LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài tại trường Đại Học Nha Trang
em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của nhà trường, sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo và cán bộ trong Viện Công nghệ Sinh học
và Môi trường đã truyền những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em trong
những năm học vừa qua.
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn đến
PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa và TS. Đặng Thúy Bình đã tạo điều kiện cho em tham
gia thực hiện đề tài này.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới Th.S Nguyễn Anh Thư đã dành rất nhiều thời
gian và tâm huyết hướng dẫn và chỉ bảo giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Công ty Yến Sào đã giúp đỡ cơ sở vật chất, tạo
điều kiện cho em thu mẫu và kinh nghiệm quý báu để em hoàn thành đề tài này
đúng thời hạn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ động viên của gia
đình, bạn bè, người thân, cảm ơn những ý kiến đóng góp và giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thiện đề tài của mình, tuy nhiên không thể
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy
cô và các bạn.
Nha Trang, tháng 6 năm 2012
Sinh viên
Phan Thị Huyền Trân
i
DANH MỤC VIẾT TẮT
µl : Microliter
µM : MicroMol
BLAST : Basic Local Alignment Search Tool
bp : Base pair
Cytb : Cytochrome b
Cytb FW1 : Mồi xuôi (forward primer)
Cytb RV1 : Mồi ngược 1 (reverse primer)
Cytb RV2 : Mồi ngược 2 (reverse primer)
CS : cộng sự cùng nghiên cứu
dATP : Deoxyadenosine triphosphate
dCTP : Deoxycytidine triphosphate
dGTP : Deoxyguanosine triphosphate
DNA : Deoxyribonucleic acid
dNTP : Deoxyribonucleotide triphosphate
dTTP : Deoxythymidine triphosphate
kDa : Kilodalton
mtDNA : Mitochondrial DNA_ hệ gen ty thể
mM : MilliMol
mRNA : RNA thông tin (Messenger RNA)
NCBI : National Center for Biotechnology Information
SB : Sodium Borate
PCR : Polymerase Chain Reaction
T
a
: Annealing temperature (nhiệt độ lai)
T
m
: Melting Temperature (Nhiệt độ nóng chảy)
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHIM YẾN 3
1.1.1 Hệ thống phân loại 3
1.1.2 Phân bố 5
1.1.3 Đặc điểm hình thái 7
1.1.4 Hành vi, tập tính 9
1.1.5 Khả năng định vị bằng tiếng vang 10
1.1.6 Thức ăn và cách thức bắt mồi 12
1.1.7 Yến Sào (tổ yến) 13
1.1.8 Đặc điểm sinh sản 14
1.1. 8.1 Chu kỳ sinh sản của chim yến 14
1.1.8.2 Mùa vụ sinh sản 17
1.1.9 Một số đặc điểm sinh học khác 17
1.1.9.1 Đời sống tự nhiên của loài chim yến tổ
trắng 17
1.1.9.2 Vùng kiếm ăn của chim- môi trường
sống vĩ mô (macrohabitat) 17
1.1.9.3 Nơi chim làm tổ- môi trường sống vi mô
(microhabitat) 18
1.1.9.4 Sinh trưởng 19
1.1.10 Vấn đề bệnh tật của chim 20
1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 21
1.2.1 Lông chim 21
iii
1.2.2 Hệ gen ty thể (Mitochondrial DNA-
mtDNA) 22
1.2.2.1 Cấu trúc DNA ty thể 22
1.2.2.2 Đặc điểm hệ gen ty thể (mtDNA) 24
1.2.2.3 Cytochrome b 25
1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN QUẦN THỂ
CHIM YẾN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 26
1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới 27
1.3.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 29
1.4 TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 29
Chƣơng II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA ĐIỂM THU MẪU 31
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm hình thái 32
2.2.2 Nghiên cứu đa dạng di truyền của chim yến
(Apodidae) 32
2.2.2.1 Tách chiết DNA tổng số 34
2.2.2.2 Phản ứng PCR (Polymerase Chain
Reaction) 35
2.2.2.3 Điện di gel agarose 38
2.2.2.4 Giải trình tự 39
2.2.2.5 Xử lý số liệu xây dựng cây phát sinh loài 40
Chƣơng III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46
3.1 NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƢNG SINH HỌC CỦA CHIM YẾN 46
3.1.1 Đặc trƣng sinh học chim yến đảo 46
3.1.2 Đặc trƣng sinh học chim yến nhà 46
3.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CƢU DI TRUYỀN CHIM YẾN 46
3.2.1 Kiểm tra DNA tổng số 46
iv
3.2.2 Xây dựng chƣơng trình PCR khuếch đại
trình tự gen Cytb DNA ty thể 47
3.2.2.1 Thiết kế mồi và kiểm tra đặc tính của
mồi trên lý thuyết 47
3.2.2.2 Khảo sát sự hoạt động của mồi trên thực
tế và các điều kiện phản ứng PCR 49
3.2.3 Giải trình tự DNA chim yến 52
3.2.4 Đa dạng di truyền A. fuciphagus 52
3.2.4.1 Đa dạng haplotype 52
3.2.4.2 Đa dạng di truyền 54
3.2.5 Đa dạng di truyền quần thể chim yến A.
fuciphagus 56
3. 3 THẢO LUẬN 60
3.3.1 Phân loại chim yến (Aerodramus spp.) dựa
vào đặc điểm hình thái 60
3.3.2 Hiệu quả phƣơng pháp PCR 60
3.3.3 Đa dạng di truyền quần thể chim yến A.
