Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

HOÀN THIỆN NGHIỆP vụ GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG tại CÔNG TY TNHH VIỆT tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.31 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
˜&™


LÊ THỊ HỒNG



HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG XUẤT
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY
TNHH VIỆT TÂN



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Chuyên ngành : KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Lớp : 44KTTM
MSSV : 44D4109



Giáo viên hướng dẫn : ThS. TRẦN CÔNG TÀI








Nha Trang, tháng 11 năm 2006
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- iii -


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN














PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- iv -

LỜI CẢM ƠN

Với những kiến thức đã được trang bị ở nhà trường cộng với những nỗ lực cố
gắng của bản thân đặc biệt không thể thiếu sự giúp đỡ của thầy cô và Công ty TNHH
Thương Mại Việt Tân em mới có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình. Vậy em

xin chân thành cảm ơn:
Thầy Trần Công Tài đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt thời gian
thực tập vừa qua để em có thể hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này.
Các quý Thầy cô khoa Kinh tế Trường Đại Học Thủy Sản đã truyền đạt những
kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý báu giúp ích cho em trong suốt quá trình
thực tập
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cấp Ban lãnh đạo, các anh
chị, nhân viên trong Công ty TNHH Thương Mại Việt Tân, đặc biệt là Phòng Giao
Nhận Xuất Nhập Khẩu đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập.

Xin chân thành cảm ơn!

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- v -
MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 3
1. Khái niệm và tầm quan trọng của giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu (XNK) 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Tầm quan trọng của giao nhận hàng hoá XNK 3
2. Phân loại giao nhận 4
3. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ giao nhận 4
3.1 Nghiệp vụ giao nhận truyền thống 4
3.2 Nghiệp vụ giao nhận quốc tế 5

4. Phạm vi của dịch vụ giao nhận 5
4.1 Thay mặt người gửi hàng (Người xuất khẩu) 5
4.2 Thay mặt người nhận hàng (Người nhập khẩu) 6
5.Trách nhiệm của người giao nhận 6
5.1 Khi làm đại lý 6
5.2 Khi làm người chuyên chở 6
6. Chuyên chở hàng hoá XNK bằng đường hàng không (Carriage of goods by
Plane) 7
6.1Vị trí của vận tải đường hàng không 8
6.2 Đặc điểm của vận tải đường hàng không 8
6.3 Các trường hợp sử dụng 9
6.4 Các văn bản có liên quan 9
6.4.1Các văn bản của Việt Nam 9
6.4.2 Các qui tắc quốc tế và công ước quốc tế 10
6.5 Các cơ quan liên quan đến giao nhận 10
6.6 Các chứng từ có liên quan đến quá trình giao nhận hàng hoá xuất khẩu 11
6.6.1 Vận đơn hàng không (Air Waybill- AWB) 11
6.6.2 Lưu cước (booking Place) 13
6.6.3 Bảng lựơc kê khai hàng hoá (Manifest) 13
6.6.4 Bảng lược khai hàng hoá xuất khẩu (Cargo List) 13
6.6.5 Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List) 13
6.6.6 Giấy uỷ quyền (Letter of Authority- L/A) 14
6.6.7 Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice) 14
6.6.8 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin- C/O) 14
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- vi -
6.6.9 Giấy chứng nhận phẩm chất, số lượng, trọng lượng hàng hoá
(Certificate of Quality/ Quantity/ Weight) 15
6.6.10 Giấy chứng nhận kiểm dịch, vệ sinh và hun trùng 15
6.6.11 Tờ khai hải quan 15

6.6.12 Hợp đồng thương mại 16
7. Qui trình giao nhận hàng xuất khẩu của hàng không Việt Nam 16
8. Sự phát triển của vận tải hàng không quốc tế từ năm 1945 đến nay 17
8.1 Sự đổi mới và áp dụng công nghệ mới để sản xuất, chế tạo và điều khiển máy
bay. 18
8.2 Đối tượng chuyên chở đa dạng và khối lượng vận tải ngày càng tăng lên 18
8.3 Số lượng máy bay, sân bay và các hãng hàng không tăng nhanh chóng 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 21
1. Giới thiệu chung về công ty 21
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 21
1.1.1 Quá trình hình thành 21
1.1.2. Quá trình phát triển 22
1.2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của doanh nghiệp 22
1.2.1Chức năng 22
1.2.2 Nhiệm vụ 23
1.2.3 Quyền hạn của doanh nghiệp 23
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 24
1.3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty Việt Tân 24
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 24
2.Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 26
2.1Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 26
2.1.1Môi trường tự nhiên 26
2.1.2 Môi trường kinh tế 27
2.1.3 Môi trường chính trị - pháp luật 28
2.1.4 Môi trường khoa học công nghệ 29
2.1.5 Khách hàng 30
2.1.6 Đối thủ cạnh tranh 30
2.1.7 Nhà cung ứng 31
2.1.8 Giá cả 32

2.2 Thuận lợi khó khăn và phương hướng phát triển của công ty trong thời
gian tới 33
2.2.1 Thuận lợi 33
2.2.2 Khó khăn 34
2.2.3 Phương hướng phát triển của công ty VITACO trong thời gian tới 34
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- vii -
2.3 Đánh giá chung về tình hình hoạt động của công ty TNHH Thương Mại
Việt Tân trong những năm gần đây 35
2.3.1 Về lĩnh vực đánh bắt thuỷ hải sản 35
2.3.2. Về lĩnh vực giao nhận hàng hoá XNK 36
2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại Việt
Tân 41
2.4.1 Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh 42
2.4.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 44
3.Tổ chức thực hiện các thủ tục và nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu bằng
đường hàng không tại công ty Việt Tân 47
3.1. Qui trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường hàng không 47
3.1.1 Nghiệp vụ và kiến thức ban đầu cần được trang bị cho công tác giao
nhận hàng hóa XK bằng đường hàng không 47
3.1.2 Sơ đồ giao nhận 48
3.2 Các bước thực hiện 49
3.2.1 Kí kết hợp đồng 49
3.2.2 Đặt chỗ(booking place) với hãng hàng không 52
3.2.3 Nhận bộ chứng từ từ người gửi 53
3.2.4 Mở tờ khai hải quan 54
3.2.5 Xin giấy kiểm dịch 58
3.2.6 Xin giấy chứng nhận xuất xứ- C/O 58
3.2.7 Giao nhận hàng tại sân bay 60
3.2.8 Cân đo hàng hóa 60

