Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Ảnh hưởng của MgSO4 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc trong vụ xuân 2011 tại trung tâm nghiên cứu cây trồng tứ hạ, hương trà, thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.15 KB, 44 trang )

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp, cây thực phẩm có giá trị
kinh tế và dinh dưỡng cao. Hiện nay lạc đang được trồng ở nhiều nước trên
thế giới. Theo FAO trong các loài cây lấy hạt có dầu được trồng hàng năm
trên thế giới, lạc có diện tích và sản lượng đứng thứ 2 sau đậu tương, Việt
Nam là nước trồng lạc đứng thứ 5 ở châu Á sau: Ấn Độ, Idonesia, Trung
Quốc và Myanma. Lạc có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của hầu
hết các địa phương trong cả nước. Lạc là cây lấy dầu có giá trị, trong hạt lạc
chứa lượng dầu cao từ 40-57 %, ngoài ra chứa protein khá cao từ 20-37,5 %
và các vitamin quan trọng khác như vitamin A, B
1
, B
6
, vitamin PP, có thể sử
dụng trực tiếp làm thực phẩm. Lạc là cây có khả năng cải tạo đất do ở rễ lạc
có các vi khuẩn nốt sần có khả năng cố định đạm cung cấp cho cây nâng cao
hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Hiện nay ở nước ta, lạc là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng,
là nguồn thực phẩm cho con người, nguồn thức ăn cho gia súc và là cây cải
tạo đất lý tưởng. Sản xuất lạc ở Việt Nam ngày càng phát triển, từ năm 1995
đến năm 2000 sản xuất lạc có xu hướng tăng về diện tích và sản lượng nhưng
năng suất chưa cao, chỉ đạt khoảng 1,4 tấn/ha. Nhưng đến năm 2009 diện tích
trồng lạc trong cả nước đạt 249,2 nghìn ha và năng suất đạt 2,1 tấn/ha, cao
hơn nhiều so với các năm trước. Một trong những yếu tố quan trọng nâng cao
năng suất lạc ở Việt Nam là chúng ta đã chọn tạo, nhập nội được một số giống
mới và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật. Nhưng năng suất lạc ở nước ta nói chung
và Thừa Thiên Huế nói riêng chưa cao do nhiều nguyên nhân, trong đó
nguyên nhân chủ yếu: nông dân còn xem cây lạc là cây trồng phụ, chưa áp
dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong thâm canh, đa số diện tích


trồng lạc phụ thuộc vào nước trời nhưng chưa có giải pháp khắc phục Ngoài
những nguyên nhân trên, phân bón cũng là một yếu tố quan trọng làm ảnh
hưởng đến năng suất và sản lượng của lạc. Vì vậy việc sử dụng phân bón hợp
1
lý làm tăng năng suất và chất lượng lạc đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp
phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
Hiện nay sản xuất lạc nói riêng và các cây trồng khác ở Thừa Thiên Huế nói
chung hiện chưa sử dụng phân bón Mg. Trong khi đó Mg là nguyên tố đa
lượng có nhiều

vai trò sinh lý quan trọng đối với cây trồng, điều này đã ảnh
hưởng đến năng suất lạc. Vì vậy để xác định được vai trò, hiệu quả của việc
bón bổ sung Mg cho lạc, góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh lạc ở Thừa
Thiên Huế và những vùng có điều kiện đất đai tương tự. Chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của MgSO
4
đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất lạc

trong vụ Xuân 2011 tại trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ
Hạ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của MgSO
4
đến một số chỉ tiêu sinh trưởng phát
triển, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lạc trong vụ Xuân năm
2011 tại Tứ Hạ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
- Xác định được vai trò cũng như liều lượng MgSO
4
phù hợp để cây

lạc cho năng suất và hiệu qủa kinh tế cao nhất ở Thừa Thiên Huế và các
vùng có điều kiện đất đai tương tự.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu bổ sung các dẫn liệu mới về vai trò của Mg đối
với cây lạc trồng ở Thừa Thiên Huế.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất các liều lượng bón MgSO
4
tối
ưu cho cây lạc ở Thừa Thiên Huế và những vùng khác có điều kiện tương tự.
Từ đó góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh cây lạc cho năng suất cao.
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
- Giống lạc : L14
- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ, huyện
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thời gian nghiên cứu: vụ Xuân năm 2011
2
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu chung về cây lạc
2.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây lạc
Cây lạc là cây trồng có giá trị kinh tế cao, xếp thứ 13 trong các cây thực
phẩm trên thế giới (Varnell và mocloud, 1975) [15, 11]. Nó không chỉ được
trồng ở khắp các tỉnh trên nước ta mà còn được trồng ở rất nhiều nơi trên thế
giới. Ngày nay, cây lạc được trồng rất phổ biến, phân bố rộng rãi từ 40 vĩ độ
bắc đến 40 vĩ độ nam [12, 11]. Trên thế giới hiện có hơn 100 quốc gia và
vùng lãnh thổ trồng lạc với diện tích khoảng 23 triệu ha. Căn cứ các tài liệu
về khảo cổ học, nhiều nhà khoa học đã xác định cây lạc được trồng cách đây
3200 - 3500 năm. Cây lạc được ghi vào sử sách từ thế kỷ thứ XVI [9, 7]
Cây lạc có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Được trồng ở lưu vực ven sông Amazon
thuộc Peru. Năm 1877, Skie đã tìm thấy quả lạc trong ngôi mộ thời Ancon

( tại thủ đô của Pêru). Ngoài ra, người ta còn thấy lạc được trồng rất sớm ở
Mexico, ở Braxin, ở bolivia. Theo krapovikat ( 1986) qua chuyến đi thu nhập
giống lạc khắp Nam Mỹ đã viết rằng: " có thể chắc chắn là Arachis hypogaea
bắt nguồn từ Bovilia tại các vùng đồi thấp và chân núi của dãy Anđơ ". Giả
thiết của krapovikat cho tới nay vẫn là giả thiết có cơ sở khoa học hơn cả
[17], [11], [8]
Cây lạc là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao nên được trồng ở khắp các
châu lục trên thế giới. Ở châu Phi, tại vùng phía Tây vào thế kỷ XIV do người
Bồ Đào Nha đưa tới. Thời điểm này người Tây Ban Nha đưa lạc từ Mexico
đến Philipin, Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, Ấn Độ có thể từ Srilanca
hoặc Malayxia tới Madagatxca. Ở châu Âu lạc được đưa vào thế kỷ XVI [8]
Ở châu Á: lạc từ bờ biển Peru theo các đoàn thuyền buôn tới Manila và châu
Á vào cuối thế kỷ XVI.
Lịch sử trồng lạc ở Việt Nam hiện nay chưa được xác minh rõ ràng [6, 6].
Sự du nhập của cây lạc vào nước ta có thể từ Indonesia, Trung Quốc, các
nước phương Tây từ thế kỷ XVI qua quá trình phát triển mạnh về thương mại
và tôn giáo.
3
2.1.2. Giá trị dinh dưỡng của cây lạc
Sản phẩm chính của cây lạc là hạt lạc, trong hạt lạc có nhiều chất dinh
dưỡng như dầu 40,2 – 60,7 %, dầu lạc là một hỗn hợp glixerit bao gồm gần
80 % axit béo không no và 20 % axit béo no. Thành phần axit béo trong hạt
lạc thay đổi tùy theo giống và điều kiện trồng trọt. Các glixerit trong dầu lạc
chứa 3 axit béo chính là axit oleic
(43- 65 %), axit linoleic (20 - 37 %) và axit panmitic (14 - 20 %). Ở nhiệt độ
bình thường, dầu lạc là một chất lỏng màu vàng nhạt, có độ nhớt thấp, có
hương thơm và mùi vị như hạt dẻ [6, 7]. Protein 20,0 – 37,2 %, protein hạt lạc
chủ yếu do 2 globulin (arachin, conarachin) hợp thành (chiếm 95 %). Trong
protein hạt lạc có 2/3 arachin và 1/3 là conarachin [6, 8], gluxit, vitamin, các
nguyên tố khoáng (đa lượng, trung lượng, vi lượng, siêu vi lượng ). Chính

