Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

bài giảng tổ chức sự kiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 89 trang )

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN
1.1 Khái niệm
Tổ chức sự kiện là tất cả các chương trình, hoạt động nhằm mục tiêu hỗ trợ việc tiếp
thị trực tiếp sản phẩm, công bố chương trình mới hoặc xây dựng tên tuổi lâu dài cho công
ty, tổ chức.
Tổ chức sự kiện là tất cả những gì có tính chất “điểm tụ” thu hút số đông nhằm nói
lên mục đích nào đó của chủ nhân sự kiện khi hướng đến đối tượng của họ.
1.2 Vai trò
1.2.1. Truyền tải thông điệp
- Mỗi một sự kiện đều có thông điệp cụ thể. Muốn thông điệp được công chúng nhớ
thì doanh nghiệp phải nhắc đi nhắc lại thông điệp đó một cách nhất quán từ đầu đến cuối.
- Thông điệp có thể được thể hiện qua hình ảnh, phông sân khấu, băng rôn treo, quà
tặng, sản phẩm trưng bày, thậm chí tiếc mục giải trí như múa, ảo thuật, trò chơi Thông
điệp cũng có thể được thể hiện qua lời như tên gọi sự kiện, bài phát biểu, bài thuyết trình,
tài liệu, v v
1.2.2. Xác định khán thính giả mục tiêu
- Mức độ thành công của một sự kiện được đánh giá thông qua số lượng và giá trị của
những khách hàng mà sự kiện đó thu hút được, kể cả những khách hàng tiềm năng.
- Doanh nghiệp cần phải biết rõ khách hàng của mình là ai và những thông điệp gì mà
doanh nghiệp muốn truyền tải đến họ.
1.2.3. Công cụ của chiến lược truyền thông
- Tổ chức sự kiện là sự phối hợp ăn ý giữa các yếu tố: hoạt động bán hàng, quản lý
thông tin khách hàng, quan hệ công chúng, nghiên cứu thị trường, xây dựng nhãn hiệu và
thâm nhập thị trường
1.2.4. Đánh bóng thương hiệu
- Tổ chức sự kiện là cơ hội để doanh nghiệp quảng bá tên tuổi của mình trong một
năm, một chương trình giới thiệu sản phẩm mới trong 3 tháng, hoặc đơn giản chỉ là một
cuộc hội nghị khách hàng, cuộc đi chơi dã ngoại cho nhân viên, hay một buổi gặp gỡ báo
chí nhân dịp xuất khẩu chiến hàng đầu tiên.
1.3. Mục tiêu
1.3.1. Thông tin


- Doanh nghiệp cung cấp những thông tin về doanh nghiệp (mục đích, tôn chỉ hoạt
động của doanh nghiệp, các sản phẩm của doanh nghiệp, ). Dựa trên những thông tin
nhận được, công chúng sẽ hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, biết doanh nghiệp đang làm gì.
Từ đó họ sẽ quyết định có chấp nhận và ủng hộ doanh nghiệp hay không?
1.3.2. Tiếp thị, quảng bá thương hiệu
- Gây sự chú ý ch o sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiêp.
- Tạo sự quan tâm hơn nữa từ khách hàng nhằm giúp tăng doanh số bán của doanh
nghiệp.
1.3.3. Tạo mối quan hệ
- Sự kiện là nơi tập trung các đối tượng công chúng quan tâm đến hoạt động của
doanh nghiệp.
- Thông qua sự kiện, khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về tổ chức, tạo sự tin tưởng, lòng
trung thành vào sản phẩm/ dịch vụ.
- . Là cơ hội để doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và giao lưu với bạn hàng, đối tác, các
cơ quan truyền thông, cơ quan công quyền, giúp thúc đẩy thông tin hai chiều và tăng
cường quan hệ có lợi cho doanh nghiệp
1.3.4. Mục tiêu kinh doanh
- Tăng cường sản lượng bán ra thị trường.
- Giới thiệu sản phẩm mới đến khách hàng.
- Thiết lập hệ thống kênh phân phối.
- Gia tăng lợi nhuận cho tổ chức.
1.4. Quy trình tổ chức sự kiện
Hình 1.1. Quy trình tổ chức sự kiện
1.4.1. Nhận, thu thập thông tin
Thông qua bước nhận bảng yêu cầu sáng tạo (Brief) từ cấp trên (đối với những người
làm sự kiện cho chính công ty mình (In house Event) hay Khách hàng (đối với Event
Agency), người làm sự kiện phải có được những thông tin cơ bản: Mục đích, lý do tổ
chức sự kiện, thời gian, số lượng tham gia, đối tượng tham dự, các yêu cầu đối với sự
kiện… từ đó sẽ xác định được hướng đi cho công việc tổ chức sự kiện của mình.
Thường các sự kiện tổ chức cho chính công ty thì trong bước này ta thực hiện các

công việc đánh giá tình hình, xác định mục tiêu, khán thính giả mục tiêu. Còn các sự kiện
tổ chức cho khách hàng, thường nhận bảng yêu cầu của họ và thực hiện, tuy nhiên cũng
có những trường hợp với đơn hàng là tư vấn chiến lược cho khách hàng thì ta cũng phải
tiến hành thu thập thông tin, phân tích và đưa ra các mục tiêu, đối tượng cụ thể để định
hướng cho việc tổ chức sự kiện.
1.4.2. Hình thành ý tưởng (Concept) và chủ đề(Theme)
Ý tưởng chủ đạo của một sự kiện, thường được người làm sự kiện ví như “linh hồn
của sự kiện” cho nên bước hình thành ý tưởng cho sự kiện rất quan trọng. Sau khi đã có ý
tưởng (Concept), người ta sẽ phát triển được chủ đề (Theme) của sự kiện, những hiệu
ứng về phần nhìn như thiết kế sử dụng trong chương trình, việc trang trí, hoạt động của
sự kiện sao cho phù hợp với ý tưởng đã định ra. Nếu ý tưởng là “linh hồn” thì chủ đề là
“diện mạo” của sự kiện. Chủ đề chi phối toàn bộ nội dung và các hoạt động của sự kiện,
là cái trực quan, đập vào mắt người tham dự, còn ý tưởng phải thông qua những gì diễn
ra ở sự kiện làm cho người tham dự cảm nhận được nó.
Để có một ý tưởng thuyết phục người tổ chức sự kiện phải đầu tư cho những ý tưởng
vừa độc đáo, mới lạ, ấn tượng vừa có tính khả thi, tuy nhiên, tất cả những điếu đó không
nằm ngoài khuôn khảo thông điệp mà sản phẩm cần truyền tải đến khách hàng của nó.
Để có được ý tưởng và chủ đề, người ta phải dựa trên các thông tin về đặc điểm,
thông điệp của sản phẩm, văn hóa và hành vi tiêu dùng của khách hàng, và mục tiêu
truyền thông của sự kiện. Quá trình cùng nhau ngồi phát triển các ý tưởng để hình thành
nên ý tưởng và chủ đề người ta gọi là tấn công não.
1.4.3. Lập kế hoạch và báo giá
Từ ý tưởng chủ đạo phát triển ra nhiều ý tưởng (Idea), tuy nhiên các ý tưởng này phải
xoay quanh ý tưởng chủ đạo. Và sau khi phát triển được các ý tưởng thì phác thảo kế
hoạch (proposal) dựa trên những ý tưởng đó. Một kế hoạch hoàn hảo phải vẽ ra cho
khách hàng/cấp trên bức tranh mang tính khả thi về việc thực hiện sự kiện đó: Ý tưởng,
mục tiêu, nội dung chương trình, quá trình thực hiện, kế hoạch truyền thông, cách thức đo
lường hiệu quả…
Với một bảng kế hoạch cần chú ý hình thức viết, cách thức trình bày, cách thể hiện
nội dung diễn đạt ý tưởng, văn phong của bạn. Ngoài ra việc năm bắt “gu” chủa khách

