Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Đề cương môn học ĐTM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.31 KB, 79 trang )

1
Câu 1. Trình bày khái niệm về đánh giá tác động môi trường. Các mục đích và ý
nghĩa của công tác đánh giá tác động môi trường.
1) khái niệm
Theo luật BVMT 2005: Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo
các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi
trường khi triển khai dự án đó.
2) mục đích và ý nghĩa
a) mục đích
- ĐTM góp thêm tư liệu khoa học cần thiết cho việc quyết định hành động phát triển.
Trước khi chưa có khái niệm cụ thể về ĐTM, việc ra quyết định hoạt động phát triển
thường dựa chủ yếu vào phân tích tính hợp lý, khả thi và tối ưu về kinh tế kỹ thuật. Nhân
tố tài nguyên và môi trường bị bỏ qua hoặc không được chú ý đúng mức.
- ĐTM xem xét nhiều phương án thực hiện khác nhau của các hoạt động phát triển. Đối
chiếu, so sánh và phân tích những thuận lợi hoặc khó khăn của hoạt động đó. Từ đó kiến
nghị lựa chọn phương án tối ưu.
- ĐTM giúp cho công tác xây dựng đường lối, chiến lược, qui hoạch, kế hoạch bảo vệ
môi trường.
- ĐTM theo dõi các diễn biến môi trường bị tác động theo dự báo ban đầu sau khi dự án
đi vào hoạt động. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra bằng các hoạt động quan trắc, giám
sát môi trường định kỳ và đề xuất điều chỉnh kịp thời.
b) ý nghĩa
ĐTM là một công cụ kết hợp chặt chẽ với kế hoạch bảo vệ và nâng cao chất lượng
môi trường. Nó chính là một “dự án trong dự án”, cụ thể như sau:
- ĐTM chỉ ra những tác động có thể cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực của một dự án phát
triển. Khi đã có thông tin đầu vào về các chỉ tiêu hoạt động của một dự án, ĐTM sẽ chỉ ra
được các kết quả tác động về mặt môi trường bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi
trường sống của con người. Sự tác động này bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn.
- ĐTM cung cấp cho dự án khả năng giảm nhẹ hoặc bù đắp những tác động tiêu cực của
dự án, giảm thiểu sự phá huỷ môi trường tới mức thấp nhất. Lựa chọn hoặc hiệu chỉnh dự
2


án hoặc tăng cường bảo vệ môi trường bằng các biện pháp giảm số lượng và mức độ tác
động tiêu cực, tăng cường và nâng cao những tác động tích cực.
- ĐTM sẽ đưa ra giải pháp đo mức độ thực thi dự án trên phương diện bảo vệ môi trường.
ĐTM sẽ cung cấp một chương trình quan trắc cho việc tác động của dự án đến môi
trường.
- ĐTM chia ra làm hai nhiệm vụ khảo sát môi trường ban đầu và đánh giá tác động môi
trường. Việc khảo sát môi trường cung cấp cho dự án toàn bộ những thông tin về môi
trường của vùng dự án tác động tới mà trong ĐTM chi tiết sẽ phải trình bày. Nhiệm vụ
ĐTM là phải đánh giá đầy đủ, chi tiết các thành phần môi trường của vùng lập dự án, dự
báo các ảnh hưởng có thể có khi dự án bắt đầu thi công hoặc đi vào vận hành.
Câu 2. Trình bày các yêu cầu của công tác đánh giá tác động môi trường và những
hạn chế trong công tác đánh giá tác động môi trường.
1) các yêu cầu của công tác đánh giá tác động môi trường
ĐTM có ý nghĩa và tầm quan trọng trong quá trình thực hiện các hoạt động của dự
án phát triển. Vì thế, nội dung đánh giá ĐTM đòi hỏi phải có độ chính xác và tin cậy cao,
điều này giúp cấp có thẩm quyền thẩm định chính xác và ra quyết định đúng đắn. Do đó,
ĐTM cần đạt những yêu cầu sau:
- ĐTM phải là một hoạt động khoa học mang tính liên ngành. Phải huy động được nhiều
lĩnh vực cùng tham gia tư vấn, đánh giá và thẩm định.
- ĐTM phải thực sự là công cụ giúp cho việc lựa chọn quyết định. Vì ĐTM cung cấp
thông tin chính xác, khoa học cũng như phân tích và dự đoán dựa trên việc chọn lựa các
phương án phát triển.
- ĐTM phải đề xuất được các giải pháp phòng tránh, giảm bớt các tác động tiêu cực, phát
huy mặt tích cực, đáp ứng đầy đủ mục tiêu và yêu cầu của quá trình phát triển.
- ĐTM phải làm rõ mẫu thuẫn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó
khuyến khích các hoạt động phát triển và bảo vệ môi trường.
- Báo cáo ĐTM phải rõ ràng, dễ hiểu bởi vì báo cáo này không dành riêng cho trong lĩnh
vực chuyên ngành mà tất cả mọi cơ quan quản lý liên quan và mọi người dân đều có thể
tham gia nhận xét, đóng góp và ra quyết định. Do đó báo cáo ĐTM phải trình bày cụ thể,
xúc tích, thiết thực, có tính thuyết phục cao, khách quan và trung thực

3
- Báo cáo ĐTM phải chặt chẽ về mặt pháp lý, vì báo cáo không chỉ có cơ sở khoa học mà
còn có cơ sở pháp lý để người có thẩm quyền ra quyết định đúng đắn và người thực hiện
ĐTM làm cơ sở tiến hành dự án phát triển.
- Việc thực hiện ĐTM là việc làm tốn kém đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Do đó
cần có các giải pháp giảm chi phí thực hiện nhằm bớt gánh nặng cho dự án phát triển.
Tuy nhiên, báo cáo vẫn phải đạt được chất lượng cao theo yêu cầu của cơ quan thẩm
định.
2) Các hạn chế trong công tác đánh giá tác động môi trường
Câu 3. . Phân tích quá trình lược duyệt các tác động môi trường trong ĐTM
Lược duyệt là bước nhằm xác định xem cần tiến hành đánh giá tác động môi
trường đầy đủ hay không. Nếu qua bước này mà dự án không phải tiến hành đánh giá tác
động môi trường thì có thể tiết kiệm được khoản kinh phí đáng kể. Đây là mục tiêu chính
của việc thực hiện bước này trong cả quy trình đánh giá tác động môi trường.
Bước lược duyệt thường do các tổ chức của Chính phủ, chủ dự án, cấp có thẩm quyền ra
quyết định thực hiện. Để đảm bảo cho bước lược duyệt thu được kết quả như mong
muốn, cần hai yếu tố ban đầu sau:
- Chủ dự án phải nhận thức rõ quá trình đánh giá tác động môi trường và mức độ thích
ứng của nó đối với dự án của mình.
- Nhà chức trách có thẩm quyền phải cung cấp được cho dự án các thông tin cần thiết về
đánh giá tác động môi trường.
Cơ sở để thực hiện bước lược duyệt bao gồm:
- Danh mục yêu cầu: Danh mục này liệt kê các dự án phải tiến hành đánh giá tác động
môi trường, những dự án khác không cần bước tiếp theo hoặc chỉ thực hiện thủ tục đơn
giản.
- Ngưỡng: Các ngưỡng về quy mô, kích thước, sản lượng có thể được lập đối với các loại
dự án phát triển. Các dự án vượt ngưỡng này sẽ là đối tượng của đánh giá tác động môi
trường.
- Mức nhạy cảm của nơi đặt dự án: Mức nhạy cảm ở đây có thể hiểu là nhạy cảm về
môi trường. Nếu dự án được triển khai tại vùng được xác định là nhay cảm thì phải thực