vì vậy mà hạt lạc cung cấp chất béo và bổ sung protein cho con người. Trong
protein của hạt lạc chứa các axit amin quan trọng và cần thiết cho con người
gồm: các axit olêic, ninoleic, lauric, arginin, lơxin, metonin, serin, triptophan,
valin, carbonhydrate. Trong thực tế lạc được sử dụng để bổ sung cả về số
lượng và chất lượng các protit của một khẩu phần lấy các hạt cốc làm nền.
Hỗn hợp “ hạt cốc – lạc” đã được chứng minh là tốt. Các hạt cốc phần nhiều
thiếu lizin lạc lại thiếu metionin, hai loại protit này thường bổ sung cho nhau
[9, 111].
Hàm lượng các chất dinh dưỡng của một số các loại hạt được thể hiện ở bảng
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của hạt một số loại cây có dầu.
Đơn vị: %
Hạt Dầu Protein Gluxit Khoáng
Lạc 40,0 – 60,7 20,0 – 37,2 6,0 – 22,0 1,8 – 4,6
Vừng 46,2 – 61,0 17,6 – 27,0 6,7 – 19,6 3,7 – 7,0
Đậu Tương 10,0 – 28,0 35,0 – 52,0 28,0 4,6 – 6,0
Hướng Dương 40,0 – 67,0 21,0 – 60,0 2,0 – 6,5 3,2 – 5,4
(Nguồn:http//en.wikipedia.org) [19]
4
Qua bảng trên có thể thấy rõ ưu thế của hạt lạc trong vai trò cung cấp các
chất dinh dưỡng cần thiết cho con người với sự cân đối dầu, protein, gluxit và
khoáng. Hàm lượng dầu trong hạt lạc từ 40,2 - 60,7 % tương đương với vừng
và hướng dương cao hơn đậu tương. Tỷ lệ protein 20,0 - 37,2 % cao sau đậu
tương, nhưng cao hơn vừng và hướng dương. Chất khoáng trong hạt lạc thấp
hơn so với đậu tương. Lạc là một loại thực phẩm có giá trị cao cung cấp cả về
mặt cung cấp năng lượng (calo), cả về mặt cung cấp protein.
Theo tài liệu của Ưng Định và Đặng Phú thành phần các chất dinh dưỡng
của hạt lạc như sau:
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của hạt lạc.
Thứ tự Thành phần Tổng số (%)
1

Acid béo
40 – 57
Trong đó: - Acid oleic
43 – 45
- Acid linoleic
20 – 37
- Acid panmitic
14 – 20
2
Protein
25 – 34
Trong đó: - Arachin
60 – 65
- Conarachin
30 – 35
3
Các Vitamin:
Trong đó: - Thiamin (B
1
)
0,44
- Acid nicotinic (PP)
0,16
- Riboflavin (B
2
)
0,12
- Caroten
0,02
( Nguồn: Ưng Định, Đặng Phú ) [5]

Ngoài ra, các sản phẩm phụ khác như: Khô dầu lạc là nguồn bổ sung chất
đạm, chất béo quan trọng trong chế biến thức ăn gia súc tổng hợp [10, 6]. Khô
dầu lạc nhân sau khi ép dầu có khoảng 10 % nước, 45 % protein, 8 % lipid, 4,8
% xenlulo, 25 % gluxit và 6,6 % các loại muối khoáng 14, 15]. Thân lá lạc sau
5
khi thu hoạch có thể làm thức ăn cho trâu bò hoặc có thể dùng làm phân bón
bằng cách ủ mục với các loại phân khác hoặc cày vùi luôn xuống ruộng.
2.1.2. Giá trị kinh tế
Trên thị trường thương mại thế giới, lạc là mặt hàng nông sản xuất khẩu
mang lại kim ngạch xuất khẩu cao của nhiều nước. Ở Xenegan, giá trị lạc
chiếm 1/2 thu nhập, chiếm 80 % giá trị xuất khẩu, còn Nigieria lạc chiếm 60
% giá trị xuất khẩu [8]
Ở nước ta, sản lượng lạc sản xuất ra hàng năm phần lớn dành cho việc xuất
khẩu, có năm đã xuất đến 70 % sản lượng. Mấy năm gần đây chúng ta đã xuất
70 – 80 ngàn tấn lạc nhân qua các nước như Pháp, Ý, Đức cho nên lạc đối với
chúng ta cũng là cây đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng [ 14, 21]. Theo
FAO, xuất khẩu lạc nhân của Việt Nam hiện nay vẫn đang đứng thứ 5 trong
10 nước xuất khẩu lạc lớn nhất thế giới, đóng góp 15,11 % cho nguồn hàng
nông sản xuất khẩu. Tuy nhiên chất lượng các mặt hàng xuất khẩu lạc vẫn
chưa cao và không ổn định nên vẫn chưa đạt yêu cầu nhập khẩu của một số
nước. Vì vậy cần nâng cao giá trị chất lượng nông sản phẩm để đạt được kim
ngạch cao và mở rộng thị trường xuất khẩu. Mặt khác, cần đa dạng mặt hàng
xuất khẩu, ngoài lạc nhân chúng ta nên xuất khẩu dầu, bánh kẹo, bơ,
Các sản phẩm phụ còn dùng trong chăn nuôi, dùng làm nguyên liệu trong
công nghiệp như làm dầu nhờn xoa máy, trục xe, xà phòng.
2.1.3.Vai trò của cây lạc trong việc cải tạo đất
Lạc là một loại cây họ đậu, có ý nghĩa to lớn đối với việc cải tạo đất. Do nó có
khả năng cố định nitơ đó là một quá trình chuyển hóa nitơ phân tử trong không
khí thành đạm cung cấp cho cây và đất trồng thông qua hoạt động sống của vi
khuẩn nốt sần cộng sinh trên rễ của lạc. Theo tổ chức FAO ước tính thì khả

