Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần thương mại đại lộc sang thị trường mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.34 KB, 92 trang )


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi nhận được sự giúp đỡ và đóng góp nhiệt
tình cũng như sự quan tâm tạo điều kiện từ Ban lãnh đạo Công ty cổ phần thương
mại Đại Lộc nói chung và các anh chị trong phòng kinh doanh xuất nhập khẩu nói
riêng.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sau sắc đến thầy Tiến Sĩ Nguyễn Văn Ngọc
và anh Trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Trương Ba là những người trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi hoàn thành bài luận văn này.
Bài luận tốt nghiệp là quá trình tự học hỏi, nghiêm cứu tìm hiểu của bản thân
tôi, trong thời gian thực tập chưa được nhiều cộng thêm với vốn kiến thức bản thân
còn hạn chế, mang nặng lý thuyết nên khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong thầy cô và
các bạn đóng góp để bài luận văn thêm đầy đủ và cụ thể hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trương Thị Thanh Hà












NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


















Nha Trang, ngày …… tháng… năm 2012

GVHD

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CPSIA : Luật tăng cường an toàn sản phẩm tiêu dùng

CPTM : Cổ phần thương mại
ĐVT : Đơn vị tính
LN : Lợi nhuận
NK : Nhập khẩu
REACH : Qui chuẩn và đăng ký, thông báo, đánh giá và cấp phép hoá chất
ROA : Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
ROE : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
UBND : Ủy ban nhân dân

USD : Đồng đô la Mỹ
XNK : Xuất nhập khẩu
XK : Xuất khẩu
WTO : Tổ chức thương mại thế giới




i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm Error!
Bookmark not defined.

Bảng 2.2: Bảng phân tích về khả năng sinh lời 36

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động XNK trong những năm gần đây của công ty. 37

Bảng 2.4: Bảng cơ cấu lao động trong những năm gần đây. 41

Bảng 2.5: Bảng phân tích quy mô tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp giai đoạn
(2009-2010) 47

Bảng 2.6: Bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 50

Bảng 2.7: Cơ cấu thị trường XNK của công ty 52

Bảng 2.8 : Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính của công ty 54


Bảng 2.9: Bảng so sánh kim nghạch XK của thi trưởng Mỹ với tổng KNXK 60

Bảng 2.10: Cơ cấu mặt hàng XK sang Mỹ 62

Bảng 2.11: Bảng phương thức XK của công ty qua thị trường Mỹ 63






















ii



DANH MỤC SƠ ĐỒ,BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty CPTM Đại Lộc 27
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty CPTM Đại Lộc. 31
Biểu đồ 2 1: so sánh kim nghạch xuất nhập khẩu của công ty. 38
Biểu đồ 2.2: So sánh số lao động nữ trong tổng số lao động 42
Biểu đồ 2. 3: So sánh độ tuổi lao động trong công ty 43
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2009 53
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu năm 2009-2011 55
Biểu đồ 2.6: So sánh thị trường Mỹ với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 61



















iii


MỤC LỤC

Danh mục chữ viết tắt 2
MỤC LỤC i
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Sự cần thiết chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu của đề tài 3
Chương 1: 4
1.1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 4
1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu 4
1.1.2 Đối tượng của xuất khẩu 4
1.1.3 Hình thức xuất khẩu 4
1.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp (Direct Exporting) 4
1.1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting) 5
1.1.3.3 Xuất khẩu tại chỗ 5
1.1.3.4. Tái xuất khẩu 5
1.1.3.5. Gia công quốc tế 6
1.1.3.6. Xuất khẩu theo nghị định thư 6
1.1.4 Vai trò của xuất khẩu 6
1.1.4.1 Đối với quá trình phát triển kinh tế 6
1.1.4.2 Đối với doanh nghiệp 6
1.1.5 Khái niệm và vai trò của thị trường xuất khẩu 7
1.1.5.1 Khái niệm về thị trường xuất khẩu 7
1.1.5.2 Vai trò của thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu 7
1.1.6 Quy trình xuất khẩu 7
1.1.6.1 Xin giấy phép 7
1.1.6.2. Đôn đốc xin xác nhận thanh toán 8

1.1.6.3. Chuẩn bị hàng xuất 8
1.1.6.4. Mua bảo hiểm và thuê vận tải (nếu có) 8


iv

1.1.6.5. Làm thủ tục hải quan 9
1.1.6.6. Giao hàng lên phương tiện vận chuyển 10
1.1.6.7. Làm thủ tục thanh toán 10
1.1.6.8. Giải quyết khiếu nại (nếu có) 10
1.1.7. Một số rào cản thương mại và kỹ thuật đối với hàng may mặc nhập khẩu.10
1.2 ĐẶC ĐIỂM NGÀNH DỆT MAY VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG HÀNG
XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY 15
1.2.1 Đặc điểm ngành dệt may 15
1.2.2 Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng dệt may 16
1.2.2.1 Thuế quan 16
1.2.2.2 Hạn ngạch 16
1.2.2.3 Trợ cấp xuất khẩu 17
1.2.2.4 Tỷ giá hối đoái 17
1.2.2.5 Các chính sách hỗ trợ khác 17
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU 18
1.3.1 Các nhân tố quốc tế 18
1.3.2. Các nhân tố quốc gia 19
1.3.3. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp. 20
Chương 2: 23
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MAY MẶC CỦA CÔNG TY SANG THỊ
TRƯỜNG MỸ 23
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI
LỘC 23
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Thương Mại Đại Lộc 23