hàng, cấp trên để có cách trình bày bảng kế hoạch tạo sự thoải mái, thiện cảm khi đọc nội
dung.
Để cho người đọc bảng kế hoạch có thể hình dung được “mặt mũi” chương trình,
thông thường phải có các thiết kế đi kèm: Bandrol, vé mời, phông sân khấu (backdrop),
tờ rơi, phối cảnh sân khấu… Càng đầu tư cho phần thiết kế, kế hoạch sẽ càng hấp dẫn, dễ
hình dung, dễ đi vào lòng người và cơ hội thắng thầu cao hơn.
Một phần không thể thiếu nữa là dự trù kinh phí (nếu làm cho công ty), hay báo giá
(nếu làm cho khách hàng). Việc dự trù kinh phí phải đi sát với bảng kế hoạch để tránh
việc bỏ qua các mục. Phải dự kiến trước danh mục hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho tổ
chức sự kiện về số lượng, chất lượng và chi phí. Tùy loại hình sự kiện và nội dung của nó
mà chúng ta lên kế hoạch dự trù các hạng mục cho phù hợp với sự kiện. Thông thường
bảng ngân sách cho một sự kiện có các khoản mục sau:
- Địa điểm (thuê địa điểm, đò dùng tại địa điểm…)
- Dịch vụ ăn uống
- Trang trí (hoa, bóng bay, cổng chào….)
- Thiết bị truyền thông (âm thanh ánh sáng, thiết bị trình chiếu, photo, camera…)
- Văn nghệ
- Set up (sân khấu, bàn ghế,…(nếu những thứ này không có trong phí thuê địa điểm))
- Thiết kế, in ấn (banner, backdrop, thiệp mời, menu, brochure, place card, …)
- Nhân sự (nhân công setup, dàn dựng, ca sĩ, PG, tiếp tân, đồng phục, …)
- Trò chơi, quà tặng
- Phương tiện đi lại, vận chuyển
- Giao tiếp (gọi điện thoại, gửi thiệp mời, tiếp khách, …)
- Bảo hiểm, an ninh (nếu có)
- Chi phí khác (tiền điện, nước, …)
- Chi phí dự phòng, chi phí phát sinh
Nên chủ động liên hệ nhà cung cấp để biết giá cả, và phải lưu ý đến giới hạn ngân
sách và cuối cùng là không thể không tính đến phần chi phí dự phòng cho sự kiện, tùy
thuộc quy mô mà phần này có thể là từ 5 – 10% trong toàn bộ chi phí.
1.4.4. Thuyết trình kế hoạch

Sau khi đã có trong tay kế hoạch, các thiết kế và dự toán ngân sách cho sự kiện, bắt
đầu cho bước gặp khách hàng/ cấp trên để thuyết trình kế hoạch của mình. Thông qua
việc thuyết trình, bạn phải làm cho người nghe hình dung được tiến trình thực hiện kế
hoạch sẽ như thế nào, mức độ khả thi ra sao, một số khách hàng/ cấp trên sẽ đòi hỏi bạn
cho họ thấy được cơ sở đánh giá, đo lường hiệu quả mà sự kiện mang lại cho họ. Nếu sự
kiện mà bạn thuyết trình đáp ứng được mong đợi của họ, về yêu cầu tổ chức, mức độ khả
thi, chi phí, họ sẽ chấp thuận cho bạn tiến hành.
1.4.5. Tổ chức sự kiện
Để tổ chức triển khai một kế hoạch, đầu tiên đòi hỏi phải có nhân sự thực hiện. Nếu
là người trong một công ty, cần huy động nhóm/ phòng ban của mình, nhờ sự hỗ trợ của
phòng ban khác để thực hiện, đôi khi còn phải thuê ngoài để có người hỗ trợ thực hiện.
Nếu ở một công ty sự kiện, việc này hẳn đã có quy trình riêng và có những nhân sự được
phân công phụ trách từng phần dựa trên chuyên môn của mình: Bộ phận phụ trách khách
hàng (Account), bộ phận thiết kế (Design), bộ phận ý tưởng (Creative), bộ phận sản xuất
(Production), bộ phận tài chánh (Finance), bộ phận truyền thông đối ngoại (PR-Media)…
Nhiệm vụ của một người quản lý dự án, cụ thể là quản lý chính sự kiện này, là kết nối
các bộ phận nhằm thực hiện thông suốt sự kiện. Bạn sẽ phải lên các bảng mô tả, phân
công công việc, tiến độ (schedule) có các thời hạn cụ thể… thật chi tiết và giám sát, đôn
đốc công việc của từng bộ phận nhằm đảm bảo công tác chuẩn bị thật tốt.
Trước sự kiện (Pre-Event) sẽ có rất nhiều hạng mục cần phải tiến hành: Từ khảo sát
địa điểm, xin giấy phép, thiết kế, sản xuất cho đến thuê nhân sự, giải trí văn nghệ, dàn
dựng lắp đặt (set up), truyền thông cho chương trình, sắp xếp việc mời khách, phương
tiện đi lại (nếu có), tổng duyệt (rehearsal)… và bạn sẽ phải thật chu đáo và nghiêm túc để
hoàn thành. Ngoài ra còn phải dự phòng các rủi ro, sự cố có thể xảy ra để có biện pháp
ứng biến phù hợp.
Trong sự kiện (At-Event), với vai trò trưởng dự án, bạn sẽ là đầu não chỉ huy mọi
hoạt động. Một người chỉ huy tốt sẽ biết cách vận hành guồng máy của mình suôn sẻ,
đem lại một sự kiện làm hài lòng người tham dự lẫn Công ty/ Khách hàng.
Mọi việc vẫn chưa kết thúc mà có rất nhiều công việc khác cần giải quyết ngay sau sự
kiện (Post-Event): dọn vệ sinh ngay sau khi sự kiện kết thúc, bàn giao địa điểm cho chủ

