Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Tìm hiểu và đánh giá cải tiến quản lý tài nguyên đầm phá trong vùng ao vây lưới tại xã phú xuân, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 52 trang )

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Thừa Thiên Huế có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất Đông
Nam Á, với diện tích mặt nước khoảng 22.600ha, chạy qua 5 huyện với 31
xã, thị trấn. Phá Tam Giang nổi tiếng về nguồn lợi thủy sản dồi dào và đa
dạng sinh học cao. Đây là nguồn sống chủ yếu của hơn 300.000 cư dân ven
phá và đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là một hệ sinh thái rất đa dạng và
phong phú tuy nhiên trong những năm gần đây nguồn tài nguyên đầm phá
đang đứng trước nhiều nguy cơ. Sự suy giảm nguồn lợi thủy sản , môi trường
bị ô nhiễm, dịch bệnh gia tăng… làm cho đời sống người dân thêm nhiều khó
khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế lâu dài của ngư dân ven phá.
Khi dân số và kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển, thì hệ
sinh thái Tam Giang-Cầu Hai ngày càng có nguy cơ chịu áp lực gia tăng.
Khai thác quá mức tài nguyên thủy sản bằng đánh bắt hoặc sử dụng thiếu
phương pháp, thiếu quy hoạch là những nhân tố chính làm suy thoái nguồn lợi
thuỷ sản. Các hoạt động nuôi trồng thủy sản diễn ra ồ ạt, sự phát triển của
phong trào nuôi trồng theo hình thức ao vây làm cho ngư dân khai thác di
động bị mất ngư trường khai thác, sự phát triển quá mức các ngư cụ khai thác:
Nò sáo, Đáy… làm cản trở dòng chảy, thu hẹp ngư trường khai thác, việc sử
dụn các ngư cụ có tính hủy diệt như xiếc điện, rà điện… đang hủy diệt nguồn
lợi thủy sản và môi trường sinh thái.
Trước thực trạng đó, khi các biện pháp kiểm soát và giám sát được thực
hiện thông qua kênh kiểm soát từ trên xuống tốn khá nhiều ngân sách nhưng
xem ra không mấy hiệu quả, chính quyền tỉnh ngày càng xem sự tham gia của
những người sử dụng tài nguyên là một nhân tố cần thiết trong hệ thống quản
lý thuỷ sản. Chuyển hướng quan niệm tài nguyên đầm phá là sở hữu chung
sang sở hữu của người sử dụng, ai sử dụng thì phải có vai trò, trách nhiệm bảo
vệ, quản lý trước. Giải pháp này được thực hiện bằng việc phát triển các chi
hội nghề cá, chi hội nghề cá sẽ là tổ chức đại diện cho người dân trực tiếp


quản lý tài nguyên đầm phá.
1
Phú Xuân là xã nằm ven Phá Tam Giang. Mang lợi thế của vùng nước
lợ rất phù hợp với việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Đây là một trong
những xã có diện tích nuôi tôm lớn của tỉnh Thừa Thiên-Huế và đặc biệt có
loại hình khai thác tài nguyên thủy sản trên đầm phá trong ao vây lưới. Ao
vây lưới là hình thức người dân dùng lưới vây chắn một vùng nào đó trên đầm
phá để sản xuất, trong vùng ao vây này người dân có thể khai thác nguồn lợi
thủy sản tự nhiên, họ cũng có thể thả giống nuôi. Vì vây lưới trên đầm phá để
sản xuất nên ao vây không có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, giữa
các ao liền kề nhau, chỉ ngăn cách bằng lưới, không có đường ngăn cách nên
có thể tận dụng được diện tích để sản xuất và người dân đều có ý thức bảo vệ
chung. Tuy nhiên, vì các ao không có sự ngăn cách nên khi có dịch bệnh thì
lây lan rất nhanh và khó kiểm soát, ao nằm trên đầm phá, cách biệt với nơi ở
của dân lại không có đội tuần tra nên vẫn bị các hộ ngoài địa phương vào
đánh bắt trộm, đặc biệt là vào mùa mưa lũ. Vùng ao vây của xã nằm trong
khu vực đầm Sam Chuồn đang trong quá trình quy hoạch nên vùng ao vây
của thôn cũng đang có kế hoạch quy hoạch, sắp xếp lại nò sáo, và trước mắt là
đã quy hạch được vùng thủy đạo, tuy nhiên việc mở rộng thủy đạo làm cho
nhiều hộ bị mất diện tích nhưng vẫn chưa có đền bù thỏa đáng. Hiện tại trên
địa bàn có diện tích nuôi trồng trong ao vây lớn nhất của xã đã có một chi hội
nghề cá nhưng chi hội chưa có nhiều hoạt động và vai trò của chi hội cũng
chưa nổi bật.
Từ thực tế đó, tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu và đánh giá cải
tiến quản lý tài nguyên đầm phá trong vùng ao vây lưới tại xã Phú Xuân,
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng và thay đổi nuôi trồng và khai thác thủy sản trong
vùng ao vây lưới tại xã Phú Xuân
- Tìm hiểu và đánh giá các cải tiến quản lý trong vùng ao vây lưới cũng

như vai trò của chi hội nghề cá trong thực hiện các cải tiến đó
- Đánh giá kết quả của các cải tiến quản lý đối với chất lượng tài
nguyên môi trường Đầm Phá, sản xuất thủy sản và cải thiện sinh kế người dân
2
PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Đồng quản lý thủy sản
2.1.1 Khái niệm về quản lý
- “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật,
đạt được mục đích và đúng với ý chí của người quản lý” (Quản lý nhà nước,
2000)
- Còn theo Fayel thì: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia
đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện
kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”. [12]
2.1.2 Khái niệm đồng quản lý
Hình thành phương thức tiếp cận đồng quản lý [10]
Theo ước tính thì hiện nay trên thế giới có khoảng 51 triệu ngư dân,
trong số này khoảng 50 triệu hoạt động trên quy mô nhỏ, hành nghề vì sinh kế
và thủ công, những người này chủ yếu sống và hành nghề tại các nước đang
phát triển. Tuy nhiên, nguồn lợi quan trọng đối với sinh kế của người dân thì
lại không ổn định. Một câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta lại tự đẩy mình vào
tình thế khó khăn này và chúng ta làm gì để khắc phục điều đó? Các nhà
nghiên cứu và quản lý đang tích cực tìm kiếm các phương pháp mới đối với
công tác quản lý, và một trong những phương pháp triển vọng nhất là tập
trung vào các cách tiếp cận liên quan đến người sử dụng – chính là các ngư
dân – hoạt động dưới dạng quản lý phối hợp hoặc chia sẻ với các cấp chính
quyền.
Trong thập kỷ qua, đã có sự thay đổi trong công tác quản lý nghề
cá trên một phương diện bao quát hơn qua đó cũng nhận thấy có sự tham gia