hiện đánh giá tác động môi trường.
4
- Thông qua kiểm tra môi trường ban đầu: Thủ tục này được sử dụng ở Mỹ, Thái Lai và
Philippin. Việc kiểm tra môi trường ban đầu cung cấp thông tin cho bước lược duyệt. Kết
luận của kiểm tra môi trường ban đầu sẽ là dự án phải đánh giá tác động môi trường hoặc
không cần đánh giá tác động môi trường.
* Các chỉ tiêu lược duyệt.
Có thể lập một số chỉ tiêu để xác định các loại tác động được coi là đáng kể. Những dự án
gây các tác động loại này cần phải tiến hành đánh giá tác động môi trường.
- Thường thì có thể kết hợp một vài điểm trên làm cơ sở cho bước lược duyệt, chẳng hạn
Hội đồng Châu Âu đề nghị kết hợp việc đưa ra danh mục và ngưỡng. Theo tài liệu do Hội
đồng châu Âu soạn thảo thì lược duyệt lại có thể chia thành các bước nhỏ (hình 2.2). Có
thể giải thích các bước ở hình 2.2 một cách chi tiết hơn, đầy đủ hơn như sau:
Hình 2.2. Quá trình lược duyệt tác động môi trường
Bước 1: Theo bước này có thể sử dụng các quy định, điều luật, trong đó quy định các
kiểu dự án phải tiến hành đánh giá tác động môi trường. Dự án nào rơi vào danh mục này
đều phải thực hiện ĐTM. Mỗi quốc gia có quy định riêng, nên dự án cùng loại có thể
phải có ĐTM ở nước này nhưng ở nước khác lại không yêu cầu.
Bước 0: Chuẩn bị dự án
Bước 3: Tham khảo sách hướng dẫn đánh giá tác
động môi trường
Bước 2: Kiểm tra điểm đặt dự án có vào vùng
phải đánh giá tác động môi trường không
Bước 1: Kiểm tra danh mục dự án theo Luật, qui
định
Bước 4: Thu thập thông tin các loại
Bước 5: Lập danh mục các câu hỏi lược duyệt
Bước 6: Lập văn bản lược duyệt
5
Một loại quy định khác lại có thể liệt kê các loại hình dự án không phải tiến hành đánh

giá tác động môi trường, nghĩa là những dự án thuộc loại này sẽ được miễn trừ.
Bước 2: Ở nhiều nước, theo quy hoạch có những vùng đặc biệt, chẳng hạn vùng có môi
trường nhạy cảm, vùng dành riêng cho cấp nước,… Có thể nêu một số vùng loại này như:
- Vùng có ý nghĩa lịch sử, khảo cổ và khoa học.
- Vùng đất ngập nước.
- Vùng núi có độ dốc cao và địa hình đặc biệt.
- Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, vùng có ý nghĩa kinh tế, văn hoá sinh thái.
- Vùng có động thực vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng.
- Vùng thường xuyên xảy ra sự cố, rủi ro.
- Vùng có chất lượng môi trường thấp.
- Khi một dự án muốn thực thi ở khu vực này phải có ĐTM. Tất nhiên, quy định này sẽ
do các cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành. Đôi khi văn bản chưa ban hành thì cơ quan
quản lý có thể yêu cầu tiến hành đánh giá tác động môi trường các dự án thực thi ở các
vùng nhạy cảm môi trường.
Bước 3: Trong trường hợp dự án không thuộc loại quy định trong luật hoặc vị trí của nó
không ở vùng đặc biệt như ở bước 2 thì chủ dự án hoặc cấp có thẩm quyền vẫn phải tiến
hành bước lược duyệt, nghĩa là xét xem dự án có cần đánh giá tác động môi trường
không. Ngoài danh mục loại dự án quy định theo luật và quy định riêng, các tổ chức, cơ
quan còn phát hành các sách hướng dẫn
ĐTM. Đó có thể là hướng dẫn của nhà nước, của Bộ liên quan đến môi trường hoặc chính
quyền địa phương. Thường thì các sách hướng dẫn này cũng cung cấp những danh mục
loại dự án cũng như vị trí đặt dự án cần có đánh giá tác động môi trường, ngoài ra còn
đưa thêm các nhân tố địa phương khác cần được xem xét.
Bước 4: Thu thập phân tích thông tin đã có.
Trong nhiều trường hợp, quyết định của bước lược duyệt phải dựa trên việc phân tích các
số liệu thu thập. Thông tin này có thể khai thác từ các sách hướng dẫn đánh giá tác động
môi trường, từ hồ sơ các dự án đang hoạt động. Thường các thông tin này giúp đánh giá
mức độ tác động đến môi trường, nếu thực thi dự án. Nếu tác động này thuộc loại đáng
kể thì cần phải thực hiện các bước sau của quá trình đánh giá tác động môi trường. Để
6

tiện cho việc cân nhắc, cần lập hồ sơ bao gồm các thông tin về dự án và các thông tin
khác có liên quan.
Bước 5: Nhiều khi các thông tin thu thập từ bước 4 vẫn chưa thật rõ ràng, chưa đủ để đi
đến quyết định. Khi đó, cần có thêm thông tin chi tiết hơn về đặc trưng dự án, loại tác
động có thể xảy ra cũng như các nhân tố phục vụ bước lược duyệt.
Trong một số hệ thống đánh giá tác động môi trường, người ta đã lập các danh mục dạng
câu hỏi phục vụ cho bước lược duyệt. Để đơn giản, các câu hỏi được soạn dưới dạng
"đúng", "sai" hoặc "có", "không", nghĩa là người được hỏi chỉ việc đánh dấu vào các ô
thích hợp. Câu hỏi dạng này được gửi cho cả người chủ dự án, những người có thẩm
quyền cũng như một số nhà khoa học liên quan. Việc thu thập, phân tích các phiếu câu
hỏi đã được điền đầy đủ sẽ giúp cho việc quyết định về tình trạng đáng kể các tác động
của dự án, tiến tới ra quyết định cuối cùng của bước lược duyệt. Nhiều tổ chức đã thiết kế
được danh mục gồm nhiều câu hỏi rất bổ ích. Một số câu hỏi được trích ra dưới đây làm
ví dụ:
- Dự án liên quan đáng kể đến sử dụng lãnh thổ hoặc biến đổi khu vực? Có , Không .
- Dự án có phát thải các chất vào không khí thông qua việc đốt nhiên liệu, chế biến sản
phẩm, hoạt động xây dựng và các nguồn thải khác? Có , Không .
- Dự án cần có lượng nước cấp lớn hoặc thải lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp
lớn hay không? Có , Không .
- Dự án có cần nơi đổ rác hoặc chất thải công nghiệp? Có , Không .
- Dự án có phát sinh tiếng ồn, ánh sáng chói, nhiệt, bức xạ không? Có , Không .
- Dự án có thường xuyên sử dụng hoá chất cho việc trừ sâu, trừ cỏ? Có , Không .
- Dự án có sử dụng nhiều lao động không? Có , Không .
- Dự án có làm thay đổi tình trạng sức khoẻ cộng đồng không? Có , Không .
- Vị trí dự án có thuộc gần vùng bảo vệ, dành riêng không? Có , Không .
Bước 6: Văn bản quyết định bước lược duyệt.
Đây là bước cuối cùng của phần lược duyệt. Thông qua các bước ở trên có thể đi đến
quyết định có phải đánh giá tác động môi trường dự án hay không. Nghĩa là phải đưa ra
văn bản nêu kết luận, những nguyên nhân đưa đến kết luận và thông báo cho chủ dự án
và các bên hữu quan về kết luận có phải tiếp tục đánh giá tác động môi trường hay

