Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp hướng tới thương hiệu tại công ty cổ phần cà phê mê trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 119 trang )

i




Để hoàn thành được khoá luận tốt nghiệp này, trước hết
em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Kinh tế, Trường
Đại học Nha Trang đã giúp đỡ trang bị kiến thức cho em trong suốt
thời gian học. Đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
đến Thầy giáo TS. Hồ Huy Tựu đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn
em trong suốt quá trình thực hiện khoá luận.
Em xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến ban giám đốc Công
ty cổ phần cà phê Mê Trang, anh chị tại Phòng Hành Chính Nhân
Sự, Phòng Kinh Doanh, Phòng Kế Toán đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại đơn vị.

Sinh viên thực hiện
Trịnh Thị Tươi






ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC SƠ ĐỒ vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ THƯƠNG HIỆU VÀ VĂN
HÓA DOANH NGHIỆP 4
1.1. Các quan điểm về vấn đề thương hiệu 4
1.1.1. Các khái niệm về thương hiệu dưới góc độ marketing. 4
1.1.2. Thương hiệu dưới góc độ nhà quản trị doanh nghiệp. 6
1.2. Vai trò của thương hiệu 8
1.2.1. Vai trò của thương hiệu đối với người tiêu dùng 8
1.2.2. Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp. 8
1.3. Vai trò văn hoá doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển thương
hiệu 11
1.3.1. Khái niệm văn hoá doanh nghiệp 11
1.3.2. Các thành phần của văn hóa doanh nghiệp 14
1.3.2.1. Triết lý hoạt động của doanh nghiệp 14
1.3.2.2. Các giá trị cốt lõi 14
1.3.2.3. Đạo đức kinh doanh. 14
1.3.2.4. Hệ thống sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ) mà doang nghiệp
cung cấp cho thị trường. 15
1.3.2.5. Phương thức tổ chức của doanh nghiệp. 16
1.3.2.6. Phương thức giao tiếp của doanh nghiệp với xã hội 17
1.3.3. Vai trò của văn hoá doanh nghiệp đối với xây dựng và phát triển
thương hiệu 18
iii

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CPCP MÊ
TRANG 22
2.1. Khái quát về công ty cổ phần cà phê Mê Trang 22
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 22

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty. 25
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh 28
2.1.4. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty trong thời 33
2.2. Năng lực kinh doanh của công ty. 38
2.2.1. Vốn. 38
2.2.2. Lao động. 39
2.2.3. Máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất: 41
2.3. Tình hình thực hiện các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp. 42
2.3.1. Hoạt động thu mua nguyên vật liệu. 42
2.3.2. Hoạt động sản xuất 43
2.3.3. Hoạt động tiêu thụ. 47
2.3.4. Hoạt động kinh doanh khác. 51
2.4. Đánh giá hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty CPCP
Mê Trang qua các năm 51
2.4.1. Phân tích sự biến động của tài sản. 51
2.4.2. Phân tích sự biến động của nguồn vốn 55
2.4.3. Phân tích kết quả kinh doanh 57
2.5. Thực trạng công tác văn hóa doanh nghiệp hướng tới phát triển thương
hiệu tại công ty CPCP Mê Trang 60
2.5.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác văn hóa doanh nghiệp, phát triên
thương hiệu tại công ty 60
2.5.1.1 Môi trường vĩ mô 60
2.5.1.2. Môi trường vi mô. 65
2.5.1.3. Các nhân tố bên trong 68
iv

2.5.2. Đánh giá thực trạng công tác văn hóa doanh nghiệp hướng tới phát
triển thương hiệu tại công ty CPCP Mê Trang 70
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC VĂN
HÓA DOANH NGHIỆP HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI

CÔNG TY CPCP MÊ TRANG 94
3.1. Phân tích công tác Văn hóa doanh nghiệp hướng tới phát triển thương
hiệu tại công ty CPCP Mê Trang 94
3.1.1. Những thuận lợi 94
3.1.2. Những khó khăn 94
3.1.3. Ưu điểm 95
3.1.4. Nhược điểm 95
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng VHDN hướng tới
phát triển thương hiệu Mê Trang 96
3.2.1 Hãy tạo sự khác biệt: 96
3.2.2. Giảm chi phí bằng cách tận dụng sự liên kết với đối tác 97
3.2.3. Tăng cường PR nội bộ: Nâng cao ý thức về VHDN cho các thành
viên trong công ty. 99
3.2.4. Tăng cường công tác PR (public relations- quan hệ công chúng) 103
KIẾN NGHỊ 106
KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu vốn Công ty CPCP Mê Trang 38
Bảng 2.2: Bảng cơ cấu lao dộng của công ty qua 3 năm 2008 - 2010 39
Bảng 2.3. Tình hình máy móc thiết bị của công ty đến ngày 31/12/2010 41
Bảng 2.4: Danh sách tên các nhà phân phối và chi nhánh của Công ty CPCP
Mê Trang 48
Bảng 2.5: Bảng phân tích sự biến động tài sản 2008-2010 52
Bảng 2.6: Bảng phân tích sự biến động nguồn vốn 2008-2010 55

Bảng 2.7: Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua
3 năm 2008-2010 57
Bảng 2.8: Bảng kết quả số phiếu điều tra về mức độ hài lòng của CBNV công
ty về Các biểu hiện cụ thể về văn hóa doanh nghiệp và hành động hướng đến
thương hiệu tại công ty 72
Bảng 2.9. Mức độ hài lòng của CBNV trong công ty về triết lý HĐKD 75
Bảng 2.10. Mức độ hài lòng của CBNV trong công ty về các giá trị cốt lõi. 77
Bảng 2.11. Mức độ hài lòng của CBNV trong công ty về đạo đức kinh doanh 79
Bảng 2.12. Mức độ hài lòng của CBNV trong công ty về hệ thống sản phẩm
công ty cung cấp 83
Bảng 2.13. Mức độ hài lòng của CBNV trong công ty về phong cách lãnh đạo 85
Bảng 2.14. Mức độ hài lòng của CBNV trong công ty về mối quan hệ của các
thành viên 87
Bảng 2.15. Mức độ hài lòng của CBNV trong công ty về phương thức giao
tiếp của công ty với xã hội 90

vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình hình thành “Nhân cách” của con người và của tổ chức. 7
Sơ đồ 1.2: Tháp nhu cầu của doanh nghiệp 18
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý. 28
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất 32
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm của Công ty CPCP Mê Trang 50


