Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

PHÂN TÍCH tài CHÍNH về CÔNG TY cổ PHẦN CHẾ BIẾN gỗ THUẬN AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.48 KB, 54 trang )

Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
DANH SÁCH NHÓM 7
1. Hồ Sỹ Thắng – Lớp 36K06.2
2. Trần Thị Phượng – Lớp 36K06.2
3. Đinh Thị Trang – Lớp 36K06.2
4. Đinh Thị Lĩnh – Lớp 36K06.3
5. Đinh Thị Phương – Lớp 36K06.3
Nhóm 7 Trang 1
Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
CHẾ BIẾN GỖ THUẬN AN
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1 Log công ty
1.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Thuận An tiền thân là doanh nghiệp cổ phần 100% vốn
Nhà nước do 10 doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Cao su Việt Nam (nay là
Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam) góp vốn thành lập từ tháng 01 năm 2002. Được
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
4603000035 ngày 24 tháng 12 năm 2001 công ty đặt tại trung tâm các khu công nghiệp
tỉnh Bình Dương cách thành phố Hồ Chí Minh 23 km, cách thị xã Thủ Dầu Một 7 km.
Nhóm 7 Trang 2
Địa chỉ :Quốc lộ 13, xã Thuận Giao, huyện Thuận An, Tỉnh Bình
Dương
Điện thoại :0650 371 80 31
Fax :0650 371 80 26
Email :
Website :
Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
Tháng 01 năm 2006, công ty đã phát hành thêm 4,4 triệu cổ phiếu để đầu tư dự án xây
dựng nhà máy tại Xã Minh Hưng - Chơn Thành - Bình Phước, nâng vốn điều lệ của công
ty lên mức 84,0775 tỷ đồng.Diện tích mặt bằng chi nhánh của Công ty đặt tại huyện


Chơn Thành tỉnh Bình Phước (Nhà máy chế biến gỗ Bình Phước – Giai đoạn 1) là:
195.000 m2 trong đó, diện tích nhà xưởng là 27.080 m2.
Ngày 23 tháng 07 năm 2007, CTCP chế biến gỗ Thuận An chính thức niêm yết
8.407.750 Cổ phiếu lên Trung tâm giao dịch Chứng khoán Tp.HCM với mã CK GTA.
1.3 Ngành nghề kinh doanh:
- Khai thác và sơ chế gỗ; Cưa xẻ gỗ thành ván; Bảo quản gỗ; Sản xuất gỗ dán; Sản xuất
đồ gỗ xây dựng; Sản xuất các sản phẩm khác từ gỗ.
- Xây dựng công trình dân dụng; Xây dựng nhà ở; Xây dựng công trình kỹ thuật; Xây
dựng công trình công nghiệp; Lắp đặt đồ gỗ trong xây dựng.
- Mua bán gỗ các loại; Mua bán thiết bị máy CN, khai khoáng, lâm nghiệp và xây dựng.
- Mua bán mủ cao su.
Hiện nay, sản phẩm đồ gỗ XK của Công ty đã nhiều năm liền cạnh tranh được về
mặt chất lượng sản phẩm với các nước ASEAN như Indonesia, Malaysia, Thái Lan… trên
thị trường Châu Âu , Mỹ…. Sản phẩm đồ gỗ của Công ty đã tạo được uy tín và có được
bạn hàng gắn bó lâu dài, hợp tác mở rộng thị trường, giúp đầu tư máy móc thiết bị hiện
đại và đảm bảo được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm với số lượng lớn và tăng trưởng liên tục.
Các sản phẩm của Công ty hoàn toàn sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng
trong nước (cao su và tràm) cho nên có thể chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản
xuất, hạn chế việc tăng chi phí từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa là các loại phôi gỗ cao su sấy và các
loại ván ghép bán cho các nhà máy tinh chế trên các địa bàn TP Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh…
1.4 Vị thế công ty:
Nhóm 7 Trang 3
Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
- Hiện nay, sản phẩm gỗ của Công ty đã nhiều năm liền cạnh tranh được về mặt chất
lượng sản phẩm với các nước ASEAN như Indonesia, Malaysia, Thái Lan trên thị trường
Châu Âu, Mỹ. Đây là 2 thị trường khó tính nhưng tính ổn định cao và là thị trường truyền
thống của Công ty trong các năm qua.
- Sản phẩm của công ty đã tạo được uy tín vá có được bạn hàng gắn bó lâu dài, hợp tác

mở rộng thị trường, giúp đầu tư máy móc thiết bị hiện đại và đảm bảo được nhu cầu tiêu
thị sản phẩm với số lượng lớn và tăng trưởng liên tục.
- Các dòng sản phẩm của công ty hoàn toàn sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng
trong nước (cao su và tràm) cho nên có thể chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản
xuất, hạn chế việc tăng chi phí từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
1.5 Chiến lược phát triển và đầu tư:
- Đảm bảo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho hầu hết các sản phẩm của Công ty ở thị trường
quốc tế và trong nước trên cơ sở ổn định chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, giữ vững
thị trường và khách hàng truyền thống là Mỹ và Châu Âu, tiếp tục mở rộng thị trường
sang các nước khác.
- Phát triển thị trường trong nước về đồ gỗ và trang trí nội thất cho các công trình có nhu
cầu về kỹ thuật và đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.
- Không ngừng củng cố thương hiện T.A.C và tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu trong lĩnh
vực chế biến gỗ.
- Phát triển ưu thế về công nghệ, quản lý , xây dựng hệ thống vệ tinh cung cấp bán thành
phẩm để tăng doanh thu và giảm chi phí giá thành sản phẩm.
- Kinh doanh địa ốc: Đầu tư xây dựng các công trình, khu cư xác hoàn chỉnh bao gồm các
dịch vụ nội ngoại thất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội.
- Thực hiện liên kết với 5 hay 6 công ty cùng ngành nghề hoạt động để hợp tác sản xuất
kinh doanh để đáp ứng yêu cầu của các khách hàng lớn, đa dạng về sản phẩm mà công ty
chưa đáp ứng.
1.6.Phân tích SWOT
 Điểm mạnh:
Nhóm 7 Trang 4
Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
- Về mặt công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm thì GTA là một trong những công ty
dẫn đầu ngành.
- GTA có một lợi thế là các cổ đông lớn của công ty là các công ty cao su đang sở hữu các
nông trường cao su. Vì thế, GTA có được nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định từ việc
thanh lý các rừng câycao su, tạo được sự chủ động trong sản xuất. Cụ thể: Khu vực Bình

