Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thực phẩm cho phụ nữ sau sinh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.13 KB, 5 trang )

Thực phẩm cho phụ
nữ sau sinh
Sau quá trình “vượt cạn” vô cùng cực nhọc, cơ thể sản phụ bị
mất sức nghiêm trọng. Vì vậy, không nên kiêng cữ mà cần
dùng thực phẩm một cách khoa học để nhanh lấy lại sức và
chăm sóc con.


Sản phụ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để nuôi con tốt – Ảnh:
Shutterstock
Chế độ ăn của phụ nữ sau khi sinh cần có nhiều chất dinh dưỡng,
cân đối, hợp lý, cung cấp nhiều năng lượng (2.800 kcalo/ngày) vừa
giúp nhanh phục hồi sức lực và có đủ sữa cho con bú.
Chọn thực phẩm
Chất đạm: nên ăn thịt nạc (heo, gà, bò, tôm), tránh thịt nhiều mỡ,
ăn nhiều loại đậu như đậu nành, đậu phụng, đậu đen, đậu đỏ, đậu
hòa lan, sữa bò, trứng gà, yaourt, sữa đậu nành.
Nên dùng dầu thực vật, hạn chế mỡ động vật. Chất bột đường có
trong cơm, cháo, mỳ sợi, phở; không ăn bún và các loại bánh kẹo,
nước ngọt có gas, kem lạnh. Ăn nhiều loại rau có lá xanh đậm, các
loại củ quả có màu cam, đỏ như rau ngót, rau dền, mồng tơi, bí đỏ,
cà rốt, khoai lang nghệ. Các loại rau này cung cấp nhiều loại
vitamin, chất xơ phòng chống táo bón và
giàu beta-caroten.

Nếu sản phụ có sữa
nhưng bị tắc sữa, sữa
không xuống, bầu vú
đau nhức, nên dùng
rau bợ nước, còn gọi là
cỏ bợ (Marsilea


quadrifolia L.), rửa
sạch, giã nát đắp lên
vú.
Hoặc dùng bồ công
anh, còn gọi là mũi
mác, diếp dại (Lactuca
indica L.),rửa sạch, giã
nát đắp lên vú. Có thể
dùng bài thuốc : Thông
Các loại thực phẩm giàu chất sắt như:
lòng đỏ trứng gà vịt, tim cật heo, cá mực,
tôm, thịt bồ câu, đậu hũ, mè, rau đay, đậu
đen, đậu trắng, hạt sen, đậu hòa lan, súp-
lơ xanh, cải xanh…
Trái cây nên ăn nhiều loại để bổ sung
nguồn vitamin C, các chất khoáng, hoạt
chất dinh dưỡng khác như: nho, cam, táo,
chuối, đu đủ, lê, bơ, mít, vải… Tuy nhiên, cần nhớ là các loại trái
cây nên cắt nhỏ, nhai kỹ (để làm ấm trong miệng) trước khi nuốt.
Chế biến
Các món rau nên hấp, luộc ít nước. Nếu nấu canh phải nấu nhanh
(để giảm sự thất thoát các vitamin). Khi ăn cần nhai kỹ cho dễ tiêu.
Không nên dùng các món chiên xào có nhiều dầu mỡ, khó tiêu.
Thịt, cá, tôm nên kho mềm, ít gia vị cay và nóng như tiêu, ớt, tỏi,
gừng… Nói chung, thức ăn phải chín mềm, dễ tiêu và nên ăn khi
còn nóng ấm (40-50oC).
Tránh các thức ăn sống, nhiều chất chua (như xoài xanh, khế chua,
chanh, quít…), các thức ăn có tính hàn như nghêu, sò, ốc, hến, bí
đao, dưa leo, khổ qua, dưa hấu, nước dừa, dễ sinh lạnh bụng, đầy
hơi, khó tiêu.

thảo (Medulla
Tetrapanacis) 4gr, vẩy
con trút (tê tê) 12gr sao
phồng, nấu với 650ml
nước, sắc còn 300ml,
chia 2 lần, uống trước
bữa ăn.
Nên uống nhiều nước (2,5-3lít/ngày) gồm sữa, nước trái cây, nước
sôi để nguội, nước khoáng. Nhưng nhớ không ăn canh rau vào buổi
chiều tối để tránh đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.
Một số ăn có ích cho sản phụ
- Móng giò lợn nấu cháo với gạo nếp + mít non + đu đủ non.
- Cá quả (cá lóc) nấu cháo với gạo nếp + lá mít non + ít lát gừng.
- Quả sung non (hoặc quả vả) nấu cháo gạo nếp + vừng (mè).
- Cá mực nấu cháo với gạo nếp + đu đủ non + ít lát gừng.
- Thịt lợn nạc nấu cháo với gạo nếp + hạt sen + mít non.
- Thịt lợn nạc nấu canh đu đủ non + giá đỗ.
- Thịt lợn nạc nấu canh mít non. Theo đông y, móng giò lợn gọi là
trư đề, có vị mặn ngọt, tính bình, tác dụng bổ huyết thông sữa. Rất
tốt cho sản phụ bị thiếu sữa. Gạo nếp gọi là nhu mễ có vị ngọt, tính
ấm, có tác dụng làm mạnh tỳ vị, mạnh phổi, dễ tiêu hóa, rất tốt cho
sản phụ thiếu sữa. Thịt cá mực gọi là ô tặc ngư nhục có vị ngọt
mặn, tính bình, tác dụng bổ trung ích khí, nhiều chất dinh dưỡng

×