Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Đánh giá biến động các yếu tố môi trường tại vùng nuôi tôm hùm bình ba, thuộc xã cam bình, huyện cam ranh, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 50 trang )

1

BẢN CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá biến động các yếu tố môi trƣờng tại vùng nuôi tơm hùm
Bình Ba, thuộc xã Cam Bình, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa” là một phần của đề tài trọng
điểm cấp nhà nƣớc “Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng, công thức và công nghệ sản

xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm Hùm Bông (P. ornatus) và tôm Hùm Xanh
(P. homarus)”, mã số: KC.06.23/06-10. Toàn bộ luận văn và các sản phẩm liên quan tới
luận văn này thuộc bản quyền của đề tài KC.06.23/06-10.

Sinh viên

Đinh Văn Quân


2

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn tốt nghiệp tơi đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân,
tôi xin chân thành cám ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.
Xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Lại Văn Hùng, Trƣởng khoa Nuôi trồng thủy sản, chủ trì đề tài

KC.06.23/06-10 đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn sự hƣớng dẫn của thầy Đinh Văn Khƣơng đã giúp tơi hồn thành đợt thực tập tốt
nghiệp và luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn các chú, các anh tại khu vực ni tơm hùm tại đảo Bình Ba đã nhiệt tình
giúp đỡ tơi trong q trình thu mẫu
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn bạn Quỳnh, Sâm và các bạn, ngƣời thân đã luôn bên cạnh
động viên và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài này.


Nha Trang, ngày 04 tháng 07 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Đinh Văn Quân


3
MỤC LỤC
BẢN CAM ĐOAN………………………………………………………………………..i
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………………..ii
MỤC LỤC………………………………………………………………………………...iii
DANH MỤC CÁC HÌNH………………………………………………………………....v
DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………………………………..vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………………………………vii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….1
PHẦN 2: TỔNG QUAN…………………………………………………………………..3
2.1. Tổng quan về các yếu tố mơi trƣờng khu vực biển tỉnh Khánh Hịa………….3
2.2 Tổng quan về nghề nuôi tôm Hùm tại Việt Nam và tỉnh Khánh Hịa………….6
2.2.1 Tình hình ni trồng trồng Thủy sản ở Việt Nam và Khánh Hòa…….6
2.2.2 Tác động của hoạt động Ni trồng Thủy sản tới mơi trƣờng………..7
2.2.3 Tình hình ni tôm Hùm……………………………………………...8
2.2.4 Các điều kiện môi trƣờng nuôi tôm hùm Bông……………………….9
2.2.5 Thƣc ăn cho tôm Hùm Bông………………………………………….9
2.2.6 Bệnh trên tôm hùm Bông……………………………………………10
2.2.7 Hiệu quả kinh tế nghề nuôi tôm Hùm ở Việt Nam…………………..10
PHẦN 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………..12
3.1 Thời gian………………………………………………………………………12
3.2 Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………..12
3.3 Phƣơng pháp phân tích các yếu tố mơi trƣờng………………………………..14
3.3.1 Nhiệt độ……………………………………………………………...14

3.3.2 Độ mặn………………………………………………………………14
3.3.3 pH……………………………………………………………………14
3.3.4 Oxy hịa tan (DO)……………………………………………………14
3.3.5 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD – Biochemical Oxygen Demand)……..16
3.3.6 Nhu cầu oxy hóa học (COD – Chemical Oxygen Demand)………..18
3.3.7 Phốt phat PO43-………………………………………………..……..19
3.3.8 Nitrate NO3-………………………………………………………….21
3.3.9 TSS (Total Suspended Solids)……………………………………….22
3.3.10 Nồng độ chất hữu cơ đáy…………………………………………...23
3.3.11 Vi sinh vật………………………………………………………….23


4
3.4 Xử lý số liệu…………………………………………………………...24
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN………………………………..25
4.1. Hoạt động ni tơm Hùm tại Bình Ba……………………………………..…25
4.2 Biến động các yếu tố môi trƣờng tại khu vực Bình Ba……………………….26
4.2.1 Hàm lƣợng oxy hịa tan ( DO- Dissolved oxygen)………………….26
4.2.2. Nhu cầu oxy hóa học (COD – Chemical Oxygen Demand)……….27
4.2.3. Nhu cầu oxy sinh hóa ( BOD – Biochemical Oxygen Demand)……28
4.2.4. pH…………………………………………………………………...29
4.2.5 Hàm lƣợng chất rắn lơ lƣởng trong nuóc (TSS)……………………..30
4.2.6 Độ mặn, P-PO43-, N-HNO3- , độ trong, độ sâu, hữu cơ đáy…………31
4.2.7Mật độ vi sinh vật…………………………………………………….32
4.3 Đánh giá về chất lƣợng nƣớc tại vùng nuôi tôm Hùm tại Bình Ba……………33
4.4 Phân tích khó khăn và thuận lợi về môi trƣờng để nuôi tôm hùm tại khu
vực......................................................................................................................35
4.5 Đề xuất ý kiến…………………………………………………………………36
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………37



5
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Cảng Cam Ranh và Đảo Bình Ba……………………………………………...12
Hình 3.2. Địa điểm thu mẫu mơi trƣờng và sinh vật tại vịnh Bình Ba …………………..13
Hình 3.3 Chuẩn bị mẫu phân tích P-PO43-………………………………………………..20
Hình 3.4. Đo P-PO43-……………………………………………………………………..20
Hình 3.5. Đƣờng chuẩn độ P-PO43-………………………………………………………20
Hình 3.6. Đo N-NO3-……………………………………………………………………..21
Hình 3.7. Đƣờng chuẩn độ N-NO3-………………………………………………………21
Hình 3.8 Lọc mẫu đo TSS………………………………………………………………..22
Hình 4.1 Biến động DO tại Bình Ba giữa các tháng trong năm………………………….26
Hình 4.2 Biến động DO tại các điểm thu mẫu ở Bình Ba………………………………..26
Hình 4.3. Biến động COD tại Bình Ba giữa các tháng trong năm……………………….27
Hình 4.4. Biến động COD giữa các điểm thu mẫu tại Bình Ba………………………….28
Hình 4.5 Biến động BOD tại các điểm thu mẫu khu vực Bình Ba………………………28
Hình 4.6 Biến động pH tại các điểm thu mẫu khu vực Bình Ba…………………………29
Hình 4.7. Biến động TSS giữa các tháng trong năm tại Bình Ba………………………...30
Hình 4.8. Biến động TSS giữa các điểm thu mẫu tại Bình Ba…………………………..30
Hình 4.9 Rác thải sinh hoạt tại cảng Bình Ba (tháng 5.2010) …………………………...33
Hình 4.10 Chất đáy tại các điểm thu mẫu khu vực Bình Ba……………………………..34