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 23
2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 25
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý 26
2.1.1.4 Cơ cấu tổ chức sản xuất 30
2.1.1.5 Khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong
thời gian qua (2009-2011) 34
2.1.1.6. Phương hướng pháp triển của công tuy trong thời gian tới 39
2.2 TÌNH HÌNH SXKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI LỘC
TRONG THỜI GIAN QUA 40


v
2.2.1. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu 40
2.2.2. Nguồn nhân lực 40
2.2.3. Nguồn vốn và tài sản 44
2.2.4. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm 52
2.2.4.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 52
2.2.4.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 54
2.2.5. Hoạt động marketing 56
2.2.6. Đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước 56
2.2.7 Khách hàng 58
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI LỘC SANG MỸ TRONG THỜI
GIAN 2009-2011 58
2.3.1 Đặc điểm thị trường và khách hàng Mỹ 58
2.2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ 60
2.2.2.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng 60
2.2.2.2. Cơ cấu mặt hàng 62
2.2.2.3 Hình thức xuất khẩu 63
2.2.2.4 Dự báo cho những năm tiếp theo 64

2.2.2.5 Cơ hội và thách thức 64
2.2.3 Đánh giá kết quả xuất khẩu vào thị trường Mỹ của công ty Error!
Bookmark not defined.
2.2.3.1. Ưu điểm Error! Bookmark not defined.
2.2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân Error! Bookmark not defined.
Chương 3: 71
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI ĐẠI LỘC 71
3.1 GIẢI PHÁP TỪ PHÍA CÔNG TY 71
3.1.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm 71
3.1.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu mở rộng thị trường 71
3.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực 72
3.1.4. Tạo nguồn vốn 73


vi

3.1.5. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm, hình ảnh của
công ty 74
3.1.6. Đảm bảo nguồn hàng 75
3.2. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC 75
3.2.1. Các chính sách ưu đãi về thuế quan 75
3.2.2. Giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu thị trường, xúc tiến và
quảng bá sản phẩm 76
3.2.3. Các giải pháp về vốn 77
3.2.4. Phát triển công nghệ 78
3.2.5. Phát triển các vùng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may 78
3.2.6. Đào tạo và phát triển nhân lực 79
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82





1

LỜI MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết chọn đề tài
Trong tình hình khó khăn của nền kinh tế thế giới hiện nay như cuộc khủng
hoảng nợ đang ngày càng trầm trọng ở Châu Âu đang có nguy cơ đẩy thế giới vào
một đợt suy thoái mới, trong khi Nhật Bản vẫn đang chống chọi với những hậu quả
của thảm họa động đất sóng thần hồi tháng Ba năm ngoái còn kinh tế Mỹ vẫn chưa
có dấu hiệu sáng sủa .Tiêu dùng các nước đều giảm mạnh, điều này gay ảnh hưởng
nghiêm trọng đối với mặt hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy mặt hàng xuất khẩu giảm mạnh nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng may
mặc của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng vẫn chủ yếu xuất khẩu qua
thị trường Mỹ là nhiều nhất.Điển hình như Việt Nam đang xuất khẩu 5,4 tỷ USD
vào thị trường Mỹ. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ,
khoảng 100 tỷ USD/năm thì Việt Nam chiếm khoảng trên 5%, là nước đứng thứ 2
trong số các nước xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường này.
Hiện nay, các công ty Mỹ đã bắt đầu mua vào, mặc dù việc nhập khẩu vẫn còn
dè dặt và việc đặt hàng ở đâu, từ ai, là sự chọn lựa của các nhà nhập khẩu Mỹ. Đó là
xu thế chung, khi giảm tiêu dùng thì người tiêu dùng Mỹ sẽ phải tiết kiệm chi tiêu
và sức ép về giá cả cũng sẽ mạnh hơn so với trước đây.
Để tiếp tục giữ được quan hệ và giành được các đơn hàng của các công ty Mỹ,
doanh nghiệp Việt Nam phải tính toán cần bán sản phẩm gì, giá cả có thể giảm đến
mức độ nào, phải tăng chất lượng dịch vụ cho các công ty của Mỹ để có thể có được sự
thiện cảm của các công ty đó, trên cơ sở đó tiếp tục cải thiện xuất khẩu của công ty.
Trong quá trình thực tập tại công ty TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI LỘC,
tôi thấy công ty đã đạt được những kết quả đáng kể trong công tác thúc đẩy xuất

khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như: sản
phẩm chưa đa dạng, công tác quảng bá thương hiệu còn gặp nhiều khó khăn Trước
đây, đã có một vài nghiên cứu nhằm đẩy mạnh họat động xuất khẩu hàng may mặc
của công ty nhưng mới chỉ giải quyết được một số vấn đề cơ bản. Nên tôi đưa ra đề
tài “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty Cổ Phần