Phước bình quân khoảng 2.100-2.300 ha/năm và khu vực Bình Dương khoảng 2.000
ha/năm. Như vậy với diện tích thanh lý cao su như trên công ty đã đáp ứng một phần
nguyên vật liệu cho sản xuất.
- Có quan hệ bền vững với những đối tác truyền thống.
- Công ty được bầu chọn là công ty xuất khẩu có uy tính, tạo được long tin đối với khách
hàng truyền thống cũng như khách hàng mới. Năm 2005 được tặng bằng khen và thưởng
xuất khẩu xuất sắc là 300 triệu đồng.
- Bộ máy quản lý, quản lý điều hành công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành khai
thác và chế biến gỗ.
- Mô hình quản lý đã và đang được vận hành có hiệu quả. Thực hiện tốt cơ chế khoán –
quản, thưởng – phạt rõ ràng.
-Công ty có kế hoạch mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh trên cơ sở phát triển tố
đa lợi thế của ngành nghề truyền thống và phát triển mở rộng ngành nghề mới như bất
động sản, kinh doanh mũ cao su, xây dựng cơ sở hạ tầng.
 Điểm yếu
- Trong tình hình lạm phát tăng, chí phí một số nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí xăng
dầu cũng tăng cao, làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cua công ty.
-Lãi suất thị trường trong giai đoạn nẩm 2009-2012 tăng cao, Công ty gặp khó khăn trong
việc huy động vốn khi có nhu cầu.
- Đội ngũ công nhân còn thiếu chưa đáp ứng được mức mở rộng quy mô, thiếu hụt công
nhân lành nghề.
- Thiếu cán bộ giỏi trong những ngành nghề kinh doanh mới mà công ty bắt đầu khai
thác.
Nhóm 7 Trang 5
Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
- Kết quả đầu tư kinh doanh chưa được tăng trưởng ổn định trong giai đoạn đầu tư mở
rộng.
 Cơ hội
- Mức tiêu thụ sản phẩm gỗ ở Việt Nam còn khá thấp. Với dân số vào khoảng 86 triệu
người. ViệtNam là một thị trường tiềm năng đối với các sản phẩm gỗ. Về mặt công nghệ

sản xuất và chấtlượng sản phẩm thì GTA là một trong những công ty dẫn đầu ngành.
Ngoài ra GTA còn có một lợi thế nữa là các cổ đông lớn của công ty là các công ty cao su
đang sở hữu các nông trường cao su. Vì thế, GTA có được nguồn cung cấp nguyên vật
liệu ổn định từ việc thanh lý các rừng câycao su.
- Theo Hiệp hội các nhà kinh doanh đồ gỗ châu Âu, đồ trang trí nội thất, thủ công, mỹ
nghệ Việt Nam là mặt hàng các nước châu Âu, Mỹ tiêu thụ mạnh nhất, có tiềm năng phát
triển và hiện đang thâm nhập rất tốt vào thị trường Mỹ, châu Âu. Trình độ sản xuất của
các doanh nghiệp Việt Nam đã được nâng cao một cách đáng kể, sẵn sàng đáp ứng mọi
yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng về quy cách và chất lượng.
 Thách thức
Giá nguyên vật liệu đầu vào dùng cho sản xuất ngành gỗ thường xuyên thay đổi và
phụ thuộc nhiều vào giá thế giới. Đây cũng là một rủi ro khi giá gỗ nguyên liệu tăng với
tốc độ nhanh hơn nhiều tốc độ tăng giá các thành phẩm. Trong hoạt động xuất khẩu, các
doanh nghiệp thường khó lường trước được những thay đổi về chính sách, quan hệ ngoại
giao làm thay đổi các thay đổi các kế hoạch của công ty, gây khó khăn cho hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu.
Sự cạnh tranh giữa các công ty sản xuất cùng ngành ngày càng gay gắt, trong khi
môi trường cạnh tranh chưa lành mạnh tạo khe hở cho những đơn vị làm ăn không chân
chính né tránh thuế, giảm giá thành làm ảnh hưởng đến những nhà sản xuất chân chính.
Ngoài ra, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cũng như sự đầu tư
phát triển và nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới, thay thế có tính hiệu quả cao cũng là
một yếu tố không nhỏ làm ảnh hưởng cho sự mở rộng và phát triển thị trường.
Thêm vào đó, số lượng DN hoạt động trong cùng ngành nghề ngày càng gia tăng.
Đối thủ cạnh tranh của công ty không những các công ty trong nước mà còn là những
Nhóm 7 Trang 6
Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
công ty nước ngoài với sức mạnh về vốn và công nghệ hiện đại. Đây cũng là một yếu tố
rủi ro lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Gỗ Thuận An. Mặt khác, cũng do
sản lượng xuất khẩu của công ty là chủ yếu nên sự biến động của tỷ giá hối đoái cũng ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty.

II.HỆ THỐNG KẾ TOÁN
1. Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng
năm. Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng Đồng Việt Nam
2. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy
định về sửa đổi, bổ sung có liên quan do Bộ Tài chính ban hành.
Hình thức kế toán: Nhật ký chung.
3. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy
định về sửa đổi, bổ sung có liên quan do Bộ Tài chính ban hành.
Hình thức kế toán: Nhật ký chung.
4. Các chính sách kế toán chủ yếu
4.1. Tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.
Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc
đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một
lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền
4.2. Các nghiệp vụ bằng ngoại tệ
Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng VN theo tỷ giá
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời
điểm phát sinh. Các tài khoản có số dư ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam
theo tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán.
Nhóm 7 Trang 7
Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
Chênh lệch tỷ giá được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 201/2009/TT-BTC
ngày 15/10/2009 của Bộ Tài chính. Theo đó, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong kỳ
và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ của các khoản nợ dài hạn được