3.2.9 Đóng phí lao vụ 62
3.2.10 Làm thủ tục hải quan 62
3.2.11 Lập MAWB và hoàn tất bộ chứng từ thanh toán 65
3.2.12 Soi hàng 68
3.2.13 Thông báo kết quả giao hàng 68
3.3 Những vấn đề cần lưu ý, những rủi ro và biện pháp trong qúa trình giao
nhận bằng đường hàng không 68
3.3.1. Những vấn đề cần lưu ý 68
3.3.2. Những rủi ro và biện pháp trong quá trình thực hiện giao nhận bằng
đường hàng không 69
3.3.2.1. Khi hãng hàng không không đảm bảo chỗ đã book 69
3.3.2.2. Các sai sót chứng từ 70
3.3.2.3. Chuyến bay bị trễ hoặc bị hoãn 70
3.3.2.4. Hàng hoá bị hư hỏng, đổ vỡ 70
4. Đánh giá chung về tình hình giao nhận tại công ty 71
4.1. Tình hình chung 71
4.2. Chiến lược cạnh tranh của phòng giao nhận 71
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- viii -
4.3. Hoạt động bán hàng và tiếp thị 72
4.4. Hoạt động hiện trường tại sân bay 74
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
CÔNG TÁC GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG
KHÔNG TẠI CÔNG TY TTHH THƯƠNG MẠI VIỆT TÂN 76
1. CÁC BIỆN PHÁP 76
1.1 Biện pháp 1: Mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty 76
1.1.1 Lý do đưa ra biện pháp 76
1.1.2 Nội dung của biện pháp 76
1.1.3 Điều kiện thực hiện của biện pháp 77
1.1.4 Hiệu quả của biện pháp 77

1.2 Biện pháp 2: Đẩy mạnh hoạt động Marketing trong công ty 77
1.2.1 Lý do đưa ra biện pháp 77
1.2.2 Nội dung của biện pháp 79
1.2.3 Điều kiện thực hiện của biện pháp 79
1.2.4 Hiệu quả của biện pháp 80
1.3 Biện pháp 3: Tăng cường sự phối hợp giữa bộ phận Sales và bộ phận
Operation, thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
công nhân viên trong công ty 80
1.3.1 Lý do đưa ra biện pháp 80
1.3.2 Nội dung của biện pháp 80
1.3.3 Điều kiện để thực hiện biện pháp 81
1.3.4 Hiệu quả của biện pháp 82
1.4 Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ cho khách hàng 82
1.4.1 Lí do đề xuất biện pháp 82
1.4.2 Nội dung của biện pháp 83
1.4.3 Điều kiện thực hiện của biện pháp 84
1.4.4 Hiệu quả của biện pháp 84
2. KIẾN NGHỊ 84
2.1 . Đối với nhà nước 84
2.2. Đối với ngành 85
2.3. Đối với công ty 86
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- 1 -

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.

Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không là một lĩnh vực
hoạt động còn mới mẻ tại Việt Nam nhưng lại là một lĩnh vực kinh doanh sinh lợi cao
và có sức hấp dẫn mạnh mẽ, hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Giao nhận hàng hoá
còn là khâu trực tiếp tác động đến quá trình lưu chuyển hàng hoá mua bán ngoại
thương, gắn kết nhiều lĩnh vực khác trong quá trình sản xuất – lưu thông hàng hoá.
Trong quá trình đổi mới và phát triển hiện nay của nền kinh tế đất nước và quốc
tế, việc đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, XNK là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của Việt Nam. Song song với đó, việc mở rộng và tăng nhanh tốc độ phát
triển của ngành giao nhận vận tải là một yêu cầu tất yếu.
Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế ngoại thương Việt Nam ngành công
nghiệp giao nhận vận tải nói chung và ngành giao nhận hàng không nói riêng là một
nhân tố không thể thiếu được trong hoạt động kinh tế. Nó được cho là hệ thống huyết
mạch của hoạt động kinh tế. Do đó các công ty giao nhận ngày càng gia tăng .
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên tại công ty TNHH Thương Mại
Việt Tân, em đi đến quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mình là:
“HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT TÂN”.
2.Mục đích nghiên cứu:
Tập vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, nhằm củng cố, bổ sung và nâng cao kiến
thức đã học.
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về hoạt động giao nhận hàng hoá của
một doanh nghiệp.
Phân tích đánh giá thực trạng tình hình tổ chức hoạt động giao nhận hàng hoá
của công ty TNHH Thương mại Việt Tân, trên cơ sở đó đưa ra biện pháp giải quyết
nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận của công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Từ hoạt động của công ty TNHH Thương Mại Việt Tân em đã đi sâu phân tích
đánh giá tình hình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty.
Tư liệu để phân tích và chứng minh trong đề tài chủ yếu dựa vào số liệu năm 2003,
2004 & 2005 của công ty.


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- 2 -

4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nội dung của đồ án em đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh: so sánh số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.
- Phương pháp phân tích theo thời gian.
- Phương pháp loại trừ: phương pháp số chênh lệch.
5. Nội dung của đồ án:
Đồ án với nội dung chính được trình bầy qua 3 chương sau đây:
Chương I: Cơ sở lí luận về hoạt động vận tải hàng hoá bằng đường hàng không
Chương II: Thực trạng công tác giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường hàng
không.
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giao nhận
hàng xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty TNHH Thương Mại Việt Tân.
Mảng giao nhận là một đề tài nghiên cứu mới và thời gian thực tập ngắn ngủi
cộng với kiến thức, trình độ có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa có nên báo cáo của em
khó tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo của thầy và
các cô, các chú, các anh chị trong công ty TNHH Thương Mại Việt Tân để bài luận
văn của em được hoàn thiện hơn.

TP Hồ Chí Minh Tháng11 Năm 2006
Sinh viên thực hiện
LÊ THỊ HỒNG















PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- 3 -

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

1. Khái niệm và tầm quan trọng của giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu (XNK)
1.1 Khái niệm :
Giao nhận được xem là việc chuyên chở hàng hoá từ nước người bán (nước xuất
khẩu) sang nước người mua (nước nhập khẩu). Đây là một quá trình phức tạp, tốn
nhiều công sức và chi phí.
Quá trình chuyên chở quốc tế bao gồm nhiều công việc khác nhau. Ngoài việc
chính là chuyên chở, đòi hỏi phải thực hiện nhiều công việc khác nhau liên quan đến
chuyên chở như đưa hàng ra cảng, cân soi hàng, nhận hàng tại cảng, giao hàng cho
người nhận … những công việc đó gọi là giao nhận. Vậy giao nhận là việc tổ chức quá
trình vận chuyển từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng.
Khi nền kinh tế chưa phát triển, việc buôn bán giữa các nước có phần hạn chế,
hoạt động giao nhận có thể được tiến hành do người xuất khẩu hay người nhập khẩu,
người chuyên chở đảm nhiệm. Ngày nay trước xu thể toàn cầu hoá, mở rộng giao