địa điểm, trả lại các thiết bị, vật dụng thuê mua từ nhà cung cấp, rồi có thể phải cùng
nhóm làm sự kiện (Event team) ăn mừng sau khi tổ chức thành công (thậm chí là không
thành công).
1.4.6. Đánh giá
Sau đó vài ngày chúng ta phải gởi báo cáo tổng kết cho khách hàng và tổng kết, quyết
toán với công ty:
- Quyết toán chi phí, các hạng mục phát sinh thêm bớt, tính toán thù lao, thưởng phạt
cho nhân sự trong chương trình.
- Tổng kết lại những gì đã làm được, chưa làm được, đo lường hiệu quả chương trình:
bao nhiêu người tham dự, bao nhiêu người đăng ký mua hàng (nếu có), phản hồi của họ.
- Công tác quảng cáo, truyền thông: Bao nhiêu banner đã được treo, bao nhiêu tờ phơi
đã phát, phát ở đâu, bao nhiêu bài PR đã được đưa lên báo…
- Các hình ảnh báo cáo, các link… đính kèm
Trong nhóm sự kiện cũng cần tổ chức họp tổng kết, rút kinh nghiệm… càng sớm
càng tốt ngay sau sự kiện vì điều này rất quan trọng để chúng ta có những sự kiện tiếp
theo được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn.
Như vậy là chúng ta đã trải qua tất cả các công đoạn trong việc thực hiện một sự kiện.
Nhưng trên thực tế, những gì phải làm cho một sự kiện không chỉ gói gọn trong một, hai
trang giấy, mà nó là hàng tấn công việc của nguyên một tập thể. Nói ngắn gọn, đằng sau
một sự kiện, có rất nhiều thứ để làm.
1.5. Các loại hình sự kiện
1.5.1. Phạm vi không gian
Gồm có 2 loại:
+ Sự kiện bên ngoài
+ Sự kiện bên trong
1.5.2. Nội dung sự kiện
Tùy vào nội dung của sự kiện mà có những loại sự kiện như:
+ Họp báo là buổi họp mà khách mời là báo chí (gồm đài truyền hình, đài phát thanh,
báo viết, báo điện tử ).
Mục đích: Thường thì doanh nghiệp sẽ họp báo để thông báo một tin quan trọng liên

quan đến doanh nghiệp (khai trương, động thổ, đổi tên, giới thiệu logo), đến ho ạt
động kinh doanh (tung ra sản phẩm mới), hay các hoạt động mà xã hội tham gia (đóng
góp cho quỹ hỗ trợ ngưòi nghèo).
+ Tổ chức hội nghị, hội thảo
Hội nghị là cuộc gặp mặt của nhiều người để bàn về một số nội dung, vấn đề quan
tâm.
Mục đích của hội nghị: Thảo luận, trao đổi, thống nhất một số nội dung, vấn đề trong
chương trình công tác hoặc đang được quan tâm lưu ý. Những đề xuất, kiến nghị hoặc dự
báo vấn đề một cách có cơ sở khoa học.
+ Tổ chức khai trương
Mục đích: nói lên được ngành nghề và chuyển tải được thông điệp mà bạn muốn
nhắn gửi đển khách hàng, đó là: ”Chúng tôi đã có mặt. Chúng tôi khác với các đối thủ
cạnh tranh, chúng tôi tối hơn các đối thủ cạnh tranh và chúng tôi đang sẵn sàng phục vụ
bạn”. Doanh nghiệp phải làm cho khách hàng có ấn tượng mới lạ và tốt đẹp về buỗi lễ
khai trương.
+ Tổ chức lễ ra mắt sản phẩm.
Giới thiệu sản phẩm mới những buổi giới thiệu sản phẩm mới thường được đi kèm
với các chương trình giải trí, biểu diễn.
Mục đích: là giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của công ty.
Kỷ niệm thành lập
Mục đích: thâm niên hoạt động trong một ngành nghề nào đó của doanh nghiệp là
một điều đáng để doanh nghiệp tự hào và tận dụng cơ hội này để củng cố sự ủng hộ, lòng
trung thành của những khách hàng trong quá khứ và hiện tại.
+ Tổ chức triển lãm
Triển lãm thương mại là sự kiện thương mại liên quan đến việc đàm phán các tỷ lệ tài
trợ cho gian hàng thương mại quảng cáo, không gian và thúc đẩy sự kiện này, tại những
triển lãm thương mại, các nhà kinh doanh có thể trưng bày sản phẩm, tìm kiếm đối tác.
Mục đích: Tổ chức tham dự triển lãm thương mại là một hoạt động thế hệ lãnh đạo,
hoặc tổ chức để củng cố hình ảnh của mình như một nhà lãnh đạo ngành công nghiệp
trong số những người tham dự, chẳng hạn như các thành viên, khách hàng, triển vọng và

các nhà cung cấp.
+ Tổ chức sự kiện văn hoá, thể thao
Là những sự kiện gây được khá nhiều sự chú ý từ khách hàng. Những chương trình
này cần được tổ chức và quản lý một cách hợp lý và nghiêm túc. Thể hiện được tính
chuyên nghiệp trong việc tổ chức các trò chơi và các cuộc thi. Và người tham gia cần
phải được thông báo, hướng dẫn rõ ràng về những thể lệ cuộc chơi như cách thức chọn
lựa, đánh giá và trao giải thưởng.
1.5.3. Theo lĩnh vực.
+ Sự kiện chính trị
+ Sự kiện văn hóa
+ Sự kiện kinh tế
+Sự kiện xã hội
+ Sự kiện giải trí vv….
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng
1.6.1. Thời tiết
Khí hậu thời tiết tác động trực tiếp vào tổ chức sự kiện, quyết định rất lớn khả năng
thành công của sự kiện, nhất là sự kiện tổ chức ngoài trời. Do vậy, xem xét thời tiết để dự
liệu công việc là rất cần thiết và không thể thiếu.Mỗi một mùa đều mang đến những việc
cần phải xem xét và những tin tức cần được tính đến khi chúng ta cân nhắc quyết định về
địa điểm và ngân sách tổ chức sự kiện.
Tuy không dự đoán chính xác được thời tiết song Nhà tổ chức sự kiện có thể chuẩn
bị được những vấn đề cơ bản do thời tiết gây ra. Nhà tổ chức cần lưu ý rằng thời tiết khí
hậu mang tính quy luật của tự nhiên, song tác động cụ thể của nó tới đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội lại phải gắn với địa hình từng khu vực. Khi tiến hành phân tích thời tiết để dự
trù công việc phải kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố đó mới có thể xuyên suốt những công
việc cụ thể phải giải quyết do thời tiết gây ra.
Ở Việt Nam, thời tiết mang tính quy luật rõ nét ở hai miền rất khác nhau, vì vậy sự
ảnh hưởng của thời tiết cũng có sự khác nhau.Trước khi lên chương trình, hãy xem xét
ảnh hưởng của thời tiết tới chương trình tổ chức sự kiện tới mức nào. Cần quan hệ với cơ
quan khí tượng địa phương, cơ quan du lịch để nắm được lịch sử thời tiết đã diễn ra như

nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, sương giá, gió mùa, v.v… trước khi đưa ra quyết định cuối
cùng. Hãy hỏi số liệu thống kê diễn biến thời tiết chính thức, không chấp nhận một bản
báo cáo bằng miệng.
Cho dù trước kia chưa bao giờ diễn ra những hiện tượng thời tiết mà ta quan tâm (gió,
mưa, tuyết, v.v…) thì các Nhà tổ chức sự kiện cần có những giải pháp dự phòng đối với
những hiện tượng thời tiết đó cho sự kiện ngoài trời, kể cả những điểm dự phòng.
1.6.2. Văn hóa
Trên mảnh đất hình chữ S này, đi từ tỉnh này sang tỉnh khác, vùng này sang vùng
khác đã có sự khác biệt nhất định trong suy nghĩ, tập quán, văn hóa, phong tục sống… Và
ở 2 miền Nam Bắc thì sự khác biệt đó khá rõ nét. “Nhập gia” thì phải “tùy tục” vì thế,
người làm kinh doanh nói chung và người làm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện cần có sự
am hiểu và cách hành xử phù hợp với từng khách hàng riêng ở những nền văn hóa khác
nhau.
Những người từng tổ chức sự kiện ở cả hai miền Nam, Bắc là người cần nhận biết rõ
những điểm khác biệt này và hiểu làm thế nào để tổ chức một sự kiện phù hợp với văn
hóa, tập quán, sở thích của từng vùng chứ không đơn thuần là bê y nguyên một mô hình
từ miền này áp vào miền kia.
Nhiều người tổ chức sự kiện ở Sài Gòn gặp một số rắc rối ban đầu khi lần đầu tiên tổ
chức sự kiện ở miền Bắc và ngược lại. Tuy nhiên, sau một vài lần đúc kết được kinh
nghiệm, tất cả đều thấy rằng chìa khóa cốt lõi nằm ở chỗ họ phải khám phá được những
điểm khác nhau đó để thực hiện cho phù hợp.
Ngay cả từ khâu chuẩn bị, tổ chức đã có những điểm khác biệt đòi hỏi người tổ chức
sự kiện phải nắm rõ để quá trình thực hiện của mình thuận lợi hơn. Bởi vì, người ta hay
nói là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, một sự kiện được tổ chức tốt không chỉ phụ thuộc
vào năng lực của người tổ chức, mà sự hỗ trợ của những nhân tố đi kèm cũng hết sức
quan trọng” – Anh Nguyễn Đức Bộ – chuyên gia tổ chức sự kiện của công ty MC
(TPHCM) khẳng định
1.6.3. Nhân lực
Nếu như các sự kiện thương mại là phương tiện quảng bá trực tiếp, thì yếu tố để đạt
được mục tiêu quảng bá chính là chủ thể tham gia ở cả hai phía: người được truyền tải và

người thực hiện việc truyền tải thông tin. Thành công sẽ nằm ở việc xác định đúng đối
tượng khách hàng và thuyết phục họ hưởng ứng bạn trong sự kiện thương mại đó. Đồng
thời, việc tuyển chọn, huấn luyện và tạo động lực tốt cho đội ngũ nhân viên để có
thể giao tiếp với đối tượng khách hàng mục tiêu này cũng không kém phần quan trọng.
1.6.4. Tài chính
Tài chính là vấn đề quan trọng và là hàng đầu của tổ chức sự kiện. tài chính quyết
định việc tổ chức sự kiện có thể được hay không cũng như mục tiêu sự kiện, quy mô tổ
chức sự kiện.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC SỰ
KIỆN GIẢI TRÍ TẠI ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Giới thiệu đơn vị tổ chức sự kiện "Thành Đoàn Đà Nẵng"
2.1.1. Giới thiệu "Thành Đoàn Đà Nẵng"
Thành Đoàn Ðà Nẵng được thành lập theo quyết định số 24/QÐ-BTV ngày
16/10/1995 của Ban Thường vụ Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Đà Nẵng, gồm có
08 đơn vị trực thuộc: Ðoàn Trường Ðại học Bách khoa, Ðoàn Trường Ðại học Kinh tế,
Ðoàn Trường Ðại học Sư Phạm, Ðoàn Trường Đại học Ngoại Ngữ, Ðoàn Trường Cao
đẳng Công nghệ và Ðoàn Cơ quan Ðại học Ðà Nẵng, Đoàn Trường Cao Đẳng Công
Nghệ Thông Tin, Đoàn Trung Tâm Phát triển Phần Mềm, Đoàn Phân Hiệu Đại học Đà
Nẵng tại Kontum.
Ðoàn thanh niên là tổ chức chính trị - xã hội của Ðoàn viên Thanh niên Ðại học
Ðà Nẵng, là đội hậu bị tin cậy của Ðảng, giữ vai trò nòng cốt chính trị trong Hội Sinh
viên. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Ðảng uỷ, Ban Giám đốc Ðại học Ðà
Nẵng, Ðảng uỷ, Ban giám hiệu các trường thành viên; cùng với sự phối hợp chặt chẽ và
có hiệu quả với các Ban, Trung tâm của Ðại học Ðà Nẵng; trong nhiều năm qua Ðoàn
thanh niên Ðại học Ðà Nẵng thực sự là môi trường giáo dục rèn luyện đào tạo các thế hệ
cán bộ Ðoàn, thanh niên và sinh viên Ðại học Ðà nẵng cống hiến và trưởng thành. Ðoàn
thanh niên luôn là lực lượng đi đầu thực hiện các nhiệm vụ chính trị và đào tạo góp phần
vào sự ổn định và phát triển chung của Ðại học Ðà Nẵng.
Đoàn Đại học Đà Nẵng là một trong những đơn vị đoàn trực thuộc lớn của Thành
đoàn Ðà Nẵng, Ðoàn thanh niên Ðại học Ðà Nẵng đã, đang và sẽ tiếp tục có vị trí quan