phản ánh vào kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số
dư ngoại tệ cuối kỳ của tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn thì để
lại số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để tất toán số dư.
4.3. Các khoản phải thu
Các khoản phải thu được trình bày trên báo cáo tài chính theo giá trị ghi sổ các
khoản phải thu khách hàng và phải thu khác.
Dự phòng nợ phải thu khó đòi thể hiện phần giá trị dự kiến bị tổn thất do các khoản
phải thu không được khách hàng thanh toán phát sinh đối với số dư các khoản phải thu tại
thời điểm kết thúc niên độ kế toán. Việc trích lập dự phòng thực hiện theo hướng dẫn tại
Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính
4.4. Hàng tồn kho
HTK được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện
được. Giá gốc HTK bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực
tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá trị
thuần có thể thực hiện là giá bán ước tính trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành HTK và
chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và được
hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Dự phòng giảm giá HTK được trích lập khi giá trị thuần có thể thực hiện được của
hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc. Việc trích lập dự phòng thực hiện theo hướng dẫn tại
Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính
4.5. Các khoản đầu tư tài chính
Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh và các khoản
đầu tư tài chính khác được ghi nhận theo giá gốc
Nhóm 7 Trang 8
Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
Dự phòng được lập cho các khoản giảm giá đầu tư nếu phát sinh tại ngày kết thúc
kỳ kế toán. Việc trích lập dự phòng thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số
228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính.
4.6. Tài sản cố định

Nguyên giá: TSCĐ hữu hình được phản ánh theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy
kế. Nguyên giá bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí mà Công ty bỏ ra để có được
TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát
sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá TSCĐ nếu các chi phí này chắc
chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng TS đó. Các chi phí không thỏa
mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi phí trong kỳ.
Khấu hao:Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian
hữu dụng ước tính của tài sản. Mức khấu hao phù hợp với Thông tư số 203/2009/TT-BTC
ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài chính.
Loại tài sản Thời gian khấu hao (năm)
2010 2009
Nhà cửa, vật kiến trúc 5 - 25 10 – 25
Máy móc, thiết bị 3 - 12 7 – 12
Phương tiện vận tải 6 - 10 6 – 10
Thiết bị dụng cụ quản lý 5 3 – 8
4.7. Tài sản cố định vô hình
Quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất được ghi nhận là tài sản cố định vô hình khi Công ty được Nhà
nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận được quyền sử dụng đất (trừ trường hợp
thuê đất) và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất được xác định là toàn bộ
các khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng các chi phí cho đền bù, giải
phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ,
Quyền sử dụng đất không có thời hạn thì không thực hiện khấu hao.
Các tài sản cố định vô hình khác
Các tài sản cố định vô hình khác được phản ánh theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế.
Nhóm 7 Trang 9
Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
Khấu hao của tài sản cố định vô hình khác được tính theo phương pháp đường thẳng dựa
trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản. Tỷ lệ khấu hao phù hợp với Thông tư số

203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài chính.
Loại tài sản Thời gian khấu hao (năm)
Phần mềm máy tính 5
4.8. Chi phí trả trước dài hạn
Chi phí trả trước dài hạn phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên
quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều niên độ kế toán. Chi phí trả
trước dài hạn được phân bổ trong khoảng thời gian mà lợi ích kinh tế được dự kiến tạo ra.
4.9. Các khoản phải trả và chi phí trích trước
Các khoản phải trả và chi phí trích trước được ghi nhận cho số tiền phải trả trong
tương lai liên quan đến hàng hóa và dịch vụ đã nhận được không phụ thuộc vào việc
Công ty đã nhận được hóa đơn của nhà cung cấp hay chưa.
4.10. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được dùng để chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc
cho khoảng thời gian người lao động làm việc tại Công ty tính đến thời điểm 31/12/2008.
Mức trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là từ 1% đến 3% quỹ lương làm cơ sở
đóng bảo hiểm xã hội và được hạch toán vào chi phí trong kỳ. Trường hợp quỹ dự phòng
trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán
vào chi phí.
Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm được Công ty trích lập theo quy định tại
Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/08/2003 của Bộ Tài chính.
4.11. Chi phí lãi vay
Chi phí đi vay trong giai đoạn đầu tư xây dựng các công trình xây dựng cơ bản dở
dang được tính vào giá trị của tài sản đó. Khi công trình hoàn thành thì chi phí đi vay
được tính vào chi phí tài chính trong kỳ.
Tất cả các CP đi vay khác được ghi nhận vào CP tài chính trong kỳ khi phát sinh.
4.12. Phân phối lợi nhuận thuần
Nhóm 7 Trang 10
Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
LNST trích lập các quỹ và chia cho các CĐ theo Nghị quyết của Đại hội Cổ đông.
4.13. Ghi nhận doanh thu

DTBH&CCDV được ghi nhận khi có khả năng thu được các lợi ích kinh tế và có thể
xác định được một cách chắc chắn, đồng thời thỏa mãn điều kiện sau:
DTCCDV được ghi nhận khi đã hoàn thành dịch vụ. Trường hợp dịch vụ được thực
hiện trong nhiều kỳ kế toán thì việc xác định DT trong từng kỳ được thực hiện căn cứ vào
tỷ lệ hoàn thành dịch vụ tại ngày kết thúc năm tài chính.
Doanh thu hoạt động tài chính được ghi nhận khi doanh thu được xác định tương đối
chắc chắn và có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó.
Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế.
Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi Công ty được quyền nhận cổ tức
hoặc được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.
4.14. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí thuế TNDN trong kỳ bao gồm thuế TN hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại.
Thuế thu nhập hiện hành là khoản thuế được tính dựa trên thu nhập chịu thuế trong
kỳ với thuế suất có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ kế toán. Thu nhập chịu thuế chênh
lệch so với lợi nhuận kế toán là do điều chỉnh các khoản chênh lệch tạm thời giữa thuế và
kế toán cũng như điều chỉnh các khoản thu nhập và chi phí không phải chịu thuế hay
không được khấu trừ.
Thuế thu nhập hoãn lại được xác định cho các khoản chênh lệch tạm thời tại ngày
kết thúc kỳ kế toán giữa cơ sở tính thuế thu nhập của các tài sản và nợ phải trả và giá trị
ghi sổ của chúng cho mục đích báo cáo tài chính. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được
ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại chỉ
được ghi nhận khi chắc chắn trong tương lai sẽ có lợi nhuận tính thuế để sử dụng những
chênh lệch tạm thời được khấu trừ này. Giá trị của thuế thu nhập hoãn lại được tính theo
thuế suất dự tính sẽ áp dụng cho năm tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được thanh toán
dựa trên các mức thuế suất có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ kế toán.
Giá trị ghi sổ của tài sản thuế TNDN hoãn lại phải được xem xét lại vào ngày kết
thúc niên độ kế toán và phải giảm giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập hoãn lại đến mức
Nhóm 7 Trang 11
Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
đảm bảo chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế cho phép lợi ích của một phần hoặc toàn bộ

