Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.75 KB, 5 trang )

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế


Nguyễn Thị Hoàng Nguyễn


Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn ThS. ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Khắc Thanh
Năm bảo vệ: 2011


Abstract. Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về thị trường chứng khoán. Phân
tích thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế nhằm tìm ra những yếu kém và tồn tại. Đề xuất các giải pháp
nhằm tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.

Keywords. Kinh tế chính trị; Thị trường chính khoán; Hội nhập kinh tế; Kinh tế
quốc tế


Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta đặt ra một yêu cầu cấp
thiết là phải phát triển thị trường vốn hiệu quả nhằm cung cấp vốn trung và dài hạn cho nền
kinh tế. Để có một thị trường vốn như thế, đòi hỏi trước mắt là phải xây dựng được một thị
trường chứng khoán vững mạnh. Thị trường chứng khoán sẽ làm tăng tính thanh khoản của
các công cụ huy động vốn, khắc phục được đáng kể hạn chế về không gian, thời gian và quy
mô trong việc huy động vốn. Vì vậy, phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã trở
thành nhu cầu cấp thiết, điều này đã được khẳng định từ Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng:


“… phát triển thị trường vốn, thu hút các nguồn vốn chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng
bước xây dựng thị trường chứng khoán phù hợp với điều kiện Việt Nam và định hướng phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước…”. Sau nhiều cố gắng, thị trường chứng khoán Việt Nam
đã chính thức đi vào hoạt động ngày 20/7/2000, đánh dấu bước chuyển mình của thị trường
tài chính Việt Nam.
Sau 10 năm hoạt động, về cơ bản thị trường chứng khoán ở nước ta đã từng bước phát
triển, bước đầu khẳng định vị trí quan trọng của mình bên cạnh các định chế tài chính trung
gian trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả bước đầu, hoạt động
của thị trường chứng khoán cũng còn bộc lộ không ít những vấn đề bất cập làm hạn chế tốc
độ tăng trưởng cũng như sự ổn định của thị trường.
Nền kinh tế Việt Nam đang sống trong những ngày hậu gia nhập WTO. Mức độ hiệu
lực của các cam kết WTO của Việt Nam đang dần tăng lên. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự
gia tăng không chỉ cơ hội mà cả những thách thức đối với mọi ngành, mọi lĩnh vực, trong đó
có lĩnh vực thị trường tài chính Việt Nam - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm trước những sự
biến động về mọi mặt trong nước cũng như trên thế giới.
Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán
Việt Nam trong những năm qua, chỉ ra những tồn tại, yếu kém là cần thiết để có thể đề xuất
những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, thực sự trở thành
kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế nước ta trong thời kỳ hội nhập.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về thị trường chứng
khoán. Có thể kể đến như sau:
- Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (1997), Một số vấn đề về phát triển
cơ sở hạ tầng và quản lý thị trường chứng khoán.
- Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (1999), Đề tài cấp bộ, Những vấn đề
cơ bản trong việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (1999), Sở giao dịch chứng khoán
Việt Nam - Mô hình tổ chức, quản lý và giám sát.
- Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2005), Chương trình hành động của
Ủy ban chứng khoán Nhà nước để phát triển thị trường chứng khoán năm 2005.

