PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị dinh
dưỡng cao và có nhiều giá trị kinh tế khác. Trong hạt lạc chứa từ 26 - 34% protein,
40 - 60% dầu, 6 - 22% gluxit, 2 - 4,5% cellulose, 68 mg% Ca, 420 mg% P Ngoài
ra còn có các loại vitamin A, D, PP, nhóm B (trừ B
12
) và nhiều chất khoáng khác
[2]. Do đó lạc là nguồn bổ sung quan trọng các chất đạm, chất béo cho con người.
Trong công nghiệp lạc được sử dụng làm nguyên liệu chế biến dầu ăn, là loại dầu ăn
tốt thứ 2 sau dầu oliu, dầu lạc dùng làm các loại bánh kẹo, bơ, sữa hộp trong công
nghiệp thực phẩm, làm nguyên liệu chế biến xà phòng, chất tẩy rửa, tinh dầu lạc còn
dùng trong y học, thủ công nghiệp và mĩ nghệ.
Trong nông nghiệp, lạc là cây trồng có ý nghĩa rất lớn, nhất là đối với các
nước vùng nhiệt đới, lạc có khả năng cố định đạm nên có ý nghĩa trong việc cải tạo
đất và đem lại hiệu quả kinh tế khi trồng luân canh với các cây trồng khác. Sau khi
thu hoạch lạc để lại trong đất từ 40 - 80kg/ha N, thân lá lạc chứa hàm lượng N, P, K
không thua kém gì phân chuồng.
Mặc dù so với các cây công nghiệp khác thì lạc đang dẫn đầu về diện tích và
xu hướng đang tăng lên, nhưng nhìn chung thì năng suất lạc của nước ta vẫn còn
đang ở mức thấp. Đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năng suất lạc chỉ đạt
xấp xỉ 14,0 tạ/ha năm 2004 so với năng suất cả nước trung bình đạt 16,5 tạ/ha trong
khi Mỹ đạt 29,7 tạ/ha, Trung Quốc đạt 29,6 tạ/ha (năm 2002). Năng suất lạc trong
những năm gần đây có xu hướng tăng lên tuy nhiên mức tăng này vẫn còn chậm.
Có nhiều nguyên nhân làm cho năng suất lạc ở nước ta thấp hơn rất nhiều so
với các nước trên thế giới và trong khu vực như do chất lượng giống, kỹ thuật thâm
canh, thiếu vốn đầu tư về phân bón và khoa học kỹ thuật và trong đó có một
nguyên nhân cơ bản đó là người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của phân
bón đặc biệt là phân vi lượng đối với cây lạc.
Bón phân để thỏa mãn các yêu cầu về dinh dưỡng khoáng của cây lạc, trong
dinh dưỡng khoáng ngoài các nguyên tố đa lượng thì các nguyên tố vi lượng trực
tiếp tham gia vào thành phần của enzim hoặc khả năng thúc đẩy hoạt động của
enzim. Phân vi lượng cho hiệu quả cao trên nền đa lượng.
1
Hiện nay các vùng trồng lạc của nước ta nói chung và vùng trồng lạc ở Thừa
Thiên Huế nói riêng đa phần chỉ mới chú ý đến phân đa lượng bón cho lạc mà chưa
chú ý đến việc bón phối hợp phân đa lượng và phân vi lượng.
Như vậy đã đến lúc đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn trong việc sử
dụng các phân bón hóa học. Lạc không chỉ cần N, P, K mà còn cần có cả các
nguyên tố trung lượng S, Mg và các nguyên tố vi lượng Mo, B, Cu, Mn, Fe Nếu
các nguyên tố này được sử dụng một cách hợp lý thì hiệu quả sử dụng phân bón sẽ
cao, có nhiều trường hợp cao hơn các loại phân NPK. Sở dĩ như vậy là do các
nguyên tố vi lượng có tác dụng rất lớn, góp phần điều khiển chức năng sinh lý của
cây, ảnh hưởng đến việc tổng hợp auxin, vitamin, quang hợp và quá trình trao đổi
chất khác trong cây. Trong đó, Bo làm tăng hoạt tính của vi khuẩn nốt sần, tăng việc
đồng hóa đạm, ảnh hưởng đến hoạt động một số enzim, có khả năng tạo phức với
các hợp chất polyhydroxy khác nhau. Bo có tác dụng làm tăng khả năng thấm vào
màng tế bào làm cho việc vận chuyển các hydratcacbon được dễ dàng. Bo còn liên
quan đến quá trình tổng hợp protein, lignin thiết yếu đối với sự phân chia tế bào và
quá trình thụ phấn của cây. Nó ảnh hưởng đến sự hút và sử dụng canxi của cây. Vì
vậy, để đánh giá ảnh hưởng của phân vi lượng đến sinh trưởng phát triển của cây
lạc chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng
Bo đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc L
14
vụ Xuân 2009 tại
hợp tác xã Kim Long, Thành phố Huế”.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐỀ TÀI
- Xác định nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo thích hợp đối với cây lạc, từ
đó tìm ra nồng độ và thời kỳ phun Bo hợp lý nhất để làm tăng năng suất và phẩm
chất lạc.
- Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân vi lượng Bo sẽ góp phần
làm cơ sở để hoàn thiện quy trình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1.1. Vai trò của cây lạc trong sản xuất Nông nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp đã có những bước tiến
quan trọng. Cây lạc là cây trồng có giá trị kinh tế nhiều mặt bởi nó là một cây họ
đậu ngắn ngày có năng suất cao, các chất dinh dưỡng trong hạt khá đầy đủ các
nguyên tố dinh dưỡng và có hàm lượng cao (hàm lượng protein của lạc cao hơn hẳn
lúa). Chính vì vậy mà sản xuất cây họ đậu nói chung và cây lạc nói riêng đã được
các nước trên thế giới quan tâm. Mặc dù chi phí đầu tư phân bón thấp hơn nhiều
loại cây trồng nhưng nó lại cho năng suất cao hơn.
Trong chế độ luân canh các cây trồng trong công thức có luân canh với cây
lạc thì năng suất cao hơn hẳn khi trồng thuần. Lạc còn có tác dụng quan trọng là
bồi dưỡng và cải tạo đất vì chất lượng hữu cơ và lượng đạm bộ rễ lạc để lại trong
đất là đáng kể…Mỗi ha lạc cho khối lượng trung bình từ 8 - 10 tấn, có khi lên tới
15 - 20 tấn thân lá tươi. Hiện nay hầu hết các vùng trồng lạc đều sử dụng thân lá
lạc làm phân bón cho lúa, màu. Mỗi ha thân lá lạc đủ bón cho 2 - 3 ha lúa và năng
suất tăng rõ rệt [9].
Nhu cầu dinh dưỡng của lạc
Như chúng ta đã biết, sản phẩm chính của cây lạc là hạt lạc, hạt lạc có nhiều
chất dinh dưỡng. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, khi phân tích hạt lạc đã cho
thấy hầu như có đầy đủ các chất đại diện cho tất cả các nhóm chất hoá học hữu cơ
và rất nhiều chất vô cơ. Các chất này chia thành các nhóm như: Lipit, protein,
gluxit, photphatit, các glucozit, các acid amin, các aldehyt và cetol, chất sáp, chất vô
cơ và hợp chất màu [15]. Trong đó hàm lượng lipit chiếm tỷ lệ cao nhất đạt từ 40,2
- 60,7% tiếp đến là hàm lượng protein chiếm 20 - 37,2%. Nếu cây đậu tương được
mệnh danh là cây “đạm - dầu” thì lạc được mệnh danh là cây “dầu - đạm”.
Như vậy để có hàm lượng dinh dưỡng như trên thì cây lạc phải cần nhu cầu
dinh dưỡng như thế nào cho tương xứng?
Phân bón là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sinh
trưởng và phát triển cũng như khả năng hình thành năng suất của tất cả các cây
3
trồng nông nghiệp [31]. Tuy nhiên, tác dụng tích cực của phân bón đến năng suất và
phẩm chất của cây trồng cũng như môi trường đất và nước chỉ thể hiện khi được sử
dụng một cách cân đối và hợp lý [30].
Theo kết quả nghiên cứu ở Mỹ, với năng suất 3 tấn quả/ha lạc đã lấy đi từ
đất: 192kg N + 48kg P
2
O
5
+ 80kg K
2
O + 79kg CaO [20]. Như vậy lạc hút nhiều
đạm nhất tiếp đến là kali, lân và cuối cùng là các nguyên tố trung, vi lượng. Ở Việt
Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Bộ: để đạt được 1 tấn lạc quả (kèm với thân
lá) cây lạc lấy từ đất 64kg N, 16kg P
2
O
5
và 27 kg K
2
O. Theo ông với năng suất bình
quân 1,5 - 2 tấn lạc quả thì tỷ lệ dinh dưỡng cân đối cho lạc là 20 - 30kg N, 60 -
90kg P
2
O
5
và 30 - 60kg K
2
O/ha tương ứng với 2,4kg urê, 11kg super lân và 4kg
kaliclorua cho 1 sào Bắc Bộ [1]. Nhìn chung, tỷ lệ N: P
2
O
5
thích hợp từ 1: 2 -1: 3; tỷ
lệ N: K
2
O khoảng 1: 2 [1].