fuciphagus 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Một số miêu tả đặc điểm hình thái của chim yến hàng 32
Bảng 2.2 Trình tự cặp mồi khuếch đại đoạn gen Cytb của mtDNA 36
Bảng 2.3: Trình tự gen Cytb mtDNA của chim yến sử dụng trong nghiên cứu này 41
Bảng 2.4: Các thông số của quá trình phân tích các trình tự và mô hình tiến hóa
(best-fit-model) giữa chim yến Việt Nam với chim yến của thế giới 45
Bảng 3.1: Các đặc tính của mồi 48
Bảng 3.2 Các giá trị phân tích Cytb mtDNA của chim yến Aerodramus spp 53
Bảng 3.3: Giá trị tương đồng (%) của các haplotype trình tự Cytb mtDNA của chim
yến A. fuciphagus thu tại Khánh Hòa, Việt Nam 54
Bảng 3.4: Giá trị tương đồng và giá trị khác biệt (%) của các haplotype trình tự
Cytb mtDNA của A. fuciphagus thu tại đảo A2-Hòn Mun-Nha Trang 55
Bảng 3.5: Giá trị tương đồng và giá trị khác biệt (%) của các haplotype trình tự
Cytb mtDNA của A. fuciphagus thu tại 155-Thống Nhất-Nha Trang 55
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ của giống Aerodramus dựa trên gen mtDNA trên bản đồ phía Nam
và Đông Nam Á 6
Hình 1.2: Bản đồ chim yến Việt Nam của Trung Tâm Eka 7
Hình 1.3: chim yến Aredramus fuciphagus) 8
Hình 1.4: Sự phân bố các loài chim yến được công nhận bởi Chantler 11
Hình 1.5: Mối quan hệ giữa lực vào (Fin) và độ dịch chuyển của giá đỡ 12
Hình 1.6: Tổ chim yến 15
Hình 1.7: Trứng và chim yến con mới nở (www.yensaokhanhhoa.com.vn) 15
Hình 1.8: Chim con 2 ngày tuổi và chim trưởng thành 16
Hình 1.9: Cấu tạo lông chim 21
Hình 1.10: Hệ gen ty thể của các loài chim (a, b) và động vật có vú và Xenopus (c). . 23
Hình 2.1: Địa điểm thu mẫu 31
Hình 2.2 Chương trình nhiệt cho phản ứng PCR 38
Hình 3.1: Hình ảnh điện di DNA tổng số của chim yến 47
Hình 3.2: Cấu trúc kẹp tóc của mồi: a) mồi Cytb RV1; b) mồi Cytb RV2 49
Hình 3.3: Kết quả khảo sát nồng độ cặp mồi Cytb FW1/Cytb RV1 và 49
Hình 3.4 Kết quả khảo sát nhiệt độ lai của mồi 50
Hình 3.5: Kết quả khảo sát nồng độ DNA từ mẫu lông chim 51
Hình 3.6: Cây đa dạng loài dựa trên gen Cytb mtDNA của chim yến Aerodramus
fuciphagus xây dựng theo phương pháp maximum parsimony (MP),
maximum likelihood (ML) và Neighbor Joining (NJ). 57
Hình 3.7: Cây đa dạng loài dựa trên gen Cytb mtDNA của chim yến A. fuciphagus
thu tại Khánh Hòa, Việt Nam và một số khu vực khác trên thế giới; Apus
apus và Amazilia tzacatl 59
1
MỞ ĐẦU
Yến sào hay tổ chim yến, là tên một loại thực phẩm - dược phẩm nổi tiếng
được làm bằng tổ chim yến. Đây là món cao lương mĩ vị tại các quốc gia Đông Á như
Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Theo đông y,
tổ yến có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào các kinh phế và vị. Có tác dụng dưỡng âm,
bổ phế, tiêu đàm, trừ ho định suyễn. Dùng trong các chứng ho hen, khái huyết, suy
nhược cơ thể. Thành phần chất đạm trong yến sào cũng rất cao: yến trắng Đà Nẵng
(55%), yến huyết Đà Nẵng (54,4%), yến trắng Nha Trang (53,8%), yến huyết Nha
Trang (56,9%), yến trắng Quy Nhơn (54,4%). Qua đó, cho thấy chất lượng tổ yến của
Việt Nam rất tốt, có giá trị cao được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.
Theo luận án tiến sĩ dược khoa tại đại học Dược khoa Sài Gòn năm 1972 của
TS Huỳnh Hữu Tạo, có 3 nhóm yến sào phân bố theo vùng địa lý: yến sào quanh
vùng Cù Lao Chàm (Quảng Nam-Đà Nẵng). Yến sào quanh vùng Quy Nhơn và yến
sào quanh vùng Nha Trang-Cam Ranh. Khánh Hòa là nơi chim yến làm tổ nhiều
nhất ở Việt Nam. Hàng năm, Khánh Hòa thu được khoảng hơn 2 tấn tổ yến so với
600-700kg/năm ở Bình Định và Đà Nẵng [22]. Yến sào Khánh Hòa có mùi vị thơm
ngon đặc trưng được coi là tổ yến vua và giá cả luôn ở mức cao nhất thế giới [22].
Chính vì những công dụng đặc biệt của tổ chim yến mà trong những năm gần
đây, tổ yến đã trở thành đối tượng bị khai thác quá mức. Việc khai thác quá mức
trong những thập niên gần đây đã dẫn đến sự suy giảm nguồn lợi tổ chim yến cả về
số lượng và chất lượng, số lượng cá thể trong đàn chim yến giảm và sản lượng khai
thác tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu của con người, trong khi đó giá tổ yến trên
thế giới không ngừng tăng lên. Vào năm 1975, giá tổ yến là 10USD/kg, năm 1995
là 400 USD/kg và hiện nay giá xô các loại tổ yến bình quân là 1271USD/kg [6].
Điều này đòi hỏi các nhà khoa học phải có các nghiên cứu bảo tồn một cách hợp lí
và kịp thời nguồn tài nguyên này.