trọng góp phần đáng kể vào phong trào chung của tuổi trẻ thành phố cũng như tuổi trẻ cả
nước.
Địa chỉ: Đường Xuân Thủy, Tp.Đà Nẵng |
Điện thoại: +84 511 3695066
Fax: +84 511 3695036
Email:
Website: thanhdoandanang.org.vn
2.1.2. Vị trí khu quy hoạch
Tọa lạc trên một vị trí đẹp tại trung tâm thành phố Đà Nẵng, nơi tiếp giáp với 3
con đường lớn bao quanh: Hùng Vương, Nguyễn Chí Thanh, Phan Châu Trinh. Nhà hát
Trưng Vương thường xuyên tổ chức biểu diễn các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền
thống như Tuồng, cải lương và nghệ thuật sân khấu hiện đại như: vũ kịch, múa balê,
opera, nhạc giao hưởng, các hoạt động tổ chức hội thảo, hội nghị, các sự kiện có tính
quảng bá rộng lớn, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật giải trí của người
dân thành phố, nhu cầu tổ chức các sự kiện, gặp gỡ của các doanh nghiệp, các chương
trình văn nghệ cơ quan trường học, các festival thanh niên, góp phần nâng cao đời sống
văn hóa tinh thần cho người dân thành phố Đà Nẵng.
Nhà hát Trưng Vương là một đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Sở Văn hóa thể thao
và Du lịch thành phố Đà Nẵng.
Chính vị vậy Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã chọn
Nhà hát Trưng Vương làm địa điểm cho các sự kiện của mình.
Nhà hát Trưng Vương được thành lập theo Quyết định số 64/2002/QĐ-UB do chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ký ngày 13/5/2002 trên cơ sở hợp nhất Đoàn
ca múa nhạc và công ty Tổ chức biểu diễn Đà Nẵng.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ
2.1.4.1. Chức năng
- Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng bổ sung đảng viên, cán bộ cho Đảng, Nhà nước
và các ngành. Luôn luôn xác định nhiệm vụ của mình là tích cực tham gia xây dựng
Đảng và là người kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của Bác
Hồ.

- Đoàn là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên; tạo môi trường đưa thanh
niên vào các hoạt động giúp họ rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của người lao
động mới phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay.
- Đoàn là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi của tuổi trẻ. Chức năng này
khẳng định rõ tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh niên,
vì thanh niên.
2.1.4.2. Nhiệm vụ
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động trong
khuôn khổ Hiến phát và Pháp luật của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Trong hệ thống
này Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức thành viên.
- Đối với Đảng: Đoàn hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, là đội dự bị
tin cậy của Đảng, nguồn cung cấp cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng.
- Đối với Nhà nước: Đoàn là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước trong công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đoàn phối hợp với các cơ
quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh
thiếu nhi.
- Đối với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: Đoàn giữ vai trò là người phụ
trách Đội và có trách nhiệm xây dựng tổ chức Đội, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
làm công tác thiếu nhi, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động của
Đội.
2.1.4. Quy mô của địa điểm
Nhà hát Trưng Vương với kiến trúc hiện đại, rộng và thoáng là trung tâm tổ chức
các sự kiện văn hóa lớn tại Thành phố Đà Nẵng.
Nhà hát bao gồm 3 tầng lầu với tiền sảnh bao quanh, được xây dựng trên diện tích
5.122m², trong đó, diện tích xây dựng 2.832m², tổng diện tích sàn 6.361m². Tiền sảnh
rộng thoáng từ tầng 1 đến tầng 3 có thể sử dụng để triển lãm tranh ảnh nghệ thuật hoặc tổ
chức các sự kiện khác.
Xuất phát từ một Nhà hát cũ đã xuống cấp; Nhà hát Trưng Vương được xây dựng
lại hoành tráng hơn, quy mô hơn với sức chứa hơn 1200 chỗ ngồi được khánh thành vào
ngày 31.12.2006 cũng là vào dịp kỷ niệm 10 năm thành phố Đà Nẵng xây dựng và phát

triển.
2.2. Thực trạng về các sự kiên trong lĩnh vực giải trí tại Đà Nẵng trong thời gian
qua (2010-2012)
2.2.1. Sự kiện "Chung kết cuộc thi sinh viên tài năng thanh lịch năm 2011"
Chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
(26/03/1931 - 26/03/2011) và Đại hội Hội sinh viên Đại học Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010-
2015; phát huy thành công của cuộc thi ‘‘Sinh viên tài năng thanh lịch năm 2008’’,Hội
sinh viên Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội thi "Sinh viên Tài năng Thanh lịch năm 2011”
Sau một chặng đường dài, trải qua nhiều vòng thi với nhiều các hoạt động phụ trợ
ý nghĩa, thú vị. 28 gương mặt xuất sắc nhất đến từ các trường trực thuộc Đại Học Đà
Nẵng đã bước vào vòng chung kết của “Hội thi sinh viên tài năng thanh lịch ĐH ĐN
2011” lúc 19h ngày 15/04/2011 tại nhà hát Trưng Vương, và được truyền hình trực tiếp
trên sóng DRT.

Hình 2.1. Chung kết cuộc thi Sinh viên tài năng thanh lịch Đà Nẵng 2011
Chương trình được tổ chức bởi Hội LHTN TP. Đà Nẵng, cùng với sự phối hợp tổ
chức của Công Ty Cổ Phần Xúc Tiến & Quảng Bá Thương Mại MPA. Đồng thời, là các
đơn vị quan tâm đến các hoạt động của sinh viên, của các nhà tài trợ kim cương: Bách
Khoa Computer, Samsung. Nhà tài trợ vàng: Mobifone, BQ. Chương trình với chủ đề"
Sáng tài năng, rạng ngời hương sắc".
2.2.1.1. Cách thức tổ chức
 Mục đích sự kiện
- Cuộc thi là sự kiện ngoại khóa lành mạnh, ý nghĩa với mục đích tôn vinh vẻ đẹp,
tài năng trí tuệ và phong cách trẻ trung của sinh viên Đà Nẵng nhưng vẫn giữ được nét
thanh lịch, truyền thống vốn có.
- Cuộc thi mong muốn xây dựng hình ảnh sinh viên ĐH Đà Nẵng duyên dáng, tự
tin,năng động, sáng tạo trong thời kỳ hội nhập.
- Tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh thông qua đó định hướng thẩm mỹ đúng đắn cho
sinh viên.
- Giúp sinh viên được thể hiện bản lĩnh, năng khiếu của bản thân, được khẳng định

