Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

LẬP và mô PHỎNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ lắp đặt hệ THỐNG BALLAST TRÊN tàu HÀNG 56000 DWT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.58 MB, 99 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KỸ THUẬT TÀU THỦY









KIỀU ĐÌNH TÙNG






LẬP VÀ MÔ PHỎNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP ĐẶT
HỆ THỐNG BALLAST TRÊN TÀU HÀNG 56000 DWT







ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


CHUYÊN NGÀNH: ĐỘNG LỰC TÀU THỦY





Cán bộ hướng dẫn:

Ths.ĐOÀN PHƯỚC THỌ




Nha Trang, Tháng12 năm 2010

ii

NHÂN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên : Kiều Đình Tùng. Lớp: 48KTTT
Ngành: Động lực tàu thủy.
Tên đề tài: Lập và mô phỏng quy trình công nghệ lắp đặt hệ thống Ballast trên
tàu hàng 56000 DWT.
Số trang: 90 Số chương: 4 Số tài liệu tham khảo: 11
Hiện vật: 3 bộ đề tài và 3 đĩa CD
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………
Kết luận:…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….…











ĐIỂM CHUNG
Bằng số Bằng chữ

Nha Trang, ngày……tháng……năm 2011

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)




Ths. Đoàn Phước Thọ
iii


PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên : Kiều Đình Tùng. Lớp: 48KTTT
Ngành: Động lực tàu thủy.
Tên đề tài: Lập và mô phỏng quy trình công nghệ lắp đặt hệ thống Ballast trên
tàu hàng 56000 DWT.
Số trang: 90 Số chương: 4 Số tài liệu tham khảo: 11
Hiện vật: 3 bộ đề tài và 3 đĩa CD

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………

















ĐIỂM PHẢN BIỆN
Bằng số Bằng chữ

ĐIỂM CHUNG
Bằng số Bằng chữ

Nha Trang, ngày……tháng……năm 2011

CÁN BỘ PHẢN BIỆN
(Ký và ghi rõ họ tên)





Nha Trang, ngày……tháng……năm 2011

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên)







iv


LỜI CẢM ƠN


Sau gần bốn tháng tìm hiểu và thực hiện để tài: “Lập và mô phỏng quy trình
công nghệ lắp đặt hệ thống ballast trên tàu hàng 56000 DWT” nay đã hoàn
thành. Có được kết quả đó không chỉ là sự cố gắng của bản thân mà còn được sự chỉ
bảo, giúp đỡ đóng góp của nhiều người.
Qua đây cho em được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến ban chủ nhiệm
khoa Kỹ thuật tàu thủy – Trường Đại học Nha Trang, các thầy trong bộ môn động
lực đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đồ án. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới thầy Ths. Đoàn Phước Thọ - người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận
tình trong suốt quá trình em làm đồ án này.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ cho phép của Công ty TNHH nhà máy
đóng tàu biển Hyundai- Vinashin đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu thực tế tại công
ty và sự hướng dẫn tận tình của cán bộ công nhân viên phòng máy của công ty.
Cuối cùng em xin tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình cũng
như bạn bè đã quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất cho em hoàn thành đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn!
v

ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: KIỀU ĐÌNH TÙNG
MSSV : 48132368
Lớp : 48 KTTT
Ngành : Động lực tàu thủy
Điện thoại : 01682069511
Email :

Tên đề tài : Lập và mô phỏng quy trình công nghệ lắp đặt hệ thống ballast
trên tàu hàng 56000 DWT
Cán bộ hướng dẫn : Ths. Đoàn Phước Thọ
Nội dung thực hiện:
1. Đặt vấn đề .
2. Lập quy trình công nghệ lắp đặt hệ thống ballast.
3. Mô phỏng quy trình lắp đặt hệ thống .
4. Kết luận và đề xuất ý kiến.
I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1. Đối tượng đề tài:
Tàu hàng rời 56000 DWT
2. Phạm vi đề tài:
Lập và mô phỏng quy trình công nghệ lắp đặt hệ thống ballast.
3. Mục tiêu đề tài:
Lập được quy trình công nghệ lắp đặt hệ thống ballast trên tàu hàng rời 56000
DWT và mô phỏng được quy trình công nghệ này.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
LỜI MỞ ĐẦU
Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Các quá trình trong đóng mới tàu thủy.
1.2 Vai trò của quá trình thiết kế công nghệ.
1.3 Giới thiệu về hệ thống tàu.
vi

