Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Đánh giá đặc điểm sinh lý chịu nóng, chịu hạn của các dòng keo lá liềm (Acacia crasscicarpa) ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.26 KB, 44 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
Trang 1
DANH MỤC CÁC BẢNG 3
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
2.1. Nguồn gốc và đặc điểm của Keo lưỡi liềm 3
2.2. Ảnh hưởng của chế độ nước đến sinh trưởng của thực vật 4
2.2.1. Vai trò của nước đối với thực vật 4
2.2.2. Cơ sở sinh lý của việc tưới nước hợp lý cho cây 5
2.2.3. Cân bằng nước trong cây 6
2.2.4. Một số đặc điểm sinh lý, sinh hóa liên quan đến khả năng chống chịu
7
2.2.5. Ý nghĩa sinh học của quá trình thoát hơi nước của thực vật 10
2.2.6. Đặc tính chịu nóng, chịu hạn của cây 11
2.2.6.1. Đặc tính chịu nóng 11
2.2.6.2. Đặc tính chịu hạn 12
2.3. Kĩ thuật gieo trồng Keo lưỡi liềm 16
2.3.1. Vườn ươm 16
2.3.2. Giống 17
2.3.3.Tạo bầu 17
2.3.4. Xử lý hạt giống 18
2.3.5. Thời vụ gieo 18
2.3.6. Gieo hạt và cấy cây 18
2.3.7. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh 19
PHẦN 3: MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI – NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. Mục tiêu 21
3.2. Đối tượng nghiên cứu 21
3.3. Phạm vi nghiên cứu 21


3.4. Nội dung nghiên cứu 21
3.4.1. Tìm hiểu hoạt động của vườn ươm Lâm trường Phong Điền 21
3.4.2. Nghiên cứu một số chỉ tiêu liên quan đến khả năng chịu nóng chịu
hạn ở cây keo lưỡi liềm giai đoạn vườn ươm 21
3.5. Phương pháp nghiên cứu 22
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu 22
3.5.1.1. Xác định khả năng chịu nóng theo phương pháp của Maxcốp 22
3.5.1.2. Xác định khả năng giữ nước và phục hồi sức trương của lá 22
3.5.1.3. Xác định cường độ thoát hơi nước của lá cây bằng phương pháp
của Ivanop 23
3.5.1.4. Xác định hệ số héo của cây bằng phương pháp của V. A.
Novikop 23
3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu 24
PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
4.1. Một số kết quả tìm hiểu về hoạt động vườn ươm của Lâm trường Phong
Điền, TT Huế 25
4.1.1. Tình hình cơ bản khu nghiên cứu 25
4.2. Xác định khả năng chịu nóng, chịu hạn của keo lưỡi liềm 30
4.2.1. Xác định khả năng chịu nóng 30
4.2.2. Xác định khả năng chịu hạn 32
4.2.2.1. Xác định khả năng giữ nước và phục hồi sức trương của cây keo
lưỡi liềm trong giai đoạn vườn ươm mùa hè 32
4.2.2.2. Xác định cường độ thoát hơi nước của cây keo lai ở giai đoạn
vườn ươm trong điều kiện đủ nước vào mùa hè 35
4.2.2.3. Xác định hệ số héo của cây 37
PHẦN 5: KẾT LUẬN – TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 39
5.1. Kết luận 39
5.2. Tồn tại 40
5.3. Kiến nghị 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Đặc điểm thuỷ văn các sông lớn ở huyện Phong Điền 28
Bảng 4.2. Mức độ tổn thương lá do nhiệt độ của một số dòng keo lưỡi liềm 30
Bảng 4.3. Khả năng giữ nước và phục hồi sức trương của lá : 33
Bảng 4.4 . Cường độ thoát hơi nước của cây keo lưỡi liềm ở giai đoạn vườn
ươm. (I= g/dm2/h) 35
Bảng 4.5. Hế số héo của cây (%) 37
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, sản lượng gỗ lấy ra từ rừng tự nhiên còn ít trong khi nhu cầu sử
dụng các sản phẩm được chế biến từ gỗ của con người vẫn không ngừng tăng,
gỗ vẫn là nguồn nguyên liệu không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày.
Từ gỗ người ta có thể tạo ra nhiều vật dụng và các loại sản phẩm khác nhau
phục vụ cho sinh hoạt của con người nhờ công nghệ hiện đại mới. Chính vì
những lý do trên mà các nhà lâm nghiệp vẫn hàng ngày, hàng giờ tiếp tục tiến
hành các nghiên cứu nhằm chọn, tạo ra những giống mới có năng suất và chất
lượng cao đáp ứng nhu cầu trên. Cây keo là một trong những loài cây đang
được các nhà nghiên cứu quan tâm và hướng tới. Đây là loài cây đã được
xác định là thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở Việt Nam và có diện tích
gây trồng tương đối lớn trong các chương trình trồng rừng. Loài cây này có chu
kỳ kinh doanh ngắn, gỗ có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như làm
giấy, ván dăm, ván sợi Cây keo là loài cây lá rộng, mọc nhanh, mọc được trên
nhiều loại đất, có biên độ sinh thái rộng, phù hợp cho trồng rừng trên quy mô
lớn. Ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy, ván nhân
tạo, gỗ của loài cây này còn được sử dụng cho các mục đích khác như xây
dựng, đồ gỗ, trang trí nội thất, gỗ củi Đây cũng là loài cây có nốt sần chứa cả
Rhizobium và Bradyrhiobium, có khả năng tổng hợp nitơ tự do trong không khí
rất cao (Dart và các cộng sự, 1991), có khả năng thích ứng với nhiều điều kiện
khí hậu đất đai ở nước ta từ vùng cát ven biển tương đối khô hạn đến vùng núi
thấp dưới 400m ở Tây Nguyên.
Cây keo là một trong những loài cây đáp ứng được mục tiêu của trồng

rừng sản xuất của nước ta trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Có khả
năng thích ứng lớn có thể trồng trên đất trống đồi núi trọc, vừa có khả năng cung
cấp gỗ nguyên liệu vừa có khả năng cung cấp gỗ lớn có giá trị để làm đồ mộc.
Vì vậy, đây là một trong những loài cây chính được dùng trong trồng rừng sản
xuất ở nhiều vùng trong cả nước. Cây keo được chia ra nhiều loại: keo lá tràm,
keo tai tượng, keo lai hay keo lưỡi liềm. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về keo lá
tràm, tai tượng, nhưng vẫn chưa nhiều đề tài nhắc đến tầm quan trọng, cũng
như các đặc điểm của keo lưỡi liềm.
Với đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi, khí hậu khô hạn, đất đai kém
màu mỡ, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, việc khai thác rừng bừa bãi
làm cho tài nguyên rừng ngày càng suy khiệt thì miền trung đặc biệt tại Thừa
Thiên Huế là nơi thích hợp cho việc trồng và phát triển các loài keo nói chung
cũng như keo lưỡi liềm nói riêng. Điều này không những góp phần tạo công ăn
việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân đia phương mà còn cải tạo được điều
kiện tự nhiên, chống xói mòn, giảm nguy cơ mất rừng,…
Mặt khác, vấn đề mang tính chiến lược trong giai đoạn hiện nay là bảo vệ
môi trường sinh thái, đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường, sự gia tăng của
hiệu ứng nhà kính, suy giảm rừng…mà Việt Nam là một trong những nước đứng
1
vị trí đầu của tình trạng đang báo động này, toàn thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng đang làm đủ mọi cách để đương đầu, hạn chế và chống chịu lại những
mối nguy hại nói trên.
Chính vì vậy, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá đặc điểm sinh lý chịu
nóng, chịu hạn của các dòng keo lá liềm (Acacia crasscicarpa) ở huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. ” dưới sự giúp đỡ của PGS. TS. Đặng
Thái Dương.
2
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Nguồn gốc và đặc điểm của Keo lưỡi liềm
Keo lưỡi liềm (còn gọi là keo lá liềm vì lá có hình lưỡi liềm) có tên khoa