6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Chú thích các điểm thu mẫu……………………………………………….…..13
Bảng 3.2 Độ pha loãng khuyến nghị để xác định BOD5……………………………..…..17
Bảng 4.1. Biến động các yếu tố độ mặn, P-PO43-, N-NO3-, độ trong và hàm lƣợng các
chất hữu cơ trong đáy tại các điểm thu mẫu khu vực Ba………………………………..31
Bảng 4.2 Mật độ vi khuẩn tổng số và Vibrionaceae…………………………………..…32

Bảng 4.3 Tỉ lệ các chất thải rắn ra môi trƣờng từ hoạt động nuôi tôm hùm Bông bằng
cá tạp so với thức ăn viên…………………………………………………………...……34


7
DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT

DO

Dissolved oxygen

COD

Chemical Oxygen Demand

BOD

Biochemical Oxygen Demand

TSS

Total Suspended Solids

ppt

parts per thousand

ppm

parts per million


ppb

parts per billion

TAV

Điểm thu mẫu tại khu vực ni có sử dụng thức ăn viên

CAT

Điểm thu mẫu tại khu vực ni có sử dụng thức ăn cá tạp

DC

Điểm thu mẫu tại khu vực đầu cảng Bình Ba

100M

Vị trí khơng có lồng ni tơm ở trong vịnh

CN

Cửa nhỏ

CL

Cửa lớn



8

Phần 1: MỞ ĐẦU
Vịnh Cam Ranh đã từ lâu đƣợc biết đến là một trong những vịnh đẹp của Khánh
Hòa. Đây là một nơi có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nền kinh tế biển
nhƣ: du lịch, hàng hải, khai thác, và nghề nuôi tôm Hùm. Nghề nuôi tôm Hùm ở đây đƣợc
biết đến nhƣ một nghề truyền thống và trở nên khá nổi tiếng với câu nói: “tơm Hùm Bình
Ba, Nai khơ Diên Khánh”. Trong những năm qua nghề nuôi tôm Hùm lồng đặc biệt phát
triển tại khu vực trên, với số lƣợng lồng nuôi và sản lƣợng khơng ngừng tăng lên, nó là
nguồn thu nhập chính của một bộ phận khơng nhỏ ngƣời dân tại đây. Bên cạnh đó cũng
khơng ít gia đình trở nên giàu có từ nghề ni tơm Hùm. Tuy nhiên cùng với sự tăng
nhanh của nghề nuôi tôm Hùm tại khu vực này nó cũng đặt ra khá nhiều thử thách cho
chúng ta hiện nay. Đó là sự khan hiếm về nguồn tôm Hùm giống, nguồn thức ăn phụ
thuộc quá nhiều vào tự nhiên cùng với một lƣợng chất thải rất lớn ra mơi trƣờng, tình hình
dịch bệnh và sự biến đổi môi trƣờng khu vực nuôi. Trong những vấn đề trên thì mơi
trƣờng ln đƣợc đặt lên xem xét đầu tiên. Chúng ta cần phải nắm bắt đƣợc các thông số
môi trƣờng và sự biến động của chúng để từ đó dựa trên đây có những đề xuất giúp cho
nghề nuôi tôm Hùm ngày càng phát triển mạnh và ổn định hơn nữa. Đồng thời góp một
phần vào cơng tác bảo vệ mơi trƣờng biển hiện nay.
Bình Ba là một trong những vịnh nhỏ thuộc bán đảo Cam Ranh, một nơi mà đa số
ngƣời dân làm nghề nuôi tôm Hùm, nó đƣợc xem là một nghề chủ đạo tại đây cùng với
nghề khai thác. Tuy hoạt động nuôi phát triển khá lâu nhƣng lại thiếu những nghiên cứu
về điều kiện tự nhiên và sự tác động của hoạt động ni tại đây tới mơi trƣờng nƣớc.
Nhằm tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng nghề nuôi tôm Hùm lồng cũng
nhƣ sự tác động của hoạt động nuôi tôm Hùm tới mơi trƣờng khu vực vịnh Bình Ba thuộc
xã Cam Bình, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hịa. Đƣợc sự cho phép của ban chủ nhiệm
khoa Nuôi trồng Thủy sản – Trƣờng Đại hoc Nha Trang em đã thực hiện đề tài tốt nghiệp:
“Đánh giá biến động các yếu tố mơi trƣờng tại vùng ni tơm hùm Bình Ba, thuộc xã
Cam Bình, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hịa” với các nội dung chính:
Tìm hiểu về hoạt động ni tơm hùm tại Bình Ba (số lƣợng lồng, số lồi, thức ăn,

chất thải).


9

Phân tích biến động các yếu tố mơi trƣờng tại khu vực ni tơm Hùm vịnh Bình
Ba trong năm 2009 – 2010.
Đánh giá về chất lƣợng nƣớc tại vùng nuôi.
Phân tích khó khăn và thuận lợi về mơi trƣờng để nuôi tôm hùm tại khu vực này.
Nha Trang, ngày 09 tháng 06 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Đinh Văn Quân


10

PHẦN 2: TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về các yếu tố mơi trƣờng khu vực biển tỉnh Khánh Hịa
Trong những năm qua nghề nuôi trồng thủy sản nƣớc ta đã gặt hái những thành tựu
đáng kể. Tổng diện tích dành cho hoạt động nuôi trồng thủy sản năm 2009 khoảng
1065000 ha, đạt tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản khoảng 4,4 tỷ USD chỉ đứng sau hai
ngành cơng nghiệp Dầu khí và Dệt may [33]. Cùng với đó Khánh Hịa là một trong những
tỉnh đi đầu về phát triển nuôi trồng Thủy sản và đặc biệt nghề nuôi trồng Hải sản. Với
khoảng 385 km chiều dài đƣờng bờ biển (kể cả các đảo) và một vùng biển rộng lớn có
nhiều nguồn tài ngun q hiếm. Bên cạnh đó Khánh Hịa cịn có chế độ khí hậu khá ổn
định, thiên tai hàng năm nhƣ mƣa, lũ, áp thấp nhiệt đới, bão… xuất hiện với tần suất thấp
[7]. Chính các điều kiện tự nhiên đó đã góp phần đƣa Khánh Hịa đƣợc biết tới là một
tỉnh có điều kiện phát triển mạnh về ni trồng thủy sản nói chung và nghề ni tơm Hùm
nói riêng. Đặc biệt hai huyện Vạn Ninh và Cam Ranh nghề ni tơm Hùm đã có từ lâu và