của chính ngư dân, chính quyền địa phương, và đưa ra các quyết định chia sẻ
về quản lý nghề cá. Qua quy trình này, các ngư dân sẽ có khả năng trở thành
các thành viên tích cực của nhóm quản lý nghề cá, cân bằng quyền và nghĩa
vụ, và làm việc trên cơ sở cộng tác hơn là đối lập với chính quyền. Cách tiếp
cận này gọi là Đồng quản lý. [10]
3
Đồng quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là một thỏa thuận đối tác
trong đó nhóm người sử dụng tài nguyên có quyền sử dụng tài nguyên thiên
nhiên trên đất chủ sở hữu của nhà nước (khu vưc đã xác định) đồng thời có
trách nhiệm quản lý bền vững tài nguyên (gồm bảo vệ). Người sử dụng tài
nguyên và các chính quyền địa phương cùng nhau đàm phán thỏa thuận đối
tượng nào có thể làm gì, ở đâu, khi nào, bằng cách nào và bao nhiêu trên một
diện tích tài nguyên cụ thể được thực hiện và giám sát bởi chính những người
sử dụng tài nguyên. [9]
Theo Sen và Nielsen (1996) định nghĩa đồng quản lý là một sự sắp xếp
có sự chia sẻ về mặt sức mạnh cũng như quyền lực nhằm quản lý nguồn lợi
thuỷ sản giữa các nhóm người sử dụng nguồn lợi và chính quyền.
Đồng quản lý là một phương thức quản lý, trong đó Nhà nước chia sẻ
quyền hạn, trách nhiệm và chức năng quản lý với những người sử dụng nguồn
lợi. [11]
Phương pháp đồng quản lý là một quy trình trong đó chính con người
được tạo cơ hội và chịu trách nhiệm để quản lý những nguồn lợi của chính
minh, xác định nhu cầu, nguyện vọng và mục tiêu của minh và đưa ra quyết
định có ảnh hưởng đến bản thân. [4,20]
Định nghĩa phương pháp đồng quản lý là một phương pháp tiếp cận
nhấn mạnh vào trách nhiệm, nghĩa vụ và năng lực của cộng đồng lien quan
đến việc quản lý nguồn lợi. Nó vốn dĩ mang tính tiến hóa, tham gia, riêng
biệt, môi trường, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và xem xét kỹ thuật mà có
ảnh hưởng đén cộng đồng. [4,20]
Đồng quản lý hay quản lý dựa vào cộng đồng là sự thể hiện chia sẻ

trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ giữa Nhà nước và người hưởng lợi thông qua
các cơ chế và hình thức hợp tác thích hợp. [8]
Theo Pomeroy và Viswanathan (2003) thì các bên liên quan
trong đồng quản lý bao gồm các tổ chức phi chính phủ, nhóm người sử dụng
nguồn lợi và chính quyền. Đồng quản lý bao gồm quyền tham gia trong việc
đưa ra các quyết định quan trọng quy định cách thức, khi nào, ở đâu, bao
nhiêu và đối tượng nào được phép khai thác.
4
Theo Jentoft và cộng sự (1998) đã cụ thể hoá thêm khi giải thích:
“Đồng quản lý là quá trình phối hợp và hợp tác trong việc đưa ra các quyết
định quản lý giữa đại diện cả nhóm sử dụng nguồn lợi, Chính Phủ, tổ chức
nghiên cứu. Theo nghĩa ai là người ra quyết định có hai thái cực: quyền lực
Nhà nước và quyền của ngư dân. Hình thức quản lý trên – xuống, Nhà nuớc
đưa ra những quyết định đơn độc còn người dân thụ động thực hiện. Ngược
lại, đồng quản lý tạo cho người sử dụng nguồn lợi có quyền hành, tổ chức và
thực hiện hệ thống quản lý của riêng họ”.
Đồng quản lý nghề cá
Trong Hội thảo của Uỷ Hội Nghề cá châu Á - Thái Bình Dương thống
nhất: “Đồng quản lý nghề cá có thể được hiểu là phương pháp tham gia, nơi
mà Chính Phủ và người sử dụng nguồn lợi thuỷ sản chia sẽ trách nhiệm và
quyền hạn để quản lý Nghề cá quốc gia hoặc nghề cá trong một vùng, dựa
trên sự hợp tác giữa hai bên và với các bên liên quan khác”.
2.1.3 Các loại hình đồng quản lý [2]
Theo Sen và Nielsen, 1996 có các loại hình đồng quản lý sau
Chỉ thị (Instructive): Ít chia sẻ thông tin giữa chính quyền và ngư dân.
Kiểu đồng quản lý theo tính chỉ thị (instructive) này có rất ít sự trao đổi thông
tin giữa Chính quyền và ngư dân. Hình thức đồng quản lý này khác so với
hình thức quản lý tập trung ở điểm rằng ở đây nó có cơ chế đối thoại với ngư
dân, nhưng cuối cùng Chính quyền vẫn quyết định những kế hoạch quản lý và
chỉ thông báo cho ngư dân về những kế hoạch quản lý này.

Tư vấn (Consultative): Tham khảo ý kiến giữa các bên đối tác, tuy
nhiên Nhà Nước lại đưa ra quyết định cuối cùng. Hình thức đồng quản lý tư
vấn (consultative) đòi hỏi Chính quyền phải tư vấn một cách tích cực cho
cộng đồng, tuy nhiên Chính quyền vẫn giữ trách nhiệm chính trong việc đưa
ra những quyết định cuối cùng.
Hợp tác (Cooperative): Chính quyền và ngư dân hợp tác với nhau với
tư cách là những đối tác ngang nhau trong quá trình đưa ra quyết định. Hình
thức đồng quản lý hợp tác (cooperative): cả Chính quyền và người dân đều có
sức mạnh ngang nhau trong quá trình đưa ra quyết định.
5
Tham vấn (a dvisory ): Người dân tư vấn cho Chính quyền, và tìm
kiếm sự ủng hộ từ phía Chính quyền khi họ tự đưa ra quyết định của mình.
Đối với hình thức tham vấn (advisory), ngư dân tham vấn cho Chính quyền
trong việc đưa ra các quyết định. Chính quyền lúc đó sẽ được yêu cầu đưa ra
quyết định.
Trao đổi thông tin (Informative): Chính quyền uỷ nhiệm thẩm quyền
cho các cộng đồng ngư dân đưa ra những quyết định, và cộng đồng ngư dân
chịu trách nhiệm thông báo cho Chính quyền những quyết định này. Hình
thức trao đổi thông tin (informative) bao hàm Chính quyền uỷ nhiệm thẩm
quyền cho ngư dân. Trên thực tế, nó có thể không phải là một sự sắp xếp
đồng quản lý chính thức nhưng nó là hình thức truyền thống của quản lý thuỷ
sản được Nhà nước công nhận. Hình thức đồng quản lý trao đổi thông tin có
thể là sự uỷ nhiệm thẩm quyền chính thức hoặc là thừa nhận tập quán truyền
thống cũng như quyền lực truyền thống.
2.1.4 Tiến trình xây dựng đồng quản lý [6]
1. Xây dựng kế hoạch thiết lập đồng quản lý cấp huyện
2. Quy hoạch phân vùng các đơn vị quản lý tài nguyên
3. Vận động thành lập chi hội/các chi hội nghề cá trong xã
4. Kiện toàn cơ cấu tổ chức và xây dựng năng lực chi hội
5. Quy hoạch chi tiết quản lý tài nguyên trong vừng quản lý của chi hội

6. Xây dựng quy chế quản lý trong vùng quản lý của chi hội
7. Xây dựng kế hoạch quản lý, phát triển sinh kế, hoạt động hội
8. Thành lập ban đồng quản lý và phân công trách nhiệm
9. Trao quyền khai thác và chức năng cho chi hội
10. Thực hiện đồng quản lý, giám sát và đánh giá.
2.2 Quản lý dựa vào cộng đồng
2.2.1 Khái niệm quản lý dựa vào cộng đồng
Theo Arnstein (1969), các hình thức quản lý khác nhau nằm trong hai
hình thức cơ bản là quản lý hành chính nhà nước và quản lý cộng đồng. Ngoài
ra đồng quản lý hay quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng là hình thức quản lý
trung gian giữa hai hình thức nói trên. Quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng
là một hình thức hợp tác giữa cộng đồng với nhà chức trách trong việc chia sẻ
6
quyền và trách nhiệm trong quản lý và lợi ích (pomerroy, 1995). Với hình
thức quản lý dựa vào cộng đồng, hiệu quả quản lý sẽ được nâng cao khi có sự
tham gia của người sử dụng nguồn lợi và các bên liên quan trong việc quản lý
(pomerroy, 2000 và VEEM, 2002)
Quản lý dựa vào cộng đồng là phương thức quản lý nguồn lợi của các
nông hộ, cộng đồng trong đó cho phép họ có thể khai thác và sản xuất nguồn
lợi một cách bền vững (David Boyer, 2000): cụ thể hoá trong việc quản lý
vùng nuôi và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản chính là phương thức quản lý cộng
đồng dựa vào thôn, hợp tác xã hay Hội nghề cá, các tổ chức xã hội khác tham
gia vào quản lý, trong đó cá nhân ngư dân được phép khai thác và sản xuất
theo các quy tắc mà cộng đồng đề ra theo hướng sử dụng nguồn lợi và phát
triển NTTS bền vững. [4,17]
Trong quản lý dựa vào cộng đồng con người thành phần trung tâm, họ
quyết định và kiểm soát mọi hoạt động của chính cộng đồng nơi họ sinh sống.
Bản thân cộng đồng đóng vai trò định hướng quản lý. Trong đó, tài nguyên là
cơ sở, nền tảng cho việc quản lý và sử dụng trong cộng đồng. Cộng đồng ngư
dân tham gia các hoạt động như lập kế hoạch, triển khai kế hoạch, chương

