Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Điều trị bệnh phong thấp bằng Y Học Á Châu ( Trần Đại Sỹ ) - Phần 7 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.07 KB, 25 trang )

TheGioiEbook.com 82
PHẦN THỨ BẨY
Y ÁN THỰC NGHIỆM
MỤC LỤC
Y ÁN THỨ NHẤT
Phong thấp lạnh di truyền
Y ÁN THỨ NHÌ
Phong thấp nhiệt
Y ÁN THỨ BA
Phong thấp chạy
Y ÁN THỨ TƯ
Phong thấp tê
Y ÁN THỨ NĂM
Vua Lý Thánh Tông bị di chúng Phong thấp, bất lực sinh lý.
Y ÁN THỨ SÁU
Thần phi Ỷ Lan phong thấp chạy
Y ÁN THỨ BẨY
Phong thấp cấp tính
thuocdongduoc.vn
TheGioiEbook.com 83
Y ÁN THỰC NGHIỆM
Dưới đây chúng tôi trình bày một số y án thực nghiệm. Những y án này trị tại
châu Âu từ 1975-1979.
Y ÁN THỨ NHẤT
Bệnh nhân Roger X, 66 tuổi, công chức về hưu, có vợ, 5 con đều trưởng
thành.
1. BỆNH CHỦ TÁC
Bàn tay trái, cần cổ, bị sưng nhức đau.
2. BỆNH SỬ
Bệnh nhân khai trong gia đình có di truyền chứng phong thấp.
– Cha chết về viêm khớp đa khu (Poly-arthrites) năm 62 tuổi.


– Trong 6 anh em ruột đều bị mắc bệnh phong thấp cả 6.
– Bệnh nhân bắt đầu sưng cườm tay phải vào năm 29 tuổi. Khi mới đau sưng
nhức, lên cơn sốt, uống aspirine, bệnh biến mất sau 7 ngày. Bốn tháng sau bị
lại, rồi lại khỏi với aspirine. Lần thứ ba xảy ra sau 4 tháng, ở cườm tay trái.
Được trị bằng trụ sinh, 7 ngày bệnh biến mất.
– Một năm sau được Bác sĩ cho uống Célestène 2mg, ngày 2 viên. Sau hai
tháng giảm còn mỗi ngày 1 viên. Bệnh nhân ăn rất nhiều tăng lên từ 49 kg
thàng 60 kg. Từ đấy cứ mỗi ngày uống 2mg. Đã cố bỏ thuốc nhưng không
được. Tình trạng kéo dài 5 năm liền. Trọng lượng hiện tại 76kg.
3. ĐÔNG CHẨN
3.1. VỌNG
– Sắc mặt nhợt nhạt, chân tay nặng nề.
– Khu sau cổ từ C4 – D4 sưng đỏ.
– Cườm và bàn tay trái sưng, lạnh.
– Lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng trơn dầy.
3.2. VĂN
– Tiếng nói đục, không có hơi, hơi thở yếu.
– Có tiếng khò khè trong cổ họng.
3.3. VẤN
– Hiện đang uống cortisone (Célestène 2mg ba viên ngày). Nhưng vẫn bị
sưng nhức không chịu được.
– Bao tử (dạ dày) bị loét (Ulcère ). Đi cầu ra máu. Đang trị bằng Tây dược
(Azantac 300) ngày 1 viên.
3.4. THIẾT
Mạch trầm khẩn.
thuocdongduoc.vn
TheGioiEbook.com 84
4. TÂY CHẨN
Quang tuyến X :
Các đầu khớp xương cùi chỏ, đầu gối, gót chân đều có bóng mờ, nhưng

xương không dính liền với nhau, chưa thấy biến hình dạng.
– Tim và phổi bình thường.
– VS giờ đầu 110, giờ thứ nhì 28
– Hồng huyết cầu 3.500.000.
– Bạch cầu 12.800.
5. KẾT LUẬN,
Phong thấp lạnh bệnh di truyền do cha mẹ. Khí huyết hư, nên bệnh nhân
bệnh sớm.
6. NGUYÊN TẮC THI TRỊ
Ôn kinh thông lạc, tán hàn trừ thấp.

Đây là loại bệnh do tiên thiên khí yếu đuối, sau đó hậu thiên gặp khí hậu ẩm
thấp sinh ra. Trị tổng hợp dược và châm cứu.
7. ĐIỀU TRỊ,
Hồn hợp dược, châm cứu,
Bỏ Célestène ngay. Vần dùng Azantac.
7.1. DƯỢC TRỊ
Ngày thứ nhất đến thú 3
Cho uống
Tán hàn thang
mỗi ngày một thang :
Quế chi 10 g, Ô đầu 10 g, Xuyên ô 10 g, Sinh khương 6 g, Ma hoàng, Độc
hoạt đều 6 g, Đương qui, Sinh địa, Trần bì, Nhân sâm, Đỗ trọng đều 7
g, Cam thảo 6 g.
7.2. CHÂM CỨU TRỊ
7.2.1. Huyệt áp thống cho tay (chỉ châm bên trái):
Hiệp cốc (GI4) hướng Lao cung (MC8), Thủ bát phong (Kỳ), Dương khê (GI5),
Dương trì (TR4), Dương cốc (IG5), Thần môn (C7), Đại lăng (MC7)
Huyệt áp thống cho cổ:
Hoa Đà giáp tích tương ứng (C4-D4).Phong phủ (VG16), Đại trùy (VG14)

7.2.2. Huyệt chuyển kinh (chỉ châm bên trái)
Hoa Đà giáp tích C3 và D5.
Ngoại quan (TR45), Nội quan (MC6),
7.2.3. Huyệt thông kinh
Lạc chẩm (Kỳ), Hậu khê (IG3), Huyền chung (VB39), Nhân trung (VG26)
7.3. DIỄN TIẾN
thuocdongduoc.vn
TheGioiEbook.com 85
Ngày thứ 4 bệnh nhân trở lại cho biết :
– Trọng lượng từ 72 kg sụt xuống còn 69 kg.
– Cổ bàn tay vẫn còn đau, nhưng chỗ sưng đã xẹp bớt
– Ngủ tốt, ăn nhiều, tiếng khò khè ở cổ giảm.

Châm cứu như lần thứ nhất.
Vần uống thuốc 4 ngày liền.
Ngày thứ 8, bệnh nhân trở lại khai :
– Trọng lượng giảm còn 66 kg
– Không còn đau nhức, chân tay cử động tốt. Ăn ngủ tốt.

Điều trị như lần thứ nhất.
Ngày thứ 12, bệnh nhân trở lại khai :
– Trọng lượng giảm còn 65 kg
– Các chỗ khớp xương sưhg hết. Tuy nhiên cần cổ vẫn còn hơi đau.

Điều trị : bỏ các huyệt ở tay, chỉ còn giữ các huyệt ở cần cổ .
Về dược, bỏ bớt Ô dầu, Sinh khương, Ma hoàng, thêm Kỷ tử 10 g.
Ngày thứ 16
, bệnh nhân không còn sưng nhức nữa, người hồng hào khỏe
mạnh. Trọng lượng còn 63 kg.


Cho thử nghiệm máu, quang tuyến X : Kết quả Bạch cầu, Hồng cầu, VS bình
thường. Quang tuyến X, các khớp xương không còn bóng mờ nữa.

Cho uống
Phục dương đại bổ tửu
tức
Nhất dạ lục giao sinh thất tử
. Dạy cho
Thập thức bảo kiện pháp
để tập thể dục, gia tăng sức chống bệnh. Kiểm soát
lại sau 3 – 6 – 9 tháng, sức khỏe tốt. Bệnh nhân xin tiếp tục uống Phục
dương đại bổ tửu mỗi ngày một ly nhỏ khoảng 20 cc. Được chấp thuận.
(Y án ARMA)
thuocdongduoc.vn
TheGioiEbook.com 86
Y ÁN THỨ NHÌ
Bệnh nhân Rosalie Z 46 tuổi, có chồng, 3 con, đều trưởng thành.
1. BỆNH CHỦ TÁC
Sốt, khắp chân tay sưng nhức, đi đứng khó khăn.
2. BỆNH SỬ
Bệnh bắt đầu 2 năm trước : lên cơn sốt nhẹ, khắp các vết thương trên
người sưng nhức. Khớp xương đầu gối không gập lại được. Sờ tay vào chỗ
sưng hoặc gần lửa chỗ sưng đau như cắt Bác sĩ gia đình cho uống thuốc
chống viêm, aspirine. Sau 7 ngày khỏi. Ba tháng sau, bệnh tái phát. Vẫn trị
như cũ. Suốt 18 tháng, bệnh cứ trị lại tái phát. Bác sĩ gia đình cho uống
cortinsonne (Solupred 5 mg ngày 2 viên). Nay bệnh tái phát, uống cortisonne
bị đau bao tử (dạ dầy). Xin trị bằng Đông dược.
3. ĐÔNG CHẨN
3.1. VỌNG
– Trong hầu đỏ, hai trái amygdal sưng lớn.

