chuyện, nhớ câu chuyện. Sau khi kể chuyện lần 1, GV sẽ kể chuyện lần 2 kết hợp
giới thiệu các hình ảnh trong tranh. Học sinh sẽ được rèn kĩ năng nghe. Khi chuẩn bị
giáo án, GV cần chuẩn bị nội dung cho lời giới thiệu sao cho dễ hiểu. Khi HS kể lại
từng đoạn câu truyện theo tranh, lời giới thiệu về các hình ảnh trong tranh của thầy cô
giáo cũng là gợi ý để các em kể m
ột cách dễ dàng, tự nhiên, không rập khuôn từng
câu chữ theo câu chuyện đã nghe.
Lời kể của giáo viên cũng là một phương tiện “trực quan” rất hữu hiệu.
2.1.2. Biện pháp luyện theo mẫu
- Để thực hiện biện pháp luyện theo mẫu, GV phải có khả năng tạo mẫu, tức là biết kể
chuyện. Lời kể của thầy cô vừa là một phương tiện trực quan trong biện pháp dạy học
trực quan, vừa là đích, mẫu hình lí tưởng mà HS hướng tới. Khi kể chuyện, chúng ta
cần lưu ý là “kể chuyện” khác với “đọc truyện”. Thứ nhất, về mặt âm thanh, “kể” là
“nói”, ngữ điệu thấp hơn, tự nhiên hơn. Thứ hai, kể là phải hướng đến người nghe và
nói ra cái mình đang nghĩ. Còn đọc, dẫu là đọc thuộc lòng, cũng hướng về văn bản để
tái hiện v
ăn bản được đọc, nên nét mặt thường căng thẳng, không tự nhiên.
- Quan niệm về “mẫu” trong kể chuyện có khác “mẫu” trong đọc thành tiếng. Kể dẫu
là kể lại câu chuyện đã có sẵn, đều có yếu tố “sáng tạo”, nếu không ở từ ngữ thì cũng
ở âm thanh giọng điệu. Vì vậy, khi nói lời kể của thầy cô là một mẫu không có nghĩa
là HS phải cố nhớ, học thuộc để nhắc lại lời kể này. Lời kể đó có một khuôn mẫu
chung nhưng mỗi HS lại có thể “đúc” thành những câu chuyện không hoàn toàn
giống nhau.
2.1.3. Thực hành giao tiếp
Thực hành giao tiếp trong giờ kể chuyện là thực hành luyện nói, luyện kể. Biện pháp
này đòi hỏi GV phải tạo điều kiện cho mỗi HS ở các trình độ khác nhau ít nhiều đều
được thực hành nói về nội dung câu chuyện và kể chuyện.
Để tạo hứng thú cho các em và giúp HS dễ dàng nhớ lại chuyện, có thể tổ chức trò
chơi kể chuyện, ví dụ trò chơi “xì điện” (một người kể giữa chừng câu chuyện, “xì
điện” để người kia kể tiếp câu, kể tiếp đoạn), trò chơi rung chuông (GV vờ kể sai để
HS rung chuông báo hiệu sai và kể lại cho đúng), trò chơi kể chuyện tiếp sức
2.2. Tổ chức các bước dạy học Kể chuyện
Các bước dạy kể chuyện phải giúp HS sau khi nghe thầy cô kể, nắm được nội dung
chính của câu chuyện và dựa vào trí nhớ, vào các tranh minh họa trong SGK, vào các
câu hỏi dưới tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
Trong tiết Kể chuyện, HS thực hiện hai hoạt động chính: nghe GV kể và kể cho các
bạn, thầy cô nghe.
Quy trình thực hiện các bài dạy kể chuyện ở lớp 1 gồm các bước sau:
- Giới thiệu bài;
- GV kể chuyện;
- HS tập kể từng đoạn dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý;
- HS kể toàn bộ câu chuyện (nếu SGK yêu cầu);
- GV giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện.
3. Tổ chức dạy bài Kể chuyện ở lớp 2, 3
Kể chuyện là một bài thực hành, tổ chức dạy bài kể chuyện thực chất là tổ chức thực
hành các bài tập kể chuyện. Sau đây chúng ta đi vào xem xét các kiểu dạng bài tập kể
chuyện của lớp 2, 3, cơ sở xây dựng và những điều cần lưu ý khi thực hiện chúng.