năng cố định nitơ của vi khuẩn nốt sần và cây lạc cùng một số cây họ đậu
khác trên đồng ruộng thể hiện như sau đối với cây lạc là 72 – 124 kg/ha/năm,
đậu tương 60- 168 kg/ha/năm, đậu hà lan 52- 77 kg/ha/năm. Trong thân lá lạc
có một lượng các chất khoáng N, P, K không thua kém gì phân chuồng vì thế
nó là một nguồn bổ sung phân bón hữu cơ rất quan trọng trong trồng trọt. Thể
hiện qua bảng sau:
6
Bảng 2.3: Tỷ lệ một số chất dinh dưỡng trong thân lá lạc và phân chuồng
Đơn vị %
Chỉ tiêu Thân lá lạc Phân chuồng
Nước 4 – 7 3 – 5
N 0,78 – 1,33 0,35
P
2
O
5
0,19 – 0,38 0,15
K
2
O 0,08 0,5
So sánh với phân chuồng tính theo chất khô thì tỷ lệ lân và kali trong thân lá
lạc gần gấp 2 lần so với phân chuồng. Nên lạc là cây trồng rất lý tưởng trong
công tác cải tạo bồi dưỡng đất, và có vị trí quan trọng trong chế độ luân canh
với nhiều loại cây trồng khác, cũng như việc chống xói mòn, phủ xanh đất
trống đồi trọc [14, 26].
2.2.Tình hình sản xuất lạc
2.2.1. Trên Thế Giới
Trong các loại cây trồng làm thực phẩm cho con người, lạc có vị trí quan
trọng. Mặc dù cây lạc đã có từ lâu đời, nhưng tầm quan trọng kinh tế của lạc
chỉ mới được xác định trong khoảng 125 năm trở lại đây [6, 11]. Hiện nay, lạc

đứng thứ 2 trong các cây lấy dầu thực vật (về diện tích và sản lượng) sau đậu
tương [15, 41]. Theo FAO, tổng diện tích trồng lạc thế giới là 25,210.000 ha
được trồng chủ yếu ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Trong đó, châu Á có diện
tích trồng lạc lớn nhất chiếm 63,4 % diện tích và 71,7 % sản lượng. Ở châu
Phi chiếm 31,3 % diện tích và 18,6 % sản lượng, Bắc Trung Mỹ và các nước
còn lại chiếm 3,7 % diện tích và 7,5 % sản lượng.
Trước đây, trên thế giới có 75 % diện tích trồng lạc sản xuất theo lối cổ
truyền, kỹ thuật canh tác lạc hậu [6, 13]. Cho nên năng suất không cao và
thường không ổn định. Theo nhận định của các nhà khoa học, tiềm năng để
năng cao năng suất và sản lượng lạc ở các nước còn rất lớn cần phải khai thác
[2, 1]. Hiện nay đa số các nước đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
vào trong sản xuất vì thế mà năng suất lạc ngày càng tăng cao. Ở Ấn Độ,
nước đứng đầu thế giới về diện tích trồng lạc đã thực hiện chương trình phát
triển và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng lạc nhằm giải quyết cơ bản vấn đề
tự túc dầu ăn cho đất nước từ những năm 1980. Kinh nghiệm của Ấn Độ cho
7
thấy, nếu chỉ sử dụng giống mới mà vẫn áp dụng kỹ thuật canh tác cũ thì năng
suất lạc bình quân chỉ đạt 26 - 30 %. Nếu áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ
nhưng vẫn dùng giống cũ thì năng suất lạc chỉ tăng 20 - 43 %. Nhưng giống
mới kết hợp kỹ thuật canh tác tiến bộ đã tăng năng suất lạc 50 – 63 % trên
đồng ruộng nông dân [2]. Tuy nhiên, các tiến bộ khoa hoc kỹ thuật áp dụng
còn chưa đồng đều giữa các nước vì thế dẫn đến sự chênh lệch năng suất lạc
giữa các nước. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới biểu hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của một số nước trên thế giới.
Chỉ tiêu
Năm
Tên nước
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất

(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009
Thế giới 23,38 25,06 21,26 2,00 2,09 1,62 51,00 53,38 34,40
Ấn Độ 6,70 6,85 6,40 0,98 1,07 0,98 6,60 7,34 6,25
Trung Quốc 4,69 4,62 4,20 2,79 3,10 3,40 13,09 14,34 14,30
Nigieria 2,23 2,30 1,25 1,72 1,69 1,24 3,83 3,90 1,55
Indonesia 0,70 0,64 0,75 2,10 1,22 1,67 1,47 0,77 1,25
Mỹ 0,48 0,61 0,61 3,51 3,82 3,83 1,69 2,33 2,34
Việt Nam 0,25 0,26 0,25 1,96 2,09 2,00 0,49 0,52 0,53
( Nguồn: FAO, 2009) [20]
Năng suất lạc của các nước trên thế giới chênh lệch nhau khá lớn và không ổn
định qua các năm. Nước có năng suất lớn nhất (2009) ở Mỹ là 3,83 tấn/ha,
Trung Quốc 3,40 tấn/ha, Việt Nam 2,00 tấn/ha, Nigieria 1,24 tấn/ha, Ấn Độ
chỉ có 0,98 tấn/ha khá thấp so với diện tích thực tế.
Mặc dù, Ấn Độ là nước có diện tích lạc lớn nhất trên thế giới nhưng sản
lượng lại đứng sau Trung Quốc. Sản lượng lạc năm 2009 của Trung Quốc là
14,30 triệu tấn, Ấn Độ là 6,25 triệu tấn, Mỹ là 2,34 triệu tấn, Nigieria là 1,55
triệu tấn, Việt Nam 0,53 triệu tấn. Theo số liệu của FAO thì các nước đang
phát triển sản xuất 50 % sản lượng lạc trên thế giới, các nước này có diện tích
trồng lạc chiếm 55 % tổng diện tích. Các nước phát triển diện tích lạc ổn định
hoặc có xu hướng giảm [3]. Nhìn chung năng suất và sản lượng lạc ngày càng
8
tăng nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cũng như việc trao đổi
các tiến bộ kỹ thuật giữa các nước.
2.2.2.Ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây lạc được trồng từ lâu đời và được sử dụng rộng rãi trong
đời sống hàng ngày của nhân dân ta. Hiện nay, lạc được phân bố chủ yếu ở 4
vùng lớn là: Miền núi và trung du Bắc Bộ, đồng bằng Sông Hồng, khu bốn cũ