– Cả hai đầu gối sưng đỏ, không gập lại được.
– Mặt đỏ,
– Miệng khô khát, rêu lưỡi vàng mỏng,
– Người mề mệt,
– Đi đứng khó khăn.
3.2. VĂN
– Hơi thở có mùi tanh,
– Mồ hôi xuất ri rỉ.
3.3. VẤN
– Nước tiểu vàng,
– Khát, uống nhiều.
3.4. THIẾT
Mạch xác-hoạt.
4. TÂY CHẨN
– Mạch tim 105/phút,
– Nhiệt độ 38,4 C. Hai đầu gối, cần cổ, khớp xương tay đều sưng đỏ.
– Hồng huyết hồng cầu 3.500.000 đơn vị,
– Bạch cầu 11.200. VS giờ đầu 46, giờ thứ nhì 84.
– Quang tuyến X : Không có gì lạ.
5. KẾT LUẬN
thuocdongduoc.vn
TheGioiEbook.com 87
Phong thấp nhiệt.
6. NHUYÊN TẮC THI TRỊ
Thanh nhiệt, sơ phong, hoá thấp.
7. ĐIỀU TRỊ
Dùng dược trị
Thạch cao Tri mẫu Thương thuật cao gia giảm.

Thạch cao 35 g, Tri mẫu 10 g tiền, Thương thuật 15 g, Tang chi 35 g, Phòng

kỷ 12 g, Hoàng bách 12 g, Quế chi 9 g, Ý dĩ nhân 35 g

Sau khi uống liền 10 thang, tất cả mọi triệu chứng trở lại bình thường.

(Y án ARMA)
thuocdongduoc.vn
TheGioiEbook.com 88
Y ÁN THỨ BA
Bệnh nhân Juliette P, 60 tuổi, góa chồng, một con trưởng thành. Thương gia.
1. BỆNH CHỦ TÁC
Đau sưng nhức khắp người : đầu gối , cần cổ, cùi chỏ, bàn tay.
2. BỆNH SỬ
Trong gia đình có chứng phong thấp di truyền do cha để lại. Trong 4 anh chị
em ruột, 2 người chết vì Phong thấp tim 1 người còn sống hiện cũng bị phong
thấp nặng. Bệnh phát tác vào năm 45 tuổi, khi theo chồng từ VN hồi hương
về Pháp. Đã chữa bằng Aspirine, Cortisone, Vitamine B1, nhưng không khỏi.
Trọng lượng 71 kg, cao 1,60 m. Hiện đau khắp người.
3. ĐÔNG CHẨN
3.1. VỌNG
– Sắc mặt trắng nhợt,
– Người đầy nước.
– Đầu gối, vai, cùi chỏ bị sưng đỏ, cổ bị sưng từ C6 – D3. Ấn tay vào thì
thành trắng, buông tay thành đỏ.
– Chân tay không lạnh lắm
– Rêu lưỡi lợt trắng ướt.
– Nhiệt độ 38,3 C, rất sợ lạnh.
3.2. VĂN
– Tiếng nói đục,
– Âm thanh không có gì đặc biệt.
– Cổ có tiếng khò khè.

3.3. VẤN
– Cơn đau khi phát khi không,
– Có khi phát sưng ở đầu gối phải, khi phát sưng ở đầu gối trái, khi ở lưng khi
ở vai không nhất định.
– Thường trực uống 1,5 mg Betametasone.
– Loét bao tử (dạ dầy)
3.4. THIẾT
– Mạch phù mà khẩn.
4. TÂY CHẨN
Quang tuyến X : Đầu gối cùi chỏ, cần cổ có bóng mờ, xương không có gì đặc
biệt.
Hồng huyết cầu 3.550.000 đơn vị (hématies), bạch huyết cầu 12.700 đơn vị
(leucocytes),
thuocdongduoc.vn
TheGioiEbook.com 89
5. KẾT LUẬN
Đây là chứng phong-thấp-chạy, nhân tố tính trong gia đình đã có bệnh di
truyền, khi từ VN sang Pháp gặp vùng khí hậu hàn, thấp khiến khí huyết hư,
sinh ra phong-thấp-chạy, chủ chứng là huyết hư.
6. NGUYÊN TẮC THI TRỊ
Sơ phong làm chính,
Thông lạc, lợi thấp, xả cân làm phụ
,
7. ĐIỀU TRỊ
Dùng châm cứu trị,
7.1. HUYỆT KHU PHONG GIẢI BIỂU
Tam phong (Phong phủ VG16, Phong trì VB20, Phong môn V12), Đại chùy
(VG14), Hiệp cốc (GI4),
7.2. HUYỆT THÔNG LẠC XẢ CÂN
7.2.1. Áp thống chuyển kinh cổ:

Hoa đà giáp tích huyệt (C6-D3)
7.2.2. Áp thống chuyển kinh gối trái:
Độc tỷ (E35), Tất nhãn (Kỳ huyệt), Dương lăng tuyền (VB34), Âm lăng tuyền
(RP9), Khúc tuyền (F8), Tất dương quan (VB33), Huyết hải (RP10), Lương
khâu (E34).
7.3. HUYỆT THÔNG KINH
7.3.1. Thông kinh cổ:
Nhân trung (VG26), Hậu khê (IG3).
7.3.2. Thông kinh gối trái:
Tam âm giao (RP6), Huyền chung (VB39).
7.4. HUYỆT LỢI THẤP
Túc tam lý (E36), Trung uyển (VC12), Thái khê (R3).
7.5. DIỄN TIẾN
7.5.1. Trị 1, ngày thứ nhất nhì, ba.
Khu phong, giải biểu.

Bệnh nhân trở lại cho biết chỉ còn đau gối trái, cần cổ.
7.5.2. Trị 2, ngày thứ tư, năm sáu bẩy
Như vậy phong tà đã giải.
Châm huyệt Áp thống, Thông kinh, Chuyển kinh và Lợi thấp.
Bệnh nhân cho biết đi tiểu nhiều, không còn nóng sốt, sưng nhức nữa. Đo
nhiệt độ thấy còn 37 độ C, tim đập còn 85/phút, trọng lượng còn 69 kg. Các
chỗ sưng nhức không còn nữa.
thuocdongduoc.vn
TheGioiEbook.com 90
7.5.3. Trị 3, ngày thứ tám, chín, mười
Chữa như lần thứ tư, thêm Cách du (V17), Huyết hải (RP10), Tam âm giao
(RP6), Thái xung (F3). Bệnh nhân cho rằng khỏi, xin nghỉ.
Hai tháng sau bệnh nhân tới xin điều trị, vì bệnh tái phát nhẹ chỉ ở cổ và gối
trái. Giảng cho biết

:
Chứng phong thấp kinh niên, nhất là do di truyền từ đời
trước lại, không phải trị một ngày hai ngày mà khỏi. Phải trị cho tuyệt nọc.
Không cảm thấy đau, không có nghĩa là khỏi bệnh. Bởi cần phải bổ dưỡng.
7.5.4. Trị 4 : ba ngày liền.
Dùng cả trị 1 lẫn 2, trong ba ngày. Hết bệnh.
Thử lại máu, thấy hồng huyết cấu vẫn chỉ có 4.300.000, vi vậy cho uống
Thập
toàn đại bổ
, hai ngày một thang, uống liền 4 thang.
Bệnh nhân còn 59 kg, thử lại máu, hồng huyết cầu tăng lên 4.850.000. Tất cả
các hiện tượng khác đều tốt, cho bệnh nhân nghỉ.
Kiểm soát lại sau 1 – 3 – 6 – 9 – 12 tháng, không thấy có triệu chứng gì khác.
Cho nghỉ luôn.

