Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.05 KB, 3 trang )
Những món ăn trong mâm cỗ gia
đình Thăng Long - Hà Nội (t.t.)
Mâm cỗ giỗ Hà Nội.
Cỗ giỗ khác cỗ tết ở điểm không có những món ăn ngày tết như bánh chưng,
bánh dầy, bánh mứt, là những món để lâu vì không họp chợ nghỉ tết và
những món ăn kèm thịt mỡ nhiều ngày (3 ngày) như dưa hành, hành cuốn,
cá kho, thịt đông…
Cỗ giỗ khác cỗ tết ở điểm thường làm rất nhiều món và rộn rịp đông người
họ hàng tham gia nấu nướng hơn. Tết thì nhà nào lo nhà đó, không có
chuyện làm giúp và không có bổn phận đến làm đến ăn. Thường gia đình
xưa rất đông con, trong đó nữ công gia chánh của người con gái được dạy dỗ
từ nhỏ. Chính những bữa giỗ là dịp các con gái, con dâu trổ tài nấu nướng.
Mẹ hay chị cả luôn là những người đầu bếp giỏi và là bếp trưởng, những
người bếp chủ chốt vẫn là những ai khéo léo và năng động hơn những người
khác, được giao việc khó và nhiều hơn. Giỗ kỵ đại gia thường làm lợn, bò và
cả dê nữa. Vì không có trường lớp mà chỉ học trong gia đình, nên mỗi gia
đình hay họ tộc có các món khác nhau hoặc cách nấu khác nhau, từ đó các
món ăn rất nhiều.
Cỗ giỗ còn khác cỗ tết ở điểm thường có những món mà người chết khi sinh
tiền rất ưa thích. Vì những người thân muốn tưởng nhớ đến người đã khuất.
Có khi chỉ món thường ngày hay làm như canh bánh đa, món đậu phụ nhồi
thịt, món bò tái, canh sấu…
Người Hà Nội rất kỹ tính và rất tinh tế. Ngay cả việc mời đến ăn giỗ thì phải
đích thân đến nhà mời những người bằng vai hay cao vai. Nếu giỗ gia tiên
trong họ, có các trai họ phụ giúp và thường có buổi họp tộc họ trước để
chuẩn bị ngày giỗ gia tiên.
Thường cỗ giỗ, trước hết có một con gà trống chưa đạp mái, xếp cánh tiên,
sau khi cúng sẽ xem chân gà để đoán điềm hay dở. Sau đó chặt ra đĩa thịt gà
luộc lá chanh. Có nhà chặt ra thành đĩa để cúng chứ không cúng gà luộc để
nguyên.
Ngoài ra còn có những món truyền thống như giò, nem, ninh, mọc, các món