Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH đấu đà và KIỂM TRA đấu đà một TỔNG đoạn của tàu CHỞ dầu 104 000 DWT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 83 trang )

- 1 -
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KỸ THUẬT TÀU THỦY




NGUYẾN TẤN ĐẮC



PHÂN TÍCH QUY TRÌNH ĐẤU ĐÀ VÀ KIỂM TRA ĐẤU ĐÀ MỘT
TỔNG ĐOẠN CỦA TÀU CHỞ DẦU 104.000DWT



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYẾN NGÀNH: ĐÓNG TÀU THỦY




CBHD: TH.S HUỲNH VĂN NHU





Nha Trang, tháng 11 năm 2008
- 2 -


ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên:
NGUYỄN TẤN ĐẮC
MSSV: 46132164 Lớp: 46TT-1
Địa chỉ liên hệ : Lô 24 Nguyễn Đình Chiểu ĐT: 0976012057
Địa chỉ Email :
Tên đề tài :
Phân tích quy trình đấu đà và kiểm tra đấu đà một tổng đoạn
của tàu chở dầu 104.000DWT.
Ngành : Đóng tàu Thủy Mã ngành: 18.06.10
Cán bộ hướng dẫn :
Th.S HUỲNH VĂN NHU


I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng nghiên cứu: Tàu chở dầu 104.000DWT.
2. Phạm vi nghiên cứu: Phân tích quy trình đấu đà và kiểm tra đấu đà một tổng
đoạn của tàu chở dầu 104.000DWT.
3. Mục tiêu nghiên cứu: Giải quyết các vấn đề về quy trình đấu đà và kiểm tra
đấu đà một tổng đoạn của tàu chở dầu 104.000DWT từ đó đánh giá ưu, nhược
điểm của quy trình đấu đà và kiểm tra đấu đà đang áp dụng tại Công ty Công
nghiệp Tàu thủy Dung Quất.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tổng quan về đề tài.
1.2. Thực trạng về công tác đấu đà và phương thức kiểm tra đấu đà đang áp
dụng hiện nay và yêu cầu thực tế tại Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất.
1.3. Giới hạn đề tài.
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU QUY TRÌNH ĐẤU ĐÀ VÀ PHƯƠNG THỨC KIỂM

TRA ĐẤU ĐÀ
2.1. Giới thiệu quy trình đấu đà đang áp dụng cho tàu chở dầu 104.000DWT.
2.2. Giới thiệu phương thức kiểm tra đấu đà đang áp dụng cho tàu chở dầu
104.000DWT.
- 3 -
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH ĐẤU ĐÀ VÀ KIỂM TRA ĐẤU ĐÀ
MỘT TỔNG ĐOẠN CỦA TÀU CHỞ DẦU 104.000DWT
3.1. Phân tích quy trình đấu đà một tổng đoạn 03(TĐ03).
3.2 Phân tích phương thức kiểm tra đấu đà một tổng đoạn 03(TĐ03).
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết quả.
2. Kiến nghị.
III.KẾ HOẠCH THỜI GIAN
1.Đi thực tế.
2.Kế hoạch hoàn thành bản thảo:
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. Từ 4/08/2008 đến 15/08/2008
Chương2. TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ
PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA.
Từ 16/08/2008 đến 11/09/2008

Chương 3. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH ĐẤU ĐÀ
VÀ KIỂM TRA ĐẤU ĐÀ MỘT TỔNG ĐOẠN
CỦA TÀU CHỞ DẦU 104.000DWT
Từ 12/09/2008 đến 18/10/2008

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ Từ 19/10/2008 đến 30/10/2008

Hoàn thành bản thảo: Trước ngày 8/11/2008

Nha trang, ngày 28 tháng 7 năm 2008


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)



Th.S HUỲNH VĂN NHU NGUYỄN TẤN ĐẮC

- 4 -
MỤC LỤC
trang
Trang bìa phụ 1
Đề cương đồ án tốt nghiệp 2
Mục lục 4
Danh mục các ký hiệu viết tắt 6
Danh mục các bảng 7
Danh mục các hình 8
Lời cảm ơn 11
Lời nói đầu 12
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 14
1.1. Tổng quan về đề tài 14
1.2 Thực trạng về công tác đấu đà và phương thức kiểm tra đấu đà đang áp dụng
hiện nay và yêu cầu thực tế tại Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất . 17
1.2.1 Thực trạng về công tác đấu đà và phương thức kiểm tra đấu đà 17
1.2.1.1. Thực trạng công tác đấu đà hiện nay 17
1.2.1.2. Phương thức kiểm tra đấu đà hiện nay 18
1.2.2. Yêu cầu thực tế tại Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất 19
1.2.2.1. Giới thiệu về tàu dầu 104.000DWT 19
1.2.2.2. Yêu cầu thực tế 21
1.3. Giới hạn đề tài 21