và miền Đông Nam Bộ. Cả 4 vùng này chiếm đến 3/4 diện tích và sản lượng,
còn lại rải rác ở một số vùng. Trong những năm gần đây, đảng và nhà nước ta
đã có những chủ trương và chính sách khuyến khích, đầu tư phát triển sản
xuất lạc. Do đó diện tích lạc trong những năm gần đây đã tăng với tốc độ khá
nhanh. So với các cây công nghiệp khác, lạc hiện nay chiếm diện tích khá lớn.
Về tình hình tiêu thụ lạc, trong thập kỷ 90 Việt Nam là nước đứng thứ tư về
xuất khẩu lạc. Lượng lạc xuất khẩu trong 5 năm đầu thập kỷ 90 là 127 nghìn
tấn, chiếm 8,7 % thị phần, 5 năm cuối thập kỷ 90 tăng lên 173 nghìn tấn,
chiếm 11,6 % thị phần. Những năm gần đây (2001- 2005), trung bình kim
ngạch xuất khẩu lạc của Việt Nam đạt khá cao, trên 50 triệu đôla Mỹ. Tình
hình sản xuất lạc ở Việt Nam những năm gần đây thể hiện ở bảng sau
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2000 244,9 14,5 355,3
2001 244,6 14,8 363,1
2002 244,7 16,2 400,4
2003 243,8 16,7 406,2
2004 263,7 17,8 469,0
2005 269,6 18,1 489,3
2006 264,7 18,7 462,5
2007 254,5 20,0 510
2008 256,0 20,9 533,8
2009 249,2 21,1 525,1
( Nguồn: FAO, 2010 ) [20]

9
Trong vòng 6 năm từ 1985 đến năm 1990 diện tích lạc cả nước biến động
từ 212.700 – 201.400 ha với năng suất bình quân từ 9,5 – 10,6 tạ/ha (1990)
[10]. Những năm gần đây không mở rộng nhiều (năm 2000 là 244,9 nghìn ha
đến năm 2009 cũng chỉ có 249,2 nghìn ha) nhưng do áp dụng được các tiến
bộ kỹ thuật nên sản lượng lạc đã tăng lên nhiều từ 355,3 nghìn tấn (năm 2000)
tăng lên 525,1 nghìn tấn (năm 2009). Tiềm năng để nâng cao năng suất lạc ở
nước ta còn rất lớn nhưng để có thể khai thác triệt để tiềm năng này cần đẩy
mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật một cách
rộng rãi trong sản xuất, tạo điều kiện để mọi người dân có thể tiếp thu một
cách nhanh chóng nhằm góp phần nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho
người dân.
2.2.3. Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, đây là tỉnh có nhiều tiềm
năng để phát triển cây lạc. Hiện nay, diện tích trồng lạc toàn tỉnh hàng năm
khoảng 4100 ha và năng suất bình quân đạt 21,2 tạ/ha. Trong những năm gần
đây, ở một số vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế, cây lạc
được xem là cây chủ lực có hiệu quả kinh tế cao so với các loại cây khác.
Nông dân đã từng bước thay thế các cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp bằng
cây lạc. Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế những năm gần đây thể
hiện ở bảng sau
Bảng 2.6: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Thừa Thiên Huế
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2005 4800 17,6 8400
2006 4700 18,6 8800
2007 4763 20 9549
2008 4100 15,4 6300
2009 4100 21,2 8700
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2010) [16]


10
Qua bảng số liệu cho thấy diện tích lạc giảm dần, năm 2005 là 4800 ha đến
năm 2009 chỉ còn 4100 ha, nhưng do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nên năng
suất và sản lượng tăng, về năng suất, từ năm 2005 đến năm 2009 có xu hướng
tăng và đạt 21,2 tạ/ha vào năm 2009 tăng 3,6 tạ/ha so với năm 2005 (17,6
tạ/ha). Mặc dù diện tích lạc giảm nhưng do năng suất tăng nên sản lượng lạc
ngày càng tăng. Năm 2005, sản lượng lạc đạt 8400 tấn, đến năm 2009 đạt
8700 tấn. Mặc dù vậy tiềm năng phát triển cây lạc của vùng vẫn còn rất lớn,
cần phải đầu tư, có các chính sách hợp lý để thúc đẩy phát triển cây lạc.
2.3.Vai trò của MgSO
4
và tình hình sử dụng nó cho cây trồng


2.3.1.Vai trò của MgSO
4
Cây lc tuy có kh nng hút    c   m t do nh vi khn nt sn  r
nhng ch sau khi cây có 3 - 4 lá tht tr lên mi hình thành và phát trin nt
sn,  cây cng ch cung cp    c khong 50 – 60 % nhu cu   m [13]. Do
ó, cn phi cung cp   y   phân bón cho lc ngay t  u,   lc sinh tr  ng
phát trin tt mang li nng sut cao. Mg là nguyên t dinh d ng a l  ng
không th thiu   i vi cây lc,vì Mg là thành phn cu to ca dip lc, có
vai trò quan trng trong quang hp. Là hot cht ca h enzim gắn liền với sự
chuyển hoá hydratcarbon và tổng hợp axit nucleic, hình thành clorophyl, thúc
đẩy hấp thụ và vận chuyển lân của cây. Ngoài ra, Mg còn hoạt động như một
chất xúc tác trong các phản ứng khử oxy hóa trong các mô thực vật. Nó cũng
hỗ trợ hoạt động của sắt (Fe) và giúp các thực vật chống lại tác động có hại
của quá trình thông khí kém. Bằng cách sử dụng một tác động tích cực dựa
vào các màng tế bào và các màng thấm, Mg có thể làm tăng khả năng chống
lại khô hạn và bệnh tật của cây. Nếu thiếu Mg cây lạc đặc biệt mẫn cảm với

bệnh đốm nâu [10]. Lá có màu vàng, cây còi cọc, nếu thiếu nghiêm trọng toàn
bộ cây mất màu xanh và chết [6]
2.3.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng MgSO
4

cho cây trồng
- Cho cây trồng
Mg là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho thực vật, có thể làm tăng khả
năng chống hạn và bệnh tật cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Giúp cây sinh
trưởng phát triển tốt, tăng năng suất chất lượng nông sản. Như đối với cây cà
11
phê Mg đóng vai trò khá quan trọng giúp cây tăng khả năng chống hạn, sinh
trưởng phát triển tốt trong mùa khô [21]. Ở thực vật Mg được hấp thụ dưới
dạng ion Mg
2+
[1], được dùng để bón cho những cây có nhu cầu Mg cao như
thuốc lá, cây ăn trái bón cho các loại đất nghèo Mg như đất xám, đất
cát Có thể dùng để bón lót cho cây hoặc hoà ra nước để phun qua lá [7]. Mới
đây người ta sử dụng phân bón MgSO
4
cho một số loại cây trồng đã mang lại
hiệu quả cao như đối với cây chè, các cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa Học
Kỹ Thuật nông lâm nghiệp miền núi phía bắc đã thí nghiệm bón bổ sung
MgSO
4
ở các mức 25kg/ha, 50kg/ha, 75kg/ha trên nương chè giống shan chất
tiền tuổi 5 – 6 tại phú thọ. Kết quả cho thấy khi bón bổ sung 50 kg MgSO
4
/ha
cho năng suất cao hơn đối chứng là 13,99 tạ/ha, làm tăng sản lượng chè và