thương giữa các nước ngày càng trở nên mạnh mẽ và cần thiết hơn làm quá trình giao
nhận trở nên chuyên môn hoá hơn. Hoạt động giao nhận do có tổ chức, công ty giao
nhận đảm nhiệm hay còn gọi là Nhà uỷ thác thay mặt cho Người XNK thực hiện
những nhiệm vụ thường lệ như bốc dỡ hàng hoá, lưu kho hàng hoá, thu xếp việc
chuyên chở nội địa, thanh toán cho khách hàng của mình và làm thủ tục hải quan. Do
vậy vận tải ngoại thương nói riêng và vận tải nói chung có vai trò quan trọng và có tác
dụng hết sức to lớn trong nền kinh tế quốc dân. Ngày nay hầu hết các nước trên thế
giới đã được nối liền nhau bằng hệ thống các tuyến đường vận tải quốc tế. Nhu cầu
vận chuyển hàng hoá trong buôn bán quốc tế tăng nhanh đòi hỏi vận tải ngoại thương
cũng phát triển tương ứng.
1.2 Tầm quan trọng của giao nhận hàng hoá XNK:
Ngày nay theo xu thế toàn cầu hoá thì sự phân công lao động diễn ra trong từng
lĩnh vực, ngành nghề ngày càng rõ rệt và cụ thể. Trong đó ngành giao nhận được chú ý
đặc biệt vì đó là nhân tố cần thiết giúp cho ngoại thương của một quốc gia phát triển.
Sự đầu tư ngày càng nhiều của nước ngoài cộng với đầu tư trong nước là tác
nhân tạo ra sự giao lưu hàng hoá ngày càng rộng rãi giữa các nước và sự chuyên môn
hoá sâu sắc ngành nghề giao nhận đã thúc đẩy nó phát triển không ngừng. Qua đó
hàng hoá được giải phóng nhanh chóng, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyên hàng hoá. Mà
chính điều này tạo nên cơ hội tăng thu nhập quốc dân, tăng kim ngạch xuất khẩu, đẩy
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- 4 -

mạnh sản xuất trong nước, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân, tăng tích luỹ cho nền kinh tế. Bên cạnh đó nó còn tạo điều kiện rút ngắn thời gian
lưu thông hàng hoá, giảm chi phí hao hụt, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả
kinh doanh của đơn vị và nâng cao uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên trường
quốc tế.
Do vậy sự chuyên môn hoá ngành nghề giao nhận dẫn đến sự phát triển tất yếu
của ngành nghề này. Chính điều này không chỉ có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động
kinh doanh của đơn vị, hay nói cách khác là tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh

doanh mà còn nâng cao mức sống của nhân dân cả về tinh thần lẫn vật chất, không
chỉ tăng tích luỹ cho nền kinh tế mà nó còn tạo được uy tín vững chắc trên trường
quốc tế.
2. Phân loại giao nhận
v Căn cứ vào phạm vi hoạt động :
- Giao nhận nội địa: Là hoạt động giao nhận phục vụ chuyên chở hàng hoá
trong phạm vi một nước.
- Giao nhận quốc tế: Là hoạt động giao nhận phục vụ tổ chức chuyên chở
quốc tế, ra khỏi phạm vi một quốc gia.
v Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh giao nhận :
- Giao nhận thuần tuý :là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm việc gửi hàng và
nhận hàng .
- Giao nhận tổng hợp : Là hoạt động giao nhận ngoài hoạt động giao nhận
thuần tuý còn bao gồm cả việc xếp dỡ, bảo quản hàng hoá, vận chuyển đường ngắn và
hoạt động kho hàng.
v Căn cứ vào phương thức vận tải:
- Chuyên chở bằng đường hàng không
- Chuyên chở bằng đường biển
- Chuyên chở bằng đường sông
- Chuyên chở bằng đường sắt
- Chuyên chở bằng đường ô tô
- Vận tải đa phương thức
3. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ giao nhận
3.1 Nghiệp vụ giao nhận truyền thống:
Gồm 4 bước
- Tổ chức chuyên chở hàng hoá từ nơi sản xuất đến các điểm đầu mối vận
tải và ngược lại.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- 5 -


- Tổ chức xếp dỡ hàng hoá từ các điểm đầu mối vận tải lên các phương tiện
vận tải và ngược lại.
- Lập các chứng từ có liên quan đến giao nhận để bảo vệ quyền lợi của chủ
hàng.
- Theo dõi, giải quyết các khiếu nại về hàng hoá trong quá trình giao nhận,
đồng thời thanh toán các chi phí liên quan đến giao nhận.
Hoàn tất 4 bước này thực chất chỉ là việc chuyên chở hàng hoá từ người gửi hàng
đến người nhận hàng và đây cũng là một nghiệp vụ giao nhận. Đây là một quá trình
phức tạp vì thế các nhà kinh doanh XNK đã thông qua các tổ chức giao nhận để thực
hiện hoạt động này.
3.2 Nghiệp vụ giao nhận quốc tế:
Gồm 4 cách thức cơ bản
- Nhận uỷ thác giao nhận vận tải trong và ngoài nước bằng các phương thức
vận tải khác nhau với các loại hàng hoá XNK, hàng hội chợ, quá cảnh, đầu tư…
đóng hàng trong container hay bao kiện rời…
- Làm đầu mối và kết hợp sử dụng nhiều phương tiện vận tải khác nhau để đưa
hàng đi bất cứ nơi nào theo yêu cầu của chủ hàng.
- Thực hiện mọi dịch vụ có liên quan đến giao nhận:
§ Booking chỗ hãng bay.
§ Thuê các phương tiện vận tải khác nhau.
§ Mua bảo hiểm (Insurance)
§ Bảo quản (Preventation)
§ Tái chế (Reproduct)
§ Đóng gói(Packing )
§ Thu gom và chia lẻ (Consolidation and Distribution)
§ Giao hàng tận cơ sở sản xuất hay nơi tiêu thụ.
§ Làm mọi thủ tục phục vụ cho việc giao nhận trong và ngoài nước.
- Tư vấn cho các nhà kinh doanh XNK về các vấn đề liên quan đến giao nhận
và vận tải hàng hoá XNK, nhận uỷ thác XNK, và thu gom hàng hoá XNK.
4. Phạm vi của dịch vụ giao nhận:

4.1 Thay mặt người gửi hàng (Người xuất khẩu)
Theo những chỉ dẫn của người gửi hàng, Người giao nhận sẽ thực hiện :
- Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp.
- Lưu cước với người chuyên chở đã chọn.
- Nhận hàng và cung cấp những chứng từ cần thiết cho việc giao hàng ở
nước xuất, nhập khẩu, cũng như nước quá cảnh.
- Lo việc lưu kho hàng hoá.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- 6 -