mình và qua đó phát hiện, bồi dưỡng hạt nhân cho các hoạt động phong trào.
- Tạo khí thế thi đua sôi nổi trong tuổi trẻ hướng tới chào mừng các ngày lễ lớn
trong năm.
 Thời gian, địa điểm
Thời gian: 20h00 - 15/04/2011
Địa điểm: Nhà hát Trưng Vương Tp. Đà Nẵng
 Thể lệ cuộc thi chung kết:
Khởi động từ tháng 02/2011, Hội thi đã nhận được sự hưởng ứng và tham gia
nhiệt tình của rất nhiều sinh viên đến từ các trường thành viên ĐH Đà Nẵng. Trải qua
vòng sơ loại đầy căng thẳng diễn ra vào ngày 29/03/2011, tại Hội trường Viện Anh
Ngữ_Đại học Đà Nẵng, 22 đơn nữ và 14 cặp nam nữ sẽ cùng nhau bước tiếp vào chặng 2
của chương trình.
Vòng chung kết : Diễn ra vào ngày 15/04/2011 tại Nhà hát Trưng Vương, các thí
sinh sẽ cùng nhau tranh tài ở 3 phần thi:
• Trình diễn các trang phục truyền thống "Duyên dáng học đường" và tự chọn "Sắc
màu tuổi trẻ".
• Năng khiếu "Nhịp sống trẻ": Mỗi thí sinh tự thể hiện năng khiếu trong thời gian
quy định 4 phút.
• Trả lời câu hỏi ứng xử "Hành trang sinh viên": Thí sinh trả lời 01 câu hỏi do Ban
giám khảo đặt ra trong thời gian 1 phút.
Nhằm tạo diện mạo mới cho Hội thi năm nay, 30 thí sinh lọt vào vòng chung kết sẽ
tham gia vào hoạt động từ thiện và chương trình roadshow tổ chức vào ngày 10/04/2011.
2.2.1.2. Đánh giá
Cuộc thi Sinh viên Tài năng Thanh lịch Đại học Đà Nẵng 2011 đã nối tiếp thành
công của các chương trình diễn ra trước đó ở quy mô cấp trường (đơn cử như Tài năng
Thanh lịch Miss DUE 2010 của Đại học Kinh tế Đà Nẵng), Festival Nhịp điệu Trẻ Đại
học Đà Nẵng mở rộng lần II (năm 2008), Ngôi sao Học đường - Sinh viên Tài năng
Thanh lịch Đại học Đà Nẵng 2010, hay gần đây nhất là Music Talent 2011 ở quy mô mở
rộng đến nhiều trường Cao đẳng, Đại học (cũng do Đại học Đà Nẵng tổ chức) và Hội trại
Festival Sáng tạo trẻ Đại học Đà Nẵng, 2011 - Nối tiếp chặng đường thành công". Bởi

Vòng chung kết Sinh viên Tài năng thanh lịch đến nay đã đi qua các vòng sơ khảo cấp
trường được nhiều thí sinh đăng kí với hơn 90 thí sinh tham dự. Và phần lớn số tiền thu
được từ việc bán vé vào xem đêm chung kết, Ban Tổ chức sẽ bổ sung vào Quỹ Thắp sáng
Ước mơ Tuổi trẻ Đại học Đà Nẵng, thể hiện đươc sự quan tâm của các ban tổ chức và
nhà tài trợ đến đời sống và ước mơ của tuổi trẻ Đà Nẵng.
2.2.2. Sự kiện "Chung kết cuộc thi Sinh viên Tài năng thanh lịch 2012"
Nhân dịp chào mừng Kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
(26/03/1931 - 26/03/2012); chào mừng Đại hội Hội sinh viên Đại học Đà Nẵng nhiệm kỳ
2010-2015; với mục đích góp phần giáo dục vẻ đẹp toàn diện và hoàn thiện nhân cách
cho đoàn viên thanh niên, nhằm tạo cơ hội cho sinh viên các cơ sở trực thuộc Đoàn thanh
niên – Hội sinh viên ĐHĐN có dịp giao lưu học hỏi, tiếp nối thành công của Hội thi
"Sinh viên Tài năng Thanh lịch" Đại học Đà Nẵng năm 2008, Thành Đoàn Đà Nẵng và
Ban Thư ký Hội sinh viên Đại học Đà Nẵng xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi Sinh viên
Tài năng Thanh lịch năm 2012.
Đêm chung kết cũng là sự tôn vinh các tiết mục biểu diễn tài năng của các thí sinh.
Hình 2.2. Chung kết cuộc thi Sinh viên Tài năng thanh lịch Đà Nẵng 2012
2.2.2.1. Cách thức tổ chức
 Mục đích:
- Nâng cao nhận thức về văn hoá giao tiếp, ứng xử; phát huy sở trường, năng khiếu
và góp phần định hướng tác phong, đạo đức cho học sinh, sinh viên.
- Bồi dưỡng kiến thức và ý thức trách nhiệm về quê hương, đất nước; tăng cường
giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, phát huy truyền thống tốt đẹp của tổ chức Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam trong học sinh, sinh viên.
- Góp phần xây dựng môi trường văn hoá văn minh trong nhà trường và ngoài xã
hội. Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh, sinh viên.
- Biểu dương, khen thưởng các học sinh, sinh viên tài năng, thanh lịch của Đại học
Đà Nẵng.
 Thời gian, địa điểm:
Thời gian: 20h00 - Ngày 24/03/2012 (Trực tiếp trên DRT)
Địa điểm: Nhà hát Trưng Vương TP. Đà Nẵng

