i
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến quý Thầy, Cô
Khoa Kinh tế, Bộ môn Kinh tế thương mại trường Đại học Nha Trang đã dìu dắt, chỉ
bảo và trang bị cho em những nền tảng kiến thức thiết thực, bổ ích trong suốt quá
trình học tập và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Trâm Anh đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Cô Chú, Anh Chị thuộc công ty Cổ phần
Nha Trang Seafoods F17 đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho em trong suốt quá trình thực
tập tốt nghiệp tại đơn vị. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến anh Thiện phòng Kinh
Doanh đã giúp em hoàn thành bảng câu hỏi điều tra thực tế tại Công ty và tận tình trả
lời những thắc mắc trong quá trình thu thập thông tin của mình
Cuối cùng, em xin gửi đến Quý Thầy Cô, Ban lãnh đạo và các Cô Chú, Anh
Chị tại công ty F17 lời chúc dồi dào sức khỏe và gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Nguyễn Thị Hà Trâm
ii
MỤC LỤC
Trang
LÔØI CAÛM ÔN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC HÌNH v
DANH MỤC BẢNG vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 4
1. RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI 5
1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT
TRONG THƯƠNG MẠI: 5
1.1.1. Rào cản kỹ thuật trong thương mại là gì? 5
1.1.2. Các hình thức của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế 6
1.1.2.1. Tiêu chuẩn về chất lượng và quy cách sản phẩm. 7
1.1.2.2. Tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng 8
1.1.2.3. Tiêu chuẩn về môi trường 11
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ (TMQT): 13
2. MỘT SỐ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THƯỜNG ĐƯỢC
SỬ DỤNG TRÊN THẾ GIỚI ĐỂ VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN KỸ
THUẬT TRONG TMQT: 15
2.1. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 15
2.2. Hệ thống quản trị môi trường ISO 14000. 17
2.3. Hệ thống HACCP 19
2.4. Tiêu chuẩn GLOBAL GAP: 21
2.5. Tiêu chuẩn BRC: 22
2.6. Tiêu chuẩn ISO 22000: 24
3. THÁCH THỨC TỪ RÀO CẢN KỸ THUẬT KHI XUẤT KHẨU THỦY
SẢN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN QUA: 25
iii
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT
ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA
TRANG SEAFOODS F17 31
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
SEAFOODS F17: 32
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Nha Trang
Seafoods – F17: 32
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 38
2.1.2.1 Chức năng: 38
2.1.2.2 Nhiệm vụ: 38
2.1.3 Nguyên tắc hoạt động của công ty: 38
2.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất tại công ty: 39
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý : 39
2.1.4.2 Tổ chức sản xuất của công ty Nha Trang Seafoods: 43
2.1.5 Một số vấn đề đặt ra cho sự phát triển của công ty trước mắt và lâu dài: 44
2.1.5.1 Những vấn đề công ty đang gặp phải: 44
2.1.5.2 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới: 45
2.1.6. Khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong thời gian qua (2009-2011): 46
2.1.6.1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
(2009-2011): 46
2.1.6.2 Phân tích khả năng sinh lời: 48
2.1.7 Nhận xét thuận lợi và khó khăn của Công ty Cổ phần Nha Trang
Seafoods F17 trong thời gian qua: 49
2.2 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐẾN
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
SEAFOODS F17: 51
2.2.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ NHẬT BẢN: 51
2.2.1.1 Thị trường Mỹ: 51
iv
2.2.1.2 Thị trường Nhật Bản: 56
2.2.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
VÀ NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
SEAFOODS F17: 62
2.2.3 MỘT SỐ RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI THỦY SẢN NHẬP
KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ NHẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
NHA TRANG SEAFOODS F17: 73
2.2.3.1 Rào cản kỹ thuật tại thị trường Mỹ: 73
2.2.3.2 Rào cản kỹ thuật tại thị trường Nhật Bản: 77
2.2.4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT
ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA
TRANG SEAFOODS F17: 81
2.3. Đánh giá chung về việc vượt qua các rào cản kĩ thuật Mỹ và Nhật Bản
đối với hàng thủy sản xuất khẩu của công ty F17: 91
2.3.1. Những kết quả đạt được: 91
2.3.2. Những mặt còn hạn chế: 92
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế: 94
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
SEAFOODS F17 96
3.1 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 97
3.1.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp: 97
3.1.2 Quan điểm đề xuất giải pháp: 97
3.1.3 Cơ sở đề xuất giải pháp: 98
3.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT: 99
KẾT LUẬN 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
v
DANH MỤC HÌNH
Trang
Biểu đồ 1.1: Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2010 26
Hình 2.1: Quang cảnh Công ty cổ phần Nha Trang seafoods – F17 34
Hình 2.2: Lễ nhận huân chương Đơn vị xuất khẩu uy tín 35
Hình 2.3: Một số sản phẩm xuất khẩu của công ty 37
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất sang Mỹ 70
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất sang Nhật Bản 70
vi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2009-2011 47
Bảng 2.2: Phân tích khả năng sinh lời 48
Bảng 2.3: Các thị trường nhập khẩu tôm vào Mỹ giai đoạn (2009-2011) 54
Bảng 2.4: Nhu cầu tiêu dùng thủy sản tại thị trường Mỹ trong mấy năm gần đây 55
Bảng 2.5: Nhập khẩu tôm chế biến vào Nhật năm 2011 60
Bảng 2.6: Tình hình xuất khẩu theo sản lượng 64
Bảng 2.7: Tình hình xuất khẩu theo sản lượng 65
Bảng 2.8: Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty
(2009-2011) 71
Bảng 2.9: Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật của công ty
(2009-2011) 72
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang gặt
hái được rất nhiều thành tựu nổi bật trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Trong mấy năm gần đây nền kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng với tốc độ khoảng 6-
9%/năm. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh và góp phần
to lớn cho sự phát triển của đất nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm ngày càng
tăng, chiếm khoảng 50% GDP của cả nước. Và trong những năm tới, xuất khẩu vẫn
là một định hướng phát triển chiến lược của chúng ta.
Nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ hội nhập với xu hướng toàn cầu hoá
khu vực hoá, hình thành các khối mậu dịch tự do và hiện nay trên thế giới cũng hình
thành các tập đoàn đa quốc gia có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới. Trong kỷ
nguyên này, thế giới sẽ là một thị trường thống nhất, mà chủ thể kinh tế là các khối
mậu dịch tự do, đơn vị kinh tế chủ yếu chi phối thị trường là các tập đoàn đa quốc
gia. Cạnh tranh kinh tế sẽ diễn ra gay gắt trên quy mô toàn cầu. Các quốc gia sẽ
không thể phát triển tốt và sẽ bị tụt hậu nếu đứng ngoài cuộc.
Theo xu hướng đó, Việt Nam cũng đã, đang và sẽ từng bước hội nhập vào nền
kinh tế thế giới và khu vực. Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, APEC, AFTA
và WTO. Trong tương lai, Việt Nam sẽ gia nhập thêm nhiều tổ chức quốc tế hơn nữa
vì điều này có lợi cho nền kinh tế Việt Nam.
Hội nhập kinh tế mang lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam:
các rào cản thương mại được dỡ bỏ theo hiệp định được ký kết giữa các quốc gia
thành viên của các tổ chức, việc tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, thông tin được cung
cấp đầy đủ hơn. Nhưng các doanh nghiệp cũng đứng trước nhiều thách thức: các
quốc gia thay vì sử dụng thuế, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch… để bảo vệ thị
trường đã dựng nên một loại rào cản mới tinh vi , phức tạp và khó vượt qua hơn
nhiều. Đó là rào cản kỹ thuật. Rào cản kỹ thuật thật sự là thách thức lớn cho các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam bởi trình độ khoa học kỹ thuật và công
2
nghệ của nước ta còn thấp, các doanh nghiệp vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng
của các rào cản đó. Do vậy, các doanh nghiệp thủy sản nước ta gặp rất nhiều khó
khăn khi tiếp cận và xuất khẩu các lô hàng sang các thị trường có sử dụng rào cản kỹ
thuật. Mà đáng chú ý nhất là Mỹ và Nhật Bản, hai thị trường mang tính chiến lược
của thủy sản Việt Nam nói chung và cả công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17
nói riêng nhưng nổi tiếng với các quy định kỹ thuật khắt khe mà đang ngày một diễn
biến phức tạp, khó nắm bắt và khó vượt qua hơn. Trước thách thức đó, công ty F17
đã, đang và sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và cả uy tín
của mình trên thị trường quốc tế khi một số lô hàng xuất sang hai thị trường này vẫn
bị cảnh cáo về an toàn thực phẩm và dư lượng kháng sinh.
Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của Rào cản kỹ thuật trong hoạt động kinh
doanh xuất khẩu thủy sản của công ty F17 nói riêng, Việt Nam nói chung là hết sức
cần thiết; để từ đó có thể kiến nghị, đề xuất các giải pháp sáng tạo và hiệu quả, nhằm
mục tiêu ngày một nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản, góp phần vào sự nghiệp
phát triển của công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em xin được chọn
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐẾN HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS
F17” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại
quốc tế, trọng tâm là các rào cản kỹ thuật của hai thị trường thủy sản lớn là Mỹ và
Nhật Bản.
- Phân tích ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật tại Mỹ và Nhật Bản đến hoạt động
xuất khẩu thủy sản của công ty.
- Đề xuất một số giải pháp giúp công ty F17 vượt qua rào cản kỹ thuật để nâng cao
năng lực xuất khẩu thủy sản của mình.
3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu: Các rào cản kỹ thuật của Mỹ và Nhật Bản mà công ty Cổ
phần Nha Trang Seafoods F17 phải đối mặt khi xuất khẩu các mặt hàng thủy sản
sang hai thị trường này.
- Phạm vi nghiên cứu: Vì thời gian có hạn và vấn đề rào cản kỹ thuật hiện nay rất phổ
biến tại các nước phát triển nên đề tài chỉ xoáy sâu vào rào cản kỹ thuật tại hai thị
trường điển hình là Mỹ và Nhật Bản trong thời gian gần đây để làm rõ vấn đề được
nêu ra.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp phân tích, thống kê tổng hợp. Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp thu
thập được từ các nguồn như: trang điện tử Hội nghề cá Khánh Hòa và các trang điện
tử về thủy sản có liên quan khác.
- Phương pháp điều tra thực tế: Thu thập thông tin trong quá trình thực tập và tiến
hành khảo sát Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods f17 thông qua bảng câu hỏi để
nắm bắt phản ứng của công ty trước các rào cản kỹ thuật thương mại quốc tế, từ đó
đưa ra những nhận định phù hợp.
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:
Khóa luận tốt nghiệp gồm có 3 Chương:
CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
CHƯƠNG II – NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐẾN
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
SEAFOODS F17
CHƯƠNG III – MỘT SỐ GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
SEAFOODS F17
4
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
5
1. RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT
TRONG THƯƠNG MẠI:
1.1.1. Rào cản kỹ thuật trong thương mại là gì?
Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, không chỉ giới hạn ở thương mại
hàng hoá mà còn mở rộng ra các lĩnh vực khác như dịch vụ, sở hữu trí tuệ…, đem lại
lợi ích cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì thế phấn đấu cho nền thương mại tự
do toàn cầu là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân khác nhau mà cụ thể là do trình độ phát triển kinh tế – xã hội không đồng đều
mà các biện pháp bảo hộ thuế quan và phi thuế quan ra đời nhằm bảo hộ nền sản xuất
nội địa. Do đó, trong thương mại quốc tế hiện nay, để thâm nhập vào một thị trường,
các doanh nghiệp cần phải vượt qua hai loại rào cản, đó là:
• Hàng rào thuế quan ( Custom duties barriers )
• Hàng rào phi thuế quan (Non tariff-Trade barriers )
Tuy nhiên, hiện nay với xu hướng tự do hoá thương mại, hàng rào thuế quan
giữa các khối kinh tế, giữa các quốc gia ngày càng giảm đi và tiến tới xoá bỏ hoàn
toàn. Do đó, dù thuế quan là một công cụ bảo hộ thị trường quan trọng nhất và đã
từng có hiệu quả tốt trước đây nhưng hiện nay vai trò của nó đã bị suy giảm. Bên
cạnh hàng rào thuế quan, một số rào cản phi thuế khác như quota, quy định giá tính
thuế… cũng sẽ được bãi bỏ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các nhà xuất khẩu
có thể dễ dàng tiếp cận vào các thị trường khác mà việc tiếp cận và thâm nhập thị
trường càng trở nên khó khăn hơn do việc các quốc gia tăng cường sử dụng những
quy định và các yêu cầu thị trường trong các khía cạnh về an toàn, sức khoẻ, chất
lượng và các vấn đề môi trường và xã hội. Các quy định này được gọi chung là các
rào cản kỹ thuật trong thương mại.
Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế (Technical Barriers to International
Trade – TBT) là một hình thức bảo vệ mậu dịch thông qua việc các nước nhập khẩu
đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn đối với hàng hoá nhập khẩu vào nước mình hết sức
6
khắt khe. Nếu hàng nhập khẩu không đạt một trong các tiêu chuẩn được đưa ra đều
không được nhập khẩu vào lãnh thổ nước nhập hàng.
Rào cản kỹ thuật chính là các chỉ tiêu về chất lượng và an toàn cho người tiêu
dùng của hàng hoá mà các nước đưa ra để hạn chế hàng hoá nhập khẩu vào nước mình.
Khi chưa hội nhập với tổ chức thương mại khu vực hay quốc tế, các nước
thường áp dụng ba loại hàng rào : thuế quan, hạn ngạch và rào cản kỹ thuật để hạn
chế sức cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài với hàng hoá trong nước. Nhưng sau khi
hội nhập, tham gia vào các tổ chức thương mại tự do của khu vực và thế giới thì các
nước sẽ phải xoá bỏ hạn ngạch, thuế xuất nhập khẩu bằng không hoặc áp dụng cùng
một loại thuế suất đối với một loại hay một nhóm hàng. Do đó, hiện nay, rào cản kỹ
thuật là biện pháp rất quan trọng và được các nước sử dụng ngày càng nhiều. Các
quốc gia khi áp dụng rào cản kỹ thuật thường đưa ra những quy định rất nghiêm ngặt
và khó vượt qua về chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hoá vì vậy, rào
cản kỹ thuật là một biện pháp hết sức tinh vi và hiệu quả.
Sự khác biệt giữa các hàng rào kỹ thuật với các loại rào cản trước đây là
những quy định và yêu cầu của thị trường được phát triển từ những mối quan tâm
chung của cả Chính phủ và người tiêu dùng về an toàn, sức khoẻ, chất lượng và môi
trường. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trước đây nhìn chung là nhằm bảo
vệ các nhà sản xuất trong nước. Ngày nay, bảo vệ môi trường và bảo vệ người tiêu
dùng ngày càng được quan tâm và thay thế cho việc bảo vệ nhà sản xuất và lao động.
1.1.2. Các hình thức của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
Rào cản kỹ thuật trong thương mại là một hình thức bảo hộ hết sức phức tạp
và tinh vi. Các yêu cầu của các thị trường đặt ra cho hàng hoá nhập khẩu liên quan
đến nhiều khía cạnh như tiêu chuẩn về quy cách, mẫu mã, bao bì, nhãn mác, về chất
lượng, về vệ sinh, về an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho người lao động, về
mức độ gây ô nhiễm môi sinh, môi trường… Tuy nhiên, chúng ta có thể chia những
rào cản đó thành 3 loại cơ bản sau :
• Tiêu chuẩn về chất lượng và quy cách của sản phẩm
• Tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng
• Tiêu chuẩn về môi trường
7
1.1.2.1. Tiêu chuẩn về chất lượng và quy cách sản phẩm.
Chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu để hàng hoá có thể thâm nhập vào
thị trường các nước. Người tiêu dùng các nước, đặc biệt là người tiêu dùng ở những
nước phát triển đều có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng thường
ưa chuộng và đánh giá cao những hàng hoá được cấp giấy chứng nhận chất lượng.
Và các nước cũng đưa ra nhiều các quy định về chất lượng sản phẩm đối với hàng
nhập khẩu để bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng nước mình. Tuy nhiên, chất lượng là
một khái niệm rất rộng và phức tạp do đó có nhiều nước đã lợi dụng việc đưa ra các
tiêu chuẩn chất lượng để dựng lên những rào cản về chất lượng đối với hàng nhập khẩu.
Hiện nay, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc
đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vì nhiều thị trường nhập khẩu bây
giờ đều yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải có giấy chứng nhận chất lượng
quốc tế. Người tiêu dùng có thể yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm của những doanh
nghiệp này. Nói cách khác, ISO 9000 có thể được coi như một ngôn ngữ xác định
chữ tín giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giữa các doanh nghiệp với nhau. Và
thực tế cho thấy rằng ở mọi thị trường nhập khẩu hàng hoá của những doanh nghiệp
có giấy chứng nhận ISO 9000 thì dễ thâm nhập thị trường hơn nhiều so với hàng hoá
của các doanh nghiệp khác. Đối với một số chủng loại sản phẩm thì chỉ những hàng
hoá nào có đủ các giấy chứng nhận chất lượng nhất định và đáp ứng các yêu cầu cụ
thể của nước nhập khẩu thì mới được nhập vào lãnh thổ nước đó. Ví dụ Theo Bộ luật
Liên bang Mỹ 21 CFR, chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài nào đã thực hiện chương
trình HACCP có hiệu quả mới được xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ. Đây là
một hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực
phẩm và chất lượng thực phẩm thông qua việc phân tích những mối nguy và thực
hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn. HACCP nhấn mạnh tính
nhất thiết phải kiểm soát dây chuyền công nghệ sản xuất để đảm bảo an toàn, vệ sinh
cho sản phẩm thay vì kiểm soát sản phẩm cuối cùng.
