BÀI 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
I. Mục tiêu:
- Biết sơ lược cấu trúc của máy tính điện tử và một vài thành phần quan
trọng nhất của máy tính cá nhân.
- Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính.
- Biết được máy tính hoạt động theo chương trình.
- Rèn luyện ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc
khoa học, chuẩn xác.
II. Chuẩn bị:
- Nội dung: Nghiên cứu bài 4 SGK, SGV
- ĐDDH: Bảng phụ và một vài TB phần cứng của máy tính: Đĩa cứng,
đĩa mềm, bàn phím, ram …
III. Kiểm tra bài cũ:
?1: Em hãy nêu các khả năng của máy tính?
- 1- 2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, cho điểm.
?2: Em hãy nêu đâu là hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay?
- HS trả lời. GV nhận xét, cho điểm.
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Tìm hiểu mô hình quá trình 3 bước
- GV yêu câu HS đọc TT SGK
- GV chia nhóm HS, yêu cầu
HS trao đổi về các công việc hàng
ngày. GV gợi ý để HS tách các công
việc đó thành 3 bước
- GV lấy ví dụ và giải thích về
mô hình quá trình 3 bước:
Nhập -> xử lí -> Xuất
INPUT PROCESSER
OUTPUT
- GV kết luận:
Để có thể giúp con người quá
trình xử lí TT, máy tính cần phải có
- 1 – 2 HS đọc TT SGK
- HS hoạt động nhóm. Trao đổi và
lấy ví dụ các công việc hàng ngày.
Ví dụ: Giặt quần áo
Quần áo bẩn, xà phòng, nước
(INPUT), vò quần áo bẩn và xà phòng, rũ
quần áo (XỬ LÍ); Quần áo sạch
(OUTPUT)
- HS chú ý và lấy thêm ví dụ
- HS chú ý, ghi bài
các thành phần thực hiện các chức
năng tương ứng: Thu nhận, xử lí và
xuất thông tin đã xử lí.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc chung của máy tính điện tử
- GV yêu cầu HS quan sát tranh
vẽ về các đời của máy tính.
- Yêu cầu HS tìm hiểu SGK và
nêu ra được: Các loại máy tính khác
đều có chung một sơ đồ cấu trúc
giống nhau gồm:
CPU (bộ xử lí trung tâm), bộ
nhớ, thiết bị vào và thiết bị ra.
- GV có thể giới thiệu các thành
phần máy tính bằng các TB minh
họa.
- GV giải thích cho HS hiểu các
khối chức năng nêu trên hoạt động
dưới sự hướng dẫn của các chương
trình máy tính do con người lập ra.
-> Chương trình là tập hợp các
câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn
một thao tác cụ thể cần thực hiện.
- HS quan sát
- HS tìm hiểu TT SGK
- HS chú ý và nêu lên được sơ đồ
cấu trúc các thành phần của máy tính.
- HS chú ý quan sát, tìm hiểu
- HS chú ý, ghi bài
- GV đưa ra các TB, ĐD trực
quan, giới thiệu và giải thích cho HS
các thành phần chính của máy tính:
+ Bộ xử lí trung tâm: Được coi
là bộ não của máy tính, thực hiện các
tính toán, điều khiển…
+ Bộ nhớ: Là nơi lưu trữ
chương trình và dữ liệu.
+ Thiết bị vào/ra (Input –
output): Còn gọi là TB ngoại vi giúp
máy tính trao đổi thông tin với bên
ngoài, đảm bảo giao tiếp với người sử
dụng.
- HS quan sát, tìm hiểu
- HS nghe, hiểu và ghi bài
* Hoạt động 3: Tổng kết giờ học – Dặn dò
- GV yêu cầu HS tóm tắt lại nội dung phần 1, 2 SGK; nêu lên những ý chính
của bài học
- Dặn dò HS về nhà đọc trước phần sau của bài học và đọc trước bái đọc
thêm.
BÀI 4 ( TT) : MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
I. Mục tiêu:
- HS biết sơ lược cấu trúc của máy tính điện tử và một vài thành phần quan
trọng nhất của máy tính cá nhân.
- Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính.
- Biết được máy tính hoạt động theo chương trình.
- Rèn luyện ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc
khoa học, chuẩn xác.
II. Chuẩn bị:
- Nội dung: Nghiên cứu bài 4 SGK, SGV
- ĐDDH: Bảng phụ và một vài TB phần cứng của máy tính: Đĩa cứng,
đĩa mềm, bàn phím, ram …
III. Kiểm tra bài cũ:
- GV đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ:
?1: Em hãy vẽ sơ đồ quá trình 3 bước và lấy một vài ví dụ cụ thể?
- 1- 2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, cho điểm.
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Tìm hiểu máy tính là một công cụ xử lí thông tin
- GV yêu cầu HS quan sát
tranh vẽ SGK. Quan sát các TB máy
tính …
- Yêu cầu HS đọc TT SGK
? Em hãy nêu quá trình 3
bước?
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về
một công việc cụ thể em thường làm
và tách ra làm 3 bước.
? Vậy em hãy vẽ mô hình
hoạt động 3 bước của máy tính?
- GV giải thích và kết luận:
Quá trình xử lí TT trong máy
tính được tiến hành một cách tự
động theo sự chỉ dẫn của các chương
trình.
- HS quan sát
- HS đọc SGK
- HS trả lời:
Nhập -> xử lí -> Xuất
INPUT PROCESSER
OUTPUT
- HS lấy ví dụ
- HS hoạt động nhóm
- Đại diện một nhóm lên bảng vẽ sơ
đồ:
INPUT
XỬ LÍ VÀ
LƯU TRỮ
INPUT
TT các
chương
trì
nh
Văn bản, âm
thanh, hình ảnh
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phần mềm máy tính và phân loại phần mềm
- GV yêu cầu HS đọc TT SGK
?Phần mềm là gì?
- GV giải thích và kết luận:
Không có phần mềm, màn
hình của em không hiển thị bất cứ
thứ gì, các loa đi kèm máy tính sẽ
không phát ra âm thanh … Nói cách
khác, phần mềm đưa lại sự sống cho
phần cứng.
* Phân loại phần mềm:
- GV yêu cầu HS đọc TT SGK
? Có mấy loại phần mềm máy
tính?
- HS đọc SGK
- HS trả lời:
Để phân biệt với phần cứng là chính
máy tính cùng với tất cả các TB vật lí kèm
theo, người ta gọi các chương trình máy
tính là phần mềm máy tính hay ngắn gọi là
phần mềm
- HS đọc SGK
- HS tìm hiểu, trả lời:
Có hai loại phần mềm, phần mềm hệ
thống và phần mềm ứng dụng
- GV giải thích và kết luận:
Có 2 loại phần mềm máy tính:
+ Phần mềm hệ thống là các
chương trình tổ chức việc quản lí,
điều phối các bộ phận chức năng của
máy tính.
+ Phần mềm ứng dụng là
chương trình đáp ứng những yêu cầu
ứng dụng cụ thể.
- GV lấy một vài ví dụ và yêu
cầu HS lấy ví dụ.
- HS chú ý, ghi bài
- HS các nhóm lấy ví dụ
* Hoạt động 3: Tổng kết bài học – Dặn dò
- GV yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
- GV Hệ thống nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi
- Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi bài tập SGK
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập. Đọc bài đọc thêm số 3, đọc và tìm hiểu
trước bài thực hành số 1.