trình quản lý, đánh giá việc quản lý nguồn lợi thuỷ sinh và các cơ hội khác
trên nguyên tắc đồng thuận của các bên liên quan đến tài nguyên. Đối với
nước ta, đất và mặt nước là tài sản quốc gia và giao quyền sử dụng cho tổ
chức, cá nhân một cách hợp pháp và chính các tổ chức và cá nhân phải có
nhiệm vụ và trách nhiệm sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên tự nhiên
đó. [4,18]
Quản lý vùng nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đồng là một quá trình
có sự tham gia, trong đó cộng đồng chính là trung tâm của hệ thống quản lý
nước có hiệu quả. Sự tham gia của cộng đồng rất đa dạng và phụ thuộc vào
bối cảnh địa phương, quy mô cộng đồng, luật pháp nhà nước, thể chế và năng
lực địa phương, và công nghệ được sử dụng. Mô hình có thể xác lập dưới
dạng các hội người tiêu dung và các nhóm hành động cộng đồng ở khu vực
thành thị cho đến các nhóm sử dụng nước và hợp tác xã thủy lợi ở vùng nông
thôn. [4,19]
7
Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng:
Khái niệm quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng có từ thế kỷ 19 trên thế
giới, đó được qui định trong Luật nghề cá Lofoten năm 1897 của Nauy. Sau
đó là Nhật bản từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đó hình thành việc quản lý
nghề cá dựa vào cộng đồng; năm 1992 FAO đó tổ chức hội thảo về phát triển
hệ thống quản lý nghề cá ven bờ dựa vào cộng đồng ở các nước Châu á tại
Kobe, Nhật bản. Đến nay, hầu hết các nước trên thế giới từ những nước
nghèo, đang phát triển như châu Phi, châu Á đến các nước mới nổi ở như Hàn
Quốc, Ấn độ, Trung Quốc đến các nước phát triển như châu Âu như Anh,
Đan Mạch, Na uy, Úc, Mỹ cũng đã và đang áp dụng phương thức quản lý
này vào nghề cá của họ. [3]
Thuật ngữ "quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng" (CBFM: community
Based Fisheries Management) sử dụng đầu tiên tại hội đàm của Nhật
Bản/FAO và phát triển hệ thống quản lý nghề cá ven bờ ở Châu Á - Thái Bình
Dương, tổ chức tại Kobe từ ngày 8 - 12/6/1992. Trong hội thảo này đã không

thảo luận về định nghĩa của quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng. Định nghĩa
kiểu Nhật Bản hiện nay là: "Hệ thống quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng là
một hệ thống quản lý nghề cá được phát triển bởi một nhóm ngư dân dựa trên
quyền đánh cá (Fishing Rights) và được thực hiện dưới sự sáng tạo của ngư
dân" (T.Yamamoto, 1998: chủ tịch hội nghiên cứu nghề cá quốc tế - Nhật
Bản). [1]
2.2.2 Tiến trình quản lý dựa vào cộng [4, 19-20]
Xây dựng tổ chức cộng đồng và thiết lập quyền quản lý đó là việc trao
quyền quản lý vể nguồn lợi sinh học cũng như văn hóa cộng đồng và chính
cộng đồng xây dựng nên cơ chế quản lý có hiệu quả và dễ thực hiện cho
mình. Ví dụ: trong cộng đồng hợp tác xã, việc thiết lập ra một cơ chế hoạt
động của cộng đồng do chính hợp tác xã xây dựng cơ chế hoạt động với
người dân nuôi trồng, trong quá trình hoạt động hợp tác xã như thành viên
chủ chốt có tính định hướng về mặt kỹ thuật, cung cấp con giống và vật tư với
vai trò của hợp tác xã chiếm hơn 30%, so với hội nông dân, phụ nữ, thanh
niên và cả UBND xã, bên cạnh đó vai trò tổ đội nghề nghiệp cũng chiếm tỉ lệ
quan trọng hơn 20% trong các hoạt động sản xuất, tái sản xuất và cộng đồng.
8
Việc nghiên cứu quá trình trao quyền quản lý có sự tham gia cho cộng
đồng địa phương: Tổng hợp các kiến thức mới cho việc hình thành các giải
pháp quản lý nguồn lợi và xây dựng niềm tin để tiến đến trao quyền quản lý
cho cộng đồng.
- Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng: Đưa thông tin và kiến thức
tổng hợp từ nghiên cứu đến cộng đồng.
- Quản lý nguồn lợi: Đánh giá việc sử dụng nguồn lợi và đưa ra các giải
pháp quản lý đã được xác định từ quá trình nghiên cứu.
- Cải thiện sinh kế: Đa dạng sinh kế để giảm áp lực khai thác nguồn lợi.
- Phát huy sự đa dạng văn hóa.
- Xây dựng mối liên kết và sự ủng hộ với chính quyền: Xây dựng mối
lien kết với các cộng đồng khác, chính quyền các cấp. [4, 19-20]

2.3 Tổng quan mô hình đồng quản lý nghề cá ở Việt Nam
Trước những thành công của phương thức QLDVCĐ/ĐQL nguồn lợi
ven biển nói chung, quản lý nghề cá nói riêng, của thế giới, Bộ Nông Nghiệp
& Phát Triển Nông Thôn (Bộ Thuỷ sản cũ) đã rất quan tâm đến phương thức
quản lý này và ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90 (1991), Bộ thuỷ sản đã
cho phép Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản hợp tác với các tổ chức quốc tế
tiến hành nghiên cứu vấn đề này. Từ đó đến nay, đã có một số hợp tác nghiên
cứu, Hội thảo, tham quan nước ngoài nhằm phát triển phương thức
QLDVCĐ/ĐQL trong quản lý nghề cá ở Việt Nam.
Bằng nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và trong nước, của các địa
phương, đến nay đã có 34 mô hình ĐQL/QLNCDVCĐ đã được triển khai và
áp dụng tại Việt Nam bao gồm cả nuôi trồng và khai thác thuỷ sản tại 18 tỉnh,
thành phố ở 7 Vùng sinh.
Năm 2005, Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn (Bộ Thuỷ sản
cũ) đã chỉ đạo hình thành nhóm công tác nghiên cứu áp dụng phương thức
ĐQL trong quản lý nghề cá và giao cho Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản
chịu trách nhiệm điều phối hoạt động của Nhóm. Từ năm 2007 đến nay, với
sự hỗ trợ của Dự án SCAFI có rất nhiều hoạt động về đồng quản lý đã và
đang được triển khai ở Trung ương và tiến hành xây dựng 9 mô hình ĐQL tại
9 tỉnh điểm gồm: Sơn La, Quảng Ninh, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình
9
Định, Đắc Lắc, Bến Tre, An Giang và Cà Mau.
Sơn La: Mô hình đồng quản lý hồ mở, xã Quý Hướng, huyện Mộc
Châu. Với diện tích 350 ha, dân số 3722 người, tỉ lệ hộ nghèo 70%, 100 hộ có
hộ liên quan đến khai thác thủy sản.
- Quảng Ninh: Mô hình đồng quản lý khai thác xá sung vùng triều xã
Đại Bình, huyện Đầm Hà. Với diện tích 6894 ha, nằm trong 6 xã, dân số 2165
người, 15,5% hộ nghèo.
Nghệ An: Mô hình đồng quản lý khai thác vùng biển ven bờ tại xã
Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu, diện tích 2080 ha. Hoạt động khai thác ven