1.4 Lý do chọn đề tài.
1.5 Phương pháp nghiên cứu và giới hạn đề tài
1.6 Giới thiệu về công ty HVS.
Chương II: LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG BALLAST
2.1 Giới thiệu về tàu hàng 56000 DWT
2.2 Hệ thống tàu của tàu hàng 56000 DWT

2.3 Hệ thống ballast của tàu 56000 DWT
2.4 Phương án thi công
2.5 Yêu cầu kỹ thuật
2.6 Các yêu cầu khác
2.7 Quy trình công nghệ lắp đặt hệ thống ballast 56000 DWT
Chương III. MÔ PHỎNG QUY TRÌNH LẮP ĐẶT
3.1 Giới thiệu phần mềm NX
3.2 Khởi động NX
3.3 Cơ sở mô hình hóa trong NX
3.4 Các chi tiết phục vụ cho mô phỏng
3.5 Mô phỏng quy trình lắp đặt
Chương IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
4.1 Kết luận và thảo luận kết quả.
4.2 Đề xuất ý kiến.



vii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 CÁC QUÁ TRÌNH TRONG ĐÓNG MỚI TÀU THỦY HIỆN NAY: 1
1.2 VAI TRÒ THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ: 3
1.3 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG CHUNG CỦA TÀU: 4
1.4 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 6
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN NỘI DUNG CỦA ĐỀ
TÀI. 8
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu đề tài 8
1.5.2 Giới hạn nội dung đề tài 8

1.6 THIỆU VỀ CÔNG TY HVS: 8
1.6.1 Tổng quan nhà máy HVS: 8
1.6.2 Sơ đồ tổ chức của nhà máy đóng tàu HVS: 11
CHƯƠNG II: LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG
BALLAST 13
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TÀU HÀNG 56000 DWT 13
2.1.1 Các thông số chính của tàu 14
2.1.2 Sự phân chia block ở tàu hàng 56000 DWT 14
2.1.3 Hệ thống máy phục vụ trên tàu 17
2.2 HỆ THỐNG TÀU TRÊN TÀU HÀNG 56000DWT 17
2.2.1 Hệ thống hút khô ( hệ thống bilge) : 18
2.2.2 Hệ thống cứu hỏa và rửa trên boong 20
2.3 HỆ THỐNG BALLAST CỦA TÀU HÀNG 56000 DWT 20
2.3.1 Các tank để chứa nước dằn 20
2.3.2 Hệ thống ống: 21
2.3.3 Bơm: 23
2.3.4 Các thiết bị khác 23
2.4 PHƯƠNG ÁN THI CÔNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG: 25
2.5 YÊU CẦU KỸ THUẬT: 26
2.5.1 Tiêu chuẩn ống, bích: 26
viii

2.5.2 Yêu cầu kĩ thuật trong chế tạo 28
2.5.3 Yêu cầu kĩ thuật trong lắp đặt : 30
2.6 CÁC YÊU CẦU KHÁC 34
2.6.1 Tính khả thi: 34
2.6.2 Tính an toàn: 34
2.6.3 Thi công nhanh và cơ giới hóa cao: 34
2.7 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP ĐẶT 35
2.7.1 Tổng quan về quy trình lắp đặt hệ thống ballast tàu 56000DWT 35

2.7.2 Chuẩn bị cho quy trình lắp đặt hệ thống đường ống 36
2.7.3 Quy trình lắp đặt hệ thống ballast tàu hàng rời 56000DWT. 37
CHƯƠNG III: MÔ PHỎNG QUY TRÌNH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG 56
3.1 GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM UNIGRAPHICS(NX): 56
3.2 KHỞI ĐỘNG NX: 59
3.2.1 Khởi động NX: 59
3.2.2 Giao diện NX: 61
3.2.3 Thanh công cụ, nút lệnh và menu. 61
3.2.4 Cây phả hệ: 62
3.2.5 Xuất nhập dữ liệu: 63
3.3 CƠ SỞ MÔ HÌNH HÓA TRONG NX: 64
3.3.1 Giới thiệu về thanh công cụ vẽ phác thảo: 64
3.3.2 Giới thiệu về thanh công cụ tạo mô hình: 65
3.3.3 Giới thiệu về thanh công cụ lắp ráp: 66
3.4 VẼ CÁC CHI TIẾT PHỤC VỤ CHO MÔ PHỎNG. 68
3.5 MÔ PHỎNG QUY TRÌNH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG. 75
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 89
4.1 KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ 89
4.2 ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 CÁC QUÁ TRÌNH TRONG ĐÓNG MỚI TÀU THỦY HIỆN NAY:
Giai đoạn 1: Thiết kế công nghệ.
Từ bản vẽ thiết kế cơ bản đã được đăng kiểm duyệt, nhà máy tiến hành thiết
kế kỹ thuật và thiết kế thi công. Trong quá trình này các bản vẽ cơ bản như kết cấu
tàu phân chia ra từng tổng đoạn, các hệ thống ống, giá đỡ thiết bị, máng cáp điện…
được khai triển chi tiết.