Để được phép đưa hàng thủy sản vào Mỹ, doanh nghiệp phải gửi kế hoạch,
chương trình HACCP cho Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). FDA xem
8
xét khi cần thì kiểm tra. Nếu FDA kết luận là đạt yêu cầu thì cấp phép cho doanh
nghiệp đó.
FDA kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu. Nêú phát hiện có lô hàng không đảm
bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm hoặc có các vi phạm khác, lô hàng sẽ bị FDA từ chối
nhập khẩu, bị gửi trả về nước hoặc tiêu hủy tại chỗ với chi phí do doanh nghiệp chịu;
đồng thời, tên doanh nghiệp sẽ bị đưa lên mạng Internet ở chế độ “Cảnh báo nhanh”
(Detention). 5 lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp này sẽ bị tự động giữ ở cảng nhập
để kiểm tra theo chế độ tự động. Chỉ sau khi cả 5 lô hàng đó đều đảm bản an toàn, vệ
sinh và doanh nghiệp làm đơn đề nghị, FDA mới xóa tên doanh nghiệp đó ra khỏi
danh sách “Cảnh báo nhanh”.
Nếu nước xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đã ký được Bản ghi nhớ (MOU) với
FDA, cơ quan có thẩm quyền cao nhất về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm của
nước xuất khẩu tự chỉ định các doanh nghiệp được đưa thủy sản vào Mỹ mà không
cần trình kế hoạch, chương trình HACCP. Tuy nhiên, FDA chỉ mới ký MOU cho mặt
hàng nhuyễn thể 2 mảnh với Canada, Hàn Quốc và vài nước Nam Mỹ.
Mục đích của các quy định và tiêu chuẩn này là nhằm bảo vệ an toàn và sức
khoẻ cho con người, cho động thực vật và môi trường của nước nhập khẩu. Tuy
nhiên do sự chênh lệch về trình độ phát triển nên những quy định này của các nước
phát triển đã tạo ra một rào cản rất khó vượt qua đối với hàng hoá của các nước đang
và kém phát triển vì những nước này chưa có trình độ khoa học công nghệ cao nên
khó có thể đáp ứng được những yêu cầu này.
1.1.2.2. Tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng
Vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng là những vấn đề được người
tiêu dùng và Chính phủ các nước đặc biệt quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến sức
khoẻ và an toàn của người tiêu dùng. Trong thời gian qua, đã có nhiều lô hàng thủy
sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, Nhật, EU bị trả về do nước nhập khẩu phát
hiện lô hàng có dư lượng kháng sinh vượt quá mức cho phép, hay bị nhiễm phải các
vi khuẩn gây bệnh. Trong tháng 7/2007, 27 lô hàng của Việt Nam bị Mỹ từ chối hầu
hết tập trung trong các mặt hàng thủy sản đông lạnh. Người ta đã phát hiện, các lô
9
hàng thủy sản này chủ yếu bị nhiễm salmonella, một loại vi khuẩn gây bệnh tiêu
chảy. Ngoài ra, nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu trước đó hay bị phát hiện có chứa
tồn dư chất kháng sinh chloramphenicol. Trong 4 tháng đầu năm 2011, Mỹ là thị
trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam, nhưng lại có số lô hàng bị cảnh
báo nhiều nhất, gần 100 lô hàng thủy sản của Việt Nam nằm trong hệ thống cảnh báo
tự động FDA của Mỹ. Bên cạnh đó, cũng trong 4 tháng đầu năm 2011, Nhật Bản - thị
trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam – tuy có số lô hàng thủy sản bị
cảnh báo thấp, doanh nghiệp thủy sản Việt Nam lo ngại thị trường Nhật Bản vì cơ
quan quản lý của nước này đang siết chặt kiểm soát hàng thủy sản từ Việt Nam. Từ
đầu năm 2011 tới nay, các lô tôm Việt Nam vẫn liên tục bị phát hiện có dư lượng
kháng sinh vượt mức cho phép. Cụ thể, tháng 1 có 11 lô, tháng 2 là 5 lô, tháng 3 có 6
lô, tháng 4 có 7 lô, tháng 5 có 4 lô. Đa số các lô này khi bị kiểm tra đều có chứa các
chất kháng sinh như chloramphenicol, trifluralin, enrofloxacin… Các lô sản phẩm
tôm liên tục bị phát hiện có dư lượng kháng sinh khiến Nhật Bản đã tiến hành siết
chặt kiểm soát chất lượng đối với trifluralin là 100% các lô hàng và enrofloxacin là
30% các lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Sulfadimethoxin là một loại kháng sinh có
trong các sản phẩm thú y nhằm mục đích trị bệnh phát sáng trên tôm và cũng đang
được sử dụng tại Việt Nam. Giới hạn tạm thời của chất này trong sản phẩm thủy sản
do Nhật Bản quy định là 10 ppb, trong khi Thông tư số 15/2009/BNNPTNT ngày
17/3/2009 của Bộ NN và PTNT quy định giới hạn cho phép của các chất thuộc hợp
phần sulfonamit (gồm cả sulfadimethoxin) là 100 ppb. Điều này đã gây ra những khó
khăn rất lớn cho doanh nghiệp trong việc xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật và các
thị trường khác trên thế giới trong những tháng đầu năm 2011. Theo số liệu của Hải
quan Việt Nam, xuất khẩu tôm và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ sang Nhật Bản 4 tháng đầu
năm 2011 đã giảm cả về khối lượng và giá trị, trong đó nguyên nhân một phần do
doanh nghiệp e ngại việc hàng xuất khẩu bị kiểm tra quá chặt chẽ.