Những nghiên cứu về chim yến ở Việt Nam phần lớn được thực hiện ở mức
độ khảo sát, thu thập mẫu và tư liệu liên quan phân loại, mô tả hình thái, giá trị kinh
2
tế của phân loài chim yến hàng (Aerodramus fuciphagus), ấp nở chim yến nhân tạo,
nuôi chim trong nhà để lấy tổ, di đàn và nhân đàn chim yến [1], [2], [3], [6], [22],
[71]. Hiện nay các nghiên cứu phát sinh chủng loại về chim yến Việt Nam ở mức độ
phân tử còn nhiều hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu và xây dựng phát sinh chủng loại các
loài chim yến Việt Nam bằng các phương pháp sinh học phân tử là rất cần thiết, nó
sẽ góp phần vào công tác bảo tồn và lưu giữ nguồn gen chim yến Việt Nam. Đây
chính là cơ sở, nền tảng phát triển quần thể chim yến hàng (tên khoa học
Aerodramus fuciphagus_ đang có mặt tại Khánh Hòa cho giá trị thương phẩm cao
nhất thế giới) - nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm, bảo vệ đa dạng sinh học,
bảo tồn động vật hoang dã, tăng sản lượng yến sào xuất khẩu theo định hướng bền
vững và góp phần quan trọng phát triển ngành yến sào Việt Nam.
Vì những lí do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đa dạng di
truyền của chim yến (Aerodramus spp.) ở Khánh Hòa dựa trên chỉ thị phân tử
Cytochrome b của DNA ty thể”. Đề tài này nhằm các mục tiêu chính sau:
- Thu mẫu yến đảo và yến nhà ở khu vực Khánh Hòa
- Tách chiết DNA từ lông và mô cơ chim yến, chạy PCR sử dụng marker là
Cytb, giải trình tự DNA.
- Xây dựng cây phát sinh loài của chim yến ở khu vực Khánh Hòa và so
sánh với các loài khác trên thế giới.
3
Chƣơng I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHIM YẾN
1.1.1 Hệ thống phân loại
Bộ Yến (danh pháp khoa học: Apodiformes) là một bộ chim theo truyền
thống gồm ba họ: Họ Yến (Apodidae), họ Yến mào, Yến cây (Hemiprocnidae) và
họ Chim ruồi (Trochilidae) [43].
Trong phân loại Sibley-Ahlquist bộ này được nâng cấp lên thành siêu bộ
(Apodimorphae). Trong đó, nhóm các loài Chim ruồi được tách ra như một bộ riêng
biệt gọi là Trochiliformes nhưng lại tuân theo những miêu tả truyền thống. Với gần
450 loài đã được nhận dạng cho đến nay, bộ này là bộ chim đa dạng hàng thứ hai,
chỉ sau bộ Sẻ (Passeriformes) [43].
Họ Yến (Apodidae) là một họ chim có bề ngoài rất giống với các loài nhạn
(họ Hirundinidae) nhưng thực ra chúng không có quan hệ họ hàng gần với những
loài chim dạng sẻ này. Sự tương tự giữa yến và nhạn là do tiến hóa hội tụ phản ảnh
kiểu sinh sống tương tự dựa trên việc bắt các côn trùng làm thức ăn trong khi đang
bay [75].
Phân loại yến nói chung là phức tạp, với ranh giới giữa các chi và loài còn
nhiều tranh cãi, đặc biệt là ở giống Collocalini. Phân tích hành vi và kiểu phát âm
thanh bị thất bại do tiến hóa song song, trong khi các phân tích về các đặc điểm hình
thái và các chuỗi DNA khác nhau đã cho ra kết quả không rõ ràng và phần nào đó là
mâu thuẫn [75].
Họ yến Apodidae có 98 loài trên thế giới, trong đó tại Việt Nam có 11 loài:
- Yến núi Aerodramus brevirostris
- Aerodramus rogersi
- Aerodramus maximus
- Yến hàng Aerodramus fuciphagus
- Yến hông xám Aerodramus germane
4
- Yến đuôi nhọn họng trắng hay yến đuôi cứng hông trắng Hirundapus
caudacutus
- Yến đuôi nhọn lưng bạc hay yến đuôi cứng bụng trắng Hirundapus
cochinchinensis
- Yến đuôi nhọn lưng nâu hay yến đuôi cứng lớn Hirundapus giganteus
- Yến cọ Châu Á hay yến cọ Cypsiurus balasiensis
- Yến hông trắng Apus pacificus
- Yến cằm trắng Apus nipalensis
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về chim yến hàng Aerodramus fuciphagus, hệ
thống phân loại:
Ngành: Chordata
Lớp: Aves
Bộ: Apodiformes
Họ yến: Apodidae
Giống: Collocalini
Chi Aerodramus
Tên khoa học: Aerodramus fuciphagus
Tên thường: Yến Hàng hay Yến hông xám
Hiện nay nhiều tác giả nhất trí xếp các loài chim yến có thể dò tìm đường
trong bóng tối, sống và làm tổ ở nơi có cường độ ánh sáng mờ tối đến tối vào giống
Aerodramus (Echolocating swiftlets – yến nhỏ có âm dội). Giống này có nhiều loài,
trong đó một số loài có chung đặc điểm là cho tổ ăn được [44].