tài sản thuế thu nhập hoãn lại được sử dụng.
4.15. Thuế suất và các lệ phí nộpp ngân sách mà công ty đang áp dụng
• Thuế GTGT: Áp dụng mức thuế suất 10% đối với mặt hàng săm lốp các loại, các
mặt hàng khác áp dụng mức thuế suất theo quy định hiện hành.
• Thuế TNDN: Áp dụng mức thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp là 25%.
• Các loại Thuế khác và Lệ phí nộp theo quy định hiện hành
4.16. Các bên liên quan
Các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh
hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định về các chính sách tài chính và
hoạt động.
III.PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.Phân tích cấu trúc tài chính
1.1. Phân tích cấu trúc tài sản:
Nhóm 7 Trang 12
Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
Bảng 1: Các chỉ tiêu cấu trúc tài sản của công ty GTA
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch
2010/2009
Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch
2012/2011
1. GTCL tài sản cố
định
75,379,367,728 70,396,504,964 64,177,090,031 59,092,425,973 -4,982,862,764 -6,219,414,933 -5,084,664,058
2. GTR đầu tư tài
chính
8,307,345,000 2,000,000,000 7,800,000,000 7,800,000,000 -6,307,345,000 5,800,000,000 0

3. GTR nợ phải thu
33,880,308,481 24,375,115,777 40,180,087,194 31,393,378,543 -9,505,192,704 15,804,971,417 -8,786,708,651
4.GTR hàng tồn kho
84,094,242,039 85,007,966,445 65,853,749,439 74,218,475,610 913,724,406
-
19,154,217,006 8,364,726,171
5.Tiền và các khoản
tương đương tiền
11,064,763,000 8,031,042,891 30,642,711,474 38,031,334,678 -3,033,720,109 22,611,668,583 7,388,623,204
6. Tổng tài sản
218,815,969,85
1
199,376,746,42
3
216,885,778,80
7
213,774,892,33
0 -19,439,223,428 17,509,032,384 -3,110,886,477
7. Tỉ trọng TSCĐ (%)
=(1)/(5)
34.45% 35.31% 29.59% 27.64% 0.86% -5.72% -1.95%
8. Tỉ trọng ĐTTC (%)
=(2)/(5)
3.80% 1.00% 3.60% 3.65% -2.79% 2.59% 0.05%
9. Tỉ trọng NPT (%)
=(3)/(5)
15.48% 12.23% 18.53% 14.69% -3.26% 6.30% -3.84%
10. Tỉ trọng HTK (%)
=(4)/(5)
38.43% 42.64% 30.36% 34.72% 4.21% -12.27% 4.35%

11. Tỷ trọng tiền và
các khoản tương
đương tiền (%) =(5)/
(6)
5.06% 4.03% 14.13% 17.79%
-1.03% 10.10% 3.66%
Nhóm 7 Trang 13
Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
Bảng 2: Phân tích biến động tài sản của công ty GTA
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Chênh lệch năm
2010/2009
Chênh lệch năm
2012/2011
Chênh lệch năm
2012/2011
Mức % Mức % Mức %
A. TÀI SẢN
NGẮN HẠN
-9,278,119,797 -6.89 17,796,326,283 14.18 1,584,534,093 1.11
1. Tiền và các khoản
tương đương tiền
-3,033,720,109 -27.42 22,611,668,583 281.55 7,388,623,204 24.11
2. Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn
-807,345,000 -100 0 0
3. Các khoản phải
thu ngắn hạn
-9,505,192,704 -28.06 15,804,971,417 64.84 -8,786,708,651 -21.87

4. Hàng tồn kho
913,724,406 1.09 -19,154,217,006 -22.53 8,364,726,171 12.70
5. Tài sản ngắn hạn
khác
3,154,413,610 64.22 -1,466,096,711 -18.18 -5,382,106,631 -81.55
B. TÀI SẢN
DÀI HẠN
-10,161,103,631 -12.09 -287,293,899 -0.39 -4,695,420,570 -6.38
1. Các khoản phải
thu dài hạn
0 0.00 0 0
2. Tài sản cố định
-4,982,862,764 -6.61 -6,219,414,933 -8.83 -5,084,664,058 -7.92
3. Bất động sản đầu

0 0.00 0 0
4. Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn
-5,500,000,000 -73.33 5,800,000,000 290.00 0 0.00
5. Tài sản dài hạn
khác
0 0.00 0 0
TỔNG CỘNG
-19,439,223,428 -8.88 17,509,032,384 8.78 -3,110,886,477 -1.43
Nhóm 7 Trang 14
Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
Nhận xét: Qua bảng phân tích số liệu ta thấy quy mô tổng tài sản có sự biến động lên
xuống qua 4 năm. Cụ thể, tổng tài sản năm 2009 là 218,815,969,851đ đến năm 2010 tổng
quy mô tài sản là 199,376,746,423đ, giảm 19.439.223.428đ, tức giảm 8.88% so với năm
2009. Đến năm 2011, tổng tài sản là 216,885,778,807đ tăng 17,509,032,384đ tức tăng