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBNV : Cán bộ nhân viên

CPCP : Cổ phần cà phê
CTCP : Công ty cổ phần
CĐ : Cao đẳng
ĐH : Đại học
HVNCLC : Hàng Việt Nam chất lượng cao
HĐKD : Hoạt động kinh doanh
PR : Public relations- quan hệ công chúng
VHDN : Văn hoá doanh nghiệp
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TGĐ : Tổng giám đốc
SXKD : Sản xuất kinh doanh
















1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Trong thời kỳ hiện nay, vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế
trong một quốc gia phải kể tên đến các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phát triển
mạnh,mở rộng mối quan hệ giao lưu buôn bán, tạo ra thật nhiều những sản phẩm,
dịch vụ thoả mãn nhu cầu xã hội ngày càng cao, thu được hiệu quả tốt góp phần
thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững, hiệu
quả cao, các doanh nghiệp phải củng cố, xây dựng và phát huy mọi nguồn lực và
thế mạnh của mình. Một trong những yếu tố tạo nên sự ổn định bền vững cũng như
ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cho thị trường đó là thương hiệu.
Thương hiệu được coi là vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp. Thương
hiệu không chỉ đơn thuần là dấu hiệu phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các doanh
nghiệp, tổ chức khác, mà cao hơn nó là cơ sở để khẳng định vị thế cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường cũng như uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trong
tâm trí khách hàng. Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự nỗ
lực phấn đấu và sự đầu tư thích đáng của doanh nghiệp.
Thực tế các doanh nghiệp Việt Nam đã dần nhận thấy vai trò và tầm quan
trọng của thương hiệu và tìm cách xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mình.
Tuy nhiên không ít doanh nghiệp còn lúng túng trong việc xây dựng và bảo vệ
thương hiệu, và rất nhiều doanh nghiệp đã gặp phải thất bại trong vấn đề này. Bởi
các doanh nghịêp mới chỉ nhận thức được những yếu tố bên ngoài cấu thành lên
thương hiệu như logo, biểu tượng, tên thương hiệu hay khẩu hiệu, thực chất chưa
nhận thấy hết vấn đề nội tạng bên trong thương hiệu.
Với mục đích đưa ra cách tiếp cận khác về vấn đề thương hiệu: “ Thương
hiệu là nhân cách của doanh nghiệp, là bản sắc riêng doanh nghiệp tạo ra để định
hình sản phẩm của mình”. Em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu về văn hóa
doanh nghiệp hướng tới thương hiệu tại công ty cổ phần cà phê mê trang ”.
Cách tiếp cận này khác hẳn cách tiếp cận Marketing mà các doanh nghiệp đã theo



2

đuổi. Công cụ văn hoá doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu sẽ giúp các doanh
nghiệp nhận thức đúng về vấn đề thương hiệu và là cách thức để doanh nghiệp xây
dựng được thương hiệu mạnh và bền vững.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Về mặt lý luận: thông qua nghiên cứu về cơ sở lý luận về thương hiệu và
văn hóa; xây dựng văn hóa để thấy rõ vai trò, của nó đóng góp vào sự thành công
của thương hiệu. Hiểu rõ hơn về cách xây dựng, lãnh đạo, và các hoạt động văn hóa
của tổ chức.
- Về mặt thực tiễn: nghiên cứu và đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp
hướng tới xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty CPCP Mê Trang. Qua đó
nhận thấy được những tồn tại, hạn chế trong công tác này và đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
Chuyên đề chỉ tập trung vào nghiên cứu công tác văn hóa hướng tới xây
dựng thương hiệu tại Công ty CPCP Mê Trang thông qua đánh giá mức độ hài lòng
của nhân viên công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu:
a) Phương pháp thu thập số liệu:
. Số liệu sơ cấp:
- Thu thập thông tin về lý thuyết văn hóa doanh nghiệp và xây dựng thương
hiệu của một số tác giả qua các đầu sách và mạng internet.
-Thu thập từ nội bộ công ty về tình hình hoạt động của công ty trong những
năm vừa qua.
. Số liệu thứ cấp:
- Lấy từ bảng câu hỏi điều tra CBNV trong ban giám đốc, phòng kinh doanh,
phòng kế toán, phòng hành chính nhân sự, phòng kỹ thuật.
b) Phương pháp xử lý số liệu:
- Phương pháp so sánh để đánh giá một số chỉ tiêu của năm chọ làm gốc.

- Phương pháp thống kê mô tả.


3

5. Kết cấu của khóa luận
Kết cấu của khóa luận bao gồm các phần và chương như sau:
- Phần mở đầu.
- Chương 1: Lý luận chung về vấn đề thương hiệu và văn hoá doanh nghiệp.
- Chương 2: Thực trạng công tác văn hóa doanh nghiệp hướng tới phát triển
thương hiệu tại công ty cổ phần cà phê Mê Trang.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác văn hóa doanh nghiệp
hướng tới phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần cà phê Mê Trang.
- Kiến nghị.
- Kết luận.
- Tài liệu tham khảo.
- Phụ lục.