Như vậy lạc có nhu cầu cao về đạm song nhờ hệ rễ nốt sần ở bộ rễ cung cấp
một lượng đạm đáng kể nên cây lạc phản ứng yếu với phân đạm. Tuy nhiên cần
phải bón một lượng đạm nhất định cho thời kỳ cây con thì mới có năng suất cao. Vì
sau khi mọc khoảng một tuần thì nốt sần mới hình thành và sau đó mới có khả năng
cố định Nitơ trong không khí để tạo ra đạm cung cấp cho cây, do đó giai đoạn đầu
cây lạc rất cần đạm. Mặt khác vi sinh vật cố định đạm có nhu cầu sử dụng đạm
khoáng để cây lạc phát triển ngay từ đầu, tạo nhiều nốt sần hữu hiệu.
Tuy cây lạc hút nhiều đạm hơn so với các yếu tố khác song trên hầu hết các
loại đất thì lân, kali, canxi lại là những yếu tố chính hạn chế năng suất lạc. Cây lạc
hút nhiều kali, năng suất càng cao nhu cầu kali càng tăng. Bón phân kali làm tăng
số nhân, tăng năng suất và hàm lượng dầu trong hạt. Hàm lượng kali trong lá cao
nhất ở thời kỳ ngay trước ra hoa và giảm đi ở thời kỳ hình thành quả nên kali cần
bón sớm và kết thức trước khi ra hoa.
Bên cạnh đạm và kali, nhu cầu về lân của lạc khá lớn nên cần bón nhiều lân
cho lạc. Cây lạc có nhu cầu lân nhất ở thời kỳ sau ra hoa, hình thành quả. Thời kỳ
cây con, hàm lượng lân trong cây không cao nhưng rất cần thiết để vi sinh vật nốt
sần phát triển, do vậy cần bón lần sớm. Tục ngữ có câu “không lân không vôi thì
thôi trồng lạc” để nói đến vai trò của hai yếu tố dinh dưỡng này. Canxi ngoài vai trò
trực tiếp là cung cấp dinh dưỡng còn có vai trò gián tiếp là cải tạo đất và canxi có
tác dụng khử chua đất, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn nốt sần phát triển và
quan trọng nhất là canxi góp phần hình thành quả lạc. Lạc hút canxi mạnh nhất vào
thời kỳ đâm tia. Có một lượng canxi thích hợp ở vùng rễ và vùng quả là hết sức cần
4
thiết để có thể sản xuất một lượng hạt cao với chất lượng tốt. Đói canxi ở lạc được
phản ánh bởi những quả lạc rỗng, chồi mầm trong hạt đen lại và quả nhỏ đi.
Ngoài các nguyên tố đa lượng trên các nguyên tố trung lượng Mg, S và các
nguyên tố vi lượng cũng rất cần thiết cho lạc. Trên các loại đất nhẹ trồng lạc hiện
tượng thiếu các nguyên tố vi lượng rất rõ. Các nguyên tố vi lượng cần thiết cho hoạt
động của cây lạc là Cu, Fe, Zn, Mo, B, Mn. Trong đó, hai nguyên tố Mo và B là rất
cần thiết và tác động rõ nhất. Mo rất cần thiết cho đời sống của vi khuẩn nốt sần vì
Mo có vai trò rất quan trọng trong các phản ứng oxy hoá khử của N. Thiếu Mo hoạt
động của vi khuẩn kém, rễ phát triển kém. Khi lạc được phun Molipđen đã tăng
năng suất lên tới 16% [7].
Đối với B: khi thiếu B thân lạc bị rỗng, thân cành yếu, hạt phát triển không
bình thường. Khi bón B tỷ lệ hoa hữu hiệu tăng và phẩm chất hạt tăng. Ở các thời
kỳ khác nhau, khả năng hút dinh dưỡng của lạc cũng khác nhau. Tuy nhiên theo kết
quả nghiên cứu của Phơritlan, khi phân tích 3000 mẫu đất ở Việt Nam, trong đó chỉ
có một mẫu có Molipđen với liều lượng 1 - 3mg/1kg đất. Như vậy, hàm lượng Mo
và B nằm trong khoảng từ nghèo đến rất nghèo. Mặc dù vậy hàng năm chúng ta
không bổ sung lượng dinh dưỡng đã mất đi đó mà còn lấy đi khỏi mặt đất một
lượng vi lượng nhất định thông qua việc thu lượm nông sản trên đất trồng làm cho
vi lượng trong đất đã nghèo lại càng nghèo thêm. Vì vậy bổ sung dinh dưỡng thông
qua con đường lá cây là rất cần thiết.
Ở các thời kỳ khác nhau, khả năng hút dinh dưỡng của lạc cũng khác nhau.
Điều đó được thể hiện ở bảng sau [26].
Bảng 2.1: Dinh dưỡng cây lạc hút ở các thời kỳ
Thời kỳ Dinh dưỡng cây hút (%)
Đạm Lân Kali Canxi Magiê
Cây con 10 10 19 11 10
Ra hoa 42 39 28 48 53
Quả chín 48 51 53 41 37
(Nguồn: IFA _ Longanathan & Krishnamoorthy, 1997)
Như vậy cây lạc có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau trong từng giai đoạn sinh
trưởng. Biết được nhu cầu dinh dưỡng của lạc chúng ta sẽ có cơ sở cho việc bón
phân cân đối - hợp lý.
5
2.1.2. Vai trò của nguyên tố vi lượng Bo đối với cây trồng
- Nguyên tố Bo (B) được phân lập năm 1808 bởi Sir Humphry Davy, Joseph
Louis Gay-Lussac và Luis Jacques Thénard, với độ tinh khiết khoảng 50%. Những
người này không biết chất tạo thành như là một nguyên tố. Năm1824, Jons Jakob
Berzelius đã xác nhận Bo như là một nguyên tố; ông gọi nó là Boron, một từ tiếng
Latin có nguồn gốc là Burah trong tiếng Ba Tư. Bo nguyên chất được sản xuất lần
đầu tiên bởi nhà hóa học người Mỹ W.Weintraub năm 1909.
- Bo là một trong số các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cây trồng. Bo có
tỉ lệ rất ít trong đất (<0,01%), là yếu tố dinh dưỡng của cây trồng, cây cần rất ít
nhưng không thể thiếu được. Bo được cây hút từ đất hoặc các loại phân vi lượng
bón, phun cho cây, thường tham gia vào thành phần các men, sắc tố, hocmon,
vitamin trong quá trình trao đổi chất của cây, làm tăng khả năng hút chất dinh
dưỡng, tăng tích lũy chất khô, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh, tăng chất
lượng sản phẩm cho cây trồng. Thiếu hay thừa Bo đều dẫn đến sự hạn chế hoặc phá
hoại sự trao đổi chất, gây bệnh, làm giảm năng suất và đặc biệt là làm giảm chất
lượng nông sản [28].
2.1.2.1. Bo trong tự nhiên
Bo nằm trong số những nguyên tố phân tán và người ta gặp Bo hầu như ở
khắp mọi nơi với những số lượng nhỏ. Bo có trong tất cả các loại đất, trong các loại
đá, trong nước biển, nước sông, nước hồ và tham gia vào thành phần của cơ thể
thực vật và động vật. Qua nghiên cứu cho thấy đá macma nghèo Bo, nước mỏ dầu
và đặc biệt là nước bùn núi lửa có lượng chứa Bo cao (Tageeva N.V và những
người cộng tác, 1934) [10].
Ở trong đất Bo có ở dạng những hợp chất khác nhau, có độ hoà tan khác
nhau. Phân Bo dễ tiêu đối với cây ở trong đất chủ yếu là acid boric và những muối
hoà tan của acid này. Acid boric là acid yếu, có hằng số phân ly thấp, trong những
điều kiện thông thường acid này phân ly như một acid bazơ. Acid này cả khi hình
thành ngay ở trong đất cũng như khi bón vào đất ở dạng phân bón là một acid khá
di động, bị đất cố định yếu, vì vậy đất ở những vùng quá ẩm lại nghèo Bo di động.
Phần lớn Bo ở trong đất liên kết với các chất hữu cơ. Những nghiên cứu của các tác
giả cho thấy trong lớp đất canh tác của 1 ha đất thuộc các loại khác nhau có từ 0,5
-8,2 kg Bo liên kết với chất hữu cơ (Katalymo M.V. 1951).
Peveya. N.V và cộng sự (1958,1959,1960) đã tiến hành phân tích xác định
lượng chứa Bo di động ở trong những loại đất chính của Liên Xô và ở tất cả những
loại đất của nước cộng hoà Lestonia thay đổi như sau:
6
Bảng 2.2: Lượng chứa Bo trong các loại đất
Đất Lượng chứa Bo hoà tan vào nước (mg/kg)
Đất decno - potzon 0,08 - 0,38
Đất secnozem 0,38 - 1,58
Đất màu hạt dẻ 0,30 - 0,90
Đất nâu xám 0,38 - 1,95
Đất xerozem 0,23 - 0,62
Nghiên cứu lượng chứa Bo trong mặt cắt của nhiều loại đất khác nhau cho
thấy rằng một tầng đất nào đó càng giàu mùn và có thành phần cơ giới càng nặng
thì tầng đó càng nhiều Bo [10].
Không chỉ ở các loại đất khác nhau có lượng Bo di động khác nhau mà còn
khác nhau ngay cả trong một loại đất. Vì vậy khi giải quyết vấn đề bón phân Bo cho
một cây trồng nào đó cần biết và chú ý không những đến loại đất mà cả toàn bộ các
đặc điểm khác của đất.
Hàm lượng Bo tổng số trong đất có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng đất.