Các bản vẽ thiết kế cơ bản, kỹ thuật và thi công được thực hiện trên máy tính
và bằng các phần mềm thiết kế, các dữ liệu về vật tư, thiết bị cần mua được chuyển
qua mạng nội bộ sang các bộ phận mua bán vật tư, thiết bị để tiến hành các thủ tục
đặt hàng.
Giai đoạn 2: Cắt thép.
Lễ cắt thép diễn ra để chính thức khởi công đóng con tàu. Đầu tiên các tấm
tôn được làm sạch và sơn lót, sau đó được chuyển đến phân xưởng cắt bằng dây
chuyền. Trên cơ sở các thông tin thu nhận được từ máy tính, máy cắt tự động sẽ cắt
các tấm tôn theo đúng như trong bản vẽ thiết kế công nghệ. Mỗi chi tiết cắt khi
được cắt ra sẽ có kí hiệu riêng và sau đó chúng được chuyển sang phân xưởng lắp ráp.
Giai đoạn 3: Lắp ráp phân đoạn, tổng đoạn.
Trong quá trình lắp ráp, các chi tiết riêng biệt được hàn vào với nhau thành
các phân đoạn, tổng đoạn.
Công việc lắp ráp được thực hiện theo qui trình sản xuất, các tấm tôn phẳng
như khung dọc, khung ngang được lắp trước, sau đó mới nối với các phần cong.
Giai đoạn 4: Sơ bộ lắp ráp các khí cụ, giá đỡ.
Rất nhiều thiết bị được lắp sơ bộ trong khi lắp ráp các phân, tổng đoạn tàu.
Các đường ống, cáp điện lớn và các bệ máy cũng được đặt đồng thời trong phân,
2

tổng đoạn. Rất nhiều các bộ phận thiết bị cho buồng máy, cho các đường ống, dây
điện cũng được lắp sơ bộ.
Giai đoạn 5: Sơn.
Các phân, tổng đoạn sau khi lắp xong được chuyển đến phân xưởng sơn bằng
các xe chở tổng đoạn. Bề mặt các tấm tôn của tổng đoạn được làm sạch bằng
phương pháp phun hạt mài, phun bi, sợi đồng và sau đó sơn. Tùy theo điều kiện
công nghệ của từng nhà máy mà sẽ có những yêu cầu về sơn bao nhiêu nước trong
quá trình sơn tổng đoạn.
Các chỗ dùng để nối các tổng đoạn với nhau sẽ được bỏ lại khoảng 200-
300mm không sơn. Phần này sẽ được sơn kỹ hơn sau khi các tổng đoạn đã được hàn

nối với nhau trong dock.
Giai đoạn 6: Đấu tổng đoạn trong dock.
Các tổng đoạn được cẩu xuống dock để cân chỉnh rồi lắp ráp lại với nhau.
Trong giai đoạn này các hệ thống được lắp hoàn chỉnh, các thiết bị máy móc, máy
chính, trục chân vịt, chân vịt, bánh lái được lắp đặt cân chỉnh hoàn thiện.
Giai đoạn 7: Hạ thủy.
Sau khi được sơn chống hà, nước được bơm vào trong dock để tàu nổi lên.
Tàu được kéo ra ở cầu cảng của nhà máy để tiếp tục hoàn thiện.
Giai đoạn 8: Thử tại bến.
Các hệ thống đã tương đối hoàn thiện người ta sẽ tiến hành kiểm tra các thiết
bị hệ thống một cách độc lập. Tiến hành chạy thử các thiết bị và hệ thống như điện,
cẩu, các bơm, máy phân ly, nồi hơi, khí nén, tời neo, điều hòa, chân vịt, máy lái,
máy chính, nghi khí hàng hải…và mời Đăng kiểm Chủ tàu kiểm tra.
Giai đoạn 9: Thử đường dài.
Trong quá trình thử, tất cả chức năng của các hệ thống trên tàu sẽ được kiểm
nghiệm và hoạt động đồng bộ như khi hành trình thật. Hệ thống động lực của tàu
3