4

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ THƯƠNG HIỆU VÀ
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1. Các quan điểm về vấn đề thương hiệu.
1.1.1. Các khái niệm về thương hiệu dưới góc độ marketing.
Vấn đề thương hiệu đang đươc rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đặc biệt

trong xu hướng hội nhập quốc tế và khu vưc ngày càng sâu rộng như hiện nay.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, các doanh nghiệp mọc lên ồ ạt và đi kèm với nó
là sự xuất hiện của hàng loạt thương hiệu làm hoa mắt người tiêu dùng. Trong thị
trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, có những thương hiệu thì đứng vững được và
phát triển thành những thương hiệu mạnh, nhưng cũng có những thương hiệu vừa
xuất hiện đã biến mất không để lại dấu vết gì trong tâm trí người tiêu dùng hoăc để
lại một phản cảm lớn khiến họ giật mình kinh hãi. Thương hiệu không phải là một
thuật ngữ đơn giản. Mặc dù nó mới xuất hiện gần đây nhưng đã có rất nhiều quan
điểm khác nhau về vấn đề này.
Nhiều người cho rằng thương hiệu là nhãn hiệu thương mại (trade mark),
thương hiệu hoàn toàn không có gì khác so với nhãn hiệu. Việc người ta gọi nhãn
hiệu là thương hiệu chỉ là sự thích dùng chữ mà thôi và muốn gắn nhãn hiệu với yếu
tố thị trường, muốn nói rằng nhãn hiệu có thể mua bán đươc trên thị trường. Nếu
hiểu như vậy thì các yếu tố khác như sự khác biệt về bao bì, âm thanh, hình dáng
được hiểu như thế nào?
Quan điểm khác về thương hiệu lại cho rằng thương hiệu là nhãn hiệu được
đăng kí bảo hộ, vì thế nó được pháp luật thừa nhận và có thể mua bán trên thị
trường. Rõ ràng theo quan điểm này thì nhãn hiệu chưa tiến hành đăng kí bảo hộ thì
chưa là thương hiệu. Vậy thì Biti’s là thương hiệu ở Việt nam nhưng sẽ không đươc
coi là thương hiệu tại Mỹ vì chưa đăng kí bảo hộ tại Mỹ? thật khó hiểu? Trong khi
đó bánh cốm Nguyên Ninh đã nổi tiếng ở Hà Nội hàng chục năm nay. Mọi người


5

khi có nhu cầu về bánh cốm là nghĩ ngay đến Nguyên Ninh nhưng Nguyên Ninh
vẫn chưa đăng kí bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, vậy nó có được coi là thương hiệu ?
Một quan điểm khác cho rằng thương hiệu chính là tên thương mại. Nó được dùng
để chỉ hoặc gán cho doanh nghiệp ( ví dụ Honda, Yamaha ). Theo quan điểm này
thì Hon da là thương hiệu còn Supper dream và Future là nhãn hiệu hàng hoá.

Yamaha là thương hiệu còn Sirius và Jupiter là nhãn hiệu hàng hoá. Vậy thì
Panasonic và National là gì? còn cả electrolux, McDonal's là gì?
Một cách hiểu khác về thương hiệu: Thương hiệu là các tập hợp các dấu hiệu
để phân biệt hàng hoá, dich vụ của cơ sở sản xuất này (gọi tắt là doanh nghiệp ) với
hàng hoá dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác.
Hay theo hiệp hội Marketting Hoa Kỳ: '' Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ,
kí hiệu, biểu tượng, hình vẽ, thiết kế hoặc tập hợp các yếu tố kể trên nhằm xác
định và phân biệt hàng hoá, dịch vụ của một người, một nhóm người với hàng hoá
của đối thủ cạnh tranh''
Các quan điểm trên về vấn đề thương hiệu đã cho chúng ta thấy rõ là các
quan điểm trên đều xuất phát từ góc độ marketing khi xem xét vấn đề. Nó mới chỉ
phản ánh được bề nổi của vấn đề thương hiệu, xem xét khái niệm thương hiệu như
là một dấu hiệu, một cái tên, một biểu ngữ để phân biệt hàng hoá. Ngược lại chưa
làm rõ được bản chất thực sự của thương hiệu là gì. Các khái niệm của marketing
cho ta thấy thương hiệu như là một cái gì đó rất rõ ràng, cụ thể nhưng trên thực tế
thì thương hiệu không thể hiểu theo một cách đơn giản như vậy. Nhưng còn rất
nhiều các doanh nghiệp Việt nam có khái niệm mơ hồ về thương hiệu hoặc đều
hiểu thương hiệu trên bề nổi của vấn đề. Nhiều doanh nghiệp không phân biệt được
rõ ràng về việc xây dựng thương hiệu và tạo ra các yếu tố thương hiệu. Một thương
hiệu có thể được hình thành từ rất nhiều yếu tố như tên hiệu, biểu trưng, biểu tượng,
kí hiệu, nhạc hiệu,…Tạo ra các yếu tố thương hiệu có thể chỉ là việc đặt tên, vẽ
logo, tạo ra các kí hiệu rồi đăng kí. Nhưng một tên hiệu cho sản phẩm với một logo
đi kèm chưa nói lên được điều gì, chưa có sự liên kết đáng kể nào với khách hàng
và thậm chí người tiêu dùng chẳng để ý đến nó. Vậy thiết kế nó để làm gì?


6

Nếu các doanh nghiệp Việt Nam khi xây dựng và phát triển thương hiệu cho
doanh nghiệp vẫn chỉ chăm lo vào các khâu thiết kế, đặt tên, quảng bá thì mới chỉ

