Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị
Doanh Nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam tham gia
ngày càng nhiều vào các mối quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó quan hệ
thương mại nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng đã và đang được sự
quan tâm đặc biệt của nhà nước và các tổ chức quốc tế. Theo xu hướng phát
triển chung của ngành dệt may thế giới, việc đầu tư mọi nguồn lực cũng như
những ưu đãi, sự hỗ trợ cho ngành may mặc là một hướng đi hết sức đúng
đắn. Với lợi thế về lực lượng lao động dồi dào và giá thành nhân công rẻ,
Việt Nam hoàn toàn có những ưu thế trong việc mở rộng thị trường xuất
khẩu hàng may mặc. Tính đến thời điểm hiện nay thì tỷ trọng xuất khẩu
hàng may mặc khoảng 4,6 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối
cao - bình quân 20%/năm trong giai đoạn 2000-2004 và 23%/năm trong giai
đoạn từ 2005- 2007, đứng thứ hai sau xuất khẩu dầu thô và là một trong
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
Dân số đông, lại rất đa dạng về mức sống biến châu Âu trở thành thị
trường xuất khẩu lý tưởng của các nhà sản xuất trên toàn thế giới, hàng năm
thị trường EU chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt
Nam. Tuy nhiên, sự gia tăng sức cạnh tranh của các nước xuất khẩu khác
khiến châu Âu, nơi thoạt nhìn tưởng như rất dễ tính lại trở thành thị trường
có nhiều biến động rủi ro nhất đối với bất kì các doanh nghiệp nào. Để có cái
nhìn khách quan trong việc đánh giá các cơ hội cũng như những thách thức
mà các doanh nghiệp Việt Nam có thề tìm thấy ở thị trường này, trên cơ sở
vốn kiến thức đã tích luỹ được cùng với việc xem xét tình hình thực tế tại
Doanh nghiệp , lại được sự quan tâm giúp đỡ của cán bộ, nhân viên phòng
kinh doanh trong thời gian thực tập tại Công ty, đặc biệt là dưới sự giúp đỡ
Nguyễn V n Trìnhă
Lớp 40A7
1
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị
Doanh Nghiệp
nhiệt tình của thầy giáo ThS. Phạm Trung Tiến, em đã mạnh dạn đi sâu
nghiên cứu đề tài “Giải pháp đầy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công
ty may mặc xuất khẩu PHILKO – VINA sang thị trường EU.” trong chuyên
đề thực tập tốt nghiêp của mình với mong muốn có thể đưa ra được những ý
kiến đóng góp của mình cho sự phát triển của công ty.
Chuyên đề của em gồm có ba phần cơ bản sau:
Chương I: Những lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu hàng may
mặc sang thị trường EU.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của công ty may mặc
xuất khẩu PHILKO - VINA sang thị trường EU.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng may
mặc của công ty sang thị trường EU.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên do hạn chế về mặt kiến thức
nên chyên đề của em có lẽ vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong có sự đóng góp
của thầy cô và các bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Nguyễn V n Trìnhă
Lớp 40A7
2
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị
Doanh Nghiệp
CHƯƠNG I
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤTKHẨU
HÀNG MAY MẶC
1.1. Mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài.
1.1.1. Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về xuất khẩu.
- Đánh giá năng lực của công ty trên thị trường EU.
- Đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cho công ty sang thị
trường EU.
1.1.2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là thực trạng xuất khẩu, một số biện pháp,
chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả việc xuất khẩu của công ty trên thị
trường EU.
- Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở mặt hàng dêt may, và thị trường
EU chứ không mở rộng ra các mặt hàng khác, thị trường khác
1.1.3. Phương pháp nghiên cứu:
Để hướng tới đạt được mục tiêu đề ra, đề tài đã sử dụng kết hợp một
số phương pháp chủ yếu gồm: phương pháp phân tích, phương pháp nghiên
cứu thực địa, phương pháp thu thập và sử lý dữ liệu, phương pháp so sánh
trên cơ sở đó sử dụng phương pháp tổng hợp và đề ra các ý kiến phù hợp với
hoạt động kinh doanh của Công ty nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cho
Công ty.
Nguyễn V n Trìnhă
Lớp 40A7
3
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị
Doanh Nghiệp
1.2. Hàng may mặc cà vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng may mặc
sang thị trường EU.