học là Acacia crassicarpa hay Racosperma crassicarpum, thuộc họ Trinh nữ
(Mimosaceae). Cây thân gỗ có thể biến dạng từ thân bụi đến thân gỗ lớn tùy môi
trường sống.
Keo lá liềm (A. crasscicarpa) có nguồn gốc từ Australia, Papua New
Guinea và Indonesia, có phân bố ở vĩ độ 8 - 20
0
Nam, độ cao 5 - 200 m trên mặt
biển, lượng mưa 1000 -3500 mm/năm, gỗ có tỷ trọng 0,6 - 0,7 thích hợp cho xây
dựng, làm đồ mộc (Doran, Turnbull, et.al, 1997). Keo lá liềm là loài cây mới
được đưa vào trồng ở nước ta vào đầu những năm 1980, là loài có sinh trưởng
nhanh nhất trong các loài keo ở vùng thấp, có thể gây trồng trên đất cát nội đồng
có lên líp ở tỉnh ThừaThiên Huế, đồng thời có thể sinh trưởng trên các lập địa
đất đồi núi ở nhiều vùng trong cả nước. Vì vậy nghiên cứu chọn tạo giống keo lá
liềm trồng trên vùng đất cát là có cơ sở khoa học và thực tiển cao.
Theo Nguyễn Thị Liệu 2008. Keo lưỡi liềm là loài có triển vọng nhất trên
đất cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ. Đây là loài cây có khả năng thích nghi tốt
trên điều kiện khắc nghiệt của đất cát nội đồng. Chúng có khả năng sinh trưởng
tốt trên cát nội đồng úng ngập khi được lên líp, vừa thích hợp trong điều kiện cát
bay cục bộ vì nó có bộ rễ đặc biệt phát triển. Ngoài ra với bộ rễ phát triển, có
nhiều nốt sần và bộ tán lá dày, rụng lá nhiều nó có ưu thế trong việc cải tạo đất,
cải tạo môi trường.
Những đặc điểm chủ yếu:
Cây ưa sáng, thân thẳng, đâm nhiều cành nhánh, vỏ màu sẫm hay nâu
xám, nhiều vết nứt sâu. Rễ phát triển mạnh, có nhiều vi khuẩn cố định đạm cộng
sinh nên vừa có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất rất tốt, đặc biệt là các vùng cát
trắng ven biển.
- Khí hậu: Độ cao thích hợp dưới 200m, cũng có thể trồng tới độ cao
700m so với mặt biển. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.000- 3.500mm,
mưa theo mùa hoặc mưa tập trung vào mùa hè, chịu được khô hạn, gió Lào…
Chịu nhiệt độ bình quân các tháng nóng nhất là 31-34

0
C, nhiệt độ bình quân các
tháng lạnh nhất 15-22
0
C, không có sương giá.
- Đất: Có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau kể cả đất cát sâu
và đất sét khó thoát nước. Có thể chịu được độ mặn, đất cằn cỗi và khả năng
chịu lửa tốt. Nhưng điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt nhất là trên các loại đất
feralit, pH từ 3 – 7, độ cao thích hợp dưới 200m, cũng có thể trồng tới độ cao
700m so với mặt biển.
- Đặc tính lâm sinh: . Lá già nhẵn bóng mọc thành lá kép, màu xanh lục,
lá đơn hình lưỡi liềm dài 11-12cm, rộng 1-4cm, thường xanh. Hoa màu vàng
3
nhạt gần giống hoa keo lá tràm. Quả dạng quả đậu, mọc xoắn, hạt nhẵn màu đen,
khoảng 35.000-40.000 hạt/kg.
- Công dụng: Gỗ keo lưỡi liềm khá nặng, gỗ lớn dùng đóng đồ mộc, gỗ
xây dựng, làm ván ghép thanh; gỗ nhỏ dùng làm nguyên liệu giấy, dăm, ván ép,
cọc trụ mỏ… Do tán lá rộng thường xanh, mọc chồi khỏe, có khả năng cạnh
tranh với cỏ dại nên dùng để trồng trên đồi trọc làm cây che bóng cho các cây ăn
quả, cây công nghiệp rất tốt. Trên các vùng đất dốc có thể trồng thành hàng rào
hay băng xanh để chống xói mòn, làm băng cản lửa, chắn gió để bảo vệ đất rất
hữu hiệu. Với các vùng đất cát ven biển, đặc biệt là các đồi cát nội đồng hoặc
đồi cát di động, bán di động… là cây trồng lý tưởng để hình thành rừng phòng
hộ bảo vệ đất, điều hóa khí hậu, chống cát bay, cát nhảy, cải tạo môi trường sinh
thái, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và đời sống dân sinh.
2.2. Ảnh hưởng của chế độ nước đến sinh trưởng của thực vật
2.2.1. Vai trò của nước đối với thực vật
Nước là thành phần bắt buộc của tế bào sống, nước có liên quan đến mọi
hoạt động sinh lý của cây, hàm lượng nước trong thực vật không giống nhau,
thay đổi tuỳ thuộc loài hay tổ chức khác nhau của cùng một loài thực vật. Hàm

lượng nước còn phụ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng của cây và điều kiện ngoại
cảnh mà cây sống. Tuy nhiên dù bất kỳ điều kiện hay đặc điểm nào thì trong cây
phải luôn luôn duy trì một hàm lượng nước tối thiểu phù hợp cho cơ quan đó.
Vai trò của nước thể hiện ở các mặt sau:
- Nước là thành phần cấu trúc tạo nên chất nguyên sinh ( > 90%).
- Nếu như hàm lượng nước giảm thì chất nguyên sinh từ trạng thái sol
chuyển thành gel và hoạt động sống của nó sẽ giảm sút .
- Các qúa trình trao đổi chất đều cần nước tham gia. Nước nhiều hay ít sẽ
ảnh hưởng đến chiều hướng và cường độ của qúa trình trao đổi chất.
- Nước là nguyên liệu tham gia vào một số qúa trình trao đổi chất.
- Sự vận chuyển các chất vô cơ và hữu cơ đều ở trong môi trường nước.
- Nước đảm bảo cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định. Do
nước chiếm một lượng lớn trong tế bào thực vật, duy trì độ trương của tế bào
cho nên làm cho thực vật có một hình dáng nhất định.
- Nước nối liền cây với đất và khí quyển góp phần tích cực trong việc bảo
đảm mối liên hệ khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường. Trong quá
trình trao đổi giữa cây và môi trường đất có sự tham gia tích cực của ion H
+


OH

do nước phân ly ra.
- Nước góp phần vào sự dẫn truyền xung động các dòng điện sinh học ở
trong cây khiến chúng phản ứng mau lẹ không kém một số thực vật bậc thấp
dưới ảnh hưởng của tác nhân kích thích của ngoại cảnh.
4
- Nước có một số tính chất hóa lý đặc biệt như tính dẫn nhiệt cao, có lợi
cho thực vật phát tán và duy trì nhiệt lượng trong cây. Nước có sức căng bề mặt
lớn nên có lợi cho việc hấp thụ và vận chuyển vật chất. Nước có thể cho tia tử

ngoại và ánh sáng trông thấy đi qua nên có lợi cho quang hợp. Nước là chất lưỡng
cực rõ ràng nên gây hiện tượng thủy hóa và làm cho keo ưa nước được ổn định.
Một số thực vật bậc thấp (rêu, địa y) có hàm lượng nước ít (5-7%), chịu
đựng thiếu nước lâu dài, đồng thời có thể chịu đựng được sự khô hạn hòan toàn.
Thực vật bậc cao mọc ở núi đá hay sa mạc cũng chịu được hạn còn đại đa số
thực vật nếu thiếu nước lâu dài thì chết. Cung cấp nước cho cây là điều không
thể thiếu được để bảo đảm thu hoạch tốt. Việc thỏa mãn nhu cầu nước cho cây là
điều kiện quan trọng nhất đối với sự sống bình thường của cây (Makximov,
1952, 1958; Krafts, Carrier và Stocking, 1951; Rubin, 1954,1961; Sabinin,
1955). Những khả năng to lớn theo hướng này nhằm phục vụ sự phát triển và kĩ
thuật tưới trong nông nghiệp.
2.2.2. Cơ sở sinh lý của việc tưới nước hợp lý cho cây
Có tác giả đề nghị tưới theo độ ẩm của lớp đất có rễ cây phân bố (Ryzev,
Nicolaiev…). Một số tác giả khác đề ra cách xác định nhu cầu tưới nước theo
biến đổi hình thái bên ngoài của cây như thay đổi màu sắc của lá và thân .
Thực nghiệm trên đồng ruộng đã chứng minh rằng việc chuẩn đoán đòi
hỏi nước theo các chỉ tiêu sinh lý như độ mở khí khổng, sức hút tế bào, nồng độ
dịch bào, áp suất thẩn thấu là khách quan nhất.
Chúng ta đều biết rằng, trong các biện pháp kỹ thuật nâng cao sản lượng
cây trồng, nước được nêu là một trong những biện pháp hàng đầu.
Trong đời sống của thực vật ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau. Nguyên
nhân chủ yếu là:
- Do diện tích thoát hơi nước của thực vật trong các thời kỳ sinh trưởng có
khác nhau. Cây non, diện tích lá nhỏ, sự thoát hơi nước ít, cây trưởng thành
thoát hơi nước nhiều hơn.
- Do hoạt động sinh lý của thực vật trong chu kỳ sống của nó mà yêu cầu
của nó đối với nước nhiều ít khác nhau. Thời kỳ làm đòng, yêu cầu nước lớn:
25-30% tổng lượng nước trong suốt thời gian sinh trưởng.
Điều kiện ngoại cảnh chủ yếu là nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm ảnh hưởng đến
quá trình thoát hơi nước.