Do sự phân bố địa lý khác nhau trong quá trình tiến hóa tự nhiên, loài chim
cho tổ trắng ăn được (Aerodramus fuciphagus) cũng có một số biến dị nhỏ, nên
người ta lại chia thành một số phân loài: Aerodramus fuciphagus fuciphagus (A. f.
fuciphagus) phân bố ở Indonesia; Aerodramus fuciphagus amechanus (A. f.
amechanus) phân bố ở Malaysia; Aerodramus fuciphagus germane (A. f. germani)
phân bố ở Việt Nam, tên gọi là yến hông xám hay yến hàng. Trong một số tư liệu
trước đây người ta xếp phân loài này thành một loài với tên A. germane hoặc
5
Germanicus’s Swiftlets. Tư liệu chính thức cho thấy, phân loài yến sống chủ yếu ở
Thái Lan là A. f. germane, chúng cũng sống cả trong nhà và trong hang động. Chim
yến sống trong chùa Wat Chong Lom tại tỉnh Samut Sakhon- Thái Lan là phân loài
A. f. germani [59].
Các nghiên cứu mới nhất của Price và CS (2004) về tách chiết DNA từ cơ,
máu và giải trình tự của 38 loài thuộc các phân loài yến (Swifts) và yến nhỏ
(Swiftlets) cho thấy, sự sai khác di truyền (genetic divergence) của 2 phân loài A. f.
vestitus và A. f. germani khoảng 1,8%, còn trong cùng một phân loài thì sai khác ít
hơn khoảng 5%. Tác giả kết luận đây là nhóm chim khó phân loại nhất [62].
Ngoài ra theo tư liệu “CITES và các loài yến Đông Nam Á” trong đó cho
rằng loài Collocalia fuciphaga (hiện nay thường gọi là Aerodramus fuciphagus) có
10 tên đồng nghĩa (synonyms) đó là collocalia fuciphaga fuciphaga, C. fuciphaga
vestita, C. fuciphaga amechana, C. fancica vestita, C. fuciphaga micans, C.
fuciphaga inexpectata…[5], [59].
1.1.2 Phân bố
Hầu hết các chim yến nhỏ Aerodramus sống ở các vùng nhiệt đới Ấn Độ -
Thái Bình Dương và không di cư. Sự phân bố của loài yến tổ trắng ăn được trong
khu vực phương Đông, từ các quần đảo Andaman và Nicobar ở Ấn Độ Dương đến
Đông Nam Á và các quần đảo Lesser Sunda. Sự phân bố của loài rất khác nhau, một
số loài chiếm phạm vi rộng lớn của khu vực Đông Nam Á trong khi một số khác lại
giới hạn trong vài đỉnh núi (hình 1.1) [15], [25].
Loài yến tổ trắng A. fuciphagus sinh sống nhiều từ vĩ độ 10
o
Nam đến 20
o
Bắc và kinh độ 95
o
đến 115
o
Đông chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam Á, nhiều
nhất ở Indonesia (Kalimantan, Sumatera, Java, Bli ) tiếp đến là Thái Lan,
Malaysia, Việt Nam… Ở Indonesia chủ yếu là phân loài A. fuciphagus, ngoài ra còn
có A. f. micams, A .f. vestitus. Thái Lan có cả phân loài A. f. germani và loài A.
maximus, đã được khai thác tổ để bán từ thế kỉ 18. Malaysia có cả 2 phân loài A. f.
amechnus và A. f. germani (phân bố ở vùng Peninsula), và loài A. maximus.
Philippines chỉ thấy phân loài A. f. germani. Singapore: có phân loài A. f. germani
6
nhưng rất ít. Ngoài ra, Campuchia, Myanmar, Lào, Brunei cũng thấy có phân bố
loài yến A. fuciphagus.
Hình 1.1: Sơ đồ của giống Aerodramus dựa trên gen mtDNA trên bản đồ phía Nam
và Đông Nam Á. Các tuyến đường phân tán có khả năng nhất là từ khu vực Đông
Nam Á thông qua các quần đảo Andamans cho đến Sri Lanka và Nam Ấn Độ và xa
hơn nữa trên các quần đảo Seychelles và Mascarene [30].
Ở Việt Nam theo tài liệu của CITES cho biết có cả A. fuciphagus và A. germane
[5], [59].
7
Hình 1.2: Bản đồ chim yến Việt Nam của Trung Tâm Eka( www.ekavietnam.com)
Ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, chim Yến Hàng tập trung ở
3 tỉnh Khánh Hòa, Bình Định (bán đảo Phương Mai) và ở Cù Lao Chàm, Hội An
(Quảng Nam ), một phần tại Quảng Bình, Quảng Ngãi (mũi Sa Huỳnh), Phan Rang
(mũi Đá Vách), Côn Đảo, Phú Quốc Những khảo sát bước đầu về một số đặc
điểm sinh thái của chim yến Hàng cho thấy chim Yến Hàng phân bố tại 4 đảo: Hòn
Tai, Hòn Lai, Hòn Khô và Hòn Ông.
Tại vùng biển Khánh Hòa, chim Yến Hàng ổn định hàng trăm năm trên 12
đảo yến và 40 hang yến lớn nhỏ. Thành công của giải pháp kĩ thuật di đàn chim Yến
Hàng từ những hang có mật độ dày đến những hang mới hoặc những vách hang còn
trống để cho chim làm tổ. Tính đến năm 2011, Khánh Hòa đã nâng tổng số đảo yến
là 29 đảo yến và 138 hang yến: đảo A2, A3, A4, A6, Hải Đăng, Bàng Lớn, Đông
Tầm, Mũi Tàu (Nha Trang), đảo Hòn Mai (Ninh Hòa), đảo Hòn Cò, Hòn Nhàn
(Cam Ranh)… (www.yensaokhanhhoa.com.vn).
1.1.3 Đặc điểm hình thái
Loài yến cho tổ trắng ăn được A. fuciphagus chiều dài trung bình của cơ thể
khoảng 12cm (10-16cm); phân loài A. f. fuciphagus ở Indonesia có trọng lượng từ
8
12,4-15,0gram, trung bình 13,2gram. Ở Việt Nam phân loài yến A. f. germani có
trọng lượng cơ thể khoảng 12-18gram, trung bình 14,5gram [59].