Máy chính, hộp số, chân vịt. Trạm phát điện hoạt động cung cấp điện năng cho tất
cả các thiết bị để tiến hành thử các hệ thống. Thử hệ thống cảnh báo trên tàu, hệ
thống nghi khí hàng hải, thả neo, máy lái Ngoài ra còn phải thử tính năng cho con
tàu như lượn vòng, dừng đột ngột, zic zac, quay trở, kiểm tra tốc độ thật của
tàu Chủ tàu và cơ quan Đăng kiểm cùng tham gia thử đường dài để xác nhận toàn
bộ các hạng mục theo đúng hợp đồng và thiết kế.
Giai đọan 10: Bàn giao.
Sau khi tàu thử đường dài xong sẽ làm lễ bàn giao cho chủ tàu.Sau khi bàn
giao xong, tàu được phép chính thức vận hành.
1.2 VAI TRÒ THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ:
Sau khi phương án thiết kế kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt thì bắt đầu triển khai thiết kế công nghệ hoặc thiết kế thi công nhằm xây dựng

các bản vẽ thi công, nghĩa là xây dựng tập hợp các bản vẽ cho phép nhà máy tổ
chức quá trình công nghệ thi công, lắp ráp các kết cấu thân tàu, lắp ráp các phân
tổng đoạn, lắp đặt các trang thiết bị, hệ thống tàu vv…Nói cách khác, thiết kế công
nghệ được hiểu là quá trình triển khai bóc tách chi tiết từ bản vẽ kỹ thuật, sau đó
mới tiến hành lập quy trình công nghệ, xây dựng phương án thi công, lắp ráp các
chi tiết, cụm chi tiết và hàn các chi tiết kết cấu, phân tổng đoạn phù hợp với từng
điều kiện cụ thể của nhà máy. Để có thể triển khai thiết kế công nghệ đối với một
con tàu cụ thể, cần có đầy đủ hồ sơ các bản vẽ thiết kế kỹ thuật con tàu gồm bản vẽ
đường hình, bản vẽ kết cấu, bản vẽ bố trí chung toàn tàu và một số bản vẽ khác và
các điều kiện cụ thể của nhà máy về thiết bị máy móc,nhân lực của nhà máy gồm số
lượng nhân công, kỹ sư, tiêu chuẩn đăng kiểm, các điều kiện thi công cụ thể như bãi
lắp ráp, phương pháp hạ thủy, cách thức thi công tổng đoạn…
4



H.1- 1 Sơ đồ tóm tắt quy trình thiết kế công nghệ.


1.3 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG CHUNG CỦA TÀU:
Hệ thống tàu là thành phần của thiết bị năng lượng tàu, góp phần cùng với
thiết bị năng lượng chính, thiết bị năng lượng phụ … đảm bảo khả năng hoạt động,
sự sống còn của con tàu, đảm bảo phục vụ các nhu cầu sinh hoạt trên tàu.
Tùy theo chức năng thực hiện mà hệ thống tàu có nhiều dạng kết cấu khác
nhau. Nhiều hệ thống được trang bị trên các tàu khác nhau, không phụ thuộc vào
công dụng của tàu. Tuy nhiên, cũng có những hệ thống đặc biệt chỉ được trang bị
trên những tàu chuyên dụng. Hệ thống tàu được phân loại theo công dụng hoặc theo
loại chất lỏng làm việc, cũng như theo sự tham gia vào cuộc đấu tranh của con tàu
trên biển. hệ thống tàu bao gồm các nhóm: hệ thống hầm tàu, hệ thống cứu hỏa, hệ
5


thống đảm bảo điều kiện sống, hệ thống vệ sinh và hệ thống chuyên dùng khác. Sự
phân loại được cụ thể như sau:
Bảng 1.1 phân loại các hệ thống tàu.
Nhóm Phân nhóm Các hệ thống tạo nên nhóm và phân nhóm
Hút khô, cứu đắm Hút khô, thải, cứu đắm Hầm tàu
Dằn, cân bằng Dằn, nghiêng ngang, nghiên dọc, cân bằng
Tín hiệu cháy Tín hiệu cháy (nhiệt độ, khói)
Cứu hỏa bằng nước
Dập tắt bằng phương
pháp thể tích- khí, hơi