7
không. Sau đó, cần giải quyết các kháng nghị của chủ dự án hoặc bên thứ ba về kết luận
của nước lược duyệt.
Người ta thấy có một số hoạt động khác rất có ích cho việc đi đến quyết định bước lược
duyệt, chẳng hạn:
- Đối thoại giữa chủ dự án và nhà chức trách.
- Lấy ý kiến tư vấn từ các cơ quan có trách nhiệm về kiểm soát ô nhiễm môi trường, bảo
vệ tài nguyên môi trường.
- Tạo cơ hội cho các cơ quan, cá nhân, cộng đồng góp ý kiến.
- Lấy ý kiến các chuyên gia từ các cơ quan khoa học.
- Tham khảo đánh giá tác động môi trường các dự án cùng loại hoặc cùng địa điểm.
Câu 4. Phân tích mức độ và phạm vi đánh giá tác động trong ĐTM.
Phát triển kinh tế - xã hội thường làm thay đổi các thông số môi trường. Các tác
động dẫn đến thay đổi như vậy thường có mức độ quan trọng khác nhau. Vì vậy đánh giá
tác động môi trường cần tập trung vào những tác động quan trọng nhất, không cần chú
trọng đến tác động không đáng kể. Ngoài ra, phải tiến hành kiểm tra các dự án giảm thiểu
đảm bảo tính hiệu quả và khả thi. Đây chính là nhiệm vụ của việc xác định mức độ, phạm
vi đánh giá. Việc xác định phạm vi đánh giá mang lại các lợi ích sau đây:
- Có thể tiết kiệm được chi phí đánh giá.
- Rút ngắn được tài liệu, giúp cho người đánh giá tập trung được vào những điểm chính
yếu nhất, rõ ràng nhất.
- Tạo được mối liên hệ giữa người ra quyết định với cộng đồng. Mối liên hệ này sẽ làm
giảm những cản trở, chậm trễ từ phía cộng đồng.
- Khuyến khích được chủ dự án cân nhắc những biện pháp thay thế, biện pháp giảm thiểu
các tác động có hại do dự án gây nên đối với môi trường.
Cơ quan có trách nhiệm xác định mức độ phạm vi đánh giá có thể là chủ dự án, nhà chức
trách hoặc tổ chức độc lập. Trong một số trường hợp, bước này được thực thi bởi nhóm
thuộc dự án mà không có sự tham gia từ bên ngoài. Song với đa số trường hợp thì sự
tham gia của các cơ quan khác sẽ rất có hiệu quả, tư vấn của họ có thể tránh được tranh
cãi không cần thiết sau này về quá trình đánh giá tác động môi trường.

8
Việc xác định mức độ phạm vi cần thông tin về:
- Dự án.
- Khu vực.
- Các tác động và phương pháp đánh giá tác động.
- Quản lý đánh giá tác động môi trường.
- Các quá trình ra quyết định thích hợp.
Điều này chỉ có được nếu thành lập nhóm thực hiện đa ngành và có sự tư vấn rộng rãi. Sự
hợp tác chặt chẽ giữa chuyên gia kỹ thuật công nghệ, chuyên gia môi trường và chuyên
gia pháp lý cũng như đóng góp của những người chịu ảnh hưởng dự án sẽ đảm bảo thắng
lợi cho việc xác định mức độ, phạm vi tác động.
Quá trình thực hiện bước này cũng cần được quản lý sao cho kết quả của nó được ghi
nhận và tính đến trong việc lập kế hoạch nghiên cứu đánh giá tác động môi trường.
Thường thì yêu cầu đối với bước xác định mức độ, phạm vi đánh giá có khác nhau ở một
số quy định thực thi bước này. Ngoài ra, đó có thể là trách nhiệm của nhà chức trách và
trong một số trường hợp là cơ quan độc lập chẳng hạn như Viện, Hội đồng, Trung tâm
đánh giá tác động môi trường nào đó.
Một số hoạt động chính của bước xác định mức độ, phạm vi ảnh hưởng được trình bày ở
hình 2.3. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện từng bước.
Bước 1: Xác định khả năng tác động
Nhiệm vụ của bước này là xác định khả năng tác động có thể này sinh khi thực thi dự án
đến môi trường, kể cả tác động gián tiếp, tác động thứ sinh, tác động kết hợp,… Để giúp
thực hiện tốt bước này, nhiều nước, tổ chức đã xây dựng các danh mục dự án cũng như
các thành phần môi trường cần phải tính đến trong quá trình xác định mức độ và phạm vi
tác động.
9
Hình 2.3. Các hoạt động của
bước xác định mức độ, phạm
vi tác động
Bước 2: Xem xét các

phương án thay thế.
Trong quá trình hình thành và trình dự án luôn có những dự án thay thế được đem ra cân
nhắc. Bước này đề cập đến việc xem xét các dự án thay thế có thể gây tác động như thế
nào đến môi trường. Từ đó có thể giúp cho việc quy hoạch chọn lựa dự án thích hợp hơn,
ít tác động hơn đến môi trường. Ít nhất cũng có một phương án thay thế có thể đem xem
xét, đó là phương án số không, phương án không có dự án.
Ở nhiều nước, bước này được đề cập trong các quy định pháp lý, một số dạng dự án thay
thế cũng được liệt kê giúp cho người đánh giá có thể tham khảo. Larry W. Canter (1996)
đã chỉ ra một danh mục nhằm giúp cho việc xác định các kiểu phương án thay thế liên
quan tới dự án, chẳng hạn:
- Vị trí tuyến đường.
- Quá trình công nghệ.
- Thiết kế công trường.
- Kiểu và nguồn nguyên liệu thô.
- Chương trình thực hiện.
- Đặc điểm kỹ thuật sản phẩm.
- Kích cỡ.
1. Xem xét dự án và vị trí để xác định các tác động
2. Nhận xét các khả năng thay thế
3. Chọn ra các tác động đáng kể nhất
4. Soạn văn bản nháp
5. Lấy ý kiến về văn bản nháp
6. Hoàn thiện và kết thúc
10
- Khống chế ô nhiễm.
- Đổ thải, tái sử dụng.
- Hệ thống và phương pháp quản lý.
- Kế hoạch thực hiện monitoring và đề phòng bất trắc.
Bước 3: Tư vấn, tham khảo ý kiến
Việc xác định mức độ, phạm vi tác động liên quan tới việc thảo luận với các cơ quan bên

ngoài, kể cả cơ quan nhà nước, nhóm người quan tâm, cộng đồng địa phương, chủ đất…
nhằm xác định rõ tác động, vấn đề, mối quan hệ, phương án thay thế cần phải đề cập
trong ĐTM.
Khi được hỏi ý kiến và góp ý kiến, những người chịu tác động có thể yên tâm và tin rằng
quan tâm của họ được xem xét và phản ảnh trong báo cáo ĐTM.
Việc hỏi ý kiến bên ngoài ở một số quốc gia đã được quy định trong các văn bản pháp lý.
Thế nhưng ở một số nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, bước này không thu được
kết quả cao. Nguyên nhân có thể là các cơ quan, cộng đồng được hỏi ý kiến chưa làm
quen, chưa quan tâm tới công việc này hoặc kiến thức còn hạn chế.
Một số cơ quan cần tham khảo ý kiến:
- Cơ quan có thẩm quyền.
- Chính quyền các cấp có trách nhiệm với công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn tự nhiên,
bảo vệ di tích, cảnh quan, cơ quan sử dụng đất, quy hoạch không gian, kiểm soát ô
nhiễm.
- Các cơ quan quốc tế có liên quan (nếu cần), đặc biệt là cơ quan có trách nhiệm thiết kế,
quy hoạch các vùng có tầm quan trọng toàn cầu.
- Chính quyền địa phương và một số đại diện (Đại biểu Quốc hội chẳng hạn).
- Đại diện cộng đồng địa phương, các nhóm dân cư, nhân vật quan trọng của cộng đồng
như người lãnh đạo tôn giáo, giáo viên, già làng…
- Các chủ đất, cư dân địa phương.
- Các tổ chức địa phương, Trung ương, phi chính phủ có quan tâm đến môi trường.
- Các nhóm đại diện cho những người sử dụng môi trường.
11
- Các Viện nghiên cứu, các trường đại học, các trung tâm khoa học.
- Các tổ chức tuyển lao động, tổ chức của người lao động (hội, đoàn thể,…)
Có thể tiến hành tư vấn với các nhóm hoặc cá nhân qua hai phương thức trao đổi thông
tin sau đây:
a) Nhóm thực thi (nhóm định giá mức độ và phạm vi tác động) phải cung cấp cho những
người được hỏi ý kiến các thông tin về dự án và môi trường quanh nó, để họ có thể góp
phần đánh giá khả năng tác động cũng như những phương án thay thế. Thông tin này còn