 Thể lệ cuộc thi chung kết:
Vòng Chung kết: Diễn ra vào ngày 24/03/2012 tại Nhà hát Trưng Vương, các thí
sinh sẽ cùng nhau tranh tài ở 4 phần thi:
- Phần thi Trang phục truyền thống (Duyên dáng học đường)
- Phần thi Trang phục tự chọn
- Trình diễn các tiết mục năng khiếu xuất sắc.
- Phần thi Ứng xử: Thí sinh trả lời 01 câu hỏi bốc thăm trong thời gian 01 phút
 Ghi chú:
Sau vòng Bán kết, Ban tổ chức sẽ lựa chọn 15 Đơn nữ và 6 - 8 Đôi nam nữ xuất sắc
lọt vào vòng Chung kết Các thí sinh vào vòng chung kết sẽ được tham gia các hoạt động
ngoại khóa do BTC sắp xếp: hoat động từ thiện và chụp hình dã ngoại, sẽ có giải thưởng
phụ cho các hoạt động mà thí sinh tham gia.
Ngoài ra ở từng nội dung BTC sẽ trao giải phụ cho các thí sinh xuất sắc và giải
thưởng của đơn vị tài trợ.
2.2.2.2. Đánh giá
So với năm 2011, thì thể lệ cuộc thi có thêm phần thi Trang phục tự chọn. Các bạn nữ
sinh thướt tha trong tà áo dài truyền thống, quốc hồn quốc túy của dân tộc, sánh vai cùng
các nam sinh lịch lãm, để rồi lột xác hoàn toàn trong những bộ trang phục đầy màu sắc do
chính tay mình tự chọn.
Mặc dù phần thi trả lời ứng xử mang lại khá nhiều khó khăn và bỡ ngỡ cho các thí
sinh được chọn vào Top 5 Đơn nữ và Top 3 Đôi nam nữ, thế nhưng các bạn đã rất nổ lực
và hoàn thành xuất sắc phần thi của mình trong những tràn pháo tay cổ vũ không ngớt
của khán giả có mặt tại Nhà hát Trưng Vương.
Đêm chung kết Hội thi HSSV Tài năng Thanh lịch Đà Nẵng 2012 được tổ chức tại
Nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng vào ngày 24/3/2012 đã kết thúc thành công rực rỡ.
2.3. Đánh giá chung
Trong lĩnh vực giải trí thành đoàn Đà Nẵng tổ chức các sự kiện gây được tiếng
vang và thành công.
Tuy nhiên các cuộc thi chỉ giới hạn trong quy mô nhỏ đa số tập trung ở lứa tuổi
học sinh, sinh viên mà độ tuổi giới trẻ trong Thành Phố chưa được đề cập đến nhiều. Các

hoạt động xã hội của giới trẻ đang sống và cống hiến tại Thành Phố nói riêng và những
học sinh, sinh viên nói chung đang còn hạn chế trong một vài hoạt động.
CHƯƠNG III: TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH ĐÊM CHUNG KẾT
CUỘC THI “SINH VIÊN TÀI NĂNG THANH LỊCH TP ĐÀ NẴNG
NĂM 2013”
3.1. Đánh giá tình hình
3.1.1. Tình hình kinh tế
Đà Nẵng từ khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương đã được quan tâm đầu
tư phát triển thành trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung
tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ. Là thành phố cảng biển, đầu mối giao
thông quan trọng trong nước và quốc tế, trung tâm bưu chính - viễn thông, tài chính -
ngân hàng giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả
nước.
Thu nhập bình quân đầu người của Đà Nẵng cao hơn mức bình quân của cả nước và
là một trong tốp 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về thu nhập bình quân trên đầu người. Phân
phối thành tựu của tăng trưởng cũng đã được chú ý giảm mức chênh lệch về thu nhập
giữa các nhóm dân cư.
Nhìn chung sự tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng đã có những tác động tích cực tới
phát triển bộ mặt của thành phố, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội nhưng
những phân tích trên cũng cho thấy còn khá nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
3.1.2. Tình hình xã hội
Thành phố Đà Nẵng từ khi thành lập và trở thành đơn vị hành chính trực thuộc
Trung ương (1997), sau đó được công nhận là đô thị loại I cấp quốc gia (2003), đã không
ngừng vươn lên đạt được nhiều thành tựu to lớn cả về kinh tế - chính trị, văn hóa - xã
hội, an ninh - quốc phòng, cùng với đó là tốc độ đô thị hóa nhanh chóng.
Trong những cuộc chỉnh trang đô thị, cơ sở hạ tầng Đà Nẵng ngày càng được cải
thiện và nâng cấp. Từ đó làm thiếu địa điểm vui chơi, giải trí cho thanh niên. Xã hội thì
ngày càng phát triển, nhu cầu được vui chơi, giải trí của con người là rất lớn, nhưng các
khu vui chơi - giải trí chỉ đáp ứng một phần nhỏ, cơ sở vui chơi giải trí của Đà Nẵng còn
hạn chế và không đủ để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

3.2. Hình thành ý tưởng
3.2.1. Chủ đề
Đêm chung kết Hội thi HSSV Tài năng Thanh Lịch Đà Nẵng 2013 với chủ đề “Hội
tụ tài năng, lan tỏa hương sắc” được tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 82 năm thành lập
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và 38 năm Giải phóng quê hương Đà Nẵng, do Thành Đoàn
Đà Nẵng, sở Giáo dục – Đào tạo và Hội sinh viên TP Đà Nẵng phối hợp tổ chức.
3.2.2. Thông điệp:
Trở thành điểm hẹn đối với sinh viên Đà Nẵng, Hội thi SV Tài năng Thanh lịch Đà
Nẵng năm nay lại khuấy động phong trào trong giới học sinh, sinh viên, mang đến một
sân chơi lành mạnh, bổ ích, góp phần xây dựng môi trường văn hóa văn minh trong nhà
trường và toàn xã hội. Đồng thời thông qua hội thi nhằm nâng cao nhận thức về văn hóa
giao tiếp, ứng xử; phát huy sở trường, năng khiếu và góp phần định hướng tác phong, đạo
đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng kiến thức và ý thức trách nhiệm về quê hương, đất
nước; tăng cường giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, phát huy truyền thống tốt đẹp
của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam trong học sinh, sinh viên
thành phố.
3.3. Lập kế hoạch nội dung chương trình
3.3.1. Đối tượng tham gia
- Thành phần tham gia
Các bạn sinh viên nam, nữ (đã trải qua vòng thi bán kết và tiếp tục tham dự vòng
chung kết):
 Yêu cầu:
+ Sinh viên đang theo học tại Trường Đại học, Cao đẳng, TT GDTX trên địa bàn TP
Đà Nẵng.
+ Tuổi đời từ 18 - 22 tuổi.
+ Có ngoại hình tương đối (Nữ cao 1m60 trở lên, nam cao 1m65 trở lên).
+ Yêu thích tham gia các hoạt động phong trào.
+ Có kết quả học tập năm học 2012 - 2013 đạt từ 7.0 trở lên.
+ Có kết quả rèn luyện năm học 2012 – 2013 đạt từ 80 điểm trở lên.
+ Không bị kỷ luật từ mức khiển trách cấp khoa trở lên.