3.1. Các kiểu dạng bài tập Kể chuyện ở lớp 2, 3
ở lớp 2 và 3, kĩ năng nghe kể vẫn được rèn luyện nhưng chương trình bố trí các giờ
nghe kể mỗi tháng một bài (ở lớp 2), hai tuần một bài kết hợp với tiết TLV (ở lớp 3).
Giờ kể chuyện chỉ có một dạng bài kể lại chuyện đã học, đã đọc. Tiết Kể chuyện ở
hai lớp này gắn với truyện đọc đầu tuần. Học sinh học đọc truyện trong 2 tiết (hoặc
1,5 tiết) đã nhớ và hiểu truyện, có khả năng kể lại câu chuyện ở 1 tiết (hoặc nửa tiết)
tiếp theo khá dễ dàng.
Như vậy, ở lớp 2, 3, chỉ có một dạng bài kể chuyện nhưng những bài tập để thực hiện
trong giờ Kể chuyện lại rất phong phú, đa dạng. Dựa vào độ khó và cũng là tính độc
lập làm việc của HS, các bài tập kể chuyện đã đọc ở lớp 2, 3 được chia thành nhiều
kiểu dạng.
3.1.1. Kể chuyện theo tranh là dạng bài tập dựa vào điểm tựa để kể có kèm tranh
vẽ
Căn cứ vào trật tự các tranh được đưa ra kể, dạng bài này chia thành 2 kiểu:
a. Kể theo đúng thứ tự các tranh
Ví dụ 1: Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện “Chiếc bút mực” (TV2, tập
1).
Ví dụ 2: Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện “Cậu bé thông minh” (TV3,
tập 1).
b. Sắp xếp lại các tranh đã bị đảo lộn thứ tự cho đúng với nội dung câu chuyện, sau
đó kể lại.
Ví dụ : Xếp lại thứ tự các tranh sau theo đúng nội dung câu chuyện “Ông Mạnh thắng
Thần Gió)” (TV2, tập 2).
3.1.2. Kể theo lời gợi ý là loại bài tập mà điểm tựa để kể là dàn ý hoặc câu hỏi
Ví dụ: Kể lại đoạn 1 câu chuyện “Phần thưởng” theo các gợi ý:
a) Các việc làm tốt của Na.
b) Điều băn khoăn của Na (TV2, tập 1)
3.1.3. Dựa vào dung lượng của lời kể, các bài tập được chia thành 2 kiểu:
a. Kể lại từng đoạn;
b. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
3.1.4. Kể theo vai: Dựa vào vai người kể chuyện, các bài tập chia thành 3 kiểu:
a. Kể theo lời tác giả;
b. Thay lời tác giả bằng lời của mình. Loại bài tập này dùng cho các văn bản truyện
gốc mà tác giả xưng “tôi”.
Ví dụ: Kể lại một đoạn câu chuyện “Bài tập làm văn” bằng lời của em. M: “Một lần,
cô giáo giao cho lớp của Cô-li-a một đề văn ” (TV3, tập 1).
c. Kể theo lời một nhân vật trong truyện.
Ví dụ: Dựa vào tranh, kể lại câu chuyện “Nhà ảo thuật” bằng lời của Xô-phi hoặc
Mác (TV3, tập 2).
3.1.5. Kể một chi tiết trong truyện theo tưởng tượng
Đây là loại bài tập đòi hỏi tính sáng tạo cao vì HS không chỉ thay đổi lời kể mà còn
sáng tạo ra các tình tiết, mặc dù chỉ là những tình tiết nhỏ.
Ví dụ: Em mong muốn câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” kết thúc thế nào? Hãy kể lại
đoạn cuối của câu chuyện theo ý đó (TV2, tập 1).
3.1.6. Phân vai dựng lại câu chuyện
Đây là dạng bài tập phân cho mỗi HS vai một nhân vật trong truyện để nói lời hội
thoại của mình. Loại bài tập này kích thích hứng thú kể chuyện của HS.
Ngoài các dạng bài tập trên, trong giờ Kể chuyện còn những bài tập yêu cầu HS nhận
xét, đánh giá nội dung câu chuyện.