2

Thương Mại Đại Lộc sang thị trường Mỹ”. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp
để mở rộng hoạt động và tăng cường hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc
của công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung:
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình sản xuất, xuất khẩu hàng may mặc của công ty Cổ
Phần Thương Mại Đại Lộc sang thị trường Mỹ từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn
thiện công tác thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ tại công ty.
 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất nhập khẩu tìm hiểu thị
trường và đặc điểm ngành may mặc.
- Nghiên cứu thực trạng của công ty khi xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ
của Công ty Cổ Phần Thương Mại Đại Lộc để tìm ra tồn tại và nguyên nhân của
những tồn tại đó.
- Tìm giải pháp để giúp đỡ Công ty vượt khó khăn khi xuất khẩu qua Mỹ và thị
trường thế giới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng:
Đối tượng của đề tài là nghiên cứu thực trạng hoạt động đưa một số giải pháp đẩy
xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ của công ty Cổ Phần Thương Mại
Đại Lộc.

 Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: tất cả các thị trường xuất khẩu của công ty: Nhật Bản, EU và đặc
biệt là thị trường Mỹ.
Về thời gian: từ năm 2009 đến 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê và so sánh.
- Phương pháp chuyên gia và tài liệu công ty cung cấp.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích.


3

5. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về xuất khẩu
Nêu lên cơ sở lý luận về xuất khẩu và thị trường xuất khẩu, quy trình xuất
khẩu để đưa ra những giải pháp hợp lý với đề tài.
Chương 2: Thực tạng xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị
trường Mỹ
Nêu lên tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh cũng như kim ngạch xuất
khẩu của công ty.
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may
mặc của công ty
Đưa ra những giải pháp thích hợp cho công ty.




















4

Chương 1:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XUẤT KHẨU
1.1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh thu lợi bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch
vụ ra nước ngoài và sản phẩm hoặc dịch vụ ấy phải được di chuyển ra khỏi biên
giới của một quốc gia.
Hoạt động xuất khẩu là một phương thức cơ bản của thương mại quốc tế, nó
được hình thành lâu đời và phát triển cho đến giai đoạn hiện nay.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thời
gian: nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song nó cũng có thể kéo dài hàng
năm. Nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia. Nó
diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng
cho đến tư liệu sản xuất máy móc thiết bị và công ngệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt
động trao đổi đó đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các nước tham gia.

1.1.2 Đối tượng của xuất khẩu
Bao gồm 3 đối tượng cơ bản:
- Người mua: Khách hàng nước ngoài.
- Người bán: Tổ chức kinh doanh trực tiếp hoặc những cá nhân đơn vị ủy thác xuất
khẩu.
- Hàng hóa xuất khẩu.
1.1.3 Hình thức xuất khẩu
1.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp (Direct Exporting)
Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản
phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những
doanh nghiệp có trình độ và quy mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có
kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh
nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới. Hình thức này thường đem lại lợi
nhuận cao nếu doanh nghiệp nắm chắc được nhu cầu thị trường, thị hiếu khách


5

hàng…Nhưng ngược lại, nếu doanh nghiệp không am hiểu hay không nắm bắt kịp
thời thông tin về thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức
này cũng không phải là ít.
1.1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting)
Hình thức xuất khẩu này không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua
nước ngoài và người sản xuất trong nước. Để bán được sản phẩm của mình ra nước
ngoài, người sản xuất phải nhờ vào cá nhân hay tổ chức trung gian có chức năng
xuất khẩu trực tiếp. Với thực chất đó, xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với
các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen
biết thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập
khẩu.
1.1.3.3 Xuất khẩu tại chỗ

Là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá không qua biên giới quốc gia mà thường
là xuất khẩu vào khu vực công nghiệp dành riêng cho các công ty kinh doanh, người
nước ngoài.
Hình thức này giảm chi phí đáng kể do không mất chi phí thuê phương tiện vận
tải, thuê bảo hiểm hàng hoá, không chịu chi phí rủi ro khác như chính trị, các biến
động về kinh tế…do vậy lợi nhuận sẽ tăng lên.
1.1.3.4. Tái xuất khẩu
Là việc xuất khẩu những hàng hoá đã nhập khẩu vào nước mình nhưng chưa
qua chế biến.
Các hình thức tái xuất.
- Tái xuất: Là hình thức mà nước tái xuất nhập hàng về nước mình và xuất sang
nước khác đã thông qua thông quan xuất khẩu.
- Chuyển khẩu: Là hình thức mà nước chuyển khẩu chỉ thu tiền từ nước nhập
khẩu và thanh toán cho nước xuất khẩu còn hàng hoá sẽ xuất khẩu trực tiếp từ nước
xuất khẩu sang nước nhập khẩu, hay nhập khẩu về của khẩu của nước mình nhưng
chưa thông quan đã tiến hành xuất khẩu sang nước khác.