biển.
Thừa Thiên Huế: Mô hình đồng quản lý nghề cá hồ chứa xã Quảng
Lợi, huyện Quảng Điền; với diện tích 1200 ha mặt nước, dân số 7298 người,
trong đó 31,3% hộ nghèo. Hoạt động chính khai thác và nuôi trồng.
Bình Định: Mô hình đồng quản lý bảo tồn rạn san hô xã Nhơn Hải,
huyện thành phố Qui Nhơn; vơí diện tích 1200 ha, dân số 1221 người. Nuôi
trồng, khai thác kiêm nghề.
Đắc Lắc: Mô hình đồng quản lý nghề cá hồ Buôn Triết, huyện Lắc,
diện tích 150 ha, dân số 5.742 người, dân tộc Êđê, Tày. Hoạt động chính khai
thác.
Bến Tre: (1) Mô hình đồng quản lý nghề cá xã Thạnh Phong, huyện
thạnh Phú, diện tích 5746 ha, dân số 9571 người, hoạt động chính: khai thác,
nuôi nghèo.
An Giang: Mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản khu vực Búng
Bình Thiên nằm trong 3 xã Quốc Thái, Nhơn Hội, Khánh Bình thuộc huyện
An Phú; diện tích 200 – 300 ha, dân số 6800 người. Hoạt động chính khai
thác, nuôi trồng.
Cà Mau: Mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản Đầm Thị Trường
nằm trong 5 xã Phong Lạc, Phong Điền, Phú Thuận, Phú Mỹ, Hoà Mỹ, 3
huyện Trần Văn Thời, Phú Tân, Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Có 680 hộ khai thác,
nuôi trồng. [3]
10
2.4 Quản lý tài nguyên đầm phá trước khi có chi hội nghề cá
Trước khi có chi hội Nghề cá, hoạt động quản lý tài nguyên đầm phá có
sự thay đổi qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau.
Theo Nguyễn Quang Vinh Bình, 1999, trong thời kỳ phong kiến triều
đình giao cho các Vạn chài quản lý những thủy vực, dựa trên các đơn vị nghề
nghiệp và xác nhận quyền sử dụng tài nguyên thu thuế. Vạn chài quản lý trên
các lĩnh vực: quản lý ngư dân (hành vi, ứng xử), quản lý sản xuất, quản lý
cộng đồng và quản lý nguồn lợi thủy sản.

Theo Nguyễn Quang Vinh Bình, 2005, chính quyền thuộc
địa Pháp cũng như chế độ miền nam (Mỹ - Ngụy) trước năm 1975 hầu như
bảo lưu phương cách quản lý mặt nước đầm phá Thừa Thiên Huế từ thời
phong kiến dựa vào các vạn chài. [5]
Thời kỳ tập thể hóa (1975 – 1989) phong trào tập thể hóa toàn
quốc lúc này được thực thi trên đầm phá. Ngư dân được tổ chức thành đội
hoặc tập đoàn ngư nghiệp (tương đương với hợp tác xã nông nghiệp). Các
khu vực đầm phá được giao cho các hợp tác xã quản lý.
Thời kỳ từ năm 1989 đến nay tài nguyên đầm phá do Nhà Nước quản
lý thông qua các đơn vị hành chính như thôn, đội
2.5 Quản lý tài nguyên đầm phá dựa vào cộng đồng
Hoạt động quản lý tài nguyên dựa vào dân ở đầm phá Tam Giang –
Cầu Hai bao gồm các hoạt động sau: [7]
- Phân vùng quy hoạch quản lý nguồn lợi đầm phá (Quyết định
của UBND tỉnh số 3677/QD-UB ngày 25/10/2004)
* Phân vùng quy hoạch tổng thể toàn hệ đầm phá
Quy hoạch tổng thể chia vùng đầm phá cho khai thác thủy sản thành 3
khu vực: Vùng nhạy cảm đặc biệt, vùng nhạy cảm, và vùng bình thường.
Vùng nhạy cảm là vùng có bãi giống bãi đẻ của các loài thủy sản, vùng cỏ
biển, vùng chim nước, và vùng có cây ngập mặn. Việc phân vùng quy hoạch
này cụ thể hóa thời hạn cấp phép khai thác thủy sản ở các vùng, đồng thời
ngăn chặn việc giao quyền sử dụng đất “lấn phá” đối với các khu đất ven phá
có thể làm cạn và cản trở dòng chảy ở đầm phá
11
* Phân vùng quy hoạch ở các địa phương (Huyện và Xã)
Phân vùng quy hoạch sử dụng đầm phá cũng đã được thực hiện ở tất cả
các địa phương (5 Huyện và 33 Xã, Thị trấn). Quy hoạch cấp huyện chủ yếu
là ban hành các chỉ tiêu và hướng dẫn phân vùng cho các xã dựa vào diện tích
mặt nước đầm phá theo lãnh thổ, hiện trạng sử dụng mặt nước và chính sách
của tỉnh. Các xã dựa vào chí tiêu và hướng dẫn của huyện đã tiến hành thực

hiện phân vùng mặt nước đầm phá của xã cho các mục tiêu sử dụng và quản
lý.
*Phân vùng quy hoạch chi tiết trong các tiểu vùng đầm phá.
Quy hoạch chi tiết trong các tiểu vùng mặt nước đầm phá do UBND xã
chỉ đạo và hỗ trợ pháp lý. Thôn và các nhóm hộ sử dụng nguồn lợi (nhóm
nuôi trồng, nhóm nò sáo…) trực tiếp thực hiện quy hoạch dựa vào hiện trạng
và đồng thuận giữa các thành viên nhóm.
- Quản lý chủng loại, số lượng và mắt lưới ngư cụ.
Quy định về chủng loại và số lượng ngư cụ không chỉ được thực hiện
trong quy hoạch tổng thể mà còn được UBND tỉnh và huyện ban hành qua
các thời điểm khác nhau. Quy định về chủng loại và số lượng ngư cụ cố định
đang hướng tới mục tiêu giảm quy mô và cường độ khai thác thủy sản, giải
quyết vấn đề khai thác quá mức. Tại các thời điểm ban hành, UBND tỉnh ban
hành các chỉ tiêu điều chỉnh (giảm) chủng loại và số lượng ngư cụ cố định
cho các huyện. Huyện dựa vào chỉ tiêu này để ban hành chỉ tiêu điều chỉnh số
lượng và quy mô ngư cụ tại các xã. Xã tổ chức thực hiện điều chỉnh số lượng
và quy mô ngư cụ thông qua việc sắp xếp lại khai thác do các nhóm đề xuất
theo hướng chia sẻ trong cộng đồng.
Tuy nhiên quy hoạch tổng thể cũng quy định các hoạt động thủy sản
quy mô nhỏ (bao gồm câu cá, chài, lưới bạc với chiều dài của lưới dưới 50m,
chơm cá, bắt sò, cua, ốc bằng tay) và thủy sản giải trí (du lịch) không bị hạn
chế trong quy định về quyền đánh bắt. Có thể nói, việc kiểm soát (giảm)
chủng loại và quy mô khai thác thủy sản bằng ngư cụ cố định chưa được quan
tâm đúng mức. Vì vậy, khai thác di động vẫn là hoạt động tiếp cận mở.
12
- Kiểm soát khai thác hủy diệt.
Hoạt động này có cơ quan chuyên trách là Chi cục Bảo vệ nguồn lợi
thủy sản. Chi cục đề xuất UBND Tỉnh ban hành Quy chế bảo vệ nguồn lợi
thủy sản gồm: các hoạt động bị cấm, quy định mắt lưới, các quy định liên
quan khác và quy định về các hoạt động tuần tra bảo vệ, bắt và xử lý các hộ vi