- Nếu người gửi hàng yêu cầu mua bảo hiểm thì tiến hành mua bảo hiểm
cho lô hàng .
- Vận chuyển hàng hoá đến cảng, khai báo hải quan, làm thủ tục hải quan và
giao hàng cho người chuyên chở.
- Thanh toán phí và các khoản chi phí bao gồm cả tiền cước.
- Nhận vận đơn của người chuyên chở, giao cho người gửi hàng.
- Ghi nhận tổn thất của hàng hoá nếu có.
4.2 Thay mặt người nhận hàng (Người nhập khẩu)
- Giám sát quá trình tiếp nhận hàng hoá, lo liệu việc vận tải hàng.
- Nhận và kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá.
- Nhận hàng của người vận chuyển, nếu cần thì thanh toán phí.
- Thu xếp việc khai hải quan, trả phí, thuế và các khoản chi phí khác.
- Thu xếp việc lưu kho quá cảnh nếu cần.
- Giúp người nhập khẩu tiến hành khiếu nại đối với người chuyên chở về
việc tổn thất hàng hoá (nếu cần)
Đại lý giao nhận còn có thể thực hiện các dịch vụ khác, đặc biệt có cả dịch vụ gom
hàng.
5.Trách nhiệm của người giao nhận :
5.1 Khi làm đại lý :
Người giao nhận với tư cách là một đại lý, phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ

của mình theo hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về những sơ suất, lỗi lầm thiếu sót
như:
- Giao hàng không đúng chỉ dẫn.
- Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm mặc dù đã có hướng dẫn.
- Chở hàng sai qui định.
- Sai sót khi làm thủ tục hải quan.
- Gửi hàng mà không thu tiền của người nhận hàng.
- Tái xuất mà không thoả mãn thủ tục cần thiết hoặc không làm thủ tục
xin hoàn lại thuế…
- Người giao nhận cũng bị bên thứ ba (người chuyên chở) khiếu nại về
bất hư hỏng hay mất mát hàng hoá, tổn thất cá nhân mà Anh ta gây ra
trong quá trình thực hiện dịch vụ.
5.2 Khi làm người chuyên chở:
Trong trường hợp này, Người giao nhận là một Nhà thầu độc lập, nhân danh mình
chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu, phải chịu trách nhiệm
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- 7 -

về những sai sót, mất mát của mình, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực
hiện hợp đồng.
Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ của các
phương thức vận tải liên quan qui định, người chuyên chở thu ở khách hàng một
khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta chuyên chở chứ không phải tiền hoa
hồng.
Khi người giao nhận cung cấp các loại dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng
gói, lưu kho, bốc xếp hoặc phân phối… thì người giao nhận chịu trách nhiệm như
người chuyên chở, nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện
và người của mình thì người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ
chịu trách nhiệm như người chuyên chở.
Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn

thường không áp dụng mà sẽ áp dụng công ước quốc tế hoặc các qui tắc do phòng
thương mại quốc tế ban hành.
Tuy nhiên người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát hư hỏng
của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau:
- Do lỗi của khách hàng hoặc người của khách hàng uỷ thác.
- Khách hàng đóng gói và ghi kí mã hiệu không phù hợp .
- Do bản chất của hàng hoá.
- Có tính chất bất khả kháng.
Ngoài ra người giao nhận không phải chịu trách nhiệm khi mất một khoản lợi
đáng lẽ khách hàng được hưởng hay về sự chậm trễ của người giao nhận khi sai địa
chỉ mà không phải do lỗi của mình.
6. Chuyên chở hàng hoá XNK bằng đường hàng không (Carriage of goods by Plane)
Trong những thập kỷ gần đây việc vận tải hàng hoá bằng đường hàng không giữa
các quốc gia trên thế giới phát triển vô cùng mạnh mẽ. Về mặt kỹ thuật, máy bay
nhanh hơn, mạnh hơn chở nhiều hàng hoá hơn… đó là các thông tin liên lạc, dự báo
thời tiết được trang bị bằng các phương tiện hiện đại, tối tân và ngày một hoàn thiện
trên máy bay cũng như trên mặt đất. Nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu ngày càng
tăng của công việc, các quốc gia và các nhà hoạt động hàng không thấy cần thiết ngồi
lại với nhau để phối hợp hành động một cách hiệu quả nhất.
Với tinh thần đó, các hiệp hội hàng không đã ra đời như:
v Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO- International Civil Aviation
Organization) thành lập năm 1944.
v Hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế: (IATA – International Air
Transport Association)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- 8 -

v Hiệp hội quốc tế các tổ chức giao nhận quốc tế (FIATA Federation
Internationae des Associations de Transitaires et As – similes )
Với tinh thần đó từ diễn đàn của họ :

Ø Lý thuyết về hàng không được hoàn thiện .
Ø Các quy định được cụ thể bằng văn bản, hiệp ước.
Ø Các tập quán được khẳng định.
Ø Các chứng từ được tiêu chuẩn hoá.
AIRFREIGHT FORWARDING - giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không là
một dịch vụ khá mới và đang bắt đầu hình thành ở nước ta và có triển vọng phát triển
trong tương lai, cùng với sự phát triển của hàng không Việt Nam.
6.1Vị trí của vận tải đường hàng không:
Vận tải hàng không có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và
buôn bán quốc tế nói riêng. Vận tải hàng không chiếm khoảng 20-30% tổng kim
ngạch của buôn bán quốc tế, tuy chỉ chiếm khoảng hơn 1% tổng lượng hàng hoá
chuyên chở quốc tế, nhưng đối với việc vận chuyển hàng hoá cần giao khẩn cấp, hàng
mau hỏng, dễ thối… thì vận tải hàng không lại chiếm số 1. Do vậy vận tải hàng không
không những có vị trí quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa các nước mà còn là cầu
nối văn hoá giữa các nước, vận tải hàng không còn là mắt xích quan trọng trong qui
trình tổ chức vận tải đa phương thức quốc tế.
6.2 Đặc điểm của vận tải đường hàng không :
Sở dĩ vận tải hàng không phát triển vì nó đáp ứng được các yêu cầu của nền kinh
tế thế giới hiện nay:
- Trước hết vận tải hàng không nhạy cảm về thời gian, hoàn toàn thích hợp với thời
đại phát triển như vũ bão về tin học.
- Tốc độ của vận tải hàng không rất lớn, gấp 27 lần vận tải đường biển, 10 lần ô tô,
và 8 lần tầu hoả.
- Khoa học kỹ thuật phát triển vận tải hàng không thích hợp với các loại hàng hoá
có giá trị cao, mau hỏng, các loại hàng quý hiếm.
- Ngoài ra vận tải hàng không còn đáp ứng được các nhu cầu đặc biệt về chính trị,
xã hội… Trong từng thời điểm mà không phương thức vân tải nào có thể đáp ứng
được, ví dụ như viện trợ khẩn cấp để nạn đói, bão động đất…
- Vận chuyển hàng không đòi hỏi một sự trang bị hoàn hảo về kỹ thuật và các
phương tiện phục vụ cho việc vận tải như : sân bay, đài kiểm soát, khí tượng, thông tin