nâng cao hiệu quả kinh tế [18]. Vì vậy hiện nay bón phân Mg đã trở thành
cách làm tiêu chuẩn đang được nhiều nhân dân quan tâm.
- Cho cây lạc
Mg là nguyên tố đa lượng là nguyên tố cây trồng có nhu cầu bón không
nhiều, song trong hoạt động sống của cây nguyên tố này có vai trò xác định
không thể thay thế bằng nguyên tố khác.
Mg chỉ có trong cây ở mức 10
-4
– 10
-5
song chúng lại có trong thành phần
nhiều loại men và kích thích hoạt động của các hệ thống men trong cây [22].
Các quá trình quang hợp, hút khoáng, chuyển hóa và vận chuyển các hợp chất
hữu cơ trong cây đều có sự đóng góp của các nguyên tố trung lượng [7]. Lạc
có nhu cầu về dinh dưỡng các loại cao. Collino và moris (1941) cho biết một
tấn quả và hai tấn rơm lạc của một vụ thu hoạch lấy đi 14 kg MgO [12].
Ngoài các yếu tố dinh dưỡng đa lượng chính, các nguyên tố trung lượng như
Mg, Ca, S…cũng có ảnh hưởng tích cực đến nốt sần và hoạt động cố định
nitơ cộng sinh. Thiếu các yếu tố dinh dưỡng này quá trình cố định nitơ cộng
sinh không hoạt động, vì vậy để đảm bảo hiệu quả cố định nitơ và năng suất
lạc cần thiết phải cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cây [2]. Khi
dùng 30 kg/ha MgSO
4
đã tăng năng suất lạc tới 25 % tương đương với hiệu
lực của canxi và kali [2].
12
- Nét mới của đề tài
Trong lĩnh vực sử dụng phân bón nông dân đã biết sử dụng phân bón
đúng cây, đúng đất và trong một số trường hợp đã xem xét đến yêu cầu phân
bón của từng giống. Tuy nhiên cũng như hầu hết nông dân trong cả nước,

nông dân ở Huế cũng chỉ chú trọng đến các yếu tố đa lượng như N,P,K mà
hầu như chưa chú ý đến các yếu tố trung lượng như Mg,…do đó phần nào còn
hạn chế tới năng suất cây trồng và chưa cải thiện được độ phì đất canh tác. Vì
vậy việc bón Mg cho lạc là cần thiết và có ý nghĩa thực tế. Góp phần tăng
năng suất và thu nhập cho người dân.
13
- Phần 3
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
- Giống lạc L14 Có nguồn gốc từ Trung Quốc, cho năng suất cao và thời
gian chín trung bình. Là giống tiến bộ kỹ thuật, do trung tâm đậu đỗ, Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam chọn lọc từ dòng QĐ5, có tiềm năng năng
suất cao, từ 38 – 40 tạ/ha, tỷ lệ nhân 73 – 75%. Là một trong mười giống sản
xuất diện tích lớn ở nước ta. Giống này đang được sản xuất phổ biến ở Thừa
Thiên Huế.
- MgSO
4


loại chứa 99,5% hoạt chất, xuất xứ từ Trung Quốc
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của MgSO
4
đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát
triển và năng suất lạc

trong vụ Xuân 2011 tại trung tâm nghiên cứu cây trồng
Tứ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng MgSO
4

cho lạc ở Thừa Thiên Huế
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp bố trí ruộng thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên
RCB với 7 công thức, 3 lần nhắc lại
Trong đó
CT I: 10 tấn/ha phân chuồng + 30 kg/ha N + 60 kg/ha P
2
O
5
+ 60 kg/ha
K
2
O + 500 kg/ha vôi (nền)
CT II: 20 kg/ha + nền
CT III: 40 kg/ha + nền
CT IV: 60 kg/ha + nền
CT V: 80 kg/ha + nền
CT VI: 100 kg/ha + nền
CT VII: 120 kg/ha + nền
14
* Sơ đồ bố trí ruộng thí nghiệm

Trong đó: I, II, III, IV, V, VI, VII là các công thức.
a, b, c là số lần nhắc lại
* Diện tích thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí với diện tích như sau:
- Tổng số ô thí nghiệm 21 ô (mỗi ô là một công thức)
- Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 7,5m
2

- Diện tích thí nghiệm: 7,5 m
2
x 21 ô = 157,5 m
2

- Diện tích bảo vệ: 22,5 m
2

- Tổng diện tích thí nghiệm: 180 m
2
3.3.2. Định kỳ lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu để theo dõi ở các thời kỳ
- Thời kỳ 1: bắt đầu phân cành cấp 1
- Thời kỳ 2: bắt đầu ra hoa
- Thời kỳ 3: tắt hoa 5-7 ngày
- Thời kỳ 4: thu hoạch
Tại mỗi thời kỳ, trên mỗi ô thí nghiệm nhổ ngẫu nhiên 5 cây theo phương
pháp nhổ tuần tự để theo dõi các chỉ tiêu.
3.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu
* Chiều cao thân chính (cm/cây): Dùng thước đo mm, đặt thước ngang đốt
lá mầm và vuốt cây lên đo đỉnh sinh trưởng, đọc và ghi kết quả (cm) mỗi
công thức có 3 lần nhắc lại, mỗi ô nhắc lại đo 5 cây, tính số trung bình.
Bảo
vệ
Bảo vệ
Bảo
vệ
IV
a
VI
a

II
a
VII
a
III
a
V
a
I
a
Vb II
b
VI
b
IV
b
VII
b
I
b
III
b
IV
c
V
C
I
c
II
c

III
c
VI
c
VII
c
Bảo vệ
15
- Số cành (cành) và chiều dài cành (cm/cành): đếm số cành cấp 1, cấp
2, đo chiều dài cành cấp 1, cấp 2 như đo chiều cao cây vào thời kỳ thu hoạch.
- Số lá xanh trên thân chính (lá/cây): Đếm số lá xanh trên thân chính tại
các thời kỳ theo dõi của các cây đã đo chiều cao. Mỗi lần nhắc lại đếm ngẫu
nhiên 5 cây rồi tính trung bình.
- Số lượng nốt sần (nốt/cây) và khối lượng nốt sần (g/cây): Tại mỗi thời
kỳ theo dõi, mỗi lần nhắc lại nhổ 3 cây theo phương pháp nhổ tuần tự, nhổ
thật cẩn thận để hạn chế sự đứt rễ. Đếm số lượng nốt sần hữu hiệu, đem sấy
và cân rồi tính giá trị trung bình ở các thời kỳ ra hoa, sau ra hoa.
- Diện tích lá (dm
2
lá/cây) và chỉ số diện tích lá (m
2
lá/m
2
đất): Sử dụng
phương pháp khoan lá và cân nhanh trực tiếp.
* Cách xác định diện tích lá (LA): Cắt toàn bộ lá cây cần đo diện tích lá
được p
1
(g). Dùng khoan lá có bán kính xác định (r), khoan 20 miếng lá rồi
đem cân được p