dừng lại ở việc tạo ra sự hào nhoáng bên ngoài của thương hiệu mà chưa tạo cho
thương hiệu cái nét đặc sắc, sự khác biệt, tính bền vững của thương hiệu. Những
thương hiệu được xây dựng từ đó nhanh chóng xuất hiện và cũng nhanh chóng biến
mất, không để lại một ấn tượng gì trong tâm trí người tiêu dùng, hoặc để lại một
phản cảm rất lớn. Vậy doanh nghiệp nên làm gì để cải thiện tình hình đó? Chủ
doanh nghiệp nên hiểu về thương hiệu thế nào? Cần làm gì để xây dựng một thương
hiệu mạnh và bền vững?
Vậy văn hoá doanh nghiệp có vai trò như thế nào trong việc xây dựng và
phát triển thương mạnh và bền vững.
1.1.2. Thương hiệu dưới góc độ nhà quản trị doanh nghiệp.
Mục đích của cách tiếp cận này là mong muốn đưa ra một khái niệm mới về
vấn đề thương hiệu giúp các nhà quản trị có cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn về
vấn đề này. Từ đó các nhà quản trị có những giải pháp riêng khi xây dựng thương
hiệu cho doanh nghiệp mình.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề em đưa ra mô hình con người - tổ chức để định
nghĩa về vấn đề thương hiệu. Tổ chức cũng gồm nhiều hệ thống hợp lại với những
chức năng nhất định. Nếu tính cách của con người được thể hiện qua hành vi, ứng
xử hàng ngày thì tính cách của tổ chức được phản ánh cách thức tư duy hành động,
cách thức ra quyết định trước những thay đổi bên trong và bên ngoài. Năm phân hệ
chức năng chính của tổ chức là tài chính, sản xuất và tiêu thụ, nhân lực, cơ cấu tổ
chức và hệ thống thông tin quản lý. Các phân hệ chức năng này tạo ra một hệ thống
hoàn chỉnh, bổ sung cho nhau làm cho tổ chức hoạt động trơn tru trôi chảy. Nhưng
với 5 hệ thống hoàn hảo doanh nghiệp vẫn chỉ là một chỉnh thể hoàn chỉnh,vô danh.
Một doanh nghiệp chỉ có thể được nhận diện nếu có bản sắc riêng và tạo ra được
một hình tượng đẹp trong mắt người tiêu dùng và xã hội. Không có bản sắc riêng thì
hình ảnh của doanh nghiệp sẽ trở nên mờ nhạt, không tạo ra được ấn tượng riêng thì
sẽ không được người tiêu dùng nhớ đến, hình ảnh của công ty sẽ dễ dàng bị lãng
quên và bị bỏ qua trong hàng loạt các thương hiệu mạnh.



7


















Sơ đồ 1.1: Mô hình hình thành “Nhân cách” của con người và của tổ chức.
Bản sắc riêng của công ty được hình thành như thế nào? Nó chỉ được hình
thành khi doanh nghiệp xây dựng hình ảnh, biểu tượng bằng chính viên gạch đạo
đức kinh doanh. Vì vậy chúng phải được xây dựng từ các giá trị tinh thần, bằng
chính hành vi đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện qua yếu tố văn hoá
kinh doanh. Các hành vi đó phải phù hợp với các giá trị đạo đức truyền thống đạo
đức mà xã hội tôn trọng. Khi doanh nghiệp tạo ra được bản sắc riêng sẽ được người
tiêu dùng ghi nhớ, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ hằn sâu trong nhận thức của người
tiêu dùng. Mà nhận biết hình ảnh và các yếu tố của doanh nghiệp là bước đầu tiên
tạo ra một thương hiệu mạnh. Khách hàng có sự nhận biết thương hiệu thì họ mới
có thể tiếp nhận và lưu giữ các thông tin khác liên quan đến thương hiệu.



Thần kinh điều khiển
Tuần hoàn
Tiêu hoá
Cơ bắp
Xương cốt
Thông tin quản lý
Tài chính
Sản xuất + Tiêu thụ
Nhân lực
Cơ cấu tổ chức
CON NGƯỜI
DOANH NGHIỆP




NHÂN CÁCH
HÀNH VI
BẢN SẮC
VĂN HOÁ CÔNG TY
ÐẠO ÐỨC XÃ HỘI
ÐẠO ÐỨC KINH DOANH

THƯƠNG HIỆU


8


Kết luận:
"Thương hiệu chính là nhân cách của doanh nghiệp, là bản sắc riêng mà
doanh nghiệp tạo ra để định hình sản phẩm của mình".
1.2. Vai trò của thương hiệu.
1.2.1. Vai trò của thương hiệu đối với người tiêu dùng.
Thương hiệu tạo ra sự khác biệt giúp người tiêu dùng phân biệt nhanh chóng
hàng hoá cần mua trong muôn vàn hàng hoá loại khác, góp phần xác định nguồn
gốc xuất xứ của hàng hoá. Có một thực tế là người tiêu luôn quan tâm đến giá trị
đích thực của hàng hóa mang lại mức dịch vụ họ sẽ được nhận nhưng phải lựa hàng
hoá, dịch vụ thì hầu hết người tiêu dùng lại để ý đến thương hiệu, xem xét hàng
hoá đó của nhà cung cấp nào, uy tín chất lượng hàng hoá. Một thương hiệu uy tín
và tạo ra sự khác biệt trong tâm trí khách hàng sẽ là yếu tố quan trọng giúp người
tiêu dùng đưa ra phán quyết cuối cung về hành vi mua sắm.
Thương hiệu góp phần tạo ra một giá trị cá nhân cho người tiêu dùng, một
cảm giác sang trọng và được tôn vinh. Một người đàn ông cảm thấy mình đẳng cấp
hơn “sang trọng hơn, hào phóng hơn” khi uống bia Heneken, trong khi anh ta cảm
thấy mìn “phong trần, lịch lãm, mạnh bạo” hơn khi uống bia Tiger. Có thể thấy
rằng doanh nghiệp với chiến, lược định vị đã tạo ra một hình tượng về hàng hóa
trong tâm trí khách hàng nhưng chính khách hàng lại là người đưa hình tượng trở
lên ý nghĩa hơn, khác biệt hơn.
Thương hiệu tạo một tâm lý yên tâm về chất lượng sản phẩm, giảm thiểu rủi
ro trong tiêu dùng. Khi người tiêu dùng lựa chọn một thương hiệu tức là họ đã gửi
gắm niềm tin vào thương hiệu đó.
1.2.2. Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp.
 Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí
khách hàng:
Khách hàng sẽ lựa chọn hàng hoá thông qua sự cảm nhận của mình. Khi
một thương hiệu lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, nó hoàn toàn chưa có một
hình ảnh nào trong tâm trí người tiêu dung. Những thuộc tính của hàng hoá như kết
cấu, hình dáng, kích thước, màu sắc, sự cứng cáp…hoặc các dịch vụ sau bán hàng