giúp họ nắm bắt được quá trình ra quyết định và vai trò của công tác tư vấn cũng như
cách góp ý sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn, có thể gửi cho họ một bản tóm tắt
về dự án, quy trình thực hiện bước đánh giá phạm vi, mức độ tác động, thủ tục ĐTM và
mẫu góp ý. Các phương tiện tuyên truyền đại chúng như vô tuyến truyền hình, đài phát
thanh, báo chí cũng có thể dùng để thông báo các thông tin trên. Đôi khi phải tổ chức các
cuộc họp, trưng bày, triển lãm để thu hút sự đóng góp ý kiến của đông đảo nhân dân.
b) Người được hỏi ý kiến sẽ cung cấp những thông tin về đánh giá của họ về dự án cũng
như về tác động, phương án thay thế mà theo họ cần phải xem xét. Phải tạo điều kiện tốt
nhất để mọi tầng lớp nhân dân có thể thể hiện ý kiến đóng góp của mình như: cử người
tiếp đón, nhận văn bản góp ý, trực điện thoại liên tục, tổ chức lấy ý kiến qua các cuộc
phỏng vấn, hội họp,…Theo kinh nghiệm, những cuộc họp như vậy phải do một người
trung lập chủ tọa và mục đích chủ yếu là lắng nghe góp ý hơn là bảo vệ cho dự án.
Một điều quan trọng khác cần phải chú ý là các phương pháp sử dụng để lấy ý kiến phải
phù hợp với hoàn cảnh riêng của dự án, với thời gian và cách thực hiện. Một số điểm cần
chú ý về tổ chức lấy ý kiến đóng góp như sau:
- Nếu có những tranh luận của cộng đồng thì nên tổ chức các cuộc họp, đối thoại để trình
bày về dự án, trả lời các câu hỏi và tiếp thu ý kiến đóng góp. Việc báo trước cho mọi
người về cuộc họp góp ý sẽ giúp họ chuẩn bị tham gia và đảm bảo thu hút được người
quan tâm tham gia.
- Nếu người lãnh đạo cuộc họp là người trung gian (độc lập với chủ dự án) thì có thể
khuyến khích những người tham gia đóng góp về những điểm đang tranh cãi về dự án
cũng như dám nêu nên những ý kiến trái ngược nhau.
- Nếu vấn đề quá phức tạp và có nhiều người quan tâm thì nên tổ chức những hội thảo để
thu thập ý kiến.
12
- Việc lấy ý kiến qua các câu hỏi thường được sử dụng có hiệu quả khi số lượng người
quan tâm lớn.
- Trong một số trường hợp, chẳng hạn việc quy hoạch dự án ở giai đoạn đầu và chưa rõ
mức tác động, có thể lập nhóm thực hiện bước định giá mức độ và phạm vi tác động.
Nhóm này có thể hoạt động suốt quá trình đánh giá tác động môi trường.

- Nhiều khi nên lập nhóm chuyên gia cố vấn hoạt động độc lập với chủ dự án và nhà chức
trách.
Điểm cần nhấn mạnh ở đây là người góp ý kiến phải được trả lời, phản hồi để đảm bảo
rằng ý kiến của họ được tính đến và khuyến khích họ tham gia vào các giai đoạn tiếp theo
của quá trình ĐTM.
Nhiều Quốc gia đã đề nghị lập các thông báo trình bày kết quả bước đánh giá mức độ và
phạm vi tác động, trong đó phải phản ánh được ý kiến của những người tham gia.
Bước 4: Quyết định các tác động đáng kể.
Các bước 1, 2, 3 là các bước chuẩn bị, thu thập số liệu, cung cấp mọi thông tin về dự án,
kể cả thông tin từ công tác tư vấn. Song lượng thông tin này thường rất lớn, trong đó có
cả danh sách dài về các tác động của dự án đến môi trường. Mục đích của bước này là
xem xét, xác định những thông tin nào trong đó cần thiết cho việc lập kế hoạch cho các
bước tiếp theo cũng như cho việc ra quyết định cuối cùng về việc cho phép dự án hoạt
động. Điều này rất cần thiết vì sẽ tiết kiệm được nguồn lực dành cho ĐTM vốn đã rất hạn
chế.
Như vậy, mục tiêu chính của bước này là nghiên cứu chi tiết hơn những tác động có tầm
quan trọng nhất đối với việc ra quyết định và những tác động đáng kể nhất. Một tình
trạng chung là các báo cáo ĐTM đề cập đến quá nhiều tác động không thích đáng và
thiếu thông tin nên gây khó khăn cho việc ra quyết định.
Có nhiều nhân tố cần cân nhắc để đi đến quyết định mức độ điều tra đối với mỗi tác động
đã được nhân ra từ bước 1, 2, 3. Một số nhân tố cơ bản sau đây được đề cập như sau:
Các tác động
Tác động diễn ra
- Trong thời kỳ dài?
- Không thể đảo ngược?
13
- Có tầm quan trọng lớn?
Có thể giảm nhẹ hay khó khăn
- Tác động đến vùng rộng lớn?
- Số người chịu tác động cao?

- Xác suất xảy ra lớn?
- Có nhiều tác động xuyên qua biên giới?
Môi trường bị tác động
- Vùng chịu tác động có giá trị cao?
- Vùng chịu tác động là vùng nhạy cảm với tác động?
- Người chịu tác động nhạy cảm với tác động?
- Đã có tác động ở mức độ cao.
Các khía cạnh chính sách, pháp lý
- Các tiêu chuẩn môi trường có bị vi phạm không?
- Có mâu thuẫn với các chính sách sử dụng lãnh thổ và quy hoạch không gian không?
- Có mâu thuẫn với chính sách môi trường không?
Nhận thức cộng đồng
- Có mối quan tâm lớn của cộng đồng.
- Có mối quan tâm chính trị lớn.
Mức độ không chắc chắn
- Độ lớn cũng như mức quan trọng của tác động không xác định chắc chắn vì thiếu kiến
thức?
- Các phương pháp để dự báo, đánh giá tác động chưa chắc chắn?
- Có thể lập phương pháp đánh giá thích hợp không?
14
Như vậy bước xác định mức độ, phạm vi tác động (còn gọi là định biên, Scoping) sẽ tập
trung chủ yếu vào các tác động được xét là đáng kể nhất, quan trọng nhất đối với việc ra
quyết định cuối cùng và những tác động không chắc chắn.
Kết quả thu được ở bước này chỉ giúp ta thu hẹp phạm vi đánh giá của các bước sau,
giảm chi phí không cần thiết đồng thời giảm được những phần không nên có trong báo
cáo ĐTM.
Câu 5. Phân tích quá trình nhận dạng các tác động môi trường trong thực hiện
ĐTM. Cho ví dụ minh họa.
Các dự án phát triển kinh tế xã hội đều gây những tác động môi trường ở các mức
độ khác nhau, chúng bao gồm những nghiên cứu có lợi và có hại. Theo Vatheen, một tác

động theo thời gian và trong không gian được thể hiện bằng sự thay đổi giá trị của một
thông số môi trường trước và sau khi triển khai dự án. Hình 2.4 dưới đây mô tả diễn biến
của một tác động môi trường.
Hình 2.4. Biểu diễn
tác động môi trường
của một dự án
Nhận dạng tác động
môi trường có nhiệm
vụ xác định các đối tượng môi trường có thể bị dự án tác động đáng kể được thực hiện từ
bước xác định phạm vi đến giai đoạn đầu của bước đánh giá tác động môi trường chi tiết.
Rõ ràng các tác động môi trường của một dự án là do các hành động, hoạt động của nó
gây nên. Người ta thường chia quá trình hoạt động dự án làm 2 giai đoạn là giai đoạn xây
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Nếu không có dự án
Nếu có dự án
Thời điểm bắt đầu có dự
án
Thời
gian
Thông số môi
trường
15
dựng và giai đoạn vận hành. Mỗi giai đoạn có những hoạt động khác nhau và gây ra
những tác động khác nhau.
Ở giai đoạn xây dựng cơ bản, một số các hoạt động khác nhau có thể gây ra tác động đến
môi trường:
- San lấp chuẩn bị mặt bằng.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Vận chuyển thiết bị.
- Lắp ráp.