1.2.1. Khái quát về hàng may mặc.
Hàng may mặc là một trong những hàng hóa đầu tiên được con người
đem ra trao đổi, mua bán trên thị trường và nó cũng chính là mặt hàng đáp
ứng những nhu cầu cơ bản của mọi tầng lớp dân cư. Cùng với sự phát triển
của đời sống người dân, nhu cầu về hàng may mặc cũng đã có nhiều thay
đổi theo hướng nâng cao về thẩm mỹ, vừa mang tính thủ công truyền thống,
vừa mang tính hiện đại. Sản phẩm hàng may mặc ngày nay chứa đựng
những nét đặc trưng tiêu biểu riêng như:
- Trước hết đó chính là tính thời vụ:tùy thuộc vào các mùa, chu kì
thay đổi của thời tiết mà kế hoạch sản xuất cũng như xuất khẩu hàng may
mặc có sự biến đổi.
- Sản phẩm may mặc có những yêu cầu rất phong phú phụ thuộc vào
người tiêu dùng nó: do người tiêu dùng có sự khác nhau về văn hóa, tôn
giáo, phong tục tập quán, tuổi tác…do đó họ có những nhu cầu về sản phẩm
là hoàn toàn khác nhau.
- Sản phẩm hàng may mặc đòi hỏi phải có tính thời trang cao nghĩa là
các sản phẩm phải đáp ứng được các nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng
về kiểu dáng, màu sắc, mẫu mã, chât liệu…việc nắm bắt được tâm lý
khách hàng là yếu tố hết sức quan trọng quyết định sự thành công hay thất
bại của một doanh nghiệp.
- Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế, một yếu tố không thể
thiếu mang nét đặc trưng tiêu biểu cho mặt hàng may mặc đó chính là việc
các sản phẩm may mặc gắn liền với tên hiệu, thương hiệu. Khi một sản
phẩm được gắn với một thương hiệu nổi tiếng, điều này cũng đồng nghĩa
Nguyễn V n Trìnhă
Lớp 40A7
4
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị
Doanh Nghiệp
với việc giá trị của sản phẩm hàng may mặc đó được tăng lên rất nhiều.
Không chỉ có vậy việc gắn nhãn hiệu đối với sản phẩm hàng may mặc còn là
khẳng định tên tuổi, uy tính của doanh nghiêp kinh doanh.
1.2.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng may mặc.
1.2.2.1. Đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Theo lý thuyết về lợi thế so sánh thì hoạt động xuất khẩu không nhất
thiết phải diễn ra giữa các nước có lợi thế tuyệt đối về một lĩnh vực nào đó
mà nó vẫn có thể diễn ra ở các quốc gia có hiệu quả kinh tế thấp hơn. Lý
thuyết này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển,
khi mà các nước này đang thiếu nguồn lực để phát triển, cơ cấu kinh tế còn
lạc hậu, cơ sở hạ tàng kém phát triển. Xét về vai trò mà hoạt động xuất
khẩu hàng may mặc đem lại, có 3 tác động lớn nhất sau:
- Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
phát triển công nghiệp và dịch vụ, góp phần giải quyết việc làm cải thiện
đời sống nhân dân.
- Xuất khẩu hàng may mặc tạo nguồn vốn cho đất nước, phục vụ quá
trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
- Thông qua việc xuất khẩu hàng may mặc các mối quan hệ kinh tế
được mở rộng ra bên ngoài, thúc đẩy các ngành khác như dịch vụ, tín dụng,
bảo hiểm quốc tế…
1.2. 2. 2. Đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Khi xuất khẩu hàng may mặc ra nước ngoài, các doanh nghiệp phải
trực tiếp cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường về chất lượng,
giá cả, chủng loại…do đó để đảm bảo có chỗ đưng trên thị trường nước
ngoài buộc doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình:phải có sự đầu tư, nghiên cứu và phát triển các hoạt động
Nguyễn V n Trìnhă
Lớp 40A7
5
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị
Doanh Nghiệp
sản xuất kinh doanh, marketing cũng như sự phân phối và mở rộng kinh
doanh.
Xuất khẩu hàng may mặc giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao
động, tạo thu nhập ổn định cho họ
Khuyến khích xuất khẩu hàng may mặc không những giúp doanh
nghiệp mở rộng thị trường mà còng mở rộng quan
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng
may mặc sang thị trường EU.