Chúng ta cần giải quyết 3 mặt sau đây để nâng cao sản lượng cây trồng:
- Tưới nước để tăng cường hoạt động sinh lý của cây (nước là môi trường
và là chất tham gia phản ứng).
- Tưới nước và rút nước nhằm cải tạo điều kiện sống của thực vật, nhằm
tăng khả năng giữ nước, giữ nhiệt độ và điều hòa không khí trong đất.
5
- Tưới nước và rút nước nhằm khống chế quá trình sinh trưởng của cây, điều
tiết mối quan hệ giữa các bộ phận nhằm đạt đến kết cấu hợp lý quần thể cây trồng.
Cho nên, cung cấp nước cho cây theo nhu cầu sinh lý của chúng ta là hợp
lý nhất. Vậy thì tưới nước vào lúc nào tốt nhất? Tưới trong suốt quá trình sống
của cây. Nhưng thiếu nước thì gây tác hại nặng nhất là thời kỳ khủng hoảng
nước.
Đối với cây hòa thảo thường bắt đầu từ lúc đẻ nhánh đế trỗ bông và từ kgi
ngậm nước đế cuối chín sữa. Nói chung, trong nhiều cây trồng thời kỳ khủng
hoảng nước ở vào giai đoạn ra hoa.
Về liều lượng tưới nước và số lần tưới nước thì tùy theo nhu cầu về nước
của từng cây, tùy theo thành phần cơ giới và hóa tính của đất. Ví dụ đất cát thì
cần tưới nhiều lần, đất mặn thì lượng nước tưới vào không phải chỉ để cho cây
hút mà cần phải tưới lượng nước nhiều hơn so với yêu cầu của cây vì cần số
nước để rửa mặn nữa.
Về phương pháp tưới thì có nhiều cách: tưới ngập như những cây lúa
nước chẳng hạn, tưới theo rãnh đối với các cây hoa màu, tưới mưa nhân tạo
(tưới phun) đối với những vùng đất có nền đáy rỗng không giữ được nước, ví dụ
như vùng đất đỏ badan – nơi trồng tiêu ở vùng Tân Lâm, Quảng Trị.
2.2.3. Cân bằng nước trong cây
Trước đây nhiều tác giả ( Condo, Vaxilev, Loftfield…) xem sự chuyển
động khí khổng là nhân tố điều tiết chính của quá trình thoát hơi nước. Một số
khác thì hoàn toàn phủ nhận ý kiến đó ( Naito, 1923; Cokinna;1927; Lloyd,
1908; Vante,1934…). Song nhiều sự kiện không thể phủ nhận tác động điều tiết
của bộ máy khí khổng đối với quá trình thoát hơi nước. Sự khép kín vi khẩu

trong lúc mô thiếu nước là một phương thức tự vệ đáng kể. Ngoài ra, trong cây
còn có quá trình điều chỉnh quá trình thoát hơi nước không phải bằng khí khổng
(Macximov, 1926; Alecxeiev,1948; Livingston,Brown,1962…).
Trong những ngày nóng, cây bông thường ngừng thoát hơi nước trong khi
khí khổng mở rộng. Hiện tượng đó xảy ra do sự khô màng tế bào nhu mô lá.
Lúc khí hậu khô nóng, có gió mạnh thường xảy ra sự bốc hơi nhanh nước từ bề
mặt tế bào nhu mô lá bao quanh các khoang hở dưới khe khí khổng khiến màng
tế bào bị khô và sự bốc hơi bề mặt đó bị ngừng.
Ngoài ra Macximov (1917) Sự ngừng trệ thoát hơi nước trong điều kiện
hạn hán chính cũng do cơ chế điều tiết của hệ rễ. Sự chậm trễ dòng nước phần
cuối kéo theo sự chậm trễ sự bốc hơi nước ở phần trên.
Nói chung, thực vật có khả năng điều tiết trong một giới hạn nhất định
nhờ cơ chế khí khổng và ngoài khí khổng. Những cây phương nam có khả năng
điều tiết khí khổng hơn các cây ôn đới. Vì vậy mà nước tương đối cân bằng ở
trong cây.
6
Mặt khác, sự hấp thụ, vận chuyển và thoát hơi nước có lien quang khăng
khít với nhau. Tùy thuộc quá trình “thu”, “chi” mà chế độ nước trong cây có thể
ở 1 trong 3 trạng thái:
- Hấp thụ nước quá mức tiêu dùng (sau khi thiếu nước được cung cấp nước).
- Hấp thụ nước bằng tiêu dùng(tối hảo với sự chăm sóc).
- Tiêu phí vượt quá sức hấp thụ (thiếu hụt nước).
Người ta thấy có sự thiếu hụt nước ban ngày (ban trưa) là trong hoàn cảnh
thoát hơi nước quá mạnh rễ cây không kịp bù lượng nước mất và do đó gây nên
cân bằng âm tạm thời của nước trong cây. Về chiều, đặc biệt về ban đêm lúc
thoát hơi nước hạ tới mức cực tiểu. Sự thiếu hụt nước ban ngày được bù lại, nếu
trong đất có đủ nước để hấp thụ, tới sáng mai nước cân bằng trở lại.
Nếu độ ẩm đất thấp ( hạn hán trong đất) thì tới lúc mặt trời mọc ở lá cây
vẫn thấy độ thiếu nước còn lai chưa bù được. Đó là triệu cứng bắt đầu hạn hán
trong đất.

Thực tiễn phong phú đã cho thấy sự tai hại nhiều mặt và sâu sắc của hiện
tượng mất cân bằng nước dẫu chỉ nhất thời đối với cây. Đúng như Macximov đã
nói: “hạn hán dầu tính chất nhất thời cũng không phải đi qua mà không để lại
dấu vết gì cho cây”.
Theo tài liệu thống kê ở Nhật Bản, 1km
2
đồng ruộng được tưới nước
đầy đủ có thể nuôi 2000 người, trong khi 1km
2
ở nơi không có nước chỉ nuôi
sống được 20 người.
Bởi vậy để đảm bảo năng suất cây trồng, chúng ta phải đặc biệt quan tâm
đến việc cung cấp nước kịp thời cho cây trồng trong suốt thời kỳ dinh dưỡng
bằng cách tưới tiêu hợp lý.
2.2.4. Một số đặc điểm sinh lý, sinh hóa liên quan đến khả năng chống chịu
Điều kiện môi trường thay đổi một cách có chu kỳ và ngẫu nhiên, trong
đó có những biến động quá mức thuận lợi đối với đời sống của cây trồng, nhiều
khi nguy hiểm và thậm chí gây chết cây.
Để tồn tại, cây đã có những thích ứng khác nhau đối với điều kiện không
thuận lợi của môi trường. Mức độ thích ứng được những tác động những tác
động không thuận lợi ở những loài cây khác nhau hay ở cùng một loài cây
nhưng ở các điều kiện sống khác nhau không giống nhau. Ở những thời kỳ sinh
trưởng và phát triển khác nhau của cá thể mức độ thể hiện khả năng chống chịu
điều kiện không thuận lợi của ngoại cảnh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
sinh thái học và trồng rừng.
Nghiên cứu khả năng chống chịu của cây trồng với một số điều kiện
không thuận lợi của ngoại cảnh thong qua các chỉ tiêu sinh lý sau.
7
- Hàm lượng nước liên kết- nước tự do:
Nước là thành phần cơ bản của cơ thể thực vật. Nó góp phần quan trọng

vào các quá trình trao đổi chất xảy ra trong cây và góp phần vận chuyển các chất
từ ngoài môi trường vào để tham gia vào qusa trình trao đổi chất đó.
Nước ở tế bào thực vật có trong nguyên sinh chất, màng và không bào.
Nước trong tế bào thường gặp hạng tự do và liên kết, mỗi dạng có đặc tính
vật lý và chức năng sinh lý khác nhau. Nước tự do có vai trò tích cực trong các
quá trình sinh lý, còn nước liên kết có mặt trong các keo ngậm nước và góp phần
trong định tính chịu đựng chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường sống.
Nước tự do chiếm một lượng lớn trong thực vật, nước tự do trong tế bào
là dạng nước có trong các khoảng gian bào của mixen của màng tế bào, là một
phần nước hút thẩm thấu và có mặt trong các phần tử keo của môi trường phân
tán, có tính chất gần giống tính chất nước thường.
Nước liên kết là dạng nước kết hợp chặt chẽ bao quanh các phân tử keo,
và dạng nước bất động bên trong các mixen. Vì vậy, nước liên kết khó bốc hơi,
không là dung môi hòa tan các chất…
Trong cơ thể non hàm lượng nước liên kết lớn hơn trong các cơ thể già.
Khi thực vật gặp điều kiện khô hạn, hàm lượng nước liên kết tăng lên.
Cho nên, hàm lượng nước liên kết liên quan đến tính chống chịu của thực vật.
- Hệ số héo:
Rễ là cơ quan hút nước của cây. Rễ hút được nhờ hệ thống lông hút. Sau
đó qua các tế bào rễ vào cây thành một dòng liên tục. Để thực hiện vai trò hút
nước, cây có hệ rễ phát triển ăn sâu và lan rộng.
Kích thước của hệ rễ phụ thuộc vào loài cây và các điiều kiện sinh thái.
Cụ thể như: độ ẩm của đất ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ rễ, đất khô rễ
thường ít phân nhánh mà thường ăn sâu xuống lớp đất phía dưới. Để thể hiện lực
hấp thụ nước của rễ người ta dung chỉ tiêu hệ số héo.
Trong đất có dạng nước, cây hút được và những dạng nước, cây không
hút được. Khi nào trong đất chỉ còn dạng nước cây không hút được thì cây sẽ
bị héo. Lượng nước cây không hút được (tính theo % trọng lượng đất) gọi là hệ
số héo.
- Khả năng giữ nước và phục hồi sức trương:

Thoát hơi là khả sự mất nước từ bề mặt là qua hệ thống khí khổng là chủ
yếu và một phần từ thân, cành. Quá trình thoát hơi nước có ý nghĩa lớn đối với
thực vật.
- Là động lực trên và chủ động lực chủ yếu của quá trình hút và vận
chuyển nước, tạo dòng nước liên tục từ rễ lên lá. Đồng thời, cùng với dòng
nước, các chất khoáng và các chất cần thiết được rễ hút lên cho cây sử dụng.
8
- Là phương thức quan trọng nhất để bảo vệ lá cây tránh được sự đốt
nóng của ánh sáng mặt trời.
- Còn tạo ra một độ thiếu bão hòa nước nhất định, tạo điều kiện cho quá
trình trao đổi chất diển ra mạnh mẽ, thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Trong điều kiện khô cạn của môi trường, cường độ thoát hơi nước diễn ra
mạnh làm cho cây cũng thiếu hụt nước. Những cây nào có khả năng giữ nước và
phục hồi sức trương của lá mạnh thì sẽ chống chịu tốt với những thay đổi khắc
nghiệt của môi trường.
Nguyên lý của việc xác định khả năng giữ nước và phục hồi sức trương:
mức độ chịu héo của lá ở phần lớn các loài cây trùng với tính chịu hạn của toàn
cây. Điều đó cho phép đánh giá khả năng chịu hạn của cây theo mức độ chịu héo
của lá.
Dựa vào khả năng giữ nước của mô lá và khả năng phục hồi lại áp suất
nước sau khi héo của lá cắt rời người ta đánh giá khả năng chịu hạn của các loài
cây khác nhau.
- Hàm lượng sắc tố
Hệ sắc tố trong cây xanh giữ vai trò chính là hút ánh sáng mặt trời dùng
làm nguồn năng lượng cho quá trình quang hợp.
Sắc tố của lá đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng khí của thực vật.
Nó không chỉ gồm một loại sắc tố mà là một hỗn hợp các sắc tố khác nhau, mỗi
loại đảm nhiệm một chức năng khác nhau trong quang hợp. Do đó hàm lượng tỷ
lệ và tính chất của từng loại sắc tố có ảnh hưởng đến quá trình sống của cây và
sản phẩm đồng hóa.

Bộ máy quang hợp mà cụ thể là hệ số sắc tố của thực vật rất nhạy cảm đối
với những thay đổi của môi trường sống. Khi thiếu nước, nhiệt độ không khí hay
nhiệt độ nước, đất lên cao, cũng như khi chịu tác động của muối mặn, giá rét
lục lạp bị hư hại, hoạt tính thủy phân của enzime clorofylaza tăng lên, sự tổng
hợp diệp lục a và b bị phá hoại, giảm độ bền chặt trong liên kết của diệp lục với
phức hệ protein - lipit.
- Hàm lượng các chất glucid
Các chất glucid đóng vai trò điều chỉnh áp suất thẩm thấu trong dung
dịch. Ở trong tế bào của những dòng thuốc lá có khả năng chịu mất nước và chịu
muối cũng thấy sự gia tăng đáng kể của hàm lượng tinh bột và hàm lượng đường
khử. Những phần tử đường có phân tử lượng nhỏ và dễ hòa tan trong dịch bào
có vai trò quan trọng trong việc tham gia điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhằm
chống lại sự mất nước của môi trường.
Hạn thường gây các phản ứng thủy phân các hợp chất glucid như đường
kép hoặc tinh bột ở những thực vật trung sinh. Trong khi đó, ở những thực vật
hạn sinh thì thường bảo toàn các phản ứng của chúng ở mức độ cao.
9
- Hàm lượng Protein
Phản ứng thông thường của thực vật khi chịu tác động bất lợi của ngoại
cảnh là biến đổi hàm lượng và thành phần Protein.
Hàm lượng acid nucleoic cao, đặc biệt ARN tạo khả năng tổng hợp
protein và điều đó làm tăng tính chống chịu của cây đối với hạn.
- Hàm lượng và thành phần Alkaloid
Vai trò sinh lý của các chất thứ cấp đối với đời sống của thực vật vẫn đang
còn là vấn đề chưa rõ ràng, tuy nhiên đã có những dẫn liệu chứng tỏ các chất thứ cấp
có thể tham gia vào việc điều hòa quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.
Nếu điều tiết một cách hợp lý thì sẽ tăng tính chống chịu của thực vật
dưới sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh bất lợi thì lúc đó thực vật sinh
trưởng và phát triển ổn định.
2.2.5. Ý nghĩa sinh học của quá trình thoát hơi nước của thực vật

Quá trình thoát hơi nước trước hết là “cái họa tất yếu” của cây thực hiện
qua các khí khổng, ở miền mạch lỗ vỏ… Nước thoát ra ngoài cơ thể thực vật
theo hai hình thức: thực hiện dưới dạng dung dịch đó là hiện tượng ứ giọt, hình
thức thứ hai dưới dạng hơi,đó là quá trình thoát hơi nước. Tính trung bình 1000g
nước cũng chỉ dành để đồng hóa 2g để tọa ra chừng 3g chất hữu cơ. Lượng nước
hút vào và thoát ra vượt quá nhiều lượng nước tối thiểu cần cho cây.Trong suốt
chu kỳ sinh trưởng mỗi ha ngô bốc hơi 8000 tấn nước (200kg x 40.000 cây ),
nghĩa là số lượng nước cần gần 1m
3
nước/1m
2
đất.
Mặc dầu thế cây không ngừng thoát hơi nước bằng cách đóng khí khổng
được. Bởi vì quá trình thoát hơi nước là một quá trình sinh lý cần thiết của cơ
thể. Hơn nữa thoát hơi nước là động cơ trên để hút nước lên cao. Ở cây gỗ lực
hút của nước có thể đạt tới 100atm.
Thoát hơi nước là quá trình chống sự đốt cháy lá. Cây xanh trong quá
trình quang hợp hút năng lượng ánh sáng mặt trời, năng lượng này một phần
dành cho quang hợp, một phần thải ra dưới dạng nhiệt,làm tăng nhiệt độ.Nhờ có
quá trình thoát hơi nước đã làm giảm nhiệt độ đốt nóng đó. Do đó các hoạt động
khác không bị rối loạn nhất là các hệ enzyme tổng hợp chất hữu cơ. Người thấy
rằng các lá héo, sự thoát hơi nước chậm,thường có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ ở
lá bình thường khoảng 4-6C.
Thoát hơi nước còn duy trì độ bão nước trong các tầng của thực vật, duy trì
được đặc tính chất nguyên sinh bỏa đảm cho cơ thể được hoạt động bình thường.
Tóm lại, thoát hơi nước là sự thiệt hại cần thiết đối với cây trong quá
trình sống.
10
2.2.6. Đặc tính chịu nóng, chịu hạn của cây
Chính sự có mặt và phồn thịnh của sinh vật ở một nơi nào đó, thường phụ