phạm. Quy chế này đồng thời xem xét các vùng không được đánh bắt, hoặc bị
cấm trong một thời gian. Chi Cục Bảo vệ nguồn lợi tổ chức mạng lưới thanh
tra chuyên ngành, tuần tra và xử lý vi phạm. UBND huyện và xã tổ chức hoạt
động tuần tra bảo vệ nguồn lợi định kỳ trong vùng lãnh thổ. Các cộng đồng và
tổ chức ngư dân có vai trò giám sát và tổ chức tuần tra bảo vệ nguồn lợi
thường xuyên tại các tiểu vùng.
- Xung đột và giải quyết xung đột.
Xung đột là vấn đề phổ biến và có thể xảy giữa ngư dân với nhau; giữa
ngư dân và các nghề khác như NTTS và nông nghiệp. Xung đột ngư dân
thường phát sinh do (i) tranh chấp diện tích hoặc vùng đánh bắt, và (ii) nhiều
người dùng nhiều loại ngư cụ khác nhau (như nò sáo và lưới bén), nhưng chủ
yếu vẫn là giữa ngư dân dùng ngư cụ hợp pháp và ngư dân dùng ngư cụ bất
hợp pháp và mang tính huỷ diệt. Xung đột càng dễ xảy ra hơn giữa người
trong xã và người ngoài xã.
Giải quyết xung đột được đề cập trong các quy định khác nhau. Hầu hết
chức năng trực tiếp giải quyết xung đột do thôn, nhóm tự quản và chi hội
nghề cá đảm nhận thông qua hòa giải và vận động. UBND xã là cơ quan nhà
nước trực tiếp xử lý tranh chấp. Xã ban hành các quy định pháp lý do cộng
đồng xây dựng để giải quyết tranh chấp tại địa phương. Các tranh chấp không
xử lý được theo phương thức hòa giải được chuyển đến các cấp có thẩm
quyền giải quyết theo các luật dân sự hiện hành.
- Vấn đề quản lý cần giải quyết
- Chưa có qui hoạch cụ thể cho các tiểu vùng, chưa xác định các tiểu
vùng chức năng cho các mục đích khác nhau (khai thác, sử dụng khác, bảo
tồn).
- Chưa có đơn vị quản lý nào được cấp quản lý mặt nước một cách cụ
thể, những hộ khai thác ai cũng muốn khai thác được nhiều nhất, dẫn đến số
13
lượng ngư cụ phát triển tăng nhanh về số lượng.
- Chưa có qui chế khai thác cụ thể và chủ thể thực hiện quản lý qui chế.

- Mâu thuẫn xung đột xảy ra thường xuyên vì cạnh tranh mặt nước và
xâm lấn chiếm mặt nước khai thác của nhau.
- Sự phát triển quá nhanh của nghề lừ cả về số lượng hộ và qui mô
lừ/hộ, kích thước mắt lừ quá nhỏ thúc đẩy cạn kiệt tài nguyên thủy sản.
- Vịêc khai thác không đi đôi với duy trì bảo vệ tài nguyên đầm phá đe
dọa đời sống của ngư dân trong tương lai.
14
PHẦN 3. NỘI DUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các đối tác tham gia quan lý, hộ sử dụng tài nguyên, cơ chế
quản lý tài nguyên đầm phá trong vùng ao vây lưới tại cơ sở.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Trọng tâm nghiên cứu là tìm hiểu thực trạng quản lý tài
nguyên trong vùng ao vây lưới và tác động của các cải tiến quản lý đến sinh
kế ngư dân, tài nguyên đầm phá.
- Không gian: Nghiên cứu vùng ao vây lưới trên đầm phá Tam
Giang-Cầu Hai – Thừa Thiên Huế tại cơ sở.
Thời gian: Tìm hiểu thông tin từ năm 2007 – 2010.
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu.
- Đặc điểm cộng đồng thủy sản vùng nghiên cứu.
- Đặc điểm hộ khảo sát.
3.2.2 Hiện trạng quản lý và sử dụng tài nguyên đầm phá vùng
nghiên
cứu
- Đặc điểm tài nguyên và phân vùng quản lý, sử dụng tài nguyên vùng
nghiên cứu.
- Hoạt động khai thác thủy sản tại vùng nghiên cứu.
- Hoạt động NTTS và KT trong ao vây.

3.2.3 Cải tiến quản lý tài nguyên và xây dựng ĐQL tại Phú Xuân
- Các hoạt động trong cải tiến quản lý tài nguyên và xây dựng ĐQL tại
xã Phú Xuân.
+ Xây dựng và kiện toàn tổ chức chi hội.
+ Phân vùng quy hoạch và mở rộng thủy đạo.
+ Xây dựng quy chế bảo vệ thủy sản dựa vào cộng đồng.
+ Hoạt động tuần tra bảo vệ tài nguyên.
+ Dịch vụ hỗ trợ sản xuất thủy sản.
- Sự tham gia của cộng đồng vào quản lý.
15
Số hộ tham gia vào chi hội nghề cá.
3.2.4 Đánh giá kết quả cải tiến quản lý đối với SXTS và TNMT
- Kết quả hoạt động KTTS qua các năm.
- Kết quả nuôi trồng thủy sản qua các năm.
- Bảo vệ sản xuất và giải quyết mâu thuẫn.
- Đánh giá của hộ về tài nguyên, môi trường đầm phá.
3.2.5 Thay đổi về sinh kế và thu nhập của hộ
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại thôn Thủy Diện, xã Phú Xuân, huyện
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Điểm nghiên cứu được chọn là thôn có
những cải tiến trong quản lý tài nguyên đầm phá trong thời gian qua, có chi
hội nghề cá và có vùng sản xuất thủy sản theo dạng ao vây khá phổ biến.
Chọn mẫu nghiên cứu
+ Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên. Có 2 loại là các hộ nuôi
trồng thủy sản theo dạng ao vây lưới và các hộ khai thác di động. Thu thập
danh sách hộ tại cán bộ thôn. Đối với các hộ chỉ mình khai thác di động toàn
thôn có 23 hộ, các hộ nuôi trồng được chọn ngẫu nhiên. Trong quá trình khảo
sát, qua các hộ khảo sát biết được trong thôn có những hộ vừa nuôi trồng vừa

khai thác di động, xin tên các hộ và đi tìm hiểu.
+ Dung lượng mẫu: Đề tài chọn khảo sát 60 hộ ngư dân tại địa điểm
nghiên cứu (thôn Thủy Diện, xã Phú Xuân).
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập số liệu thứ cấp:
+ Báo cáo kinh tế xã hội các năm của xã.
+ Các báo cáo và nghiên cứu, tài liệu được công bố trên báo, tạp chí,
mạng internet, sách… có liên quan đến hoạt động nuôi trồng thủy sản theo
dạng ao vây lưới, khai thác tự nhiên trên địa bàn nghiên cứu.
+ Tài liệu về chi hội (các báo cáo tổng kết hoạt động của hội nghề cá
tỉnh, tổng kết của chi hội, sổ theo dõi của chi hội )
- Phỏng vấn người am hiểu:
16
+ Đối tượng gồm: Cán bộ phòng tài nguyên môi trường, nông nghiệp
huyện, cán bộ phụ trách thủy sản ở xã, chủ tịch xã, cán bộ địa chính xã,
trưởng thôn, chi hội trưởng chi hội nghề cá, thành viên trong ban chấp hành
chi hội,… Đã phỏng vấn 10 người nhằm mục đích hiểu rõ tình hình địa
phương, xin các số liệu thứ cấp và kiểm tra thông tin.
+ Loại thông tin:
- Thông tin chung về thôn (xã).
- Các cải tiến quản lý, cơ chế quản lý tài nguyên đầm phá, chủ
thể quản lý tài nguyên đầm phá.
- Hoạt động quản lý của chi hội.
- Kết quả của cải tiến quản lý và hoạt động của chi hội nghề cá
đến sinh kế người dân và môi trường đầm phá.
- Phỏng vấn hộ:
+ Phương pháp phỏng vấn: sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc, kết hợp
quan sát… nhằm hiểu rõ hơn quá trình khai thác và quản lý tài nguyên của
cộng đồng ngư dân vùng ao vây lưới tại cơ sở.
+ Thông tin thu thập:

- Thông tin chung về hộ
- Các hoạt động tạo nhu nhập của hộ
- Sự thay đổi trong các hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy
sản
- Nhận thức và đánh giá của hộ về các cải tiến quản lý và hoạt
động của chi hội nghề cá
- Đánh giá của hộ về tài nguyên và môi trường đầm phá.
- Sự tham gia của hộ vào quản lý tài nguyên đầm phá
3.3.3 Phương pháp xử lý thông tin
- Số liệu thu thập được mã hoá và xử lý thông kê bằng các phép tính
trên phần mềm Excel.
- Phân tích, so sánh giữa các hộ có ao nuôi trồng thủy sản và các hộ
không có ao, khai thác di động trong vùng ao vây lưới tại cơ sở.
17
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện tại thôn Thủy Diện, xã Phú Xuân, huyện
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bản đồ huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế
Phú Xuân là xã đồng bằng nằm về phía Đông Bắc của huyện Phú
Vang, có tổng diện tích tự nhiên 3.022.71 ha, chiếm 10,8% diện tích toàn
huyện, với chiều dài trên 13 km. Trên địa bãn xã có các trục lộ chính quan
trọng như tỉnh lộ 3, tỉnh lộ 10A và các tuyến liên thôn, liên xã tạo thành một
hệ thống giao thông kết hợp thuận tiện cho việc đi lại và giao lưu hàng hóa
của nhân dân địa phương và các vùng lân cận.
Xã Phú Xuân nằm ven Phá Tam Giang và có hai mặt phía Đông và
phía Bắc là giáp phá. Đầm phá Tam Giang trên địa bàn với nhiều loài sinh vật
thuỷ sinh sinh sống kéo theo hệ sinh vật ở đây khá đa dạng và phong phú với
nhiều loài cá, tôm, có giá trị kinh tế cao. Đây là một trong những lợi thế của
xã trong phát triển lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.

4.1.1 Đặc điểm cộng đồng thủy sản vùng nghiên cứu
Xã Phú Xuân có 8 thôn trong đó có đến 7 thôn có sinh kế liên quan đến
các hoạt động sản xuất thủy sản gồm Ba Lăng, Quảng Xuyên, Xuân Ổ, Diên
18
Điểm nghiên cứu
Đại, Lộc Sơn, Thủy Diện và Lê Bình. Hoạt động sản xuất thủy sản ở xã Phú
Xuân cũng khá đo dạng, vừa có nuôi nước ngọt 6 ha ở thôn Lộc Sơn, vừa
nuôi và khai thác thủy sản nước lợ ở 6 thôn Ba Lăng, Quảng Xuyên, Xuân Ổ,
Diên Đại, Thủy Diện và Lê Bình.
Thôn Thủy Diện là một trong hai thôn của xã Phú Xuân được định cư
từ các hộ thủy diện sau bão 1985, địa bàn thôn khép kín, được bao bọc bởi
các xã Phú An và Phú Mỹ. Đây là thôn duy nhất của xã có chi hội nghề cá,
thôn nằm ven phá và có đặc trưng về nuôi trồng thủy sản trong ao vây lưới
của xã, có số hộ tham gia hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản lớn nhất xã.
Sinh kế của người dân trong cộng đồng gắn chặt vào đầm phá thông qua nuôi
trong ao do mình vây chắn hoặc khai thác tự nhiên trên thủy đạo. Cộng đồng
mang những nét đặc trưng của các thôn làng ven phá Tam Giang như có số hộ
ngư nghiệp lớn, tỷ lệ gia tăng dân số nhanh, cấu trúc dân số trẻ, có nguồn lao
động dồi dào…
Bảng 4.1: Đặc điểm nhân khẩu và phân loại hộ cộng đồng thủy sản trong
vùng nghiên cứu.
Chỉ tiêu ĐVT Toàn xã Thôn Thủy Diện
Tổng số hộ Hộ 2104 180
Tổng số nhân khẩu Khẩu 8736 880
Khẩu/hộ Khẩu 4,15 4,9
Tổng số LĐ LĐ 4230 460
LĐ/hộ LĐ 2,01 2,56
Hộ chuyên nông nghiệp Hộ 1200 0
Hộ chuyên ngư nghiệp Hộ 459 173
Hộ khác Hộ 445 7

Hộ nghèo Hộ 380 26
Hộ cận nghèo Hộ 195 17
Hộ trên nghèo Hộ 1529 137
Diện tích mặt nước Ha 1200 270
Hộ khai thác di động Hộ 420 23
Hộ nuôi trồng Hộ 654 150
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã 2010 và PV người am hiểu,2011)
19
Phú Xuân là xã nghèo Bãi Ngang đầm phá, toàn xã có 8 thôn với 2104
hộ gồm 8736 khẩu trong đó thôn Thủy Diện có 180 hộ chiếm 8,56% và số
khẩu là 880 chiếm 10,07% trong toàn xã. Trung bình số khẩu/hộ trong toàn xã
là 4,15, của thôn Thủy Diện là 4,9, ở thôn Thủy Diện việc thực hiện sinh đẻ
có kế hoạch ở đây hầu như không có, trừ các hộ mới lập gia đình còn đa phần
các hộ đều có từ 5-6 người con là bình thường, nhiều hộ thì sinh để có người
làm, nhiều hộ thì chưa có con trai nên cố sinh cho được con trai.
Về số lao động, toàn xã có 4230 người trong độ tuổi lao động, chiếm
48,42% số khẩu, trung bình có 2,01 lao động/hộ. Ở thôn Thủy Diện có 460
người trong độ tuổi lao động, chiếm 52,27% số khẩu trong thôn, trung bình có
2,56 lao động/hộ, đặc biệt ở đây người dân ít học, trẻ em thường nghỉ học rất
sớm, rất ít người lên cấp 3 và hầu như không có người học cao hơn. Do nghỉ
học sớm nên nhiều người chưa đến tuổi lao động nhưng đã tham gia tạo
nguồn thu nhập cho gia đình, bằng cách di cư vào Nam làm công nhân hay
xuống Phú Bài học may và làm ở đó.
Trong phân loại hộ theo nghề nghiệp xã Phú Xuân có nhiều loại hộ làm
nhiều nghề khác nhau, có hộ chuyên nông nghiệp, hộ chuyên ngư nghiệp, hộ
vừa ngư vừa nông, có hộ dịch vụ, hộ làm tiểu thủ công nghiệp, có hộ vừa làm
nông nghiệp vừa làm nghề khác. Trong 2104 hộ của xã có 459 hộ chuyên ngư
nghiệp (chiếm tỉ lệ 21,82%), 1200 chuyên nông nghiệp (chiếm tỉ lệ 57,03%),
445 hộ làm nghề khác (chiếm tỉ lệ 21,15%). Trong khi đó thôn Thủy Diện lại
là cộng đồng thuần ngư với tổng số hộ là 180 hộ thì có đến 173 hộ tham gia