3.2. Những điểm cần lưu ý khi thực hiện bài tập Kể chuyện ở lớp 2, 3
Để thực hiện các bài tập trên, GV cần hướng dẫn HS lưu ý các điểm sau:
3.2.1. Thực hiện tốt hai bước: chuẩn bị cho việc kể và thực hành kể chuyện.
a. Giúp HS nắm vững câu chuyện cần kể đã học trong bài tập đọc: ý nghĩa chung của
câu chuyện, diễn biến của câu chuyện, các tình tiết chính, các nhân vật với hành
động, lời nói, suy nghĩ
b. Giúp HS xác định giọng kể và lựa chọn ngôn từ
kể chuyện. Mỗi câu chuyện cần có
giọng điệu kể riêng. HS cần phân biệt lời kể của tác giả và lời nhân vật, phải biết lựa
chọn những tình tiết thú vị, quan trọng để nhấn mạnh, phải sử dụng các yếu tố phi
ngôn ngữ phù hợp với lời kể.
3.2.2. Tạo cho HS có tâm thế tự tin, những điều kiện để có thể k
ể một cách tự nhiên
với giọng kể và điệu bộ thích hợp, kích thích HS sáng tạo trong kể chuyện: biết sử
dụng các từ ngữ của mình để kể, bước đầu biết tưởng tượng để thêm tình tiết cho câu
chuyện.
3.2.3. Tổ chức thực hiện các bài tập theo hai bước sau:
a. Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập trong SGK. Trong trường hợp cần thiết,
GV hoặc một HS làm mẫu một phần của bài tập.
b. Tổ chức cho HS thực hiện yêu cầu của bài tập bằng hình thức thích hợp (kể chuyện
trong nhóm, kể chuyện trước lớp, thi kể chuyện tiếp sức, phân vai dựng lại câu
chuyện ).
3.3. Quy trình dạy bài Kể chuyện ở lớp 2, 3
Các bài kể chuyện ở lớp 2 được dạy theo quy trình sau:
I. Kiểm tra bài cũ
Nội dung kiểm tra thường là GV mời hai HS tiếp nối nhau kể lại một đoạn câu
chuyện đã học ở tiết kể chuyện theo yêu cầu trong SGK.
II. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học hoặc nêu tình huống để gợi dẫn câu chuyện
được kể trong tiết học.
b) Hướng dẫn kể chuyện
ở bước này, GV hướng dẫn HS:
- Thực hiện lần lượt từng bài luyện tập về kể chuyện (độc thoại) theo SGK; khuyến
khích HS kể bằng lời của mình; nghe để kể nối tiếp được chuyện hoặc nhận xét lời kể
của bạn.
- Hướng dẫn HS phân vai dựng lại câu chuyện, hoặc kể có sáng tạo (theo yêu cầu
trong SGK).
Mỗi khi gặp những dạng bài tập mới hoặc khó, GV cần giúp HS nắm được yêu cầu,
thực hành làm mẫu một phần của bài tập (Ví dụ: mời một, hai HS khá giỏi kể hay
dựng lại câu chuyện theo yêu cầu trong SGK).
c) Củng cố, dặn dò (lưu ý HS về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, về cách kể chuyện;
nêu yêu cầu thực hành kể chuyện ở nhà).
Vì giờ kể chuyện không phải là giờ trình diễn nghệ thu
ật kể chuyện của GV mà là giờ
thực hành nói của HS nên GV cần tăng cường tổ chức kể chuyện theo nhóm để tạo
điều kiện cho mỗi HS đều được thực hành kể chuyện.
(Xem Hoàng Hòa Bình, Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2, NXB Giáo dục, 2002, trang
77-79)
ở lớp 3, do thời lượng giờ học chỉ có 0,5 tiết nên bài kể chuyện có thể bắt đầu từ bước
hướng dẫn kể chuyện.
4. Tổ chức dạy bài Kể chuyện lớp 4, 5
Bài kể chuyện ở lớp 4, 5 gồm ba dạng sau:
- Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp;
- Kể chuyện đã nghe, đã đọc;
- Kể chuyện đã được chứng kiến, tham gia.
4.1. Những điểm lưu ý khi dạy bài Kể chuyện lớp 4, 5
4.1.1. Giờ kể chuyện phải giúp cho tất cả HS được rèn luyện kĩ năng kể chuyện. Giờ
học không nên chỉ tập trung vào một số em khá giỏi.