Nghèo Bo nhất là các loại đất chua phát triển trên đá phún xuất và đất có kết cấu
thô hàm lượng hữu cơ thấp. Các loại đất phát triển trên đá phiến sét và đất kiềm có
Bo tổng số cao. Bo là nguyên tố dễ bị rửa trôi, chính vì thế ở các vùng đất có khí
hậu ẩm ướt, nóng ẩm mưa nhiều hàm lượng Bo thấp hơn so với vùng đất khô hạn
và bán khô hạn. Những vùng đất bị ảnh hưởng mặn của nước biển có thể có hàm
lượng Bo cao. Bo tan trong nước được xem như là Bo hữu hiệu với cây trồng. Cấu
trúc đất, loại khoáng sét, pH và chất hữu cơ trong đất là những yếu tố ảnh hưởng
đến Bo hữu hiệu trong đất. Ở những vùng khô hạn, đất mặn lượng Bo trong đất
thường khá cao nên có thể gây độc cho cây trồng. Nước tưới cũng chứa một lượng
Bo khác nhau tuỳ theo nguồn. Nước thải thường có nhiều Bo và có thể làm cho
cây bị ngộ độc [27].
Hàm lượng Bo trong đất dao động trong khoảng 2 - 200ppm, trung bình 7 -
80ppm. Chỉ có khoảng <5% tổng số Bo trong đất ở dạng hữu hiệu với cây trồng.
Thiếu hụt Bo đã được phát hiện ở nhiều loại đất, trong khi ngộ độc Bo ít khi xảy ra
trong thực tế. Tuy vậy, ngộ độc Bo cũng có thể xuất hiện ở những vùng đất phát
7
triển trên đá giàu Bo và những nơi có nguồn nước tưới giàu Bo [28]. Khi hàm lượng
Bo dễ tiêu trong đất khoảng 0,15ppm thì bón 5 - 10 kg/ha Axit Boric là đủ để ngăn
chặn sự thiếu Bo cho tất cả các loại đất [13].
- Bo trong đất hiện diện ở 4 dạng chính: Trong đá và khoáng, hấp phụ trên bề
mặt các khoáng sét và oxit sắt, nhôm, kết hợp với các chất hữu cơ và boric
axit(H
3
BO
3
) hay B(OH)
4
trong dung dịch đất. Các khoáng chất chứa Bo chủ yếu
trong đất thuộc các nhóm:
+Nhóm hydro borate: Borax Na
2
B
4
O
7
.10H
2
O, kernite Na
2
B
4
O
7
.4H
2
O,
colemanite Ca
2
B
6
O
11
.5H
2
O, ulexite (NaCaB
5
O
9
).8H
2
O.
+Nhóm anhydro borate: Ludwigite Mg
2
FeBO
5
, Ktoite Mg
3
(BO
3
)
2
.
+Nhóm hợp chất borosilicate: Tourmalite, axinite.
- Trong các khoáng chứa Bo, nổi bật nhất là flourine borosilicate-tourmaline.
Tuy nhiên, các khoáng này rất bền, ít bị phong hóa nên Bo cung cấp từ nguồn này
không đáng kể. Bo tồn tại ở các dạng: Bo trong dung dịch đất, Bo hấp phụ, Bo hữu
cơ và Bo trong các hợp chất khoáng. Luôn luôn có sự chuyển hóa các dạng Bo
trong đất [28].
- Axit Boric (H
2
BO
3
) chiếm ưu thế khi pH dung dịch đất từ 5 - 9. Khi pH >
9,2 H
2
BO
3
có thể tách hydro để chuyển thành H
4
BO
4
. Dạng Bo cây hút (axit boric
hay ion borat) có thể di chuyển từ dung dịch đất đến bề mặt lông hút của rễ. Bo
trong dung dịch đất có thể xác định được thông qua biện pháp phân tích đất.
- Sự hấp phụ và phóng thích Bo có tác dụng như bước đệm cho Bo trong
dung dịch, nó giúp làm giảm Bo rửa trôi. Bo hấp phụ là dạng Bo chủ yếu ở đất kiềm
hay đất có hàm lượng Bo cao. Điểm hấp phụ chính của Bo là ở các cầu nối Si-O và
Al-O trong khoáng sét, trong các cấu trúc amorphour hydroxide, oxide hay hydroxy
Fe, Al. Tăng pH, hàm lượng sét hay hữu cơ đều làm tăng H
4
BO
4
hấp phụ [28].
- Các hợp chất hữu cơ có một lượng Bo hữu hiệu đáng kể. Lượng Bo hữu
hiệu này tăng khi hàm lượng hữu cơ trong đất tăng. Bo có khả năng kết hợp các
chất hữu cơ mạch ngắn để tạo thành các phức hữu cơ phân tử cao hơn [28].
- Bo có thể thay thế vị trí của Al
3+
hay Si
4+
trong các khoáng silicate. Theo đó
Bo có thể hấp phụ trên bề mặt các khoáng sét hay chui vào giữa các lớp khoáng.
- Phần lớn các loại đất nông nghiệp đều có hàm lượng Bo tổng số từ 1 -
467ppm. Ở những vùng có khí hậu ẩm ướt hàm lượng Bo thấp (0,2 - 1,5ppm),
ngược lại ở vùng khô hạn, bán khô hạn hàm lương Bo cao hơn (10 - 40ppm). Bo là
8
nguyên tố dễ bị rửa trôi, chính vì thế ở các vùng đất có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều
hàm lượng Bo thấp hơn so với đất vùng khô hạn và bán khô hạn. Nghèo Bo nhất là
các loại đất chua phát triển trên đá phún xuất và đất có kết cấu thô hàm lượng hữu
cơ thấp. Các loại đất phát triển trên đá phiến sét thường giàu Bo tổng số. Đất kiềm
thường có Bo tổng số cao, song đất phát triển trên đá vôi lại nghèo Bo. Những vùng
đất mặn thường giàu Bo [28].
- Bo tan trong nước nóng được xem là Bo hữu hiệu với cây trồng. Bo hữu
hiệu trong đất thường dao động trong khoảng 0,1 - 0,3ppm. Ở những vùng khô hạn,
Bo hữu hiệu có thể cao hơn mức này. Cấu trúc đất, loại khoáng sét, pH và chất hữu
cơ trong đất là những yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng Bo hữu hiệu trong đất.
- Bo hữu hiệu giảm khi pH đất tăng, ngoại trừ trên đất mặn. Ảnh hưởng đến
Bo hữu hiệu thể hiện rõ khi pH>6. Đất kiềm thường thiếu Bo hữu hiệu do pH cao.
Sự giảm Bo hữu hiệu do canxi là nguyên nhân chính vì nó làm tăng Bo hấp phụ với
Al(OH)
3
. Mức hấp phụ đạt tối đa khi pH=7 và hạn chế lượng Bo cây hút. Tuy
nhiên, canxi không phải luôn làm tăng Bo hấp phụ và giảm Bo cây hút. Trường hợp
pH cao do Ca ở đất giàu hữu cơ lại có thể làm tăng độ phân giải hữu cơ, từ đó giải
phóng Bo hữu hiệu. Ngược lại, đất quá chua (pH<4) cũng thường nghèo Bo [28].
- Chất hữu cơ trong đất có khả năng giữ Bo tốt hơn sét. Sự hấp phụ Bo của
chất hữu cơ tăng khi pH tăng và đạt cực đại ở pH=9 sau đó lại giảm đi. Vai trò của
chất hữu cơ với Bo hữu hiệu chưa được biết rõ, song ở đất chua chất hữu cơ ảnh
hưởng tốt tới Bo hữu hiệu. Bo trong chất hữu cơ có thể được phân giải nhờ hoạt
động của các vi sinh vật. Trong phẫu diện đất hàm lượng Bo hữu hiệu ở lớp đất mặt
thường cao hơn so với lớp đất dưới, điều này do hàm lượng chất hữu cơ cao hơn.
Đất giàu hữu cơ thường có nhiều Bo hơn đất nghèo hữu cơ [28].
Ảnh hưởng của cấu trúc đất:
- Cấu trúc đất có ảnh hưởng đến hàm lượng Bo trong đất. Đất có cấu trúc
thô, đất cát, đất thoát nước tốt thường có hàm lượng Bo thấp. Đất có cấu trúc tốt có
khả năng giữ được Bo tốt trong khi đất cát, nghèo hữu cơ, lượng Bo rửa trôi tới
85% lượng Bo bón vào. Đất có cấu trúc tốt có khả năng giữ được Bo một thời gian
dài sau khi bón vào bởi Bo được hấp phụ trên bề mặt các khoáng sét. Trên đất có
cấu trúc tốt, phân Bo có hiệu lực kéo dài hơn so với đất có cấu trúc kém. Tuy nhiên,
trên đất có cấu trúc kém, lượng Bo cây hút có thể cao hơn. Dung tích hấp thụ Bo
của đất phụ thuộc nguồn gốc khoáng sét theo thứ tự:
Khoáng mica > Montmorillonite > Kaolinite [28].
9
- Canxi là nguyên tố tương tác mạnh với Bo. Nhu cầu Bo của cây thấp khi
cây thiếu canxi. Khi canxi hữu hiệu trong đất tăng, nhu cầu Bo của cây cũng tăng
lên. Sự dư thừa Ca
2+
ở đất kiềm hay do bón quá nhiều vôi sẽ hạn chế Bo hữu hạn
trong đất. Đối với đất giàu Bo, việc bón vôi có thể khắc phục được tình trạng dư
thừa Bo gây ngộ độc cho cây. Tỉ lệ Ca/B trong cây là một chỉ tiêu quan trọng để
chẩn đoán dinh dưỡng Bo. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng tỏ thiếu Bo ở
lúa mạch khi tỷ lệ Ca/B > 1370/1 và thiếu Bo ở thuốc lá khi tỷ lệ Ca/B > 1200/1.