(Y án của ARMA)

thuocdongduoc.vn
TheGioiEbook.com 91
Y ÁN THỨ TƯ
Bệnh nhân Jean Paul C, 67 tuổi, công chức hồi hưu, vợ chết, 3 con đều
trưởng thành.
1. BỆNH CHỦ TÁC
Sưng nhức cuối xương sống L2-S3.
2. BỆNH SỬ
Trong gia đình đời trước bị chứng phong thấp, mẹ chết vì chứng này. Anh
chị em ruột có 3 người đều bị phong thấp cả. Bệnh nhân bắt đầu sưng cần cổ
phía sau từ C5 – D3 từ năm 41 tuổi, nhân sau một lần đi trượt tuyết. Từ đấy
khi bị khi không. Đã nằm bệnh viện 4 lần, nhưng xuất viện ít lâu, bệnh tái
phát. Hiện vẫn uống Cortisone với phân lượng 3 mg một ngày.

3. ĐÔNG CHẨN
3.1. VỌNG
– Sắc mặt nhợt nhạt,
– Chân tay phù, ấn vào thấy nước.
– Sau cần cổ, đầu gối, cùi chỏ, bả vai, cuối xương sống từ L4 – S5 sưng,
– Hai gót chân phù lên.
– Người đi đứng hoạt động khó khăn. Các cơn đau chỉ ngấm ngầm, không
dữ dội.
– Chất lưỡi lợt, bợn lưỡi trắng dầy.
3.2. VĂN
– Tiếng nói ồ ề, trong cổ có tiếng kêu khò khè.
– Tim đập 90/phút. Phổi tim không có gì đặc biệt.
3.3. VẤN
– Trọng lượng 75 kg, cao 1,66 m.
– Trong lồng ngực đầy ứ, ăn vào bị đầy như có vật gì nghẽn ở cổ.
– Không ho, sáng dậy khạc ra đờm.
4. TÂY CHẨN
– Quang tuyến X , các khớp xương không có gì đặc biệt, tuy nhiên tất cả đều
có bóng mờ.
– VS giờ đầu 83, giờ thứ nhì110,
– Hồng huyết cầu 350.000 đơn vị.
– Bạch huyết cầu 12.500 đơn vị.
5. KẾT LUẬN
Phong-thấp-tê, bệnh di truyền kinh niên do khí huyết đều hư.
thuocdongduoc.vn
TheGioiEbook.com 92
6. NGUYÊN TắC THI TRỊ
Trừ thấp, xả cân,
Sơ phong,Tán hàn thông lạc,


7. CHÂM CỨU TRỊ
Dùng châm cứu trị, cứ 3 ngày một lần.
7.1. Huyệt sơ phong
Tam phong huyệt (Phong trì VB20, Phong phủ VC16, Phong môn V12).
7.2. HUYỆT TRỪ THẤP
Trung uyển (VC12), Túc tam lý (E36), Công tôn (RP4), Giải khê (E41), Trung
cực (VC2), Thủy đạo (E28), Thái khê (R3) Phục lưu (R4).
7.3. HUYỆT TÁN HÀN, THÔNG LẠC
7.3.1. Huyệt áp thống, chuyển kinh:
– Hoa Đà L2-S3,
– Huyệt chuyển kinh Hoa Đà L1 và S4.
7.3. 2. Huyệt thông kinh :
– Nhân trung (VG26),
– Trường cường (VG1)
– Ủy trung (V54)
7.3.3. Huyệt chuyên khoa
Thận du (V23), Yêu nhãn (Kỳ)
7.4. SƠ PHONG
Tam phong huyệt (Phong trì VB20, Phong phủ VG16, Phong môn V12)
7.5. DIỄN TIẾN
7.5.1. Trị 1 lần điều trị thứ 1-3 : Huyệt sơ phong, huyệt Aùp thống, Chuyển
kinh.
Bệnh nhân đã thấy người nhẹ nhỏm. Tuy nhiên cơn đau vẫn còn.
7.5.2. Trị 2 lần thứ 4-10,
Bỏ huyệt sơ phong.
Dùng huyệt Áp thống, Chuyển kinh, Thông kinh, Trừ thấp.
Sau 10 lần, bệnh nhân hết đau, giảm 7kg. Cho nghỉ. Kiểm lại mỗi tháng 1 lần,
trong 3 thang.
(Y án ARMA)
thuocdongduoc.vn

TheGioiEbook.com 93
Y ÁN THỨ NĂM
Y án vua Lý Thánh Tông
(Bị di chứng phong thấp, bất lực sinh lý)
Xa giá Chương-thánh Gia-khánh hoàng-đế đến chùa Pháp-vân vào ngày rằm.
Hộ giá nhà vua có quan Vạn-thảo quốc-công Dương Bình. Hồi nhà vua còn là
thái-tử thì Dương Bình được cử làm Thái-phó dạy học. Nên khi nhà vua lên
ngôi, thì Dương Bình trở thành thái sư tước phong tới Quốc-công. Nay Dương
quốc công tuổi cao, xin về hưu để hành y đạo cứu người. Tuy nhiên, trong
dịp nhà vua hành hương chùa Pháp-vân, Quốc-công cũng hộ giá, hầu chăm
sóc bệnh cho ngài. Ngoài ra còn có Thượng-Dương hoàng hậu, ba công chúa
Thiên-Thành, Động-Thiên, Thiên-Ninh với hai Phò-mã. Thái-bảo Lý Thường-
Kiệt chỉ huy toàn bộ thị-vệ, cung nga, thái giám theo hầu.
Kể từ hôm rằm, mỗi ngày chư tăng làm một tuần chay. Hằng ngày, vào buổi
trưa, trước giờ Ngọ, là nhà vua lại sai đem cơm nắm, xôi, oản, khoai, ngô
cùng những thực vật cúng Phật, cúng cô hồn để chính tay ngài phát chẩn cho
dân nghèo. Ăn mày, kẻ khó khắp nơi, nghe tiếng, ùn ùn kéo về chùa.
Hồi đầu thì chỉ có người nghèo tới xin bố thí. Nhưng sau, người ta tò mò
muốn biết long nhan của nhà vua ra sao, nên cũng xếp hàng khất thực. Lại
có người mang xôi, mang hoa quả tới dâng nhà vua, để nhà vua phát chẩn.
Nhà vua trang phục như một cư sĩ, đích thân trao tận tay phẩm vật cho đám
người bần khổ. Quan thái-bảo Lý Thường-Kiệt, quan tổng lĩnh đạo Ngự-long
là hữu-thiên ngưu vệ thượng tướng quân Dư Phi, quan tổng lĩnh đạo Đằng-
hải là Tả-thiên ngưu vệ đại tướng quân Ngô Thường-Hiến (em ruột Thường-
Kiệt) luân phiên theo hộ giá.
Vì chùa có lệ không thể cho nữ tín chủ ở lại, nên Thượng-Dương hoàng hậu,
cùng các phi tần theo hầu phải đóng hành doanh ở dinh Trung-nghĩa đại
tướng quân, Siêu-loại hầu. Trịnh Quang-Thạch cho các thanh nữ trong trang
ấp của y thay nhau chầu hầu nhà vua cùng hoàng-hậu, hy vọng xem trong đó
có người nào là Hằng-Nga giáng thế không.

Đến ngày thứ ba mươi, nhà vua cùng Thượng-Dương hoàng-hậu đang phát
thực phẩm cho kẻ khó, thì có người ăn mày liệt hai tay đến trước nhà vua:
– Này ông ơi, ông có phải là vua không?
Nhà vua đáp:
– Đúng, ta là vua.
– Thế vua là gì? Có nhớn hơn Lý-trưởng không?
Dư Phi đáp thay vua:
– Lớn hơn nhiều lắm lắm.
– Bằng ông tiên chỉ không?
– Hơn nữa.
– À, như vậy là bằng ông chánh tổng hẳn?
thuocdongduoc.vn
TheGioiEbook.com 94
Dư Phi chỉ lên trời:
– Nhỏ hơn trời một chút.
– Như vậy là ông trời con.
Thượng-Dương hoàng-hậu cau mày đáp:
– Vua là con trời, do trời sai xuống hạ giới cai trị trăm họ. Vua là chúa tể tất
cả mọi người trong nước, có quyền cho ai sống thì được sống, có quyền bắt
ai chết thì phải chết.
– Tưởng gì, chứ vậy thì vua không khác chi tên đồ tể giữa bầy lợn, bầy gà.
Người đồ tể muốn cho con lợn, con gà nào sống thì được sống, muốn bắt con
nào chết thì phải chết. Ối! Tôi không tin, vì người ta đồn ông Vua này tốt lắm.
Thượng-Dương hoàng-hậu quát :
– Mi biết cái gì mà nói? Mi có câm cái mõm đi không?
Người ăn mày cũng không vừa:
– Vậy mà người ta bảo vua là người có phúc trạch nhất thiên hạ. Phúc thì có
hai phần, một phần do tiên tổ để lại, một phần do mình tích lũy thêm. Hôm
nay vua đi cầu siêu, cầu có con, tìm Hằng-Nga, mà lại đem cái người thất
đức, vừa mở miệng ra là gấu ó như quỷ A-tu-la, thì làm sao mà đắc phúc nhỉ?

