện tưới máu ruột (150ml/kg/24h)


Theo dõi chặc chẽ nước tiểu, suy thận thường gặp do
giảm huyết áp
Xử trí

Cấy máu và bắt đầu kháng sinh: Ampi và Genta x 7-
10 ngày ( bao phủ kháng sinh yếm khí không cần
thiết trừ khi bệnh nhân đã vài tuần tuổi)

Theo dõi công thức máu, tiểu cầu, PT, PTT, FIB, và
truyền thêm các yếu tố đông máu nếu cần thiết

Theo dõi thường xuyên khí máu động mạch

Điều chỉnh toan chuyển hoá

Kiểm tra điện giải thường xuyên và cảnh giác Kali
máu
Xem xét phẫu thuật

Can thiệp phẫu thuật được chỉ định khi có thủng ruột,
có bằng chứng của hoại tử ruột (quai ruột cố định,
toan chuyển hoá, đông máu nội quản rải rác, shock)
hoặc là bệnh nhân xấu dần mặc dù đã hồi sức tích cực

Dẫn lưu ổ bụng ở bệnh nhân nặng hoặc tránh mở ổ
bụng

Nếu VRHT do PDA, bắt đầu các biện pháp nội khoa
và xem xét điều trị phẫu thuật thắt ống. Không dùng
thuốc đóng ống cho bệnh nhân có nghi ngờ hoặc đã

xác định VRHT
Kết quả

Tỷ lệ chết 20-30% phụ thuộc vào mức độ nặng của
bệnh và chiều dài đoạn ruột bị cắt đi

Biến chứng bao gồm:

Hẹp ruột với biểu hiện tắc ruột

Hội chứng ruột ngắn

Tắc mật nếu nuôi dưỡng tĩnh mạch dài ngày
Các biện pháp phòng VR

Cho ăn sữa mẹ

Kích thích ruột: hoà loãng sữa, cho ăn thể tích nhỏ để kích
thích niêm mạc ruột phát triển, 1-2ml/kg/6h

Tăng lượng sữa từ từ ở trẻ đẻ non

Không tăng lượng sữa khi có ứ đọng dịch dạ dày, đặc biệt là
khi dịch dạ dày có màu xanh của mật

Không cho ăn đường ruột nếu bệnh nhân có ống động mạch,
cath động mạch rốn hoặc tĩnh mạch rốn

Không cho ăn trong quá trình điều trị nội khoa ống động mạch
và sau đó 48-72h


Tránh các yếu tố nguy cơ: không cho ăn khi có UVC, bệnh
nhân phải hồi sức tim phổi, thay máu, vận mạch, ngừng thở
dài và nhiễm trùng nặng
Các biện pháp phòng VR

Hạn chế dùng kháng sinh vì có thể làm hỏng chủng vi
khuẩn đường ruột và kháng vi khuẩn chọn lọc

Corticoid trước sinh thúc đẩy cho trưởng thành phổi
và ruột
Further examples of intraperitoneal free gas. Falciform ligament
There is a small oval of free gas in the centre of
the upper abdomen.
NEC: Submocosal gas is
sometimes absorbed into the portal
venous system and travels to the
liver. Tracks of portal venous gas
within the liver can be seen in the
radiograph at left. There is also free
gas in the peritoneal cavity in this
film - its outer edge is outlined by
the white line above.
Normal bowel gas pattern

Symmetric bubbly pattern
Necrotizing Enterocolitis

Right colon pneumatosis


One day later, portal venous air and left colon pneumatosis

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×