8.64% so với năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2012 thì tổng tài sản của công ty đạt
213,774,892,330 giảm 3,110,864,477đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 1.43%.
Để hiểu rõ hơn tình hình biến động của tài sản ta đi sâu xem xét các khoản mục :
* TÀI SẢN NGẮN HẠN:
- TSNH: giá trị TSNH năm 2009 là 134.758.318.930đ, năm 2010, TSNH là
125.480.199.133, giảm 9,278,119,797đ tức giảm 6.89% so với năm 2009. Đến năm 2011,
TSNH là 143,276,525,416 , tăng 17,796,326,283 so với 2010, tức tăng lên 14.18%, sau đó
vào năm 2012 TSNG tăng lên 144,861,059,509 tương ứng với mức tăng là 1,584,534,093
tỷ lệ tăng 1.11%.Nguyên nhân của sự biến động này là do nhiều nguyên nhân nhưng
nguyên nhân chủ yếu là do:
+ Hàng tồn kho chiếm một phần đáng kể trong tổng tài sản. Là một công ty trong ngành
chế biến gỗ, công ty cần phải nhập khẩu nguyên liệu gỗ để cung ứng cho quá trình sản
xuất nên tỷ trọng cao là điều tất yếu. Hàng tồn kho chiếm tỉ trọng cao nhất trong cấu trúc
tài sản. Trong 4 năm qua, hàng tồn kho luôn chiếm hơn 30% so với tổng tài sản. Vào
năm 2009 hàng tồn kho là 84,094,242,039đ chiếm tỷ trọng là 38.43% trong cấu trúc tài
sản đến năm 2010 thì tăng lên là 42.64%. Nhưng đến năm 2011 thì tỷ trọng đã giảm
xuống còn 30.36%, cho thấy tình hình đã được cải thiện theo chiều hướng tích cực. Vào
năm 2012 hàng tồn kho của công ty là 74,218,475,610đ, chiếm tỷ trọng là 34.72% tăng
4.35% so với năm 2011.Công ty gỗ Thuận An là công ty sản xuất và phân phối đồ gỗ cho
các thị trường lớn như Châu Âu và Mỹ, vì vậy yêu cầu dự trữ hàng tồn kho là không thể
tránh khỏi. Tuy nhiên, công ty cần xem lại chính sách dự trữ hàng tồn kho để hạn chế tối
thiểu chi phí tồn kho , chi phí bảo quản phát sinh.
Nhóm 7 Trang 15
Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
+Tỷ trọng khoản phải thu có sự tăng giảm thất thường, nợ phải thu là 33,880,308,481đ
chiếm tỷ trọng là 15.48% trong cấu trúc tài sản, sau đó tỷ trọng này giảm xuống 12.23%
vào năm 2010, sau lại tăng lên cao 18.54% năm 2011, cuối cùng giảm xuống còn 14.69%
vào năm 2012. Tỷ trọng này là khá thấp trong phạm vi cho phép thể hiện sự cẩn thận
trong các khoản tín dụng đối với khách hàng của công ty.
+Vào giai đoạn đầu 2009-2010, tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ

trọng khá thấp và ổn định như 5.06 % vào năm 2009, 4.03% vào năm 2010 nhưng đến
năm 2011 thì tỷ trọng này đã tăng cao lên 14.13% và đặc biệt năm 2012 tỷ trọng này đã
tăng lên 17.79%. Tiền và các khoản tương đương tiền là công cụ có tính thanh khoản tốt
nhất đối với công ty, đảm bảo khả năng chi trả mọi lúc và mọi nơi. Nhưng cùng với đó
khi giữ tiền và các khoản tương đương tiền nhiều thì làm chi phí sử dụng tăng cao và dễ
bị lạm dụng vào việc riêng. Vì thế, công ty cần giảm tỷ trọng này xuống.
* TÀI SẢN DÀI HẠN:
- TSDH : TSDH từ năm 2009 đến 2012 có xu hướng giảm cả về mặt giá trị và tỷ trọng
trong tổng tài sản. Nguyên nhân chủ yếu là do TSCĐ giảm, cụ thể tỷ trọng TSCĐ năm
2009 là 34,45% và năm 2010 là 35.31% và đến năm 2011 giảm xuống còn 29.59%.
TSCĐ giảm về mặt giá trị năm 2011/2010 là 6,219,414,933, với tốc độ giảm là 8.68%,
năm 2012 tỷ trọng này còn 27.64%, giảm 1.95% so với năm 2011 lý do là sau một thời
gian sử dụng thì các tài sản cố định đã được khấu hao đáng kể và trong thời gian này công
ty cũng đã thanh lý một số tài sản cố định.
Tóm lại, qua phân tích kết cấu tài sản cho thấy rằng quy mô tổng tài sản của công ty
biến động qua các năm, trong kết cấu tài sản thì TSNH có xu hướng chiếm tỷ trọng lớn
hơn TSDH. Trong đó khoản mục hàng tồn kho và khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao
trong kết cấu tài sản của công ty. Trong năm 2012 tài sản của doanh nghiệp giảm xuống
là do khoản phải thu giảm mạnh. Trong các năm khoản mục nợ phải thu chiếm tỷ trọng
tương đối cao, nhưng đến năm 2012 thì tỷ trọng nợ phải thu đã giảm xuống, thể hiện sự
cải thiện đối với tình hình tài chính công ty, công tác thu hồi nợ tốt.
Nhóm 7 Trang 16
Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
1.2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn.
Nhóm 7 Trang 17
Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
Bảng 3: Các chỉ tiêu cấu trúc nguồn vốn và tính ổn định của nguồn tài trợ của công ty
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch
2010/2009

Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch
2012/2011
1. Nợ dài hạn 71,489,143 141,662,566 129,676,135 0 70,173,423 -11,986,431 -129,676,135
2. Vốn chủ sở
hữu 155,790,202,643 157,234,700,390 155,611,113,331 158,172,406,340 1,444,497,747 -1,623,587,059 2,561,293,009
3. Tổng NV =
Tổng TS 218,815,969,851 199,376,746,423 216,885,778,807 213,774,892,330 -19,439,223,428
17,509,032,38
4 -3,110,886,477
I. NVTX
=(1) +(2) 155,861,691,786 157,376,362,956 155,740,789,466 158,172,406,340 1,514,671,170 -1,635,573,490 2,431,616,874
II. Tỉ suất tự tài
trợ =(2)/(3) (%)
71.20 78.86 71.75 73.99 7.67% -7.12% 2.24%
III. Tỉ suất nợ
=100 - (II) (%)
28.80 21.14 28.25 26.01 -7.67% 7.12% -2.24%
IV. Tỉ suất
NVTX= (I)/(3)
(%)
71.23 78.93 71.81 73.99 7.70% -7.13% 2.18%
V. Tỉ suất NVTT
=(100 - (IV) (%)
28.77 21.07 28.19 26.01 -7.70% 7.13% -2.18%
VI. Tỉ suất
VCSH/NVTX=
(2)/(I) (%)
99.95 99.91 99.92 100 -0.04% 0.01% 0.08%