Lông chim phân bố trên lưng màu nâu phớt đen, ở dưới màu xám hoặc nâu.
Hông có vệt nâu xám. Lông đuôi có chẻ đôi không sâu. Màu mắt nâu tối, mỏ đen,
chân đen (hình 1.3). Tiếng hót ríu rít và cao. Có khả năng phát âm thanh dò đường
trong hang tối (âm dội) với năng lượng âm thanh 2-8kHz [62]. Chúng phát ra một
kiểu tiếng kêu “cạch, cạch” tai người có thể nghe được, để tạo ra âm dội lại, nhờ đó
cho phép chúng bay hoàn toàn trong tối. Chim có đôi cánh khá cứng cáp, sải cánh
dài 12-15cm, đập toàn bộ cánh khi bay và có thể bay lượng xa tìm mồi.
Loài chim yến nhỏ có 4 ngón chân, chân của chúng rất ngắn và không bao
giờ đậu trên mặt đất mà chỉ bám vào các bề mặt thẳng đứng. Là loài chim ở trên
không nhiều nhất, có thể bay liên tục trong 40 giờ, thậm chí ngủ và giao phối khi
bay. Con đực và con cái nhìn tương tự nhau, con đực thực hiện các màn trên không
hấp dẫn con cái, giao phối xảy ra tại chỗ [1], [59].
Hình 1.3: chim yến Aredramus fuciphagus (www.yensaokhanhhoa.com.vn)
Trong tự nhiên, tổ nằm trong các lỗ hỏng, khe hở của các tảng đá vôi hoặc
trong các hang đá có vách thẳng đứng trên các đảo và ven bờ biển. Tổ hình chén trà
bổ đôi, được chế tạo từ nước bọt của chim. Các sợi gelatin này là một loại
glycoprotein được tiết ra từ tuyến nước bọt dưới lưỡi, sau khi ra không khí thì đông
9
cứng lại. Tổ to 8-12gram, sinh sản từ 3-4 lứa một năm. Trứng màu trắng dễ vỡ,
thường chỉ đẻ 2 quả, kích thước khoảng 14x22 mm [4].
1.1.4 Hành vi, tập tính
Nghiên cứu chu kì hoạt động ngày đêm của Chim yến Hàng cho thấy chúng
hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Thời điểm chim Yến Hàng bắt đầu rời hang và về
hang đều vào cùng một thời điểm từ 5 giờ 28 phút- 5 giờ 36 phút sáng và 16 giờ 55
phút -17 giờ 15 phút chiều. Tuy nhiên các thời điểm này có sự dao động qua các
tháng và nhân tố chi phối sự dao động này là sự thay đổi chu kì chiếu sáng và các
hoạt động của chim trong mùa sinh sản. Quỹ thời gian rời tổ của chim Yến trong
khoảng 17-18 phút và về tổ khoảng 86-87 phút. Vào mùa sinh sản chim Yến Hàng
rời hang và về hang: 1 lần/ngày thời kì chim ghép đôi và làm tổ; 2 lần/ngày thời kì
chim đẻ và ấp trứng; 4-5 lần/ngày thời kì nuôi và chăm sóc con non [1]
Chim yến là loài chim có khả năng nhìn rất tuyệt vời, mũi và tai nghe rất
thính. Giác quan của nó rất tốt nên để nhận biết kẻ thù và những nguy hiểm trong
môi trường xung quanh. Đa số chim sống theo bầy đàn, cũng có những con chim
thích bay đơn lẻ, những con chim đơn lẻ này khó dẫn dụ vào nhà hơn [4], [59].
Chim sống thành cặp, rất chung thủy với lứa đôi và trung thành với nơi ở của
chúng, đường bay đi về nơi làm tổ khá ổn định và chúng không thích làm tổ ở độ
cao trên 500m so với mặt biển. Tuy nhiên, chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi ánh
sáng, nhiệt độ và độ ẩm bên trong nơi chúng làm tổ. Nếu những yếu tố này không
phù hợp chúng sẽ bỏ đi nơi khác mà không bao giờ quay trở lại [6]. Tốc độ bay có
lúc lên đến 128-160km/giờ, cũng có khi nó bay xa đến 160km để kiếm mồi. Theo
điều tra của Viện Hải Dương Học về đường đi kiếm ăn của chim yến Hàng ở 2 tỉnh
Quảng Nam và Khánh Hòa cho thấy, chúng luôn bay theo hướng Tây Bắc vào đất
liền kiếm ăn, tuy nhiên với hang có sản lượng lớn nhất của tỉnh Khánh Hòa thì
chúng bay vào đất liền theo hướng Tây và Tây Nam là hướng gần bờ nhất. Vùng
kiếm ăn có thể thay đổi theo ngày theo mùa.
Chim có một đặc điểm lượn quanh vòng với một đường kính tối thiểu là 4km
và khó bẽ quặt đường chim bay khi đổi hướng, tối thiểu cần một khoảng rộng 1,52-
10
2,13m. Trong thực tiễn của nghề nuôi yến, cần tránh việc ép chim thay đổi đường
bay, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn yến [21].
1.1.5 Khả năng định vị bằng tiếng vang
Một trong những điểm đặc trưng của chim yến là khả năng định vị bằng
tiếng vang được tìm thấy ở một số loài, bao gồm cả chim yến tổ trắng và chim yến
cho tổ đen. Sự định vị bằng tiếng vang là khả năng phát hiện ra sự hiện diện của vật
thể gần bằng cách phát ra âm thanh và phân tích tiếng dội trở lại qua sự nghe của tai
[63].