- Chạy thử.
Với một số dự án, việc chuẩn bị mặt bằng rất đơn giản vì nó chiếm diện tích không lớn,
lại ở nơi có địa hình thuận lợi. Song có một số dự án thì công việc này rất phức tạp,
chẳng hạn với dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện thì diện tích mặt bằng lớn, đặc biệt là
đập nước chiếm tới hàng trăm km
2
đòi hỏi công sức, thời gian, tiền của ở mức độ cao.
Các tác động của các hoạt động ở bước này là rất lớn và đụng chạm đến rất nhiều thành
phần môi trường, đến cộng đồng dân cư lớn. Có thể nêu một số hoạt động chính và tác
động của nó đến môi trường như sau:
- Di dân.
- Di chuyển tài sản.
- Khai thác nhanh một số tài nguyên lòng hồ.
Một dự án thuỷ điện không lớn lắm như Hoà Bình mà số dân phải di chuyển lên tới
50.000 người. Chúng ta đã phải làm công việc này không phải một năm. Vì vậy tốn kém
cũng không ít, nhưng đời sống của những người di dân vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Diện
tích ngập nước ở Hoà Bình vào khoảng trên 100 km
2
, trong đó có rừng, hệ sinh thái,
khoáng sản, di tích, cơ sở hạ tầng đã xây dựng, ruộng nương… Việc hình thành hồ nước
lớn còn gây nhiều tác động khác, chẳng hạn như sauy giảm chất lượng nước thời kỳ đầu
(do thối rữa, phân huỷ chất hữu cơ, phát thải chất khí nhà kính, lắng phù sa,…)
Thời kỳ xây dựng cơ sở hạ tầng cũng có thể gây ra tác động môi trường. Thường thì chủ
dự án cố gắng rút ngắn thời gian thi công. Bởi vì nếu để thời gian này kéo dài thì chủ dự
án phải chịu chiết khấu ngày một lớn. Thế nhưng trong nhiều trường hợp, đặc biệt là ở
các nước đang phát triển, do cơ sở hạ tầng chung còn thấp kém nên thời gian thi công có
16
khi kéo dài hàng vài năm. Ở một số công trình phải xây dựng thêm các cơ sở hỗ trợ như
đường xá, bến bãi, trường học, nhà ở,… Lực lượng tham gia lao động ở nhiều công
trường lớn, tập trung trong khoảng thời gian ngắn, đòi hỏi phải có thêm dịch vụ kèm

theo. Tất cả hoạt động như vậy gây nên những tác động đáng kể.
Ví dụ: Để xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng, dự án đã phải xây dựng cả khu cho chuyên
gia và công nhân ở với đầy đủ đường xá, trường học, điện nước; xây cảng than, cảng tre
nứa,… với thời gian xây dựng gần 10 năm.
Việc vận chuyển thiết bị, đặc biệt là thiết bị nặng, lắp ráp và chạy thử cũng có thể gây tác
động. Đặc biệt quá trình này rất có thể gây nên những sự cố đáng tiếc. Vì vậy cần có sự
chuẩn bị, lên kế hoạch chu đáo để hạn chế mức tối đa khả năng xảy ra tai nạn, sự cố.
Ở giai đoạn vận hành, việc xác định, đánh giá tác động đến môi trường phụ thuộc nhiều
vào từng loại dự án. Ở những dự án sản xuất cụ thể, tác động xảy ra ở các quá trình chính
sau:
- Nhập năng lượng, nguyên liệu đầu vào.
- Sản xuất với dây chuyền, công nghệ cụ thể.
- Tiêu thụ sản phẩm.
Ở nhiều dự án nguyên nhiên liệu đầu vào đơn giản, chẳng hạn nhà máy nhiệt điện cần
than, dầu hoặc khí đốt, nhà máy xi măng cần đá vôi, than và một số chất phụ gia; một số
nhà máy khác cần nhiều loại nguyên nhiên liệu hơn như nhà máy giấy cần tre, nứa, than,
hoá chất,… Một "nguyên liệu" mà hầu như nhà máy, dự án nào cũng cần đó là nước.
Nước có thể tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hoặc làm mát các thiết bị. Lượng
nước cần cho các dự án rất lớn, tới hàng chục, hàng trăm nghìn m
3
một ngày.
Tất cả các nguyên, nhiên liệu trên đều lấy từ môi trường thông qua quá trình khai thác
của các dự án khác. Việc sử dụng nguyên, nhiên liệu rõ ràng có tác động lớn đến tài
nguyên thiên nhiên và nếu không có biện pháp thiết kế phù hợp thì có thể làm tài nguyên
suy giảm. Điều này có thể thấy rõ trong điều kiện các nước đang phát triển, khi mà công
tác quy hoạch chưa tốt, nhu cầu sản phẩm cao, luật chưa được thực thi nghiêm chỉnh. Ví
dụ: với tài nguyên rừng hiện có chỉ có thể xây dựng nhà máy giấy với công suất vừa phải
sao cho rừng có thể cung cấp đủ nguyên liệu mà không bị suy thoái, nhưng do nhu cầu
giấy cao nên thường phải xây dựng nhà máy với công suất cao hơn dẫn đến việc khai
thác quá mức. Một nguyên nhân nữa thường thấy đó là giá cả mua nguyên vật liệu không

hợp lý, nếu giá mua quá rẻ thì không đủ kinh phí cho việc đầu tư nhằm phục hồi lại rừng.
Nhận thức được vấn đề này nên ở một số nước sản xuất giấy và trồng rừng, sản xuất
17
đường và trồng mía có mối gắn kết cao. Điều đó đảm bảo sản xuất được liên tục, tài
nguyên môi trường không bị suy giảm.
Như vậy rõ ràng việc nhập nguyên, nhiên liệu cũng đã tác động đến tài nguyên và môi
trường. Những tác động này cần phải được định giá trong ĐTM. Trong thực tế, có khi
nguyên, nhiên liệu được khai thác từ ở rất xa, việc đánh giá tác động kiểu này gặp nhiều
khó khăn. Chính vì vậy người ta đã đề nghị một dạng đánh giá khác tính đến thực tế này,
đó là đánh giá theo vòng đời sản phẩm (LCA). Với cách đánh giá này cho phép chúng ta
truy cứu các tác động có thể xảy ra rất xa theo chu trình tạo ra sản phẩm.
Trong giai đoạn vận hành, khâu chế biến sản phẩm thường được quan tâm nhiều hơn cả.
Những tác động đến môi trường ở khâu này thường là tác động trực tiếp. Một trong
những tác động dễ thấy nhất đó là phát sinh các chất thải độc hại vào môi trường xung
quanh. Để có thể phân tích, đánh giá đúng các tác động này, chúng ta phải nắm chắc công
nghệ sản xuất, lượng nguyên liệu sử dụng, lượng sản phẩm sản xuất ra, loại và lượng chất
thải ra môi trường.
Ví dụ: Một nhà máy giấy khi hoạt động có các giai đoạn chính sau:
-Chuẩn bị nguyên liệu: Chặt mảnh, rửa; chuẩn bị hoá chất.
- Nấu bột.
- Nghiền, rửa, tẩy bột.
- Xeo.
- Đóng bao, tiêu thụ.
Ở mỗi giai đoạn sẽ gây những tác động khác nhau, trong đó phải chú ý tới các giai đoạn
phát thải nhiều chất ô nhiễm. Ở giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu cần rất nhiều nước, nước
thải ra chứa nhiều chất lơ lửng, mảnh vụn tre, nứa… nước từ phân xưởng hoá chất thải ra
còn có các chất hoá học có thể gây hại cho hệ sinh thái thuỷ vực nơi chất thải chảy qua.
Ở giai đoạn nấu bột, phát sinh nhiều chất khí thải rất dễ nhận thấy qua mùi khó chịu của
chúng. Ngoài ra, khi đốt sử dụng than hoặc dầu nên còn có các chất khí CO,