đặc biệt phát triển trong những năm gần đây. Đến nay tồn tỉnh có khoảng 9593 ha mặt
nƣớc Ni trồng Thủy sản các loại trong đó diện tích mặt nƣớc biển ven bờ là 3685 ha
[32]. Khánh Hịa có khoảng 30000 lồng ni tơm Hùm, chỉ tính riêng Thị xã Cam Ranh
có khoảng 405 bè với 7950 lồng ni tơm Hùm. Bình quân mỗi năm ngƣời dân ở đây
cung cấp cho thị trƣờng khoảng 250 – 300 tấn tôm Hùm [31]. Do đặc trƣng của hoạt động
nuôi là phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trƣờng nƣớc khu vực nuôi. Mọi sự biến động
của các yếu tố môi trƣờng nƣớc đều có thể tác động một cách gián tiếp hoặc trực tiếp tới
đời sống của vật nuôi. Cho tới nay nhiều tác giả đã có những nghiên cứu về điều kiện tự
nhiên và sự biến động các yếu tố môi trƣờng biển Việt Nam nói chung và khu vực tỉnh
Khánh Hịa nói riêng.
Khánh Hịa là một tỉnh có lợi thế về phát triển nuôi biển với nhiều đầm, phá, eo,
vịnh, nhƣ: vịnh Vân Phong - Bến Gỏi, vịnh Cam Ranh, vịnh Nha Trang, đầm Nhu Phu…
với khoảng 400000 km2 mặt nƣớc biển ( bao gồm cả quần đảo Trƣờng Sa) mặt nƣớc biển
[19].
Khí hậu Khánh Hịa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang
tính chất của khí hậu đại dƣơng nên tƣơng đối ơn hòa.


11

Nhiệt độ trung bình năm là 260C. Mùa hè khơng bị oi bức, mùa đơng khơng q
lạnh. Do có những vùng núi cao, ơn hồ mát mẻ quanh năm, khơng có các hiện tƣợng thời
tiết đặc biệt nhƣ gió nóng, sƣơng muối... Ở những vùng tiểu khí hậu này, sƣơng mù
thƣờng xuất hiện vào lúc sáng sớm vào chiều tối cuối tháng 7 và 8 làm tăng thêm vẻ
huyền ảo của tự nhiên, thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch núi và
trồng các loại cây có nguồn gốc ơn đới. Lƣợng mƣa trung bình trên dƣới 2.000 mm/năm,
chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 9 đến tháng 12 tập trung 70% - 80% lƣợng mƣa
cả năm
Trong các vùng biển kể trên của tỉnh Khánh Hịa thì vịnh Cam Ranh là một nơi có
điều kiện tự nhiên thích hợp cho nghề ni tơm Hùm lồng phát triển. Theo kết quả tính

tốn của Tống Phức Hồng Sơn (2003) thể tích nƣớc tồn vịnh Cam Ranh khoảng
754328629 m3 trong đó đầm Thủy Triều chiếm 27224547 m3, phần phía Bắc vịnh Cam
Ranh chiếm 235711739 m3, phần phía Nam vịnh chiếm khoảng 2/3 lƣợng nƣớc:
491392343 m3 [14].
Nghiên cứu của Bùi Hồng Long (2006) cho biết vịnh Cam Ranh là một vịnh kín
khơng q lớn và thơng với bên ngoài bằng một cửa duy nhất là eo Sộp nên quá trình trao
đổi nƣớc ở đây phụ thuộc chủ yếu vào chế độ thủy triều và dòng nƣớc từ lục địa chảy ra
theo mùa [8].
Độ sâu tự nhiên ở vịnh Cam Ranh tƣơng đối lớn trung bình khoảng 20 m. Tốc độ
dòng chảy phân bố tƣơng đối đều Vtb= 0.15 m/s, Vmax= 0,27 m/s. Tốc độ dòng chảy lớn
xuất hiện dọc khu vực trung tâm của vịnh và khu vực vịnh Bình Ba. Khu vực phía Nam
của vịnh hình thành hồn lƣu xốy thuận tƣơng đối rõ nét [8].
Nhiệt độ đƣợc xem là yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng tới Nuôi trồng Thủy sản.
Trƣớc hết nhiệt độ ảnh hƣởng tới năng suất tự nhiên của hệ sinh thái, ảnh hƣởng trực tiếp
hoặc gián tiếp tới các thông số đặc trƣng cho chất lƣợng nƣớc. Nhiệt độ nƣớc vịnh Vân
Phong là 240 ± 1 0C, vịnh Nha Trang là 24,50 ± 1 0C [23].
Nghiên cứu của Phạm Văn Thơm (2008) cho thấy nhiệt độ nƣớc vịnh Cam Ranh
có sự phân bố khác nhau giữa tầng mặt và tầng đáy, giữa cửa vịnh và đỉnh đầm Thủy
Triều theo hai mùa mƣa và khô năm 2007. Vào mùa khô (8/2007) nhiệt độ trung bình
tầng mặt tồn bộ vịnh là 28,21ºC, nhiệt độ giảm dần từ 30ºC ở đỉnh đầm Thủy triều đến


12

25ºC ở cửa vịnh. Nhiệt trung bình tầng đáy tồn vịnh khoảng 23,5 ºC. Sự chệnh lệch tầng
mặt và tầng đáy toàn vịnh là vào khoảng 5,58ºC. Vào mùa mƣa (12/2007) nhiệt độ ở mặt
ngoài cửa vịnh thấp (25,4ºC) đi sâu vào trong vịnh nhiệt độ tăng dần lên và đạt cao nhất
tại đỉnh đầm Thủy Triều là 27,6ºC. Chênh lệch nhiệt độ cao nhất trong vịnh ở tầng mặt là
2,5ºC. Lƣỡi nƣớc lạnh xâm nhập vào vịnh Cam Ranh đƣợc thể hiện rõ nét.
Cũng theo Phạm Văn Thơm (2008) sự phân bố độ mặn giảm dần từ cửa vịnh vào