Chương 2. TÌM HIỂU QUY TRÌNH ĐẤU ĐÀ VÀ PHƯƠNG
THỨC KIỂM TRA 23
2.1. Giới thiệu quy trình đấu đà đang áp dụng cho tàu chở dầu 104.000DWT 23
2.1.1 Mục đích 23
2.1.2 Phạm vi áp dụng 23
2.1.3 Quy trình đấu đà tàu dầu 104.000DWT 23
2.1.3.1 Công tác chuẩn bị 23
2.1.3.2 Thứ tự đấu đà toàn tàu 25
- 5 -
2.1.3.3 Điều chỉnh, cắt lượng dư lắp ráp 30
2.1.3.4 Kiểm tra lắp ráp 31
2.1.3.5 Hàn đường hàn đấu đà 32
2.1.3.6 Kiểm tra và thử đường hàn 32
2.1.4 Quy trình đấu đà tổng đoạn 03 (Block 03) 32
2.1.4.1 Giới thiệu về tổng đoạn 03 32
2.1.4.2 Quy trình lắp ráp 34
2.2. Giới thiệu phương thức kiểm tra đấu đà đang áp dụng cho tàu chở dầu
104.000DWT 54
2.2.1 Kiểm tra điều kiện đấu đà 54
2.2.2 Kiểm tra khi lắp ráp đấu đà 55
2.2.3 Kiểm tra hàn nối tổng đoạn 56
2.2.4 Kiểm tra hình dáng chung thân tàu 57
Chương 3. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH ĐẤU ĐÀ VÀ KIỂM TRA ĐẤU ĐÀ MỘT
TỔNG ĐOẠN CỦA TÀU CHỞ DẦU 104.000DWT 58
3.1 Phân tích quy trình đấu đà của tổng đoạn 03 (Block 03) 58
3.2 Phân tích phương thức kiểm tra đấu đà của tổng đoạn (Block03) 66
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ 78
4.1 Kết quả 78
4.2 Kiến nghị 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

PHỤ LỤC 81






- 6 -
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ABS: American Bureau of Shipping.
IACS: International Association of Classification Societies.
VR: VietNam Register.
Fr: Frame.
UT: Ultrasonic Testing.
QC: Quality Control.





















- 7 -
DANH MỤC CÁC BẢNG

1. Bảng 2.1: Thông số cơ bản của các section trong Block 03.
2. Bảng 3.1: Kiểm tra kích thước phân đoạn đáy.






















- 8 -
DANH MỤC CÁC HÌNH

1. Hình 1.1: Phương pháp liên khớp ”nguồn: Đăng kiểm VR”.
2. Hình 1.2: Phương pháp hình chóp.
3. Hình 1.3: Phương pháp xây tầng.
4. Hình 1.4: Phương pháp ốc đảo.
5. Hình 1.5: Phương pháp lắp ráp tổng đoạn.
6. Hình 1.6: Trình tự lắp ráp thân tàu dầu theo mặt phẳng nằm ngang.
7. Hình 1.7: Hướng đưa các tổng đoạn vào vị trí lắp ráp.
8. Hình 1.8: Sơ đồ bố trí chung tàu dầu 104.000DWT.
9. Hình 1.9: Kết cấu sơ bộ két của tàu dầu 104.000DWT.
10. Hình 2.1: Đường phân chia và quy cách ký hiệu vách ngang.
11. Hình 2.2: Quy cách điều chỉnh cắt lượng dư.
12. Hình 2.3: Tổng đoạn 03.
13. Hình 2.4: Đế kê.
14. Hình 2.5: Sơ đồ bố trí đế kê các section của phân đoạn chuẩn 03.
15. Hình 2.6: Section đáy 11-0321S.
16. Hình 2.7: Cân chỉnh tâm dọc tàu bằng con dọi.
17. Hình 2.8: Cân chỉnh bằng ống thủy theo cột chuẩn.
18. Hình 2.9: Đấu section 11-0311S vào section 11-0321S.
19. Hình 2.10: Khe hở cân chỉnh hai section.
20. Hình 2.11: Kéo section bằng tăng đơ.
21. Hình 2.12: Section hông 11-0361L.
22. Hình 2.14: Lắp ráp section 11-0361L vào phân đoạn đáy của Block 03.
23. Hình 2.15: Phân đoạn hông sau khi lắp ráp tại sườn 60.
24. Hình 2.16: Mã định vị chân vách sau khi hàn.
25. Hình 2.17: Cân chỉnh độ nghiêng ngang vách dọc.