thuộc vào cả tổ hợp các điều kiện. Nhiệt độ và độ ẩm là 2 yếu tố giới hạn, tùy
vào khả năng chống chịu của sinh vật mà biên độ giới hạn rộng hay hẹp.
2.2.6.1. Đặc tính chịu nóng
Trong tự nhiên thực vật thường chỉ tồn tại trong giới hạn nhiệt độ nhất định,
giới hạn nhiệt độ thích hợp đối với tuyệt đại đa số thực vật thay đổi từ 1
o
C đến
45
o
C. Tuy nhiên cũng có những loài thực vật có khả năng duy trì hoạt động sống
của mình vượt qua giới hạn nhiệt độ bình thường, nhưng số này không nhiều.
Khi gặp nhiệt độ cao sẽ gây sự đông kết protein dẫn đến sự tổn hại nguyên
sinh chất. đa số cây không chịu được nhiệt độ trên 50
o
C kéo dài.
Trước hết nhiệt độ cao phá huỷ các cấu trúc của các bào quan của tế bào
và của các cơ quan của cây. Ty thể, lục lạp đều bị tổn thương nặng ảnh hưởng
đến chức năng hô hấp và quang hợp. Lá bị cháy sém giảm khả năng quang hợp
và thoát hơi nước
Khi gặp nhiệt độ cao cả quang hợp lẫn hô hấp đều bị ảnh hưởng. Khi nhiệt
độ tăng mạnh cường độ quang hợp giảm nhanh hơn tốc độ hô hấp. Trên ngưỡng
nhiệt sinh lý quang hợp không thể bù đủ lượng cơ chất cho hô hấp, do vậy dự
trữ gluxit sẽ giảm. Do vậy sự mất cân bằng giữa hô hấp và quang hợp là một
trong những nguyên nhân chủ yếu gây hại cho cây của nhiệt độ cao.
Sự tăng cao hô hấp so với quang hợp ở nhiệt độ cao xảy ra rõ rệt ở cây C
3
so với cây C
4
hay CAM. Do ở cây C
3

hô hấp tối và quang hô hấp đều tăng cùng
sự tăng nhiệt độ.
Nhiệt độ cao làm giảm tính bền vững của màng và protein. Khi nhiệt độ
cao tính lỏng quá cao làm thay đổi cấu trúc của màng làm cho màng mất các
chức năng sinh lý, để ngoại thấm các ion ra ngoại bào.
Nhiệt độ cao kích thích quá trình phân huỷ các chất, đặc biệt là protein.
Khi protein bị phân huỷ mạnh sản phẩm tích tụ nhiều trong tế bào là NH
3
gây
độc cho tế bào. Nhiệt độ cao cũng làm giảm lượng axit hữu cơ và nhiều hợp chất
hữu cơ quan trọng khác do bị phân huỷ.
Đặc biệt là nhiệt độ cao làm cho hô hấp mạnh nhưng sự tích luỹ năng
lượng vào ATP qua quá trình photphoryl hoá bị hạn chế nên phần lớn nhiệt thải
ra trong hô hấp ở dạng nhiệt làm tăng nhiệt nội bào làm cho tế bào bị tổn thương
và có thể bị chết.
a. Đặc tính chịu stress nhiệt độ cao của cây.
Thực vật có khả năng chịu nhiệt độ cao nhất định. Giới hạn nhiệt độ cho
hoạt động sống bình thường của thực vật là vùng nhiệt độ sinh lý. Những cây có
khả năng thích nghi với ngưỡng nhiệt độ cao hơn là những cây chịu nhiệt độ cao.
11
Có nhiều kiểu phản ứng tự vệ đặc trưng để thích ứng với điều kiện nhiệt
độ cao. Mỗi nhóm cây có hình thức thích nghi đặc trưng với nhiệt độ cao.
Đối với cây hạn sinh chịu nóng thì hình thức phổ biến là tăng cường quá
trình thoát hơi nước kèm theo tăng hút nước để điều hoà nội nhiệt của cơ thể.
Với cây mọng nước có độ nhớt nguyên sinh chất rất cao nên khả năng chịu nóng
cao. Nhiều nhóm cây chịu nóng nhờ thay đổi đặc tính về cấu trúc nguyên sinh
chất, thành phần nguyên sinh chất. Các nhóm cây có hàm lượng các phức hợp
nucleoprotein, lipoprotein cao và bền vững giúp cho cây chịu được nhiệt độ cao.
Đặc biệt ở nhóm cây này khả năng tổng hợp loại protein sốc nhiệt (HSP
s

-heat
shock proteins) mạnh, hàm lượng HSP
s
rất cao nên khả năng chịu nhiệt rất cao
do các loại protein này có thể chịu được nhiệt độ cao.
b. Các biện pháp nâng cao tính chịu nóng của cây.
Do tác hại của nhiệt độ cao làm giảm sức sống của cây từ đó làm giảm
năng suất, cho nên việc nâng cao khả năng chịu nóng cho cây giúp cây khắc
phục được những stress nhiệt độ cao là biện pháp quan trọng góp phần nâng cao
năng suất cây trồng ngay cả trong điều kiện nhiệt độ cao.
Có nhiều biện pháp nâng cao tính chịu nóng của cây. Trước hết chọn
giống có khả năng chịu nhiệt độ cao là biện pháp hữu hiệu. Qua ngân hàng
giống chúng ta có thể chọn lọc, lai tạo để tạo ra giống cây thích ứng điều kiện
nhiệt độ cao của từng vùng sinh thái, góp phần xây dựng cơ cấu cây trồng hợp
lý cho từng địa phương, từng vùng sinh thái.
Việc rèn luyện cây thích ứng dẫn với điều kiện nhiệt độ cao bằng cách
ngâm hạt giống trước khi gieo vào nước lạnh sau đó chuyển sang nước nóng
nhiều lần là biện pháp có hiệu quả cao. Nhờ gây stress nhiệt độ cao nhân tạo nên
phôi đã thích nghi dần với điều kiện nhiệt độ cao. Trong phôi đã có những biến
đổi thích hợp để chịu được điều kiện nhiệt độ cao nên khi cây mọc lên nếu gặp
điều kiện nhiệt độ cao nó đã thích nghi nên ít bị ảnh hưởng bất lợi.
Ngoài ra việc phối hợp các biện pháp kỹ thuật như bón phân hợp lý, tưới
nước hợp lý, chăm sóc hợp lý cùng góp phần giúp cây trồng chịu đựng được
điều kiện nhiệt độ cao để duy trì quá trình sinh trưởng phát triển của cây.
2.2.6.2. Đặc tính chịu hạn
a. Tác hại của stress nước.
Hạn hán là một nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất cây trồng.
Có hai loại hạn hán: hạn trong đất và hạn trong không khí. Có loại hạn
thực do thiếu nước trong môi trường gây nên nhưng cũng có loại hạn sinh lý là
loại hạn không phải do môi trường thiếu nước mà do cây không hút được nước

trong môi trường do nhiệt độ thấp, do nồng độ dung dịch môi trường quá cao
Khi hạn hán cây bị stress nước dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng:
- Gây nên hiện tượng co nguyên sinh và làm cho cây bị héo. Sự co nguyên
12
sinh các tế bào diễn ra khi nồng độ nước trong môi trường quá cao hay do stress
nước làm cho nước trong tế bào thất thoát ra ngoài nên khối nguyên sinh chất
của tế bào co lại, thể tích không bào thu hẹp.
- Khi môi trường thiếu nước kéo dài, tế bào mất nước không bào co lại,
mô trở nên mềm yếu và sự héo xảy ra. Sự héo tạm thời nhưng cũng có thể vĩnh
viễn nếu sự thiếu nước nghiêm trọng và kéo dài.
- Hạn hán cản trở sự vận chuyển nước trong mạch gỗ. Khi thiếu nước do
hạn hán sự cung cấp nước cho rễ không đủ trong đêm để thủy hoá các mô đã bị
thiếu nước ban ngày, các lông hút bị tổn thương lớp ngoài vùng vỏ bị phủ
suberin đã làm giảm áp suất rễ để đẩy cột nước lên trong mạch gỗ. Đặc biệt
khi thiếu nước sẽ hình thành nhiều bọt khí trong mạch gỗ phá vỡ tính liên tục
của cột nước nên cột nước trong mạch gỗ không được đẩy lên liên tục.
- Hạn hán làm dày lớp cutin trên bề mặt lá làm giảm sự thoát hơi nước qua
biểu bì.
- Hạn hán làm giảm mạnh quang hợp. Sự thiếu nước làm giảm cường độ
quang hợp. Khi hàm lượng nước trong lá còn khoảng 40-50% quang hợp của lá
bị đình trệ.
- Hạn hán cản trở sự sinh trưởng của cây. Do thiếu nứơc ảnh hưởng đến
các hoạt động sinh lý nhất là quang hợp, nên làm giảm sinh trưởng, cây chậm
lớn, năng suất giảm sút.
b. Tính chịu hạn của cây.
Có nhiều hình thức thức nghi với điều kiện hạn hán và chịu đựng Stress
nước khác nhau:
- Giảm bề mặt lá và giảm thoát hơi nước. Thiếu nước làm sinh trưởng lá
chậm lại. Bề mặt lá thu hẹp. Sự thu hẹp đó lại thích nghi với điều kiện thiếu
nước. Stress nước còn làm đóng khí khổng qua tác dụng của axit abxixic và kích