2
(g).
p
1
x 20 x3,14 x r
2
Diện tích lá cần đo là: S =
p
2
* Cách xác định chỉ số diện tích lá (LAI): Dùng phương pháp cân nhanh để
tính diện tích lá trung bình 1 cây (m
2
lá).
Công thức tính: LAI = số cây/m
2
đất trồng x diện tích lá/cây
- Khối lượng diện tích lá (g/dm
2
lá): Ngắt 20 lá bánh tẻ cần xác định khối
lượng diện tích lá, xếp chồng lên nhau, khoan lá thật ngọt. Đem các miếng lá
khoan sấy khô đến khối lượng không đổi cân trên cân phân tích được p (g).
Các miếng lá khoan có diện tích: 20 x 3,14 x r
2
(dm
2
)
p
Khối lượng diện tích lá: SLW = (g/dm
2
lá)

20x 3,14 x r
2
Trong đó: r là bán kính ống khoan (dm
2
)
- Hàm lượng diệp lục a, b, tổng số (a +b) (mg sắc tố/g lá)
* Chiết rút sắc tố: Chọn lá bánh tẻ, khoan ra nhiều mảnh, cân 0,1 (g) và
cắt nhỏ rồi cho vào cối sứ, thêm 1 ít CaCO
3
để trung hòa acid trong dịch bào,
16
một ít bông thủy tinh và một ít Aceton rồi nghiền cho thật nhỏ. Thêm Aceton
khuấy đều rồi lọc qua phễu lọc chân không. Cho tiếp Aceton vào bã, nghiền
rồi lọc lại cho đến khi dịch lọc hết màu xanh. Định mức tổng lượng dịch chiết
lên 20 ml.
* Định lượng sắc tố ở dạng hỗn hợp: Đem dịch sắc tố quan sát được so
màu trên máy để xác định mật độ quang (OD) ở các bước sóng λ = 662 nm,
λ = 644nm. Áp dụng phương pháp tính của wettstein (1957) để xác định
lượng sắc tố có trong 1l dịch chiết (mg sắc tố/ l dung)
C
a
= 9,784 x D
662
– 0,990 x D
644
C
b
= 21,426 x D
644
– 4,65 x D

662
C
a+b
= 5,134 x D
662
+ 20,436 x D
644

Trong đó: C
a,
C
b,
C
a+b
lần lượt là hàm lượng diệp lục a, b, diệp lục tổng số
C x V
Hàm lượng sắc tố tính theo công thức: A = (mg sắc tố/g lá)
1000 x p
A: hàm lượng sắc tố (mg sắc tố/ 1g lá)
C: hàm lượng sắc tố trong dung dịch chiết (mg/ml)
V: thể tích dịch chiết (ml) V = 20 ml
p: khối lượng lá (g) P = 0,1(g)
* Khả năng tích lũy chất khô ở các giai đoạn: Để theo dõi khả năng
tích lũy chất khô ở các công thức thí nghiệm, tiến hành nhổ ngẫu nhiên ở mỗi
ô 3 cây, cân khối lượng chất tươi của lá và thân sau đó sấy khô đến khối
lượng không đổi, từ đó tích khối lượng chất khô cây tích lũy được.
* Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Tổng số quả trên cây (quả/cây) và Số quả chắc trên cây (quả chắc
/cây): Sử dụng phương pháp đếm và ghi lại số liệu.
- Khối lượng quả chắc trên cây (g/cây): Mỗi ô thí nghiệm lấy 5 cây cân

khối lượng quả chắc sau đó chia trung bình.
- Khối lượng 100 quả khô (g): Lấy 3 mẫu quả, mỗi mẫu 100 quả ngẫu
nhiên cân lần lượt cả 3 mẫu. Khối lượng 100 quả được tính bằng trung bình
của 3 mẫu.
17
- Khối lượng 100 hạt (g): Lấy 3 mẫu hạt, mỗi mẫu 100 hạt ngẫu nhiên
cân lần lượt cả 3 mẫu. Khối lượng 100 hạt được tính bằng trung bình của 3
mẫu.
số cây/m
2
x số quả chắc/cây x p
100
quả
- NSLT (tạ/ha) = x 7500
10
7
Khối lượng quả/cây (g) x số cây/m
2

- NSTT (tạ/ha) = x 7500
10
5
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thô được sử lý bằng máy tính bỏ
túi Fx 500, chương trình Excel và phần mềm Statistic version 9.0
3.4. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng
- Làm đất: Cày đất lần 1 phơi khô đất để đạt được độ ẩm thích hợp.
Trước khi chuẩn bị gieo 3 - 4 ngày tiến hành cày trở đất, nhặt sạch cỏ dại, và
nguồn sâu bệnh. Trước khi gieo một ngày san phẳng mặt đất, làm đất mịn, tơi
xốp, sạch cỏ.
Sau đó tiến hành bố trí thí nghiệm và lên luống, luống phải phẳng, thoát

nước tốt.
- Mật độ và khoảng cách: Mật độ 33 cây/m
2
, cây x cây 10 cm, hàng x hàng
30 cm.
- Cách gieo hạt: Sau khi rạch hàng, bỏ phân lót rồi rải lên một lớp đất mỏng
để cách ly hạt giống với phân bón. Sau đó gieo hạt đúng khoảng cách quy
định.
- Bón phân: liều lượng bón phân cho 1 ha lạc: 10 tấn/ha phân chuồng hoai
mục + 30 kg/ha N + 60 kg/ha P
2
O
5
+ 60 kg/ha K
2
O + 500 kg/ha vôi.
Cách bón như sau
Bón lót: 1/2 vôi sau khi làm đất lần 1 và 100% phân chuồng + 100% P
2
O
5
sau khi làm đất lần 2.
Bón thúc lần 1: Khi lạc có 3 - 4 lá thật, bón 2/3 N + 1/2 K
2
O kết hợp xới
xáo nhẹ để phá váng và làm cỏ, bón xa gốc 8 - 10 cm, không vun vào gốc.
18
Bón thúc lần 2: Sau khi lạc tàn lứa hoa đầu với lượng 1/3 N + 1/2 K
2
O +