Qua những sự kiện trên, chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề vệ
sinh và an toàn đối với hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt là đối với hàng thực phẩm. Và
thực tế thì các quốc gia cũng quản lý vấn đề này rất nghiêm ngặt. Các biện pháp quản
10
lý về vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người tiêu dùng bao gồm tất cả các luật, nghị
định, quy định, yêu cầu và thủ tục liên quan như các tiêu chuẩn đối với sản phẩm
cuối cùng; các phương pháp sản xuất và chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giám định,
chứng nhận và chấp thuận; những xử lý cách ly bao gồm các yêu cầu liên quan đến
việc vận chuyển cây trồng vật nuôi, các chất trong quá trình nuôi dưỡng chúng trong
quá trình vận chuyển; những quy định về phương pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu và
các phương pháp đánh giá rủi ro.
Các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản, các nước thuộc liên
minh châu Âu EU, Canada… đều ban hành Luật Vệ sinh thực phẩm và Luật trách
nhiệm sản phẩm hay các luật và các quy định tương tự để bảo vệ cho quyền lợi người
tiêu dùng. Theo đó, thì các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về những tổn thất xảy
ra đối với người tiêu dùng nếu đưa ra một sản phẩm có sai sót. Nước nào cũng thành
lập cơ quan kiểm dịch hàng hoá để kiểm tra vệ sinh và các tiêu chuẩn an toàn của các
sản phẩm nhập khẩu vào nước mình.
Trong các quy định về vệ sinh và an toàn cho người tiêu dùng thì giấy chứng
nhận tiêu chuẩn xác định tình trạng nguy hiểm HACCP là một quy định bắt buộc của
rất nhiều thị trường. Nếu các doanh nghiệp không áp dụng và có giấy chứng nhận đạt
tiêu chuẩn HACCP thì không được phép xuất khẩu hàng sang những thị trường có
yêu cầu về điều kiện này. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần tuân thủ nghiêm
ngặt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP – Good Manufacturing Practice ( GMP
đòi hỏi người công nhân, nhà máy, các phương tiện chế biến, đồ chứa, nguồn nước
phải đảm bảo an toàn vệ sinh) và các quy định trong hiệp định về các biện pháp vệ
sinh và vệ sinh thực phẩm của WTO. Ngoài ra, tuỳ theo mặt hàng và tuỳ theo yêu cầu
của từng thị trường mà còn có nhiều các quy định khác như quy định về nhãn mác
sản phẩm, các chỉ tiêu vi sinh quy định loại, lượng khuẩn có trong sản phẩm đối với
thuỷ sản, các chỉ tiêu về tiếng ồn, mức phóng xạ đối với các sản phẩm tiêu dùng…
Tóm lại, cũng như các loại rào cản kỹ thuật khác, rào cản về vệ sinh và an
toàn cho người tiêu dùng là một loại rào cản hết sức phức tạp , tinh vi, đa dạng và
11
được sử dụng ngày càng nhiều khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu rất khó nắm bắt
và khó vượt qua gây cản trở không ít cho thương mại quốc tế.
1.1.2.3. Tiêu chuẩn về môi trường
Phát triển thương mại gắn với bảo vệ môi trường đang là xu thế thương mại
quốc tế, đó là phát triển thương mại bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế, được gọi chung là “thương mại-môi trường”. Sau một thời gian dài chạy theo lợi
nhuận, phát triển ồ ạt, không quan tâm đến môi trường sinh thái, các quốc gia đã
nhận thấy tầm quan trọng của môi trường đối với sự phát triển bền vững và đã thực
hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, trong đó có việc đưa ra các tiêu
chuẩn về môi trường đối với hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, do các quy định của
WTO cho phép các nước sử dụng các biện pháp bảo hộ vì mục đích môi trường nên
các quốc gia đã thực sự dựng nên những rào cản về môi trường đối với hàng hoá của
nước ngoài nhập khẩu vào nước mình. Hiện nay giấy chứng nhận ISO 14000 đã trở
thành một yêu cầu bắt buộc, một giấy thông hành của doanh nghiệp khi muốn xuất
hàng sang các nước khác, đặc biệt là khi xuất sang thị trường những nước phát triển,
nơi mà môi trường là một trong những vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu.
Hệ thống rào cản môi trường trong thương mại quốc tế hiện nay rất đa dạng và
được áp dụng rất khác nhau ở các nước tuỳ vào điều kiện cụ thể của mỗi nước.
Nhưng nhìn chung, các rào cản môi trường thường được áp dụng trong thương mại
quốc tế bao gồm:
• Các phương pháp chế biến và sản xuất theo quy định môi trường:
Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế nào.
Các tiêu chuẩn này áp dụng cho giai đoạn sản xuất, nghĩa là giai đoạn trước khi sản
phẩm được tung ra trên thị trường. Về mặt môi trường, việc xem xét quy trình sản
xuất là để giải quyết một trong những câu hỏi trọng tâm của quá trình quản lý môi
trường: sản phẩm được sản xuất như thế nào, sản phẩm được sử dụng như thế nào,
sản phẩm được vứt bỏ như thế nào, những quá trình này có làm tổn hại đến môi
trường không.
12
Những quy định và tiêu chuẩn về phương pháp chế biến được áp dụng để hạn
chế chất thải ô nhiễm và lãng phí tài nguyên không tái tạo. Đây là những tiêu chuẩn
đối với công nghệ, quá trình sản xuất sản phẩm nhằm đánh giá xem quá trình sản
xuất có gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường hay không.