…đây là một trong những yếu tố cấu thành nên giá cước hàng không, giá cước này
luôn cao hơn bất cứ phương tiện nào khác (cước hàng không cao gấp 8 lần cước đường
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- 9 -

biển và gấp từ 2 đến 4 lần cước ô tô, tầu hoả). Do vậy các loại hàng hoá thông thường
ít được chuyên chở bằng phương thức vân tải này.
- Mức độ tổn thất khi có rủi ro trong vận tải hàng không rất lớn và hậu quả thảm
khốc của nó ít ai có thể lường trước được. Ví như năm 1976 có 4 vụ tai nạn lớn trong
đó có vụ hai chiếc Boing của hai công ty Kim và Pan American đâm nhau ở sân bay
Santacrua trên đảo Taneriff đã làm cho 597 người chết. Ngày 23/09/89 chiếc DC- 10
của hãng hàng không Pháp trên đường từ Bradavin về Pháp, sau khi vừa ghé qúa cảnh
sân bay Sat đã nổ tung khi vừa cất cánh làm cho 171 người thiệt mạng, ở Việt Nam
điển hình là vụ máy bay hành khách từ sân bay Tân Sơn Nhất đi Nha Trang bị rơi ở
Okha Valley hồi đầu năm 1993…
- Tính an toàn cao và hành trình đều đặn
Tuy nhiên tai nạn so với các phương tiện khác vẫn là thấp nhất . Vận tải hàng
không vẫn được coi là phương tiện an toàn (ô tô gấp 10 lần máy bay ở Mỹ cứ 1 tỷ Km/
hành khách có 16 người chết trong vận tải ô tô, 0,85 người chết trong vận tải hàng
không và 1,2 người chết trong vận tải đường sắt).
Như vậy vận tải hàng không vẫn là phương tiện hiện đại phù hợp với trình độ sản
xuất cao và là một ngành kinh tế mang lại hiệu quả lớn với nhiều lợi nhuận đáng kể.
Ngành vận tải hàng không vẫn đang trên đà phát triển không ngừng.
6.3 Các trường hợp sử dụng
Chuyên chở hành khách trên khoảng cách vận chuyển trung bình và đường xa,
đặc biệt là đến các vùng có địa hình không thuận lợi cho các phương tiện vận tải khác.
Chuyên chở các loại hàng hoá có khối lượng, trọng lượng không quá lớn, nhưng
đòi hỏi phải vận chuyển nhanh chóng, khẩn cấp như hàng dễ thối, hỏng (rau, quả, thịt
cá tươi, hoa tươi…), dược phẩm đặc trị chống bệnh dịch , báo chí bưu phẩm
Một số loại hàng có giá trị cao, cần vận chuyển nhanh và đảm bảo an toàn như :

vàng, ngọc, hối phiếu, tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ…
Trong chuyên chở hàng xuất nhập khẩu vận tải hàng không chỉ chiếm tỷ lệ khiêm
tốn không đến 1% nhưng tỷ trọng giá trị hàng chuyên chở của nó chiếm đến 20% giá
trị hàng chuyên chở xuất nhập khẩu quốc tế.
6.4 Các văn bản có liên quan :
6.4.1Các văn bản của Việt Nam :
Pháp lệnh hải quan ngày 20/02/1990
Bộ luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 26/12/1991.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- 10 -

Nghị định 114/HĐBT ngày 27/02/1990 của hội đồng bộ trưởng ban hành qui định
cụ thể về thủ tục hải quan và lệ phí thủ tục hải quan.
Nghị định thư sửa đổi công ước để thống nhất một số qui tắc về vận tải hàng
không quốc tế .
6.4.2 Các qui tắc quốc tế và công ước quốc tế :
Công ước để thống nhất một số qui tắc liên quan tới vận tải hàng không quốc tế,
gọi tắt là công ước Vác- Xa-va 1929.
Qui tắc chung về chứng từ vận tải đa phương thức của hội nghị Liên hiệp quốc tế
về buôn bán và phát triển.
Công ước về thống nhất một số nguyên tắc liên quan đến vận chuyển hàng không
quốc tế.
Các qui tắc thống nhất về chứng từ vận tải liên hợp.
6.5 Các cơ quan liên quan đến giao nhận :
Trong quá trình giao nhận, người giao nhận (công ty giao nhận ) cần phải liên hệ
với rất nhiều các cơ quan và tổ chức khác nhau. Các tổ chức chủ yếu có liên quan là :
Các cơ quan giám sát thuộc chính phủ như : Hải quan giám sát hoạt động XNK,
giám sát ngoại hối, giám sát y tế, lãnh sự…
Các công ty XNK : là người thực hiện hoặc uỷ thác cho người khác thực hiện
giao nhận .

Các ga cảng : nhận hàng, giao hàng, lưu kho, xếp dỡ, cấp giấy ra vào cảng.
Các công ty vận tải: vận chuyển hàng hoá.
Công ty mua bảo hiểm: Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, tiến hành bồi thường…
Công ty giám định: Giám định khi được uỷ thác, cấp biên bản giám định…
Các ngân hàng : Thanh toán tiền, bảo lãnh…
Tóm lại: vận tải quốc tế có tác dụng to lớn đối với buôn bán quốc tế, nó đảm bảo
quá trình chuyên chở khối lượng hàng hoá ngày một tăng trong buôn bán quốc tế, nó
góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường, đặc biệt là có tác dụng
bảo vệ tích cực hoặc làm xấu đi cán cân mậu dịch và cán cân thanh toán. Chúng ta có
thể khẳng định rằng vận tải quốc tế là một yếu tố không thể tách rời với buôn bán quốc
tế.
“Ai nói đến buôn bán quốc tế cũng phải nói đến vận tải. Buôn bán quốc tế có
nghĩa là hàng hoá được thay đổi người sở hữu. Còn vận tải làm cho hàng hoá đó thay
đổi vị trí”.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- 11 -

Do qui trình giao nhận có vai trò quan trọng như thế nên nó đòi hỏi phải vừa giải
quyết cùng lúc hai vấn đề đối nội và đối ngoại. Giao nhận muốn đạt hiệu quả phải đáp
ứng được những yêu cầu sau:
+ Thời gian giao nhận ngắn (hợp lý), nhằm giảm thiểu mức độ mất mát hư hỏng,
tranh thủ được thị trường, muốn thế thì phải giảm thời gian lưu kho, lưu bãi, giảm thời
gian lập chứng từ và thời gian kiểm tra hàng hoá, cần đạt chất lượng giao nhận tốt,
muốn thế thì đáp ứng tốt nhu cầu của giao nhận và đảm bảo an toàn cho hàng hoá và
quan trọng hơn hết là làm sao cho chi phí giao nhận là thấp nhất, vì chi phí phản ánh
hiệu quả của công tác giao nhận.
+ Muốn giải quyết yêu cầu trên thì người chủ hàng hay người giao nhận phải chọn
lựa chính xác phương tiện vận tải, lập đúng và chính xác các chứng từ vận tải, cung
ứng kho tàng bến bãi, các công cụ vận tải đường ngắn và phải có sự am hiểu về đặc
tính hàng hoá XNK.

