Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

“Con chẳng muốn bị béo phì” potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.84 KB, 5 trang )

“Con chẳng muốn bị béo phì”
Bé Vừng chẳng bao giờ đi chơi vì sợ bị trêu “béo lùn mập ú”. Đã thế, ở
lớp các bạn lại còn gán cho bé biệt danh “lớp trưởng ăn nhanh”. Học
lớp 1, Vừng đã nặng 36 cân.
Bé béo phì – lỗi tại ai?
Theo các nghiên cứu cho biết, chỉ có 10% số bé bị béo phì là do di truyền.
90% còn lại là do chế độ ăn uống của bé không hợp lý, ăn quá nhiều chất,
nhiều bữa.
Điều này là lỗi tại của người lớn nuôi dạy con không đúng cách. Nhất là đối
với các bé dưới 1 tuổi, cha mẹ thường mong muốn, ép bé ăn và tẩm bổ, chỉ
mong con “hay ăn chóng lớn”. Hơn thế, bố mẹ quá bận rộn, cho con ăn
nhiều đồ ăn nhanh (gà rán KFC, mỳ Ý, bánh pizza…), đồ ăn đóng hộp, ăn
đêm sẽ làm bé tăng cân rất nhanh và khó “hãm phanh”.
Bé béo phì cũng một phần tại bé ít hoặc không chịu vận động.
Bé béo phì – nguyên nhân của nhiều bệnh nguy hiểm
Thể trạng bị béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm ở bé như:
tăng mỡ trong máu, tiểu đường, huyết áp cao, sỏi mật, rối loạn nội tiết trong
cơ thể.
Bé cũng sẽ cảm thấy đau đầu thường xuyên và kéo dài. Hơn nữa, ở những
vùng da có ngấn như cổ, tay, chân, phần da lõm sâu xuống rất dễ đọng mồ
hôi, sinh ẩm ướt, gây ngứa ngáy, dễ nhiễm trùng, nấm ngứa.
Nhiều bé bị béo phì đã biết xấu hổ, tự ti về vẻ bề ngoài. Các bạn cùng tuổi
lại hay trêu đùa, đặt cho bé những biệt danh chán ngắt như Béo, Mập, Ú…
Điều đó càng làm bé khó hòa nhập trong việc học tập và vui chơi và dần dẫn
tới tự kỷ.

Bị béo phì là nguyên nhân của nhiều bệnh nguy hiểm
Trị ngay bệnh “béo phì” cho bé
Cách tốt nhất để trị bệnh béo phì cho bé là làm thế nào duy trì hoặc giảm cân
nặng hiện tại mà tăng chiều cao. Mẹ hãy thử áp dụng những phương pháp
sau nhé:


Điều chỉnh lại chế độ ăn uống
Không cho bé ăn vặt, ăn nhiều bữa, không ép bé ăn cố, ăn thêm. Nhắc bé và
dần dần giảm bớt khẩu phần ăn của bé: từ 2 bát cơm đầy giảm xuống còn 2
lưng bát.
Theo dõi chỉ số cân nặng của bé mỗi tuần, mỗi tháng để tiếp tục điều chỉnh
kịp thời.
Thực đơn món ăn rất quan trọng
Hãy thêm vào bữa ăn của bé nhiều rau xanh và trái cây. Hạn chế những chất
béo như mỡ, “lục phủ ngũ tạng” động vật như gan, lòng mề, tim, cật, óc…
Cho bé ăn trứng, đậu, thịt nạc và cá để bổ sung nguồn chất đạm.
Mẹ nên chế biết thức ăn bằng cách luộc, hấp, nướng thay cho xào, nấu, rán.
Không nên cho bé uống nước ngọt, nước có đường. Vì năng lượng thừa sẽ di
chuyển thành mỡ dưới da. Khuyến khích bé uống nước lọc vừa tốt cho tiêu
hóa mà lại không sợ béo.
Hạn chế ăn các loại bánh kem, bánh rán, bánh nướng, bánh ngọt có nhiều
dầu và bơ và các loại thức ăn sẵn, các đồ ăn vặt (bimbim, ômai).

Mẹ hãy rèn cho bé thói quen vận động từ nhỏ, tránh xa bệnh béo phì
Không áp dụng những biện pháp sai lầm
Không cho bé uống sữa. Đó là suy nghĩ sai hoàn toàn vì sữa là nguồn cung
cấp canxi dồi dào giúp bé phát triển chiều cao. Sữa còn là nguồn dinh dưỡng
chính bổ sung vitamin và năng lượng cần thiết nếu bé phải thực hiện một chế
độ ăn kiêng.Với các bé bị béo phì, hiện nay trên thị trường có các loại sữa
giảm béo, không đường.
Cho bé ăn ít bữa. Điều này cũng chẳng giúp gì cho bé trong việc giảm cân
mà còn gây tác hại lớn. Nếu bé ăn quá ít bữa, lượng thức ăn mỗi bữa cũng
siêu ít, bé sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, giảm hiệu quả việc học tập và vui
chơi, sự nhanh nhẹn. Hơn thế, khi có cơ hội, bé sẽ tìm cách “ăn bù” những
bữa trước và nguy cơ béo phì càng tăng cao. Nên cho bé ăn ít, nhưng nhiều
bữa.

Lập một kế hoạch hoạt động
Mỗi tuần, mẹ nên cho bé tập thể dục, chơi thể thao như đá bóng, nhảy dây,
đi xe đạp, bơi lội, đi bộ cùng ông bà, bố mẹ.
Bé cũng có thể giúp mẹ làm việc nhà mà lại giảm cân. Tùy theo độ tuổi mà
mẹ phân công cho bé: quét nhà, tưới cây,…
Hạn chế bé đọc truyện, xem tivi, chơi game hay ngồi máy tính quá 2 giờ
đồng hồ liên tục.
Điều quan trọng nhất, bố mẹ phải làm gương trong mọi hoạt động: thực hiện
chế độ ăn uống, tập thể dục, thói quen sinh hoạt… để bé học tập theo

×