26. Hình 2.18: Phân đoạn vách ngang tại sườn 56.
- 9 -
27. Hình 2.19: Section 13-0321L sau khi lắp ráp tại sườn 61.
28. Hình 2.20: Phân đoạn hông sau khi lắp ráp tại sườn 56.
29. Hình 2.21: Mặt cắt ngang của section 14-0321S tai sườn 60.
30. Hình 2.22: Mặt cắt ngang của section 14-0321S tai sườn 61.
31. Hình 2.23: Section 14-0321S sau khi lắp ráp tại sườn 61.
32. Hình 2.24: Section 14-0311S sau khi lắp ráp tại sườn 56.
33. Hình 2.25: Section 14-0341L sau khi lắp ráp tại sườn 65.
34. Hình 2.26: Section 14-0341L và 14-0342P sau khi lắp ráp tại sườn 61.
35. Hình 2.27: Section 14-0331L và 14-0332P sau khi lắp ráp tại sườn 56.
36. Hình 3.1: Section hông và đáy sau lắp ráp ngoài bệ thành phân đoạn.
37. Hình 3.2: Dưỡng hông phục vụ đấu đà.
38. Hình 3.3: Section 11-0321S khi lắp ráp trên ụ.
39. Hình 3.4: Section 11-0311S sau khi đấu vào section 11-0321S.
40. Hình 3.5: Dưỡng hông sau khi lắp đặt.
41. Hình 3.6: Section 12-333SL và section 12-0334SP sau khi lắp ráp tại
sườn56.
42. Hình 3.7: Section 14-031S sau khi lắp.
43. Hình 3.8: Section 12-0311L và section 12-0312P sau khi lắp ráp.
44.Hình 3.9: Section mạn sau khi lắp ráp tại sườn 56.
45.Hình 3.10: Tổng đoạn được lắp ráp hoàn thiện tại vách ngang tại sườn56.
46. Hình 3.11: Quy cách vát mép và khe hở hàn.
47. Hình 3.12: Độ lệch mép nối.
48. Hình 3.13: Độ lệch kết cấu của mối hàn góc.
49. Hình 3.14: Khe hở mối hàn góc.
50. Hình 3.15: Đường kiểm tra BM của hai section11-0311S, 11-0321S.
51. Hình 3.16: Bản vẽ kiểm tra phân đoạn đáy ” nguồn: hồ sơ kiểm tra Đăng
kiểm ABS”.
52. Hình 3.17: Kiểm tra mối hàn chữ T hoặc hàn góc bằng UT “ Nguồn: Đăng

kiểm ABS ”.
- 10 -
53. Hình 3.18: Hướng di chuyển đầu dò kiểm tra mối hàn bằng UT ” Nguồn:
Đăng kiểm ABS”.
PHỤ LỤC
1. Hình 01: Bản vẽ kiểm tra theo hình chiếu đứng.
2. Hình 02: Bản vẽ kiểm tra tại sườn 65
+1395
.
3. Hình 03: Bản vẽ kiểm tra tại sườn 53
+1415
.
4. Hình 04. Bản vẽ kiểm tra tại sườn 59
+14015
.














- 11 -

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy, Cô, các bạn đã cho tôi
những tình cảm tốt đẹp giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Qua ba tháng tích cực tìm hiểu đến giờ này đề tài đã được hoàn thành. Đề tài
hoàn thành không chỉ là sự tích cực nổ lực của bản thân mà sự quan tâm chia sẽ,
giúp đỡ của rất nhiều người. Do đó, nhân đây tôi xin cảm ơn tất cả mọi người.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban chủ nhiệm khoa Kỹ Thuật Tàu Thủy- Trường
Đại Học Nha Trang; các thầy, cô trong bộ môn đóng tàu đã tạo mọi điều kiện, và có
sự quan tâm sâu sắc giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin cảm ơn Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất, ban lãnh đạo công
ty, các bộ phận, phòng ban của công ty, đặc biệt bộ phận phòng QC (Quality
Control) với sự giúp đỡ của anh Nguyễn Văn Nam, anh Nguyễn Tấn Thành; anh
Trương Quang Vũ, anh Thái Văn Tuyến đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện tìm
hiểu thực tế, cung cấp cho tôi số liệu, cũng như những tài liệu quý giá giúp tôi hoàn
thành đề tài.
Đặc biệt cho phép em bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Th.S. Huỳnh Văn Nhu,
người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn tận tình em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, động viên, giúp đỡ, chia sẽ
những khó khăn của ba má, anh, chị, em, cùng tất cả bạn bè đã dành cho tôi những
tình cảm tốt đẹp nhất trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành biết ơn tất cả mọi người!