9

sẽ là tiền đề để người tiêu dùng lùa chọn chúng. Qua thời gian, bằng kinh nghiệm
trong sử dụng và những thông điệp mà thương hiệu truyền tải đến người tiêu dùng,
vị trí và hình ảnh của hàng hoá được định vị dần dần trong tâm trí khách hàng.
LG khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam đã phảI cạnh tranh hết sứ quyết
liệt với các thương hiệu từ Nhật, Tuy nhiên qua thời gian với sự lỗ lực của doanh
nghiệp hình ảnh LG được định hình trong tâm trí khách hàng do chất lượng ổn định
sự tiên phong công nghệ, giá cả thấp và chế độ chăm sóc khách hàng chu đáo.
Thông qua định vị doanh nghiệp trên thị trường, tầng lớp khách hàng được
hình thành, giá trị cá nhân người tiêu dùng được khẳng định. Giá trị đó khách hàng
có được thông qua các hoạt động của doanh nghiệp ( phương thức bán hàng mối
quan hệ chuẩn mực trong kinh doanh, các dịch vụ sau bán hàng, quan hệ công
chúng, các giá trị truyền thống của doanh nghiệp).
Trong bối cảnh hiện nay một mặt hàng được ưa thích sớm hay muộn cũng
xuất hiện đối thủ cạnh tranh do vậy chỉ có văn hoá doanh nghiệp tạo nét riêng, sự
đặc sắc của thương hiệu mới là công cụ cạnh tranh hữu hiệu cho các doanh nghiệp.
 Thương hiệu như lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng:
Sự cảm nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp thông
qua rất nhiều yếu tố như thuộc tính hàng hoá, cảm nhận thông qua dịch vụ đi kèm,
uy tín và hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.
Sứ mệnh doanh nghiệp, tầm nhìn chiến lược, tầm nhìn thương hiệu, các yếu
tố cấu thành lên thương hiệu như logo, khẩu hiệu là những cam kết của doanh
nghiệp muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất có thể.
Cam kết ngầm định có thể là: sự sảng khoái (cocacola), dày dạn và đàn ông (tiger),
thể thao và đẳng cấp (Heineken), sang trọng và thành đạt (Mercedes)…
 Thương hiệu nhằm phân đoạn thị trường:
Trong kinh doanh, các công ty luôn đưa ra một tổ hợp các thuộc tính lý

tưởng về các thế mạnh, lợi ích đích thực và đặc trưng nổi trội của hàng hoá, dịch vụ
sao cho phù hợp nhu cầu trong nhóm khách hàng cụ thể. Thương hiệu với chức
năng nhận biết và phân biệt sẽ giúp doanh nghiệp phân đoạn thị trường.


10

Một doanh nghiệp không thể đảm bảo cam kết rằng sẽ đem đến cho khách
hàng của mình hàng hoá, dịch vụ tốt nhất ở mọi nơi, với tất cả các đối tượng khách
hàng. Chính vì vậy tầm nhìn thương hiệu, chiến lược thương hiệu giúp doanh
nghiệp phân đoạn thị trường nhằm mục đích cung cấp những điều tốt nhất thoả mãn
nhu cầu tập khách hàng của mình. Với Toyota camry, một dòng xe có tính năng,
sang trọng, bề thế, được thiết kế rộng rãi và phù hợp với đòi hỏi của đối tượng
khách hàng có thu nhập cao, trong khi đó Toyota Vios lại được thiết kế với dáng vẻ
thể thao, gọn nhẹ đơn giản phù hợp khách hàng trẻ có thu nhập trung bình. Sự định
vị thông qua thương hiệu , người tiêu dùng có thể hình dung và cảm nhận giá trị cá
nhân riêng mình.
 Thương hiệu tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển của sản phẩm:
Xuất phát từ những định vị khác nhau cho từng chủng loại hàng hoá với
những thương hiệu khác nhau, quá trình phát triển sản phẩm cũng được khắc sâu
hơn trong tâm trí người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển sản phẩm, cá tính thương
hiệu được định hình và thể hiện rõ nét, thông qua các chiến lược sản phẩm sẽ phải
phù hợp và hài hoà hơn cho từng chủng loại hàng hoá. Thông thường mỗi chủng
loại hàng hoá tạo ra sự khác biệt cơ bản về công dụng và tính năng chủ yếu và
chúng thường mang những thương hiệu nhất định phụ thuộc vào chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp, vì thế thương hiệu tạo ra sự khác biệt dễ nhận thấy trong
quá trình phát triển của một sản phẩm hoặc một dòng sản phẩm. Ví dụ với cùng
chủng loại dầu gội đầu, Unilever đã phát triển thành các chủng loại hàng riêng biệt,
định vị cho những tập khách hàng khác nhau như Clear, Sunsilk, Dove…
 Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp:

Thương hiệu mang lại những lợi ích nổi bật cho doanh ghiệp đó là khách
hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và yên tâm sử dụng sản phẩm và thu hút
khách hàng bởi lẽ nhãn hiệu hàng hoá cũng như tên giao dịch của doanh nghiệp,
người ta biết đến trước bởi nó gắn với sản phẩm hay dịch vụ, muốn có được uy tín
vững chắc doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng giữ đồng đều chất lượng điều đó
làm cho khách hàng yên tâm và tin tưởng khi sử dụng hàng hoá từ đó dễ thu hút
thêm khách hàng.