Hoàng-hậu chỉ mặt người ăn mày:
– Thị vệ đâu, đem tên này ra chém tức thì về tội đại bất kính.
Viên thái giám già, lĩnh chức Chi-hậu nội nhân Nguyễn Bông là người hầu cận
Hoàng-hậu từ khi tiến cung. Y đứng cạnh đó, nghe Hoàng-hậu ban chỉ, y định
gọi thị-vệ bắt người ăn mày.
Nhà Vua phất tay ra hiệu ngừng lại:
– Để cho người ta nói.
Người ăn mày vẫn tỏ vẻ không sợ:
– Này ông Vua, cái bà nói năng như A-tu-la kia là ai vậy? Tôi trông tướng,
dường như bà có điều gì uất ức đến vài chục năm nay mà chưa giải được, vì
vậy trong lòng bà oán hận không ít. Thân bà tuy đứng cạnh ông Vua, mà
lòng e lại không chí tình với ông. Ôi! Hoàng-hậu là mẫu nghi thiên hạ, là cội
phúc của giòng giống nhà vua sau này mà như thế ư?
Nhà vua trao cho y một phẩm oản, với quả chuối. Người ăn mày nói:
– Tay tôi bị tê. Ông vua đút cho tôi ăn được không?
Nhà vua chỉ tảng đá gần đó:
– Người ngồi xuống đây, trẫm đút cho mà ăn.
Nhà vua đưa oản đút cho người ăn mày. Y cắn oản ăn ngon lành vô cùng.
Trong khi đó Thượng-Dương hoàng hậu bực mình nhìn đi nơi khác. Sau khi
cho người hành khất ăn hết phẩm oản, với quả chuối, nhà vua còn bưng bát
nước vối đưa lên miệng cho y uống. Uống xong người ăn mày cung tay:
thuocdongduoc.vn
TheGioiEbook.com 95
– Vật bố thí không bằng cung cách bố thí. Từ tiền cổ đến giờ, dù vua Hùng,
vua An-Dương của Đại-Việt; dù Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang của Trung-quốc
cũng không có vị nào lại nhân từ thương dân như bệ hạ. Đức trạch này, nhất
định bệ hạ sẽ gặp lại Hằng-Nga, và sau đó Hằng-Nga sẽ sinh cho bệ hạ hai
hoàng nam. Trong hai hoàng nam ấy, thì một là Thanh-Y đồng tử, một là
Tiên-Đồng con vua Xích-Đế. Sau này hai vị đó sẽ làm lên những sự nghiệp
kinh thiên động địa, hiển hách cho Đại-Việt.

Ngay từ lúc thấy người ăn mày, nhà vua đã biết đây là dị nhân, nhưng ngài
vẫn vui vẻ, xem dị nhân định làm gì. Trong khi đút oản, chuối cho dị nhân,
ngài thấy rõ ràng một tay y nắm lấy huyệt Thái-khê trái, một tay án vào
huyệt Thận-du phải của mình. Một luồng nội lực cực kỳ hùng hậu, chính đại
quang minh tuôn vào người ngài như thác đổ, như băng tan. Ngài nghĩ thầm:
– Người này là ai mà nội lực Tiêu-sơn lại mạnh đến như thế? Ta tưởng trên
đời này chỉ chị Bảo-Hòa, Bình-Dương cùng anh Thiệu-Thái mới luyện đến
trình độ tối cao mà thôi. Y còn trẻ, mà sao thiền-công Tiêu-Sơn coi bộ muốn
ngang với quốc-sư Huệ-Sinh?
Nhà vua hỏi:
– Xin dị nhân cho biết cao danh quý tính?
– Danh ư? Tính ư? Tôi chẳng có. Hoặc giả bệ hạ muốn gọi, xin cứ coi tôi như
con chó, con mèo, hay con trâu, con bò cũng được.
Nói rồi người ăn mày xá nhà vua, thủng thẳng bỏ đi. Hoàng-hậu đưa mắt cho
Chi-hậu Nguyễn Bông. Y theo sát sau lưng người ăn mày. Tất cả những hành
động của người hành khất không qua được mắt được Vạn-thảo quốc-công
Dương Bình với thái-bảo Lý Thường-Kiệt. Dương Bình hỏi nhà vua:
– Tâu bệ hạ, vì vị tiểu sư phụ đó đã dồn thiền-công Tiêu-Sơn vào người bệ hạ
quá nhiều, xin bệ hạ vận khí theo vòng Tiểu chu-thiên, để hòa hợp với nội
công Tản-viên.
Nhà Vua kinh ngạc:
– Dị nhân đó là một vị tăng ư?
– Tâu bệ hạ đúng vậy. Vì thần thấy người đội cái mũ vải che kín hết đầu, lại
hơi có mùi hương, thì biết là một vị tăng. Có điều vị tăng này còn quá trẻ, mà
sao Thiền-công đã cao đến trình độ như vậy? Trên đời, thần chỉ thấy bồ tát
Minh-Không, với phò mã Thân Thiệu-Thái là luyện tới mức này mà thôi. Thần
e Quốc-sư Huệ-Sinh cũng không bằng.
Nhà vua hỏi:
– Có ai biết gốc tích tiểu hoà-thượng ấy ra sao?
Dư Phi tâu:

– Tâu bệ hạ, tiểu-hòa thượng đó không ai biết tu ở chùa nào, thuộc giòng
nào. Ông thường mặc quần áo rách rưới đi khất thực. Khất thực được gì, ông
đem chia cho đám ăn mày cùng khổ. Tối tối ông ra chợ, ngủ với chúng, giảng
đạo lý cho chúng. Dân Thăng-long gọi ông là Khất hoà-thượng. Tuổi ông
dường như còn nhỏ, chưa quá hai mươi lăm. Không rõ ông học thuốc với ai,
thuocdongduoc.vn
TheGioiEbook.com 96
từ bao giờ, mà y thuật rất cao minh. Một lần gặp Quốc-sư Huệ-Sinh, ông gọi
quốc-sư là sư đệ. Sau đó không biết Quốc-sư bàn gì với ông đến nửa ngày,
rồi Quốc-sư bái ông, gọi ông là Bồ-tát Minh-Không tái đầu thai trở lại Đại-Việt.
Thường-Kiệt là quản Khu mật-viện, ông tâu:
– Tâu hoàng-thượng, ngài họ Nguyễn, tên là Lộ, quê ở vùng Hải-thanh
(Nay
thuộc Thái-bình).
Ngài đích thực là Bồ-tát giáng sinh. Tuy tuổi còn trẻ, mà
ngài không hề phân biệt nam nữ. Vì vậy có kẻ ghét ngài, bảo ngài có tính dê
xồm. Ngài vui vẻ tự nhận là Lão Dương, thành ra người ta tưởng ngài họ
Dương. Vì không biết rõ tên ngài là gì, chúng nhân gọi ngài là Dương Không-
Lộ, hay Không-Lộ. Khi gặp Quốc-sư Huệ-Sinh, ngài gọi Quốc-sư là sư đệ. Ngài
xưng là hậu thân của Bồ-tát Minh-Không. Quốc-sư và phái Tiêu-sơn đã cật
vấn ngài về hành trạng của Bồ-tát Minh-Không, ngài đáp đúng hết. Cho nên
người ta gọi ngài là Minh-Không.
– Như vậy thì đây là một vị Bồ-tát giáng thế rồi.
Nhà vua than: Từ khi đạo đức Thế-tôn vào Đại-Việt, đã có không biết bao
nhiêu Bồ-tát đắc đạo. Phải rồi, việc này trẫm đã được Lễ bộ tâu đầy đủ. Khi
ngài Minh-Không sắp viên tịch, hoàng-khảo là đệ tử của người cũng hiện
diện. Ngài có phán: sẽ đầu thai trở lại để giúp tộc Việt giữ nước, cùng độ cho
người có duyên. Sau đó người để lại bốn bài kệ, niêm phong thực kín, trao
cho Quốc-sư Huệ-Sinh, dặn rằng khi có vị tăng nào xưng là ngài, thì cứ bắt
phải đọc bốn bài kệ kia. Nếu đọc đúng, thì chính là ngài. Cho nên hôm Quốc-