thích sự rụng lá do tác dụng của etylen.
- Lá biến đổi về hình thái, giải phẫu theo chiều hướng giảm thoát hơi nước
lớp sáp dày, nhiều lông phủ trên lá, giảm số lượng khí khổng, lá có dạng hình
kim
- Khi thiếu nước tăng trưởng của lá và quang hợp đều giảm nhưng quang
hợp giảm ít hơn so với giảm tăng trưởng lá. Điều này khiến cho phần lớn sản
phẩm quang hợp được chuyển xuống rễ làm cho bộ rễ phát triển mạnh. Mặt khác
khi thiếu nước lớp đất mặt thường khô trước và cứng nên rễ thường có khuynh
hướng phát triển theo chiều sâu. Như vậy việc phát triển bộ rễ là hình thức thích
nghi với hạn.
- Khả năng điều chỉnh áp suất thẩm thấu để duy trì cân bằng thế nước giữa
tế bào với môi trường là hình thức thích nghi với hạn hán của nhiều cây. Khi đất
khô hạn, áp suất thẩm thấu của dung dịch đất rất cao, cây muốn hút được nước
vào phải điều chỉnh áp suất thẩm thấu theo hướng tăng lên cao hơn áp suất thấm
13
thấu của môi trường để có thể hút được nước. Sự điều chỉnh áp suát thẩm thấu
bằng cách tích tụ các chất hoà tan trong tế bào làm tăng áp suất thẩm thấu của
dịch bào. Tích tụ ion để điều chỉnh áp suất thẩm thấu xảy ra chủ yếu trong
không bào nhờ vậy các ion không ảnh hưởng đến hoạt động của các enzim trong
tế bào chất.
- Đối với cây trong nhóm thực vật CAM hình thức thích ứng với thiếu
nước là dự trữ nước trong cây (cây mọng nước) sử dụng nước tiết kiệm
(photphoryl hoá vòng giả) và thay đổi cơ chế đóng mở khí khổng. Nhóm thực
vật CAM chỉ mở khí khổng vào ban đêm và đóng lại vào ban ngày do đó rất tiết
kiệm nước.
c. Các hình thức chịu hạn của cây.
Có nhiều hình thức thích nghi với chế độ nước trong môi trường như
nhóm cây thủy sinh, nhóm cây ưa ẩm, nhóm cây trung sinh và nhóm cây hạn
sinh. Nhóm cây thủy sinh sống trong môi trường nước, nhóm cây ưa ẩm sống
trong môi trường có độ ẩm cao cho nên những nhóm cây này không thể sống

trong môi trường khô hạn. Nhóm cây trung sinh sông trong môi trường có độ ẩm
thích hợp, nếu thiếu nước nhóm cây này sinh trưởng phát triển chậm. Nhóm cây
hạn sinh có những đặc điểm thích nghi với môi trường khô hạn.
Trong nhóm cây hạn sinh có 4 hình thức chịu hạn khác nhau:
- Cây mọng nước (xuculen): Đây là nhóm cây vừa chịu hạn vừa chịu nóng
rất cao, có thể sống trong vùng có khí hậu khô nóng kéo dài. Hình thức thích
nghi với hạn hán của nhóm cây này là tiêu giảm lá, rễ cây lan rộng, dự trữ nước
trong cây, lớp cuticum trên lá dày giảm THN, độ nhớt cao và sử dụng nước tiết
kiệm. Một số cây chỉ mở khí khổng vào đêm (cây CAM).
- Cây nửa hạn sinh (hemi xerophit): Đây là nhóm cây chịu hạn trung bình.
đặc điểm chính của nhóm cây này là bộ rễ phát triển để hút nước mạnh. Thoát
hơi nước cũng xảy ra mạnh. Độ nhớt không cao.
- Cây hạn sinh thực: là nhóm cây có khả năng chịu hạn cao. Cây hạn sinh
thực có độ nhớt Nguyên sinh chất cao, áp suất thẩm thấu cao, tính đàn hồi của
nguyên sinh chất cao, quá trình thoát hơi nước yếu. Sử dụng nước tiết kiệm là
những đặc điểm giúp nhóm cây này chịu hạn tốt.
- Cây không điều tiết chế độ nước: Đây là nhóm thực vật có lối sống đặc
biệt thích nghi với chế độ nước trong môi trường. Khi khô hạn nhóm thực vật
này sống ở trạng thái tiềm sinh hay sống ngầm. Khi gặp mưa môi trường đủ
nước chúng tiến hành mọi quá trình sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ và nhanh
chóng kết thúc vòng đời.
d. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng chịu hạn.
Cường độ thoát hơi nước, khả năng giữ nước và phục hồi sức trương, hệ
số héo là 3 chỉ tiêu quan trọng để xem xét khả năng chịu hạn của thực vật.
- Khả năng giữ nước và phục hồi sức trương.
14
Khi héo, hô hấp tăng cường nhưng không có hiệu suất, cường độ quang
hợp giảm. Lượng nước mất đi đến một mức độ nhất định thì quá trình quang hợp
và hô hấp bị phá hủy.
Thiếu nước ít hơn 10% là hiện tượng bình thường, không gây hại gì cho

cây. Thiếu nước lớn hơn 25% lá sẽ bị héo, cường độ quang hợp và sinh trưởng
giảm, sự trao đổi năng lương và sinh tông hợp của tế bào bị ảnh hưởng.
- Cường độ thoát hơi nước.
Chỉ tiêu cường độ thoát hơi nước của lá được tính bằng đơn vị
gam/dm
2
lá/giờ. Maximôp cho rằng cường độ thoát hơi nước của những cây chịu
hạn tốt không những không thấp mà còn cao hơn cường độ thoát hơi nước của
những cây trung sinh. Chỉ có những cây mọng nước là có cường độ thoát hơi
nước thấp mà thôi.
Theo P.A. Genkel (1958), đối với các nhóm cây khác nhau ở các điều kiện
khí hậu khác nhau thì cường độ thoát hơi nước ban ngày thay đổi từ 0,1-
2,5g/dm
2
/h, trung bình trong khoảng 0,5-2g/dm
2
/h.
- Hệ số héo của cây ( độ ẩm cây héo).
Độ ẩm cây héo là một trong những chỉ tiêu quan trọng để chọn giống chịu
hạn. Độ ẩm cây héo phụ thuộc vào loài cây, tuổi cây thành phần cơ giới của đất.
e. Biện pháp nâng cao tính chịu hạn của cây.
Phần lớn cây trồng thuộc nhóm cây trung sinh, khả năng chịu hạn yếu. Do
đó nếu gặp hạn hán năng suất giảm. Để đảm bảo năng suất cây trồng ngay cả
trong trường hợp bị hạn, ngoài các biện pháp chống hạn thì việc nâng cao khả
năng chịu hạn cho cây để cây duy trì hoạt động sống bình thường trong điều
kiện hạn là biện pháp quan trọng.
Để nâng cao tính chịu hạn của cây trước hết phải xác định khả năng chịu
hạn của chúng, tuỳ mức độ chịu hạn mà có biện pháp tác động thích hợp.
Có nhiều phương pháp xác định tính chịu hạn của cây. Có thể dựa vào
những đặc điểm gián tiếp đến khả năng chịu hạn của cây như hình thái giải

phẫu, đặc điểm sinh lý đặc trưng của cây chịu hạn: như cường độ thoát hơi
nước, sức hút nước của tế bào, độ thiếu nước của cây, khả năng chịu héo của
lá Cuối cùng một chỉ tiêu rất quan trọng để xác định khả năng chịu hạn của
cây trồng đó là năng suất của cây khi gặp hạn hán. Nên gặp điều kiện hạn hán
mà cây vẫn sinh trưởng phát triển tốt nên năng suất vẫn bình thường gần như khi
không bị hạn thì cây đó có khả năng thích nghi với hạn cao, có thể chọn là giống
cây chịu hạn.
Ngoài phương pháp xác định gián tiếp trên thì phương pháp trực tiếp hỏi
khả năng chịu hạn của cây là phương pháp cơ bản. Đó là việc xác định các chỉ
tiêu liên quan trực tiếp đến khả năng chịu hạn của cây như độ nhớt của nguyên
sinh chất, hàm lượng nước liên kết trong tế bào , tính đàn hồi của nguyên sinh
chất, khả năng giữ nước của nguyên sinh chất, khả năng duy trì các hoạt động
15
sinh lý, trao đổi chất khi gặp hạn hán. Dựa vào những chỉ tiêu liên quan trực
tiếp, quyết định khả năng chịu hạn của cây đó để xác điịnh mức độ chịu hạn của
cây, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp.
Để nâng cao năng suất cây trồng trong điều kiện hạn hán. Sau khi xác
định khả năng chịu hạn của cây, việc nâng cao khả năng chịu hạn của cây là biện
pháp cần thiết. Có nhiều biện pháp nâng cao khả năng chịu hạn của cây:
- Rèn luyện hạt giống trước khi gieo là biện pháp có hiệu quả cao nhất.
Bằng cách ngâm hạt giống xen kẽ với phôi khô hạt nhiều lần trước khi gieo đã
rèn luyện cho phôi làm quen với điều kiện thiếu nước tức là thích nghi với stress
nước ngay giai đoạn phôi. Bằng biện pháp này nhiều biến đổi về tinh chất
nguyên sinh chất, về quá trình trao đổi chất và hoạt động sinh lý của cây đã xảy
ra theo chiều hướng thích nghi điều kiện hạn nên đã tạo ra cây có khả năng chịu
hạn cao.
- Chọn giống cây chịu hạn là biện pháp quan trọng. Dựa vào những nhóm
cây chịu hạn có sẵn để chọn lọc những nhóm thích hợp với điều kiện của các
vùng địa lý khác nhau. Bằng biện pháp này ta có thể tạo nên cơ cấu cây trồng hợp
lý cho từng vùng sinh thái khác nhau, đảm bảo chủ động đối phó với hạn hán.