Không giống như dơi và cá voi, sử dụng các xung siêu âm phát âm cho định
vị bằng tiếng vang, chim yến Aerodramus phát ra âm thanh ở tần số thấp mà hầu hết
con người có thể nghe thấy như là chuỗi lanh lảnh, chói tai, khác biệt rõ ràng từ sự
xướng âm của các chim khác [45], [46], [63].
Medway và Pye (1977) cho thấy mỗi tiếng vang của chim yến cho tổ trắng A.
f. fuciphagus là gấp đôi bình thường, bao gồm 2 xung âm thanh liên tiếp dài 1-2
phần nghìn giây. Xung âm thanh thứ 2 luôn có biên độ cao hơn, mặc dù sự biến
thiên chỉ ở mức độ chênh lệch. Các tiếng vang của các loài chim khác nhau cho thấy
sự phân loại của các đỉnh tần số khác nhau và do đó cho phép từng con nhận ra
tiếng vọng của riêng mình [44].
Nghiên cứu của Thomassen và CS (2005) về sự tiến hóa của định vị tiếng
vang và các điều kiện môi trường, theo đó sự phân bố của chim yến và bối cảnh địa
chất của môi trường được dùng để giải thích sự phát ra âm thanh của chim yến. Kết
quả là nhóm nghiên cứu đã định danh loài có khả năng định vị âm thanh dựa trên sự
phân bố địa lý (hình 1.4) [13], [30].
11
Hình 1.4: Sự phân bố các loài chim yến được công nhận bởi Chantler [13].
(A). Tấc cả các loài Aerodramus có thể cho định vị bằng tiếng vang. A.
vulcanorum không được công nhận như là một loài đầy đủ, nhưng là phân loài của
A. brevirostris.
(B). Loài Collocalia và Hydrochous gigas. C. troglodytes có thể cho định vị
bằng tiếng vang
12
Nghiên cứu của Thomassen và CS (2005) về sự tiến hóa của hệ thống định vị
tiếng vang chim yến cho rằng các tiểu đơn vị định vị bằng tiếng vang chủ yếu nằm
trong hệ thống thần kinh trung ương, trong khi các tiểu đơn vị trong bộ máy phát
âm đã có mặt và có khả năng sử dụng trước khi định vị bằng tiếng vang phát triển.
Nghiên cứu này ủng hộ giả thiết: sự tiến hóa độc lập của định vị bằng tiếng vang
trong Aerodramus và Collocalia, với sự tiến hóa tiếp theo của hành vi phức tạp cần
thiết để bổ sung cho các hệ thống định vị bằng tiếng vang vật lý hoặc có thể thừa
hưởng từ một số tổ tiên (hình 1.5) [30].
Hình 1.5: Mối quan hệ giữa lực vào (Fin) và độ dịch chuyển của giá đỡ. Đường
màu đỏ: có khả năng định vị bằng âm thanh; đường màu xanh: không có khả năng
định vị bằng âm thanh.
1.1.6 Thức ăn và cách thức bắt mồi
Thức ăn của chim yến hàng ngày chủ yếu là côn trùng có kích thước nhỏ (cỡ
0,01-0,72gram) bay trong không khí: ong bắp cày, ong nhỏ, phù du, kiến cánh, mối
cánh, ruồi muỗi, bọ rầy, các loại cánh cứng, nhện, chuồn chuồn kim… Tỷ lệ các
13
loại côn trùng trong thức ăn của chim bố mẹ và chim trưởng thành như sau: kiến
thuộc bộ cánh màng (Hymenoptera) 61,1%, mối thuộc bộ cánh đều (Isoptera)14,7%
và ruồi nhỏ thuộc bộ 2 cánh (Diptera) 7,8%, các bộ còn lại tỷ lệ thấp: rầy xanh
(Cicacellidae), rầy nâu (Delphacidae). Vào mùa mưa tỷ lệ mối trong ruột là 100%
[3]. Thức ăn ưa thích là ong kiến chiếm 50-70%, tiếp đến là mối cánh ruồi muỗi, bọ
rầy, bọ rùa, chuồn chuồn kim, bọ xít nhỏm, bướm đen, cánh tơ, cào cào… [4]
Chim bắt thức ăn trong khi bay, ở độ cao dưới 30m, theo sự phân bố của côn
trùng trong không trung. Thức ăn cho chim con đều do bố mẹ bắt về và mớm cho
chúng. Thành phần thức ăn khá đa dạng , điều tra tại Khánh Hòa và Đà Nẵng cho
thấy chim ăn chủ yếu là côn trùng cánh giống Homoptera (50,7% và 60,8%), hai
cánh Diptera (20,7% và 14,8%), cánh màng Hymenoptera (14,2% và 10,9%), nhìn
chung chim yến non ăn thức ăn có vỏ kitin mỏng [4].
1.1.7 Yến Sào (tổ yến)
Yến sào hay tổ chim yến được thu hoạch là tổ chim trắng A. fuciphagus được làm
bằng nước bọt của chim, nó bị đông cứng lại sau khi tiếp xúc với không khí. Là một vật chất
hữu cơ thiên nhiên và dễ hấp thụ.
Thành phần hóa học của tổ yến quyết định tác dụng của tổ yến đến sức khỏe
của con người. Theo phân tích của Perdagangan (1979) tại Indonesia, cứ 100gram
tổ yến chứa 37,5gram protein, 0,3gram lipid, 32,1gram cacbonhydrat, 485mg canxi,
18mg photpho, 3mg sắt và 24,8gram nước.
Số liệu phân tích tổ yến hang động Việt Nam cho thấy hàm lượng protein và
lipid có khác nhau theo loại tổ và kỳ khai thác. Hàm lượng protein trong kì khai
thác lần đầu là 47,16%, lần hai là 36,9%; lipid lần đầu là 0%, lần 2 là 0,56% [59].