6.6 Các chứng từ có liên quan đến quá trình giao nhận hàng hoá xuất khẩu.
6.6.1 Vận đơn hàng không (Air Waybill- AWB)
AWB là một chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường hàng không do người
gửi hàng lập và được ký bởi Người chuyên chở hoặc đại diện của họ xác nhận việc
nhận hàng để chở bằng máy bay.
Vận đơn hàng không có các chức năng sau đây:
+ Là bằng chứng về việc nhận hàng để chở của hãng hàng không.
+ Là hoá đơn thanh toán cước phí.
+ Là chứng từ bảo hiểm.
+ Là tờ khai hải quan.
+ Là hướng dẫn đối với nhân viên hàng không.
AWB là một bằng chứng của một hợp đồng vận tải hàng hoá bằng đường hàng
không ký kết giữa người gửi hàng và người chuyên chở. Khác với vận đơn đường
biển, vận đơn hàng không không có khả năng lưu thông, tức là không thể mua bán
chuyển nhượng và khi nhận hàng không cần xuất trình bản gốc (chỉ cần có giấy báo
nhận hàng và căn cước nhận dạng).
Các loại vận đơn hàng không:
Vận đơn chủ (Master AWB – MAWB): Là vận đơn mà hãng hàng không cấp cho
người gom hàng (người giao nhận) khi người này gửi hàng cho hãng hàng không một
lô hàng gồm nhiều chủ hàng.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- 12 -

Vận đơn gom hàng (House AWB- HAWB): Là vận đơn mà người gom hàng
(Người giao nhận) cấp cho người gửi hàng khi người gửi hàng giao hàng lẻ cho người
gom hàng.
Vận đơn của hãng hàng không (AirLine AWB): Là vận đơn do hãng hàng không
phát hành, trên đó có nghi biểu tượng nhận dạng của người chuyên chở. Vận đơn này
được sử dụng khi hãng hàng không đóng vai trò là người chuyên chở hàng không.
Vận đơn trung lập (Neutral AWB): Là loại vận đơn tiêu chuẩn do IATA phát

hành năm 1986. Trên vận đơn này không in sẵn tên người chuyên chở, không có biểu
tượng của người chuyên chở, nhưng có chữ As Carrier (là người chuyên chở). FIATA
đề nghị người giao nhận sử dụng loại vận đơn này khi họ làm dịch vụ gom hàng (đóng
vai trò người thầu chuyên chở) hoặc làm đại lý cho người chuyên chở thực tế. Vận đơn
này đưa ra nhằm thay cho vận đơn gom hàng (HAWB) vì vận đơn gom hàng không
đáp ứng được yêu cầu của UCP (Các qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng
chứng từ) khi thanh toán bằng LC.
Việc phát hành và phân phối AWB:
AWB được phát hành theo bộ (Liên). Một bộ vận đơn hàng không gồm 3 bản
gốc (Original) và từ 6 đến 11 bản sao (Đánh số từ copy 4 trở đi). Các bản gốc khác bản
sao ở chỗ: các bản gốc in theo các mầu khác nhau và in cả hai mặt, còn các bản sao in
trên nền trắng, mặt sau để trống.
Các bản gốc và bản sao phân phối như sau:
Bản gốc 1 mầu xanh lá cây – cho người chuyên chở.
Bản gốc 2 mầu hồng- gửi cùng hàng hoá đến nơi đến cho người nhận .
Bản gốc 3 mầu xanh da trời – cho người gửi hàng.
Bản copy 4 mầu vàng – làm biên lai giao hàng ở nơi đến.
Bản copy 5- cho sân bay đến.
Bản copy 6 – cho người chuyên chở thứ 3.
Bản copy 7 – cho người chuyên chở thứ 2.
Bản copy 8 – cho ngươì chuyên chở thứ 1.
Bản copy 9 – cho đại lý.
Bản copy 10 và 11- phụ thêm cho người chuyên chở.
Bản copy 12- cho hải quan.
Nội dung của AWB: Tất cả các điều khoản của vận đơn hàng không đều do công
ước quốc tế hàng không gọi tắt là: Công ước WARSAWA 1929 (Convention For The
Unification Of Certain Rules Relating To International Carriage Of Goods By Air-
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- 13 -


Wasarwa Convention 29) điều chỉnh. Vận đơn hàng không được soạn thảo phù hợp
với tính chất chặt chẽ của phương thức vận tải.
6.6.2 Lưu cước (booking Place):
Được thực hiện bằng cách gửi công văn nhằm mục đích thông báo cho hãng biết
số lượng, trọng lượng, ngày đi, nơi đến cuối cùng … của lô hàng . Tuy nhiên, trên thực
tế nếu quen biết chỉ cần telephone hoặc Fax chứ công ty không cần gặp trực tiếp.
Hãng bay thường yêu cầu Người gửi hàng phải hoàn tất mọi thủ tục hải quan
trước giờ qui định (Closing time) để có thể xếp hàng lên tầu trước giờ tầu chạy. Hiện
nay do mối quan hệ giữa người giao nhận và người gửi hàng, đồng thời để tạo điều
kiện thuận lợi trong việc kinh doanh, hai bên thường thoả thuận với nhau qua điện
thoại về thủ tục mà không phải gặp nhau để ký kết hợp đồng cho từng lô hàng.
6.6.3 Bảng lựơc kê khai hàng hoá (Manifest):
Là bảng liệt kê các loại hàng hoá mà người xuất hàng sẽ gửi hàng đến cho người
nhận hàng hoặc đại lý giao nhận tại ga nhận hàng căn cứ vào vận đơn lập nên.
Đối với các lô hàng gộp từ nhiều lô hàng nhỏ thì đây là tài liệu cần thiết giúp cho
ngươì đại lý bên kia có thể dễ dàng chia lô hàng ra thành các lô hàng nhỏ hơn và giao
cho người nhận hàng cuối cùng.
6.6.4 Bảng lược khai hàng hoá xuất khẩu (Cargo List)
Là bảng kê chi tiết hàng chuyên chở do chủ hàng cung cấp cho người giao nhận
hoặc hãng bay để căn cứ vào đó mà lập vận đơn, Manifest, giấy chứng nhận kiểm dịch
động vật. Cargo List cũng là cơ sở cho hãng bay biết nội dung hàng gửi đi và lập
Manifest.
6.6.5 Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List):
Là bản kê khai về số lượng, trọng lượng, khối lượng hàng hoá được đóng gói
trong mỗi kiện hàng (thùng hàng, bao gói …). phiếu đóng gói được lập khi đóng gói
hàng hoá. Phiếu đóng gói tạo điều kiện cho việc kiểm hàng hoá trong mỗi kiện hàng.
Packing list được sử dụng để tham chiếu khi lập vận đơn, Manifest.
Phiếu đóng gói được lập thành hai bản :
-01 bản để trong kiện hàng để cho người nhận kiểm tra hàng trong kiện khi
cần. Nó là chứng từ để đối chiếu hàng hoá thực tế với hàng hoá do người bán gửi.