- Các biện pháp kỹ thuật liên quan như bón phân hợp lý, chăm sóc đúng
kỹ thuật cũng góp phần nâng cao khả năng chịu hạn của cây trồng.
Bằng những biện pháp thích hợp có thể làm tăng khả năng chịu hạn cho
cây trồng góp phần vào việc duy trì và tăng năng suất cây trồng ngay trong điều
kiện hạn hán.
2.3. Kĩ thuật gieo trồng Keo lưỡi liềm
2.3.1. Vườn ươm
- Ưu tiên phát triển các vườn ươm nhỏ phân tán gần khu vực trồng rừng
(không xa quá 4km).
- Gần nguồn nước sạch đủ tưới quanh năm. Tránh dùng nước ao tù, nước
đọng
- Mặt bằng vườn ươm tương đối bằng phẳng (không dốc quá 5
0
), cao ráo
thoát nước tránh úng ngập. Có diện tích đủ lớn để dãn bầu hoặc phân loại cây con.
- Tránh đặt vườn ươm nơi thung lũng hẹp thiếu ánh sáng hoặc đỉnh đồi có
gió lùa.
- Đất vườn ươm có thành phần cơ giới thịt nhẹ hay pha cát, không dùng
đất đã qua canh tác cây nông nghiệp nhiều năm bị bạc mầu hoặc đã bị nhiễm
sâu bệnh.
16
2.3.2. Giống
a. Thu hoạch hạt giống: Phải thu hoạch những ngày nắng ráo và lúc hạt bắt đầu
chín rộ.
Một số thông số cơ bản:
- Tỷ lệ chế biến: 3 - 4kg quả/1kg hạt.
- Số lượng hạt/1kg: 45.000 - 50.000 hạt.
- Hàm lượng nước sau chế biến: 7 - 8%.
- Tỷ lệ nảy mầm: Trên 90%.
b. Bảo quản hạt giống.

Hạt mua về nên tiến hành gieo ươm ngay để đạt chất lượng gieo ươm cao.
Trường hợp cần bảo quản, có thể áp dụng phương pháp bảp quản khô:
- Sau khi hạt đã phơi khô, độ ẩm của hạt đưa vào bảo quản từ 7 - 8%.
- Hạt đựng trong chum vại hoặc lọ thuỷ tinh có nút kín, sau đó được cất trữ
nơi thoáng mát.
- Kiểu bảo quản này tỷ lệ nảy mầm có thể suy giảm từ 20 - 30%.
2.3.3.Tạo bầu
a.Vỏ bầu.
- Loại vỏ bầu PE mầu trắng đục hoặc đen, bảo đảm độ bền, dai để khi
đóng bầu hoặc qúa trình tạo cây trong vườn cũng như khi vận chuyển không bị
hư hỏng.
- Kích thước bầu: 7x11cm. Bầu không đáy và đục lỗ xung quanh. Không
dùng bầu có đáy hoặc cắt góc đáy.
b. Thành phần hỗn hợp ruột bầu.
- Phân chuồng ủ hoai: 10%.
- Supe lân Lâm thao: 2%.
- Đất tầng A dưới tán rừng : 88%.
Yêu cầu phân chuồng:
- Phân phải qua ủ hoai.
- Phân khô.
Yêu cầu phân Lân:
- NPK: Hàm lượng P2O5 dễ tiêu đạt tỷ lệ 14%
Yêu cầu đất rừng tầng A:
- Có hàm lượng mùn 3%
17
- Độ pH(KCL): 5.0 - 6.0 .
- Thành phần cơ giới: thịt nhẹ, pha cát (sét vật lí 20-30%).
Tuyệt đối không được gieo "Chay", không có phân chuồng hoặc dùng đất
tầng B sau đó bón thúc phân vô cơ (đạm lá).
c. Vào bầu :

Bầu bằng túi ni lon có kích thướt 7x12 cm, được xén 2 gốc để thoát nước.
Thành phần ruột bầu là đất tầng B được ủ không trộn phân. Đất vào bầu sao cho
không chặt và không quá lỏng. Bầu sau khi đóng được sắp xếp thẳng trông nơi
chăm sóc, tưới Benlat bằng vòi hoa sen với liều lượng 8g/10 lít/50 m
2
, hoặc
dùng thuốc tím nồng độ 0.1% để diệt trừ nấm bệnh.
d. Xếp bầu trên luống và kỹ thuật đảo bầu.
- Luống để xếp bầu được trang cho phẳng, đất nhỏ mịn, sạch cỏ. Luống có
quy cách: Chiều rộng 1m, chiều dài 10 - 20m và cao 15 - 20cm. Rãnh luống: 40 -
50cm.
- Xếp bầu theo hàng, cứ 2 hàng để cách 1 hàng. Mật độ bầu trên luống
khoảng 280bầu/m
2
.
- Từ tháng thứ 2 phải tiến hành thăm bầu. Khi rễ cọc phát triển ra ngoài đáy
bầu phải tiến hành cắt phần rễ thò ra ngoài bầu và đảo bầu kết hợp phân loại cây
để tiện chăm sóc (ít nhất phải đảo bầu 2 lần).
- Chỉ tiến hành đảo bầu vào những ngày dâm mát hoặc có mưa nhỏ.
2.3.4. Xử lý hạt giống
- Diệt khuẩn bằng cách ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím KMnO
4
nồng
độ 0,1% (1gam thuốc tím pha cho 1 lít nước) thời gian ngâm: 30 phút.
- Sau đó vớt ra tiếp tục ngâm trong nước sôi 100
0
C để nguội dần trong 8 giờ.
- Vớt hạt ra ủ trong túi vải bông, mỗi túi ủ không quá 3 kg hạt để nơi khô
ráo ấm áp.
- Hàng ngày tiến hành ủ chua bằng nước sạch, cho đến khi hạt nứt nanh

30% đem gieo (tránh để nanh quá dài khi gieo có thể bị gẫy mầm).
- Trong suốt thời gian ủ hạt phải giữ nhiệt độ 30 - 40
0
C.
2.3.5. Thời vụ gieo
- Gieo hạt để trồng cây vụ Xuân:Tháng 10 - 12 .
- Gieo hạt để trồng cây vụ Thu: Tháng 3 - 4.
2.3.6. Gieo hạt và cấy cây
a. Gieo hạt nứt nanh trực tiếp vào bầu:
- Tạo 1 lỗ sâu 0.3 - 0.5cm giữa bầu và gieo 1 - 2 hạt đã nứt nanh, sau đó
phủ lớp đất mỏng từ 3 - 5mm
18
- Dùng rơm rạ đã qua khử trùng bằng cách ngâm trong nước vôi phủ trên
mặt luống.
- Thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm cho đất.
- Khi cây mầm đội mũ, cần dỡ bỏ rơm rạ và tạo dàn che tránh nắng.
b. Cấy cây mầm vào bầu:
- Để tiết kiệm hạt và tạo độ đồng đều, gieo hạt trên luống, sau đó cấy cây
mầm vào bầu.
- Hạt gieo theo hàng hoặc gieo vãi. Số hạt gieo: 1kg/15 - 20m
2
.
- Gieo gieo xong phủ lớp đất mịn dày không quá 4mm, sau đó phủ rơm rạ
trên mặt luống. Rơm rạ để phủ cần được khử trùng bằng nước vôi.
- Thường xuyên giữ độ ẩm trong đất. Tưới 6 lít nước cho 1m
2
.
- Cấy cây mầm khi chưa có lá thật (còn lá kép lông chim) thường đạt tỷ lệ
sống cao nhất.
- Chỉ tiến hành cấy cây khi trời râm mát hoặc mưa nhẹ, tránh những ngày