Sinh viên:


NGUYỄN TẤN ĐẮC
- 12 -
MỞ ĐẦU

Trong những năm trở lại đây ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam có những
bước phát triển mạnh mẽ, nhiều nhà máy đã và đang được xây dựng. Tập đoàn
Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam_Vinashin đang có nhiều đơn đặt hàng ở trong và
ngoài nước. Song bên cạnh những thuận lợi ngành công nghiệp đóng tàu nước ta
đang gặp phải những khó khăn như nguồn nhân lực, trang thiết bị, đội ngũ kỹ sư
phát triển theo kịp công nghệ đóng tàu mới…Dù vậy ta cũng khẳng định rằng với
những gì làm được tin chắc Việt Nam sẽ phát triển trở thành cường quốc mạnh
trong ngành đóng tàu của thế giới.
Công ty “Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất” là đơn vị mới được thành
lập của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam_Vinashin. Sự ra đời của công ty
là chiến lược phát triển mang tính chất khu vực và quốc tế của ngành trong việc
đóng những tàu siêu trọng. Trong đó tàu dầu (oil carrier) 104.000DWT mang tên
VINASHIN LION đang được đóng tại công ty là con tàu dầu đầu tiên và là tàu có
trọng tải lớn nhất được đóng tại Việt Nam hiện nay. Do đặc điểm của loại tàu, việc
phân tích xây dựng quy trình đóng mới thật khoa học, cụ thể đưa ra quy trình công
nghệ phù hợp với dây truyền công nghệ của nhà máy là yêu cầu đặt ra.
Trong quy trình đóng mới, việc đấu ghép các môđun (section) và kiểm tra chiếm
một thời gian rất lớn trong quy trình chế tạo tàu. Vì vậy đề tài ” Phân tích quy
trình đấu đà và kiểm tra đấu đà một tổng đoạn của tàu chở dầu 104.000DWT ”
nhằm đánh giá quy trình đang áp dụng hiện nay tại nhà máy.
Đề tài được thực hiện gồm 4 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề.
Chương 2: Tìm hiểu quy trình và phương thức kiểm tra.
Chương 3: Phân tích quy trình đấu đà và kiểm tra đấu đà một tổng đoạn của
tàu chở dầu 104.000DWT.
Chương 4: Kết quả và kiến nghị.
- 13 -
Do thời gian tìm hiểu có hạn, cùng với kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn
chế, chắc chắn đề tài còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng
góp ý kiến quý báu của các Thầy, Cô, các anh đi trước và các bạn.


Nha trang, ngày 14 tháng 10 năm 2008
Sinh viên thực hiện



NGUYỄN TẤN ĐẮC















- 14 -
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tổng quan về đề tài
Như đã biết, đấu đà là một trong những quy trình công nghệ quan trọng của quá
trình đóng tàu. Việc con tàu xuất xưởng nhanh hay chậm, đúng với tiến độ đề ra hay
không phụ thuộc lớn ở quy trình này. Thời gian lắp ráp các môđun (section) để hoàn
thành con tàu chiếm khoảng 67% thời gian đóng tàu. Vì vậy việc lựa chọn đưa ra

phương án thi công sao cho có lợi nhất là điều phải cân nhắc tính toán để xác định
một quy trình hợp lý nhất.
Hiện nay có nhiều phương pháp đấu đà khác nhau [1] như phương pháp liên
khớp, phương pháp lắp ráp từ các phân đoạn, phương pháp lắp ráp các tổng đoạn,
mỗi phương pháp có quy trình đấu đà riêng.
 Phương pháp liên khớp:

Hình 1.1: Phương pháp liên khớp ”nguồn: Đăng kiểm VR”.
- 15 -
Theo phương pháp này thân tàu hay tổng đoạn được hình thành bằng cách lắp
ráp theo thứ tự các chi tiết. Nhược điểm của phương pháp này là thời gian con tàu
nằm trên thiết bị hạ thủy khá lâu và sai số trong thi công lớn, do đó nó thường được
áp dụng cho tàu cỡ nhỏ hoặc tổng đoạn mũi, đuôi và được áp dụng ở các cơ sở có
trang thiết bị thô sơ.
 Phương pháp lắp ráp từ các phân đoạn:
a) Phương pháp hình chóp:

Hình 1.2: Phương pháp hình chóp.
Phương pháp hình chóp thường được sử dụng trong trường hợp đóng những con
tàu lớn. Theo phương pháp này thân tàu được lắp ráp từ những phân đoạn phẳng và
phân đoạn khối hình thành hình chóp theo chiều dài thân tàu. Phương pháp lắp đặt
các phân đoạn được tiến hành lần lượt từ trong ra ngoài về hai phía mũi và lái, đồng
thời lắp ráp cả về chiều cao cho tới boong tàu. Phương pháp này thường gây biến
dạng hàn lớn nên để giảm biến dạng hàn chúng ta cố gắn tạo những phân đoạn lớn
và hàn đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm. Vị trí các hình chóp đầu tiên trên chiều dài
thân tàu cũng như vị trí các phân đoạn tạo nên hình chóp đó phải lựa chọn sao cho
thời gian đóng tàu là ngắn nhất. Nhược điểm của phương pháp là diện tích làm việc
hẹp do đó tiến độ thi công chậm.
b) Phương pháp xây tầng:


Hình 1.3: Phương pháp xây tầng
- 16 -
Phương pháp xây tầng được tiến hành như sau: trước hết ta lắp đặt toàn bộ các
phân đoạn dưới cùng trên cả chiều dài thân tàu rồi sau đó đến các phân đoạn trên,
cuối cùng là các phân đoạn boong trên cùng là phân đoạn mũi và lái. Do phương
pháp này thường không khống chế được biến dạng hàn nên thường ít sử dụng, chủ
yếu áp dụng cho tàu cỡ nhỏ.
c) Phương pháp ốc đảo:

Hình 1.4: Phương pháp ốc đảo
Theo phương pháp này thân tàu được lắp đặt cùng một lúc từ các cụm hình chóp
theo chiều dài thân tàu. Tùy thuộc vào kích thước con tàu và điều kiện sản xuất của
xưởng, các “ốc đảo” có thể được lắp ráp trên bệ sau đó vận chuyển đến nơi lắp ráp
thân tàu hoặc cũng có thể đứng ở vị trí cố định cho tới khí lắp xong toàn bộ thân
tàu. Phương pháp ốc đảo cho phép sử dụng tốt chiều dài của nơi lắp ráp, trong
trường hợp con tàu ngắn hơn chiều dài nơi ráp; tận dụng các khoảng dư để xây
dựng các ốc đảo của con tàu tiếp theo. Sau khi lắp ráp xong các “ốc đảo” thường
phải tiến hành lắp ráp các phân đoạn đệm (khép kín các chổ trống giữa hai “ốc
đảo”).
 Phương pháp lắp ráp tổng đoạn:

Hình 1.5: Phương pháp lắp ráp tổng đoạn
Phương pháp lắp ráp tổng đoạn hiện nay đang được áp dụng rộng rải để đóng
những con tàu trung và nhỏ. Phương pháp này vừa đảm bảo diện tích làm việc lớn
lại đảm bảo thời gian lắp ráp thân tàu cho tới khi hạ thủy là ít nhất.
- 17 -
Ngoài các phương pháp lắp ráp trên, đối với tàu cực lớn, ngày nay người ta còn
dùng phương pháp nửa tàu tức là trên triền người ta đóng và lần lượt hạ thủy hai
nữa tàu. Sau đó, các nữa đó được hàn lại với nhau ngay trên ụ hoặc dưới nước bằng
các thiết bị chuyên dùng.

Ở vị trí mặt cắt ngang thân tàu được lắp ráp cũng theo trình tự từ trong ra ngoài,
từ dưới lên trên. Trước hết là các phân đoạn đáy bao gồm cả các phân đoạn hai bên
hông tàu, sau đó lắp ráp phân đoạn vách ngang và hai phân đoạn mạn. Cuối cùng, ta
lắp ráp phân đoạn boong.
Tàu dầu 104.000DWT được thiết kế bởi nhà máy “Centrum Techniki Okretowej
Sposlka Akcyjna “ (CTO S.A.) của BaLan. Nhưng quy trình đấu đà do CTO S.A
thiết kế hiện nay không được áp dụng tại nhà máy do không phù hợp với điều kiện
của nhà máy. Đây là một bất cập lớn của công tác thiết kế công nghệ gặp phải đối
với thân tàu này. Quy trình giám sát đối với quy trình đấu đà của tàu dầu là một quy
trình khá mới mẽ so với điều kiện đóng tàu tại Việt Nam hiện nay. Vì vậy đề tài ”
Phân tích quy trình đấu đà và kiểm tra đấu đà một tổng đoạn của tàu chở dầu
104.000DWT ” đã được thực hiện.
1.2 Thực trạng về công tác đấu đà và phương thức kiểm tra đấu đà đang áp
dụng hiện nay và yêu cầu thực tế tại Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung
Quất
1.2.1 Thực trạng về công tác đấu đà và phương thức kiểm tra đấu đà
1.2.1.1. Thực trạng công tác đấu đà hiện nay
Hiện nay quy trình đấu đà cũng được áp dụng các phương pháp lắp ráp nêu trên.
Tuy nhiên đối với tàu dầu tùy thuộc vào kết cấu bố trí các két mà lựa chọn phương
pháp có khác nhau. Ví dụ với tàu dầu có hai vách dọc ta có thể lắp ráp theo trình tự
sau: trước hết đặt phân đoạn đáy giữa sau đến các phân đoạn vách dọc và phần
boong của khoang giữa, tiếp đến lắp ráp các phân đoạn hông đến phân đoạn mạn,
cuối cùng ta lắp ráp phân đoạn boong hai bên giáp với mạn tàu (hình 1.6a) hoặc có
thể lắp ráp đồng thời cả ba khoang ( hình 1.6b). Nếu thiết bị nâng hạ của nhà máy
- 18 -
cho phép có thể thiết lập trước hai phân đoạn khối mạn và lắp đặt theo trình tự
hình1.6c.