sư gặp nhà sư trẻ xưng là Minh-Không, người yêu cầu viết bốn bài kệ ra. Quả
nhiên nhà sư trẻ viết không sai một chút. Phái Tiêu-sơn còn cật vấn nhà sư
đến hơn trăm điều về hành trạng của ngài Minh-Không, nhà sư đều đáp trúng
hết. Nên chi phái này nhận nhà sư chính là ngài Minh-Không tái sinh (7).
Ghi chú,
(7) Luật Luân-hồi nhà Phật đã được chép rất nhiều trong Thiền-sử Việt. Ngày
nay, Phật-giáo Tây-tạng vẫn còn giữ nguyên. Đức Đạt-lai Lạt-ma là đức
Quan-âm luân hồi tái sinh. Ngài cùng các vị Lạt-ma Tây-tạng, trước khi viên
tịch thường để lại những mật thư, mật kệ trao cho để tử giữ kín, đợi đến khi
các vị tái đầu thai, sẽ tìm gặp. Đệ tử bắt người ấy phải nói hết những bí mật
trong mật thư, mật kệ kia, rồi còn phải trả lời hằng trăm câu hỏi về tiền kiếp.
Sau khi người ấy đáp đúng, thì tiền kiếp mới được xác nhận.

Dương Bình vẫy tay cho mọi người im lặng để nhà vua vận công. Nhà vua vội
ngồi ngay ngắn lại rồi vận khí. Ngài chỉ vận có ba vòng Tiểu chu-thiên là chân
khí Tản-viên với Tiêu-sơn hòa lẫn với nhau ngay. Dương Bình chạy lại bắt
mạch nhà vua. Ông nhíu mày suy nghĩ, rồi nói một mình:
– Sao lại có thể thế được nhỉ?
Thượng-Dương hoàng-hậu hỏi Dương Bình:
– Tên trọc đó đã làm hại Hoàng-thượng chăng?
– Tâu Hoàng-hậu trái lại, vị tiểu-sư-phụ đó đã mở tâm Bồ-đề dồn chân khí để
trị bệnh cho Hoàng-thượng.
Hoàng-hậu cau mày:
thuocdongduoc.vn
TheGioiEbook.com 97
– Bệnh Hoàng-thượng đến Quốc-công cũng chịu thua, thì cái tên trọc con thối
tha kia làm sao mà trị được?
– Tâu Hoàng-hậu, hồi niên thiếu Hoàng-thượng ở trên Tản-lĩnh một thời gian
lâu. Khí hậu trên Tản-lĩnh rất lạnh, vì vậy vệ khí cơ thể Hoàng-thượng chống
không nổi, nên đã bị bệnh phong thấp.

– Lạnh mà làm thành phong thấp ư? Xin Quốc-công giảng cho nghe về chứng
bệnh này!
Dương Bình nghĩ thầm:
– Mình đã từng giảng cho bà Hoàng-hậu hữu danh vô thực này nhiều lần về
chứng phong thấp, mà sao nay bà ta còn hỏi lại làm gì đây? Ừ thì thôi ta cũng
giảng lần nữa, có mất gì đâu?
Ông tiếp: tâu Hoàng-hậu phong thấp trong y-học còn gọi là tý-chứng. Tý
nghĩa là tê. Nên đôi khi tiếng Việt gọi là tê-thấp. Nguyên do chứng này có hai
phần. Một là ngoại nhân, hai là nội nhân. Ngoại thì do phong, hàn, thấp từ
ngoài nhập vào cơ thể. Thế nhưng tại sao có rất nhiều người cùng sống trong
một vùng, mà phong, hàn, thấy không nhập được vào cơ thể? Như hồi
hoàng-thượng sống trên Tản-lĩnh; bấy giờ tiên-nương Bảo-Hòa cũng ở trên
ấy, Thái-bảo Thường-Kiệt cũng ở trên ấy, bốn tiên cô Thân Mai, Thân Lan,
Thân Cúc, Thân Trúc cũng ở trên ấy; biết bao nhiêu đệ tử phái Tản-viên cũng
ở trên ấy, mà không ai bị phong thấp cả?
Hoàng-hậu mở to mắt ra, tỏ vẻ suy nghĩ. Đứng sau nhà vua, Thái-bảo
Thường-Kiệt nhìn Hoàng-hậu, lòng đầy thương cảm:
– Hồi niên thiếu mình với Hồng-Hạc đã từng sống với nhau biết bao nhiêu kỷ
niệm đẹp đẽ ở Bắc-cương. Thế rồi nàng bị tiến cung do mưu đồ lớn của ông
nội nàng. Nàng tuy được phong làm Hoàng hậu, nhưng hữu danh vô thực.
Suốt hơn hai mươi năm qua, Hoàng-thượng không chung chăn gối với nàng,
thành ra cho đến lúc này, nàng cũng vẫn chỉ còn là cô gái đồng trinh mà thôi.
Tội nghiệp, hai mươi hai năm sống trong tẻ lạnh, nay nhan sắc đã tàn phai,
khóe mắt ngoài đã có vết dăn như hai chân vịt, dưới bọng mắt có hai cái bìu
như hai quả nhót Nhưng mình mình bị kẻ gian đầu độc rồi tĩnh thân, mà
cho đến nay mình cũng không biết kẻ hại mình là ai? Ai cũng bảo là Hồng-
Hạc hại mình. Nhưng mình thấy Hồng-Hạc yêu thương mình rất mực, chắc
không phải nàng hại mình. Mình đã thề, nếu tìm ra kẻ nào hại mình, thì mình
sẽ giết cả họ nó để trả cái hận thiên thu này. Dường như sư phụ Bảo-Hòa, sư
thúc Thanh-Mai, Tự-Mai đã biết thủ phạm là ai, nhưng các người không nói ra

mà thôi.
Tiếng Dương Bình vẫn giảng:
– Ngoại tà gồm phong, hàn, thấp. Sở dĩ chúng nhập được vào cơ thể là vì nội
nhân. Nội nhân là gì? Là vì cơ thể suy nhược. Nhưng bộ phận nào trong cơ
thể suy nhược kia chứ? Đầu tiên là huyết hư. Huyết thuộc âm, khi huyết hư
thì cơ thể không đủ âm chất bảo vệ nên phong là dương tà từ ngoài nhập
vào. Thứ nhì là thận-dương hư. Thận dương chủ dương khí bảo về toàn thân.
Khi thận dương hư, không đủ chống với lạnh, thì hàn từ ngoài nhập vào cơ
thể. Thứ ba là tỳ dương hư. Tỳ chủ vận, hóa, luân chuyển chân khí, chủ
thuocdongduoc.vn
TheGioiEbook.com 98
chống với ẩm ướt, tức là thấp. Khi tỳ dương hư, không đủ bảo vệ cơ thể, nên
thấp nhập cơ thể qua đường da.
Ông ngừng lại, rồi tiếp:
– Phong thấp sinh ra, do ba nguyên nhân trong con người là huyết hư, thận
dương hư, tỳ dương hư; rồi ba ngoại tà phong, hàn, thấp thừa hư nhập cơ
thể. Ngoài ra còn một loại phong thấp nữa là phong thấp nhiệt, nhưng hơi
hiếm. Phong thấp nhiệt thì do phong, nhiệt, thấp nhập cơ thể, bởi vì huyết,
thận âm hư, và tỳ hư.
Thường-Kiệt hỏi:
– Kính sư thúc, thế làm sao mà biết rằng mình bị phong thấp nó hành? Nhiều
người cứ thấy đau khớp xương thì vội kêu là phong thấp, rồi mua thuốc uống
bừa, tiền mất, tật mang.
Dương Bình thấy Thường-Kiệt gọi mình là sư thúc, thì cảm động, ông nói:
– Cũng không khó lắm đâu. Chứng trạng chung của phong-thấp là chân tay
thấy tê dại, đi đứng khó khăn, người cảm thấy ớn lạnh, đôi khi lên cơn sốt,
rồi các khớp xương như cổ, vai, cùi chỏ, đầu gối, cuối lưng sưng đỏ lên. Cũng
có người bị bệnh lâu rồi, thì chân, tay co rút gấp lại không được; vai bị bế tắc
không dơ tay lên nổi. Thường thì cơn đau nhức không trị, đôi khi cũng biến
mất. Rồi sau đó hoặc là mệt mỏi, hoặc là cảm mạo, hoặc ăn uống thực vật