• Các yêu cầu về đóng gói bao bì :
Vấn đề bao bì sau tiêu dùng liên quan đến việc xử lý chất thải rắn. Các chính
sách đóng gói bao gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu đóng gói,
những quy định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử
dụng… Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản
phẩm và nguyên liệu đóng gói đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sinh
hay dùng lại. Những sản phẩm không phù hợp có thể bị thị trường từ chối cả nguyên
vật liệu đóng gói và sản phẩm chứa trong bao bì.
• Nhãn môi trường :
Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người tiêu
dùng biết là sản phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các tiêu chuẩn về
dán nhãn sinh thái được xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm,
một quá trình còn được gọi là phân tích từ đầu đến cuối (từ lúc sinh đến lúc chết).
Theo phương pháp này, người ta sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với môi trường
của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ sống của nó. Các giai
đoạn này bao gồm giai đoạn tiền sản xuất (chế biến nguyên liệu thô), sản xuất, phân
phối (bao gồm cả đóng gói), sử dụng hoặc tiêu thụ và loại bỏ sau khi sử dụng.
• Phí, thuế và các khoản thu liên quan đến môi trường:
Các khoản này được gọi chung là phí môi trường thường được áp dụng nhằm
ba mục tiêu chính: thu lại các chi phí phải sử dụng cho môi trường, thay đổi cách ứng
xử của cá nhân và tập thể đối với các hoạt động có liên quan tới môi trường và thu
quỹ cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Thường có các loại phí sau:
- Phí sản phẩm: được áp dụng cho các sản phẩm gây ô nhiễm như có chứa các
hoá chất độc hại (xăng pha chì) hoặc có một số thành phần cấu tạo của sản phẩm gây
khó khăn cho việc thải loại sau sử dụng.
13
- Phí đối với khí thải: được áp dụng với các chất gây ô nhiễm thoát vào không
khí, nước hoặc đất hoặc gây tiếng ồn. Các khoản phí này có thể được đánh vào thời
điểm tiêu thụ (trong trường hợp này tương đương với phí sản phẩm và có tác động
tương tự đến thương mại), hoặc có thể được thu dưới hình thức phí đối với người sử
dụng để trang trải chi phí xử lý rác thải công cộng.
- Phí hành chính: được áp dụng cùng với các quy định để trang trải các chi phí
dịch vụ của Chính phủ và có thể được thu dưới hình thức phí giấy phép, đăng ký, phí
kiểm định và kiểm soát. Cơ sở của việc đánh thuế hay thu phí vì mục đích môi
trường được dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm và người sử dụng các nguồn lực
môi trường phải chịu phí.
Tất cả các rào cản môi trường này đều ảnh hưởng tới thương mại quốc tế, tới
sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, các quốc gia. Các quy định về môi trường được
các nước sử dụng ngày càng nhiều và đã thật sự trở thành một rào cản hữu hiệu để
bảo hộ thị trường trong nước mà vẫn phù hợp với các quy định của WTO.
Ngoài các hình thức trên, rào cản kỹ thuật trong thương mại còn tồn tại dưới
những hình thức khác như các biện pháp an ninh: các nước đưa ra các quy định hạn
chế nhập khẩu, thậm chí cấm nhập khẩu vì những lý do an ninh hay các tiêu chuẩn an
toàn cho người lao động: một số quốc gia không nhập khẩu hàng hoá từ những doanh
nghiệp không đáp ứng được các điều kiện an toàn cho người lao động.
Các nước có thể dựa vào nhiều lý do khác nhau để đưa ra các tiêu chuẩn nhằm
mục đích bảo vệ thị trường, người tiêu dùng và môi trường trong nước cho nên rào
cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế tồn tại dưới nhiều hình thức rất đa dạng và
phức tạp.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ (TMQT):
Thứ nhất: Tiêu chuẩn và các quy định trong hàng rào kỹ thuật thương mại
mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với thuế và hạn ngạch thương mại. Các rào
cản thương mại cổ điển đó gồm các loại thuế kém hiệu quả và phân biệt đánh vào
các nguồn lực kinh tế nước ngoài; đồng thời điều này cũng làm tăng chi phí đối với
14
người tiêu dùng và người sử dụng đầu vào, phân bổ một cách không hiệu quả các
nguồn lực và bảo hộ các thế lực thị trường trong nước (Maskus và Wilson 2001).
Phải nói rằng các tiêu chuẩn đem lại lợi ích kinh tế lớn mà nếu như xóa bỏ sẽ tạo ra
một tổn thất lớn cho xã hội, chẳng hạn các tiêu chuẩn rác thải và yêu cầu sử dụng
nhiên liệu hiệu quả có thể giúp làm sạch không khí hơn, yêu cầu vệ sinh an toàn
thực phẩm có thể cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống hơn, yêu cầu về an
toàn thực phẩm có thể cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống, có tác động lan
tỏa giúp đạt được năng suất cao hơn.
Thứ hai: Rào cản kỹ thuật tác động hai mặt tới TMQT. Các quy định và tiêu
chuẩn kỹ thuật một mặt đảm bảo cho thương mại (chất lượng thương mại) vì chúng
ra đời từ mối quan tâm chung của cả Chính phủ và người tiêu dùng đối với vấn đề
sức khỏe, an toàn và chất lượng môi trường. Nhưng mặt khác mạnh hơn, chúng tác
động cản trở thương mại quốc tế. Bởi vì thực tế cho thấy các nước có thể đưa ra
những quy định nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau, chứ không phải mục
đích bảo vệ xã hội, bảo vệ người tiêu dùng.
Thứ ba : Từ những vấn đề nêu trên, có thể thấy rằng hiện nay nếu như đối
với các nước phát triển, rào cản kỹ thuật là một công cụ chính sách thương mại hữu
hiệu phục vụ chủ nghĩa bảo hộ, thì ngược lại rào cản kỹ thuật trở thành mối quan
tâm, lo ngại đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Bởi lý do: Rào cản kỹ thuật
thương mại của các nước phát triển làm phát sinh chi phí trong sản xuất hàng xuất
khẩu của các nước đang phát triển. Không chỉ các tiêu chuẩn trong rào cản thương
mại liên quan đến chi phí mà ngay cả các thủ tục đánh giá tính tuân thủ và sự trì
hoãn đi kèm cũng gây tốn kém, và đặc biệt chi phí còn phát sinh do sự khác biệt của
các tiêu chuẩn ở các thị trường xuất khẩu khác nhau và sự thay đổi tiêu chuẩn theo
thời gian.