Đối với cây mía, tỷ lệ Ca/B = 20 là tối ưu cho sinh trưởng và phát triển và năng
suất của mía [28].
- Kali là nguyên tố đối kháng với Bo, nếu bón quá nhiều kali sẽ ức chế cây
hút Bo dẫn đến thiếu hụt Bo. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy tình trạng thiếu
Bo làm giảm năng suất ở cây cọ dầu và cỏ Anfalfa là do lượng kali quá cao. Ngược
lại, khi bị ngộ độc Bo, bón Kali với lượng cao có thể làm giảm mức độ ngộ độc Bo.
- Thiếu hụt Bo thường xuất hiện ở những vùng có thời tiết khô và độ ẩm đất
thấp. Độ ẩm đất có liên quan đến sự giải phóng Bo từ chất hữu cơ vào đất và khả
năng di chuyển Bo về vùng rễ cây trồng. Bo là nguyên tố dễ bị rửa trôi nên đất ở
các vùng khô hạn và bán khô hạn thường có hàm lượng Bo cao hơn đất ở vùng khí
hậu ẩm ướt. Mặc dù hàm lượng Bo trong đất vùng khô hạn có thể cao, song độ ẩm
đất thấp sẽ hạn chế khả năng hút Bo của cây và cây trồng ở vùng này vẫn có triệu
chứng thiếu Bo [28].
- Các giống cây trồng có sự mẫn cảm rất khác nhau đối với Bo. Sự khác nhau
này là do cấu tạo gen các cây trồng quyết định. Các cây trồng thuộc họ ngũ cốc như
lúa, ngô có nhu cầu Bo thấp, trong khi các cây họ đậu như lạc, đậu Hà Lan và họ
thập tự như súp lơ có nhu cầu Bo cao hơn [28].
- Đất có thành phần cơ giới nặng có khả năng giữ Bo tốt hơn nên lượng Bo
cần phải cao hơn so với ở đất có thành phần cơ giới nhẹ. Điều này có nghĩa ngưỡng
thiếu Bo trên đất nặng phải cao hơn so với trên đất nhẹ [28].
- Lượng Bo hữu hiệu tăng lên ở đất chua song lại giảm đi ở đất kiềm. Ngay
cả lượng Bo hữu hiệu thấp cây trồng vẫn có thể đủ Bo nếu là đất chua, song cùng
mức Bo đó ở đất kiềm lại có thể thiếu Bo trầm trọng [28].
2.1.2.2. Lượng Bo chứa trong cây
Lượng chứa Bo hoàn toàn không giống nhau ở những loại cây khác nhau.
Hơn thế nữa đối với từng cơ quan của cùng một cây lượng chứa Bo cũng rất
khác nhau.
10
Thí nghiệm trồng cây ở trong những điều kiện như nhau ở những ô ruộng
10m
2
trên nền N P K bón theo mức 45kg/ha chất hữu hiệu ở dạng amonitrat, super
potat và kaliclorua đối với một số loại cây cho thấy lượng chứa Bo ở trong cây thay
đổi từ 2,0 - 35,0mg trong 1kg chất khô. Cây hoà thảo chứa một số lượng Bo ít nhất,
những cây thuộc họ khác giàu Bo hơn hẳn.
Bobko E.V và cộng sự (1940) đã làm thí nghiệm và cho thấy lượng chứa Bo
thay đổi ở mức đáng kể không những tuỳ theo loài cây mà còn tuỳ theo cả thời kỳ
sinh trưởng, phát triển của cây.
Theo tài liệu của Bertrand G. và Wall. (1936), Bertrand G. và Sillberstein L.
(1937), lượng chứa Bo trong những cây thuộc các họ khác nhau thì trồng trên cùng
một loại đất rất khác nhau. Ngoài những cây thảo vốn chứa một số lượng rất ít Bo
(2,3 - 5,0mg trong 1kg chất khô), còn có những cây như cây đai kích (Euphobia),
cây thuốc phiện (Papaver) chứa Bo nhiều gấp vài chục lần so với cây hoà thảo. Cây
họ đậu chiếm vị trí trung gian trong những cây trên.
2.1.2.3. Vai trò của Bo đối với cây trồng
- Bo là nguyên tố vi lượng rất quan trọng với cây trồng, ảnh hưởng đến hoạt
động của một số enzym, nó có khả năng tạo phức với các hợp chất polyhydroxy
khác nhau. Bo làm tăng khả năng thấm ở màng tế bào, làm cho thành tế bào vững
chắc và việc vận chuyển hydratcarbon được dễ dàng. Bo liên quan tới quá trình tổng
hợp protein, lignin. Bo thiết yếu đối với sự phân chia tế bào và quá trình thụ phấn ở
cây. Nó ảnh hưởng tới sự hấp thu và sử dụng canxi của cây, giúp điều chỉnh tỉ lệ
K/Ca trong cây. Ngoài ra Bo cũng là nguyên tố điều hòa Nitơ trong thực vật.
- Hàm lượng Bo rất khác biệt giữa các loại cây. Ở các cây một lá mầm hàm
lượng Bo thường thấp hơn so với các cây hai lá mầm. Trong cây, hàm lượng Bo
cũng khác nhau giữa các bộ phận. Hàm lượng Bo trong lá thường cao hơn trong
thân. Bo trong cây giảm dần theo tuổi cây. Nhu cầu Bo cũng khác nhau giữa các
loại cây [28].
- Bo là nguyên tố ít di động nên triệu chứng thiếu Bo thường bắt đầu xuất
hiện ở các bộ phận non của cây. Ban đầu đỉnh sinh trưởng chùn lại, dần chết khô.
Các lá non thường bị biến dạng, gấp nếp và mỏng với màu xanh nhạt đến mất màu.
Trên bề mặt lá thường có những đốm nhỏ màu vàng trắng. Trong một số trường hợp
đỉnh sinh trưởng bị chết làm cây mọc thêm nhiều chồi bên giống như cây bụi. Xuất
hiện nhiều vết rạn nứt trên thân và cuống quả. Thiếu Bo là nguyên nhân dẫn đến
hoa kém phát triển, sức sống của hạt phấn kém, tỷ lệ đậu quả thấp, tầng rời ở cuống
11
và quả không phát triển đầy đủ nên quả non dễ bị rụng. Thiếu Bo làm sự phát triển
của rễ bị ảnh hưởng, các rễ cây nhỏ, mỏng, đầu rễ thường bị chết hoại [28].
- Thiếu Bo ở cây lúa làm giảm chiều cao cây, đầu lá dần bạc trắng và cuộn
lại, có thể làm chết các đỉnh sinh trưởng, bông nhỏ, số gié và số hạt trên bông ít.
- Đối với ngô, thiếu Bo làm cây thấp, khả năng trỗ cờ kém, bắp và hạt nhỏ,
lõi lớn, số hạt trên bắp ít. Ở cây bông, hoa rụng nhiều, xuất hiện các vết nứt gãy,
mất màu trên nụ, quả chín không an toàn (chỉ nở nửa quả) [28].
- Thiếu Bo ở các cây có củ xuất hiện bệnh “ruột nâu”, đặc trưng bởi những
đốm thẫm màu hoặc nứt nẻ trên phần dày nhất của rễ.
• Ở cây súp lơ, ban đầu bị thối từ cuống hoa sau lan dần ra cả hoa, ngoài ra
tình trạng thiếu Bo còn làm cho rễ của cây trống rỗng và có những khối u màu nâu
đậm, sau đó cây không phát triển được nữa.
• Ở cây có múi, quả có nhiều đốm nâu, lệch tâm, có vết đen quanh lõi, nước
chua. Đối với nho, thiếu Bo làm quả nhỏ, ít quả.
• Đối với đu đủ, thiếu Bo làm quả sần sùi, biến dạng.
- Tình trạng thiếu Bo làm xuất hiện những phần thối nhũn và những hốc rỗng
trên cây củ cải cùng với đốm vàng trên lá và thường gây chết phần ngọn.
- Với đa số cây trồng, khi hàm lượng Bo<15ppm thì thiếu Bo. Tuy nhiên, với
cây một lá mầm có thể ngưỡng này thấp hơn. Cây đủ Bo khi đạt 15 - 100ppm B và
ngộ độc Bo trong cây >200ppm B [28].
Cách đây hơn một thế kỷ, người ta đã tiến hành những thí nghiệm đầu tiên
nghiên cứu ảnh hưởng của Bo đối với sinh trưởng của cây. Người ta đã nghiên cứu
ảnh hưởng của những hợp chất Bo khác nhau, chủ yếu là acid boric và muối borat
natri đối với sự nảy mầm của hạt giống sau khi ngâm hạt trong dung dịch có các
hợp chất chứa Bo và đối với sự sinh trưởng phát triển của cây khi thêm các hợp
chất Bo vào dung dịch dinh dưỡng. Trong một thời gian dài, những kết quả thu
được trong phần lớn trường hợp đều cho thấy ảnh hưởng độc của Bo đối với cây.
