Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Những món đồ trong nhà có thể gây nguy hiểm cho trẻ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.81 KB, 7 trang )



Những món đồ trong nhà
có thể gây nguy hiểm cho
trẻ

Bởi những món đồ này xuất hiện khắp nơi trong nhà bạn,
và bạn thậm chí còn cho bé sử dụng, chúng có thể gây ra
tai nạn khó lường vào lúc bạn không ngờ tới nhất.
Bóng bay
Bóng bay đứng đầu danh sách bởi loại đồ chơi nhiều màu
sắc, đẹp mắt, và dường như vô hại này được rất nhiều bậc
phụ huynh mua về cho con chơi. Tuy nhiên, chỉ cần chút bất
cẩn, những trái bóng cao su hoàn toàn có thể gây nguy hiểm
cho bé. Số trẻ bị ngạt do nuốt bóng bay chưa thổi vào miệng
thậm chí còn cao hơn nhiều so với các loại đồ chơi khác, và
con số trẻ bị ngạt thở do đồ chơi chiếm tổng cộng tới 1/3 số
ca tử vong do ngạt ở trẻ nhỏ.

Nam châm
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Nam châm cũng là vật rất thường được sử dụng trong các gia
đình, đặc biệt là để gắn giấy nhớ lên tủ lạnh. Ngoài chuyện
có thể khiến bé ngạt thở, việc chẳng may nuốt phải nam
châm còn gây ra những tai nạn khó lường. Theo tạp chí
Time, lực hút mạnh và trọng lượng của nam châm có thể gây
thủng thành ruột hoặc xoắn ruột, dẫn tới những vấn đề sức
khỏe nghiêm trọng và thường phải chữa trị bằng phẫu thuật.
Dao cạo và các dụng cụ phòng tắm khác
Không cần phải giải thích nhiều về độ nguy hiểm nếu những


chiếc dao cạo của bố bị trẻ đem ra nghịch. Hãy chú ý cất
chúng cho cẩn thận, cùng với dầu gội, sữa tắm, thuốc và các
loại hóa chất có thể gây hại khác ra khỏi tầm với của trẻ.
Theo thống kê của CNN, từ năm 1979 tới nay, số ca tử vong
do nhiễm độc thuốc ở trẻ em Mỹ đã tăng từ 36% lên 64%.
Ngoài việc cất đồ đạc trong nhà cẩn thận, hãy nhớ cảnh báo
trẻ tránh xa những thứ có thể gây hại.

Pin các loại
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Một số gia đình có thói quen không vứt bỏ pin sau khi sử
dụng mà giữ lại trong nhà, hoặc đôi khi các bậc cha mẹ bất
cẩn khi cho con chơi các vật dụng, đồ chơi chạy pin. Trẻ nhỏ
vốn tò mò nên rất có thể sẽ cho pin vào miệng nuốt, nhất là
với các loại pin đồng hồ, pin điều khiển có kích thước nhỏ.
Pin thường qua hệ tiêu hóa mà không gây tai nạn. Nhưng nếu
pin bị mắc lại ở thực quản, dạ dày hoặc ruột, dịch pin ăn mòn
sẽ gây tổn thương niêm mạc gây loét. Chưa kể, pin cứng và
kích thước khá lớn có thể khiến trẻ bị ngạt.
Mành rèm cửa sổ
Theo một điều tra năm 2011 của tạp chí New York Times,
mỗi tháng ở Mỹ có một trẻ tử vong do rèm cửa sổ. Hãy cẩn
thận với loại nội thất tưởng như vô hại này bằng cách cắt
ngắn hoặc giấu kỹ dây kéo rèm, đồng thời hạn chế sử dụng
loại mành rèm có cạnh sắc.

Hóa chất tẩy rửa
Màu sắc sặc sỡ bắt mắt của những chai thuốc tẩy rửa rất có

thể khiến trẻ nhầm chúng với chai nước ngọt. Bởi thế, đừng
chỉ giấu kỹ nước tẩy rửa, hãy cất chúng ra khỏi tầm với của
trẻ. Theo một nghiên cứu mới đây, ngay cả những loại dung
dịch tẩy rửa không độc hại (có mác “non-toxic”) cũng vẫn
gây nguy hiểm cho trẻ một khi trẻ uống phải, hoặc thậm chí
chỉ hít phải. Hãy cẩn trọng!
Vỏ ni lông/lá thiếc/giấy bạc bọc ngoài thực phẩm
Nếu bạn không chú ý, ngay cả vỏ nhựa hay giấy bạc bọc
ngoài thực phẩm cũng có thể làm tổn thương làn da mỏng
manh của trẻ do cạnh sắc của chúng. Bởi vậy, khi muốn sử
dụng thiếc cán mỏng đóng cuộn để bọc đồ ăn, hãy chú ý hơn
tới đường cắt.

×