-01 bản kẹp chung với tờ khai hải quan để trình cho hải quan kiểm hoá khi
kiểm tra hàng.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- 14 -

6.6.6 Giấy uỷ quyền (Letter of Authority- L/A)
Chủ hàng sẽ cấp cho người giao nhận giấy uỷ quyền thay mặt cho người chủ
hàng để xuất hàng.
Giấy uỷ quyền được làm thành 3 bản: 1 bản lưu tại công ty, 1 bản để khai hải
quan, 1 bản trình cho thương vụ ga và bộ phận kho hàng.
6.6.7 Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice):
Hoá đơn thương mại là một chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của
người bán đòi người mua phải trả tiền hàng ghi trên hoá đơn. Trong hoá đơn phải nêu
đặc điểm của hàng hoá, đơn giá, tổng trị giá hàng hoá, điều kiện cơ sở giao hàng,
phương thức thanh toán, phương tiện vận tải…
Tác dụng của hoá đơn :
Nó là trung tâm của bộ chứng từ thanh toán. Trong trường hợp bộ chứng từ có
hối phiếu kèm theo, qua hoá đơn người mua có thể kiểm tra lệnh đòi tiền trong hối
phiếu, khi không có hối phiếu hoá đơn có tác dụng thay thế cho hối phiếu, làm cơ sở
cho việc đòi tiền và trả tiền.
Trong việc khai báo hải quan, hoá đơn nói lên giá trị của hàng hoá và là bằng
chứng của sự mua bán. Trên cơ sở đó người ta tiến hành giám sát, quản lý và tính tiền
thuế.
Hoá đơn thường được lập thành nhiều bản, để dùng trong nhiều việc khác nhau:
xuất trình cho ngân hàng đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính chi phí
bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế…
@
Chú ý: Các chi tiết ghi trên các loại chứng từ này phải thống nhất với nhau, tránh
những sai sót đáng tiếc có thể gây trục trặc cho việc gửi hàng đi.
6.6.8 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin- C/O)

Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan thẩm
quyền, thường là phòng thương mại / Bộ thương mại cấp để xác nhận nơi sản xuất
hoặc khai thác ra hàng hoá.
Nội dung của C/O bao gồm: Tên và địa chỉ của người mua, tên và địa chỉ của
người bán, tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất hoặc
khai thác hàng, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Các loại giấy chứng nhận xuất xứ: C/O Form A, Form B, Form O, Form X, Form
T, Form T, Form D…
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- 15 -

6.6.9 Giấy chứng nhận phẩm chất, số lượng, trọng lượng hàng hoá (Certificate of
Quality/ Quantity/ Weight):
Là chứng từ xác nhận chất lượng, số lượng, và trọng lượng hàng hoá của hàng
thực giao và chứng minh phẩm chất, số lượng và trọng lượng hàng phù hợp với các
khoản của hợp đồng. Giấy chứng nhận phẩm chất có thể do người cung cấp hàng, cũng
có thể do cơ quan kiểm nghiệm hàng xuất khẩu cấp tuỳ theo sự thoả thuận giữa hai bên
mua bán.
6.6.10 Giấy chứng nhận kiểm dịch, vệ sinh và hun trùng:
Là những chứng từ do cơ quan nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hoá
đã được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm độc, mối, côn trùng, …
Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Veterinary Certificate): Do cơ quan kiểm
dịch động vật cấp cho các hàng hoá là động vật hoặc các sản phẩm động vật (trứng,
thịt, lông, da…) hoặc bao bì của chúng, xác nhận đã kiểm tra và xử lý chống các dịch
bệnh.
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate): Do cơ quan bảo
vệ thực vật cấp cho các hàng hoá là thực vật hoặc có nguồn gốc là thực vật, xác nhận
hàng đã được kiểm tra và xử lý các bệnh dịch, nấm độc, cỏ dại…
Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate): do cơ quan có thẩm quyền kiểm
tra về phẩm chất hàng hoá hoặc về y tế cấp cho chủ hàng, xác nhận hàng hoá đã được

kiểm tra và trong đó không có vi trùng gây bệnh cho người sử dụng.
Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate): Do cơ quan có thẩm quyền
kiểm tra về chất lượng hàng hoá, xác nhận hàng hoá đã được kiểm tra và sử lý chống
các dịch bệnh, mối, côn trùng…
6.6.11 Tờ khai hải quan :
Tờ khai hải quan xuất khẩu ký hiệu HQ2002- XK là một chứng từ kế toán được
sử dụng để ghi chép, phản ánh số thuế và thu khác đánh vào hàng hoá XK của các
doanh nghiệp tham gia vào hoạt động XNK. Là chứng từ ban đầu của thống kê xuất
nhập khẩu hàng hoá.
Đối với hàng mậu dịch công ty :
Tờ khai hàng hoá xuất khẩu được sử dụng chung cho các loại hình: kinh doanh
(bao gồm cả đại lý mua bán với nước ngoài), sản xuất hàng xuất khẩu, gia công, hàng
đầu tư liên doanh, hàng tạm xuất – tái nhập.
Tờ khai hàng hoá xuất khẩu được in trên khổ giấy A4, chữ mầu đen trên nền giấy
có vân mầu hồng nhạt.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- 16 -

Tờ khai hàng hoá xuất khẩu được thiết kế với mục tiêu từng bước tự động hoá
thủ tục hải quan để tham gia có hiệu quả vào tiến trình hội nhập của Hải Quan Việt
Nam với khu vực ASEAN và thế giới. Do vậy, trên phần khai báo và tính thuế của tờ
khai sẽ dành cho một mặt hàng.
Trường hợp lô hàng có từ hai mặt hàng trở lên, việc khai báo chi tiết hàng hoá và
tính thuế đối với toàn bộ lô hàng sẽ được thực hiện trên phụ lục tờ khai. Trên phụ lục
kèm theo tờ khai chính, chỉ khai báo và tính thuế đối với những lô hàng có từ 2 mặt
hàng trở lên. Tờ khai hàng hoá xuất khẩu (bao gồm cả phụ lục tờ khai) được lập thành
3 bản để nộp cho cơ quan hải quan cùng với các tài liệu, chứng từ phải nộp và phải
xuất trình với cơ quan hải quan theo qui định của hải quan nhà nước có thẩm quyền
vào thời điểm mở tờ khai hải quan. Việc lưu trữ tờ khai hải quan thực hiện theo qui
định của pháp luật.