Nguyên nhân là do trong thí nghiệm đã dùng những nồng độ Bo cao (1,0%) lúc đó
cho là nồng độ không đáng kể nhưng thực ra lại độc đối với cây. Vì vậy trong một
thời gian dài Bo vẫn nằm trong số những nguyên tố độc đối với cây. Trong những
nghiên cứu sau đó, việc dùng những nồng độ Bo thích hợp cho thấy Bo có thể có
tác dụng tích cực đối với cây. Lần đầu tiên người ta thấy tác dụng tích cực của Bo
đối với cây trong những thí nghiệm của Nakamura M. vào năm 1902, khi bón với
12
lượng từ 1 đến 5mg cho 1kg đất ở dạng borat thấy Bo đã làm tăng mạnh sinh
trưởng của cây đậu Hà Lan và cây rau Bina. Còn bón Bo theo những liều lượng
cao hơn 10 đến 50mg cho 1kg đất đã làm giảm mạnh năng suất Đại mạch. Trong
thí nghiệm của Brenchley W.E làm từ năm 1941 đã đạt được những kết quả có giá
trị trong việc nghiên cứu Bo và nhiều nghiên cứu cho thấy đối với Đại mạch bắt
đầu bị ngộ độc khi nồng độ Boric khoảng 1: 250.000 phần nước, đối với đậu Hà
Lan là 1: 50.000. Tuy nhiều nhà nghiên cứu đã thấy tác dụng tích cực của Bo
trong một thời gian dài vẫn chưa giải quyết được vấn đề về sự cần thiết của
nguyên tố này đối với đời sống và phát triển bình thường của cây. Từ nhiều mâu
thuẫn trong nghiên cứu mà Bo đã từ phạm trù “những nguyên tố độc” chuyển sang
nhóm “các chất kích thích” [7].
Hiện nay người ta đã chứng minh được sự cần thiết của Bo đối với trên 100
loài cây. Những thí nghiệm thay thế Bo bằng bất cứ nguyên tố nào đều đạt kết quả
hoàn toàn tiêu cực. Điều đó cho thấy vai trò của Bo trong cây là đặc thù và Bo là
nguyên tố dinh dưỡng không thể thay thế được [10]. Nhiều thí nghiệm của
Brenchley W.E và những cộng tác (1972) đã chứng minh trong 52 nguyên tố, không
có một nguyên tố nào có thể thay thế cho Bo được. Khi thiếu Bo trước hết sinh
trưởng của rễ và thân bị ngừng lại, đỉnh sinh trưởng úa vàng và chết, mầm bệnh
phát triển nhanh rồi cũng chết. Thiếu Bo đặc biệt nghiêm trọng, cây bị bệnh có thể
hoàn toàn không ra hoa hoặc ra hoa rất ít Năng suất quả (hạt) giảm so với tổng
năng suất của cây. Đói Bo còn làm cho sự phân chia sinh trưởng và phân chia tế bào
không bình thường ảnh hưởng đến mô phân sinh và hệ dẫn, từ đó làm rối loạn đến
quá trình vận chuyển và trao đổi chất. Cây cần Bo ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng
và phát triển.
Bo đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành phấn hoa. Thiếu Bo phấn hoa
không hình thành được, hoa rụng, không tạo hạt được hoặc hạt lép chất lượng để
giống kém. Bón Bo tăng cường sự tổng hợp và vận chuyển hydratcacbon, các chất
sinh trưởng và acid ascobic từ lá đến cơ quan tạo quả. Khi đói Bo sự trao đổi
hydratcacbon và protein giảm, đường và tinh bột bị tích lũy ở lá, đỉnh sinh trưởng bị
chết. Hàm lượng Bo trong các loại cây không giống nhau, chẳng hạn trong cây lấy
hạt hàm lượng dao động từ 4,7 - 8,1mg/1kg chất khô, trong khoai tây là 10 -
13mg/1kg, Lượng Bo do mùa màng lấy đi từ đất của các loại cây trồng khác nhau
trong mỗi vụ thu hoạch dao động rất lớn, khoảng 30 - 270g/ha [7].
Tuy Bo có ý nghĩa lớn trong quá trình trao đổi chất ở trong cây nhưng cho
đến nay vẫn chưa xác định được rằng Bo là thành phần của một enzim nào. Tuy
13
nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Bo có ảnh hưởng quan trọng đến nhiều phản
ứng enzim (Skonik M. Ya 1950; Yakovle 1947 ). Do Bo có vai trò to lớn trong
quá trình trao đổi chất nên việc cải thiện điều kiện dinh dưỡng nguyên tố này của
cây bằng cách bón phân Bo, không những đã làm tăng năng suất mà còn cải thiện rõ
rệt phẩm chất sản phẩm. Ngoài ra bón Bo còn làm tăng tính chống chịu của cây với
những điều kiện không thuận lợi của môi trường bên ngoài và với vài loại bệnh do
nấm, vi khuẩn và virus [10].
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Lạc được coi là một trong những cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu của
nhiều nước trên thế giới. Nguồn gốc cụ thể của cây lạc cho đến nay vẫn chưa được
khẳng định. Qua nhiều thập kỷ nghiên cứu ở các lĩnh vực khoa học, người ta đã ghi
nhận cây lạc có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Cây lạc được trồng đầu tiên ở lưu vực sông
Amazon thuộc Pêru. Ngoài ra lạc cũng được trồng rất sớm ở Mêxicô, Braxin,
Bolivia. Theo Krapovicat (1986), “có thể chắc chắn là Arachis hypogaea bắt nguồn
từ Bolivia tại các vùng đối núi thấp và chân của dãy núi Anđơ”. Giả thuyết này của
ông cho đến nay vẫn là giả thuyết có giá trị về cơ sở khoa học nhất, được nhiều nhà
khoa học chấp nhận [3].
Ngày nay, cây lạc được trồng phổ biến, phân bố rộng rãi từ 40 vĩ độ Bắc đến
40 vĩ độ Nam. Trên thế giới có hơn 100 nước trồng lạc. Lạc chủ yếu được trồng tập
trung ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ [19]. Lạc là cây trồng có khả năng thích ứng
rộng, được gieo trồng trên nhiều chân đất khác nhau và mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Trên thị trường thương mại thế giới, lạc là mặt hàng nông sản xuất khẩu đem
lại kim ngạch cao của nhiều nước. Theo thống kê của FAO, trong hơn 100 nước
trồng lạc hiện nay, ở Xêngan lạc chiếm ½ giá trị thu nhập và chiếm hơn 80% giá trị
xuất khẩu, ở Nigiêria lạc chiếm 60 % giá trị xuất khẩu [21]. Sản xuất lạc nói riêng
và đậu đỗ nói chung là con đường kinh tế nhất để giải quyết nạn đói Protein và
Lipid cho loài người, đồng thời duy trì và bồi dưỡng độ phì nhiêu của đất, hướng
đến một nền nông nghiệp bền vững.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, lạc là cây họ đậu có diện tích lớn nhất, với
diện tích gieo trồng hàng năm đạt 22 triệu ha và sản lượng 30 triệu tấn/ha. Trong đó
sản lượng lạc ở các nước đang phát triển gấp 10 lần so với các nước phát triển.
Theo số liệu thống kê của FAO, trên thế giới hiện có hơn 100 nước trồng
lạc, chủ yếu tập trung ở 3 châu lục: Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ. Trong đó Châu
14
Á chiếm 63,17%, Châu Phi chiếm 30,8%, Châu Mỹ chiếm 5,8% diện tích lạc trên
thế giới. Việt Nam là nước đứng thứ 5 trong tổng số 25 nước trồng lạc của châu Á,
sau Ấn Độ, Trung Quốc, Indonexia và Myanma. Hiện nay lạc là một trong số các
mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng, đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm là
100 triệu USD [38].
Những thập kỷ gần đây, nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật và sử dụng giống lạc
mới, nên năng suất lạc trên thế giới không ngừng tăng. Năng suất lạc trung bình trên
thế giới trong những năm 70 là 9,2 tạ/ha, năm 80 là 11,6 tạ/ha, năm 90 là 13,0 tạ/ha
[32]. Sáu năm gần đây (2000 - 2005) năng suất lạc trung bình của thế giới là 14,4
tạ/ha [34], [37], tăng so với những năm 70 là 55,0%, năm 80 là 30,9%, năm 90 là
12,0% [32], [34], [37]. Năng suất lạc trung bình toàn thế giới tăng, song không đều
giữa các khu vực. Khu vực Bắc Mỹ có năng suất lạc cao, tuy nhiên trong ba thập kỷ
70,80,90 tăng không đáng kể, từ 25,9 tạ/ha lên 26,2 tạ/ha [32]. Nam Mỹ, năng suất
lạc ở thập kỷ 90 là 16,5 tạ/ha, tăng 35% so với thập kỷ 70; đến năm 2004 năng suất
đạt 21,5tạ/ha [37]. Châu Á nhờ sự nổ lực của các quốc gia áp dụng tiến bộ kỹ thuật,
chọn tạo và sử dụng giống mới nên năng suất lạc tăng mạnh, từ 9,1 tạ/ha (1970 -
1979) lên 14,5 tạ/ha (1990 - 1999) [35]; năm 2004 năng suất lạc đạt 16,4tạ/ha [37].
Khu vực Đông Á có năng suất lạc tăng mạnh nhất, từ 12,7 tạ/ha (1970 - 1979) lên
26,3 tạ/ha (1990 - 1999); Đông Nam Á tăng từ 10,1 tạ/ha lên 12,8 tạ/ha [35].
Theo thống kê của Florkowski W.J (1994) 29], của Cesar.L.R., Stanley M.F.