hoạt động sản xuất thủy sản (chiếm 96,1%), không có hộ nông nghiệp, 7 hộ
không làm ngư nghiệp (3,9%) chủ yếu là các hộ neo người không có lao
động, không có sức hoặc không có diện tích mặt nước nên chỉ buôn bán hàng
tạp hóa nhỏ, bán café cóc, nước giải khát, làm thợ may….
Theo tiêu chí phân loại hộ theo kinh tế xã hội như hiện nay là: hộ
nghèo dưới 200 nghìn đồng/tháng/người, hộ cận nghèo là trên 200 nghìn đồng
dưới 300 nghìn đồng/người/tháng, hộ trên nghèo là trên 300 nghìn
đồng/người/tháng. Với tiêu chí đó tỷ lệ các nhóm hộ ở xã Phú Xuân và thôn
Thủy Diện như sau. Số hộ trên nghèo khá cao với 1529 hộ trong toàn xã
chiếm tỉ lệ 72,67%, số hộ trên nghèo của thôn Thủy Diện là 137 hộ chiếm tỉ lệ
20
76,11%. Số hộ cận nghèo trong toàn xã là 195 chiếm tỉ lệ 9,27% ở thôn Thủy
Diện là 17 chiếm 9,45%, số hộ nghèo của xã là 380 hộ chiếm tỉ lệ 18,06%,
thôn Thủy Diện là 26 hộ chiếm tỉ lệ 14,44, theo phỏng vấn cán bộ thôn thì số
hộ nghèo hiện tại của thôn chủ yếu là hộ già cả, neo đơn không có khả năng
lao động, hộ không có diện tích nuôi phải khai thác di động, cũng có hộ do
nuôi thua lỗ nên nghèo nhưng số này rất ít, chỉ 1-2 hộ và chỉ mới nghèo năm
nay thôi.
Là một xã ven đầm phá, Phú Xuân có trên 11,5 km đầm phá Tam
Giang kéo dài từ Thuỷ Diện đến Phú Đa và rộng trên 1.200 ha, riêng thôn
Thủy Diện có diện tích mặt nước là 270 ha, đó là một trong những điều kiện
rất thuận lợi để phát triển sản xuất thủy sản ở đây. Trong hoạt động sản xuất
thủy sản gồm có nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản tự nhiên. Với hoạt
động nuôi trồng thủy sản toàn xã có 654 hộ tham gia trong đó có hộ nuôi
chuyên tôm, có hộ nuôi xen ghép, còn ở thôn Thủy Diện có 150 hộ tham gia
hầu hết các hộ đều nuôi xen ghép.
Hoạt động đánh bắt khai thác tự nhiên có hai nghề chính là lừ và lưới,
tuy nhiên trong thôn Thủy Diện vẫn còn hộ sử dụng ngư cụ hủy diệt là xiết
điện để kéo tôm. Toàn xã có 420 hộ Khai thác còn thôn Thủy Diện có 29 hộ
có hoạt động khai thác di động trên đường thủy đạo, đây là các hộ khai thác ở

thôn Thủy Diện là những hộ không có diện tích mặt nước trên đầm phá để
nuôi. Ngoài ra ở thôn Thủy diện cũng có một số hộ có ao nuôi nhưng vẫn khai
thác trên thủy đạo, tuy nhiên số này không nhiều toàn thôn chỉ có khoảng 6
hộ.
Theo kết quả phỏng vấn người am hiểu cấp thôn thì đối với các hộ có
ao nuôi mỗi hộ có 1 trộ nò sáo, trung bình mỗi hộ có 20 tay lưới và 20 lừ, chỉ
có 50% hộ có lừ và thường lừ chỉ dùng để khai thác vài bữa trong vụ thu
hoạch thôi. Đối với các hộ chỉ khai thác di động thì có khoảng 30-40 lừ và 20-
30 tay lưới/hộ. Lừ chỉ mới bắt đầu được sử dụng tại địa phương từ năm 2006,
từ năm 2006 đến nay số lừ tăng từ 10-20 chel/hộ lên 30-40 chel/hộ, số lưới thì
không tăng và cũng không giảm.
21
4.1.2 Đặc điểm hộ khảo sát
Bảng 4.2: Đặc điểm cơ bản của các hộ khảo sát
Chỉ tiêu ĐVT
Hộ có ao
(N = 37)
Hộ không
có ao (N = 23)
Bình quân
chung (N = 60)
Trình độ văn hóa chủ hộ Lớp 3,89 3,57 3,81
Nhân khẩu và lao động
Nhân khẩu/hộ Khẩu 5,08 4,22 4,75
LĐ/hộ LĐ 2,59 2,13 2,42
LĐ ngư nghiệp/hộ LĐ 2,43 2,04 2,28
LĐ phi nông nghiệp/hộ LĐ 0,16 0,09 0,13
Phương tiện phục vụ sinh hoạt
Tỉ lệ nhà kiên cố % 89,19 47.83 73,33
Tỉ lệ nhà bán kiên cố % 2,70 4,35 3,33

Tỉ lệ nhà tạm % 8,11 47,83 23,33
Tỉ lệ hộ có giường % 75,67 23,8 55
Tỉ lệ hộ có bàn ghế % 13,51 4,34 10
Tỉ lệ hộ có tivi, đài radio % 91,89 100 95
Tỉ lệ hộ có xe máy % 83,78 39,13 75
Tỉ lệ hộ có điện thoại % 91,3 94,6 93,33
Phương tiện phục vụ sản xuất
Tỉ lệ hộ có Nò sáo % 100 0 61,67
Tỉ lệ hộ có Lừ % 67,57 81 70
Tỉ lệ hộ có Lưới % 91,89 100 95
Tỉ lệ hộ có Thuyền, ghe % 81,08 100 88,33
Giá trị tài sản phục vụ
SX/hộ
1000 đ 69.877 11.185 69.782
Tổng thu nhập/năm/hộ 1000 đ 57.946 16.217 41.953
Thu nhập/khẩu/tháng 1000 đ 945 331 710
Tỉ lệ hộ nghèo % 2,70 30,44 13,33
Tỉ lệ hộ cận nghèo % 8,11 30,44 16,67
Tỉ lệ hộ trên nghèo % 89,19 39,13 70
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2011)
22
Bảng 4.2 ở trên cho ta thấy đặc điểm của các hộ khảo sát tại thôn Thủy
Diên, xã Phú Xuân.
Cũng như các cộng đồng ven phá khác, đối với người dân thôn Thủy
Diện thì hoạt động sản xuất thuỷ sản là hoạt động sinh kế chính của hộ. Hoạt
động sản xuất thủy sản bao gồm nuôi trồng thủy sản và khai thác đánh bắt tự
nhiên.
Các hộ ở đây có hộ có ao, có hộ không có ao. Hộ không có ao thì
chuyên khai thác tự nhiên còn các hộ có ao thì có hộ chuyên nuôi trồng thuỷ
sản, cũng có hộ cả nuôi trồng và khai thác tự nhiên. Theo kết quả phỏng vấn