1.3.1. Quá trình của hoạt động xuất khẩu hàng may mặc.
Cũng như bất cứ các hoạt động xuất khẩu khác, xuất khẩu hàng may
mặc đòi hỏi phải thực hiện qua 7 bước sau:
Thứ nhất nghiên cứu thị trường hàng may mặc của các nước thành viên của
EU, thực hiện được công việc này giúp các doanh nghiệp đánh giá được thị
trường, xác đinh từng phân đoạn thị trường cụ thể, từ đó đưa ra các chiến
lược về giá cả, chất lượng, nguồn hàng, nhu cầu của từng thị trường là thế
nào…
Thứ hai là lập phương án xuất khẩu hàng may mặc dựa trên cơ sở đã nghiên
cứu và đánh giá thị trường :
• Đề ra mục tiêu cụ thể, giá cả, thị trường xâm nhập
• lựa chọn thời điểm, phương thức tiến hành xuất khẩu
• đề ra các biện pháp và công cụ thực hiện
• đánh giá sơ bộ về hiệu quả của hoạt động xuất khẩu
Thứ ba là tạo nguồn hàng cho doanh nghiệp, đó là các nghiệp vụ thu mua
nguyên vật liệu. phân loại sản phẩm, bảo quản…nhằm chuẩn bị đầy đủ cho
xuất khẩu
Nguyễn V n Trìnhă
Lớp 40A7
6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị
Doanh Nghiệp
Thứ tư là giao dịch và đàm phám, ký kết hợp đồng xuất khẩu với các đối tác
Thứ năm là thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc gồm có :ký hợp
đồng, chuẩn bi hàng, thuê phương tiện vận chuyển, kiểm tra hàng hóa, mua
bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, giao hàng, làm thủ tục thanh toán, giải quyết
khiếu nại.
Thứ sáu là thực hiện các nghiệp vụ xúc tiến xuất khẩu: tiến hành xúc tiến
bán hàng, quảng cáo, quan hệ với khách hàng
Cuối cùng là hoạt động phân tích đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu hàng
may mặc của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về lợi nhuận, tỷ suất lợi
nhuận, tỷ suất ngoại tệ. Từ đó tính đến các khả năng xâm nhập mở rộng và
phát triển thị trường
1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng may mặc
Việt Nam sang thị trường EU.
Có 2 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng may
mặc của Việt Nam sang thị trường EU
Thứ nhất đó chính là các chính sách về hàng nhập khẩu của EU:dân số đông,
lại rất đa dạng về mức sống biến châu Âu trở thành thị trường xuất khẩu lý
tưởng của các nhà sản xuất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, việc suy giảm sức
cạnh tranh khiến châu Âu, nơi thoạt nhìn tưởng như rất dễ tính lại trở thành
thị trường có nhiều biến động rủi ro nhất đối với bất kì các doanh nghiệp
nào. Áp lực hàng ngoại đẩy nhiều doanh nghiệp Châu Âu lâm vào cảnh khốn
đốn. Chính bởi thế, song song với xu hướng mở tự do hóa mậu dịch mà EU
vẫn theo đuổi là hàng loạt các rào cản phi thuế quan, như hạn ngạch, kiểm
dịch, môi trường được dựng lên nhằm hạn chế dòng thác hàng ngoại đổ vào.
Nếu nhìn bề ngoài, nhập khẩu tăng nhanh giúp giảm áp lực sản xuất
cho các doanh nghiệp Châu Âu. Nhưng điều EU lo nhất đó là hàng nhập
Nguyễn V n Trìnhă
Lớp 40A7
7
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị
Doanh Nghiệp
khẩu giá hạ gây nên sức ép hạ giá và tất nhiên là cả việc co hẹp lợi nhuận
của các nhà xuất khẩu. Bởi thế, cho dù dung lượng hàng xuất khẩu vào EU
của các nhà xuất khẩu quốc tế, nhất là các nhà xuất khẩu châu Á gia tăng
mạnh mẽ, song chính các nước này đang là đối tượng của những biện pháp
bảo hộ, ngăn chặn từ EU. Sau khi các biện pháp bảo hộ bằng hạn ngạch
được gỡ bỏ, Ủy ban Châu Âu - EC đã khởi động hàng loạt các vụ kiện
chống phá giá giầy dép, áo sơ mi, rồi tới đây cả những yêu cầu về kỹ thuật,
chất lượng, lao động và môi trường chắc chắn sẽ được các nhà lập pháp EU
khai thác để giảm bới sức ép từ hàng ngoại.