(2002) [32]. Ấn Độ có diên tích trồng lạc lớn nhất thế giới, song lạc chủ yếu được
trồng ở vùng khô hạn và bán khô hạn, nên năng suất lạc rất thấp. Diện tích lạc ở
những năm 70 của Ấn Độ là 7,842 triệu ha, năng suất lạc 8,1 tạ/ha; những năm 90
diện tích là 7,842 triệu ha, năng suất là 9,4 tạ/ha. Những năm gần đây (2000 -
2004) diện tích lạc hàng năm ở Ấn Độ là 8,0 triệu ha, năng suất là 8,6 tạ/ha, giảm
8,5% so với những năm 90 [34], [37].
Indônêsia ở thập kỷ 70 có diện tích trồng lạc là 0,42 triệu ha/năm, những
năm 80 là 0,58 triệu ha/năm [35]. Từ 1995 đến 2001 Indônêsia có diện tích ổn
định, trung bình là 0,65 triệu ha/năm [32], [36]. Năm 2003, 2004 diện tích tăng lên
0,7 triệu ha/năm [37]. Năng suất lạc của Indônêsia khá cao và ổn định vào những
năm 70, 80, 90 là 14,8 - 15,0 tạ/ha [35]. Năm năm gần đây (2000 - 2004) năng
suất lạc trung bình hàng năm là 15,9 tạ/ha, tăng không đáng kể so với những thập
kỷ trước [37].
15
Mỹ có diện tích giảm nhẹ, năng suất lạc khá ổn định trong 3 thập kỷ qua.
Thập kỷ 70, diện tích trồng lạc là 0,605 triệu ha/năm, năng suất trung bình đạt 26,5
tạ/ha [35], đến thập kỷ 80, 90 diện tích giảm xuống còn 0,597 và 0,569 triệu
ha/năm, năng suất là 27,9 tạ/ha [32]. Năm 2000 - 2004 diện tích là 20,578 triệu
ha/năm, năng suất là 31,7 tạ/ha [37], đây là năng suất lạc trung bình cả nuớc cao
nhất thế giới.
Trung quốc là nước đứng thứ 2 về diện tích lạc. Diện tích và năng suất lạc ở
Trung Quốc tăng nhanh trong những thập kỷ qua. Thập kỷ 70 diện tích là 2,092
triệu ha/năm, năng suất là 12,0 tạ/ha, thập kỷ 80 diện tích tăng lên là 2,647 triệu
ha/năm, năng suất là 17,6 tạ/ha [34], [35]. Theo Duan Shufen (1998) [33], trong
thập kỷ 90 nhờ có những bước nhảy vọt về chọn tạo giống và kỹ thuật trồng trọt,
nên năng suất lạc ở Trung Quốc đạt rất cao, trung bình đạt 26,9tạ/ha. Theo thống kê
của USDA (2000 - 2005) [37], những năm gần đây diện tích lạc ở Trung Quốc là
5,035 triệu ha/năm, chiếm trên 20% tổng diện tích trồng lạc thế giới, năng suất lạc
trung bình là 28,2 tạ/ha, cao gần gấp đôi (98,6%) năng suất lạc trung bình của thế
giới. Sản lượng lạc hàng năm của Trung Quốc là 14,160 triệu tấn, chiếm gần 40%
tổng sản lượng lạc trên toàn thế giới.
Sênêgan là nước có diện tích trồng lạc khá lớn trên thế giới, song do thiếu
sự quan tâm của chính phủ, thiếu vốn đầu tư để phát triển cây lạc nên những thập
kỷ qua diện tích và năng suất lạc có su hướng giảm. Thập kỷ 60, 70 diện tích lạc
hàng năm là 1,1 triệu ha, sang thập kỷ 90 giảm xuống còn 0,69 triệu ha/năm (giảm
37,3%), năm 2003 chỉ còn 0,53 triệu ha (giảm 50%) [32], [35], năng suất lạc liên
tục giảm, thập kỷ 60 là 8,8 tạ/ha, thập kỷ 70 là 7,8 tạ/ha, thập kỷ 90 là 6,9 tạ/ha
[35]. Năm năm gần đây, năng suất lạc trung bình chỉ đạt 7,2 tạ/ha, trong đó thấp
nhất năm 2002 là 3,5 tạ/ha, sản lượng lạc là 0,45 triệu tấn/năm giảm so với thập kỷ
60 là 50% [32], [35].
Achentina cũng là nước thành công trong nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật
tiến bộ để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất lạc. Năm 1991, năng suất lạc
bình quân của Achentina đạt 20,0 tạ/ha [5], [32], [34], [37] gấp 2 lần so với năm
1980. Mấy năm gần đây, nhờ có các giống mới chất lượng cao được gieo trồng trên
70% diện tích lạc cả nước đã đưa Achentina trở thành nước xuất khẩu lạc đứng thứ
3 trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, mặc dù diện tích trồng lạc chỉ có 0,18 triệu
ha/năm [34], [37].
Diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng lạc của thế giới và một số nước
có diện tích gieo trồng lớn được thể hiện ở bảng 2.3.
16
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới và
một số nước qua các năm từ 2005 - 2007
Chỉ tiêu
Diện tích
(triệu/ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Năm
Tên nước
2005 2006 2007 2005 2006 2007 2005 2006 2007
Thế giới 23,61
22,2
3
23,38 1,61 1,55 1,49 38,09 34,47 34,85
Ấn Độ 6,73 5,64 6,70 1,18 0,87 0,98 7,99 4,91 6,60
Trung quốc 4,68 4,72 4,69 3,07 3,12 2,79 14,39 14,73 13,09
Nigiêria 2,18 2,22 2,23 1,59 1,72 1,72 3,48 3,82 3,83
Indonexia 0,72 0,71 0,70 2,04 2,08 2,10 1,46 1,47 1,47
Mỹ 0,66 0,49 0,48 3,35 3,22 3,51 2,21 1,57 1,69
Xênêgan 0,77 0,59 0,60 0,91 0,77 0,70 0,70 0,46 0,43
Xuđăng 0,96 0,96 0,92 0,54 0,38 0,50 0,52 0,36 0,46
Myanma 0,65 0,65 0,66 1,40 1,40 1,50 0,91 0,91 1,00
Camarun 0,31 0,31 0,30 0,76 0,53 0,53 0,23 0,16 0,16
Việt Nam 0,26 0,25 0,25 1,81 1,86 1,98 0,49 0,46 0,49
(Nguồn: www.fao.org)
Nhu cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng, đã và đang khuyến khích
nhiều nước đầu tư phát triển sản xuất với quy mô ngày càng mở rộng. Qua bảng 2.3
cho thấy: mặc dù diện tích gieo trồng giảm, năm 2005 diện tích đạt 6,73 triệu ha
đến năm 2007 giảm xuống còn 6,70 triệu ha, nhưng Ấn Độ vẫn là nước có diện tích
trồng lạc lớn nhất thế giới. Đứng thứ 2 thế giới về diện tích trồng lạc là Trung Quốc
(sau Ấn Độ) nhưng sản lượng lạc lại đứng đầu thế giới (13,09 triệu tấn), với năng
suất đạt 2,79 tấn/ha trong khi năng suất lạc bình quân thế giới đạt 1,49 tấn/ha. Nhìn
chung trong những năm gần đây, diện tích trồng lạc của hầu hết các nước trên thế
giới đang có chiều hướng gia tăng.
17
Trong cơ chế thị trường mới, các chính sách mở cửa đã tạo cơ hội cho các
nước trên thế giới trao đổi những tiến bộ kỹ thuật cũng như kinh nhiệm sản xuất.
Đây là những nguyên nhân góp phần thúc đẩy, khuyến khích nhiều nước đầu tư
phát triển lạc với quy mô ngày càng lớn.
2.2.2. Tình hình sản xuất lạc trong nước
Ở Việt Nam, lạc hiện là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu
quan trọng, kim ngạch xuất khẩu hàng năm ước đạt 100 triệu USD. Sản lượng lạc
sản xuất hàng năm phần lớn dành cho xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu lạc chính
của Việt Nam hiện nay là: Singapo, Pháp, Đức, Nhật, Inđônêxia Sản xuất lạc ở
Việt Nam đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số nông sản khác, tỷ suất lợi
nhuận đạt 31,86 % và xuất khẩu lạc đóng góp hơn 15 % nguồn thu từ xuất khẩu
nông sản. Hiện nay Việt Nam đứng hàng thứ 5 trong 10 nước xuất khẩu lạc lớn
nhất thế giới. Do đó, việc nghiên cứu chọn tạo giống, sử dụng kỹ thuật thâm canh
nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lạc là những việc hết sức thiết thực [4].
Trong 25 nước trồng lạc ở châu Á thì Việt Nam đứng thứ 5 về sản lượng.
Lạc là một mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của nước ta, hàng năm thu về
một lượng ngoại tệ lớn cho quốc gia (44,0 triệu USD) [5]. Lạc đóng vai trò đặc biệt
quan trọng ở Việt Nam, nơi mà có khí hậu và canh tác đặc biệt khó khăn. Sở dĩ như
vậy là vì cây lạc là cây ngắn ngày có nhiều khả năng tăng vụ, trồng được trên nhiều
loại đất khác nhau ở tất cả các vùng từ đồng bằng đến miền núi.
Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương và
chính sách khuyến khích, đầu tư phát triển sản xuất lạc. Do đó diện tích lạc trong
những năm gần đây đã tăng với tốc độ khá nhanh. So với các cây công nghiệp khác,
lạc hiện nay chiếm diện tích khá lớn. Diện tích lạc ở nước ta sau những năm giải
phóng đã tăng gấp nhiều lần so với trong chiến tranh. Năm 1965 - năm kết thúc kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất - đến năm 1995, diện tích lạc đã tăng gấp 3 lần [16].
