Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tìm hiểu công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.89 KB, 116 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU

1.Sự cần thiết của đề tài:
Khi nói đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thì điều
trước tiên người ta nói đến là nguồn vốn kinh doanh mà trong đó vốn bằng tiền
chiếm một vị trí không thể thiếu trong doanh nghiệp. Bởi vì vốn bằng tiền giúp
cho mọi hoạt động, quá trình giao dịch của doanh nghiệp diễn ra dễ dàng hơn,
thuận tiện hơn. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì vai trò của vốn bằng tiền
ngày càng được nâng cao và là vấn đề mà các doanh nghiệp luôn quan tâm đến.
Bên cạnh tầm quan trọng của vốn bằng tiền thì các khoản thanh toán cũng
đóng vai trò quan trọng không kém. Nợ phải trả là nguồn vốn hợp lý của doanh
nghiệp, nhưng điều quan trọng là doanh nghiệp phải sử dụng, hạch toán như thế
nào để mang lại lợi nhuận cao mà không bị ảnh hưởng đến uy tín, nguyên tắc kinh
doanh và đảm bảo đúng pháp luật quy định.
Nhận thức được tầm quan trọng trên nên em quyết định chọn đề tài : “Tìm
hiểu công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán tại
Công ty Cổ phần phụ liệu may Nha Trang”.
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài :
- Vận dụng lý thuyết và thực tiễn nhằm củng cố và bổ sung hệ thống kiến
thức đã học, đồng thời làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
- Hệ thống hoá những vấn đề chung về công tác hạch toán kế toán vốn bằng
tiền và các nghiệp vụ thanh toán.
- Phân tích thực trạng tình hình hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các
khoản thanh toán. Đánh giá chung những mặt đạt được và những mặt còn tồn tại
từ đó đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời, đúng đắn cho hoạt động đầu tư và
cũng như hoạt động kinh doanh của Công ty.
3. Đốí tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:
-Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Công tác hạch toán, kế toán vốn bằng
tiền và các nghiệp vụ thanh toán”
-Phạm vi nghiên cứu của đề tài là : Các số liệu kế toán trong tháng 05 năm


2006 và số liệu đánh giá kết quả kinh doanh trong 2 năm 2004-2005 tại Công ty
Cổ phần phụ liệu may Nha Trang.



PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
2
4.Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Đề tài được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các dữ liệu, các sự việc xảy ra
trong thực tế. Cho nên để giải những vấn đề đang được đặt ra trong công tác kế
toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán. Ngoài ra, còn sử dụng các phương
pháp phân tích, so sánh, thống kê và phỏng vấn trực tiếp.
5.Nội dung nghiên cứu và kết cấu của đề tài:
Tên đề tài: “Tìm hiểu công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các
nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Cổ phần phụ liệu may Nha Trang”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương:
-Chương 1: Cơ sở lý luận chung về công tác kế toán vốn bằng tiền và các
nghiệp vụ thanh toán.
-Chương 2: Thực trạng công tác hạch toán, kế toán vốn bằng tiền tại Công
ty Cổ phần phụ liệu may Nha Trang.
-Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán vốn
bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Cổ phần phụ liệu may Nha Trang.
6. Những đóng góp của đề tài:
-Đề tài đã đánh giá đúng thực trạng công tác hạch toán kế toán vốn bằng
tiền và các nghiệp vu thanh toán taị Công ty.
-Đề tài đã chỉ ra đuợc những ưu điểm, nhược điểm của công tác hạch toán,
kế toán vốn bằng tiền và nêu ra được những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác
hạch toán, kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần phụ liệu may Nha Trang.
-Đề tài đã giúp cho em hiểu rõ hơn về công tác hạch toán kế toán vốn bằng
tiền và các nghiệp vụ thanh toán cả về mặt lý thuyết cũng như thực tế ở các Doanh

Nghiệp sản xuất kinh doanh.
Do đề tài có tính chất chuyên sâu, hơn nữa thời gian thực tập có hạn, kinh
nghiệm thực tiễn và khả năng nhận thức còn non kém nên chắc chắn đề tài không
tránh khỏi những sơ sót. Em rất mong nhận được sự bổ sung, sửa chữa, góp ý của
thầy cô và các anh các chị trong Công ty để đề tài này của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Nha Trang, Ngày 20 tháng 11 năm 2006
Sinh viên thực hiện.