Thứ hai đó chính là chính là từ phía các doanh nghiệp và chính sách xuất
khẩu hàng may mặc của ta trong quá trình hội nhập khách quan với khu vực
và thế giới, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa
phương hóa, đa dạng hóa, chủ động hội nhập với nền kinh tế quốc tế theo lộ
trình phù hợp với điều kiện chúng ta và đảm bảo những cam kết trong quan
hệ song phương và đa phương. Hiên nay nhà nước đang thực hiện một loạt
các chính sách như hỗ trợ về vốn, miễn giảm thuế xuất khẩu, thưởng theo
kim ngạch xuất khẩu, hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại trên thị trường
quốc tế cho ngành xuất khẩu hàng may mặc, giúp ngành may mặc đổi mới
thiết bị công nghệ hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Nguyễn V n Trìnhă
Lớp 40A7
8
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị
Doanh Nghiệp
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA
CÔNG TY MAY MẶC XUẤT KHẨU PHILKO- VINA
SANG THỊ TRƯỜNG EU
2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty PHILKO- VINA.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty TNHH PHILKO - VINA có tên giao dịch bằng tiếng Anh là :
PHILKO VINA INC được thành lập theo quyết định số 26A/GP-BG của ủy
ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày 25/5/2004 về việc cấp Giấy phép đầu tư
thành lập Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài .Trụ sở chính : xã Đức
Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Công ty được thành lập dựa trên
đơn và hồ sơ dự án của Ông Park Ji Do ( Sinh ngày 15/06/1957, số Hộ chiếu
JR1801536 do Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc cấp ngày
09/08/2001; Địa chỉ : số 1, tầng 8, tòa nhà Bosung, #891-25 Deachi-dong,
Kangnam-gu, Seoul ) đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang xét
duyệt. PHILKO VINA có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có quyền và
nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động
kinh doanh trong số vốn của công ty, mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy
định của Pháp luật Việt Nam.
Nguyễn V n Trìnhă
Lớp 40A7
9
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị
Doanh Nghiệp
Để khắc phục những khó khăn ban đầu do mới thành lập, tập thể lãnh
đạo công ty đã bàn bạc, định hướng hoạt động của công ty và cùng một lúc
tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp tích cực về tiếp cận thị trường hàng may
mặc thế giới để tìm bạn hàng, tận dụng vốn tự có và vay vốn ngân hàng,
tranh thủ sự giúp đỡ của khách hàng để hoàn chỉnh trang thiết bị, bồ dưỡng
nâng cao thay nghề cho công nhân và nghiệp vụ quản lý cho cán bộ.
Cho đến nay tuy công ty mới thành lập được gần 4 năm nhưng Cán
bộ, công nhân viên công ty đã tạo ra được những bước phát triển mạnh mẽ
trên cả hai lĩnh vực: sản xuất và kinh doanh; tiến hành đồng bộ các mặt công
tác lớn và đem lại hiệu quả cao cả về kinh tế và xã hội như tạo thu nhập và
giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Trong những năm qua, năm
sau so với năm trước doanh thu của công ty tăng khoảng gần 40%, tuy vậy
do mới hoạt động nên lợi nhuận của công ty vẫn còn thấp do các khoản chi
phí ban đầu cho sự hình thành và phát triển của công ty. Về lâu dài Công ty
phấn đấu để trở thành Doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực may mặc tại
Việt nam.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty may mặc xuất khẩu PHILKO –
VINA.
- Thực hiện sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực may mặc.
- Xuất nhập khẩu trực tiếp hàng may mặc.
- Sử dụng hiệu quả và phát triển các nguồn lực ban đầu.
- Thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ cho người lao động theo đúng quy định
của pháp luật.
- Thực hiện các báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định
hiện hành của nhà nước, chịu trách nhiệm về độ chính xác của nó.
Nguyễn V n Trìnhă
Lớp 40A7
10
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị
Doanh Nghiệp
- Công ty còn có nhiệm vụ, nghĩa vụ thực hiện các khoản nọp đối với nhà
nước như thuế, bảo hiểm xã hôi,v.v...
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty may mặc xuất khẩu PHILKO – VINA.
Nguyễn V n Trìnhă
Lớp 40A7
11
HĐQT
BGĐ Ban KS
GĐĐH 1
Phòng kế hoạch
GĐĐH 2
Phòng kinh doanh
Ban đầu tư và phát
triển
Văn phòng
Phòng chất lượng
Phòng kỹ thuật
Phòng tài chính- kế
toán
Các XN sản xuất
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị
Doanh Nghiệp
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty PHILKO- VINA
* Chức năng của từng bộ phận:
- Phòng kế hoạch: Là bộ phận tham mưu cho ban GĐ, quản lý công tác
kế hoạch xuất nhập khẩu, công tác cung ứng vật tư sản xuất,soạn thảo và
thanh toán các hợp đồng; xây dựng và đôn đốc thưc hiện các kế hoạch sản
xuất, đảm bảo kế hoạch của công ty; tổ chức tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu.