6

1.1.3.5. Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là một phương thức giao dịch trong đó người đặt gia công cung
cấp nguyên liệu, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật, bên nhận gia công tổ chức sản xuất
sau đó giao lại sản phẩm và được nhận một khoản tiền công tương đương với lượng
lao động hao phí để làm ra sản phẩm đó, gọi là phí gia công. Gia công quốc tế là
hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với sản xuất.
Gia công quốc tế ngày nay là phương thức giao dịch khá phổ biến trong buôn bán
quốc tế của nhiều nước. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi
dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công. Đối với
bên nhận gia công, phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân

dân trong nước và có thể nhận được thiết bị hay công nghệ mới về nước mình,giúp
họ phần nào trong công cuộc xây dựng nền công nghiệp dân tộc.
1.1.3.6. Xuất khẩu theo nghị định thư
Là hình thức xuất khẩu hàng hoá theo chương trình đã được ký kết theo nghị
định thư của hai chính phủvà thường là chương trình trả nợ giữa hai chính phủ.
Hình thức này đảm bảo khả năng thanh toán.
1.1.4 Vai trò của xuất khẩu
1.1.4.1 Đối với quá trình phát triển kinh tế
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Xuất khẩu đóng góp vào việc di chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất
phát triển.
- Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải
thiện đời sống của nhân dân.
- Xuất khẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại
của nước ta.
1.1.4.2 Đối với doanh nghiệp
- Giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.


7

- Tạo môi trường cạnh tranh để doanh nghiệp luôn phấn đấu nâng cao năng lực
cạnh tranh của mình.
- Giúp doanh nghiệp nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài để cải
thiện sản phẩm sao cho đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Phân tán rủi ro trong kinh doanh do đa dạng hóa thị trường.
- Giúp doanh nghiệp tăng cường doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh
tế xã hội.
1.1.5 Khái niệm và vai trò của thị trường xuất khẩu

1.1.5.1 Khái niệm về thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác
nhau tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hóa mua bán, chất lượng
hàng hóa và các điều kiện.
Thị trường xuất khẩu hàng hóa bao gồm cả thị trường xuất khẩu trực tiếp và
thị trường gián tiếp. Khách hàng không chỉ là những người mua hàng hóa để sử
dụng mà cón là trung gian chu chuyển hàng hóa. Đây là những trung gian có thể
giúp cho những doanh nghiệp không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp vào một nước
thứ ba và là những người tìm thấy khả năng thu được lợi nhuận với những thị
trường mà người sản xuất không thấy hay không tiếp cận.
1.1.5.2 Vai trò của thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
- Thị trường xuất khẩu ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp xuất khẩu.
- Thị trường xuất khẩu điều tiết, hướng dẫn việc sản xuất kinh doanh các mặt
hàng xuất khẩu.
- Thị trường phản chiếu tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thị trường là nơi kiểm nghiệm, đánh giá các kế hoạnh và quyết định của doanh
nghiệp.
1.1.6 Quy trình xuất khẩu
1.1.6.1 Xin giấy phép
Xuất khẩu mang lại những lợi ích cho các quốc gia nên thường thì các quốc
gia khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên có một số mặt hàng đặc biệt như vũ khí,


8

chất nổ, độc dược, các nguyên vật liệu khan hiếm và các mặt hàng thiết yếu ảnh
hưởng đến cơ cấu nền kinh tế thì bị hạn chế xuất khẩu hay nhập khẩu. Với những
mặt hàng bị hạn chế xuất khẩu thì nếu xuất khẩu thì phải xin giấy phép ở các cấp có
thẩm quyền.
1.1.6.2. Đôn đốc xin xác nhận thanh toán