Hiện nay lạc được trồng phổ biến khắp các vùng trong cả nước chiếm 40%
tổng diện tích gieo trong các cây công nghiệp ngắn ngày [5] và bước đầu hình thành
5 vùng sản xuất chính:
* Vùng trung du miền núi phía Bắc lạc được trồng tập trung ở các tỉnh: Vĩnh
Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên với diện tích 41.000 ha (chiếm 15,7%).
* Vùng ven biển Bắc Trung Bộ là vùng trọng điểm trồng lạc của các tỉnh
phía Bắc với diện tích 71.000 ha, chủ yếu tập trung ở các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ
An, Hà Tĩnh (chiếm 26,4%).
18
* Vùng ven biển Nam Trung Bộ, lạc được trồng tập trung ở hai tỉnh Quảng
Nam và Đà Nẵng với diện tích khoảng 29.000 ha (chiếm 10,7%).
* Vùng cao nguyên Nam Trung Bộ, diện tích trồng lạc vào khoảng 18.000 ha
(chiếm 6,9%) chủ yếu ở các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai và Kon Tum.
* Vùng Đông Nam Bộ, lạc được trồng ở các tỉnh: Bình Dương, Bình Phước
và Tây Ninh với diện tích 68.000 ha.
Theo số liệu của FAO, diện tích và năng suất lạc ở Việt Nam từ nam 1997
đến năm 2007 thể hiện như bảng 2.4.
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam từ 1997 - 2007
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
1997 253,5 13,9 351,3
1998 269,4 14,3 386,0
1999 247,6 12,8 318,1
2000 244,9 14,5 355,3
2001 244,6 14,8 363,1
2002 246,7 16,2 400,4
2003 243,8 16,7 406,2
2004 263,7 17,8 469,0
2005 269,6 18,1 489,3
2006 251,3 18,6 464,8
2007 254,6 19,8 495,0
(Nguồn:www.fao.org)
Qua số liệu ở bảng 2.4 cho thấy được diện tích lạc có sự biến động không
đáng kể nhưng năng suất lạc đã tăng lên một cách rõ rệt và đến năm 2007 đã đạt
19,8 tạ/ha kéo theo sản lượng lạc năm 2007 đạt 495 nghìn tấn.
Tiềm năng để nâng cao năng suất lạc nước ta còn rất lớn. Kết quả nghiên cứu
trong những năm gần đây cho thấy trên diện tích rộng hàng chục ha gieo trồng mới
với biện pháp canh tác tiên tiến, nông dân có thể dễ dàng đạt năng suất lạc từ 4 - 5
tấn/ha, gấp 3 lần so với năng suất bình quân trong sản xuất đại trà [5]. Điều đó đã
chứng tỏ rằng : Nếu các kỹ thuật tiên tiến được áp dụng rộng rãi trong sản xuất sẽ
góp phân đáng kể trong việc tăng năng suất và sản lượng lạc ở nước ta. Vấn đề hiện
nay là làm sao để các giống mới và các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến được với
nông dân và được nông dân tiếp nhận.
19
Về tình hình tiêu thụ lạc, trong thập kỷ 90 Việt Nam là nước đứng thứ tư về
xuất khẩu lạc. Lượng lạc xuất khẩu trong 5 năm đầu thập kỷ 90 là 127 nghìn tấn,
chiếm 8,7 % thị phần, 5 năm cuối thập kỷ 90 tăng lên 173 nghìn tấn, chiếm 11,6 %
thị phần. Những năm gần đây (2001 - 2005), trung bình kim ngạch xuất khẩu lạc
của Việt Nam đạt khá cao, trên 50 triệu đôla Mỹ. Tuy nhiên sản lượng lạc xuất khẩu
còn thấp so với tiềm năng, lý do chủ yếu là chất lượng lạc của Việt Nam còn thấp,
cùng với thị trường xuất khẩu lạc thực sự ổn định. Sản lượng lạc xuất khẩu biến
động nhiều qua các năm: năm 2000 sản lượng xuất khẩu là 76 nghìn tấn, năm 2002
tăng lên 105 nghìn tấn, sang năm 2003 giảm xuống là 90 nghìn tấn. Giá lạc nhân
xuất khẩu ở Việt Nam tăng qua các năm: Năm 1998 là 483 đôla/tấn, năm 2000 là
540 đôla/tấn, năm 2003 là 578 đôla/tấn, năm 2005 trung bình là 645 đôla/tấn [24].
Cây lạc càng ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình, nên trong quy
hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của cả nước đã đưa ra đến năm 2010 diện tích
lạc là 400.000 ha và tầm nhìn 2020 diện tích là 450.000 ha bố trí chủ yếu ở vùng
Duyên hải Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và trung du miền núi [37].
Trên cơ sở áp dụng các giải pháp kỹ thuật tổng hợp đồng bộ, tiếp thu kinh
nghiệm các nước, trong thời gian tới sản xuất lạc nước ta sẽ có điều kiện để đạt
được những thành tựu mới, góp phần phát triển một nền sản xuất nông nghiệp bền
vững, tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân.
2.2.3. Tình hình sản xuất lạc tại Thừa Thiên Huế
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trên dải đất hẹp ở khu vực bắc miền Trung, phía
Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giới hạn
bởi biển Đông và phía Tây giáp nước CHDCND Lào với chiều dài hơn 100 km,
chiều rộng bình quân 60 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 5.053,99 km
2
.
Thừa Thiên Huế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa mưa
nắng rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước và kết thúc tháng 1 năm sau.
Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng trực tiếp sự hoạt động của hai loại gió mùa chính,
gió đông bắc và gió tây nam. Gió đông bắc hoạt động bắt đầu từ tháng 10 và kết
thúc vào tháng 3 năm sau, gió tây nam hoạt động từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 8.
Trong mùa mưa, nhiệt độ hạ thấp, lượng mưa lớn, tập trung gây ra lũ lụt trên diện
rộng vào tháng 10, tháng 11. Vì vậy, cơ cấu mùa vụ của các cây hàng năm ở tỉnh ta
được bố trí chủ yếu trong 2 vụ, vụ Đông Xuân từ tháng 12 đến tháng 5, vụ Hè Thu
từ tháng 5 đến đầu tháng 9, sản xuất vụ Đông không phát triển, quy mô nhỏ.
Ở Thừa Thiên Huế lạc cũng được xem là một trong những cây trồng quan
trọng, có hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Tổng diện tích đất trồng lạc của tỉnh Thừa
20
Thiên Huế là 4.834 ha (năm 2005) chiếm 6,2 % diện tích gieo trồng. Diện tích trồng
lạc có tăng trong những năm gần đây, song diện tích chỉ tăng chủ yếu trong vụ
Đông Xuân. Lạc được trồng trên nhiều loại đất, chủ yếu đất thịt nhẹ, cát pha hoặc
đất cát trên đất trồng màu, diện tích mở rộng hàng năm chủ yếu trên đất màu, trồng
xen trên đất sắn và một số diện tích chuyển đổi từ đất lúa. Diện tích trồng lạc bình
quân từ 2.600 - 2.800 m
2
/ hộ, phân tán ở nhiều thửa nên khó khăn trong canh tác.
Nếu thực hiện việc dồn điền đổi thửa trên đất trồng lạc sẽ tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho người sản xuất. Năng suất lạc có tăng qua các năm (năm 2005 năng suất
đạt 17,6 tạ/ha, tăng 5,2 tạ so với năm 2001) nhưng vẫn còn ở mức thấp. Nguyên
nhân chủ yếu do tỷ lệ sử dụng các giống mới có năng suất cao còn thấp, việc đầu tư
thâm canh còn hạn chế, mặc khác điều kiện thời tiết, khí hậu bất lợi cũng ảnh hưởng
đến năng suất lạc [22].
Thừa Thiên Huế là khu vực đặc thù của vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, chịu
ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu thời tiết khắc nghiệt. Cùng với phương hướng
phát triển sản xuất nông nghiệp của vùng là phát triển sản xuất hàng hoá, phát huy
lợi thế của vùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý né tránh thiên tai. Cây lạc đang
là cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng của tỉnh, chỉ đứng sau lúa và đạt hiệu
quả kinh tế cao hơn so với một số cây trồng khác. Sở dĩ như vậy là vì cây lạc có
những đặc tính ưu việt của nó đó là: Sản xuất lạc vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao
vừa có tính thích ứng rộng. Nhân dân Thừa Thiên Huế đã từng bước thay đổi cơ cấu
cây trồng do đó đã góp phần làm tăng diện tích và sản lượng lạc ở Thừa Thiên Huế.
Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế qua một số năm được thể hiện ở bảng 2.5.
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế từ 1997 - 2007
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
1997 3.800 15,00 5.700
1998 4.300 13,50 5.800
1999 4.100 14,15 5.800
2000 3.900 14,10 5.500
2001 4.800 13,20 5.900
2002 4.900 14,90 7.300
2003 4.600 15,90 7.300
2004 4.700 17,40 8.200
2005 4.800 17,60 8.400
2006 4.700 18,60 8.800
2007 4.763 20,00 9.549
(Nguồn:Niên giám Thống kê Thừa Thiên Huế, 2008)
21
Qua bảng 2.5 cho thấy: Tuy diện tích trồng lạc ở Thừa Thiên Huế có xu
hướng ngày càng được mở rộng, năm 1997 diện tích là 3.800 ha đến năm 2007 đã
tăng lên đến 4.763 ha, kéo theo sản lượng tăng từ 5.700 tấn (năm 1997) lên 9.549
tấn (năm 2007). Tuy diện tích ngày càng mở rộng nhưng năng suất vẫn chưa cao và
không ổn định. Sở dĩ như vậy là do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do trình
độ thâm canh chưa cao, thiếu các giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt có khả
năng chống chịu phù hợp với điều kiện sản xuất, đặc biệt là do người nông dân chưa
chú ý đến việc bón hợp lý và cân đối giữa phân đa lượng và vi lượng [25].