- Phòng kinh doanh: Có chức năng tham mưu cho ban GĐ tổ chức kinh
doanh thương mại hàng may mặc tại thị trường trong nước. Nghiên cứu sản
phẩm chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Đàm
phán, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với khách hàng trong nước, đặt
hàng sản xuất với phòng kế hoạch. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm
may mặc đáp ứng yêu cầu sản xuất của công ty.
- Phòng kỹ thuật: Là phòng chức năng tham mưu cho ban GĐ quản lý
công tác kỹ thuật công nghệ, công tác tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng
dụng phục vụ sản xuất các trang thiết bị hiện đại, nghiên cứu thay đổi máy
móc, thiết bị theo yêu cầu của công ty nhằm đáp ứng sự phát triển trong sản
xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng tài chính - kế toán: Có chức năng tham mưu cho ban GĐ về
công tác tài chính cho công ty, nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng
Nguyễn V n Trìnhă
Lớp 40A7
12
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị
Doanh Nghiệp
mục đích, đúng chế độ, chính sách, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh
doanh có hiệu quả.
- Ban đầu tư và phát triển: Có chức năng tham mưu cho ban GĐ về quy
hoạch, đầu tư phát triển công ty, lập dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công
và giám sát các công trình xây dựng cơ bản; bảo dưỡng và duy trì các công
trình xây dựng , vật kiến trúc trong Công ty.
- Văn phòng công ty: Là đơn vị tổng hợp vừa có chức năng giải quyết
các nghiệp vụ quản lý sản xuất kinh doanh, vừa làm nhiệ vụ hành chinh và
xã hội; có chức năng tham mưu cho ban GĐ về công tác quản lý cán bộ, lao
động, tiền lương, bảo vệ an ninh, hành chính....
- Phòng chất lượng: Có chức năng tham mưu cho ban GĐ trong công
tác quản lý hệ thống chất lượngcủa công ty theo tiêu chuẩn ISO9000; duy trì
và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả. Kiểm tra, kiểm soát
chất lượng hàng hoá từ khâu đầu đến khâu cuối của qua trình sản xuất để sản
phẩm xuất xưởng đáp ứng tiêu chuẩ kỹ thuật theo quy định.
- Các xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ biến các nguyên kiệu đầu vào thành
các sản phẩm đàu ra theo đúng mẫu mã thiết kế, và theo đúng tiêu chuẩn
chất lượng đã quy định.
2.1.4. Khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của công ty may mặc xuất
khẩu PHILKO- VINA..
Mặt hàng chủ yếu của Công ty là quần áo mặc ngoài, quần áo may
sẵn, quần áo thể thao, đồ da,...sản phẩm của Công ty sau khi sản xuất được
đóng gói và xuất khẩu trực tiếp cho các nước đặt hàng. Vì mới đi vào hoạt
động, bộ máy làm việc vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện nhưng các
thành viên của Công ty đã và đang cố gắng hết mình để Công ty phát triển.
Nguyễn V n Trìnhă
Lớp 40A7
13
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị
Doanh Nghiệp
Để thấy được sự tăng trưởng của Công ty ta có thể tìm hiểu qua Báo cáo kết
quả kinh doanh năm 2005, 2006 và năm 2007 của Công ty.
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây của công ty.
Đơn vị tính : VND
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
1.Doanh thu bán hàng 24.234.601.729 35.554.670.000 48.420.991.300
2.Giá vốn hàng bán 17.242.076.568 26.560.707.158 36.088.903.820
3.Lợi nhuận gộp(1-2) 6.992.525.161 8.993.962.842 12.332.087.480
4.Doanh thu hoạt động
tài chính
19.234.481 45.150.360. 62.750.630
5.Chi phí tài chính 21.447.774 28.954.495 32.540.834
6.Chi phí bán hàng 150.077.356 231.187.971 291.720.438
7.Chi phí quản lý doanh
nghiệp
8.512.130.170 9.788.949.696 11.672.836.251
8.LN từ HĐKD
( 3+4-5-6-7)
(1.671.895.658) (1.009.978.959) 397.740.588
9.Thu nhập khác 684.722.373 1.129.791.915 1.392.641.864
10.Chi phí khác 7.556.507 25.845.378 36.425.763
11.Lợi nhuận khác
(9-10)
677.165.866 1.103.946.537 1.356.216.101
12.Tổng lợi nhuận trước
thuế (11+8)
(994.729.792) 93.967.578 1.753.956.689
13.Thuế TNDN hiện
hành
- - -
14.Lợi nhuận sau thuế
TNDN
(994.729.792) 93.967.578 1.753.965.689
Nguyễn V n Trìnhă
Lớp 40A7
14