Hình 1.6: Trình tự lắp ráp thân tàu dầu theo mặt phẳng nằm ngang.
a) Từ các phân đoạn phẳng.

b) Từ các phân đoạn phẳng.
c) Từ hai phân đoạn khối và các phân đoạn phẳng.
Khi lắp ráp thân tàu theo phương pháp tổng đoạn trình tự lắp đặt các tổng đoạn
tùy thuộc vào hướng đưa các tổng đoạn vào nơi vị trí lắp ráp. Nếu đưa tổng đoạn từ
hai phía thì lắp đặt đầu tiên là tổng đoạn giữa và lần lượt ra dần hai phía, còn các
tổng đoạn được đưa từ một phía thì trình tự lắp đặt phụ thuộc vào cách hạ thủy và
tổng đoạn chuẩn được chọn. Lúc đó có thể lắp ráp từ tổng đoạn mũi đến tổng đoạn
lái và ngược lại [1, tr. 201].

Hình 1.7: Hướng đưa các tổng đoạn vào vị trí lắp ráp.
a) Từ hai phía ; b) Từ một phía.
1.2.1.2. Phương thức kiểm tra đấu đà hiện nay
Nhìn chung phương thức kiểm tra đấu đà trong các phương pháp lắp ráp là
giống nhau. Tuy nhiên đối với tàu dầu phương thức được tiến hành kiểm tra theo
tiêu chuẩn dành cho tàu dầu.
- 19 -
Tiêu chuẩn được sử dụng để kiểm tra tàu dầu 104.000DWT là tiêu chuẩn IACS
(International Association of Classification Societies) và các quy phạm, các công
ước mới nhất cho đến thời điểm xuất xưởng, dưới sự giám sát của Đăng kiểm ABS
(American Bureau of Shipping) và Đăng kiểm VR (VietNam Register).
1.2.2. Yêu cầu thực tế tại Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất
1.2.2.1. Giới thiệu về tàu dầu 104.000DWT

Hình 1.8: Sơ đồ bố trí chung tàu dầu 104.000DWT.
a) Các thông số cơ bản như sau:

- Chiều dài lớn nhất: L
max
= 245000 mm


- Chiều dài hai trụ lái: L
BP
= 236000 mm

- Chiều rộng tàu: B = 43000 mm

- Chiều cao tàu: H = 20000 mm

- Mớn nước thiết kế: d = 11700 mm

- Mớn nước chở hàng: d
max
= 14100 mm

- Trọng tải thiết kế: 81000DWT

- Trọng tải lớn nhất: 104000 DWT

- Dung tích khoang hàng: 120073 m
3


- Dung tích các két dằn: 35500 m
3


- Dung tích các két nhiên liệu: 3000 m
3



- Công suất máy chính: 13560 kW(~ 18441HP)
- 20 -

- Tốc độ tàu: 14 Hl

- Cấp tàu: Không hạn chế

- Đặc điểm kết cấu: Đáy đôi, mạn kép
b) Bố trí chung và kết cấu thân tàu:
Tàu dầu 104.000 DWT là loại tàu chở dầu thô, một boong chính liên tục,
đáy đôi, mạn kép, một vách dọc, 10 vách ngang, có 14 két chứa dầu (từ 1CPS đến
7CPS), hai két dự trữ dầu tràn (slop tank 8CPS), một máy chính, ba máy phát điện,
một chân vịt cố định phía đuôi tàu, cabin buồng máy đặt phía sau tàu, mũi tàu hình
quả lê, đuôi phẳng, bánh lái kiểu nửa treo.
Hình thức kết cấu toàn tàu theo hệ thống kết cấu hỗn hợp ngang và dọc.
Đáy đôi được chia thành các khoang bởi các đà ngang, sống chính và sống
phụ kín nước để chứa nước dằn, nhiên liệu, dầu nhờn và nước ngọt.
Khoảng sườn 600 mm: Từ sườn -7
÷
17; 143
÷
171.
Khoảng sườn 900 mm: Từ sườn 17
÷
51.
Khoảng sườn 1.985 mm: Từ sườn 51
÷
143.

Hình 1.9: Kết cấu sơ bộ két của tàu dầu 104.000DWT

c) Loại hàng chuyên chở:
Tàu chở dầu thô.
- 21 -
d) Máy chính:
Model: 6S 60MC-C Mk7.
Hãng sản xuất: Doosan Engnie Co. LTD (Korea)
Công suất: 13560kW (~18441HP).
Trọng lượng thô của máy: 358 (tấn).
Số vòng quay: 105(v/ph).
Là kiểu động M/E: có 01 tubin tăng áp, 01 sinh hàn khí tăng áp, 02 quạt gió
phụ, 01 bầu góp khí quét.
e) Trạm phát điện chính:
Số lượng máy phát: 3 máy.
Công suất định mức: 925KVA (~740KW).
Điện áp định mức xoay chiều (AC): 450V.
Tần số: 60HZ.
Số pha: 3 pha.
Hệ số công suất: 0,8
Định mức: Đầy tải liên tục.
Vận tốc quay: 900 (v/phút).
Loại động cơ: Tự kích từ, độ cách điện cấp “F”, vỏ bảo vệ loại ngăn nước
nhỏ giọt, hệ thống làm lạnh bằng khí.
f) Chủ tàu:
Công ty Vận tải Viễn Dương.
h) Nơi đóng:
Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất.
1.2.2.2. Yêu cầu thực tế
Hiện nay Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất đang áp dụng quy trình
đấu đà do công ty thiết kế, dưới sự giám sát của Đăng kiểm ABS, VR.
1.3. Giới hạn đề tài