4.1.2. Phải tổ chức tốt tâm thế kể chuyện cho HS. Trong giờ Kể chuyện, GV phải
hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau. Với loại bài kể chuyện đã nghe,
đã đọc, HS phải sưu tầm truyện, GV cũng có thể giúp HS tìm những câu chuyện phù
hợp với chủ điểm. GV yêu cầu HS đọc kĩ câu chuyện tìm được để nhớ, thuộc chuyện.
Với kiểu bài kể chuyện đã chứng kiến, tham gia, GV cần khơi gợi vốn sống của HS
để các em tìm được nội dung kể thích hợp về mình và những người sống xung quanh.
4.1.3. Trên lớp, GV tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm trước để các em tập dượt.
4.1.4. Trong khi HS kể chuyện, GV cần đứng đối diện với HS, dùng ánh mắt, cử chỉ
động viên, khích lệ và giúp đỡ kịp thời khi các em gặp khó khăn. Khi tổ chức cho cả
lớp nhận xét lời kể của một HS, GV cần hướng các em chỉ ra những ưu điểm của bạn.
GV cần khen ngợi một cách kịp thời những thành công, những tiến bộ dù là nhỏ nhất
của HS.
4.2. Quy trình dạy bài Kể chuyện lớp 4, 5
4.2.1. Dạy bài kể chuyện nghe thầy cô kể trên lớp
a. Để dạy kiểu bài này, GV cần chú ý những điểm sau:
- GV phải thuộc truyện, hiểu truyện, làm cho lời kể của mình cũng là phương tiện
trực quan, in được dấu ấn trong lòng HS, giúp các em nhớ truyện, có cảm xúc về câu
chuyện, có nhu cầu kể lại.
- GV biết kết hợp lời kể với các phương tiện trực quan khác để HS dễ dàng ghi nhớ.
b. Quy trình dạy kiểu bài này như sau:
- Kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu truyện bằng lời, có thể kết hợp với đồ dùng trực
quan hoặc giới thiệu bằng băng hình.
- HS nghe kể chuyện:
+ GV kể lần 1, HS nghe.
+ GV kể lần 2, HS nghe kết hợp nhìn hình minh họa.
- HS tập kể chuyện:
+ Kể từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm;
+ Kể cả câu chuyện trong nhóm;
+ Kể cả câu chuyện trước lớp.
- HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện:
+ Nói về nhân vật chính;
+ Nói về ý nghĩa câu chuyện.
- Củng cố, dặn dò.
4.2.2. Dạy bài kể chuyện đã nghe, đã đọc, đã chứng kiến, tham gia
Hai kiểu bài này đều có cùng quy trình dạy học như sau:
- Kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu yêu cầu kể chuyện của tiết học.
- HS tìm những ví dụ phù hợp với yêu cầu của đề bài (theo gợi ý của SGK).
- HS tập kể chuyện:
+ Kể trong nhóm;
+ Kể trước lớp.
- HS trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện:
+ Nói về nhân vật chính;
+ Nói về ý nghĩa câu chuyện.
- Củng cố, dặn dò.
TÀI LIỆU THAM KHẢO (CHỦ ĐỀ 8)
1. Chương trình Tiểu học. NXB GD, H., 2002.
2. SGK, SGV Tiếng Việt Tiểu học lớp 2 – lớp 5, NXB GD, 2002, 2003, 2004, 2005.
3. Hoàng Hòa Bình. Dạy văn cho học sinh Tiểu học. NXB GD, 1997.
4. Nguyễn Thái Hòa. Những vấn đề thi pháp của truyện. NXB GD, 2000.
5. Chu Huy. Dạy Kể chuyện ở trường Tiểu học. NXB GD, 2000.
6. Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng. Văn miêu tả và kể chuyện.
NXB GD, 1996.
7. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí. Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2. NXB GD,
H.1999.
8. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí. Phương pháp dạy học tiếng Việt (chuyên luận). NXB
ĐHQG Hà Nội, H., 1999.
9. Nguyễn Trường Phát. Thi pháp văn học dân gian. NXB GD, 2000.
10. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên). Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2, 3, 4. NXB
GD. H., 2003, 2004, 2005.
11. Nguyễn Trí (Chủ biên). Hỏi và đáp về sách Tiếng Việt 1. NXB GD, 2002.