BÀI 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
I. Mục tiêu:
- Học sinh phân biệt được các dạng thông tin cơ bản
- Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy
tính bằng các dãy bít.
II. Chuẩn bị:
- Nội dung: Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV
- ĐDDH: Tranh ảnh SGK, bảng phụ.
III. Kiểm tra bài cũ:
- GV đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ:
?1: Em hãy cho biết thông tin là gì? Nêu ví dụ về thông tin?
- 1- 2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, cho điểm.
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng thông tin cơ bản
- Dựa vào KN về TT ở bài 1.
GV có thể đặt câu hỏi pháp vấn HS:
? Em hãy nêu các ví dụ về
thông tin?
- GV lấy thêm ví dụ, giải
thích.
-> GV kết luận và nêu lên 3
dạng thông tin cơ bản trong tin học
đó là: Dạng văn bản, dạng hình ảnh,
dạng âm thanh.
- GV lấy ví dụ về các nhóm
TT và cho HS lấy ví dụ theo nhóm.
- HS trả lời được:
+ Các bài báo, bản tin trên truyền
hình
+ Các tấm biển chỉ đường.
+ Tiếng trống trường báo hiệu giờ
ra chơi hay vào học.
+ Tín hiệu đèn xanh, đèn đỏ.
- HS chú ý, liên hệ thực tế, lấy ví dụ
về các nhóm TT:
+ Dạng văn bản: Các bài báo, bài
văn, các con số, chữ viết, sách, vở
+ Dạng hình ảnh: Hình vẽ minh
họa, tranh, ảnh, tấm biển chỉ đường
+ Dạng âm thành: Tiếng trống
trường, tiếng còi, bản nhạc
- GV lưu ý HS:
3 dạng TT đã trình bày trong
SGK không phải là tất cả các dạng
TT. Còn có TT dưới dạng khác như:
Mùi vị, cảm giác, cảm xúc. Nhưng 3
dạng TT nói trên là những dạng TT
cơ bản mà máy tính có thể xử lí
được.
- HS chú ý, hiểu.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu diễn thông tin
- GV gợi ý và lấy ví dụ về các
cách biểu diễn thông tin.
+ Mỗi dân tộc có hệ thống các
chữ cái của riêng mình để biểu diễn
TT dưới dạng văn bản.
+ Để tính toán ta biểu diễn TT
dưới dạng các con số và kí hiệu toán
học.
+ Các nốt nhạc để biểu diễn
một bản nhạc cụ thể
- GV yêu cầu HS đọc TT và
- HS chú ý và tự liên hệ thực tế
quan sát tranh, ảnh SGK
- GV gợi ý HS kết luận về cách
biểu diễn thông tin:
* Biểu diễn TT là cách thể hiện
TT dưới dạng cụ thể nào đó.
- GV lấy các ví dụ khác
- GV lưu ý HS: Cùng một TT
có thể có nhiều cách biểu diễn khác
nhau.
Ba dạng TT cơ bản đã đề cập ở
trên thực chất chỉ là các biểu diễn TT
mà thôi.
* Vai trò của TT:
- GV yêu cầu HS đọc TT trong
SGk
- GV giải thích và kết luận:
Biểu diễn TT nhằm mục đích
lưu trữ và chuyển giao TT thu nhận
được. Mặt khác TT cần được BD
dưới dạng có thể “Tiếp nhận được”
(đối tượng nhận TT có thể hiểu và xử
lí được)
- HS quan sát tranh, ảnh SGK, đọc
TT trong SGK.
- HS chú ý, ghi bài
- HS chú ý
- 1 – 2 HS đọc TT SGK
- HS chú ý, ghi bài
* Hoạt động 3: Tìm hiểu biểu diễn TT trong máy tính
- GV yêu cầu HS đọc TT SGK
- GV gợi ý và giải thích cho
HS hiểu về cách biểu diễn TT trong
máy tính: TT được biểu diễn dưới
dạng các dãy bít và dùng các dãy bít
ta có thể biểu diễn được tất cả các
dạng thông tin cơ bản.
-> Kết luận:
Máy tính cần có những bộ phận
đảm bảo việc thực hiện 2 quá trình
sau:
+ Biến đổi TT đưa vào máy
tính thành dãy bít.
+ Biến đổi TT lưu trữ dưới
dạng dãy bít thành một trong các
dạng quen thuộc với con người như:
Âm thành, hình ảnh, văn bản.
- HS đọc TT SGK, tìm hiểu về cách
biểu diễn TT trong máy tính
- HS chú ý
- HS chú ý, ghi kết luận:
* Hoạt động 4: Tổng kết bài học- Dặn dò
- GV yêu cầu 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK
- GV gợi ý HS trả lời các câu hỏi và tóm tắt kiến thức bài học
- Yêu cầu HS về nhà đọc SGK và chuẩn bị trước bài học cho tiết sau