bên trong của vịnh. Độ mặn trung bình tầng mặt vào mùa khơ (8/2007) khoảng 33,47‰
và độ mặn trung bình tầng đáy là 33,85‰. Chênh lệch độ mặn giữa tầng đáy và mặt của
vịnh vào mùa khô là 0,38‰. Độ mặn trung bình tồn vịnh vào mùa mƣa (12/2007) là
khoảng 31,9‰ và có sự lan truyền độ mặn và sự tiếp nhận nguồn nƣớc ngọt từ các lƣu
vực sông ở xung quanh khu vực vịnh.
Nghiên cứu của Lê Thị Vinh (2009) hàm lƣợng oxy hòa tan của đầm Thủy Triều
dao động trong khoảng 4.8-7.4 mg/L, nhu cầu oxy hóa học dao động trong khoảng 15,337,3 mg/L [24].
pH của nƣớc khu vực vịnh Cam Ranh và đầm Thủy Triều dao động trong khoảng
7,28 – 8,30 [24].
Lê Thị Vinh đã có những nghiên cứu về hàm lƣợng chất dinh dƣỡng tại các vực
nƣớc ven bờ tỉnh Khánh Hòa (2000- 2007)[23]. Kết quả cho thấy hàm lƣợng muối dinh
dƣỡng và cả tỉ số mol N/P và N/Si có phạm vi biến động nhƣ sau:
Vịnh Vân Phong – Bến Gỏi, NH3,4: 0-69 μg N/L; NO2-: 0-3,7 μg N/L, NO3-: 30 -90
μg N/L, PO4: 1,3 - 21,3 μg P/L; SiO3: 44 - 968 μg Si/L, N/P: 5,83 – 93,0 và N/Si: 0,15 2,7.
Đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang, NH3,4: 0-51 μg N/L; NO2-: 0-6,1 μg N/L, NO3-:
53 – 182 μg N/L, PO4: 2,3- 25,0 μg P/L; SiO3: 134- 3155 μg Si/L, N/P: 8,95 – 47,89 và
N/Si luôn nhỏ hơn 1. Các giá trị cao của nitrate gặp tại đầm Nha Phu.
Vịnh Nha Trang, NH3,4: 0- 34μg N/L; NO2-: 0-2,1 μg N/L, NO3-: 38-51μg N/L,
PO4: 1,0-20,0 μg P/L; SiO3: 187-563 μg Si/L, N/P: 5,33 – 39,47 và N/Si: 5,33- 39,47. và
N/Si luôn nhỏ hơn 1. Tuy nhiên, vực nƣớc của Bé, tiếp giáp vịnh cáo hàm lƣợng dinh
dƣỡng cao hơn nhiều (giá trị cực đại của NH3,4: 432 μg N/L; NO2-: 66,6 μg N/L, NO3-:
508 μg N/L, PO4: 112,5 μg P/L; N/P: 9,71 78,65 và N/Si: 0,07 – 2,63).


13

Đầm Thủy Triều – vịnh Cam Ranh, NH3,4: 0-296 μg N/L; NO2-: 0- 10,5 μg N/L,
NO3-: 28-70 μg N/L, PO4: 1,0 – 26,8 μg P/L; SiO3: 193 - 3845 μg Si/L, N/P: 5,82 – 166,7
và N/Si luôn nhỏ hơn 1.
Nghiên cứu của Thái Ngọc Chiến, Rune Rosland, Knut Barthel, Bùi Hồng Long,

Nguyễn Tác An (2006) [4], nhằm khảo sát thành phần và sinh khối thực vật phù du ở
vinh Vân Phong và vịnh Cam Ranh trong 2 năm 2004 -2005 cho thấy chúng biến đổi theo
mùa rất rõ rệt. Thành phần chủ yếu của thực vật phù du vịnh Cam Ranh là tảo Silic và ở
vịnh Vân Phong là tảo Hai Roi. Tính đa dạng của sinh vật phù du của vịnh Vân Phong cao
(192 loài) và ở vịnh Cam Ranh ( 166 lồi). Có tới 67% thành phần tảo ở hai vịnh này là
giống nhau. Sinh khối trung bình tảo Silic và tảo Hai Roi ở vịnh Cam Ranh tƣơng ƣớng là
48mgC/m3 và 7mgC/m3 trong khi đó mật độ hai tảo này ở vịnh Vân Phong chỉ đạt
26mgC/m3 và 4 mgC/m3. Đồng thời, trong nghiên cứu này cũng cho thấy thành phần loài
và sinh khối thực vật phù du tại các khu vực này liên quan tới quá trình động lực (khả
năng xáo trộn) lƣợng mƣa và chế độ gió. Tỷ lệ DIN/DIP ở vịnh Vân Phong và vịnh Cam
Ranh tƣơng ƣớng là 9 và 14.
Nhìn chung các điều kiện mơi trƣờng tại khu vực tỉnh Khánh Hịa đa số chƣa vƣợt
qua tiêu chuẩn về nƣớc nguồn nƣớc nuôi trồng Thủy sản (TCVN 1943 - 1995). Nhƣng
trong những năm vừa qua hoạt động nuôi Hải sản phát triển khá mạnh và thiếu sự quy
hoạnh trên địa bàn của tỉnh. Điều này có thể sẽ mang tới nguy cơ về ô nhiễm môi trƣờng
nuôi và dịch bệnh xảy ra. Đòi hỏi, chúng ta cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa về điều
kiện tự nhiên môi trƣờng biển là rất cần thiết để góp phần phát triển kinh tế nói chung và
nghề Ni trồng Thủy sản nói riêng.
2.2 Tổng quan về nghề nuôi tôm Hùm tại Việt Nam và tỉnh Khánh Hịa.
2.2.1 Tình hình ni trồng trồng Thủy sản ở Việt Nam và Khánh Hòa.
Với khoảng 3260 km đƣờng bờ biển, trong đó cứ khoảng 20 km đƣờng bờ biển lại
có một cửa sơng. Bờ biển Việt Nam có rất nhiều các eo, vịnh, đầm, phá, chúng ta cịn có
một hệ thống sơng ngịi dày đặc cùng với điều kiện khí hậu nhiệt đới [34]. Đây là những
điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phất triển nuôi trồng Thủy sản của nƣớc ta.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2008 cả nƣớc có khoảng
1052600 ha diện tích sử dụng Ni trồng Thủy sản trong đó diện tích mặt nƣớc lợ mặn là