Đơn vị tính: đồng
Nhóm 7 Trang 18
Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
1.2.1 Phân tích tính tự chủ về tài chính
Tỉ suất tự tài trợ tăng nhẹ trong 4 năm qua. Vào năm 2009, tỉ suất tự tài trợ đạt
71,2%, năm 2010, tỉ suất tự tài trợ tăng tương đối mạnh đạt 78.86 %, đến năm 2011 tỉ suất
này giảm xuống đạt 71.75% ,năm 2012 tỷ suất này tăng thêm 2.24% so với năm 2011 đạt
mức 73.99%. Tỉ suất tự tài trợ tăng, tỉ suất nợ giảm dần cho thấy doanh nghiệp đã dần cải
thiện được sự phụ thuộc vào các chủ nợ, tình hình tự chủ về tài chính càng tốt, khả năng
thu hút vốn đầu tư cao do tình hình tài chính của công ty rất khỏe mạnh. Tuy nhiên công
ty nên xem xét cấu trúc nguồn vốn để có hiệu quả tài chính tốt nhất.
Phân tích tính tự chủ về tài chính đã thể hiện mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và
vốn vay nợ. Tuy nhiên trong công tác quản trị tài chính, mỗi nguồn đều liên quan đến thời
hạn sử dụng và chi phí sử dụng vốn. Sự ổn định về nguồn tài trợ cần được quan tâm khi
đánh giá cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Theo yêu cầu đó, nguồn vốn doanh nghiệp
chia thành nguồn vốn thường xuyên (NVTX) và nguồn vốn tạm thời.
1.2.2 Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ
Qua bảng biểu đồ mối quan hệ giữa tỷ suất NVTT và tỷ suất NVTX cho thấy cùng
với tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất nguồn vốn thường xuyên chiếm tỷ lệ tương đối cao mặc dù
có biến động tăng giảm nhưng tỷ suất NVTX luôn lớn hơn tỷ suất NVTT.
Nguồn vốn thường xuyên có xu hướng tăng nhẹ trong 4 năm qua. Nguồn vốn thường
xuyên luôn đạt tỉ trọng cao so với tổng nguồn vốn. Vào năm 2009, tỉ trọng nguồn vốn
Nhóm 7 Trang 19
Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
thường xuyên đạt 71,23% sau đó tăng lên 78.89% do NVTX vào năm 2010 tăng nhanh
trong khi tổng TS lại giảm, vào năm 2011 tỷ trọng này giảm xuống còn là 71,75%, sau đó
tăng nhẹ lên 73,99%.Tỉ suất nguồn vốn tạm thời giảm dần qua các năm, đạt 26,01% vào
năm 2012. Điều này cho thấy nguồn tài trợ của công ty phần lớn là bằng nợ dài hạn, công
ty có sự ổn định tương đối trong thời gian nhất định đối với nguồn vốn sử dụng, công ty
chưa chịu áp lực về thanh toán nguồn tài trợ này trong ngắn hạn.

1.3.Phân tích cân bằng tài chính
Bảng 4: Các chỉ tiêu cân bằng tài chính của công ty GTA
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012
1.Nợ dài hạn 71,489,143 141,662,566 129,676,135 0
2.Vốn chủ sở hữu 155,790,202,643 157,234,700,390 155,611,113,331 158,172,406,340
3.Tài sản dài hạn 84,057,650,921 73,896,547,290 73,609,253,391 68,913,832,821
4.Hàng tồn kho 84,094,242,039 85,007,966,445 65,853,749,439 74,218,475,610
5.Nợ phải thu N/Hạn 33,880,308,481 28,526,684,513 40,180,087,194 31,393,378,543
6.TS ngắn hạn khác 4,911,660,410 8,066,074,020 6,599,977,309 1,217,870,678
7.Nợ chiếm dụng 62,954,278,065 42,000,383,467 61,144,989,341 55,602,485,990
I.Vốn tạm thời 62,954,278,065 42,000,383,467 61,144,989,341 55,602,485,990
II.Vốn thường
xuyên=(1)+(2)
155,861,691,786 157,376,362,956 155,740,789,466 158,172,406,340
III.VLĐR =(II)-(3) 71,804,040,865 83,479,815,666 82,131,536,075 89,258,573,519
IV.NC VLĐR
=(4)+(5)+(6)-(7)
59,931,932,865 79,600,341,511 51,488,824,601 51,227,238,841
V.Ngân quỹ ròng
=(III)-(IV)
11,872,108,000 3,879,474,155 30,642,711,474 38,031,334,678
Chỉ tiêu
Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011
Mức % Mức % Mức %
1.Nợ dài hạn
70,173,423 98.16 -11,986,431 -8.46 -129,676,135 -100.00
2.Vốn chủ sở hữu
1,444,497,747 0.93 -1,623,587,059 -1.03 2,561,293,009 1.65
Nhóm 7 Trang 20

Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
3.Tài sản dài hạn
-10,161,103,631 -12.09 -287,293,899 -0.39 -4,695,420,570 -6.38
4.Hàng tồn kho
913,724,406 1.09 -19,154,217,006 -22.53 8,364,726,171 12.70
5.Nợ phải thu NH
-5,353,623,968 -15.80 11,653,402,681 40.85 -8,786,708,651 -21.87
6.TSNH khác
3,154,413,610 64.22 -1,466,096,711 -18.18 -5,382,106,631 -81.55
7.Nợ chiếm dụng
-20,953,894,598 -33.28 19,144,605,874 45.58 -5,542,503,351 -9.06
I.Vốn tạm thời
-20,953,894,598 -33.28 19,144,605,874 45.58 -5,542,503,351 -9.06
II.NVTX
1,514,671,170 0.97 -1,635,573,490 -1.04 2,431,616,874 1.56
III.VLĐR
11,675,774,801 16.26 -1,348,279,591 -1.62 7,127,037,444 8.68
IV.NCVLĐR
19,668,408,646 32.82 -28,111,516,910 -35.32 -261,585,760 -0.51
V.NQR
-7,992,633,845 -67.32 26,763,237,319 689.87 7,388,623,204 24.11
- Cân bằng tài chính trong dài hạn: Nhìn chung, qua 4 năm, công ty đạt cân bằng tài
chính dài hạn tốt, đánh giá mức độ ổn định của công ty không chỉ tài sản cố định mà tài
sản lưu động cũng được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên. Xu hướng tăng cho thấy
tình hình càng được cải thiện. Công ty đạt được sự cân bằng tài chính nhờ sự giảm xuống
của nguồn vốn chủ sở hữu thấp hơn so với sự giảm xuống của tài sản dài hạn.
. Qua 4 năm, VLĐR > 0 và có xu hướng tăng. Cụ thể:
Năm 2009-2010: VLĐR năm 2009 là 71,804,040,865 tăng rất mạnh 83,479,815,666
vào năm 2010 tương ứng với tỉ lệ tăng 16.26%. Do NVTX năm 2010 tăng nhẹ so với
2009 là 1,514,671,170 với tỉ lệ tăng 0.97%. Và tài sản dài hạn năm 2010 73,896,547,290

