Tải bản đầy đủ (.ppt) (41 trang)

đặc điểm sự tạo máu và máu ngoại biên ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.12 KB, 41 trang )





ĐẶC ĐIỂM SỰ TẠO
MÁU

MÁU NGOẠI BIÊN Ở
TRẺ EM

MỤC TIÊU
1. Trình bày được đặc điểm sự tạo máu trong thời
kỳ bào thai và sau khi sinh.
2. Vận dụng được những đặc điểm máu ngoại biên
trẻ em để phân tích xét nghiệm công thức máu
ngoại biên.
3. Trình bày được sự thay đổi thành phần
hemoglobin và tỷ lệ prothrombin ở trẻ sau khi
sinh.

SỰ TẠO MÁU Ở TRẺ EM

TRONG BÀO THAI
Sự tạo máu ở phôi thai được thực hiện ở nhiều bộ
phận (hình thành, biệt hóa dần từ mô giữa cùng sự
hình thành và phát triển thai nhi) và có từ rất sớm.
-
Từ tuần thứ 3: túi noãn hoàng
-
Từ tuần thứ 5 và chủ yếu thời kì giữa thai: gan (chủ
yếu HC, ít BC và TC)


-
Từ tuần thứ 6, mạnh dần từ tháng thứ 4-5: tủy
xương
-
Từ tháng thứ 3, 4: lách (chủ yếu lympho, ít HC)
- Từ tháng thứ 5,6: hạch lympho, 1 phần tuyến ức


SAU KHI SINH: Tủy xương là cơ quan tạo
máu chủ yếu
- Tạo máu mạnh - sự phát triển nhanh cơ thể: trẻ
nhỏ (tất cả tủy xương)-tủy đỏ , trẻ lớn và người
lớn ( cột sống, sườn, chậu, ức, sọ, bả vai, đòn và
1 phần đầu x dài)- tủy vàng .
- Không ổn định, có khả năng hồi phục.
- Dễ bị loạn sản khi bị bệnh máu và cơ quan tạo
máu.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 20 30 40 50 60 70 80 90
20
40
50
60
100
Trước sinh
Lách
Sau sinh
Tuỷ xương
Xương
chày

Xương đùi Xương
sườn
Xương ức
Xương sống
Gan
Tháng
Sơ sinh
Năm sinh
Túi noãn
hoàng

ĐẶC ĐIỂM MÁU NGOẠI BIÊN TRẺ EM
HỒNG CẦU:

Số lượng HC thay đổi tùy theo tuổi
Sơ sinh đủ tháng 4.5-6 x10
12
/l, hết thời kì sơ sinh 4-
4.5x10
12
/l
6-12 tháng : 3.2-3.5x10
12
/l ( TM sinh lý)
trên 1 tuổi : ổn định dần > 4.0 x 10
12/
l

HC lưới: - trẻ ss 1-3 ngày 8-10% , ss 4 ngày 0.5-
2%

- Ngoài ss 0.5-1%

Nguyên HC có thể thấy ở trẻ ss: non tháng: 3 -
6%, đủ tháng:1-4%


Hb: trẻ mới sinh 17-19g/dl
6-12 tháng 10-12 g/dl
Trẻ trên 1 tuổi, Hb lại tăng dần, trên 3-6 tuổi ổn
định từ 12 - 14g/dl.
- Thể tích trung bình HC (MCV): 80-100fl, sơ
sinh >100 fl
- Hb trung bình HC ( MCH) : sơ sinh 36 pg, 6-
12 tháng 28 pg, trên 1 tuổi khoảng 30 pg.
- Nồng độ Hb trung bình HC ( MCHC) : 30-33
g/dl

Tuổi
Hb A1(%) Hb A2(%) Hb F(%)
Sơ sinh 20-40 0,03-0,6 60-80
2 tháng 40-70 0,9-1,6 30-60
4 tháng 80-90 1,8-2,9 10-20
6 tháng 93-97 2,0-3,0 1,0-5,0
1 tuổi 97 2,0-3,0 0,4-2,0
5 tuổi và
người lớn
97 2,0-3,0 0,4-2,0

Thành phần Hb:


BẠCH CẦU
- Số lượng bạch cầu thay đổi nhiều theo tuổi
Mới sinh 10 - 100x10
9
/l
7-15 ngày sau sinh 10 - 12x10
9
/l
Trên 1 tuổi, số lượng bạch cầu mới ổn định,
trung bình từ 6-8x10
9
/l.
-
CTBC cũng thay đổi nhiều theo tuổi: BCTT,
lympho (hình vẽ), các BC khác ít thay đổi như
BCAT 1-2%, BCAK 0.1-1%, BCMN 4-8%.



60– 65%
45%
20– 30%
5-7 ngày
9-10 tháng
5-7 tuổi
BCLP
BCTT
Công thức BC
Công thức BC


TIỂU CẦU
Số lượng tiểu cầu nói chung ít thay đổi.
Trẻ sơ sinh, số lượng tiểu cầu từ 100-
400x109/l.
Ngoài tuổi sơ sinh, số lượng tiểu cầu từ 150-
300x109/l.
KHỐI LƯỢNG MÁU
Trẻ sơ sinh khoảng 14% trọng lượng cơ thể.
Trẻ lớn khoảng 7-8% trọng lượng cơ thể.

CÁC YẾU TỐ ĐÔNG MÁU
Lúc mới sinh, các yếu tố II, VII, X, IX, XI,
XII đều thấp hơn bình thường.
Tỷ lệ prothrombin chỉ bằng 65±20,4%, thấp
nhất vào ngày thứ 3-4 sau sinh, đạt mức bình
thường sau 1 tuần (80-100%).

