Đọc sách khiến bé thông minh?
Không biết nghe ai mách cho đọc sách từ nhỏ sẽ khiến
con thông minh, chị Lan cứ mua sách về bắt cu Tí 2 tuổi
phải đọc. Cu cậu không chịu, chỉ xé và nhai sách thôi.
Đọc sách chỉ giúp bé rèn luyện kỹ năng
Theo chuyên gia tâm lý Lê Khanh, đọc sách nhiều chỉ là
một trong những phương pháp tốt để bé rèn luyện nhân
cách và kỹ năng trình bày văn bản (ngôn ngữ nói và ngôn
ngữ viết), chứ không phải là một cách giúp bé thông minh
hơn.
Thông minh là một năng lực do nhiều yếu tố tạo, yếu tố
quan trọng nhất là bẩm sinh.
Một bé có cách trình bày rõ ràng, sử dụng nhiều vốn từ do
đọc sách, người lớn sẽ có cảm giác là bé rất thông minh.
Nhưng nếu thử yêu cầu bé làm thêm một vài thí nghiệm
chứng tỏ sự thông minh, chưa chắc bé đã làm được. Người
ta có thể đào tạo ra một học sinh giỏi, nhưng không thể tạo
ra một học sinh thông minh. Trên thực tế, những bé ham
thích đọc sách sẽ biết cách tiếp cận các vấn đề xã hội tốt
hơn, biết cách diễn đạt ngôn ngữ, có kỹ năng giao tiếp tốt
hơn những bé dù thông minh nhưng lười đọc sách.
Bố mẹ hãy coi chuyện đọc sách như là một chìa khóa mở
cánh cửa vào đời cho các bé. Nên khuyến khích bé đọc
sách, tạo niềm đam mê đọc sách thay cho việc xem tivi, hay
chơi trò chơi điện tử hiện nay.
Rèn cho bé thói quen đọc sách hiệu quả và có ích
Bố mẹ cũng phải ham đọc sách, xây dựng tủ sách gia đình
phong phú và hữu ích để tập cho con thói quen tốt này.
Đọc sách giúp bé rèn luyện nhiều kỹ năng
Song song với việc dẫn con đi siêu thị, đi công viên, bố mẹ
nên dẫn con đi nhà sách, hiệu sách, cho con chọn sách theo
sở thích của bé. Bố mẹ hãy định hướng để con không chọn
những loại sách độc hại, không phù hợp với lứa tuổi.
Nhưng không vì thế mà ép con đọc tất cả những sách mà bố
mẹ thích.
Từ 2 tuổi, bố mẹ có thể bắt đầu tạo cho bé thói quen thích
đọc sách. Ban đầu, bé có thể không tập trung nhưng cần
kiên trì với bé. Nên chọn những loại sách đơn giản, có
nhiều hình ảnh, nội dung chủ yếu giúp bé phân biệt các loại
con vật, cây cối, các bộ phận trên cơ thể người.
Bé mới 2 tuổi, chưa có khả năng đọc sách, chỉ có thể xem
sách (xem hình ảnh). Mẹ hãy mua cho bé các tập sách nhỏ
xíu (7 x 7 cm) bằng bìa giấy cứng để bé không xé và nhai
được. Buổi tối, mẹ lật sách ra và dựa theo các hình vẽ đơn
giản đó để “đọc” cho bé nghe một câu chuyện theo hình
ảnh.
Sau đó chuyển sang đọc cho bé những câu chuyện có nội
dung dài hơn, vẫn xoay quanh những cây cối, con vật,
nhưng cần có nhiều hình ảnh để minh họa.
Tiếp đến, mẹ có thể đọc cho bé nghe tuyển tập 365 chuyện
kể hàng đêm, rồi chuyện cổ tích Việt Nam, chuyện cổ
Grim, chuyện cổ Andersen. Khi bé lên 5, mẹ có thể mua
báo Họa my, báo Nhi đồng cho bé tự đọc.
Lưu ý:
Bố mẹ hãy giải thích những từ ngữ mới với bé một cách
đơn giản thông qua các trò chơi để bé dễ hiểu, dễ nhớ. Khi
bé có thể tự đọc sách, bố mẹ nên hỏi bé kể lại tóm tắt
những điều bé vừa đọc, hay chơi đố ô chữ để rèn luyện
thêm vốn từ cho bé.
Cũng không nên vì lợi ích của sách mà khuyến khích bé
đọc quá nhiều, dẫn tới tật cận thị.
Mẹ chỉ nên đọc truyện cho bé trước khi đi ngủ để tạo cho
bé một sự háo hức và dần dần thành thói quen không thể
thiếu.Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ, nên chọn cho bé
sách của nhà xuất bản Kim Đồng, nhà xuất bản Trẻ. Với
các bé còn nhỏ, độ tuổi mẫu giáo, mẹ có thể chọn loạt sách
Mẹ kể bé nghe, Bubu,… vừa có tranh đẹp, lời lẽ ngắn gọn,
dễ hiểu. Với các bé lớn hơn, mẹ có thể lựa chọn truyện cổ
Grim, truyện cổ Andersen…, nhưng phải chọn được bản
dịch sát và đúng