Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ăn uống điều trị bệnh phong tê thấp pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.2 KB, 4 trang )




Ăn uống điều trị bệnh
phong tê thấp
Viêm khớp phong thấp thuộc phạm trù “chứng tý” trong đông y. Biểu
hiện thường gặp là đau nhức ở các khớp.

Triệu chứng
Theo lương y Phạm Như Tá, “chứng tý” trong y học cổ truyền là chứng bệnh
có đặc điểm chủ yếu đau nhức các cơ, các khớp ở tay, chân do khí huyết
không lưu thông tốt, gây ra bế tắc kinh lạc. Những chứng bệnh phong thấp,
thấp khớp cấp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm cơ, đau thần kinh tọa, bệnh
gút đều được quy vào “chứng tý”.
Còn lương y Vũ Quốc Trung cho biết, căn bệnh này có các triệu chứng biểu
hiện chủ yếu về lâm sàng là các khớp bị đau mỏi, tê dại nặng nề, co duỗi bất
lợi, nặng thì các khớp sưng to… Nguyên nhân mắc bệnh là do chính khí bất
túc, bế trở kinh lạc, khí huyết vận hành bị trở ngại, vận hành không thông
mà gây nên.
Ăn uống trị liệu
Theo lương y Vũ Quốc Trung, với căn bệnh này, việc ăn uống trị liệu cơ bản
là khu phong tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt, thư kinh thông lạc. Dưới đây là
một số món ăn, thức uống có tác dụng điều trị bệnh viêm khớp phong thấp.
Nước quế chi
- Thành phần gồm: thạch cao 30g, tri mẫu 15g, gạo tẻ 30g, quế chi 12g, ngân
hoa đằng 30g, và một lượng đường trắng vừa đủ.
- Chế biến: Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi cùng lượng nước vừa
đủ, nấu với lửa lớn đến sôi, hạ nhỏ lửa nấu tiếp 50-60 phút nữa, gạn lọc lấy
nước, bỏ bã, rồi cho đường vào khuấy đều.
- Cách dùng: Để nguội hãy dùng, chia 3-4 lần trong ngày. Có tác dụng thanh
nhiệt thông lạc (làm thông các kinh mạch), khu phong trừ thấp.


Nước bách thảo
- Thành phần gồm các vị thuốc: hy thiêm thảo 15g, thân cân thảo 15g, lão
hạc thảo 15g, xa tiền thảo 15g và chừng 50g đường trắng.
- Cách chế biến: Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi cùng lượng nước
vừa đủ, nấu với lửa nhỏ đến sôi, nấu tiếp 20-30 phút nữa, gạn lọc lấy nước,
bỏ bã, cho đường vào khuấy đều.
- Cách dùng: Dùng lúc nước còn nóng ấm, có thể dùng thường xuyên. Có tác
dụng khu phong thông lạc, trừ thấp chỉ thống. Nhưng lưu ý, với người hay bị
nhiệt thì không được dùng.
Cháo ý dĩ
- Thành phần gồm: Ý dĩ nhân 100g, phòng phong 10g, mộc qua 15g, đường
trắng 15g.
- Cách chế biến: Rửa sạch phòng phong và mộc qua rồi cho vào nồi cùng
một lượng nước vừa đủ, nấu sôi, hạ nhỏ lửa nấu tiếp 30 phút nữa, gạn lọc lấy
nước, bỏ bã. Đãi sạch dĩ nhân cho vào nồi, rồi đổ nước thuốc vừa nấu ở trên
vào, nấu với lửa vừa cho đến khi dĩ nhân nở chín nhừ là được, lúc này cho
đường vào.
- Cách dùng: Dùng vào bữa sáng và bữa tối. Có tác dụng khu phong trừ thấp,
thông lạc kiện tỳ.



×