Hơi nước, chất khí, chất lỏng
Cứu hỏa
Bọt Bọt hóa học, bọt không khí
Thông gió Tự nhiên, cưỡng bức(nhân tạo), phối hợp
Sưởi ấm, sấy nóng Hơi nước, nước, không khí, điện
Làm khô không khí Làm khô không khí trong các khoang hàng
Đảm bảo điều

kiện sống trên

tàu
Điều hòa không khí Trong buồng ở, buồng làm việc
Cấp nước sinh hoạt Nước uống, nước rửa, nước biển Vệ sinh
Thải nước Phân và nước đọng
Chuyên dùng Trên tàu chuyên dùng




 Hệ thống dằn và cân bằng tàu(hệ thống ballast):
Hệ thống dằn và cân bằng tàu được sử dụng dằn tàu khi tàu chạy không hàng,
nhằm giữ cho tàu đảm bảo độ ổn định cho phép trong trường hợp này và được dùng
để cân bằng tàu không bị nghiêng ngang và đảm bảo độ nghiêng dọc mong muốn
khi bốc và xếp hàng.
Ngoài các loại vật dằn cứng, người ta thường sử dụng chất lỏng làm vật dằn,
mà chủ yếu là nước. Chính vì vậy nên hệ thống dằn tàu còn được gọi là hệ thống
nước dằn.
Hệ thống dằn tàu gồm có các két nước dằn, bơm, hệ thống đường ống và phụ
tùng.
6

Yêu cầu đối với hệ thống dằn tàu là phải đảm bảo khả năng nạp đầy và tháo
cạn bất kỳ một két nào hay đồng thời một số hoặc tất cả các két. Trong trường hợp
cần thiết thì có thể chuyển nước từ két này sang két khác và có thiết bị ngăn không
cho nước từ ngoài mạn tràn vào két hoặc từ két này chảy sang két khác.
Người ta thường dùng các két mũi, két đuôi và két đáy đôi làm két nước dằn,
thể tích két nước dằn phải đảm bảo khả năng thay đổi được độ nghiêng ngang,
nghiêng dọc và mớn nước của tàu.
1.4 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ngoài hệ thống chung của tàu giới thiệu ở trên, trong tàu còn rất nhiều hệ
thống phục vụ thiết bị năng lượng tàu (hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ
thống làm mát, hệ thống khí nén, hệ thống khí xả, hệ thống điều khiển từ xa…).
Như vậy hệ thống đường ống trên tàu là rất nhiều và phức tạp. Vì vậy lắp đặt hệ
thống trên tàu là một quá trình công nghệ phức tạp, nó gồm rất nhiều chi tiết, cụm
chi tiết liên kết lại với nhau. Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cũng như tiến độ thi công
đòi hỏi phải có quy trình công nghệ lắp đặt đúng và phù hợp với điều kiện của nhà
máy. Việc lập quy trình công nghệ lắp đặt hệ thống hoàn chỉnh, quy trình hướng
dẫn thi công chi tiết, dễ hiểu là rất quan trọng trong nhà máy đóng tàu.
Quy trình lắp đặt hệ thống phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Đáp ứng yêu cầu của cơ quan đăng kiểm và chủ tàu.
- Hướng dẫn thi công lắp đặt hệ thống trong suốt thời gian thi công.
Quy trình lắp đặt hệ thống có thể được tiến hành theo nhiều quy trình công
nghệ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và năng lực của nhà máy. Quy trình tốt và
khả thi trong điều kiện cụ thể, tức là quy trình phù hợp với điều kiện và năng lực
của nhà máy thì nó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Nhưng nếu quy trình kém thì không những nó không đáp ứng được hiệu quả về
kinh tế mà còn tăng giá thành của con tàu, sản phẩm sẽ kém chất lượng và còn
không đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật.
Chính vì vậy mà trong việc lập quy trình công nghệ cho quy trình lắp đặt hệ
thống phải đáp ứng được các tiêu chí của nhà máy. Một quy trình công nghệ đầy đủ
7