Các số liệu trên cho thấy, hàm lượng canxi và photpho trong tổ yến rất cao, nguyên
tố sắt cũng khá cao. So sánh với tài liệu đã công bố ở Indonesia, thì tổ yến của
Khánh Hòa có chất lượng rất tốt, hàm lượng protein cao (36,9-47,1%), hàm lượng
lipid rất thấp chỉ từ 0-0,56%, lượng nước thấp chỉ khoảng 16% (so với Indonesia là
24,8%).
14
Houdret (1975) và Kathan (1969) nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng của tổ
yến cho kết quả như sau: cứ 100gram tổ yến khô có chứa 49,9gram protein hòa tan
trong nước (bao gồm amido nitrogen, aminoamine nitrogen, nonamino nitrogen); có
18 acid amine cần thiết như: arginine, histidine, lysine, cystine, tryptophan, serine,
leucine, proline, threonine, glutamic acid…; 30,6gram carbohydrate (ở dạng
glycoprotein và mucin) trong đó có galactose, hexose, glucosamine, galactosamine,
sialic acid…; 4,9gram sắt, 2,5gram muối vô cơ bao gồm potassium, sodium,
calcium, magnesium, sulfur, phosphorus, cilica và các nguyên tố khác), 1,4gram
chất xơ, 10,7gram các loại khác. Giá trị năng lượng dinh dưỡng 345 kcal [32], [38].
1.1.8 Đặc điểm sinh sản
Thời gian sinh sản bắt đầu từ tháng 12, kết thúc vào tháng 7 năm sau. Các
hoạt động trong mùa sinh sản gồm: ghép đôi, giao hoan, giao phối (tháng 12), xây
tổ (từ tháng 1- tháng 4), đẻ trứng (tháng 5), trứng nở (tháng 6), chim non rời tổ
(tháng 7) [1].
1.1. 8.1 Chu kỳ sinh sản của chim yến
Thành thục lần đầu sau 7-8 tháng tuổi, đây là thời gian chim sẵn sàng để giao
phối. Chim thường xây tổ lần đầu mất 3 tháng, lần 2, 3 chỉ 1 tháng (trong tự nhiên).
Thường trong nhà yến chim xây tổ khoảng 30-32 ngày để tạo thành cái tổ có kích
thước đủ để đẻ trứng [59].
15
Chim yến xây tổ lần lượt như sau: xây gốc tổ (D) xây mép tổ (R) xây
thành tổ (H). Gốc tổ được hình thành sớm nhất, còn độ dài mép tổ và độ dày thành
tổ hình thành sau và tăng chậm (hình 1.6) [1].
Hình 1.6: Tổ chim yến
Sau đó chim dừng khoảng 8-11 ngày mới bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên và 1-
3 ngày để đẻ quả trứng thứ 2.
Thời điểm đẻ trứng vào lúc 17 giờ chiều hôm trước đến 7 giờ sáng hôm sau.
Số chim đẻ 2 trứng/ lứa chiếm khoảng 90% [1].
Kích thước và khối lượng trứng chim: kết quả nghiên cứu trứng chim Yến
Hàng tại Cù Lao Chàm có chiều dài trung bình 21,5 mm, chiều rộng trung bình
14,2mm và khối lượng trung bình 2,00gram (hình 1.7) [1].
Hình 1.7: Trứng và chim yến con mới nở (www.yensaokhanhhoa.com.vn)
Ấp trứng 25-26 ngày.Cả đôi chim bố mẹ cùng làm tổ và nuôi con. Tỷ lệ nở
chim non trong điều kiện tự nhiên tại Cù Lao Chàm tương đối cao trong khoảng từ
16
87-93%. Mặc dù, chim đẻ 2 quả trứng nhưng có đến 70% tổ, chỉ một trứng được
nuôi thành công đến chim con, còn một chim khác thường bị hất ra, nhất là ở các tổ
nhỏ [1].
Con non: quan sát con non mới nở có trọng lượng trung bình 1,5gram. Sau
khi nở khoảng 1 ngày tuổi chim non phát tín hiệu đòi ăn, chim bố mẹ bắt đầu mớm
mồi cho con, một ngày trung bình 3 lần/ngày (nhiều nhất là 7 lần/ngày, ít nhất là 2
lần/ngày). Thời điểm mớm mồi tập trung vào lúc 7 giờ và 19 giờ trong ngày. Khi
xuất hiện lông cánh, chim non bắt đầu vỗ cánh tập bay. Số lần vỗ cánh tăng theo
tuổi. Sau khi nở 41-51 ngày chim đã đủ khỏe mạnh và rời tổ và 7 tháng sau chim sẽ
giao phối và sinh sản (hình 1.8) [59].
Hình 1.8: Chim con 2 ngày tuổi và chim trưởng thành tập bay
(www.yensaokhanhhoa.com.vn)
Một tuần sau khi chim con rời tổ đôi chim bố mẹ này có thể bước vào quá
trình làm tổ của một chu kỳ sinh sản mới.
Có thể tóm tắt chu kì sinh sản trong nhà yến như sau
30-32 ngày ( khoảng 4 tuần)
Làm tổ
8-10 ngày (1-2 tuần)
Đẻ trứng
22-28 ngày (3-4 tuần)
Ấp trứng
47-51 ngày (6-7 tuần)
Chim con sẽ rời tổ
7 ngày (1 tuần)
Chim nghỉ ngơi
30-32 ngày (4 tuần)
Chim làm tổ lại
17
1.1.8.2 Mùa vụ sinh sản
Nhìn chung thời gian đẻ trứng phụ thuộc từng vùng, điều kiện khí hậu từng
năm và có biến động theo vĩ độ của mỗi nước. Tại Việt Nam, trong tự nhiên chim
làm tổ vào cuối tháng 12 đến tháng 1, đẻ 1 lần vào giữa cuối tháng 3 đến giữa tháng
5 (tùy vùng và tùy từng năm), 70% chim tập trung đẻ vào giữa tháng 4. Nếu bị khai
thác lấy tổ thì tiếp tục làm tổ đến khoảng tháng 5-6.