14


713800 ha. Về sản lƣợng Nuôi trồng Thủy sản năm 2008 vào khoảng 2465600 tấn, tăng
16,1% so với năm 2007. Bƣớc sang năm 2009 sản lƣợng Nuôi trồng Thủy sản vào khoảng
2569000 tấn tăng 7% so với kế hoạch và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2008 [25],[26].
Khánh Hòa là một tỉnh có tiềm năng rất lớn về phát triển Nuôi trồng Thủy sản đặc
biệt là nghề Nuôi trồng Hải sản. Tồn tỉnh có khoảng 600 ha diện tích Nuôi trồng Thủy
sản với tổng sản lƣợng Nuôi trồng Thủy sản khoảng 15070 tấn [27]. Với lợi thế về chiều
dài đƣờng bờ biển khoảng gần 400 km ( kể cả các đảo) và 1 vùng biển rộng lớn. Trong
những năm qua sản lƣợng nuôi trồng của tỉnh không ngừng đƣợc tăng lên. Theo kết quả
điều tra nông nghiệp, nông thôn và Thủy sản của Tổng cục Thống kê năm 2006 tồn tỉnh
có khoảng 4515 hộ ni lồng bè trên biển. Các đối tƣợng nuôi biển cũng vô cùng phong
phú từ cá biển nhƣ: cá Giò, cá Mú, cá Chẽm… cho tới Giáp xác, Nhuyễn thể.
2.2.2 Tác động của hoạt động Nuôi trồng Thủy sản tới môi trường
Nuôi trồng Thủy sản ven bờ vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm vì nó rất nhạy cảm
với các tác động của mơi trƣờng bên ngồi vùng ven biển và bản thân nó cũng gây khơng
ít những tác động cho mơi trƣờng xung quanh. Những năm qua nuôi trồng ven biển tăng
nhanh đặc biệt là nuôi lồng bè trên biển với tốc độ phát triển hiện nay mật độ lồng nuôi
ngày càng cao, lƣợng chất thải ngày càng nhiều nên đã làm thay đổi một số yếu tố thủy
lý,thủy hóa của mơi trƣờng theo chiều hƣớng bất lợi [9].
Nguy cơ ô nhiễm vào môi trƣờng Nuôi trồng Thủy sản cao nhất là từ thức ăn, các
loại thức ăn kém chất lƣợng, khẩu phần và chế độ cho ăn không hợp lý sẽ dẫn tới dƣ thừa,
khiến cho sinh vật nuôi không tiêu thụ hết, phần cịn lại thải ra mơi trƣờng nƣớc làm vẩn
đục nguồn nƣớc [22].
Theo Nguyễn Văn Quỳnh Bôi (2002) khi những động vật ni đƣợc cho ăn thì
khơng phải tất cả thức ăn đều đi tới chúng, một vài thức ăn rơi xuống đáy, những chất
dinh dƣỡng lọc ra khỏi thức ăn và tạo thành hàng đống những chất dinh dƣỡng phân hủy
trong nƣớc.
Theo Nguyễn Tác An ( 1997) ven biển Khánh Hịa mơi trƣờng nƣớc thƣờng bị ảnh
hƣởng bởi sự nhiễm bẩn dầu mỡ, chất thải nông nghiệp giàu dinh dƣỡng, chất độc hại nhƣ
thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chất thải công nghiệp [1].



15

Cũng theo Nguyễn Tác An ( 2004) ở Khánh Hòa mỗi năm sử dụng khoảng 30%
sản lƣợng Hải sản khai thác của tỉnh làm thức ăn cho hơn 12000 lồng nuôi tôm Hùm, 7080% số thức ăn này đã gây ô nhiễm môi trƣờng [29].
Theo báo Khánh Hòa (07/2003) mỗi ngày ở vịnh Vân Phong ( Khánh Hịa) có tới
25-30 tấn sò, hàu, ốc, cá tạp, … đƣợc sử dụng làm thức ăn cho tôm Hùm, các chất dƣ thừa
nhƣ vỏ ốc, vỏ hàu, vỏ sò, cá … còn giữ nguyên trong lồng, nếu có vệ sinh lồng lặn xuống
lấy và đổ chất thải ra bên ngoài lồng, nhƣng chúng vẫn tồn tại bên trong khu vực nuôi
tôm. Với một lƣợng chất dƣ thừa tích tụ dƣới đáy biển làm cho mơt trƣờng nƣớc ngày
càng bị ơ nhiễm và chính các hộ nuôi tôm là những ngƣời phải chịu ảnh hƣởng đầu tiên.
2.2.3 Tình hình ni tơm Hùm
Nghề ni tơm Hùm lồng là một nghề tƣơng đối mới và đem lại hiệu quả kinh tế
cao cho ngƣời nuôi. Tôm Hùm đƣợc ni chủ yếu tại một số tỉnh nhƣ: Bình Định, Phú
n, Khánh Hịa, Ninh Thuận.
Năm 2002, tồn tỉnh Khánh Hịa có khoảng 15000 lồng ni với sản lƣợng khoảng
600 tấn tập trung chủ yếu ở hai huyện Vạn Ninh và Cam Ranh chiếm khoảng 12000 lồng.
Tỉnh Phú Yên có khoảng 11000 lồng nuôi tôm Hùm tập trung chủ yếu tại vùng biển thuộc
huyện Sông Cầu [10]. Năm 2008 số lƣợng lồng ni tơm Hùm tại tỉnh Khánh Hịa khoảng
30000 lồng (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009).
Theo số liệu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hịa năm 2002
tồn huyện Vạn Ninh có khoảng 1800 hộ ni với 5400 lồng, năng suất trung bình 2kg/m2
lồng. Huyện Cam ranh có khoảng 5681 hộ ni tơm Hùm với 7168 lồng ni, năng suất
trung bình 2,32 kg/m2 lồng. Tôm Hùm chủ yếu đƣợc nuôi bằng bè nổi và lồng chìm. Các
lồng chìm có kích thƣớc khoảng 3×3×1,5( 1,6; 2,0) hoặc (4×4×1,5 (1,6; 2,0). Các bè ni
với các ơ lồng có kích thƣớc khoảng 4×4×5 hoặc (4×5×5) [7].
Nghề ni tơm Hùm lồng thật sự có tiềm năng và nó đã thu hút đƣợc rất nhiều
ngƣời dân tham gia vào hoạt động nuôi nhƣng chủ yếu là những hộ dân nghèo ven biển.
Có nhiều lồi tơm Hùm đƣợc ni ở vùng biển Việt Nam nhƣ:
Tôm hùm Bông Panulirus ornatus (Fabricius,1798)

Tôm hùm đá Panulirus homarus (Linnaeus, 1758)
Tôm hùm sỏi Panulirus stimpsoni (Holthuis, 1963)


16

Tôm hùm đỏ Panulirus longipes (Edwards, 1868)
Tôm hùm ma Panulirus penicilatus (Olivier, 1791)
Tôm hùm sen Panulirus versicolor (Latraille, 1804)
Tôm hùm bùn Panulirus poliphagus (Herbst, 1793)
Nhƣng hiện nay ngƣời dân chủ yếu tập trung ni tơm Hùm Bơng, một đối tƣợng
có kích thƣớc thƣơng phẩm lớn và có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó cịn có một số mơ
hình nuôi ghép tôm Hùm với Vẹm Xanh, nuôi ghép tôm Hùm với rong và Vẹm Xanh hay
phổ biến hiện nay là nuôi ghép tôm Hùm với Tu Hài đã tỏ ra khá hiệu quả kinh tế và góp
phần cải thiện môi trƣờng nuôi.
2.2.4 Các điều kiện môi trường nuôi tôm hùm Bông
Độ mặn: Độ mặn ảnh hƣởng trực tiếp tới sinh tƣởng của tơm hùm Bơng vì chúng là bọn
biến thẩm thấu (poikilosmotic). Ở giai đoạn nhỏ chúng chỉ có thể chịu đƣợc độ mặn tối
thiểu là 20 ppt (Booth và Kittaka, 2000).
Oxygen: Tơm hùm Bơng là lồi phụ thuộc vào oxy hòa tan, điểm oxy giới hạn vào
khoảng 30% giá trị bão hòa (Crear và Forteath, 1998) và phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ:
giới tính, khối lƣợng cơ thể, giai đoạn sống, nhiệt độ, độ mặn và thời gian trong ngày.
Tơm nhỏ có tốc độ tiêu thụ oxy trong thời gia nghỉ ngơi khoảng 0,02 – 0,07 mg/g khối
lƣợng cơ thể/giờ. Tơm lớn địi hỏi ít oxy/đơn vị khối lƣợng cơ thể trong khi q bão hịa
oxy có thể gây ra bệnh bọt khí (Brisson, 1985).
Amonia: Amonia có thể gây độc cho tôm hùm Bông nếu hàm lƣợng của nó trong mơi
trƣờng cao. Khả năng chịu đựng amonia của tôm hùm Bông tăng lên theo độ tuổi và giảm
đi khi nhiệt độ tăng và gặp stress. Nồng độ amonia không nên vƣợt quá 0,5 mg/L
(Forteath, 1990 và Harvie, 1993).
2.2.5 Thức ăn cho tôm hùm Bông