1/2 vôi, khi bón kết hợp làm cỏ lần 2, xới xáo và vun đất vào vùng gốc cao 3 -
5 cm.
- Chăm sóc: Phải tỉa dặm sớm để đảm bảo mật độ, làm cỏ và xới xáo toàn
bộ mặt luống sâu 5 - 7 cm, vun cao vào gốc 3 - 5 cm. Phát hiện và có các biện
pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
- Thu hoạch: Khi số quả trên cây đạt 85 % thì thu hoạch, hái quả đem phơi
khô và bảo quả kín.
3.5. Điều kiện thời tiết khí hậu vụ Xuân 2011
19
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hưởng của MgSO4 đến các chỉ tiêu sinh lý và năng suất lạc
4.1.1. Ảnh hưởng của MgSO4 đến chiều cao thân chính
Sự tăng trưởng chiều cao cây nhanh hay chậm, mạnh hay yếu không chỉ phụ
thuộc vào đặc điểm di truyền của giống mà còn chịu sự chi phối rất lớn của
điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật canh tác khác. Sự tăng trưởng
của chiều cao thân phản ánh khả năng tích lũy chất khô của cây, tỳ theo từng
thời kỳ sinh trưởng phát triển mà chiều cao cây ở các thời kỳ khác nhau.
Qua theo dõi thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả về sự sinh trưởng phát
triển chiều cao cây của các công thức ở bảng sau:
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của MgSO4 đến chiều cao thân chính
Công
thức
Chiều cao thân chính ở thời kỳ… (cm/cây)
Bắt dầu phân
cành cấp 1
Ra hoa Sau ra hoa
Thu hoạch
I (đ/c) 2,39 c 5,40 c 13,27 c 16,23 d
II 2,83 b 5,63 c 16,36 bc 19,03 c

III 3,77 a 6,51 b 17,58 ab 21,50 b
IV 4,03 a 6,99 a 18,99 ab 24,17 a
V 4,01 a 7,00 a 19,06 ab 24,33 a
VI 4,00 a 6,93 ab 18,69 ab 24,50 a
VII 4,00 a 7,01 a 20,33 a 25,00 a
LSD
0,05
0,344 0,751 3,657 1,286
Ghi chú: a, b, c, là ký hiệu sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm, trong đó các công
thức không có sự sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05 được biểu thị bằng các chữ cái giống
nhau, các công thức có sự sai khác ý nghĩa ở mức α = 0,05 được biểu thị bằng các chữ
cái khác nhau
Ở thời kỳ bắt đầu phân cành cấp 1: Lúc này bộ rễ cây lạc còn chưa hoàn
chỉnh, cây còn sinh trưởng chậm. Đặc biệt, thời kỳ này vi khuẩn Rhizobium
20
tấn công và sống ký sinh trên bộ rễ lạc nên cây con gặp khủng hoảng về dinh
dưỡng, đặc biệt là dinh dưỡng đạm. Do đó, chiều cao thân chính ở thời kỳ này
chênh lệch nhau không nhiều chỉ dao động từ 2,39 – 4,03 cm. Chiều cao thân
chính của các công thức có sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95% so với
công thức đối chứng, trong đó, công thức IV có chiều cao thân chính cao
nhất, cao hơn 1,64 cm và sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95% so với công
thức đối chứng.
Ở thời kỳ cây bắt đầu ra hoa: Chiều cao cây ở thời kỳ ra hoa là một trong
những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho
năng suất sau này. Ngoài ra nó còn phản ánh khả năng tổng hợp và tích luỹ
chất khô trong cây. Ở thời kỳ này,do bộ rễ đã phát triển hoàn chỉnh, hiệu quả
cố định đạm của vi khuẩn nốt sần cao, diện tích lá tăng nhanh, tạo chất khô
nhiều nên cây có mức tăng trưởng chiều cao nhanh.
Biểu đồ 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính
Chiều cao thân chính ở thời kỳ cây bắt đầu ra hoa của các công thức đã tăng

lên và có sự chênh lệch nhau. Ở thời kỳ này, tất cả các công thức đều có chiều
cao thân chính cao hơn so với công thức đối chứng, Trong đó, cao nhất và có
sai khác có ý nghĩa so với đối chứng là công thức VII với 7,01 cm.
21
Ở thời kỳ sau ra hoa: Cây lạc vẫn tiếp tục tăng trưởng chiều cao thân chính
nhanh. Chiều cao thân chính cũng có sự chênh lệch rõ rệt giữa các công thức
tham gia thí nghiệm. Trong đó, công thức VII vẫn là công thức có chiều cao
thân chính cao nhất với 13,27cm, cao hơn 7,06 cm so với đối chứng ở mức
có ý nghĩa xác suất 95%.
Ở thời kỳ thu hoạch: Vào thời kỳ này những hoạt động sống của cây là yếu
tố tập trung cho sự tích chất khô và sự chín của hạt. Do phải tập trung các chất
dinh dưỡng về hạt, nên chiều cao cây của các công thức không tăng nhiều và
đi vào ổn định. Dao động từ 16,23 – 25 cm, giữa các công thức đều có sự sai
khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95% so với công thức đối chứng.
Tóm lại, các công thức khác nhau có chiều cao thân chính qua các thời kỳ
theo dõi khác nhau. Đánh giá sơ bộ cho thấy công thức VII là công thức tăng
trưởng chiều cao thân chính mạnh nhất so với các công thức khác.
4.1.2. Ảnh hưởng của MgSO4 đến số cành và chiều dài cành
Cùng với thân chính, cành góp phần tạo nên bộ khung cho cây và quyết
định tổng số quả trên cây. Số cành trên cây là một trong những chỉ tiêu quan
trọng đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, ảnh hưởng đến các
yếu tố cấu thành năng suất sau này. Số cành và chiều dài cành cấp 1 và cành
cấp 2 là những chỉ tiêu quan trọng góp phần tạo nên năng suất cho cây lạc,
đặc biệt ở cặp cành cấp 1 đầu tiên đa số hoa đều là hoa hữu hiệu trong tổng số
hoa của cây. Khi nghiên cứu sự phát triển cành trên cây, người ta thường quan
tâm đến chiều dài cành cấp 1 đầu tiên. Cành càng khỏe, gốc độ phân cành hợp
lý thì khả năng cho năng suất cao hơn. Số cành càng nhiều khả năng sinh
trưởng của cây càng mạnh, quang hợp của cây càng lớn, dẫn đến khả năng
tích lũy tổng hợp được nhiều chất hữu cơ và tích lũy chất khô cao hơn. Qua
theo dõi chúng tôi thu được kết quả về sự sinh trưởng phát triển cành ở bảng