Mùa vụ sinh sản tự nhiên trong hang động của 3 tỉnh: Quảng Nam, Bình
Định, Khánh Hòa có khác nhau. Điều này liên quan đến khí hậu của từng vùng và
điều kiện hang có thể cả với nguồn thức ăn và khoảng cách hang động vào đất liền
(vùng kiếm ăn) [4].
1.1.9 Một số đặc điểm sinh học khác
1.1.9.1 Đời sống tự nhiên của loài chim yến tổ trắng
Chim yến tổ trắng (A. fuciphagus) được phân thành 2 nhóm sống khác nhau:
bầy đàn và đơn côi. Một nhà yến có nhiều đàn sống chung với nhau. Thói quen lượn
vòng quanh tổ của chim yến: khởi động vào buổi sáng trước khi đi kiếm ăn và hạ
nhiệt vào buổi chiều trước khi đi vào nhà [1].
Chim yến là loài chim bay lượn cao, nhưng ít khi chúng bay xa đến độ
1.500m để kiếm mồi. Theo những điều tra của Khánh Hòa, chim yến Hàng của Việt
Nam có thể lên đến Lâm Đồng, Phan Rang để kiếm ăn [4]. Bình thường chim kiếm
ăn ở khoảng cách xa hang động hoặc nhà của chúng 25km [21].
1.1.9.2 Vùng kiếm ăn của chim- môi trường sống vĩ mô (macrohabitat)
Là môi trường sống thích hợp để chim kiếm mồi, là vùng có đủ thức ăn cho
chim yến trong suốt cả năm, vùng chim có thể bắt các loại côn trùng bay suốt từ
sáng đến chiều tối. Đặc điểm của một vùng kiếm ăn lý tưởng là có khoảng 50% diện
tích cây thấp dưới 1m như: đồng lúa, cỏ gianh, bụi cây; 30% diện tích cây cao trên
5m như cây keo dậu (Leucaena glauea), sung, vườn cọ, rừng… và 20% mặt nước
thoáng [21]. Người ta quan sát thấy, chim rời tổ khoảng 5 giờ sáng, sau đó kiếm ăn
trên vùng cây thấp từ 6 giờ đến 10 giờ; trên vùng cây cao từ 10 giờ đến 14 giờ và có
18
mắc nước vào lúc 14 giờ -16 giờ. Buổi chiều, vào khoảng 16 giờ từng đàn chim yến
thường bay đến các khúc sông hoặc các đầm phá nước ngọt, trong mát và sạch để
tắm và uống nước, từ 16 giờ 30 đến 17 giờ chim bắt đầu bay về tổ và thường trở về
tổ lúc 18 giờ, cũng có thể muộn hơn cho đến 19 giờ (tùy mùa).
Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm thời tiết của mùa và ngày ta có thể thấy sự xuất
hiện của chim yến và thời gian kiếm ăn ở các vùng đã chỉ ra ở trên có những sai
khác nhất định. Trong ngày râm mát, độ ẩm cao và gần mùa vụ sinh sản, thời gian
đàn chim đi kiếm mồi trên các vùng cây thấp kéo dài hơn. Trong ngày nóng, chói
chang mặt trời, chim bay ở độ cao hơn, bởi sự phân bố nhiệt độ theo chiều thẳng
đứng giảm theo dần khi lên cao (cứ lên 100m giảm 0,6
o
C) không kể những ngày
nghịch nhiệt. Mùa đông chim ra đi kiếm ăn muộn và trở về sớm, mùa hè ra đi sớm
và trở về muộn hơn [1], [21].
1.1.9.3 Nơi chim làm tổ- môi trường sống vi mô (microhabitat)
Là nơi chim trở về để ngủ nghỉ, đu bám, làm tổ, đẻ trứng và nuôi con. Một
nơi cho phép chim bay ra bay vào dễ dàng, làm tổ dễ dàng yên tĩnh, che khuất để
chim cảm thấy an toàn và ít sự đe dọa của động vật gây hại.
Nơi có điều kiện nhiệt độ 24-31
o
C (tốt nhất 27-29
o
C), ẩm độ trong phạm vi
70-95%, lý tưởng là 80-90%, ánh sáng từ tối đến mờ tối 0-2 Lux có đối lưu không
khí, thoáng mát với bầu không khí trong sạch, điều kiện ẩm độ nhiệt độ thích hợp
này là điều kiện cần và đủ đảm bảo cho sinh sản của chim [55].
Điều tra môi trường sống vi mô của chim cho thấy đặc điểm cấu trúc hang và
điều kiện khí hậu (microclimate) của hang có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh sản, số
lượng tổ, mật độ tổ (tổ/m
2
) và diện tích có khả năng làm tổ của chim yến.
Môi trường vi mô tự nhiên trong hang động của Việt Nam [4]:
- Về hướng cửa và đặc điểm cấu trúc hang:
Việc chim yến Hàng thường chọn hang có cửa hướng Đông có liên quan đến
sự thích nghi về thời gian và chu kì chiếu sáng. Vị trí cửa hang phổ biến ở độ cao
10m (so với mực nước biển), kích thước cửa hang dao động: chiều rộng trong
khoảng từ 0,5-5m, chiều cao từ 2-10m [1].