11

Thuận lợi truy tìm thị trường mới, dễ triển khai các hoạt động xúc tiến bán
hàng. Nhãn hiệu hàng hoá có uy tín trong khách hàng dễ tạo được những suy nghĩ
tốt trong khách hàng. Thương hiệu có uy tín giúp việc triển khai các xúc tiến bán
hàng thuận lợi hơn. Sản phẩm thuộc các mẫu mã mốt hoặc cả người sản xuất lẫn
người tiêu dùng tự hào về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Ngoài ra dưới giác độ của doanh nghiệp thương hiệu tốt còn đem lại lợi ích
trong việc thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài, có uy tín có uy thế trong định giá…
đó là nhân tố quan trọng tạo lên sự bền vững cho doanh nghiệp.
Nhãn hiệu là tài sản của doanh nghiệp việc một số nhãn hiệu của doanh
nghiệp Việt Nam bán được cho các đối tác nước ngoài là một thí dụ. Nhãn hiệu
hàng hoá là một tài sản có thể chuyển nhượng quyền sử dụng, tạo thêm nguồn vốn
cho kinh doanh, mở rộng quy mô kinh doanh khi cần thiết.
 Thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp:
Thương hiệu hiểu gồm một số đối tượng sở hữu công nghiệp. Sau khi nhãn
hiệu hàng hoá tên thương mại được nhà nước bảo hộ bằng các quy định của luật
pháp, chủ sở hữu hợp pháp của các đối tượng này được khai thác mọi lợi ích.
Thương hiệu là công cụ cạnh tranh hữu hiệu, nhân tố tạo sự phát triển bền
vững cho doanh nghiệp.
1.3. Vai trò văn hoá doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu.

1.3.1. Khái niệm văn hoá doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp đang là đề tài tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn của
giới doanh nghiệp, các nhà quản lý và trên phương tiện thông tin đại chúng. Hiện
nay đã có rất nhiều phát biểu cụ thể khác nhau về văn hóa doanh nghiệp:
- Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau
phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian
dài (Kotter, J. P. & Heskett, J. L).
- Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại,
nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng


12

sâu xa của doanh nghiệp. (Georges De Saite Marie, chuyên gia tư vấn và nghiên
cứu về các doanh nghiệp vừa và nhỏ).
- Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành
viên trong doanh nghiệp học được trong quá tình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử
lý các vấn đề môi trường xung quanh (Edgar Schein, chuyên gia nghiên cứu các tổ
chức).
Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây
dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành
các giá trị, các quan niệm, các niềm tin chủ đạo, các quy tắc, thói quen, các tập
quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm,
nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi
và thực hiện các mục đích và hệ quả của nó:
Văn hoá doanh nghiệp tạo ra sự cam kết tự nguyện đối với những gì vượt ra
ngoài phạm vi niềm tin và giá trị của mỗi cá nhân. Từ đó nó tạo ra hình ảnh tốt đẹp
trước công chúng và khách hàng. Mỗi khi nhắc đến doanh nghiệp thì khách hàng sẽ
lại liên tưởng đến ngay hình ảnh tốt đẹp đó. Và thương hiệu của doanh nghiệp
được in đậm, khắc sâu trong tâm trí người tiêu dùng. Được khách hàng nhớ đến

đầu tiên trong vô số sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh.
Thương hiệu South West Airlines một hãng hàng không của mỹ được người
tiêu dùng tín nhiệm không phải nhờ biểu tượng đẹp, logo hấp dẫn người tiêu dùng
mà chính là nhờ thương hiệu mạnh của công ty. Thương hiệu đó được xây dựng
dựa trên nền tảng VHDN, và người có ảnh công và ảnh hưởng lớn nhất chính là vị
tổng giám đốc công ty-ông Herb Keller. Theo saga.vn quan điểm quản trị của Herb
Keller là: “Một công ty muốn tạo ra được năng suất và hiệu quả công việc thì phải
phát huy được hết khả năng của nhân viên và chỉ bằng cách là tạo ra lợi ich khuyến
khích người lao động không chỉ bằng các giá trị vật chất mà bằng các giá trị tinh
thần, như tạo một môi trường làm việc thoải mái, thân thiện cho nhân viên. Mặt
khác quan tâm đến khách hàng đúng mức là yếu tố không thể thiếu tạo ra thành
công cho công ty”.


13

Một nhà quản trị giỏi là người quyết định sự phát triển của công ty, khuyến
khích được mọi người đồng thuận làm việc vì mục tiêu của công ty, tạo ra được
bản sắc riêng mà không một công ty nào có thể bắt chước được. Như vậy thương
hiệu không chỉ đơn thuần là dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của doanh
phiệp với tổ chức khác mà nó là nhân cách của doanh nghiệp, tạo cơ sở để khẳng
định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường cũng như hình ảnh của
doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.
Để tạo nên thương hiệu cho công ty đòi hỏi phải có sự góp mặt và tham gia
của tất cả các thành viên trong công ty. Sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các tổ
chức phòng ban (quản lý, tài chính, kế toán, sản xuất, tiêu thụ, nhân lực ) theo mục
tiêu đã được doanh nghiệp xác định từ trước sẽ tạo cho doanh nghiệp có bản săc
riêng. Hình thành nếp văn hoá truyền thống của công ty. Khi nếp văn hoá đã được
hình thành thì hành động, việc làm, ứng xử, của các thành viên, hay của toàn doanh
nghiệp đều mang những nét đặc trưng văn hoá đó. Văn hoá doanh nghiệp được thể

hiện ra bên ngoài bằng các biểu trưng: logo, kiến trúc, biểu tượng, nghi lễ Bộ
phận Marketing sẽ thiết kế logo, biểu tượng, hình ảnh dựa trên nền văn hoá truyền
thống của doanh nghiệp, phải thể hiện được nét văn hoá truyền thống đó. Khái niệm
thương hiệu theo văn hoá doanh nghiệp sẽ là cái gốc để phát triển thương hiệu theo
marketing. Nếu ví thương hiệu như một cái cây thì hiểu theo marketing chỉ thấy
được phần ngọn, chưa thấy hết được các bộ phận của nó nên chưa đầy đủ.
Với mong muốn sự nghiệp của mình tồn tại mãi mãi như một tượng đài vinh
quang, nhiều doanh nghiệp đã rất chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh của mình
thành những biểu tượng bằng chính viên gạch ''đạo đức kinh doan”' và ''văn hoá
doanh nghiệp''. Bởi vì họ biết rằng giá trị của những tượng đài ở giá trị tinh thần
bằng chính hành vi đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, được thể hiện thông qua
những nhân tố văn hoá doanh nghiệp.