Thứ tư: Việc sử dụng các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế được
điều chỉnh thông qua hiệp định thương mại WTO. Cụ thể, để hạn chế những tác
động tích cực cũng như sự khác biệt của hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc
tế, tổ chức thương mại thế giới WTO đã thống nhất các nguyên tắc chung và được
15
cộng đồng thế giới cam kết tại Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại
(TBT). Tuy nhiên, hiệp định này mới chỉ khuyến cáo các nước cân nhắc vào tình
hình sử dụng tiêu chuẩn quốc tế nhưng cuối cùng lại không yêu cầu các nước này
thay đổi mức bảo hộ. Do vậy, nhắc tới hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế,
người ta vẫn luôn cho rằng đó là một trong những công cụ bảo hộ mậu dịch hiệu
quả của các nước và khu vực, và thị trường Mỹ là một ví dụ điển hình.
2. MỘT SỐ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THƯỜNG ĐƯỢC SỬ
DỤNG TRÊN THẾ GIỚI ĐỂ VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT
TRONG TMQT:
Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu nếu
các quốc gia không muốn bị tụt hậu, bị cô lập. Nhưng khi tham gia thương mại thế
giới thì các nước lại gặp rất nhiều rào cản. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần phải có
những giải pháp để vừa hội nhập kinh tế thành công vừa bảo đảm được những quyền
lợi của doanh nghiệp mình.
Để vượt qua các rào cản kỹ thuật trong TMQT, các doanh nghiệp có thể sử
dụng nhiều biện pháp khác nhau trong đó có việc áp dụng các hệ thống quản lý chất
lượng quốc tế. Hiện nay trên thế giới có nhiều hệ thống quản lý chất lượng do các tổ
chức tiêu chuẩn và chất lượng khác nhau ban hành và cấp giấy chứng nhận trong đó
phổ biến là hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, hệ thống quản trị môi trường ISO
14000, hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP, tiêu chuẩn quốc tế Global Gap.
Ngoài ra, các tiêu chuẩn mới như BRC, IFS và ISO 22000 (chứng nhận hệ thống
quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm) đang là điều kiện mua hàng của các tập đoàn bán
lẻ lớn trên thế giới.
2.1. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000.
Thực chất đây là một bộ tiêu chuẩn do Tổ chức về Tiêu chuẩn hoá
(International Organisation for Standardization - ISO) ban hành. Bộ tiêu chuẩn ISO
9000 được ban hành lần đầu năm 1987 nhằm mục đích đưa ra một mô hình được
chấp nhận ở mức độ quốc tế về hệ thống đảm bảo chất lượng và có thể áp dụng rộng
rãi trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
16
ISO 9000 tập hợp các kinh nghiệm quản lý
chất lượng tốt nhất đã được thực thi trong nhiều
quốc gia và khu vực và được chấp nhận là tiêu
chuẩn quốc gia của nhiều nước.
Mục tiêu lớn nhất của bộ ISO 9000 là đảm
bảo chất lượng đối với nguời tiêu dùng. Bộ ISO
9000 gồm 24 tiêu chuẩn, chia thành 5 nhóm là:
• ISO 9001: Hệ thống chất lượng – Mô
hình đảm bảo chất lượng trong quá trình thiết kế,
sản xuất, lắp đặt và dịch vụ.
• ISO 9002: Hệ thống chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình
sản xuất lắp đặt và dịch vụ.
• ISO 9003: Hệ thống chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình
kiểm tra cuối cùng và thử nghiệm.
• ISO 9004.1: Quản lý chất lượng và các yếu tố trong hệ thống chất lượng.
Phần 1: Hưóng dẫn
• ISO 9004.2: Quản lý chất lượng và các yếu tố trong hệ thống chất lượng
Phần 2: Hướng dẫn dịch vụ
Bốn triết lý của bộ ISO 9000:
Phương hướng tổng quát của bộ ISO 9000 là nhằm tạo ra những sản phẩm và
dịch vụ có chất lượng để thoả mãn nhu cầu của khách hàng bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp.
Các đặc trưng kỹ thuật đơn thuần không thể đảm bảo sự phù hợp của sản
phẩm đối với nhu cầu của khách hàng.Các tiêu chuẩn của hệ thống chất lượng
sẽ bổ sung thêm vào các đặc trưng kỹ thuật của sản phẩm nhằm thoả mãn một
cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Bộ ISO 9000 nêu ra những hướng dẫn đối với hệ thống chất lượng cho việc
phát triển có hiệu quả chứ không áp đặt một hệ thống chất lượng chuẩn đối
với từng doanh nghiệp. Hệ thống chất lượng của mỗi doanh nghiệp bị chi phối
17
bởi tầm nhìn, văn hoá, cách quản trị, cách thực hiện, ngành công nghiệp, loại
sản phẩm hay dịch vụ. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có hệ thống quản lý chất
lượng đặc trưng phù hợp cho từng hoàn cảnh cụ thể.
Hệ thống chất lượng của bộ ISO 9000 dựa trên mô hình quản trị theo quá trình
(MBP – Management By Process) lấy phòng ngừa làm phương châm chủ yếu
trong suốt vòng đời sản phẩm (thiết kế - sản xuất - tiêu dùng).