Case study 1
Trẻ nam 6 tuổi, vào viện vì thiếu máu. CTM
ngoại biên như sau:
- HC 6.1 g/dl RBC 3.4 T/l (MCH 65 fl, MCH
22.5 pg, MCHC 28 g/dl)
- BC 7.5 G/l (BCTT 62%, BCAX 1.4%,
BCAK 0.6%, MN 8%, LP 28%)
- TC 253 G/l
 CĐ: Thiếu máu nhược sắc HC nhỏ do thiếu
sắt / Polyp ĐT xích ma.

Case study 2
Trẻ nữ 13 tháng, vào viện vì thiếu máu, vàng

da, lách to. Xét nghiệm điện di HST cho thấy:
HbA1 = 34%
HbA2 = 3,8%
HbF = 62,2 %
 CĐ: Beta Thalassemia

CHĂM SÓC TRẺ THIẾU
MÁU

Mục tiêu:
(1) Trình bày đầy đủ các nguyên
nhân thiếu máu ở trẻ em.
(2) Trình bày đầy đủ các triệu chứng
của thiếu máu
(3) Theo dõi, xử trí và chăm sóc đầy
đủ và chính xác bệnh nhi bị thiếu máu.

Định nghĩa
-
Thiếu máu là tình trạng giảm Hb hay khối hồng
cầu trong một đơn vị thể tích máu, Hb hay khối
hồng cầu thấp hơn giới hạn dưới của người cùng
lứa tuổi.
- Theo WHO, thiếu máu khi Hb dưới giới hạn sau:
+ Sơ sinh: < 140 g/L
+ Từ 6 tháng đến 6 tuổi: < 110 g/L
+ Từ 6 đến 14 tuổi: < 120 g/L
+ Trưởng thành: Nam < 130 g/L
Nữ < 120 g/L
Nữ có thai < 110 g/L.


3 nhóm nguyên nhân thiếu máu:
-
Thiếu máu do giảm sinh
-
Thiếu máu do tan máu
-
Thiếu máu do chảy máu

1. Thiếu máu do giảm sinh
+ Thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu:
. Thiếu máu do thiếu sắt
. Thiếu máu do thiếu acid folic, vitamin B12.
. Thiếu máu do thiếu protein
. Thiếu máu do sử dụng sắt kém.
+ Thiếu máu do giảm sản và bất sản tuỷ:
. Giảm sinh nguyên HC đơn thuần
. Suy tuỷ toàn bộ bẩm sinh hay mắc phải
. Thâm nhiễm tuỷ: Bạch cầu cấp, các ung thư di căn
+ Các nguyên nhân khác: suy thận mạn, thiểu năng
giáp, nhiễm khuẩn mạn tính, bệnh collagen.

2. Thiếu máu do tan máu
Tan máu do bất thường tại hồng cầu, di truyền:
+ Bất thường về hemoglobin: alpha-thalassemia, beta-
thalassemia, bệnh HbE, HbS, HbC, HbD…
+ Bất thường ở màng hồng cầu: bệnh hồng cầu nhỏ hình
cầu, hồng cầu hình thoi
+ Thiếu hụt enzym hồng cầu: Thiếu G6PD, thiếu pyruvat-
kinase, thiếu glutathion reductase

Tan máu do nguyên nhân ngoài hồng cầu, mắc phải:
+ Tan máu miễn dịch: bất thường nhóm máu mẹ-con ABO,
Rh, tự miễn.
+ Sốt rét, nhiễm khuẩn máu.
+ Nhiễm độc một số thuốc, hoá chất, nọc rắn, nấm độc.
+ Cường lách

3. Thiếu máu do chảy máu
Chảy máu cấp:
+ Chấn thương
+ Xuất huyết tiêu hoá
+ Xuất huyết não-màng não.
+ Rối loạn quá trình cầm máu.
Chảy máu mạn tính
+ Giun móc
+ Loét dạ dày hành tá tràng.
+ Trĩ, sa trực tràng.

TRIỆU CHỨNG
1. Biểu hiện của thiếu máu
- Da xanh, niêm mạc nhợt
- Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, trẻ lớn đã đi học thể
hiện kém tập trung, lực học giảm sút.
- Bệnh nhi có thể bị suy tim do thiếu máu nặng
-
Khi thiếu máu do mất máu nhanh và nhiều, bệnh
nhi có thể bị sốc do giảm khối lượng tuần hoàn .

=>Tùy theo nồng độ hemoglobin, thiếu máu
được coi là :

+ Nhẹ khi Hb : 90-110 g/l
+ Vừa khi Hb : 60-90 g/l
+ Nặng khi Hb dưới 60g/l
2. Các triệu chứng khác :
Tùy theo nguyên nhân mà có thêm các triệu
chứng của các bệnh cơ sở

Theo dõi, xử trí và chăm sóc
Đối với bệnh nhân thiếu máu nặng:
- Cho bệnh nhi nghỉ ngơi tại giường, thở oxy, nằm đầu
thấp.
- Đăng ký và truyền máu theo y lệnh của BS.
-
Chú ý khi truyền máu cần phải theo dõi sát các phản ứng
bất lợi và tai biến của truyền máu.
Đối với các bệnh nhi suy tim do thiếu máu, sốc do thiếu
máu vì mất máu.
-
Xử trí như thiếu máu nặng.
- Thực hiện các y lệnh BS xử trí như: truyền máu, truyền
dịch, thuốc điều trị, theo dõi mạch, nhịp tim, HA, nhịp thở
định kỳ, nước tiểu 24 giờ.

Một số xử trí và chăm sóc đặc biệt theo nguyên
nhân
- Thiếu máu thiếu sắt
- Thiếu máu do tủy xương : xuất huyết, nhiễm
trùng, đau xương khớp
- Thiếu máu do xuất huyết
- Thiếu máu do tan máu: cấp / mạn tính


×