sau:
22
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của MgSO4 đến số cành và chiều dài cành
Chỉ tiêu
Công thức
Số cành cấp
1 (cành/cây)
Số cành cấp
2 (cành/cây)
Chiều dài
cành cấp 1
(cm/cành)
Chiều dài
cành cấp 2
(cm/cành)
I (đ/c) 3,07 d 2,07 c 18,59 d 15,86 c
II 3,40 cd 2,47 bc 24,62 c 16,81 bc
III 4,00 bc 2,53 bc 25,65 b 17,04 bc
IV 4,40 ab 2,87 ab 27,02 a 17,74 b
V 4,60 ab 3,06 a 26,99 a 19,09 a
VI 4,93 a 2,93 ab 26,98 a 19,16 a
VII 4,60 ab 2,87 ab 27,04 a 19,21 a
LSD
0,05
0,776 0,510 0,758 1,286
Ghi chú: a, b, c, là ký hiệu sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm, trong đó các công
thức không có sự sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05 được biểu thị bằng các chữ cái giống
nhau, các công thức có sự sai khác ý nghĩa ở mức α = 0,05 được biểu thị bằng các chữ
cái khác nhau
Số cành cấp một: Đối với cây lạc thì số cành cấp một mang ý nghĩa hết sức

quan trọng, đa số quả chắc đều được hình thành từ cặp cành này. Vì vây, các
cặp cành này là những cành quyết định chính đến năng suất của các giống lạc.
Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy: Số cành cấp một trên cây của các công thức thí
nghiệm ở mức trung bình dao động từ 3,40 – 4,93 cành/cây, so với công thức
đối chứng là 3,07 cành/cây. Trong đó, tất cả các công thức thí nghiệm đều có
số cành cấp một trên cây cao hơn và sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%
so với công thức đối chứng.
Số cành cấp hai: Số lượng cành cấp hai nhiều thường cho tỷ lệ hoa hữu hiệu
cao, tuy nhiên khi gặp điều kiện xấu của ngoại cảnh, số lượng cành cấp 2 sẽ
ít hoặc không có cành cấp 2. Ngoài ra số lượng cành cấp 2 còn bị chi phối của
yếu tố di truyền giống. Số lượng cành cấp 2 giữa các công thức biến động
trong khoảng 2,47 – 2,93 cành/cây so với đối chứng là 2,07 cành/cây. Cụ thể
là số cành cấp hai của công thức V đạt cao nhất với 3,06 cành/cây có sai khác
có ý nghĩa ở mức xác suất 95% so với công thức đối chứng.
23
Chiều dài cành cấp 1: Có liên quan chặt chẽ với chỉ tiêu số quả trên cây bởi
chúng liên quan đến khả năng hình thành tia quả trên các cành này. Chiều dài
cành cấp 1 của các công thức dao động trong khoảng 24,62 – 27,04cm/cành
so với công thức đối chứng 18,59 cm/cành. Giữa các công thức thí nghiệm
đều cao hơn công thức đối chứng và sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%
so với công thức đối chứng.
Chiều dài cành cấp 2 của các công thức đều cao hơn so với đối chứng, dao
động trong khoảng 15,86 – 19,21 cm/cành. Công thức VII có chiều dài cành
cấp 2 đạt cao nhất với 19,21 cm/cành, cao hơn đối chứng (15,86cm/cành) và
sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95% so với công thức đối chứng.
Như vậy khi sử dụng MgSO
4
đã tác động tích cực đến các hoạt động sinh lý
theo hướng tăng số lượng cành và chiều dài cành cấp 1 và cấp 2. Tạo điều
kiện tốt cho lạc sinh trưởng phát triển và tăng năng suất.

4.1.3. Ảnh hưởng của MgSO4 đến số lá xanh trên thân chính
Bên cạnh chỉ tiêu chiều cao cây, số lá xanh trên thân chính cũng là chỉ tiêu
sinh lý quan trọng vì lá là cơ quan quang hợp tạo ra 95% vật chất khô của cây,
có vai trò thoát hơi nước và là nơi xảy ra nhiều quá trình sinh lý, sinh hóa
khác nhau. Số lá xanh trên thân chính cùng với số lá trên cành đóng vai trò
quan trọng đến khả năng tích lũy chất khô của cây lạc. Ngoài ra lá còn liên
quan và phụ thuộc đến số lượng cành, số lượng đốt trên thân, điều kiện ngoại
cảnh, mật độ đầu tư thâm canh và chăm sóc. Vì vậy bộ lá có liên quan chặt
chẽ đến năng suất và chất lượng của hạt lạc. Qua nghiên cứu chúng tôi thu
được kết quả về số lá xanh trên thân chính ở bảng sau:
24
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của MgSO4 đến số lá xanh trên thân chính
Công
thức
Số lá xanh trên thân chính ở thời kỳ…(lá/cây)
Bắt đầu phân
cành cấp 1
Ra hoa Sau ra hoa
Thu hoạch
I (đ/c) 3,13 c 6,00 d 7,26 d 2,93 d
II
3,60 b 7,06 c 7,93 c 3,53 cd
III
3,93 a 7,46 bc 8,53 b 4,07 bc
IV
4,00 a 8,00 ab 9,73 a 4,86 ab
V
3,93 a 8,20 a 9,67 a 5,06 ab
VI
3,93 a 8,40 a 9,53 a 5,50 a

VII
3,93 a 8,40 a 9,53 a 5,67 a
LSD
0,05
0,307 0,671 0,582 1,035
Ghi chú: a, b, c, là ký hiệu sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm, trong đó các công
thức không có sự sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05 được biểu thị bằng các chữ cái giống
nhau, các công thức có sự sai khác ý nghĩa ở mức α = 0,05 được biểu thị bằng các chữ
cái khác nhau
Qua kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 4.2 cho thấy: Khi sử dụng MgSO4
đã tăng số lá xanh trên thân chính của cây lạc ở mức sai khác có ý nghĩa so
với đối chứng qua tất cả các thời kỳ theo dõi.
Ở thời kỳ bắt đầu phân cành cấp 1: Thời kỳ này, tốc độ ra lá của các công
thức chênh lệch nhau không đáng kể, dao động trong khoảng 3,60 – 4,00
lá/cây so với đối chứng không xử lý là 3,13 lá/cây. Trong đó đạt cao nhất là
công thức IV với 4,00 lá/cây.
Ở thời kỳ bắt đầu ra hoa: Các hoạt động sinh lý trong cây diễn ra rất mạnh.
Với chức năng chính là quang hợp, lá tổng hợp và tích lũy chất khô từ ánh
sáng mặt trời, khí cacbonic và nước từ không khí để cung cấp cho cây trồng
trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Giữa các công thức ở thời kỳ
này đều cao hơn so với công thức đối chứng, dao động trong khoảng 6 – 8,40
lá/cây. Trong đó, công thức VI và VII có số lá xanh trên thân chính đạt cao
25

×