là một quy trình có đầy đủ nội dung, hình ảnh mô phỏng giúp cho người trực tiếp
tham gia sản xuất dễ tiếp cận vấn đề hơn. Chính vì vậy việc lập và mô phỏng quy
trình lắp đặt đường ống có ý nghĩa rất quan trọng cho quá trình thi công công nghệ.
 Đối với thi công:
- Đối với công nhân: sự mô phỏng giúp cho họ nắm bắt được những việc cần
làm nhanh chóng, tránh sai sót trong quá trình thi công, tăng tiến độ trong đóng tàu,
giảm được những sửa chữa không cần thiết, tiết kiệm vật tư và tăng hiệu quả kinh
tế.( ví dụ: bố trí các máy móc thiết bị, dụng cụ đầy đủ đúng chỗ tránh được phát
sinh những trục trặc không mong muốn trong quá trình thi công).
- Với cán bộ quản lý: sự mô phỏng giúp cán bộ quản lý dễ truyền đạt được nội
dung của công viêc cần làm, giúp họ giảm được thời gian hướng dẫn cho công
nhân.
 Đối với công tác đào tạo:
- Với giảng viên: Việc mô phỏng hệ thống bằng mô hình 3D giúp cho bài
giảng trở nên sinh động hơn, giúp giảng viên dễ truyền đạt được nội dung vấn đề.
Từ đó có thể rút ngắn được thời lượng giảng dạy và từ đó giúp giảng viên có thể
truyền thụ cho học viên nhiều kiến thức hơn.

- Với học viên: Giúp học viên dễ hình dung, dễ hiểu về các hệ thống nói chung
và hệ thống ballast nói riêng. Hiểu rõ hơn về quy phạm, tiêu chuẩn và các bước
trong lắp đặt hệ thống. Và với hình vẽ 3D và sự mô phỏng bằng 3D giúp học viên
không thấy nhàm chán mà hứng thú hơn trong việc học từ đó giúp học viên nhanh
hiểu và hiểu sâu hơn vào nội dung bài học.
 Đối với bản thân:
- Được tìm hiểu kĩ về các hệ thống đường ống trên tàu và các tiểu chuẩn, quy
phạm về nó.
- Có kiến thức thực tế trong nhà máy đóng tàu và đặc biệt về quy trình công
nghệ lắp đặt đường ống.
- Đây là cơ hội nghiên cứu kĩ hơn về phần mềm NX.

8

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI.
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Dựa trên những kiến thức đã học kết hợp thực tế tại nhà máy và việc nghiên
cứu một số tài liệu về quy trình lắp đặt, giáo trình và hướng dẫn học NX, tài liệu
trên mạng internet tôi đã lập và mô phỏng quy trình lắp đặt hệ thống cho tàu hàng
56000 DWT.
1.5.2 Giới hạn nội dung đề tài.
Sau khi tìm hiểu về quy trình lắp đặt hệ thống đường ống tại nhà máy HVS,
trong thời gian giới hạn cho phép tôi xin trình bày đề tài trong khuôn khổ như sau:
- Đặt vấn đề.
- Lập quy trình công nghệ lắp đặt hệ thống ballast.
- Mô phỏng quy trình lắp đặt hệ thống.
- Kết luận và đề xuất ý kiến.
1.6 THIỆU VỀ CÔNG TY HVS:
1.6.1 Tổng quan nhà máy HVS:
Công ty TNHH nhà máy đóng tàu biển HVS là công ty liên doanh tập đoàn

Hyundai và tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam, có vốn đầu tư nước ngoài
(Hàn Quốc ) là 70% trực tiếp là công ty mẹ là công ty TNHH nhà máy tàu biển
Hyundai Mipo Dockyard (HMD) và phía Việt Nam là tổng công ty công nghiệp tàu
thủy Việt Nam Vinashin, với số vốn là 30%. Nhà máy được đặt tại số 1- Mỹ
Giang- Ninh Phước - Ninh Hòa- Khánh Hòa –Việt Nam. Chính thức hoạt động trên
lĩnh sữa chữa, hoán cải tàu biển từ ngày 26 tháng 4 năm 1999.
HVS là nhà máy có quy mô lớn, ở một vị trí hết sức thuận lợi, nhà máy
chuyên sữa chữa và hoán cải tàu biển, gần đây do tình hình ô nhiễm của việc sửa
chữa và hoán cải nên nhà máy bị hạn chế sửa chữa tàu. Nhà máy đang bắt đầu
chuyển sang đóng mới hoàn toàn.
Với những kinh nghiệm quản lý và trình độ kỹ thuật đã có từ công ty Hyundai
Mipo Dock Yard cùng với sự khuyến khích sáng tạo trong công việc của công ty
HVS nên cơ cấu tổ chức, kinh doanh, sản xuất cùng với kỹ thuật luôn được nâng
9