Thức ăn sử dụng ni tơm hùm Bơng phải có giá trị dinh dƣỡng cao và thƣờng
chiếm 50 – 70% giá thành sản phẩm (Radhakrishman, 1995).
Thức ăn đƣợc sử dụng phổ biến nuôi tôm Hùm hiện nay là cá tạp, động vật thân
mềm, giáp xác nhƣ: cá Sơn, cá Mối, Vẹm Xanh, Sò đá, Rịm, Cua…Những loại thức ăn
này thƣờng có hệ số thức ăn (FCR) cao khoảng 28-29 và gây ô nhiễm nguồn nƣớc khu
vực nuôi [6]. Tuy nhiên trong những năm qua cũng đãcó những nghiên cứu về mặt dinh


17

dƣỡng tơm hùm. Góp phần từng bƣớc trong tƣơng lai gần tạo ra đƣợc nguồn thức ăn nhân
tạo. Giúp chủ động nguồn thức ăn và giảm thiểu lƣợng thức ăn dƣ thừa đƣa vào môi
trƣờng nƣớc nuôi.
Trên thế giới, thức ăn có nguồn gốc từ biển đƣợc tơm hùm ƣa chuộng hơn so với thức ăn
có nguồn gốc trên cạn và kết quả tƣơng tự giữa thức ăn là thân mềm (chủ yếu là vẹm,
dòm) so với cá. Chittleborough (1974) ghi nhận rằng lƣợng thức ăn tôm Hùm tiêu thụ phụ
thuộc vào từng giai đoạn sống và nhu cầu tăng lên khi nhiệt độ nƣớc tăng. Tốc độ dinh
dƣỡng trung bình của tơm ở giai đoạn nhỏ khoảng 0,05 kJ/g khối lƣợng cơ thể (khoảng 5
– 15% khối lƣợng cơ thể). Thức ăn chứa lƣợng acid béo không no (PUFA) là yêu cầu
thiết yếu cho tốc độ sinh trƣởng nhanh ở tơm hùm (Castell, 1983). Bên cạnh đó, các sắc tố
nhƣ astaxanthin đƣợc coi là nhân tố chính để duy trì màu sắc vỏ.
Ở Việt Nam, thức ăn đƣợc sử dụng thƣờng là cá tạp và các loại thân mềm, giáp xác. Các
loại cá thƣờng sử dụng nhƣ: cá sơn (Saurida spp.), cá mắt đỏ (Priacanthus spp.), cá
chuồn (Exocoetidae) một số loại cá nhỏ khác nhƣ (Leiognathus spp.), ốc, vẹm xanh, dịm,
các loại cua, ghẹ trong đó cá tạp chiếm 70% khẩu phần ăn của tơm hùm và 30% cịn lại là
thân mềm và giáp xác.
2.2.6 Bệnh trên tôm hùm Bông
Việc sử dụng cá tạp nuôi tôm hùm Bông đƣợc coi là nguồn gây bệnh chính cùng
với các vấn đề về môi trƣờng. Tổng lƣợng Nitrogen thải ra từ nuôi tơm hùm cao gấp 4 lần
so với mức trung bình của ni trồng thủy sản [21]. Hậu quả, nó gây tác động ngƣợc trở

lại tới tôm và là nguyên nhân dẫn tới những bệnh nhƣ đen mang, đỏ thân [20].
2.2.7 Hiệu quả kinh tế nghề nuôi tôm Hùm ở Việt Nam
Sản lƣợng tôm hùm nuôi ở Việt Nam hàng năm vào khoảng 1.500 và mang lại thu
nhập khoảng 20 triệu USD. Giá bán tại lồng vào thời điểm năm 2000 khoảng 420.000
VND/kg. Lợi nhuận biên đạt 50% [20].
Thông qua những nghiên cứu về hiện trạng nghề nuôi tôm Hùm trên Thế giới và
Việt Nam hiện nay cho chúng ta thấy đây quả thực là một nghề ni mới có nhiều triển
vọng phát triển và đúng nhƣ vậy nhƣng đồng thời nó cũng có thể gây ra ơ nhiễm nguồn
nƣớc khu vực ni. Chính vì điều đó địi hỏi cơ quan chức năng phải có những biện pháp
quy hoach và quản lý vùng ni một cách có hiệu quả. Đẩy mạnh những nghiên cứu về


18

dinh dƣỡng tôm Hùm. Nâng cao ý thức cho ngƣời dân về quản lý nguồn thức ăn và áp
dụng các mơ hình ni ghép một cách hiệu quả. Đồng thời có những nghiên cứu về sự
biến động các yếu tố môi trƣờng nuôi và đánh giá sự tác động ngƣợc trở lại của hoạt động
ni tới mơi trƣờng. Góp phần phát triển nghề nuôi tôm Hùm ngày càng phát triển cao và
ổn định.


19
Phần 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian
Từ ngày 13 tháng 05 năm 2009 đến ngày 12 tháng 06 năm 2010.
3.2 Địa điểm nghiên cứu
Vịnh Bình Ba, xã Cam Bình, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hịa (vị trí thu mẫu trên hình
1, 2).