khó tiêu, hoặc là thời tiết đang nắng ráo đổi sang âm u, mưa bão lại tái phát.
Một cung nữ hầu cận nhà vua, hỏi:
– Thưa Quốc-công, tiểu tỳ là Trịnh Huyền, chầu hầu Hoàng-thượng bấy lâu
thì chỉ thấy người đau ở ngang lưng, đôi khi ở bàn tay trái. Còn Linh-Cảm
thái-hậu thì lại đau nhẹ thôi, đa số ở đầu gối. Trong khi đó quan Chi-hậu nội
nhân Nguyễn Bông đây; thì hôm nay đau cổ, ngày mai đau vai, rồi có khi lại
đau đầu gối. Có gì khác lạ giữa ba cơ thể không?
Dương Bình liếc nhìn người cung nữ, rồi trả lời:
– Cô nương hỏi vậy thực phải. Khi mắc bệnh, thì tùy trình độ cơ thể hư nhược
khác nhau. Nếu như huyết hư nhiều hơn, thì phong nhập mạnh. Phong là
dương tà, thiện hành, đa biến, nên hôm nay đau chỗ này, mai đau chỗ khác.
Loại này gọi là hành tý tức phong thấp chạy. Còn thận dương hư nhiều hơn,
hễ đau chỗ nào thì đau mãi ở chỗ đó, chỗ đau sưng đỏ sờ vào thấy lạnh. Nếu
chỗ đau gặp nóng, thì giảm. Ngược lại chỗ đau gặp lạnh thì cảm thấy đau
hơn. Loại này gọi là thống-tý. Loại thứ ba thì cảm thấy chân tay tê dại, nặng
nề, đi đứng khó khăn, chỗ đau cố định, nhưng cơn đau không gắt, người mập
ra. Đây là trường hợp tỳ dương hư nặng hơn, thấp lưu lại trong cơ thể nhiều
mà sinh ra.
Nhà vua hỏi:
– Như vậy là trẫm bị thống tý từ hồi niên thiếu. Nhưng sau khi về kinh, thầy
đã trị cho trẫm khỏi rồi kia mà? Dường như thầy cho trẫm uống ba thang
thuốc, thì hết đau. Sau lại cho trẫm uống thuốc bổ nữa, nên suốt hai chục
năm qua, bệnh không trở lại, sao bây giờ thầy lại nhắc tới, như là bệnh trẫm
tái phát vậy?
thuocdongduoc.vn
TheGioiEbook.com 99
– Tâu bệ hạ năm ấy thần dâng bệ-hạ thang thuốc trị phong thấp như sau:
Ma-hoàng 3 tiền, Bạch-thược 3 tiền,
Hoàng-thị 4 tiền, Cam-thảo 2 tiền,
Ô-đầu 2 tiền, Mật ong 4 tiền,

Uy-linh tiên 2 tiền, Khương-hoàng 3 tiền.

Vì sợ rằng sau khi bị tý chứng, có thể đưa đến không con, nên lúc bệ hạ khỏi
đau, thần dâng phương thuốc tễ để bổ thận, tráng dương. Thành phần như
sau: Địa-hòang 8 lạng, Sơn-dược 4 lạng, Sơn-thù du 4 lạng, Trạch-tả 3 lạng,
Phục-linh 3 lạng, Mẫu-đơn-bì 3 lạng, Quế-chi 1 lạng, Phụ-tử một lạng. Thần
thêm mật ong để chế tễ, mỗi viên bằng hạt ngô. Ngày bệ hạ uống 15 tới 25
viên, uống với rượu vào buổi sáng sớm. Vì vậy kể từ đấy, chứng phong thấp
của bệ hạ không tái phát nữa (8).
Ghi chú,
(8) Chứng phong thấp (Rhumatisme) cho đến nay, y học Tây phương chỉ có
thể dùng thuốc trấn thống (anti-antalgique), trấn viêm (anti-inflamatoire) để
giúp bệnh nhân thoát cơn đau, sưng. Nhưng không trị dứt được. Y học Đại-
Việt thời Lý đã trị đứt được chứng này, trên cơ sở lý luận rất vững. Ngày nay
chúng tôi còn dùng để trị bệnh phong thấp, vẫn thu được kết quả tốt.
Phương thuốc mà Dương Bình trị cho vua Lý Thánh-tông ở trên, ngày nay vẫn
còn dùng được. Kết quả tốt.

Hoàng-hậu vẫn chưa chịu ngừng:
– Quốc-công nói bệnh Hoàng-thượng khỏi rồi, sao ban nãy quốc-công tâu
rằng thằng trọc con chữa bệnh cho hoàng-thượng?
– Tuy hồi đó bệnh Hoàng-thượng đã khỏi, nhưng chân dương yếu. Con người
ta, dù tiên, dù thánh, dù thần, rồi cũng không thể qua cái tuổi già, qua cái
chết. Bệ-hạ nay niên kỷ đã trên bốn mươi, nên chân dương càng kém, như
thế thì sao có thể sinh hoàng nam? Vì vậy vị tiểu sư phụ đã phát tâm Bồ-đề,
dồn chân khí sang trợ bệ hạ. Chân khí của tiểu sư phụ là chân khí của đồng
tử, của người đi tu. Chân khí đó hợp với chân khí bệ-hạ, thành một chân khí
mới.
Đến đó người xếp hàng xin phát chẩn càng đông, nhà vua vội quay lại bố thí.
Sau khi bố thí xong, nhà vua nháy Dương Bình, Thường-Kiệt cùng dạo chơi

quanh chùa. Nhà vua hỏi Dương Bình:
– Theo như thầy biết, liệu trẫm có thể sinh hoàng nam không?
– Tâu bệ hạ có. Nhưng
– Ở đây chỉ có Quốc-công là thầy trẫm, Thường-Kiệt là ruột gan trẫm, dù có
gì bí ẩn đến đến đâu cũng xin thầy nói cho trẫm nghe.
– Mấy năm nay, tuy bệ hạ có nhiều phi tần, nhưng gần như bệ hạ không thể
gần được người nào.
thuocdongduoc.vn
TheGioiEbook.com 100
– Đúng vậy, đôi khi trẫm thèm ân ái, nhưng dương vật cử lên một lát rồi lại
xẹp xuống. Hơn nữa trẫm nhìn những phi tần, mà cảm thấy rửng rưng. Như
vậy là thận dương của trẫm bị liệt chăng? (9)
Ghi chú

(9) Như vậy nhà vua bị bất lực sinh lý. Bất lực sinh lý gồm có 18 loại. Loại của
nhà vua gọi là « Cúi đầu e thẹn ». Chứng bệnh này Tây-y bó tay. Tuy nhiên
tổng hợp y học Âu-Á thì trị được. Tác giả đã trình bầy phương pháp trị chứng
« Cúi đầu e thẹn » trong đại hội quốc tế về tình dục học (Sexology) năm
1992. Sau,phụ đính bộ Anh-linh thần võ tộc Việt, do Xuân-thu Hoa-Kỳ ấn
hành 1994. Xin đọc: Giáo-huấn tình dục bằng y học Trung-quốc cùng
tác giả.