14

1.3.2. Các thành phần của văn hóa doanh nghiệp.
1.3.2.1. Triết lý hoạt động của doanh nghiệp.
Triết lý hoạt động của doanh nghiệp là tư tưởng chung chỉ đạo toàn bộ suy
nghĩ và hoạt động của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, từ người lãnh đạo,
các bộ phận quản lý và những người lao động trong doanh nghiệp.
Triết lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể bao hàm trong đó:
Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển lâu dài, bền vững định
hướng hoạt động của doanh nghiệp vào việc phục vụ lợi ích xã hội thông qua phục
vụ khách hàng; đề cao giá trị con người, đặt con người vào vị trí trung tâm trong
toàn bộ mối quan hệ ứng xử trong doanh nghiệp.
1.3.2.2. Các giá trị cốt lõi.
Là các yếu tố cần thiết và là niềm tin lâu dài của một tổ chức. Là một nhóm
nhỏ các nguyên lý hướng dẫn ngàn đời, các giá trị cốt lõi không đòi hỏi sự minh
chứng bên ngoài, chúng có giá trị và tầm nhìn nội tại đối với những ai trong tổ chức đó.

Không có một tập hợp giá trị cốt lõi đúng cho mọi lúc mọi nơi. Điểm chính
yếu không phải là những giá trị cốt lõi gì doanh nghiệp có được, mà là doanh
nghiệp có những giá trị cốt lõi đó, bất luận là gì. Một doanh nghiệp không nên thay
đổi các giá trị cốt lõi của mình theo những thay đổi của thị trường; đúng hơn, nếu
cần thì doanh nghiệp nên chuyển đổi thị trường để giữ vững các giá trị cốt lõi của mình.
1.3.2.3. Đạo đức kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là một loại hình đạo đức điều chỉnh hoạt động kinh
doanh có tác động và chi phối hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh
doanh tác động tới chủ thể kinh doanh thông qua sự thôi thúc lương tâm và sự kiểm
soát, bình giá của dư luận xã hội bằng các quan niệm chung về thiện - ác, đúng –
sai, nghĩa vụ, danh dự … có tính truyền thống, bền vững.
Kinh doanh là một nghề đầy rủi ro, phức tạp, nó đòi hỏi người làm kinh
doanh vừa phải có tài, vừa phải có đức mới đảm bảo sự phát triển hoạt động kinh
doanh một cách bền vững được.
Nếu hoạt động của doanh nghiệp có lợi cho mình đồng thời đem lại lợi ích
cho người khác, cho đất nước, xã hội, thì hành động đó là có đạo đức. Đạo đức kinh


15

doanh đòi hỏi doanh nghiệp làm giàu trên cơ sở tận tâm phục vụ khách hàng, thông
qua việc tôn trọng quyền, lợi ích của khách hàng, giữ uy tín với khách hàng. Đạo
đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp đảm bảo lợi ích của nhà nước, thực hiện
nghĩa vụ đối với nhà nước, việc kinh doanh phải thực hiện đúng đạo lý dân tộc và phù
hợp với các quy chuẩn về cái thiện và cái tốt chung của nhân loại.
Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp đảm bảo những lợi ích của
những người làm việc trong doanh nghiệp, tôn trọng nhân phẩm của họ và tạo điều
kiện cho họ phát huy sáng kiến và tài năng.
Đạo đức doanh nghiệp cũng đòi hỏi các nhà kinh doanh quan tâm giải quyết
vấn đề môi trường, các vấn đề xã hội - nhân đạo.

Có thể chỉ ra một số tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh như sau:
- Tính trung thực, tôn trọng con người.
- Vươn tới sự hoàn hảo.
- Đương đầu với thử thách.
- Coi trọng hiệu quả kinh tế gắn liền với trách nhiệm xã hội.
1.3.2.4. Hệ thống sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ) mà doang nghiệp cung cấp
cho thị trường.
Hệ thống sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ) mà doanh nghiệp cung cấp cho thị
trường phải trở thành một giá trị văn hoá và một lợi thế trong cạnh tranh lau bền.
Muốn vậy hệ thống sản phẩm phải đạt 2 yêu cầu
 Phương thức đảm bảo bằng thương hiệu, nhãn mác.
Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Chẳng hạn hãng nghiên
cứu tài chính BrandFinance đã công bố danh sách 500 thương hiệu có giá trị nhất
trên toàn thế giới, trong đó Google là thương hiệu dẫn đầu với giá trị thương hiệu google
trị giá là 44.294 triệu USD.
Thương hiệu có 2 mặt: thứ nhất đó là sự cam kết vững chắc của doanh
nghiệp đối với sự đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình, tức là đảm bảo chữ tín,
uy tín.Thứ hai là khách hàng đặt niềm tin vào sự cam kết của doanh nghiệp và chọn
mua sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu đó. Người mua cấu thành yếu tố thị


16

trường,nhiều khách hàng là có phần thị trường của mình. Khách hàng và thị trường
là tài sản vô hình của doanh nghiệp đó.
Thương hiệu gồm 3 bộ phận:
- Biểu tương đặc trưng (LOGO)
- Tên viết tắt đặc trưng
- Màu sắc đặc trưng
- Thương hiệu phải giúp cho mọi người dễ nhớ, dễ phân biệt và gây ấn tượng.