Đảo Bình Ba

Hình 3.1. Cảng Cam Ranh và Đảo Bình Ba (Ảnh: Google Earth)


20
5

1
2

Cửa nhỏ
Vịnh Bình
Ba

Cửa lớn

3
6

4

Biển Đơng

Hình 3.2. Địa điểm thu mẫu mơi trƣờng và sinh vật tại vịnh Bình Ba
(Ảnh: Google Earth)
Bảng 3.1. Chú thích các điểm thu mẫu
Số

thứ


tự

Đặc điểm

điểm thu mẫu

Tọa độ
Vĩ độ

Kinh độ

11050’42.59N

109013’25.55E

11051’01.10N

109013’38.64E

1105037.50N

109014’00.75E

và ký hiệu
1 (TAV)

Vị trí lồng ni tơm hùm Bơng thí
nghiệm (thức ăn viên)


2 (100M)

Vị trí khơng có lồng ni tơm ở
trong vịnh

3 (CAT)

Vị trí lồng ni tơm hùm tập
trung (thức ăn cá tạp)

4 (DC)

Cảng Bình Ba

11050’23.08N

109014’19.66E

5 (CN)

Cửa nhỏ

11051’09.45N

109014’49.39E

6 (CL)

Cửa lớn


11048’17.45N

109013’36.69E


21

3.3 Phƣơng pháp phân tích các yếu tố mơi trƣờng
Mẫu nƣớc, đáy đƣợc thu định kỳ 2 tháng/lần để phân tích các yếu tố mơi trƣờng.
Trong trƣờng hợp có sự thay đổi thời tiết đột ngột sẽ tiến hành thu mẫu bổ sung để đánh
giá biến động.
3.3.1 Nhiệt độ: Nhiệt độ nƣớc tầng mặt đƣợc đo tại nơi thu mẫu bằng máy đo 6 yếu tố
YSI
3.3.2 Độ mặn: đƣợc xác định bằng tỉ trọng kế.
3.3.3 pH: đƣợc đo bằng máy: ISY
3.3.4 Oxy hòa tan (DO) đƣợc xác định theo phƣơng pháp Winkler.
Phƣơng pháp dự trên cơ sở phản ứng mà ở đó Mn hóa trị 2 trong mơi trƣờng kiềm (dung
dịch đƣợc cho vào mẫu nƣớc trong hỗn hợp cùng với dung dịch KI) bị O2 trong mẫu nƣớc
oxy hóa đến hợp chất Mn hóa trị 4, số đƣơng lƣợng của hợp chất Mn hóa trị 2 lúc đó đƣợc
kết hợp với tất cả oxy hòa tan.
MnCl2 + 2NaOH = 2 NaCl + Mn(OH)2↓ (màu trắng)
2Mn(OH)2 + O2 = 2 MnO(OH)2↓ (màu vàng nâu)
Số đƣơng lƣợng của Mn hóa trị 4 đƣợc tạo thành ở dạng kết tủa vàng nâu bằng số đƣơng
lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc. Khi thêm axit H2SO4 vào trong mẫu, hợp chất Mn hóa trị 4
hay nói khác đi là số đƣơng lƣợng của oxy hịa tan, chính bằng số đƣơng lƣợng I2 có trong
mẫu nƣớc.
MnO(OH)2 + 2 H2SO4 + 2KI = MnSO4 + K2SO4 + 3H2O + I2
I2 tự do đƣợc tách ra, dễ dàng định lƣợng bằng dung dịch chuẩn Na2S2O3.
I2 + 2Na2S2O3 = 2NaI + Na2S4O6
Quá trình xác định hàm lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc theo phƣơng pháp này đƣợc thực

hiện trong ba giai đoạn:
Giai đoạn I: Cố định oxy hòa tan trong mẫu nƣớc (cố định mẫu)
Giai đoạn II: Tách I2 bằng mơi trƣờng axit (axit hóa, xử lý mẫu)
Giai đoạn III: Chuẩn độ I2 bằng Na2S2O3 (phân tích mẫu)
Trình tự tiến hành:
Cố định mẫu nƣớc


22

Thu mẫu bằng batomet chuyển sang chai 125 mL nút mài, cho vòi cao su sát đáy để nƣớc
tràn ra ngồi hết khoảng 1/3 thể tích chứa lúc đầu. Lập tức cho vào 1 mL MnCl 2, 1 mL
dung dịch KI/NaOH. Đậy nút mài khơng cho có bọt khí và đảo đều từ trên xuống dƣới.
Trong mẫu nƣớc xuất hiện kết tủa màu trắng rồi chuyển sang màu vàng nâu.
Xử lý mẫu
Để yên chại đựng mẫu nƣớc đã cố định ở chỗ mát trong 1 giờ. Sau đó thêm 1 mL H2SO4
đặc, kết tủa màu vàng nâu tan hết. Trong mẫu xuất hiện kết tủa màu vàng của I2. Trƣờng
hợp phải để mẫu lâu thì phải ngâm trong chậu nƣớc lạnh để bảo quản mẫu.
Phân tích mẫu
Chuyển 25 mL nƣớc mẫu đã xử lý vào bình nón, chuẩn độ bằng Na2S2O3 0,01 N đến khi
có màu vàng nhạt thêm 3 giọt hồ tinh bột, dung dịch lúc này có màu xanh tím rồi tiếp tục
chuẩn độ bằng Na2S2O3 đến khi hết màu xanh tím. Ghi thể tích Na2S2O3 0,01 N đã chuẩn
độ hết. Làm 2 – 3 lần lấy kết quả trung bình.
Cơng thức tính tốn
Hàm lƣợng oxy hịa tan trong nƣớc đƣợc tính theo cơng thức
mgO2 / L

V .N .8.1000
V0


Trong đó:
V

: Số mL dung dịch Na2S2O3 0,01 N đã dùng hết

N

: Nồng độ dung dịch chuẩn Na2S2O3

V0

: Thể tích mẫu nƣớc đã xử lý để phân tích

8

: Đƣơng lƣợng của oxy

1000 : Hệ số đổi thành lít
Chú ý: Trong giai đoạn cố định, chúng ta đã thêm 2 mL hóa chất (1mL MnCl2 + 1 mL
KI/NaOH) vào chai 125 mL, nên lƣợng nƣớc thực tế đƣợc định lƣợng (trừ phần hóa chất
đã cho vào) là:
25

125 2
125

24,6(mL)

Và nhƣ vậy hàm lƣợng O2 hịa tan trong nƣớc chính xác là:
mgO2 / L


V .N .8.1000
24,6


23

Hóa chất cần thiết:
-

Dung dịch MnCl2: Hịa tan 250g MnCl2.4H2O trong 625 mL nƣớc cất đựng vào lọ

trắng.
-

Dung dịch KI/NaOH: Hòa tan 150 g KI trong 200 mL nƣớc cất, hòa tan 500 g

NaOH trong 500 mL nƣớc cất (khi vừa khuấy vừa làm lạnh). Trộn 2 dung dịch này với
nhau và thêm nƣớc cất đến đủ 1 L. Đựng vào lọ nâu, nút cao su.
-

Dung dịch hồ tinh bột: Hòa tan 0,5 g tinh bột dễ tan với một ít nƣớc cất, rồi thêm

100 mL nƣớc cất và khuấy, đun đến sơi. Có thể thêm 3 giọt CCl 4 hoặc CHCl3 để diệt
khuẩn.
-

Dung dịch nguyên chuẩn K2Cr2O7 0,1 N: Cần 4,903 g tinh thể hòa tan và định mức

đến 1 L bằng nƣớc cất hoặc là dùng phecxannal K2Cr2O7 N/10.