cao đáp ứng với nhu cầu thực tế đòi hỏi. Qua đó mà uy tín và tên tuổi của công ty
ngày càng được tăng lên đối với khách hàng trên toàn thế giới.
Nhà máy có một vị trí rất thuận lợi: tại khu vực vùng nước sâu, nằm trên
trục giao thông biển chính, nằm trong khu vực vịnh Vân Phong, điều kiện tự nhiên,
cũng như nguồn cung cấp nhân lực lao động dồi dào. Đây là lợi thế lớn của nhà
máy, làm tăng sức cạnh tranh của nhà máy rất lớn.
Các công trình thủy công:
Có 3 cầu cảng: cảng 1 ở bờ đông(dài 500m sâu 8m),cảng 2 ở bờ tây (500/8),
trang bị 3 cẩu 1 cẩu 20 tấn và 2 cẩu30 tấn. Cảng 3 dài 350m sâu 8 m, được trang bị
1 cẩu 30 tấn.
Có hai dock: dock 1 (dock 80 000 tấn) kích thước 200x45x13m trang bị hai
cẩu 250 tấn và một cẩu bờ 30 tấn. Dock 2 (400000 tấn) kích thước380x65x13m ,
được trang bị hai cẩu bờ 30 tấn ,80 tấn và cầu trục 450 tấn.
Các phân xưởng chính của công ty gồm có:
 Xưởng máy (machinery workshop).

 Nhà kho (ware house).
 Phân xưởng sản xuất Oxy và Axetylen (oxy & acetylent plant).
 Xưởng xử lý hóa chất(chemical shop).
 Trạm bơm (pump room).
 Trạm cung cấp xe cơ giới( transport workshop).
 Xưởng sơn.
Hiện nay nhà máy có khoảng 4000 công nhân viên, gần 200 kỹ sư Việt Nam
và Hàn Quốc, gần 100 công nhân kỹ thuật Hàn Quốc và vài chục chuyên gia Hàn
Quốc và người nước ngoài. Ngoài ra nhà máy còn hợp tác với một số công ty thầu
phụ để rút ngắn thời gian, hoàn thành sớm một số hạng mục nào đó để đảm bảo thời
gian giao kết hợp đồng với khách hàng.
Với tiềm lực như vậy năm 2010 nhà máy đã bàn giao đươc 5 con tàu chở
hàng khô và kế hoạch của năm 2011 là 11 con.
10


H.1- 2 Nhà máy đóng tàu Hyundai- Vinashin
11

1.6.2 Sơ đồ tổ chức của nhà máy đóng tàu HVS:

H.1- 3 Sơ đồ tổ chức HVS

Với sự điều hành của Tổng giám đốc và sự kết hợp chặt chẽ của các phòng
ban, quá trình đóng mới được tiến hành theo sơ đồ sau:
12


H.1- 4 Sơ đồ đóng mới tại HVS.


Qúa trình đóng mới được thể hiện từ lúc chuẩn bị thép tới bàn giao tàu. Giai
đoạn thứ nhất ở trên bờ, Từ chuẩn bị thép tới cắt thép tới lắp ráp thành block, nối
các block nhỏ lại với nhau thành block lớn rồi sơn sơ bộ. Giai đoạn thứ hai ở trong
dock, các block được cẩu xuống dock và lắp ráp lại với nhau đồng thời lắp đặt máy
và các thiết bị khác rồi sơn thân tàu để chuẩn bị hạ thủy. Giai đoạn thứ ba tàu ở cầu
cảng, ở đây các hệ thống tàu và máy móc thiết bị được hoàn thiện và chạy thử rồi
thử biển và bàn giao tàu.
Quá trình lắp đặt hệ thống được tiến hành ở giai đoạn một và giai đoạn hai.
Khi tàu đang là các block, các hệ thống đường ống được lắp vào. Khi các block
được lắp ghép lại với nhau ở trong dock, hệ thống đường ống được nối lại hoàn
thiện và test kín hệ thống.
Lắp thành
block
Vật tư
thép
Lắp
thiết bị
Cắt
thép
Sơn
block
Thả block
Lắp thiết
bị
Lắp máy
chính
Sơn thân
tàu
Thử hệ
thống