SO
x
, bụi…
phát sinh cùng với lượng nhiệt và xỉ than lớn.
Giai đoạn nghiền, rửa, tẩy bột cần nhiều nước, hoá chất nên lượng nước thải cũng rất lớn
và chứa nhiều chất ô nhiễm, độc hại.
18
Giai đoạn xeo và đóng bao tiêu thụ phát sinh ít chất thải, nhưng tăng lượng xe qua lại vận
chuyển cũng ít nhiều gây tiếng ồn, bụi, khí thải.
Một nhà máy nhiệt điện chạy than thường có các giai đoạn sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Vận chuyển than, nghiền than.
- Đốt lò.
- Chạy máy phát điện.
- Hệ thống chuyển tải điện.
Trong các giai đoạn này cần chú ý tới giai đoạn đốt lò vì nó phát thải nhiều chất ô nhiễm
như: CO
2
, SO
2
, NO
2
, bụi, nhiệt , xỉ,… với khối lượng lớn có thể gây tác động cả cho
những khu vực rất xa.
Đối với một số loại dự án, các nhà khoa học đã tổng kết các tác động do các giai
đoạn hoạt động khác gây ra. Các tổng kết này có thể định hướng cho chúng ta xác định
các nguồn gây tác động, tránh bỏ sót những tác động một cách đáng tiếc. Vì vậy đối với
dự án cụ thể, việc tham khảo các bản hướng dẫn là rất cần thiết và bổ ích.
Câu 6. Phân tích các biến đổi môi trường trong quá trình thực hiện ĐTM. Cơ sở dự
báo qui mô và cường độ tác động trong ĐTM.
1) Phân tích các biến đổi môi trường trong quá trình thực hiện ĐTM

Các nguồn gây tác động nêu trên sẽ là nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi môi trường
cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tại địa bàn hoạt động của dự án. Hiện tại các
nhà khoa học đang cố gắng chỉ ra một số biến đổi mang tính toàn cầu như gia tăng lượng
CO
2,
CH
4
, NO
x
,… làm tăng hiệu ứng nhà kính dẫn đến tăng nhiệt độ trái đất và một loạt
hệ quả sau đó như tăng mực nước biển, tăng thiên tai, biến đổi khí hậu theo hướng bất
lợi,… Việc sử dụng CFCs trong công nghiệp làm lạnh là nguyên nhân làm suy giảm tầng
ôzôn, một trong những lá chắn che chở cho cuộc sống con người và hệ sinh thái. Nhân
loại đang tập trung mọi cố gắng để tìm các giải pháp hạn chế và dần dần loại bỏ những
tác động có hại đến môi trường.
Khi dự án phát triển đi vào hoạt động trong một thời gian thì sẽ xảy ra sự diễn biến
các tác động môi trường. Xác định các biến đổi môi trường nhằm đánh giá các tác động
tiêu cực đến môi trường hiện tại cũng như tiếp tục dự báo sự diễn biến các tác động môi
trường trong tương lai. Bảng 2.1 dưới đây cho thấy sự biến đổi môi trường và những tác
động đến tài nguyên môi trường và đề xuất biện pháp xử lý.
19
Bảng 2.1. Sơ đồ phân tích đơn giản về biến đổi môi trường
Hoạt động phát
triển
Biến đổi môi trường
Tác động đến tài
nguyên - môi
trường
Biện pháp xử lý
Nạo vét cửa sông Tăng phù sa lơ lửng

Ám tiêu san hô bị
bồi lắng
Lưới chắn phù
sa
Đắp đê trên đất
ngập
Ngăn cản dòng chảy Cá bị chết Mở rộng cống
Một vấn đề khác cũng khiến nhân loại quan tâm là suy thoái tài nguyên. Với mức
tăng trưởng kinh tế cao, với dân số ngày một đông, tài nguyên đang được khai thác ngày
một nhiều để đảm bảo và nâng cao cuộc sống vật chất và tinh thần của con người. Diện
tích rừng bị thu hẹp, nhiều loài đang bị đe doạ tuyệt chủng, khoáng sản đang bị cạn kiệt
dần đã khiến nhiều nhà khoa học xét lại ý tưởng phát triển kinh tế trung tâm để đi đến
thống nhất một hướng phát triển mới được gọi là phát triển bền vững.
Ở quy mô nhỏ hơn, các thành phần môi trường cũng bị biến đổi do hoạt động của
con người. Một dự án thuỷ điện với việc hình thành hồ chứa làm thay đổi chế độ thuỷ văn
hạ lưu, giảm phù sa bồi đắp cho châu thổ, xói lở lòng sông…
Không khí xung quanh nhà máy giấy bị nhiễm những chất gây mùi khó chịu rất dễ
nhận biết. Nhiều đoạn sông bị ô nhiễm đến nỗi sinh vật chết hoặc phải di cư đi nơi khác.
Như vậy, rõ ràng hoạt động của con người đã gây nên biến đổi nhiều thành phần
của môi trường đòi hỏi chúng ta phải đánh giá đúng và có biện pháp xử lý. Hầu như tất cả
các quyển của trái đất đều đang chịu tác động: Khí quyền, thuỷ quyển, sinh quyển, địa
quyển,… Hình 2.5 dưới đây minh hoạ khả năng gây biến đổi các thành phần môi trường
và các tác động và
suy thoái tài nguyên.
20
Hình 2.5. Tiếp cận các tác động theo hệ thống xác định các biến đổi môi trường
Rõ ràng con người sống cần không khí để thở, nước để uống và phục vụ các sinh
hoạt khác. Thế nhưng không khí ở nhiều nơi đã bị suy giảm chất lượng, biểu hiện ở nồng
độ các chất có hại tăng lên. Đặc biệt tại một số thành phố lớn có nền công nghiệp phát
triển, giao thông nhộn nhịp, không khí bị ô nhiễm đến nỗi đôi khi con người cảm thấy

ngạt thở. Nước sạch cung cấp cho loài người trở nên khan hiếm do mất rừng, làm mất
khả năng giữ nước, do nhiễm bẩn các nguồn nước mặt, nước ngầm. Theo dự báo của các
nhà khoa học thì vấn đề này sẽ càng trở nên nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới do
tăng trưởng kinh tế, tăng dân số.
Khí thải
Nước thải
Rác thải
Rò rỉ phóng xạ
Truyền sóng điện từ
Tiếng ồn
Sự hỏng hóc, đổ vỡ gây thiệt hại
Xâm hại về thẩm mỹ
Thay đổi sử dụng đất
Tác động kinh tế
Quá trình
rò rỉ
Các hoạt
động có
thể gây
tác động
trực tiếp
Các hiệu
ứng khác
Thành phần môi trường
+ Không khí
+ Nước
+ Đất
Cơ sở hạ tầng
+ Cấp nước
+ Giao thông

+ Năng lượng và điện
+ Liên lạc vô tuyến
+ Sức khoẻ cộng đồng
Nơi ở
+ Thành thị
+ Nông thôn
Tác động
Tiếp đến
Tác động
Tiếp đến
Hệ sinh thái
+ Nơi cư trú
+ Các loài
Tiện nghi cuộc sống
+ Văn hoá/ lịch sử
+ Giải trí
+ Thẩm mỹ
+ Thiên nhiên
Sức khoẻ con người
và sự an toàn
+ Khả năng ảnh hưởng
+ Bệnh dịch
Mức sống
+ Việc làm
+ Thu nhập
+ Dịch vụ
21
Tài nguyên đất bị suy thoái nghiêm trọng. Do khai thác không hợp lý nên nhiều
vùng đã trở nên hoang hoá không thể trồng trọt, đặc biệt là ở vùng trung du, miền núi với
độ dốc lớn và lớp phủ thực vật bị tàn phá. Hiện tượng sa mạc hoá, a-xít hoá đang diễn ra