 Sản phẩm dịch vụ phải có những đặc tính sau:
- Hiếm: chỉ có một hay một vài doanh nghiệp có nguồn lực sản phẩm dịch vụ đó.
- Quý: phải tạo ra cho doanh nghiệp sở hữu có một phương tiện để khai thác
một cơ hội hay ngăn ngừa một mối đe doạ.
- Không có sự thay thế trên thực tế:đối thủ cạnh tranh không thể đạt được cùng
một kết quả với nguồn lực khác.
- Khó hoặc không thể bị bắt trước.
1.3.2.5. Phương thức tổ chức của doanh nghiệp.
Phương thức tổ chức của doanh nghiệp cũng có thể trở thành một yếu tố cấu
thành nên văn hóa của doanh nghiệp nếu cách tổ chức đó thực sự phát huy được
tinh thần làm việc của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp một cách tự nguyện,
nhiệt tình và sáng tạo.
Phương thức tổ chức của doanh nghiệp được thể hiện thông qua các nội dung sau:
 Phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo.
Phong cách là sự tổng hợp của rất nhiều yếu tố như: cách suy nghĩ, cách hành
động, giao tiếp - ứng xử, cách thao tác nghiệp vụ chuyên môn, cách ra quyết định…Như
vậy, người lãnh đạo chính là tấm gương cho các thành viên trong doanh nghiệp học
tập và làm theo thông qua phong cách của người lãnh đạo thể hiện hàng ngày.
Người lãnh đạo doanh nghiệp phải thực sự tạo ra một thể chế rõ ràng và thực
hiện nghiêm túc, đó là:
- Các quy định, nội quy, quy chế của doanh nghiệp về giờ làm việc, cách cư
xử, ăn mặc đi đứng…


17

- Cách tính lương, cách trả lương và tiền thưởng cho các thành viên trong
doanh nghiệp, chế độ nghỉ phép hàng năm, chế độ thăm quan, nghỉ dưỡng, thăm
hỏi, chế độ đào tạo, và các chế độ đãi ngộ khác tất cả phải được thể hiện rõ trong
quy chế chi tiêu nội bộ của doanh nghiệp.

 Tinh thần làm việc của các thành viên trong doanh nghiệp.
Người lãnh đạo phải biết biến sự ép buộc nhân viên làm việc thành ý thức tự
giác và tinh thần làm việc đầy tự hào. Khi đó, tinh thần làm việc của các thành viên
trong doanh nghiệp sẽ trở thành một nét văn hóa đặc trưng của doanh nghiệp.
 Mối quan hệ của các thành viên trong doanh nghiệp
Mối quan hệ của các thành viên trong doanh nghiệp được thể hiện thông qua
sự đoàn kết, hợp tác và quan tâm, chia sẻ với nhau. Mối quan hệ đó sẽ tạo ra sức
mạnh cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp mà các thành viên
có mối quan hệ tốt với nhau thì doanh nghiệp sẽ trở thành ngôi nhà chung của tất cả
các thành viên trong doanh nghiệp.
1.3.2.6. Phương thức giao tiếp của doanh nghiệp với xã hội.
 Giao tiếp bằng lời.
Giao tiếp trực tiếp với khách hàng, doanh nghiệp phải chú ý cách nói năng,
sử dụng câu từ sao cho đúng mực tạo thiện cảm với khách hàng. Không chỉ riêng
người lãnh đạo mà tất cả những ai thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng
đều phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng nói, kỹ năng nghe, kỹ năng
phản hồi sao cho hiệu quả. Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp còn thể hiện trong mối
quan hệ với nhà cung cấp, chính quyền, đối thủ cạnh tranh, báo chí…
 Giao tiếp không lời
Như quang cảnh của doanh nghiệp, bảng biểu, cờ hoa trong khuôn viên
doanh nghiệp, vệ sinh môi trường; đồng phục hay cách ăn mặc của nhân viên, bảng
tên… Tất cả phải thể hiện sự chuyên nghiệp, thông qua đó mà xã hội đánh giá và tin
tưởng doanh nghiệp hay không
Nó trở thành truyền thống, tức là có giá trị lâu bền và được lưu truyền qua
nhiều thế hệ người làm việc trong doanh nghiệp.


18

1.3.3. Vai trũ ca vn hoỏ doanh nghip i vi xõy dng v phỏt trin thng hiu.

Doanh nghip l mt nhõn t khụng th tỏch ri khi h thng kinh t xó hi.
Cng ging nh con ngi, doanh nghip cng cú h thng cỏc nhu cu, mong
mun, t nhng nhu cu mong mun v vt cht bỡnh thng nh tn ti, cú li
nhun n mong mun cú th cnh tranh trong ngnh v cao hn na l cú th dn
u ngnh trong lnh vc m doanh nghip kinh doanh. M mun phỏt trin c
hn doanh nghip bn thỡ bn thõn doanh nghip phi lm c hn nhng gỡ doanh
nghip bn ó lm. Chỳng ta hóy cựng xem xột s 1.2:











S 1.2. Thỏp nhu cu ca doanh nghip
Nu doanh nghip ch thc hin cỏc ngha v v kinh t ( duy trỡ c cụng
vic kinh doanh v lm hi lũng cỏc ch u t) v ngha v v phỏp lý (nộp thu
cho nh nc, ngha v phỏp lý i vi c ụng, ngõn hng ) nh cỏc doanh
nghip khỏc ó lm thỡ doanh nghip mi ch mc tn ti, cha cú ch ng thc
s trờn thng trng, cha thu hỳt c s chỳ ý ca mi ngi v cha c mi
ngi bit n. Nhng khi doanh nghip thc hin khụng nhng y cỏc ngha
v cn thit v kinh t v v phỏp lý m cũn t nguyn thc hin cỏc hot ng vỡ
nhõn viờn, vỡ ngi tiờu dựng, v vỡ xó hi Coi ú l iu cn thit m doanh
nghip nờn lm. Cỏc chng trỡnh o c ú c xõy dựng trong cỏc trit ký kinh
Tự
nguyện

Phổ

biến
Tiên phong

Lãi

Tích
luỹ
Tự
giác
Tối

thiểu
Hoàn
vốn
Chính

thức
Nhân đạo

đạo lý

Pháp lý

Kinh tế

×