nắng gắt, gió mùa Đông Bắc. Trước hôm cấy cần tưới đất ướt đều: Cứ 1m
2
tưới 4
- 6 lít nước.
- Cây cấy sau khi nhổ cần nhúng luôn vào bát nước để tránh khô rễ mầm.
Cấy đến đâu nhổ đến đấy. Loại bỏ những cây xấu.
- Dùng que nhọn chọc 1 lỗ sâu 1- 2 cm ở giữa bầu, đặt cây mầm sao cho cổ
rễ ngang mặt bầu và dùng que ép chặt đất rễ mầm. Trường hợp rễ cây mầm quá
dài có thể cắt bớt, nhưng tránh gây dập nát.
- Cấy xong cắm ràng ràng che bóng nhẹ và tưới nước cho cây.
2.3.7. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
a. Tưới cây.
- Thường xuyên giữ đất ẩm sau khi gieo hoặc cấy cây nếu trời không mưa.
- Trong tháng đầu nếu trời không mưa, tưới mỗi ngày ít nhất 1-2 lần vào
buổi sáng sớm hoặc buổi chiều 2 - 4lít/1m
2
. Tưới liên tục trong 20 ngày đầu, sau
đó dỡ vật liệu che bóng và chỉ tưới khi đất khô.
- Ở giai đoạn sau tuỳ theo thời tiết mà điều chỉnh lịch tưới cho phù hợp:
Cách 10 - 15 ngày tưới 1 lần.
- Trước khi xuất vườn 15 - 20 ngày tuyệt đối không được bón thúc và hạn
chế tưới nước để hãm cây.
b. Cấy dặm.
- Sau khi cấy cây 5 - 10 ngày, cây nào chết cần tiến hành cấy dặm ngay.
Nơi cây dặm chết nhiều, nên xếp riêng những bầu cấy dặm ra một chỗ để tiện
chăm sóc.
19
- Chỉ cấy dặm vào những ngày râm mát và che nắng, tưới đủ ẩm cho cây.
c. Nhổ cỏ phá váng.
- Luôn làm cỏ sạch trên mặt luống. Thời gian đầu cứ sau 10 - 15 ngày cần

làm cỏ, kết hợp phá váng 1 lần.
- Dùng que vót nhọn xới nhẹ phá lớp váng tạo trên mặt bầu, tránh không
làm hư tổn đến bộ rễ cây
d. Bón thúc.
- Có thể bón thúc để thúc đẩy sinh trưởng của cây con, trong trường hợp
dinh dưỡng ruột bầu không bảo đảm hoặc vào những giai đoạn thời tiết không
thuận lợi như rét đậm, sương muối Cứ 15 - 20 ngày thúc 1 lần.
- Dùng loại phân hỗn hợp N:P:K = 25:58:17 với nồng độ 2 - 3% tưới 2
lít/m
2
. Hoặc dùng phân Supe Lân Lâm thao khi cây có biểu hiện tím lá: 2kg bón
cho 1000 bầu chia làm 6 lần (Mỗi lần bón 0.170kg/1000bầu. Hoà phân với nồng
độ 0,5% (1kg phân/200 lít nước). Tưới dung dịch nước phân bằng bình hương
sen. Sau khi tưới phân phải tưới rửa bằng nước lã.
- Không tưới thúc vào những ngày nắng gắt, vào lúc buổi trưa nắng. Tốt
nhất nên bón vào những ngày râm mát hoặc mưa phùn.
e. Phòng trừ sâu bệnh.
- Bệnh thối cổ rễ.
+ Thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh, nếu phát hiện bệnh lở cổ rễ
dùng Benlát 0,5%. Liều lượng: 1 lít/24m
2
. Cứ 7 - 10 ngày phun 1 lần.
+ Khi bệnh xuất hiện có triệu chứng: Cổ rễ cây bị thối nhũn làm cây con bị
chết. Bệnh thường xuất hiện ở cây con 1 tháng tuổi.
Bệnh nấm mốc trắng.
Ngoài thuốc Benlát, có thể dùng hỗn hợp lưu huỳnh vôi nồng độ 3 - 5 ppm
phun 1 lít/24m
2
định kì 10 - 15 ngày/lần.
- Bệnh lí thiếu dinh dưỡng khoáng.

+ Trong vườn xuất hiện một số cây thậm chí một đám cây có các biểu hiện
thiếu dinh dưỡng khoáng chất, cây còi cọc, tím lá, bạc lá hoặc vàng còi, cây
không có màu xanh lục.
+ Cách điều trị: Ngoài việc bón thúc, phun phòng bệnh theo chế độ kể trên
cần tăng cường Supe Lân Lâm thao nồng độ 0,2% với liều lượng 2,5 lít/m
2
cứ 4 -
5 ngày 1 lần kéo dài 1 - 2 tuần cho đến khi cây khỏi bệnh.
- Sâu hại.
+ Khi xuất hiện sâu hại, ngoài việc thường xuyên kiểm tra và bắt sâu vào
sáng sớm, có thể dùng 0,05 lít Fenitrotion pha với 10 lít nước phun liều lượng 1
lít /10m
2
.
20
PHẦN 3: MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI – NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu
- Đề tài được nghiên cứu trên đối tượng cây Lâm nghiệp để bổ sung vào
danh mục chỉ tiêu sinh lý của các loài cây làm phong phú hơn cho các nghiên
cứu cơ sở có liên quan.
- Đánh giá đặc điểm sinh lý chịu nóng, chịu hạn của các dòng keo lá liềm
(Acacia crasscicarpa) ở vườn ươm tại Thừa Thiên Huế.
- Xác định được các ngưỡng chịu nóng, chịu hạn của các dòng keo lá liềm
(Acacia crasscicarpa) ở vườn ươm tại Thừa Thiên Huế.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Tên Việt Nam: tên thường gọi là keo lưỡi liềm (hoặc keo lá liềm, có nơi
còn gọi là keo lưỡi mác)
Tên khoa học: Acacia crassicarpa
Họ: Mimosaceac (Họ trinh nữ)

Bộ: Leguminosales (Bộ đậu)
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được tiến hành tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Một số tiêu chí sinh lý như cường độ thoát hơi nước, hệ số héo được tiến
hành tại phòng thí nghiệm Bộ môn Lâm sinh – Khoa Lâm nghiệp.
- Chỉ nghiên cứu cây keo lưỡi liềm ở giai đoạn vườn ươm 4- 5 tháng tuổi.
3.4. Nội dung nghiên cứu
3.4.1. Tìm hiểu hoạt động của vườn ươm Lâm trường Phong Điền
- Tình hình tại địa điểm nghiên cứu.
- Một số điều kiện tự nhiên của địa điểm nghiên cứu.
3.4.2. Nghiên cứu một số chỉ tiêu liên quan đến khả năng chịu nóng chịu
hạn ở cây keo lưỡi liềm giai đoạn vườn ươm
a. Khả năng chịu nóng.
- Mức độ tổn thương lá do nhiệt độ.
b. Khả năng chịu hạn.
- Khả năng giữ nước và phục hồi sức trương.
- Cường độ thoát hơi nước.
- Hệ số héo của lá.
21
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.5.1.1. Xác định khả năng chịu nóng theo phương pháp của Maxcốp
Chọn những lá cùng tầng về một hướng, có hình thái gần giống nhau và
không bị tổn thương. Mỗi lần thí nghiệm 3-5 lá .
Cho vào cốc đựng nước nóng ở các nhiệt độ 40, 45, 50, 55, 60
0
C. Sau 30
phút lấy ra và quan sát sự biến đổi của lá, xuất hiện những dấu thâm. Tùy thuộc
vào khả năng chịu nóng của từng loài mà dấu thâm nhiều hay ít, rộng hay hẹp.
3.5.1.2. Xác định khả năng giữ nước và phục hồi sức trương của lá

Phương pháp xác định: theo phương pháp của G.N.Eremeev.
Chọn những lá cùng tầng về một hướng, có hình thái gần giống nhau và
không bị tổn thương. Mỗi lần thí nghiệm 3-5 lá .
Sau khi cắt lá ,đem cân nhanh ta được trọng lượng P
1
(gam).
Để lá héo tự nhiên, tránh bức xạ nhiệt trực tiếp (treo lá trên dây). Sau
khoảng thời gian 8 giờ ta đem cân và thu được trọng lượng P
2
(gam).
Sau đó đem những lá có trọng lượng P
2
(gam) ngâm vào trong nước 1-2
giờ để khôi phục sức trương, lá phục hồi có màu xanh trở lại. Cân lá ta được
trọng lượng P
3
(gam). Khi đó sẽ có những mô bị tổn thương và chết, còn lại
những mô khỏe.
Khi cân xong, ta tiến hành tính toán các chỉ tiêu:
- Lượng nước mất đi khi cây héo trong 8 giờ là P
1
-P
2
(gam)
- Lượng nước chứa trong lá sau khi phục hồi sức trương là: P
3
-P
2
(gam)
Lúc đó :

- Lượng nước mất đi của lá là: (% so với lượng nước ban đầu):
A =
P1
P2P1−
x 100%
- Lượng nước lá hút lại là: (% so với lượng nước trong lá )
B =
P1
P2P3 −
x 100%
Kết quả ghi vào bảng
Lần lặp Lượng nước mất đi Lượng nước hút lại
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Trung bình
22

×