giảm mạnh so với năm 2009 10,161,103,631 (12.09%).
Năm 2010-2011: VLĐR năm 2010 là 83,479,815,666 giảm nhẹ 82,131,536,075 vào
năm 2011 tương ứng với tỉ lệ giảm 1.62%. Do NVTX năm 2011 giảm xuống so với 2010
là 1,635,573,490 với tỉ lệ giảm 1.04%.Và tài sản dài hạn năm 2011 73,609,253,391 giảm
nhẹ so với năm 2010 287,293,899 (0.39%).
Năm 2011-2012: VLĐR năm 2011 là 82,131,536,075 tăng mạnh 89,258,573,519 vào
năm 2012 tương ứng với tỉ lệ tăng 8.68%. Do NVTX năm 2012 tăng lên so với 2011 là
2,431,616,874 với tỉ lệ tăng 1.56%. Và tài sản dài hạn năm 2012 68,913,832,821 giảm
mạnh so với năm 2011 4,695,420,570 (6.38%).
• Cân bằng tài chính trong ngắn hạn:
Nhóm 7 Trang 21
Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
Qua bảng số liệu trên, ta có thể kết luận rằng tình hình tài chính của công ty đạt cân
bằng ngắn hạn tốt qua 4 năm. NCVLĐR > O và có xu hướng giảm. Cụ thể:
Năm 2009-2010: NCVLĐR năm 2010 là 79,600,341,511 tăng rất mạnh so với năm
2009 59,931,932,865 tương ứng tỉ lệ tăng 32.82%. Nguyên nhân là do hàng tồn kho năm
2010 tăng 913,724,406(1.09%) so vơi năm 2009 , nợ phải thu giảm 5,353,623,968
(15.80%), tài sản ngắn hạn khác tăng 3,154,413,610 (64.22%) và trong khi đó, nợ ngắn
hạn năm 2010 giảm rất mạnh 20,953,894,598 so với năm 2009 tương ứng tỉ lệ giảm
33.28%.
Năm 2010-2011: NCVLĐR năm 2011 là 51,488,824,601 giảm rất mạnh so với năm
2010 79,600,341,511 tương ứng tỉ lệ giảm 35.32%. Nguyên nhân là do hàng tồn kho năm
2011 giảm rất mạnh 19,154,217,006 (22.53%) so vơi năm 2010 , nợ phải thu tăng mạnh
11,653,402,681 (40.85%), tài sản ngắn hạn khác giảm 1,466,096,711 (18.18%) và trong
khi đó, nợ ngắn hạn năm 2011 tăng rất mạnh 19,144,605,874 so với năm 2010 tương ứng
tỉ lệ tăng 45.58%.
Năm 2011-2012: NCVLĐR năm 2012 là 51,227,238,841 giảm nhẹ so với năm 2010
51,488,824,601 tương ứng tỉ lệ giảm 0.51%. Nguyên nhân là do hàng tồn kho năm 2012
tăng mạnh 8,364,726,171 (12.70%) so vơi năm 2011 , nợ phải thu giảm rất mạnh
8,786,708,651 (21.87%), tài sản ngắn hạn kháccũng giảm rất mạnh 5,382,106,631

(81.55%) và trong khi đó, nợ ngắn hạn năm 2012 giảm 5,542,503,351 so với năm 2011
tương ứng tỉ lệ tăng 9.06%.
• Cân bằng tài chính tổng quát:
NQR của công ty đều dương qua các năm và tăng rất cao vào năm 2012 cho thấy cân
bằng tài chính trong ngắn hạn của công ty là rất an toàn.
Trong 4 năm qua, VLĐR và NCVLĐR đều tăng cao, tuy giai đoạn 2009 đến 2010 thì tốc
độ tăng của vốn lưu động ròng( 16,26%) không bằng tốc độ của NCVLĐR(25,89) làm
cho Ngân quỹ ròng (NQR) có xu hướng giảm từ 11,872,108,000 của năm 2009 xuống còn
Nhóm 7 Trang 22
Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
8,031,042,891 vào năm 2010. Nhưng đến năm 2011 thì VLĐR vẫn tăng cao nhưng
NCVLĐR lại giảm xuống làm cho NQR tăng rất nhanh lên 30,642,711,474.Đặc biệt năm
2012 do sự tăng nhanh của VLĐR,NCVLĐR gần như không đổi lam NQR đạt mức cao
38,031,334,678
Năm 2009 – 2010: NQR năm 2010 đạt 8,031,042,891 giảm hơn năm 2009 là
3,841,065,109 tương ứng tỉ lệ 32.35%. Do VLĐR và NCVLĐR đều tăng trong 2 năm đó,
nhưng NCVLĐR năm 2010 tăng mạnh 15,516,839,910 (25.89%)so với năm 2009, trong
khi đó, VLĐR năm 2010 tăng 11,675,774,801(16.26%) so với năm 2009.
Năm 2010 – 2011: NQR năm 2011 đạt 30,642,711,474 tăng rất mạnh hơn năm
2010 là 22,611,668,583 tương ứng tỉ lệ 281.55%. Do VLĐR và NCVLĐR đều giảm
trong 2 năm đó, nhưng VLĐR năm 2011 giam 1,348,279,591so với năm 2010 tương ứng
1.62% nhưng NCVLĐR giảm nhiều hơn 23,959,948,174 (31.76%).
Năm 2011 – 2012: NQR năm 2012 đạt 38,031,334,678 tăng hơn năm 2011 là
7,388,623,204 tương ứng tỉ lệ 24.11%. Do VLĐR năm 2012 tăng 7,127,037,444so với
năm 2011 tương ứng 8.68%, trong khi đó NCVLĐR giảm ít hơn 261,585,760 tương ứng
0.51% so với năm 2011
2. Phân tích hiệu quả hoạt động:
.1 Phân tích hiệu quả cá biệt
Bảng 5: Các chỉ tiêu hiệu quả cá biệt của công ty GTA
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm2011 Năm 2012