Bộ tiêu chuẩn ISO là một bộ tiêu chuẩn mang tính toàn cầu, được thừa nhận
rộng rãi trên thế giới do đó các doanh nghiệp sẽ có lợi ích rất lớn nếu được
bên thứ ba công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9000. Các doanh nghiệp ISO 9000
này sẽ được:
- Bên mua hàng hoá, dịch vụ hay bỏ thầu miễn giảm việc thử nghiệm lại sản phẩm.
- Xuất khẩu và trúng thầu dễ dàng đối với các đối tác nước ngoài.
- Có hệ thống mua bán tin cậy trong việc bán hàng giữa các doanh nghiệp
cũng như giữa các quốc gia.
- Dễ được thị trường khó tính chấp nhận, đặc biệt là các sản phẩm liên quan
đến sức khoẻ, an ninh và môi trường.
2.2. Hệ thống quản trị môi trường ISO 14000.
ISO 14000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản trị môi trường (Environment
Management System – EMS) do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO xây dựng và
ban hành. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là tập hợp các tiêu chuẩn cùng họ, bao gồm các
tiêu chuẩn và các hướng dẫn chủ yếu liên
quan đến vấn đề quản lý môi truờng. Bộ tiêu
chuẩn này thích ứng với yêu cầu giải quyết
vấn đề môi trường toàn cầu, mục đích chính
của nó là cải thiện việc quản lý môi trường,
bảo vệ môi trường, chú trọng đến các tác
động, các ảnh hưởng xấu của quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến môi
trường. Áp dụng ISO 14000 đi liền với việc thiết
18
lập vận hành một hệ thống quản lý môi trường.
Các tiêu chuẩn ISO 14000 đưa ra những chuẩn cứ được quốc tế thừa nhận về
quản lý, đo lường và đánh giá môi trường. Các tiêu chuẩn này tuy không đề cập đến
những chỉ tiêu chất lượng môi trường nhưng những công cụ được đưa ra lại là những
công cụ hữu hiệu giúp các tổ chức và các doanh nghiệp thực hiện việc đánh giá và
kiểm soát tác động môi trường đối với các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình.
ISO 14000 được biên soạn để áp dụng cho tất cả các loại hình và quy mô tổ
chức/doanh nghiệp. Kể từ những tiêu chuẩn đầu tiên được xuất bản năm 1996 đến
nay, bộ tiêu chuẩn ISO đã có khoảng 20 tiêu chuẩn, báo cáo kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng.
Theo tiêu chuẩn ISO 14001 – Hệ thống quản lý môi trường. Quy định và hướng
dẫn sử dụng ( một trong các tiêu chuẩn của bộ ISO 14000), một hệ thống quản lý môi
trường gồm 5 thành phần cơ bản sau:
Chính sách môi trường
Lập kế hoạch
Áp dụng và hoạt động
Kiểm tra và hành động chỉnh sửa
Xem xét lại của ban lãnh đạo
Giống như bộ tiêu chuẩn ISO 9000, bộ tiêu chuẩn ISO 14000 cũng đem lại lợi
ích không nhỏ đối với doanh nghiệp. Trong nền thương mại quốc tế hiện nay, một số
quốc gia thường lợi dụng điều khoản liên quan đến những biện pháp bảo vệ môi
trường, bảo vệ con người để bảo vệ sản phẩm của mình dựng lên những rào cản môi
trường đối với thương mại thì ISO 14000 có thể được coi là một sự đảm bảo cho
hàng hoá của các nước có thể vượt qua các rào cản đó để bước chân vào thị trường
các nước khác.
Tóm lại ISO 14000 góp phần làm tăng ý thức bảo vệ môi trường của người
dân, thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật về công tác bảo vệ môi trường, giúp
doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước thông qua
việc giảm giá thành, tạo lập hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí người tiêu dùng, thúc đẩy
sự phát triển của “mậu dịch xanh”.
19
2.3. Hệ thống HACCP.
HACCP ( Hazard Analysis and
Critical Control Point) là hệ thống phân tích
mối nguy và xác định điểm kiểm soát trọng
yếu. HACCP là sự tiếp cận có tính khoa
học, hợp lý và có tính hệ thống cho sự nhận
biết, xác định và kiểm soát mối nguy trong
chế tạo, gia công, sản xuất, chuẩn bị và sử
dụng thực phẩm để đảm bảo rằng thực
phẩm là an toàn khi tiêu dùng (tức là nó
không có mối nguy không thể chấp nhận
cho sức khoẻ). Hệ thống này nhận biết
những mối nguy có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thực phẩm và đặt ra các biện
pháp kiểm soát để tránh những mối nguy xảy ra.
HACCP là khái niệm được hình thành vào những năm 1960 bởi công ty
Pillsbury. Cùng với Viện quản lý không gian và hàng không quốc gia (NASA) và
phòng thí nghiệm quân đội Mỹ ở Natick, họ đã phát triển hệ thống này để đảm bảo an
toàn thực phẩm cho các phi hành gia trong chương trình không gian. Việc phát triển
kế hoạch liên quan khắp thế giới về an toàn thực phẩm bởi những người có thẩm
quyền, sức khoẻ cộng đồng, công nghiệp thực phẩm và người tiêu dùng đã là sự thúc
đẩy chủ yếu trong việc áp dụng hệ thống HACCP trong những năm gần đây. Việc
này được chứng minh bởi sự tăng lên đáng kể phạm vi ra đời thực phẩm không bệnh
tật trên thế giới và sự gia tăng nhận thức về hiệu quả kinh tế và hiệu quả sức khoẻ của
thực phẩm không bệnh tật. Và việc áp dụng HACCP được yêu cầu ngày càng nhiều
bởi những người tiêu dùng tại các thị trường như Mỹ, châu Âu, Australia, Canada
Nhiều tổ chức quốc tế như Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, Uỷ ban Tư
vấn Quốc gia về tiêu chuẩn vi trùng học cho thực phẩm và Uỷ ban CodexWHO/FAO
đã chứng nhận HACCP là hệ thống có hiệu quả kinh tế nhất cho đảm bảo an toàn
thực phẩm.