ở nhiều nơi và gần đây nhất là sự lạm dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu đã làm chất
lượng đất bị suy giảm. Việc đô thị hoá, mở rộng giao thông đang làm giảm đáng kể diện
tích đất canh tác. Nhiều loại tài nguyên khác cũng ở tình trạng suy thoái tương tự. Vì vậy,
muốn thiết kế một dự án phát triển phải tính đến khả năng gây tác động của chúng đến tài
nguyên và môi trường.
2) Cơ sở dự báo qui mô và cường độ tác động trong ĐTM.
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn các tác động cụ thể, dự báo diễn biến của
nó cũng như tác hại mà nó có thể gây ra cho môi trường. Đây là bước phân tích cụ thể
trên cơ sở kết quả thu được của việc phân tích các nguồn gây tác động, khả năng biến đổi
môi trường và hoàn cảnh cụ thể của dự án.
Chẳng hạn quá trình đốt than trong nhà máy nhiệt điện phát sinh các chất khí độc
và bụi. Các chất này có thể gây biến đổi môi trường khí và nhiều tác hại đến sức khoẻ
con người. Vấn đề đặt ra là vùng nào sẽ phải chịu tác động này? Rõ ràng nếu ống khói
nhà máy cao thì vùng tác động có thể mở rộng nhưng mức độ gây hại lại có phần giảm đi.
Hơn nữa hướng gió thịnh hành khu vực góp phần quyết định vùng sẽ phải chịu tác động
nhiều hơn - đó là vùng xuôi chiều hướng gió thịnh hành tính từ vị trí nhà máy.
Ví dụ trên đặt ra một vấn đề hết sức thể, đó là vấn đề ô nhiễm do hoạt động dự án
gây ra. Các chất thải lỏng và chất thải khí, sau khi xả thải vào khí quyển hoặc thuỷ vực sẽ
lan truyền trong môi trường. Để dự báo lan truyền các chất thải thường phải dựa vào các
mô hình toán học. Hiện đã có nhiều mô hình loại này được phát triển cho phép tính toán
phân bố nồng độ chất ô nhiễm trong khí quyển hoặc ở các thuỷ vực.
Bây giờ ta xét một ví dụ khác. Đó là việc xây dựng đập thuỷ điện trên thượng lưu
có thể làm thay đổi chất lượng nước sông, đặc biệt là giai đoạn đầu tích nước, nhiều chất
hữu cơ bị phân huỷ thối rữa làm cho ô xy hoà tan giảm và tăng BOD trong nước sông.
Giả sử ở hạ lưu đập thuỷ điện có nhà máy cấp nước cho thành phố, chúng ta phải xác
định xem chất lượng nước đầu vào của nhà máy có bị ảnh hưởng không. Một mô hình
tính toán lan truyền chất ô nhiễm có tính đến khả năng tự làm sạch của nước sông được
thiết lập sẽ trả lời được câu hỏi này, với mức độ chính xác nào đấy. Kết quả tính được là
cơ sở để có biện pháp, giải pháp xử lý nước đầu vào của nhà máy.
Hiện nay với sự trợ giúp của máy tính điện tử, các mô hình đã được lập trình thành

các phần mềm rất tiện cho việc sử dụng. Một số phần mềm đã được giới thiệu sử dụng ở
22
một số nước cho kết quả tốt. Các mô hình loại này thường là mô hình lan truyền chất ô
nhiễm trong đất, trong nước, trong không khí, ngoài ra, còn có các mô hình đánh giá tác
động ô nhiễm đến môi trường, mô hình sử dụng hợp lý tài nguyên cho dự án,… Một số
mô hình sẽ được giới thiệu trong các phần sau, phần các phương pháp sử dụng trong
ĐTM và phần đánh giá tác động đến một số thành phần môi trường.
Các tác động cuối cùng mà ta cần quan tâm là các tác động đến cuộc sống con
người và hệ sinh thái. Vậy cơ sở nào được dùng để đánh giá tác động cụ thể của dự án
đến sức khoẻ, đến tiện nghi cuộc sống, đến mức sống của con người, đến các loài và nơi
cư trú của chúng trong hệ sinh thái.
Bằng những kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định được những tiêu
chuẩn để đánh giá mức ảnh hưởng của từng yếu tố hoặc tổ hợp các yếu đến môi trường
nói chung, đến con người và hệ sinh thái nói riêng. Các tiêu chuẩn này có thể là nồng độ
giới hạn chất ô nhiễm mà khi vượt qua nồng độ này thì sức khoẻ con người và hoạt động
của hệ sinh thái có thể bị ảnh hưởng xấu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xuất bản danh
mục các tiêu chuẩn loại này. Chẳng hạn, tiêu chuẩn đối với một số chất ô nhiễm không
khí, các tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm, nước mặt, nước biển ven bờ, đát,… cũng đã
được thành lập. Danh mục các tiêu chuẩn này ngày một dài, tính đến rất nhiều khía cạnh.
Đây sẽ là những cơ sở xác đáng để chúng ta đánh giá tác động của chất ô nhiễm từ các
nhà máy, xí nghiệp đến cuộc sống. Chẳng hạn, bằng mô hình tính toán lan truyền ta có
thể xác định được nông độ các chất này tại một điểm nào đấy, sau đó, so sánh với tiêu
chuẩn ta sẽ đánh giá được khả năng ảnh hưởng của chúng.
Ở mỗi quốc gia lại có những tiêu chuẩn riêng, thậm chí các bang, các địa phương
cũng thiết lập tiêu chuẩn cho riêng mình. Vì vậy, khi đánh giá thường phải tính đến một
vài danh mục tiêu chuẩn các loại.
Đối với hệ sinh thái, việc xác định tiêu chuẩn gây tác hại khó hơn, song các nhà
khoa học cũng cố gắng xác định đối với một số loại chất thải. Chẳng hạn đối với SO
2
lắng từ khí quyển xuống thì mức chịu đựng của hệ sinh thái vùng nhiệt đới khác nhiều so

với hệ sinh thái vùng ôn đới và vùng cực. Hệ sinh thái vùng nhiệt đới rất nhạy cảm với
SO
2
lắng đọng, nghĩa là sức chịu đựng của chúng rất kém. Vì vậy khi xây dựng các dự án
phát thải SO
2
phải tính tới tiêu chuẩn này.
Ngày nay người ra còn đưa ra các tiêu chuẩn đảm bảo tiện nghi của cuộc sống như
tiêu chuẩn thẩm mỹ, tiêu chuẩn thiên nhiên, chẳng hạn như diện tích cây xanh, mặt nước
trên đầu người, khoảng cách xa các bãi thải, diện tích sân chơi, nơi nghỉ ngơi, giải trí, …
Đây là những cơ sở có thể sử dụng trong đánh giá tác động môi trường.
23
Trên quan điểm kinh tế môi trường, cũng đã xác lập được những điều kiện đảm
bảo phát triển sản xuất ở mức độ tối ưu. Theo đó các hoạt động phát triển cung cấp hàng
hoá, dịch vụ cho con người nhưng đồng thời cũng gây những tác động đến môi trường
xung quanh. Trước đây, trong đánh giá hiệu quả kinh tế của một dự án người ta chưa tính
đến các tác động này. Song thực ra, nếu tác động theo hướng có lợi thì chính nó đã mang
lại lợi ích, còn nếu gây hại thì phải coi là chi phí. Việc ước tính lợi ích, chi phí môi
trường còn gặp nhiều khó khăn, vì nhiều yếu tố môi trường không thể tính được bằng tiền
thông qua thị trường. Hiện tại đã có một số phương pháp ước tính các lợi ích cho việc
đánh giá định lượng hơn, theo đó người đã xác định được mức sản xuất tối ưu, đó là mức
hoạt động đem lại lợi ích xã hội cao nhất. Lợi ích xã hội ở đây bao gồm cả lợi ích của chủ
dự án và lợi ích cộng đồng xung quanh.
Nếu tất cả lợi ích, chi phí môi trường có thể ước tính với mức độ chính xác nào đó
thì chúng ta có thể sử dụng các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá dự án. Phương pháp đánh giá
chi phí, lợi ích, giá trị hiện tại ròng, tỷ số lợi ích, chi phí đã được áp dụng có hiệu quả đối
với một số loại dự án. Phương pháp này sẽ được trình bày chi tiết ở các phần sau.
Trong quá trình đánh giá các tác động đến môi trường, phải chú ý đến tầm quan
trọng của chúng. Thường thì những tác động đến sức khoẻ cộng đồng được coi là tầm
quan trọng lớn, tiếp đó là tác động đến các hệ sinh thái, các loại tài nguyên đặc thù, nhạy