Đối với hàng phi mậu dịch công ty, cá nhân:
Tờ khai hàng hoá xuất khẩu được in trên khổ giấy A4, chữ mầu đen trên nền giấy
có vân mầu hồng nhạt.
6.6.12 Hợp đồng thương mại:
Là sự thoả thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau. Trong đó có qui
định bên bán phải cung cấp hàng hoá, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng
hoá và quyền sở hữu hàng hoá, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.
Là căn cứ để lập tờ khai hải quan và tính thuế. Tuy nhiên đối với các mặt hàng
tươi sống là các mặt hàng được miễn thuế nên nội dung hợp đồng thương mại chỉ là
căn cứ để ghi lên tờ khai hải quan.
7. Qui trình giao nhận hàng xuất khẩu của hàng không Việt Nam
Bước1: Thông qua chủ hàng để có các chứng từ :
+ Hợp đồng uỷ thác giao nhận
+ Giấy phép xuất khẩu.
+ Tờ khai hàng xuất.
+ Hoá đơn thương mại.
+ Phiếu đóng gói, bản kê chi tiết.
+ Giấy chứng nhận phẩm chất, kiểm dịch, xuất xứ.
Bước2: Chuẩn bị hàng hoá, lập chứng từ để giao hàng :
+ Chuẩn bị đưa hàng vào sân bay.
+ Lập vận đơn hàng không (AWB).
+ Lưu khoang máy bay (booking).
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- 17 -

+ Làm thủ tục hải quan.
+ Đưa hàng vào kho chờ để xếp lên máy bay.
+ Gửi bộ chứng từ theo hàng.
Nếu là hàng gom thì phải lập AWB và MAWB cũng như lược khai hàng hoá.
Nếu hàng được giao tại sân bay, chủ hàng tự chịu trách nhiệm về vận chuyển nội địa,

người giao nhận chỉ tiến hành:
+ Thu gom toàn bộ chứng từ ở bước 1.
+ Lưu khoang máy bay.
+ Lập AWB (MAWB, HAWB).
+ Gửi bộ chứng từ theo hàng.
+ Kê khai hải quan, kiểm hoá…
Bước 3: Thanh toán các chi phí:
+ Thu cứơc của người uỷ thác.
+ Lập phiếu xin chi ngoại tệ và thanh toán tiền cứơc phí.
Bước 4: Thông báo cho người nhận hàng:
Sau khi đã tập kết hết hàng vào kho hàng, hãng hàng không thông báo cho người
nhận hàng hoặc đại lý của họ biết:
+ Tên hành trình.
+ Số BL.
+ Số hiệu chuyến bay, ngày bay.
+ Tên hàng, số lượng, thể tích hàng hoá.
+ Chi tiết về hàng hoá, nếu là lô hàng thu gom.
Bước 5: Thanh lý hợp đồng nội:
Sau khi hoàn thành công việc trên, lập phiếu thanh toán chuyến và thanh lý hợp
đồng nội.
8. Sự phát triển của vận tải hàng không quốc tế từ năm 1945 đến nay.
Hơn 50 năm qua, vận tải hàng không quốc tế đã phát triển một cách nhanh
chóng. Sự phát triển của vận tải hàng không quốc tế được thể hiện ở các mặt sau đây:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- 18 -

8.1 Sự đổi mới và áp dụng công nghệ mới để sản xuất, chế tạo và điều khiển máy bay.
+ Động cơ maý bay được cải tiến ngày càng hiện đại, có sức đẩy lớn hơn. Đầu
tiên là động cơ Piston, sau đó là động cơ tua bin cánh quạt và ngày nay là động cơ tua
bin phản lực…

+ Vật liệu chế tạo máy bay cũng thay đổi. Ngày nay, người ta dùng Composit
để chế tạo khung máy bay, vừa nhẹ vừa bền hơn nhiều lần so với các vật liệu truyền
thống là gỗ, nhôm, sắt. Điều này cho phép giảm được trọng lượng của máy bay, tăng
sức chở hàng hoá và số ghế hành khách chuyên chở…
+ Máy tính điện tử và công nghệ thông tin hiện đại được áp dụng trong điều
khiển bay trên không và cả mặt đất. Nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến, vật liệu mới, nên
máy bay - công cụ chính vận tải hàng không - bền hơn, có sức chứa lớn hơn, tốc độ
cao hơn và an toàn hơn. Đây là yếu tố rất quan trọng và là cơ sở cho sự phát triển
nhanh chóng của vận tải hàng không trên thế giới.
8.2 Đối tượng chuyên chở đa dạng và khối lượng vận tải ngày càng tăng lên.
Những năm trước chiến tranh thế giới lần thứ II, vận tải hàng không chủ yếu
phục vụ nhu cầu vận tải quân sự. Sau chiến tranh, sự phát triển của vận tải hàng không
vẫn không xa rời các mục tiêu quân sự, song vận tải hàng không chuyển sang mục tiêu
chính là vận chuyển hành khách và hàng hoá là chính.
Trong những năm qua vận tải hàng không thế giới đã phát triển rất mau chóng.
Từ năm 1960 đến nay, ngành hàng không thế giới đã tăng 20 lần tính theo Tấn- Km
thực hiện, trong khi đó tổng sản phẩm quốc nội của thế giới chỉ tăng 3.7 %. Các hãng
hàng không Châu Á- Thái Bình Dương có mức tăng trưởng cao nhất so với các khu
vực khác của thế giới với tốc độ tăng hàng năm trung bình 8.5 % đối với hành khách
và 10% đối với hàng hoá và dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng ở mức cao nhất trong
những năm đầu của thế kỷ XXI. Năm 1945, mới có 9 triệu hành khách đi lại trên các
chuyến bay thương mại, chỉ chiếm 0.5 % dân số thế giới lúc bấy giờ. Nam 1978,
ngành vận tải hàng không dân dụng quốc tế lần đầu tiên đạt đến con số 1 tỷ lượt khách
trên 1 năm. Năm 1994, số hành khách đi lại bằng máy bay dân dụng đạt 1.3 tỷ người
chiếm khoảng 25% dân số thế giới.
Trong 50 năm qua ngành hàng không dâm dụng quốc tế đã chuyên chở được 25
tỷ lượt người, 36000 tỷ hành khách-km và 350 triệu tấn hàng hoá. Tốc độ tăng trưởng
trung bình hàng năm của ngành hàng không dân dụng thế giới là 10,5% tính từ năm
1945 đến nay.
Đối tượng vận chuyển trong vận tải hàng không quốc tế cũng ngày càng đa dạng.

Những năm trước đây, do chi phí vận tải hàng không quá cao, vì thế vận tải hàng
không chủ yếu phục vụ những hành khách công vụ, vận chuyển thư tín và những loại
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×