Để đảm bảo khả năng thanh toán, nhà xuất khẩu phải đôn đốc nhà nhập khẩu
thực hiện nghĩa vụ trả tiền hay xác nhận thanh toán để làm bằng chứng và cam kết
cho quá trình thực hiện hợp đồng. Nghĩa vụ này có thể tiến hành trước hoặc song
song với nghĩa vụ xin giấy phép xuất khẩu. Khi có giấy phép xuất khẩu và xác nhận
thanh toán thì mới đủ điều kiện để bước vào thực hiện hợp đồng xuất khẩu ở các
khâu sản xuất, gia công, thu gom hàng hoá.
1.1.6.3. Chuẩn bị hàng xuất
Sau khi xin xác nhận thanh toán, công ty xuất khẩu tiến hành chuẩn bị hàng xuất
để đảm bảo tiến độ giao hàng đúng thời hạn.
Công ty phải chuẩn bị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất theo lô hàng xuất
khẩu, tiến hành tổ chức sản xuất, gia công, chế biến, kiểm tra, đóng gói theo đúng
yêu cầu của hợp đồng.
Hay có thể công ty liên hệ với các đơn vị sản xuất kinh doanh khác để đặt hàng xuất
khẩu đảm bảo chất lượng hàng hoá và tiến độ giao hàng.
1.1.6.4. Mua bảo hiểm và thuê vận tải (nếu có)
a. Thuê vận chuyển
Nếu trách nhiệm thuê vận chuyển thuộc về nhà xuất khẩu thì nhà xuất khẩu
phải thực hiện những nghĩa vụ sau:
- Liên hệ với hãng tàu hay đại lý vận tải nhằm lấy lịch trình các chuyến tàu vận
chuyển.
- Điền vào mẫu đăng ký thuê vận chuyển để thông báo nhu cầu vận chuyển.
Từ đó, đại lý vận tải mới cung cấp đúng nhu cầu của công ty và đảm bảo lịch trình
giao hàng của công ty.
Ký hợp đồng thuê vận tải.


9

+ Nhà xuất khẩu sẽ phải cung cấp thông tin về loại hàng vận chuyển, thể tích
bao bì…

+ Hai bên thoả thuận cước phí của hàng hoá, thời gian giao nhận, các điều kiện
thưởng phạt do chậm trễ…
- Hai bên thống nhất địa điểm, thời gian tiến hàng giao nhận và thanh toán
cước phí
b. Mua bảo hiểm
Trong một số hợp đồng xuất khẩu, người ta phải thực hiện nghĩa vụ mua
bảo hiểm.
- Khi mua bảo hiểm trước tiên phải liên hệ với một công ty bảo hiểm nhằm thu
thập thông tin và lấy mẫu đơn xin mua bảo hiểm.
- Điền thông tin vào đơn và gửi tới công ty bảo hiểm
Sau các nghiệp vụ trên công ty xuất khẩu sẽ ký kết hợp đồng mua bảo hiểm
với công ty bảo hiểm.
1.1.6.5. Làm thủ tục hải quan
Khi xuất khẩu hàng hoá các doanh nghiệp xuất khẩu thường phải làm thủ
tục hải quan ở nước mình để tiến hành hoạt động xuất khẩu, chỉ trừ một số trường
hợp đặc biệt thì người xuất khẩu mới không phải làm thủ tục hải quan khi tiến hành
xuất khẩu hàng hoá.
Quy trình làm thủ tục hải quan.
- Mua tờ khai hải quan (tờ khai xuất hàng)
- Kê khai thuế quan kèm theo bộ chứng từ hàng hoá do chính người xuất khẩu
lập.
- Mang tờ khai đến khai đến cửa khẩu thông quan hàng hoá nộp và xin dấu
chấp nhận tờ khai.
- Đăng ký thời gian và lịch trình cho việc chuẩn bị kiểm tra hàng hoá.
Trình bộ hồ sơ cùng hải quan kiểm hoá ký biên bản và ký vào tờ khai kiểm
hoá được thông quan.


10


1.1.6.6. Giao hàng lên phương tiện vận chuyển
Đối với hàng xuất khẩu nhà xuất khẩu phải tập kết hàng theo đúng quy định tại
địa điểm đã xác định trong quy định trong điều kiện và cơ sở giao hàng theo thông
báo của hãng vận chuyển.
- Sau khi giao hàng lên phương tiện vận chuyển phải có ký xác nhận với chủ
phương tiện hay đại lý vận tải. Nếu giao hàng trực tiếp cho hãng tàu thì lấy biên lai
thuyền phó, nếu giao cho đại lý thì lấy giấy biên nhận của đại lý.
- Đổi giấy biên nhận lấy vận đơn làm chứng từ thanh toán.
1.1.6.7. Làm thủ tục thanh toán
Muốn thanh toán được tiền hàng nhà xuất khẩu phải chuẩn bị đủ và đúng bộ
chứng từ theo như quy định hay cam kết.
Thông thường, bộ chứng từ bao gồm những chứng từ cơ bản sau:
- Hoá đơn thương mại.
- Phiếu đóng gói.
- Vận đơn thương mại.
- Các giấy chứng nhận số lượng, chất lượng, do nhà sản xuất hay một cơ quan có
thẩm quyền cấp.
- Giấy chứng nhận xuất xứ.
- Thông báo giao hàng, giấy biên nhận gửi hàng.
1.1.6.8. Giải quyết khiếu nại (nếu có)
Việc tranh chấp khiếu nại xảy ra sau một thời gian kể từ lúc người xuất khẩu
hoàn thành việc giao hàng cho đến khi người nhập khẩu nhận hàng và thanh toán
tiền hàng Sau khi hoàn tất các thủ tục giao hàng tới khách hàng. Nếu có đơn khiếu
nại, khiếu kiện thì nhà xuất khẩu phải giải quyết khiếu nại, khiếu kiện.
1.1.7. Một số rào cản thương mại và kỹ thuật đối với hàng may mặc nhập khẩu
Hàng may mặc là một trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam, mang lại nguồn ngoại tệ và góp phần đáng kể giải quyết việc làm.Thị trường
xuất khẩu chủ lực của hàng may mặc Việt Nam là: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản Tuy
nhiên, khi xuất khẩu vào các thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt



11

với vô số những khó khăn do các hàng rào thương mại và phi thương mại do chính
phủ các nước lập nên nhằm mục đích bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng
may mặc trong nước. Đây là một hành động đi ngược lại tiêu chí về tự do thương
mại của WTO.
Các loại rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc chủ yếu được thực hiện thông
qua các biện pháp hạn chế nhập khẩu với lý do: bảo vệ sự an toàn và sức khỏe con
người, bảo vệ sự sống và sức khỏe của động vật và thực vật, bảo vệ môi trường, bảo
vệ người tiêu dùng và cách ghi nhãn, bảo vệ an ninh quốc phòng.
Dệt may một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Sản
phẩm của công ty đang dần khẳng định được chất lượng và tên tuổi tại các thị
trường lớn trên thế giới. Nhưng khi xuất khẩu vào các thị trường này cũng gặp phải
rất nhiều trở ngại do các hàng rào phi thương mại tạo ra. Sau đây là một số các rào
cản phi thương mại ở các thị trường lớn trên thế giới như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản.
Đầu tiên phải kể tới các rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc tại thị trường
EU, đây là một thị lâu năm, có yêu khá khắt khe về chất lượng và yêu cầu kỹ thuật.
Do vậy rào cản kỹ thuật của EU khá tinh vi và rất chi tiết, gây trở ngại rất lớn cho
các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc khi tiếp cận thị trường. Một số luật và quy
định về hàng may mặc nhập khẩu của EU:
- Luật EU đối với hàng may mặc về môi trường, an toàn và sức khoẻ con
người, quy định cấm nhập khẩu và bán các sản phẩm may mặc có chứa các chất bị
cấm
- REACH: Qui chuẩn và đăng ký, thông báo, đánh giá và cấp phép hoá chất
(đây là luật về quản lý hoá chất nghiêm ngặt và phức tạp nhất trên thế giới);
- Các quy định an toàn về tính cháy của vật liệu dệt may
- Các quy định về ghi nhãn sản phẩm may mặc
- Luật EU áp dụng trực tiếp với nhà nhập khẩu và phân phối tại EU. Tới lượt
mình nhà nhập khẩu yêu cầu và bắt buộc các nhà sản xuất và xuất khẩu thông qua

các điều khoản trong hợp đồng.
Luật EU với hàng may mặc về môi trường, an toàn và sức khỏe của con người.


12

- Thông tư 2002/61/EC và đã được 27 quốc gia đưa vào luật quốc gia. Cấm
bán sản phẩm may mặc có chứa thuốc nhuộm azo nghi gây ung thư
- Thông tư 2003/3/EC về hạn chế bán và sử dụng thuốc nhuộm màu xanh nước
biển
- Thông tư 91/338/EC về hạn chế sử dụng Cadimi trong pigment, chất ổn định
cho chất dẻo, chất mạ điện.
- Thông tư 83/264/EC về hạn chế sử dụng chất chống cháy trong sản phẩm
may mặc
- Thông tư 2003/11/EC về hạn chế sử dụng các chất chống cháy trong sản
phẩm may mặc
- Thông tư 2003 /53/EC về cấm bán và sử dụng Nonylphenol và nonylphenol
etoxylat
- Thông tư 94/27/EC về giới hạn Niken trong các vật trang sức và phụ kiện
may mặc
- Quy chuẩn EC 850/2004 cấm sử dụng các chất hữu cơ gây ô nhiễm (POP)
- Luật REACH 1907/2006/EC Qui định đăng ký, đánh giá, cấp phép hoá chất
- Thông tư 2006/12/EC về hạn chế bán và sử dụng Perflooctan Sulfonat
- Sắc luật về bao bì và phế liệu bao bì
Quy định EU về ghi nhãn sản phẩm may mặc
- Thông tư 96/74/EC qui định cách thức ghi nhãn cho các sản phẩm may mặc
bán tại EU
- Nhãn cần phải nêu đúng các thông tin về thành phần xơ, sợi của sản phẩm
- Nhãn bắt buộc phải được xem là một phần của chất lượng
- Phạm vi áp dụng:

- Các sản phẩm chỉ gồm toàn xơ dệt
- Các sản phẩm dệt có chứa ít nhất 80 % xơ dệt theo khối lượng
- Vải bọc đồ gỗ, ô, vật liệu che nắng, vật liệu trải sàn, thảm, lớp lót cho giày
dép, găng tay, bao tay