cảm. Việc đánh giá tầm quan trọng có thể giúp ta đánh giá tổng quát tác động chung của
dự án. Nếu ta mã hoá được mức tác động, tầm quan trọng của chúng thì có thể đánh giá
được tác động tổng hợp như là tổng các tích của hai thông số này.
Câu 7. Trình bày các biện pháp giảm thiểu và quản lý tác động trong ĐTM
Từ phân tích đánh giá các tác động môi trường của dự án cho thấy khi dự án hoạt
động sẽ kéo theo nhiều tác động có hại cũng như có lợi. Trong phần này chúng ta sẽ đề
cập tới việc xác định các phương pháp nhằm giảm thiểu tác động có hại và quản lý các
tác động môi trường.
Mục đích của công việc này là:
- Tìm kiếm những phương thức tiến hành tốt nhất, nhằm loại bỏ hoặc tối thiểu hoá các tác
động có hại và phát huy sử dụng tối đa những tác động có lợi.
- Đảm bảo cho cộng đồng hoặc các cá thể không phải chịu chi phí vượt quá lợi nhuận mà
họ nhận được.
Để đạt được mục đích này, các phương án giảm thiểu phải được thực hiện đúng
thời điểm và cách thức như được nêu trong báo cáo ĐGTĐMT.
24
Trước khi tiến hành bước tìm kiếm các biện phám giảm thiểu và quản lý các tác
động, cần phải thu thập các thông tin tài liệu sau:
+ Kết quả nghiên cứu về vấn đề giảm thiểu và quản lý tác động.
+ Liên kết với các tổ chức, cơ quan, cá nhân có thể cung cấp thông tin có liên quan tới
các vấn đề đang được quan tâm.
+ Các nguồn thông tin khác.
Đây sẽ là cơ sở để xem xét, tìm kiếm các biện phám giảm thiểu và quản lý tác động hiệu
quả nhất.
Trước hết ta xét trách nhiệm của chủ dự án trong việc thực hiện các biện pháp
giảm thiểu và những lợi ích dài hạn có thể đem lại cho chủ dự án khi thực hiện biện pháp
này.
Thực tế cho thấy các tác động bất lợi thường vượt quá phạm vi của dự án, nghĩa là
nó tác động đến vùng xung quanh. Những ngoại ứng như vậy buộc phải có chi phí để
khắc phục, chi phí này lại không được tính đến trong quá trình phân tích kinh tế dự án mà

cộng đồng, xã hội phải chi trả. Vì vậy để đảm bảo phát triển bền vững, các chủ dự án phải
có trách nhiệm tính thêm các chi phí ngoại ứng suốt tuổi thọ dự án. Đây là cơ sở để
Chính phủ và các cơ quan yêu cầu chủ dự án thực thi các biện pháp giảm thiểu nhằm
tránh hoặc tối thiểu hoá tác động thông qua thay đổi thiết kế hoặc lập kế hoạch quản lý
tác động, giữ chúng ở mức có thể chấp nhận được.
Trong khi nhiều chủ dự án phàn nàn rằng việc tích góp chi phí ngoại ứng làm tăng
chi phí của dự án thì một số không ít đã nhận thức được rằng một thiết kế tốt, một kế
hoạch quản lý tốt sẽ giúp tiết kiệm được những khoản lớn. Trong nhiều trường hợp, thực
hiện giảm thiểucó thể gây chi phí lớn trong thời gian ngắn nhưng nếu tính trong thời gian
dài thì lại rẻ hơn.
Để có được biện pháp giảm thiểu hiệu quả, rõ ràng phải nắm vững bản chất, quy
mô của tác động và các vấn đề liên quan. Trước hết phải biết thực chất của vấn đề, xem
xét mối liên quan tới sức khoẻ cộng đồng, hệ sinh thái, suy giảm tài nguyên và môi
trường. Nếu là ô nhiễm phải quan tâm tới nguồn gây ô nhiễm, đó là nguồn điểm, đường
hay nguồn mặt, ngoài ra phải biết khả năng gây hại của chất thải. Tiếp đến phải xét xem
vấn đề có cấp bách không, nghĩa là tác động thể hiện ngay hay tiềm ẩn, từ đó quyết định
giảm thiểu hay chờ có thêm thông tin. Sau nữa cần tìm hiểu khả năng nhận thức của cộng
đồng đối với các vấn đề này, cũng như nếu bị tác động thì dân chúng có ngăn chặn được
không, có thể giảm thiểu tác động được không? Một vấn đề khác được đặt ra là ai sẽ
25
được lợi, ai phải chịu chi phí, liệu có khả năng giảm tác động có hại thông qua trợ cấp để
bù đắp thiệt hại không.
Từ những điều hiểu biết trên, sẽ giúp quyết định các biện pháp thực thi giảm thiểu
tác động có hại. thường thì các biện pháp này phải được cả chủ dự án, mà cụ thể là những
nhà thiết kế, đội ngũ chuyên gia thực hiện ĐTM xem xét và quyết định. Dựa vào bản chất
của tác động, sự điều chỉnh trong quá trình thiết kế mà có thể chọn một số hướng sau để
xử lý và quản lý các vấn đề:
- Đưa ra phương thức mới để đáp ứng nhu cầu.
- Thay đổi quy hoạch, thiết kế.
- Tăng cường hoạt động quản lý kiểm soát.

- Thay đổi nơi đặt dự án, chỗ ở hoặc nơi cư trú.
Tuy nhiên, có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc thực thi các biện pháp
giảm thiểu và quản lý tác động. Đôi khi những người thực hiện ĐTM quá chú trọng tìm
kiếm những biện pháp hiện đại để giải quyết những vấn đề lớn mà quên mất những biện
pháp thông thường nhưng cũng rất hiệu quả. Chẳng hạn ở Việt Nam khi xây dựng đường
sá, nhà cửa rất ít khi đơn vị thi công thực hiện các biện pháp che chắn ngăn bụi. Vì vậy
bất cứ biện pháp nào, dù lớn hay nhỏ, nhưng có tác dụng giảm thiểu tác động có hại thì
phải thực thi. Những biện pháp cụ thể đã được xem xét đưa ra dưới dạng tra cứu đối với
từng loại dự án. Chẳng hạn các biện pháp giảm thiểu các tác động của dự án xây dựng
đường bộ, đường sắt đã được liệt kê trong sách hướng dẫn ĐTM của Ngân hàng Thế giới
(WB) được thể hiện ở bảng 2.2. dưới đây:
Bảng 2.2. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm điển hình cho dự án xây dựng công trình
giao thông đường bộ, đường sắt
Giai đoạn thi công
TT Những tác động xấu có thể xảy ra Biện pháp giảm thiểu các tác động
xấu
1 Môi trường
1.1 Chất lượng không khí
- Bụi từ hoạt động xây dựng như phá
dỡ, đào, san lấp và tháo dỡ vật liệu,
khai thác vật liệu.
- Phủ kín xe tải chở đất đá, tưới nước
những bề mặt đang thi công.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×