+ Đảm bảo tư cách đạo đức và tác phong của người sinh viên.
- Đối tượng công chúng nhắm đến:
+ Bà Nguyễn Hội An – Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật
TPĐN.
+ Nhạc sỹ Trương Duy Huyến – Giám đốc Nhà văn hóa lao động TPĐN.
+ ThS. KTS Tô Văn Hùng – Bí thư Đoàn Thanh Niên, Chủ nhiệm CLB Kiến Trúc
Sư Trẻ TPĐN.
+ Siêu mẫu Mai Thanh - Giám đốc Công ty Người mẫu LaMODE.
+ Đồng chí Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng
+ Ông Nguyễn Xuân Anh - Phó Chủ tịch UBND thành phố.
+ Ông Ngô Quang Vinh – Giám đốc Sở văn hóa thể thao du lịch thành phố Đà
Nẵng
+ Đại diện phóng viên đến từ đài truyền hình Đà Nẵng.
+ Đại diện các báo Thanh niên, Tuổi Trẻ tại TP Đà Nẵng.
+ Chủ tịch các quận, huyện trong địa bàn TP Đà Nẵng.
+ Tất cả các thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Đà nẵng.
+ Các cán bộ Đoàn thuộc các quận, phường và đoàn thanh niên thành phố.
+ Bộ văn hóa thông tin Thành Phố Đà Nẵng cùng các cấp các nghành có liên
quan.
+ Các nhà tài trợ cho chương trình (Tập đoàn SUNGROUP nhà tài trợ chính cùng
đồng tài trợ VIETART, VIETTIN BANK, OLALANI).
3.3.2. Xác định mục tiêu
Hòa cùng sự phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội, nhu cầu nâng cao đời sống
tinh thần của đại đa số nhân dân cũng như hiểu được khát vọng muốn thể hiện mình của
các bạn trẻ , “Hội thi học sinh, sinh viên thanh lịch TP Đà Nẵng năm 2013” được hình
thành với tiêu chí định hướng thương hiệu cho các cuộc thi sắc đẹp và tài năng tại Đà
Nẵng. Đây sẽ là nhịp cầu gắn kết các cuộc thi sắc đẹp, tài năng vốn có ở Đà Nẵng thành
một khối thống nhất để nâng lên một tầm cao mới phù hợp với đẳng cấp của một thành
phố loại I. Ngoài mục đích tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho sinh viên sau những giờ học
tập căng thẳng, chương trình còn tạo điều kiện để sinh viên, Hội sinh viên các trường có cơ

hội giao lưu với nhau, tạo phong trào hoạt động sôi nổi trong sinh viên; định hướng thẩm
mỹ, xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh trong môi trường nhà trường. Chương trình
được tổ chức chu đáo, thân thiện, tạo mọi điều kiện để thí sinh có cơ hội thể hiện hết khả
năng của mình, nâng cao nhận thức về văn hoá giao tiếp, ứng xử; phát huy sở trường,
năng khiếu và góp phần định hướng tác phong, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi
dưỡng kiến thức và ý thức trách nhiệm về quê hương, đất nước; tăng cường giáo dục lòng
yêu nước, tự hào dân tộc, phát huy truyền thống tốt đẹp của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh, Hội Sinh viên Việt Nam trong học sinh, sinh viên. Hội thi học sinh, sinh viên
thanh lịch TP Đà Nẵng năm 2013 còn tìm kiếm & bồi dưỡng những gương mặt sáng giá
thành một đội ngũ chuyên nghiệp, phục vụ cho nhu cầu của thành phố và khu vực. Góp
phần xây dựng môi trường văn hoá văn minh trong nhà trường và ngoài xã hội. Biểu
dương, khen thưởng các học sinh, sinh viên tài năng, thanh lịch của Đại học Đà Nẵng.
3.3.3. Thời gian và địa điểm
- Thời gian:
Đêm chung kết sẽ diễn ra vào 20h00 ngày 15/4/2013
- Địa điểm:
Nhà hát Trưng Vương, 35 Phan Châu Trinh, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng. Được truyền
hình trực tiếp trên Đài Phát thanh Truyền hình Đà Nẵng (kênh DRT2).
3.3.4. Nội dung chương trình
Tiếp nối thành công ở những năm trước. Năm nay Hội thi “Sinh viên tài năng
thanh lịch tiếp tục diễn ra với sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của các bạn sinh viên.
Cuộc thi là sự kiện ngoại khóa lành mạnh, ý nghĩa với mục đích tôn vinh vẻ đẹp, tài năng
trí tuệ và phong cách trẻ trung của sinh viên Đà Nẵng nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch,
truyền thống vốn có. Cuộc thi mong muốn xây dựng hình ảnh sinh viên ĐH Đà Nẵng
duyên dáng, tự tin, năng động, sáng tạo trong thời kỳ hội nhập.
Khởi động từ tháng 02/2013, trải qua vòng sơ loại đầy căng thẳng diễn ra vào
ngày 29/03/2013 và vòng bán kết diễn ra vào 14h00, ngày 07/04/2013 tại Hội trường
Viện Anh Ngữ - Đại học Đà Nẵng Hội thi đã chọn ra được 5 đơn nữ và 3 đôi nam nữ
xuất sắc nhất tham gia đêm chung kết.
Tại đêm chung kết các thí sinh sẽ cùng nhau tranh tài ở 3 phần thi:

- Phần 1: Trình diễn các trang phục truyền thống "Nét đẹp sinh viên" và tự chọn
"Sắc màu tuổi trẻ".
- Phần 2: Năng khiếu "Nhịp sống trẻ": Mỗi thí sinh tự thể hiện năng khiếu trong thời
gian quy định 4 phút.
- Phần 3: Trả lời câu hỏi ứng xử "Hành trang sinh viên": Thí sinh trả lời 1 câu hỏi
do Ban giám khảo đặt ra trong thời gian 1 phút.
3.3.5. Kịch bản cho chương trình
3.3.5.1. Phân bổ hạng mục công việc
- Nhóm kỹ thuật: Đỗ Thị Mai Diệp
+ Thiết kế: Băng rôn, phướn, thẻ BTC, hoa cài áo, thiệp mời, cổng chào, backdrop
+ Âm thanh, ánh sáng
+ Kỹ thuật hỗ trợ
+ Trang trí, lắp đặt
- Nhóm đối ngoại: Nguyễn Nhật Tân
+ Truyền thông
+ Khách mời
- Nhóm tài chính: Võ Nguyễn Tường Vi
+ Liệt kê những khoảng thu chi tỉ mỉ
+ Báo giá
- Nhóm hậu cần: Nguyễn Thị Thanh Tâm
+ Đồ ăn – thức uống
+ Nhân sự phục vụ
+ Trang phục
- Nhóm thủ tục giấy tờ: Trần Văn Bình

×