hộ trong 60 hộ có số hộ không có ao, chuyên làm khai thác tự nhiên là 23 hộ,
hộ có ao NTTS là 37 hộ.
Theo kết quả khảo sát qua hai nhóm hộ có ao và không có ao tại cộng
đồng thôn Thủy Diện thấy được, trình độ văn hoá của chủ hộ tương đối thấp,
trình độ văn hoá trung bình đối với các hộ không có ao là 3,57, hộ có ao là
3,89, bình quân trình độ văn hóa của chủ hộ các hộ khảo sát là 3,81. Đây là
điều dễ nhận thấy ở nhiều thôn ven phá Tam Giang không riêng gì ở Thủy
Diện, Phú Xuân. Nguyên nhân là do:
- Thủy Diện là thôn mới được định cư chưa lâu (sau bão 1985). Một bộ
phận dân trước đây sống thuỷ diện, phải di chuyển chổ ở liên tục nên không
có điều kiện để học hành. Rất nhiều hộ mới chuyển lên bờ sống trong đợt
định cư lần thứ 2 vào năm 1999, sau trận lũ lịch sử.
- Một nguyên nhân khác là do điều kiện kinh tế còn khó khăn, nên thiếu
điều kiện để học hành.
Việc hạn chế về trình độ văn hoá dẫn đến thiếu hiểu biết, thiếu các kiến
thức xã hội… đó là một khó khăn gây cản trở lớn cho hộ dân trong việc tiếp
cận và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đã ảnh
hưởng lớn đến hiệu quả của các hoạt động kinh tế. Sự hạn chế về hiểu biết,
nhận thức cũng là một nguyên nhân của việc đông con khiến người dân không
thoát khỏi được vòng luẩn quẩn của nghèo đói.
Về đặc điểm nhân khẩu và lao động của các hộ có: Trung bình nhân
khẩu trên hộ đối với nhóm hộ có ao là 5,08 khẩu/hộ, nhóm không có ao thấp
hơn, 4,22 khẩu/hộ, bình quân chung các hộ khảo sát là 4,75. Trung bình lao
23
động trên hộ giữa 2 nhóm hộ chênh lệch không cao, đối với nhóm có ao là
2,59 lao động/ hộ đối với hộ không có ao là 2,13 lao động/ hộ và bình quân
chung là 2,42 lao động/hộ. Trung bình lao động ngư nghiệp trên hộ là 2,43
lao động/ hộ đối với nhóm có ao và 2,04 đối với nhóm không có ao, bình
quân chung các hộ khảo sát là 2,28 lao động/hộ. Trung bình lao động nông
nghiệp/hộ thì đối với cả 2 nhóm hộ đều là 0 còn trung bình số lao động phi

nông nghiệp/hộ là 0,16 và 0,09, bình quân chung là 1,13.
Khảo sát về tình trạng nhà ở của các hộ, ở thôn Thủy Diện mặc dù
không còn nhà tranh tre dột nát nhưng tỉ lệ nhà tạm còn khá nhiều. Những
ngôi nhà này được dựng bằng các cọc tre to hoặc cột bê tông trên mặt sông
trong thôn hoặc trên bãi cát, xung quanh được che bằng các tấm tồn, bên trên
lợp bằng tồn và sàn nhà là các thanh tre chẻ ra đóng lại. Nhà bán kiên cố là
những ngôi nhà có thể đã được xây nhưng mái ngói đã lâu, cũ và hư hỏng hết,
tường bị nứt nẻ, không có cửa…
Qua quá trình khảo sát thấy rằng giữa hai nhóm hộ thì nhóm hộ không
có ao có tỉ lệ nhà kiên cố thấp hơn so với nhóm hộ có ao, đối với nhóm họ có
ao trong 37 hộ khảo sát thì có 33 hộ có nhà ở thuộc loại kiên cố, chiếm tỉ lệ
89,19%, nhóm không có ao có 11/23 hộ có nhà kiên cố, chiếm tỉ lệ 47,83%,
bình quân trong 60 hộ thì có 44 ngôi nhà kiên cố chiếm 73,33%. Số hộ có nhà
thuộc loại bán kiên cố ở hai nhóm hộ có ao và không có ao bằng nhau, đều là
1 hộ nhưng số hộ ở mỗi nhóm khác nhau nên tỉ lệ khác nhau, ở nhóm có ao là
2,70%, nhóm không có ao là 3,35%, bình quân chung tỉ lệ nhà bán kiên cố
trong 60 hộ là 3,33%. Tỉ lệ nhà tạm trong thôn còn khá cao, đặc biệt ở nhóm
không có ao, trong 23 hộ thì có đến 11 hộ còn ở nhà tạm chiếm 47,83%, loại
nhà này ở nhóm có ao là 3 hộ/37 hộ chiếm 8,11%, bình quân chung trong 60
hộ khảo sát thì có 14 hộ ở nhà tạm, chiếm 23,33%. Những hộ sống trong nhà
tạm này chủ yếu là hộ nghèo hoặc cận nghèo, cũng có một vài hộ mới ra ở
riêng, không nghèo nhưng cũng chưa đủ điều kiện để xây nhà, trị giá những
ngôi nhà này chỉ khoảng 10 – 15 triệu đồng. Những ngôi nhà kiên cố có giá
trị từ 30 triệu đồng đến 100, hơn 100 triệu đồng, trong những ngôi nhà này
hầu hết là các hộ không nghèo, một số hộ nghèo là người già được con cháu,
anh em hỗ trợ xây nhà cho.
24
Đối với các loại tài sản khác, hầu hết các hộ đều đã có các phương tiện
cơ bản phục vụ sinh hoạt hằng ngày như bếp ga, nội điện, các phương tiện
thông tin đại chúng tivi, đài radio, phương tiện thông tin liên lạc như điện

thoại… Một điều dễ nhận thấy ở hầu hết các hộ dân ở đây là không có bàn
ghế và giường, họ trải chiếu và ngủ dưới sàn nhà, rất ít hộ có giường hoặc bàn
ghế, điều này càng đúng với các hộ ở nhà tạm. Số hộ có giường ở nhóm có ao
là 28 hộ chiếm 75,67%, ở nhóm không có ao là 5 hộ chiếm tỉ lệ 23,8%, bình
quân chung có 33 hộ/60 hộ, chiếm tỉ lệ 55%. Bàn ghế đối với người dân ở đây
cũng không phải là tài sản quan trọng và cần có, họ có thể tiếp khách ngay
giữa nhà hoặc trải chiếu ngồi giữa nhà nói chuyện, nhiều nhà có con nhỏ đang
đi học nhưng cũng không có bàn học cho con cái, các em không ngồi mà nằm
giữa nhà học. Tỉ lệ hộ có bàn ở nhóm có ao là 13,51% với 5/37 hộ, ở nhóm
không có ao là 4,34% (1/23 hộ), bình quân chung là 10%. Tỉ lệ hộ có điện
thoại là 91,3% ở nhóm có ao và 94,6% ở nhóm không có ao, bình quân chung
hai nhóm hộ là 93,33%, đa số các hộ dân đều đã dùng điện thoại di động,
nhiều hộ khá còn có 2 – 3 chiếc, tuy nhiên vẫn còn một số chỉ có điện thoại
bàn trị giá chỉ từ 150 – 200 nghìn đồng. Đối với các phương tiện thong tin đại
chúng là đài radio hay tivi hầu hết các hộ đều có, nhóm có ao có 34 hộ có
chiếm 91,89%, nhóm không có ao 100% các hộ đều có, bình quân chung
trong 60 hộ khảo sát có 57 hộ có tivi, đài radio, tỉ lệ là 95%. Phương tiện đi
lại là xe máy, trừ những hộ ở nhà tạm, những hộ nghèo và những hộ mới ra
riêng thì ít còn hầu hết các hộ đều có xe máy để đi lại tỉ lệ này ở các nhóm hộ
là 83,78% ở nhóm có ao, 39,13% ở nhóm không có ao và 75% trong 60 hộ
khảo sát.
Đối với các loại tài sản phục vụ sản xuất thì nhóm hộ không có ao
chuyên khai thác tự nhiên đa phần chỉ có lừ, lưới, xuồng hoặc ghe, một số hộ
chỉ mình lưới, có 3 hộ có thêm xiết điện còn với nhóm hộ có ao thì trung bình
mỗi hộ đều có 1 trộ nò sáo, giá trị nò sáo tùy thuộc vào diện tích của ao, ngoài
ra các hộ còn có thêm lừ, lưới, thuyền máy, ghe, đò tuy nhiên số lừ của các hộ
có ao thường ít hơn các hộ không có ao và nhiều hộ không có lừ, thuyền ghe
cũng hộ có hộ không. Cụ thể tỉ lệ này ở các nhóm hộ như sau, tỉ lệ hộ có lừ ở
nhóm có ao là 67,57%, có 25 hộ có lừ, trung bình có 12,54 chel Lừ/ hộ, sộ hộ
25

×