Dương Bình nói nhỏ:
– Không phải! Không phải! Chẳng qua là không có phi tần nào được bệ hạ
sủng ái mà thôi. Nếu như có người nào mà bệ hạ sủng ái thì lập tức dương cử
ngay.
(Trích trong Nam Quốc Sơn Hà, Q2, hồi 11, trg. 29-44, Đại Nam, USA xb
1996)

thuocdongduoc.vn

TheGioiEbook.com 101
Y ÁN THỨ SÁU
Thần phi Ỷ Lan
Niên hiệu Thần-vũ thứ 3 đời vua Thánh-Tông nhà Lý, tháng 12 mùa đông
(l071), Thần phi Ỷ lan se mình. Vua sai sứ thỉnh Minh Không thiền-sư trị
bệnh.
Thiền sư nhập cung, quan Thái-giám dâng trà và cây trái cung dàng. Ngài đốt
hương nhắm mắt ngồi nhập tĩnh. Cung nga phục Thần phi ra. Thần-phi nói :
– A-Di Đà Phật, bạch Đại-sư phụ. Ngài giá lâm, đệ-tử không làm lễ được
mong Sư phụ đại xá.
Ngài mở mắt ra, chắp tay đáp lễ, nắm lấy hai tay Thần-phi mà chẩân mạch.
Thần phi khóc :
– Bạch sư phụ, con mới xa sư phụ có mấy năm, mà bệnh đẵ ra nông nỗi này,
không biết có phải nghiệp chướng hay không ?
Ngài đáp :
– Không hẳn thế đâu, khi Thần phi còn là một thiếu nữ nơi dân dã, đời sống
vô tư không phiền không lo, vì vậy
Thất tình đều bình thường
. Ở dân dãù, thì
Thiên-khí trong lành, ẩm thực tiết độ, nên
Khí huyết đều xung thịnh
làm sao
mà bệnh được. Mấy năm nay Thần-phi vào cung, kinh-đô là chỗ thiếu thiên-
khí sạch sẽ, lại ẩm thựïc, tửu nhục nhiềâu. Hơn nữa qua hai lần sinh đẻ, khí
huyết, chân khí càng yếu đi, nên ngoại tà mới thừa cơ xâm nhập.
Thần phi bạch :
– Cách đây năm ngày, đệ tử nhân đi thăm dân về, gặp gió lạnh, rồi lên cơn
sốt, đau nhức, trong cổ đau, miệng khô. Kế sau đó thì hai khớp xương ở
cườm tay sưng lớn, đau nhức chịu không được. Hôm nay tay không đau nữa
mà đau sau cổ và đầâu gối.

Thiền sư Minh-không an ủi :
– Thần-phi bị sốt nóng, rùng mình, thích trùm đầâu mà ngủ, cái đó gọi là Aùc
hàn. Ta vốn biết tiền nhân nhà Thần-phi đều bị chứng Phong-thấp, ta liệu
rằng sau Thần-phi thế nào cũng bị di truyền chứ chẳng sai.Không ngờ bệnh
phát sớm thế. Ta bắt rnạch của Thần phi, thấy "Phù" mà "Khẩn". Máu tự tim
chảy ra chân tay, cơ thể, nhưng nay sau cổ, đầu gối, tay sưng làm khí huyết
tắc nghẽn, vì vậy mạch không thông đều. Ta thấy khi tới mau trễ thất
thường. Chứng bệnh của Thần-phi là phong-thấp di truyền.
Quan Thái-y hỏi :
– Bạch sư phụ, đệ tử cũng biết cái nguyên lý đó, nhưng không hiểu sao hôm
trước Thần phi đau ở cườm tay, đệ tử dùng châm trị tại Ngoại-quan, Hiệp-
cốc, Dương-khê, Dương-trì, Dương Cốc. Được 2 ngày thì bệnh lại lên cổ và
đầu gối, sợ rằng bệnh chạy vào Tâm-tạng thì khó thay nên đệ tử mới xin
thỉnh đại-sư phụ về.
Ngài giảng giải :
thuocdongduoc.vn
TheGioiEbook.com 102
– Quan Thái-y là người giỏi, nhưng chưa hiểu tận gốc của chứng bệnh. Ban
nãy bần tăng nói :
"Bệnh của .Thần phi là do tiền nhân di lại. Tiền nhân đã bị
chứng này thì khí, huyết vốn đã hư. Thần–phi thọ lãnh tiên thiên khí yếu đuối
cuả tiền nhân, nay lại.nhân khí hậu đế đô không lành, làm việc nhiều khí hư.
Ẩm thực bất thất thường huyết hư. Sinh đẻ nhiều thì Hậu~thiên khí tổn hại.
Cho nên bệnh mới phát khi thọ lãnh Phong hàn trong chuyến thăm dân.
Chứng Phong thấp do phong, hàn, thấp nhân cơ thể khí huyết hư mà xâm
nhập. Phong là dương tà, "Thiện hành đa biến". Thấp, hàn là âm tà. Thuyết
Aâm Dương của Lĩnh nam ta thì khí là dương, huyết là âm. Khí huyết hư thì
âm-hư, nên dương tà là phong dễ xâm nhập. Cho nên ba tà là phong-hàn-
thấp cùng nhập mà huyết hư thì phong nhập mạnh hơn, mới sinh ra chứng
phong thấp mà nay đau chỗ này mai đau chỗ nọ. Thái y châm như vậy là

đúng phép, song phong tà còn vẫn chạy, phải làm sao "đuổi nó ra, hoặc giữ
nó lại"
.
Ngài rút kim ra châm lên người Thần phi , rồi hỏi Thái-y :
– Quan Thái-y có hiểu nguyên lý này không?
Đáp rằng :
– Đệ tử hiểu không hết. Nguyên-lý châm cứu là
Đau chỗ nào thì châm chỗ
đó, hoặc kinh qua chỗ đau, thì dùng kinh ấy
. Thế mà nay Thần-phi đau ở cổ
và đầu gối, ngài châm Phong-trì, Đại-trùy, Bách-Hội, Khúc-trì, Phong-phủ,
Hiệp-cốc, Dương-lăng-tuyền, Huyền-chung, Kiên-ngung, là tại sao?
– Thiện tai, thiện tai. Thái-y có biết rằng : Phong là Dương-tà, nhập vào cơ
thể thì phải qua Thái-dương-kinh, rồi Thiếu-dương, Dương-minh, và các kinh
Dương trước. Muốn đuổi dương-tà thì phải dùng các giao hội huyệt của
dương kinh. Bần tăng mới dùng Bách-hộâi, Đại-trùy là nơi giao hội của các
kinh Dương.
Thái y chợt hiểu đứng đậy chắp tay vái 8 vái :
– Sư phu thực là Thần y, đệ tử hiểu ra nguyên lý rồi. Còn huyệt Phong-trì là
giao hội của Túc-thiếu-dương kinh với Dương-duy. Hiệp-cốc là lạc huyệt của
Thủ-dương-minh kinh, Khúc-trì là hiệp huyệt của Thủ dương-minh kinh. Sư
phụ dùng hai huyệt này để
Sơ phong giải biểu.

– Còn Dương-lăng-tuyên, là hiệp huyệt của Túc-thiếu-dương-kinh, cũng là
huyệt Cân hội Dương lăng tuyền
, bần-tăng dùng nó để giải phong và làm cho
gân cốt mạnh lên. Huyền chung là huyệt rất quan trọng để trị đau nhức, bởi
nó là lạc huyệt của Túc Tam-dương-kinh. Tủy hội Huyền-chung cho nên đau
xương tức là đau tủy phải dùng đến. Kiên-ngung nó la giao hội huyệt của

Thái-dương-minh kinh và Dương-kiêu. Cũng cùng nguyên lý để Sơ phong.
Thái y hỏi :
– Bạch Sư-phụ, Phong-thấp là do ba tà phong, hàn, thấp" và khí huyết bất
túc mà sinh. Duy có điều huyếât-hư nhiều, nên phong nhập nhiều.Vậy sư phụ
không trị các chứng kia hay sao?
Thiền-sư cầm kim châm tiếp :
thuocdongduoc.vn
TheGioiEbook.com 103
– Thái-y quả thực giỏi . Ta đã định trị như vậy, song phải trị phong trước.
Hàn, thấp trị sau. Trị phong phải trị huyết đã.
Nói rồi ngài châm huyệt Cách-du, Huyết hải, và tại nhữmg chỗ đau.
Hai hôm sau thì Thần-phi không đau đớn, cũng không còn ác-hàn nữa, ngài
dặn Thái-y :
– Phong đã trục ra rồi, thì nó không chạy nữa bây giờ chỉ còn trị phong, hàn,
thấp mà 3 tà bằng nhau. Thái-y chỉ việc cắt một vài thang thuốc : Có đủ vị sơ
phong, tán-hàn, trừ thấp và bổ thâïn để bổ khí, bổ can để bổ huyết, bởi can
tàng huyết, thận chủ dương nguyên khí.
Minh Không Thiền sư đi rồi,Thái-y cắt thang thuốc như sau :
Độc-hoạt 3 tiền,
Phòng-phong 3 tiền
Sinh khương 2 tiền
Đào-nhân 4 tiền
Hồng-hoa 4 tiền
Đỗ-trọng 4 tiền
Cam thảo 3 tiền.