Dựa vào mục tiêu chính của đề tài là “phân tích quy trình đấu đà và kiểm tra
đấu đà của một tổng đoạn tàu chở dầu 104.000DWT”. Qua thời gian thực tập tại
- 22 -
Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất, tổng đoạn được tôi chọn để thực hiện đề
tài là tổng đoạn 03 (Block 03). Đây là tổng đoạn chuẩn và là tổng đoạn đang được
thực hiện đấu đà tại công ty. Hơn nữa tổng đoạn này là tổng đoạn giao nhau giữa
phần thân ống và đuôi tàu nên rất khó cân chỉnh trong việc đấu lắp và kiểm tra.
Ngoài việc phân tích để tìm ưu, khuyết điểm trong quy trình đấu đà và kiểm tra đấu
đà, ở đây tôi còn đề xuất được một quy trình đấu đà khắc phục được những khuyết
điểm của quy trình cũ.
Nội dung của đề tài bao gồm:
Chương 1 Đặt vấn đề.
Chương 2 Tìm hiểu quy trình đấu đà và phương thức kiểm tra.
Chương 3 Phân tích quy trình đấu đà và kiểm tra đấu đà một tổng
đoạn của tàu chở dầu 104.000DWT.
Chương 4 Kết quả và kiến nghị.













- 23 -

Chương 2. TÌM HIỂU QUY TRÌNH ĐẤU ĐÀ
VÀ PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA

2.1. Giới thiệu quy trình đấu đà đang áp dụng cho tàu chở dầu 104.000DWT
2.1.1 Mục đích
Quy trình này được thiết lập để hướng dẫn chi tiết quá trình thi công đấu đà
của tàu dầu 104.000DWT cũng như công tác kiểm soát chất lượng nhằm đảm bảo
sản phẩm được hoàn thành theo đúng tiến độ và đạt chất lượng tốt.
Đặc biệt các section khi được chế tạo trên bệ phải được lấy dấu các đường
kiểm tra kích thước trước khi rời bệ, đường kiểm tra này không bị mất khi sơn
section.
2.1.2 Phạm vi áp dụng
Quy trình này được áp dụng cho toàn bộ quá trình đấu đà tàu dầu
104.000DWT.
2.1.3 Quy trình đấu đà tàu dầu 104.000DWT
2.1.3.1 Công tác chuẩn bị
a) Chuẩn bị ụ tàu
- Vệ sinh ụ tàu thật sạch, việc bố trí máy móc thiết bị trên mặt ụ đảm bảo
không ảnh hưởng đến việc kê các đế kê trên mặt ụ, việc di chuyển của cổng trục, lắp
ráp section và làm khuất các đường chuẩn kiểm tra trên mặt ụ.
- Trên mặt ụ xác định trước đường tâm mặt phẳng dọc tâm tàu, xác định cột
chuẩn cao độ, xác định 2 đường chuẩn kiểm tra chiều rộng của thân tàu.
- Đường dọc tâm của tàu dầu 104.000DWT sẽ trùng với đường dọc tâm của
đáy ụ. Trên đáy ụ ta phải lấy dấu theo kích thước của đường kiểm tra, đường kiểm
tra này trùng với đường kiểm tra trên section (ký hiệu đường kiểm tra trên section là
BM).
- Độ cân bằng theo phương ngang ta có thể xác định bằng ống thủy bình.
Dấu của các điểm kiểm tra được vạch trên cột chuẩn, cột được đặt dọc theo hai bên
và giữa ụ. Cột chuẩn được chôn sâu xuống ụ tại vị trí không gây ảnh hưởng đến
- 24 -