Thừa Thiên Huế nằm ở vùng Bắc Trung Bộ là vùng lạc lớn nhất của nước ta.
Diện tích lạc của tỉnh cũng khá cao tuy nhiên năng suất lạc của tỉnh vẫn thấp hơn
năng suất trung bình của cả nước. Năm 2007 năng suất lạc trung bình của nước ta là
19,83 tạ/ha thì năng suất trung bình của tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 18,8 tạ/ha, thấp
hơn 1,03 tạ/ha. Năng suất lạc năm 2007 cũng là năng suất lạc cao nhất từ trước đến
nay của tỉnh.
(Nguồn:Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2007)
22
Theo biểu đồ trên cho thấy năng suất lạc tỉnh Thừa Thiên Huế giảm từ năm
2000 đến 2001, sau đó tăng dần đến nay. Qua 6 năm từ năm 2001 đến năm 2007
năng suất lạc của tỉnh tăng 6,5 tạ /ha.
Nhìn chung, năng suất lạc của tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn thấp so với năng
suất lạc trung bình của cả nước và năng suất lạc của vùng Bắc Trung Bộ. Hiện nay
Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều tiềm năng để tăng năng suất lạc. Chúng ta cần áp
dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật để phát huy tối đa năng suất đó.
Tỉnh đã có chủ trương đưa những giống mới có năng suất cao vào sản xuất ở
địa phương. Năm 2005 tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa một số giống lạc mới vào khảo
nghiệm và bước đầu đã cho một số kết quả nhất định. Trong các giống khảo nghiệm
giống L14 là giống có ưu thế nhất. Giống L14 thích hợp với điều kiện sinh thái của
tỉnh, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất trung bình đạt 28 tạ/ha [23].
2.2.4. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân vi lượng Bo trên thế giới và ở
Việt Nam
Trong khoảng 20 năm gần đây, việc nghiên cứu về vai trò của các nguyên tố
vi lượng trong đời sống thực vật cũng như hiệu quả của việc sử dụng những nguyên
tố đó trong thực tiễn nông nghiệp đã được đẩy mạnh rõ rệt ở nhiều nước.
Liên Xô (cũ) được xem là nước đứng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và sử
dụng phân vi lượng. Các loại phân vi lượng như: Bo, Molipden, Mangan, Đồng,
hàng năm được sử dụng ở diện tích trên 5 triệu ha [10]. Do dùng các loại phân này
nên không những năng suất cây trồng tăng rõ rệt mà phẩm chất của các sản phẩm
nông nghiệp cũng được cải thiện. Thí nghiệm đồng ruộng của V.P Dee Va trên đất
decno - potzon tỉnh Leningrat (Liên bang Nga) cho thấy Bo làm tăng năng suất củ
cải và cà rốt từ 10 -15 tạ/ha. Hàm lượng đường, caroten trong củ cải và cà rốt đều
tăng. Bo được bón vào đất trước khi gieo theo mức 1,5kg Bo/ha, hoặc bón thức
ngoài rễ bằng cách phun 3 lần cho cây bằng dung dịch acid boric 0,2% hoặc ngâm
hạt giống trước khi gieo 24 giờ trong dung dịch acid boric 0,1%. Kết quả do
P.I.Anpoc (1961 - 1963) thu được ở Latvia cho thấy: Trên đất decno - potzon (đặc
biệt là đất có bón vôi) với hàm lượng Bo linh động thấp (<0,2mg/kg đất), khi bón
phân Bo đã làm tăng năng suất củ cải đường 20 - 60 tạ/ha, tương ứng với 13,3 -
72,6% đồng thời độ đường trong củ tăng. Với cây họ đậu lấy hạt bằng cách xử lý
hạt trước khi gieo bằng phân vi lượng Bo đatolit (2kg/tạ hạt) kết hợp với thuốc
khử trùng, hoặc bón vào đất (60kg/ha) cho tăng thu 2 - 5,7 tạ/ha tương ứng với
11,2 - 51,8% [7].
23
Ở các nước châu Âu, diện tích trồng trọt ít, để tăng sản phẩm nông nghiệp
buộc người ta phải tăng cường sử dụng phân đạm, lân, kali. Nhưng trong vòng hai,
ba chục năm trở lại đây người ta đã nhận thấy rằng chỉ bằng con đường đó không
thể cho năng suất cao, bởi vì các loại phân hoá học tinh khiết không chứa các
nguyên tố vi lượng đã làm cho cây trồng mất thăng bằng về dinh dưỡng. Từ thực tế
trên đã làm cho chúng ta không quá xa lạ khi thấy gần đây nhiều nhà khoa học trên
thế giới đã chú ý nghiên cứu tác dụng và cách sử dụng phân vi lượng nhằm tăng
năng suất và phẩm chất các sản phẩm nông nghiệp. Phân vi lượng cũng đã được sản
xuất trên quy mô lớn và không ngừng tăng lên về số lượng và chủng loại [7]. Ở
nước ta, hơn 20 năm về trước đã xuất hiện rải rác một số nghiên cứu về tác dụng
của nguyên tố vi lượng đối với cây trồng. Những thí nghiệm thăm dò tác dụng của
Cu, B, Mo đối với cây lạc bằng phương pháp ngâm hạt giống hoặc phun dung dịch
lên lá ở Nghệ Tĩnh cho thấy cường độ quang hợp tăng, hàm lượng diệp lục và
glucid trong lá đều tăng, mức tăng năng suất B - 12%; Mo - 9,2%; Cu - 3% (Trần
Văn Hồng, 1970). Trên đất bạc màu Hà Bắc, các nguyên tố Cu, Zn, B, Mo và các
hỗn hợp của chúng cho năng suất chất xanh của lạc tăng 15 - 30%, trong đó Bo có
tác dụng rõ nhất [7]. Kết quả nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài cho thấy
mức tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản phụ thuộc vào khả năng đảm
bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng cho cây cả về nguyên tố đa lượng cũng như các
nguyên tố vi lượng [7]. Phun Bo trên các nền phân đạm, lân khác nhau thì cho
những kết quả tốt.
Bón đạm kết hợp với phun Bo có tác dụng rõ rệt đến quá trình sinh trưởng,
phát triển: Trên nền 8 tấn phân chuồng + 30kg N + 60kg P
2
O
5
+ 60kg K
2
O + 400kg
vôi/ha kết hợp phun Bo đã cho năng suất cao nhất.
Bón lân kết hợp với phun vi lượng Bo có tác dụng rõ đến sinh trưởng của cây
lạc. Trên nền bón 90kg P
2
O
5
/ha và có phun vi lượng Bo đã làm tăng năng suất lạc
lên đáng kể. Phun Bo làm tăng khá rõ về hàm lượng dầu và hàm lượng prôtein
trong hạt.
Ở Mỹ, phân vi lượng được sử dụng trên quy mô rộng. Mỹ thường áp dụng
những cách bón nguyên tố vi lượng cho phép kết hợp được với những biện pháp
trồng trọt khác nhau như bón cùng phân đa lượng (dạng cứng hoặc dạng lỏng),
thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu bệnh, xử lý hạt giống, bón vào đất, bón thúc ngoài
rễ, nhờ đó mà một thực tế là diện tích đất trồng ở Mỹ trong khoảng 50 năm nay
không tăng trong khi dân số tăng 75% vẫn đảm bảo về lương thực, thực phẩm.
24
Bảng 2.6: Các loại phân chứa B chủ yếu
Loại phân Công thức
Tỷ lệ B
(%)
Dạng sản
phẩm
Tan trong nước
Decahidrat natri tetraborat
Pentahidrat natri tetraborat
Natri tetraborat
Acid boric
Phân lân chứa B (0-46-0)
Phân đạm chứa B (34-0-0)
Na
2
B
4
O
7
.10H
2
O
Na
2
B
4
O
7
.5H
2
O
Na
2
B
4
O
7
H
3
BO
3
Na
2
B
4
O
7
.10H
2
O
+ (NH
4
)
2
HPO
4
Na
2
B
4
O
7
.10H
2
O
+ NH
4
NO
3
11,3
14,9
20,5
17,3
0,9
0,5 – 0,7
Bột
Bột, viên
nhỏ
Bột, viên
nhỏ
Bột
Viên
Viên
Tan trong acid xitric
Hỗn hợp thuỷ tinh (Frit)
Colemanhit
Ulexit
-
Ca
2
B
6
O
11
.5H
2
O
NaCa
2
B
5
O
9
.8H
2
O
6 - 10
14
9 - 10
Bột
Bột, viên
Bột, viên
Phân phức hợp
Đạm, lân chứa B (18-46-0)
Lân, kali chứa B (0-34-30)
NH
4
NO
3
+
(NH
4
)
2
HPO
4
+
Na
2
B
4
O
7
.10H
2
O
KCl + (NH
4
)
2
HPO
4
+ Na
2
B
4
O
7
.10H
2
O
1,0
0,3
Viên
Viên
25