1. DTT từ SXKD 286,363,090,948 393,883,110,951 451,670,870,763 532,906,570,642
2.Doanh thu tài chính 9,194,178,149 9,890,850,042 10,554,116,777 2,950,551,071
3.Thu nhập khác 1,587,467,970 1,122,092,994 1,212,151,989 659,968,494
4.DTT =(1)+(2)+(3) 297,144,737,067 404,896,053,987 463,437,139,529 536,517,090,207
5. Giá trị CL TSCĐ
bq
79,097,949,123 72,887,936,346 67,287,797,498 61,634,758,002
6. VLĐ bình quân 118,898,828,993 130,119,259,032 134,378,362,275 144,068,792,463
7. Tổng TS bình quân 206,180,562,349 209,096,358,137 208,131,262,615 215,330,335,569
8. Hiệu suất sử dụng
TSCĐ =(1)/(5)
3.62 5.4 6.71 8.65
9. Số vòng quay VLĐ
=(1)/(6)
2.41 3.03 3.36 3.70
Nhóm 7 Trang 23
Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
10. Số ngày 1 vòng
quay VLĐ=360/(9)
149.47 118.93 107.11 97.32
11. Hiệu suất SD TS
=(4)/(7)
1.44 1.94 2.23 2.49
Đơn vị tính: đồng
• Dựa vào bảng trên, ta thấy tuyệt đại bộ phận thu nhập của công ty có nguồn gốc từ
hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ ( trong 4 năm luôn chiếm từ 96-97% trong tổng
doanh thu thuần của doanh nghiệp). Doanh thu thuần năm 2010 tăng 36.26% so với năm
2009 do doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính
đều tăng. Doanh thu thuần năm 2011 tăng 14.46% so với năm 2010 và năm 2012 tăng
17.41% so với năm 2011

• Ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp khả quan (từ 1.44-2.53).Một
đồng đầu tư vào tài sản tại doanh nghiệp tạo ra 1.44 đồng doanh thu vào năm 2009 là khá
cao và con số này tăng liên tục qua các năm,đến năm 2010 thì tăng lên 1.94, năm 2011 là
2.23 và tăng liên tục đến năm 2012 đạt 2.49 đồng doanh thu cho một đồng TS bỏ ra, một
con số khá cao.Như vậy công ty có hiệu suất sử dụng tài sản tương đối lớn.Có thể nói
công tác quản lý, sử dụng tài sản của doanh nghiệp nói chung là hiệu quả Hiệu quả sử
dụng tài sản của DN càng lớn chứng tỏ khả năng tạo ra và cung cấp của cải cho xã hội
càng cao và kéo theo hiệu quả của doanh nghiệp cũng sẽ lớn.
• Qua bảng trên ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản của công ty tăng qua các năm cho
thấy hiệu suất sử dụng TSCD của công ty càng lớn. Tuy nhiên tốc độ tăng giảm dần quan
các năm, cụ thể ta thấy rõ chênh lệch của năm 2011 so với 2010 và 2012 so với 2011 thấp
hơn nhiều năm 2010 so với 2009. Năm 2009, trong khi một đồng TSCD bỏ ra sẽ tạo ra
3.62 đồng doanh thu thì năm 2010 con số này đã tăng lên 5.40 và 6.71 năm 2011 tiếp tục
tăng đến năm 2012 là 8.65. Vì vậy cho thấy việc sử dụng TSCD của công ty cải thiện tốt
qua các năm, việc đầu tư thêm vào máy móc thiết bị mang lại hiệu quả dáng kể, điều này
chứng tỏ công tác quản lý TS của công ty khá tốt, quy mô công ty ngày càng mở rộng
• Qua bảng trên cho thấy, cả DTT sxkd và VLD bình quân đều tăng dần qua các năm
nhưng tốc độ tăng của DTT sxkd khá nhanh so với VLD bq. Số vòng quay vốn lưu động
Nhóm 7 Trang 24
Bài tập nhóm PTTC GVHD: Th.s Võ Hồng Tâm
tăng dần qua các năm từ 2.41 vòng năm 2009 tăng lên 3.03 vòng năm 2010 và làm cho số
ngày bình quân một vòng quay vốn lưu động giảm từ 149.47 ngày/vòng xuống còn
118.93 ngày/vòng và tiếp tục tăng dần lên 3.36 vòng năm 2011, số ngày bình quân một
vòng quay vốn lưu động xuống còn 107.11 ngày/vòng và tiếp tục giảm còn 97.32
ngày/vòng với số vòng quay tăng lên đến 3.70 vòng. Qua đó cho thấy khoảng thời gian
mà tài sản ngắn hạn trở về trạng thái tiền tệ ban đầu càng nhỏ nên tốc độ lưu chuyển vốn
lưu động càng tốt.
Để hiểu rõ về tình hình sử dụng vốn lưu động và đưa ra biện pháp thích hợp ta đi
sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vòng quay vốn lưu động cũng như xem số
vốn lưu động mà công ty lãng phí (tiết kiệm) là bao nhiêu.

- Năm 2010 so với năm 2009
Đối tượng phân tích
∆V = V
VLĐ 2010

- V
VLĐ 2009
= 0.62 vòng
Các nhân tố ảnh hưởng đến vòng quay vốn lưu động:
+ Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần;
∆V
DTT(2010/2009)
+ Ảnh hưởng của nhân tố VLĐ Bq:
∆V
VLĐbq(2010/2009)
+ Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng : 0.9 + (-0.28) = 0.62
Số vốn lưu động tiết kiệm được năm 2010
∆V =
-33,422,210,286
• Tốc độ lưu chuyển VLĐ năm 2010 tăng 0.06 vòng so với năm 2009
Nhóm 7 Trang 25

×