việc lắp ráp và hạ thủy tàu, cột được giữ cố định không đổi trong suốt quá trình đấu
đà.
b) Chuẩn bị đế kê
- Trong quá trình đấu đà, tàu được kê trên các đế kê theo đúng tuyến hình,
nếu không sẽ gây biến dạng làm hư hại thân tàu.
- Vị trí đế kê theo bản vẽ “sơ đồ bố trí đế kê”, đế kê được kê theo trình tự đấu
section.
+ Phần đuôi sẽ dùng đế kê 1,2m.
+ Phần mũi sẽ dùng đế kê 1,0m.
+ Phần giữa sẽ dùng đế kê 1,1m.
+ Phần hông sẽ dùng đế kê 1,2m.
- Đặt section lên đế kê: Dùng kích để điều chỉnh độ thăng bằng, độ thẳng góc
và điều chỉnh gỗ nêm cho phù hợp tại từng vị trí đế kê, dùng đinh đĩa để cố định các
nêm gỗ, đế kê với nhau.
c) Chuẩn bị các section
- Các section phục vụ cho việc lắp ráp được đưa đến bãi tập kết bằng xe tải
tự nâng.
- Trước khi đưa các section lên đấu đà phải tiến hành kiểm tra kích thước
bao, khoảng cách cơ cấu. Nếu có sự công vênh phải tiến hành nắn thẳng trước khi
đưa lên bệ đấu.
- Kiểm tra vị trí lắp đặt tai cẩu, kích thước tai cẩu, mối hàn tai cẩu, các
đường kiểm tra phục vụ cho việc kiểm tra lắp ráp section.
d) Chuẩn bị trang thiết bi
- Chuẩn bị hệ thống cung cấp khí, máy hàn, mỏ cắt, dây hàn, dây dẫn khí
được bố trí sao cho đảm bảo an toàn lao động và cháy nổ.
- Kiểm tra các dây cáp của cổng trục, cẩu, maní phục vụ cho việc cẩu section
lên bệ đấu đà.
- Chuẩn bị thang, giàn giáo, phục vụ khi làm việc trên cao.
- Chuẩn bị quạt thông gió, đèn chiếu sáng khi làm việc trong hầm kín.
- 25 -

- Chuẩn bị các dụng cụ phục vụ việc đấu đà: Máy trắc địa, ống thủy bình,
con dọi (10kg, 15 kg), búa 5kg, tăng đơ, kích thủy lực, palăng, mã răng lược …
- Chuẩn bị các loại thước (thước góc, thước dây, thước đo khe hở…).
e) Chuẩn bị nhân lực
Nhân lực phục vụ cho công tác đấu đà luôn đủ đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật
đặt ra và những công việc phát sinh. Các phân xưởng Vỏ 1, phân xưởng Vỏ 2, phân
xưởng Vỏ 3 phải có trách nhiệm bố trí công nhân phục vụ cho việc đấu đà (yêu cầu
công nhân phục vụ cho việc hàn đấu đà phải có chứng chỉ). Nếu có vấn đề gì không
rõ liên hệ phòng Kỹ Thuật- Sản Xuất để giải quyết, mọi sự tự ý làm không đúng yêu
cầu kỹ thuật công nghệ, an toàn lao động, cháy nổ đều bị xử lý theo quy định của
tập đoàn và quy định của nhà máy.
Mọi liên lạc trong lúc đấu đà đều được thông báo qua bộ đàm đối với cán bộ
kỹ thuật giám sát công trường.
2.1.3.2 Thứ tự đấu đà toàn tàu
- Tàu chở dầu 104.000DWT có 308 Section, được chia thành 14 tổng đoạn
(14 Block), số lượng các section trong các block như sau (Fr: ký hiệu tên sườn):
+ Block 01: Từ Fr-7
-293
đến Fr40
+382
, có 28 section: 11-0111 (Fr: 18-31); 11-
0121 (Fr: 31-45); 12-0111 (Fr 18); 13-0111L (Fr 18-31); 13-0112P (Fr 18-31); 13-
0121L (Fr 31-46); 13-0122P (Fr 31-46); 13-0131L (Fr 18-31); 13-0132P (Fr:18-31);
13-0141L (Fr:31-46); 13-0142P (Fr:31-46); 13-0151L (Fr18-31); 13-0152P (Fr:18-
31); 13-0161L (Fr:31-46); 13-0162P (Fr:31-46); 13-0171L (Fr:18-53); 13-0172P
(Fr:18-53); 14-0111 (Fr:18-31); 14-0121 (Fr:5-18); 14-0131 (Fr:aft-18); 14-0141
(Fr:32-46); 14-0142 (Fr:18-32); 15-0111 (Fr:aft-18); 15-0121L (Fr:aft-18); 15-
0122P (Fr:aft-18);15-0131(Fr:2-6); 15-0141L (Fr:aft-18); 15-0142P (Fr:aft-18); 15-
0151 (Fr: aft-18).
+ Block 02: Từ Fr40

+382
đến Fr54
-584
, có 10 section: 11-0211L (Fr:45-53);
11-0212P (Fr:45-53); 12-0211 (Fr:46-53); 12-0221 (Fr:46-53); 13-0211 (Fr:46-53);
13-0212P (Fr:46-53); 13-0221L (Fr:46-53); 13-0222P (Fr:46-53); 13-0231L (Fr:46-
53); 13-0232P (Fr: 46-53).

×