- Nguyễn Sơn (1998), Lựa chọn mô hình và các bước đi thích hợp để thành lập thị
trường chứng khoán ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế.
- Trần Thị Minh Châu (2002), Những điều kiện kinh tế - xã hội để hình thành và phát
triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế.
- Nguyễn Thị Thụy Hương (2006), Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ ở Việt
Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế.
- Trần Quang Phú (2007), Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong điều
kiện hội nhập quốc tế, Luận văn thạc sỹ Kinh tế.
- Bùi Nguyên Hoàn, Những đặc trưng cơ bản và các giải pháp phát triển thị trường
chứng khoán Việt Nam, Đề tài khoa học.
- Hoàng Đức Long, Những giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho sự phát triển thị
trường chứng khoán Việt Nam, Đề tài khoa học.
- Trần Cao Nguyên, Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm
2010, Đề tài khoa học.
Các công trình kể trên đã nghiên cứu thị trường chứng khoán Việt Nam ở nhiều góc
độ khác nhau, chủ yếu là về điều kiện, chiến lược và giải pháp xây dựng, phát triển thị trường
chứng khoán. Công trình nghiên cứu của tác giả Trần Quang Phú cũng đã phân tích tình hình
phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Tuy nhiên,
các số liệu mà tác giả phân tích mới dừng lại ở năm 2007 khi Việt Nam mới gia nhập WTO.
Do đó, tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến thị trường chứng khoán Việt Nam chưa rõ
nét. Hơn nữa, việc nghiên cứu để tìm giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những yếu kém,
góp phần tạo nên sự ổn định và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian
tới là rất cần thiết. Do vậy, luận văn đi sâu nghiên cứu thị trường chứng khoán Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, phân tích thực trạng hoạt động của thị trường chứng
khoán Việt Nam gắn với tác động của bối cảnh kinh tế - tài chính thế giới đến tình hình kinh
tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng, từ đó chỉ ra những yếu
kém, hạn chế trong quá trình hoạt động của thị trường chứng khoán; kết hợp với việc nghiên
cứu kinh nghiệm phát triển thị trường chứng khoán của Trung Quốc - một quốc gia có nền
kinh tế chuyển đổi tương đồng với Việt Nam nhằm tìm ra những giải pháp có tính khả thi và
phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Đề tài “Thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”
được lựa chọn xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn khách quan. Nhận thức được vai trò to lớn
của thị trường chứng khoán đối với việc phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta, mục đích
nghiên cứu của đề tài là đề xuất những giải pháp có tính khả thi, góp phần thúc đẩy thị trường
chứng khoán phát triển. Để đạt mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:
- Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về thị trường chứng khoán;
- Phân tích thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế nhằm tìm ra những yếu kém và tồn tại;
- Đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán
Việt Nam từ khi thành lập đến năm 2010, nhưng chủ yếu tập trung vào giai đoạn 2007 – 2010
là thời kỳ mà thị trường chứng khoán Việt Nam chịu tác động rõ rệt của hội nhập kinh tế
quốc tế. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào thị trường tập trung với hai loại chứng
khoán cơ bản là cổ phiếu và trái phiếu. Đề tài không nghiên cứu trái phiếu và cổ phiếu giao
dịch trên thị trường OTC.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp của kinh tế chính trị học. Ngoài ra có sử dụng
thêm các phương pháp khác như: Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu, phương pháp
thống kê, phương pháp đối chiếu, so sánh để xử lý các tư liệu.
6. Đóng góp của luận văn
- Về mặt khoa học: góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về thị trường chứng khoán.
- Về mặt thực tiễn: phân tích thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt
Nam, chỉ ra một số những hạn chế bất cập từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp thúc đẩy sự
phát triển của thị trường chứng khoán trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến
Việt Nam ngày càng sâu và rộng.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục từ ngữ viết tắt, danh mục
tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thị trường chứng khoán trong nền kinh tế thị
trường.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.