13

Sau các rào cản của EU, phải kể đến các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ, với
những rào cản quy định kiểm tra chi tiết và nghiêm khắc đối với các sản phẩm tiêu
dùng, xuất xứ hàng hóa như:
- Luật tăng cường an toàn sản phẩm tiêu dùng 2008 (CPSIA)
- Qui định hải quan về xuất sứ hàng hoá (luật 19 C.F.R part 102)
- Luật nhận biết sản phẩm dệt (Luật 15 U.S.C.70)
- Luật ghi nhãn sản phẩm từ len (15 U.S.C. 68) và lông thú (15.U.S.C. 69)
- Quy định ghi nhãn hướng dẫn sủ dụng hàng may mặc (16 CFR part 423)
- Luật 65 California về thông báo sử dụng các hoá chất độc hại
- Qui định về "Chứng chỉ tuân thủ tổng quát "của CPSIA (ngày có hiệu lực
10.02.2010)
- 16 CFR 1610 - tiêu chuẩn tính cháy của quần áo
- 16 CFR 1615/1616 Tiêu chuẩn tính cháy quần áo ngủ của trẻ em
- 16 CFR 1303 Tổng hàm lượng chì trong sơn và bề mặt phủ
- PL 110-314, sec 101 - Tổng hàm lượng chì trong chất nền
- PL 110-314, sec 108- Hàm lượng Phtalat trong các sản phẩm trẻ em
- 16 CFR 1500.48-49 - Các điểm nhọn và cạnh sắc với các sản phẩm cho trẻ em
- 16 CFR 1501,1500.50-53 Các phần nhỏ trong sản phẩm và đồ chơi trẻ em dưới 3
tuổi
- Các amin thơm gây ung thư (liên quan đến thuốc nhuộm azo)
- Các thuốc nhuộm phát tán gây dị ứng
- Các kim loại nặng (cadimi, crom, chì, thuỷ ngân, nikel )

- Các hợp chất hữu cơ thiếc (thí dụ : MBT, TBT, TPhT )
- Các hợp chất thơm có chứa clo (chất tải hữu cơ chứa clo như clobenzen,
clotoluen)
- Các chất làm chậm cháy (PBBs, Peta-BDE, octo BDE )
- Focmaldehyt
- Phthalat (thí dụ: DEHP, DINP )


14

Bên cạnh đó các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc vào Nhật Bản cũng
gặp phải các cản đối với hàng may mặc như.
- Luật quy định ghi nhãn hàng hoá gia dụng
- Luật kiểm soát các sản phẩm có chứa các chất nguy hiểm
- Luật Hải quan: Cấm nhập hàng hoá ghi nước xuất xứ giả hoặc vi phạm sở
hữu trí tuệ
Thực chất đây là những rào cản kỹ thuật, là những hành vi bảo hộ thương mại
mà các nước NK này dựng lên một cách tinh vi, nhằm hạn chế nguồn hàng XK của
các nước khác vào thị trường nước họ, nhằm bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa.
Do khủng hoảng kinh tế, rào cản thương mại đang được dựng lên ở khắp nơi trên
thế giới và ngày thêm dày đặc. Theo Báo cáo của WTO công bố mới đây, các quốc
gia trên thế giới đang liên tục áp đặt các rào cản thương mại, bất chấp những cam
kết tại Hội nghị G20 cũng như các diễn đàn chống bảo hộ thương mại. WTO tổng
kết trong những tháng giữa năm 2009 đã có 83 biện pháp thắt chặt thương mại được
áp dụng tại 24 quốc gia và con số này gấp hơn hai lần số lượng các biện pháp tự do
hóa thương mại mà EU áp dụng trong cùng kỳ năm trước. Từ thực tế này WTO đã
đưa ra cảnh báo về sự gia tăng các cuộc điều tra chống bán phá giá mới. Trong số
những mặt hàng được bảo hộ bằng rào cản có nhiều mặt hàng là thế mạnh xuất khẩu
của Việt Nam như hàng may mặc, đồ gỗ, thủ công Hoa Kỳ nghệ…
Đối với hàng may mặc, không chỉ riêng thị trường Hoa Kỳ đưa ra những rào

cản kỹ thuật mà hầu hết các nước nhập khẩu hàng Việt Nam cũng đều có những rào
cản riêng, khiến hàng may mặc Việt Nam phải đối đầu với nhiều thách thức. Chẳng
hạn Nhật Bản thị trường nhập khẩu nhiều hàng may mặc Việt Nam chỉ đứng sau
Hoa Kỳ và EU đưa ra rào cản kỹ thuật là việc yêu cầu các sản phẩm phải có chứng
chỉ sạch và thân thiện môi trường. Hoa Kỳ thị trường nhập khẩu hàng may mặc Việt
Nam lớn nhất chiếm 57% cũng đã đưa ra đạo luật về bảo vệ môi trường cho người
tiêu dùng để nhằm vào hàng may mặc.
Theo đạo luật này các lô hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ phải có giấy kiểm
nghiệm của bên thứ ba xác nhận sản phẩm sử dụng nguyên liệu đảm bảo cho sức