Thử máy

Thử
biển
Bàn giao
tàu
1. Block
2. Dock
3. Cầu cảng
Hạ thủy




13

CHƯƠNG II: LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP
ĐẶT HỆ THỐNG BALLAST


2.1 GIỚI THIỆU VỀ TÀU HÀNG 56000 DWT
Tàu hàng DWT là hợp đồng hàng loạt của công ty E.R.Schiffahrt(Đức) và
nhà máy HVS với 11 chiếc trong đó nhà máy đã bàn giao được 5 chiếc. Là tàu hàng
rời với 5 khoang hàng được đóng tuân theo các điều luật và quy định quốc tế dưới
sự giám sát theo quy phạm của đăng kiểm Đan Mạch(DNV). Tàu vỏ thép 1 chân
vịt, boong chính liên tục từ mũi về lái, buồng máy bố trí phía sau. Đáy đôi chạy suốt
từ sườn 10 đến sườn 219. Hình thức kết cấu tàu theo hỗn hợp dọc và ngang, sống
chính và sống phụ kín nước để chứa nước dằn, dầu đốt, dầu nhờn và nước ngọt.
khoảng sườn 800 mm cho toàn tàu.


H. 2- 1 Bố trí chung tàu hàng rời 56000 DWT.

14

2.1.1 Các thông số chính của tàu
Chiều dài tàu
Chiều rộng
Chiều cao mạn
Chiều chìm
Dung tích hầm hàng
Dung tích két ballast
Dung tích két nước ngọt
Dung tích két dầu
Tải trọng
Tốc độ
Thủy thủ đoàn
Cấp tàu

2.1.2 Sự phân chia block ở tàu hàng 56000 DWT.
- Các block mũi F11, F21, F31, F41, F51, F61.
- Các block đuôi N11, N21, N31, N40,N50
- Các block của buồng máy E12,E22,E32,E42,E52
- Các block đáy B11, B12, B13, B14, B15, B16, B17, B18, B19, B29, B21,
B31, B32, B40, B41.
- Các block mạn S11,S12, S13, S14, S15, S16, S17, S18, S19, S20, S21, S33,
S34, S35, S36, S37, S38, S39.
- Các block boong D11, D12, D13, D14.
- Các block của khu nhà ở H11, H21, H31, H41, H51, H12, H22, H32,H91.
- Các block xung quanh miệng hầm hàng C21, C22, C23, C24, C25, C26,
C27, C28, C29, C30.

 Hệ thống đường ống ballast đi qua các block sau: E11, E21, E12, E22, E31,
E32,N21, B11, B12, B13, B14, B15, B16, B17, B18, B18, B20, B21, F11.


187 m
32.26 m
18.3 m
11.3 m
66370 m
3
17630 m
3

259 m
3

2333 m
3

56000 T
14.5 hải lý/ giờ
25 người
Không hạn chế

15


16



H.2- 2 Bản vẽ phân chia block tàu 56000 DWT.
17

2.1.3 Hệ thống máy phục vụ trên tàu
Tàu được trang bị với các máy móc phục vụ hiện đại như máy phân ly dầu
nước , máy lọc dầu, máy xử lý chất thải. Hệ thống thông gió và hệ thống điều hòa
không khí phục vụ toàn buồng máy và cabin.
Thông số máy chính
Hãng sản xuất
Loại máy
Số xilanh
Số kì
Đường kính xilanh
Hàng trình piston
Công suất cực đại
Công suất định mức
Tăng áp bằng tuabin khí xả

Ba động cơ diesel phụ để lái máy phát điện:
Hãng sản xuất
Loại máy
Số xilanh
Số kì
Công suất
Tốc độ quay trục khuỷu
Tăng áp bằng tuabin khí xả

2.2 HỆ THỐNG TÀU TRÊN TÀU HÀNG 56000DWT
Bilge, fire, ballast là hệ thống có các bơm để hỗ trợ nhau trong các trường
hợp khẩn cấp hoặc trong trường hợp có một vài bơm bị hỏng.

Hyundai- Man B&W
6950MC- C7
6 xilanh
2 kì
500 mm
2000 mm
8820 KW với tốc độ 119 rpm
7940 KW với vận tốc 114.9 rpm
HYUNDAI l- l MSEN
6H17/28
6 xilanh
4 kì
640 KW
900 rpm


×