References
1. TS.Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2009), Vượt thách thức, mở thời cơ phát triển bền
vững, Nxb. Tài chính, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Cành, Trần Việt Hoàng (2007), Thị trường chứng khoán - Cấu trúc và cơ
chế hoạt động, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Thái Bá Cẩn, Lê Xuân Hiếu, Trần Nguyên Nam… (2005), Thị trường chứng khoán
Việt Nam - 5 năm hình thành và phát triển, Nxb. Tài Chính, Hà Nội.
4. Trần Thị Minh Châu (2003), Thị trường chứng khoán và những điều kiện kinh tế xã
hội hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
5. TS. Nguyễn Minh Đức (2006), Thị trường chứng khoán trong nền kinh tế chuyển đổi,
Nxb. Tài chính, Hà Nội.
6. Minh Đức (02/01/2009), “Năm 2008, vốn hóa thị trường “bốc hơi” hàng chục nghìn tỷ
đồng”, VnEconomy, Chứng khoán.
7. Nguyễn Duy Gia (2003), Một số vấn đề cần biết về thị trường chứng khoán Việt Nam,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. TS. Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Thị trường chứng khoán, Nxb. Tài chính, Hà
Nội.
9. Bùi Nguyên Hoàn (2001), Thị trường chứng khoán và công ty cổ phần, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
10. TS. Hồ Công Hưởng (06/8/2010), Thị trường chứng khoán 10 năm nhìn lại (Phần 2),
www.tinnhanhchungkhoan.vn.
11. John Dalton (1998), Thị trường chứng khoán vận hành như thế nào?, Nxb. Thành phố

Hồ Chí Minh.
12. Trần Đăng Khâm (2007), Thị trường chứng khoán - phân tích cơ bản, Nxb. Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
13. Trần Thị Thùy Linh (2006), Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai
đoạn hội nhập đến 2010, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh.
14. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 25, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đào Lê Minh, Trần Thị Thái Hà, Vũ Thị Kim Liên… (2002), Giáo trình những vấn đề
cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Huỳnh Nam (2005), Một số vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Việt Nam, Nxb. Đà Nẵng.
17. Lê Hoàng Nga, Nguyễn Thị Mùi, Lê Thị Tuyết Hoa (2001), Giáo trình thị trường
chứng khoán, Nxb. Thống Kê, Hà Nội.
18. Noly Hồ Trần (2001), Thị trường chứng khoán - Phân tích và chiến lược, Nxb. Thống
kê, Hà Nội.
19. Trần Quang Phú, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Đức Dũng (2008), Thị trường chứng
khoán Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Trịnh Văn Quyết, Đào Mạnh Kháng (2007), Triển vọng thị trường chứng khoán Việt
Nam nhìn từ góc độ pháp lý, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
21. Nguyễn Sơn, Nguyễn Quốc Việt (2000), Thị trường chứng khoán Việt Nam - Mô hình
và bước đi, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. TS. Nguyễn Sơn (2009), “Các nhóm giải pháp kích thích kinh tế để khắc phục khủng
hoảng tài chính toàn cầu và những vấn đề đặt ra để ổn định và phát triển thị trường
chứng khoán Việt Nam”, Nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế Việt Nam, WTO
Portal.
23. Lê Văn Tề, Trần Đắc Sinh, Nguyễn Văn Hà (2007), Thị trường chứng khoán tại Việt
Nam, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
24. Phạm Thị Giang Thu (2004), Một số vấn đề về pháp luật chứng khoán và thị trường
chứng khoán ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Đặng Quốc Tuyến, Trịnh Trọng Nghĩa, Đặng Thị Luận,… (1991), Chứng khoán và thị

trường chứng khoán: Kinh nghiệm của các nước trên thế giới, Viện Khoa học tài
chính, Bộ Tài chính.
26. Trần Thị Mộng Tuyết (2008), Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm
2020, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
27. Lê Văn Tư, Thân Thị Thu Thủy (2006), Thị trường chứng khoán, Nxb. Tài chính, Hà
Nội.
28. PGS, TS. Nguyễn Đình Tự (2007), “Thị trường chứng khoán Việt Nam trước những
thách thức của việc gia nhập WTO”, Nghiên cứu, trao đổi, Tạp chí cộng sản điện tử,
(12/132).
29. Nguyễn Hồng Vân (2008), Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững thị trường
chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh.
30. www.ssc.gov.vn
31. www.hsx.vn
32. www.bsc.com.vn
33. www.hastc.org.vn
34. www.kinhtechungkhoan.com
35. www.vietstock.com.vn
36. www.tinnhanhchungkhoan.vn







×