15

khỏe người tiêu dùng. Nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào
gây ra cho người tiêu dùng. Theo rào cản kỹ thuật này, Việt Nam phải có phòng thí
nghiệm hiện đại đủ tiêu chuẩn để được phía Hoa Kỳ công nhận và cấp giấy chứng
nhận. Thời khắc “nước đến chân”, dù muốn hay không thì bắt buộc các DN vẫn
phải “nhảy”.
Thực tế các rào cản thương mại do các nước dựng lên đều hết sức ngặt nghèo
với mục đích hạn chế NK và áp dụng cho các nước XK. Bộ Công Thương cho rằng,
vấn đề của chúng ta là cần phải nhanh chóng tổ chức lại sản xuất và kinh doanh
theo yêu cầu của nước NK. Để chủ động, điều đầu tiên là DN cần phải nắm thật
chắc các quy định và phải tuân thủ nghiêm ngặt. Thực tế hiện nay các DN chỉ biết
và thực hiện các quy định mới khi đối tác yêu cầu mà không có một đầu mối quản
lý một cách hệ thống và cập nhật các yêu cầu mang tính quy chuẩn tại thị trường
NK. Vẫn biết để thực hiện được những quy định mới này từ các nước NK, ban đầu
các DN nước ta phải tăng thêm chi phí và về lâu dài phải tốn thêm tiền đầu tư vào
hạ tầng nhà xưởng… Nếu không đáp ứng được những yêu cầu này thì hàng xuất
sang có thể bị trả về hoặc bị phạt rất nặng. Như vậy, nguy cơ bị mất đơn hàng, hoặc
có thêm những vụ kiện mới là rất lớn, khi đó thiệt hại sẽ là không nhỏ.

1.2 ĐẶC ĐIỂM NGÀNH DỆT MAY VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG HÀNG
XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
1.2.1 Đặc điểm ngành dệt may
Ngành dệt may là một trong các ngành đáp ứng nhu cầu cơ bản của con
người (ăn, mặc, ở). Chính vì vậy, đây là ngành ra đời và phát triển rất sớm.
Từ thế kỷ thứ 17, với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật đã đưa ngành này
sang giai đoạn phát triển mới: giai đoạn sản xuất đại trà trên các dây chuyền sản
xuất công nghiệp. Đến nay, ngành dệt may đã thành công không chỉ đáp ứng nhu
cầu mặc của con người mà cao hơn là đáp ứng nhu cầu làm đẹp của con người.
Dệt may là ngành mà sản phẩm của nó thuộc nhóm sản phẩm tiêu dùng
thiết yếu nên khả năng tiêu dùng là rất lớn. Nó cũng là ngành công nghiệp nhẹ, sử
dụng nhiều lao động. Mà lao động lại không đòi hỏi trình độ cao nên không cần


16

nhiều vốn để đầu tư. Mặt khác, khả năng thu hồi vốn nhanh nên đây là ngành phù
hợp với các nước đang phát triển nơi có nhiều lao động, trình độ lao động thấp, vốn
ít.
1.2.2 Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng dệt may
1.2.2.1 Thuế quan
Thuế quan là các khoản thu của nhà nước đánh vào hàng hoá và dịch vụ mang
mục đích lợi nhuận. Đối với hoạt động xuất khẩu, thuế quan ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường vì thuế quan sẽ đẩy giá cả của hàng
hoá nên cao.
Riêng mặt hàng dệt may, thì thuế quan là yếu tố tác động mạnh đến khả năng
xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp. Với mặt hàng này, giá trị trên một sản
phẩm thấp nếu áp thuế cao và chịu nhiều loại thuế sẽ đẩy giá hàng lên cao và lượng
tiêu dùng sẽ giảm đi.
1.2.2.2 Hạn ngạch

Đối với ngành dệt may, hạn ngạch luôn luôn là một vấn đề nan giải.
Hạn ngạch khống chế số lượng hàng dệt may xuất khẩu và hạn chế chủng loại
hàng dệt may sang một thị trường. Đây là biện pháp bảo hộ của các quốc gia nhằm
bảo vệ ngành dệt may trong nước và kiểm soát được số lượng hàng dệt may nhập
vào nước mình.
Ngày nay, hội nhập kinh tế đang diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ nên việc áp đặt hạn
ngạch dệt may đang dần được bãi bỏ như:
- WTO sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho các nước thành viên kể từ ngày
01/01/2005.
- EU và Canada sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam từ ngày
01/01/2005.
Việc bãi bỏ hạn ngạch dệt may giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may có
cơ hội cạnh tranh bình đẳng nhưng nó cũng làm gia tăng mức độ cạnh tranh trong
ngành này. Bởi thế, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may cần chuẩn bị hành trang
cho mình để dành chiến thắng trong cuộc chiến cạnh tranh.

×