-

Dung dịch H2SO4 25%: Trộn 1 thể tích H2SO4 đặc với thể tích nƣớc cất.

Chú ý: Khi pha phải đổ axit vào nƣớc, không làm ngƣợc lại. Đong lƣờng axit trong ống
mà không đƣợc dùng pipet
-

Dung dịch KI 1 M: Hòa tan 8,3 g KI vào trong 500 mL nƣớc cất. Trộn đều rồi cho

vào lọ nâu.
-

Dung dịch Na2S2O3 0,1 N: Hòa tan 25 g tinh thể Na2S2O3.5H2O trong 1 L nƣớc cất,

đun sôi để nguội (để đuổi hết CO2). Thêm 6 hạt NaOH rắn rồi cho vào lọ hoặc dùng
phecxannal Na2S2O3 N/10. Dung dịch vừa pha khơng có nồng độ chính xác vì vậy cần
phải xác định lại nồng độ. Lý do là trong tinh thể Na2S2O3 thƣờng lẫn Na2S, NaSO3,
NaCO3 và Na2S2O3 dễ bị vi khuẩn phân giải, bị oxy trong khơng khí oxy hóa.
3.3.5 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD – Biochemical Oxygen Demand)
BOD là hàm lƣợng oxy cần thiết để vi sinh vật tiêu thụ trong quá trình phân hủy các chất
hữu cơ trong nƣớc trong điều kiện yếm khí. Phản ứng xảy ra nhƣ sau:
Chất hữu cơ + O2

CO2 + H2O
VSV

Oxy sử dụng trong quá trình này là oxy hịa tan trong nƣớc.
Phƣơng pháp phân tích



24

Thu mẫu nƣớc: Chuyển mẫu vào hai chai thủy tinh nút mài 125 mL. Chai thứ nhất xác
định ngay hàm lƣợng O2 ban đầu. Chai thứ hai ủ tối, nhiệt độ 20oC, thời gian 5 ngày
(hoặc 3 ngày ở nhiệt độ 30oC). Định lƣợng hàm lƣợng O2 trong chai thứ hai.
BOD5 = O2 đầu – O2 cuối ( mg/L)
Trƣờng hợp có hàm lƣợng chất hữu cơ cao, cần pha lỗng nƣớc nghiên cứu bằng dung
dịch pha loãng.
Chuẩn bị dung dịch pha loãng: nƣớc pha loãng đƣợc chuẩn bị ở chai to, miệng rộng, bằng
cách thổi khơng khí sạch ở 20oC vào nƣớc cất và lắc nhiều lần cho bão hòa oxy, sau đó
thêm 1 mL dung dịch đệm phốt phat, 1 mL dung dịch MgSO4, 1 mL FeCl3, định mức đến
1 L bằng nƣớc cất.
Sau khi pha loãng xong, chuyển mẫu nƣớc vào hai chai thủy tinh nút mài. Xác định BOD5
đã trình bày ở trên.
Bảng 3.2 Độ pha lỗng khuyến nghị để xác định BOD5
BOD5 dự đoán (mg/L)

Hệ số pha loãng

3–6

Giữa 1 và 2

4 –12

2

10 – 30


5

20 – 60

10

40 – 20

20

Lƣợng BOD5 đƣợc tính theo cơng thức:
BOD5 = (O2 đầu – O2 cuối) × k
k: hệ số pha lỗng
Hóa chất cần thiết:
-

Các loại hóa chất định lƣợng oxy hịa tan

-

Dung dịch đệm photphat: hòa tan 8,5 g KH2PO4, 21,75 g K2HPO4, 33,4 g
Na2HPO4, 1,7 g NH4Cl trong 500 mL nƣớc cất và định mức thành 1 L.

-

Dung dịch MgSO4: hòa tan 22,5 g MgSO4.7H2O trong 1 L nƣớc cất.

-

Dung dịch CaCl2: hòa tan 27,5 g CaCl2 trong nƣớc cất định mức thành 1 L


-

Dung dịch FeCl3: hòa tan 0,25 g FeCl3.6H2O trong nƣớc, định mức thành 1 L


25

3.3.6 Nhu cầu oxy hóa học (COD – Chemical Oxygen Demand)
COD là lƣợng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học các chất hữu cơ trong nƣớc
thành CO2 và H2O.
Đại đa số các chất hữu cơ có trong nƣớc đều mang đặc trƣng khử nên COD đặc trƣng cho
khả năng tiêu thụ oxy hịa tan trong q trình oxy hóa chất hữu cơ. Với ý nghĩa đó, COD
đƣợc gọi là “độ oxy hóa của nƣớc”.
Có hai phƣơng pháp xác định nhu cầu oxy hóa học của nƣớc đó là:
-

Phƣơng pháp Permangnanat

-

Phƣơng pháp Permangannat Iot Thiosuphat

Phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong việc xác đinh nhu cầu oxy hóa học là phƣơng
pháp Permangannat Iot Thiosuphat.
Nguyên tắc phƣơng pháp:
Trong mơi trƣờng kiềm KMnO4 tiến hành oxy hóa các chất khử theo phƣơng trình:
2KMnO4

K2O + 2MnO2 + 3O


Lƣợng KMnO4 cịn thừa lại sau phản ứng lại bị khử tiếp bằng một lƣợng xác định KI
trong môi trƣờng axit H2SO4:
2KMnO4 + 10 KI + 8 H2SO4 = 5I2 + 2MnSO4 + 6K2SO4 + 8H2O
Lƣợng I2 đƣợc giải phóng ra, đƣợc chuẩn độ bằng Na2S2O3 chỉ thị hồ tinh bột:
I2 + 2 Na2S2O3 = Na2S4O6 + 2NaI
Trình tự tiến hành:
Với mẫu thật: Cho vào bình nón 50 mL nƣớc nghiên cứu, 1 mL NaOH 20%, 10 mL
KMnO4 0,01N. Đun cách thủy 10 phút. Lấy ra để nguội đến nhiệt độ phịng (có thể nhúng
bình nón trong chậu nƣớc lạnh) rồi thêm 2 mL H2SO4 25%, 2 mL KI 10%, để yên trong
chỗ tối 5 phút. Sau đó chuẩn độ bằng dung dịch Na2S2O3 0,01 N chỉ thị hồ tinh bột. Ghi
thể tích Na2S2O3 (B mL). Trong bƣớc này ta đã thực hiện đƣợc :
Số mili đƣơng lƣợng chất khử trong mẫu nƣớc cộng với chất khử lẫn trong thuốc thử và
sự tự hủy của KMnO4 là:
V KmnO4 + N KMnO4 - V Na2S2O3 × N Na2S2O3
Khi nồng độ của KMnO4 và Na2S2O3 đều là 0,01 N ta có:


×