Thần-phi uống hết 4 thang thì người khỏe mạnh hồng hào, ăn ngủ ngon, sai
sứ lên chùa lễ tạ Phật và cúng dường Minh Không Thiền sư.
thuocdongduoc.vn
TheGioiEbook.com 104

Y ÁN THỨ BẢY
ĐIỀU TRỊ CHỨNG PHONG THÃP ĐỜI TRẦN 1285
Đoạn dưới đây, nói về Thủy Tiên công chúa, vợ danh tướng Phạm Ngũ Lão
chữa bệnh phong thấp cho quân sĩ. Thủy Tiên công chúa là một võ tướng
siêu việt, một nhà y-học lừng danh thời Trần (Đông A).

Câu truyện này xảy ra vào năm 1285

Ngày 21 tháng Chạp năm Giáp-thân (27-1-1285). Thái tử Thoát Hoan cùng
các tướng Toa Đô, Ô Mã Nhi mang 500.000 quân sang đánh Đại Việt, đây là
lần xâm lăng thứ nhì. Lần xâm lăng thứ nhất năm 1257 đã bị đánh tan. Quân
Nguyên từ Lộc bình, Lạng sơn như vũ bão tiến xuống Thăng long. Ải Khâu
cấp bị thất thủ. Phạm Ngũ Lão cùng vợ là Thủy tiên công chúa mang quân từ
Vạn kiếõp lên tiếp viện chận đánh giặc.

Trên đường lên tiếp viện gặp đám quân trấn giữ Khâu-cấp rút chạy, mười
người thì sáu người bị bệnh. Công-chúa truyền cho y-sĩ xem bệnh quân sĩ.
Y sĩ trình :
– Khải bẩm Công-chúa, họ đều bị chứùng bệnh giống nhau : đầu gối sưng,
người ớn sốt mà rét lạnh, chúng tôi xem qua, rõ ràng bị Phong-thấp cả. Xin
Công-chúa cho họ uống thuốc, cho họ về hậu quân nghỉ.
Công-chúa quắc mắt lên :
– Giặc đến nơi rồi, cho quân về nghỉ, giặc tràn tới thì nước mất. Thà cho quân
đánh giặc, quân chết, nước còn, hơn là quân còn nước mất.
Công-chúa truyền lấy gừng tươi, thái thực mỏng, phát cho mỗi người một
nhát, lại truyền họ bỏ miếng gừng lên huyệt Khí-hải, mang thuốc cứu bỏ lên
gừng, lấy hương đốt thuốc cứu. Dạy họ :
– Y-sĩ trong quân không đủ, vậy chư quân hãy tự chữa lấy. Nào bỏ gừng lên
bụng dưới.
Chư quân hỏi :

– Bụng dưới là chỗ nào ?
Đáp rằng :
– Huyệt Khí-hải dưới rốn một tấc rưỡi. Chư quân cứ lấy hai ngón tay trỏ và
giữõa chiều ngang là một tấc rưỡi. Để hai ngón tay vào rốn, nhớ để mép hai
ngón tay vào vành dưới rốn, mép còn lại ở chỗ nào thì đó là huyệt Khí-hải
Công-chúa truyền cho y-sĩ làm thử. Y-sĩ gọi một binh, bảo cởi áo, lấy tay đo,
chỉ huyệt Khí-hải, để miếng gừng lên huyệt, lại lấy viên ngại bằng hạt bắp bỏ
giữa miếng gừng mà đốt.
Ngại cháy, người lính nằm yên, khi ngải cháy sắp tới miếng gừng người lính
kêu lên :
– Ối giời ơi, nóng chết đi thôi.
Nhưng miệng vẫn cười :
thuocdongduoc.vn
TheGioiEbook.com 105
– Nhưng nóng mau hết quá.
Chư quân được chia làm từng cặp một, người nọ đốt cho người kia, thay
phiên nhau . Tiếng cười nói, tiếng kêu "Cha mẹ ơi", "Ối trời ơi", "Nóng quá",
"Cháy dạ dày rồi" ầm lên. Mọi người được dốt 3 viên ngại. Đốt xong thì mồ
hôi ra nhễ nhãi.
Y sĩ hỏi :
– Khải bẩm Công-chúa, nguyên lý chữa bệnh như thế nào ?
Đáp :
– Quân Đông A được luyện tập võ nghệ gần mười năm nay, để chuẩn bị
chống Mông-cổ, người nào khí huyết cũng sung thịnh khoẻ mạnh, thì không
thể có bệnh phong thấp hoành hành dễâ dàng. Nhưng qua mấy ngày giữ ải
Khâu-cấp, đánh nhau suốt ngày đêm, thần trí bị tổn hại, ăn uống không điều
độ, sức lực mệt mỏi, nên khí và huyết đều hư cả. Ải Khâu-cấp mất, bỏ ải
chạy, lội qua sông 2 lần, nay đang tiết đông-chí lạnh lẽo mà lội qua sông thì
hàn tà xâm nhập. Bởi vậy mới bị phong thấp phát.
Y-sĩ đã biết phong thấp có 4 loại là phong-thấp-chạy, phong-thấp-lạnh,

phong-thấp-tê và phong-thấp-nhiệt. Đây là chứng Phong-thấp-lạnh mà thôi.
Khi phong, hàn, thấp cùng xâm nhập thì sinh bệnh. Nhưng bệnh tình khác
nhau nếu tà nào mạnh. Chư quân bị Phong thấp-lạnh, thì tức là khí yếu. Ta
cho cứu nhiệt nơi huyệt Khí hải để vượng khí lên.
Y-sĩ hỏi :
– Chỉ cần cứu Khí-hải mà đủ hay sao ?
Đáp :
– Người thường thì không đủ, nhưng chư quân ai cũng giỏi võ nghệ, bản chất
khỏe mạnh, ta chỉ cần cứu Khí hải, là chân khí tự kích động mà làm tan hàn
đi.

Chư quân đều khỏi, duy chỉ có 9 người, tay trái đau nhức, dơ tay lên không
được.
Công-chúa bảo y-sĩ :
– Đây là những người trong gia đình ắt có bị Phong-thấp, đối với người
thường thì trị lâu lắm, nhưng họ là người giỏi võ, dễ trị lắm, chỉ cần làm cho
thông lạc là bệnh tự mất ngay.
Công-chúa lấy kim châm huyệt Kiên-ngung, Tý nhu, Thiên-tông, Cự cốt, Nhu-
du. Châm xong gọi 9 người khác lại, sai mỗi người giúp bệnh nhân bằng cách
dùng ngón tay búng lên kim. Cứ mỗi kim búng 50 cái, lại búng kim khác, tàn
nén nhang thì cánh tay người bệnh tê không biết đau là gì.
Công chúa nói :
– Nào bây giờ nghe ta dạy đây : Các người nhổâ kim ra thực mau, nhớ đứng
phía sau người bệnh mà nhổ. Nhổ xong tay phải đè lên lưng bệnh nhân, lòng
thuocdongduoc.vn
TheGioiEbook.com 106
bàn tay trái để vào cùi chỏ bên đau bệnh nhân, rồi đẩy trở lên. Tay đè trên
lưng thì đánh vào lưng bệnh nhân theo thứ tự từ cổ xuống đến vai.
Chín người lính làm như lời Công-chuá dạy để giúp đồng đội. Chỉ cần dằn tay
mấy chục cái, thì đẩy được tay người bệnh lên cao. Chư quân đều reo hò.

Công-chúa lệnh cho người bệnh tựï cử động tay lấy bằng cách đi một bài
quyền thực mau. Quyền đi xong thì vai hếtđau, người nóng bừng, mồ hôi
xuất dầm dề.
Công-chúa giảng cho Y-sĩ :
– Khi kinh lạc bế tắc, đợi châm cứu hoặc uống thuốc xong thi lâu quá, nên ta
dùng tay đánh lên chỗ bị bế tắc. Bất thông tắc thống nay đã truyền cho đập
vào chỗ đau tức là đánh tan tà khí ứ đọng chỗ đó. Thông tắc bất thống.
(Trích Anh hùng Đông A - Gươm thiêng Hàm tử,)


thuocdongduoc.vn

×