Bùi Thị Thuy

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC NGHIỆP VỤ THANH
TOÁN

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG
TIỀN
1.1.1.Khái niệm:
Vốn bằng tiền là tài sản tồn tại dưới hình thức giá trị, bao gồm tất cả các loại
tiền do Ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành kể cả ngân phiếu và các ngoại
tệ, vàng, bạc, đá quý. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn bằng tiền là tài
sản linh hoạt nhất, sự luân chuyển của nó liên quan đến hầu hết các giai đoạn
sản xuất kinh doanh chủ yếu của Doanh Nghiệp như thanh toán tiền mua hàng
.cho người bán, trả các khoản nợ phải trả hoặc thực hiện ngay một số chi phí
sản xuất kinh doanh bằng tiền…và là kết quả của quá trình bán hàng hay thu
hồi các khoản nợ phải thu. Như vậy, qua sự luân chuyển vốn bằng tiền người ta

có thể kiểm tra hoặc đánh giá chất lượng các hoạt động kinh tế tài chính của
Doanh Nghiệp. Mặt khác số hiện có của vốn bằng tiền còn phản ánh khả năng
thanh toán tức thời của Doanh Nghiệp. Theo quy định hiện nay vốn bằng tiền
bao gồm 3 loại: Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng và tiền đang chuyển.
1.1.2Nguyên tắc hạch toán:
Trong quá trình hạch toán vốn bằng tiền cần tôn trọng các nguyên tắc sau:
Giá trị của các loại vốn bằng tiền như: vàng, bạc, đá quý phải được quy
đổi theo một đơn vị tiền tệ thống nhất đó là đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán.
Việc quy đổi ngoại tệ sang đồng Việt Nam phải theo tỷ giá thực tế do
Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để
ghi sổ kế toán. Nếu có phát sinh chênh lệch giữa tỷ giá thực tế tại thời điểm
phát sinh với tỷ giá đã ghi sổ kế toán thì phải phản ánh số chênh lệch này vào
tài khoản “Chênh lệch tỷ giá hối đoái – 413”. Số dư của tài khoản vốn bằng tiền
là ngoại tệ phải được điều chỉnh theo tỷ giá thực tế ở thời điểm lập báo cáo.
Trường hợp hoạt động của Doanh Nghiệp phát sinh nhiều nghiệp vụ thu
chi ngoại tệ thì ngoài tỷ giá thực tế kế toán có thể sử dụng thêm tỷ giá hạch
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
4
toán để giúp cho quá trinh ghi sổ được thuận lợi hơn. Trong đó tỷ giá hạch toán
là tỷ giá thực tế được xác định vào thời điểm đầu kỳ kế toán và không thay đổi
trong kỳ kế toán đó. Nếu đơn vị có sử dụng tỷ giá hạch toán để ghi chép phản
ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì công việc kế toán được tổ chức như sau:
+ Đối với các loại vốn bằng tiền bằng ngoại tệ, các khoản phải thu, phải
trả có gốc là ngoại tệ thì phải được ghi sổ theo tỷ giá hạch toán.
+ Đối với doanh thu, chi phí và ngoại tệ thì phải được ghi sổ theo tỷ giá
thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Khoản chênh lệch giữa tỷ giá thực tế
và tỷ giá thanh toán được phản ánh vào tài khoản “chênh lệch tỷ giá hối đoái –
413”.
Số dư các tài khoản vốn bằng tiền là ngoại tệ, các khoản phải thu, phải
trả có gốc là ngoại tệ phải được điều chỉnh theo tỷ giá thực tế tại thời điểm cuối

kỳ và tỷ giá này cũng là tỷ giá hạch toán của kỳ sau.
- Các khoản tiền thu chi bằng ngoại tệ cần phải được theo dõi chi
tiết theo các loại nguyên tệ để biết số ngoại tệ biến động trong kỳ
và còn lại ở mọi thời điểm.
- Đối với vàng, bạc, kim khí, đá quý ở những đơn vị không kinh
doanh vàng thì được phản ánh vào tài khoản vốn bằng tiền theo
giá hoá đơn hoặc giá được thanh toán. Ngoài việc theo dõi về mặt
giá trị, kế toán còn phải theo dõi cả về mặt số lượng, trọng lượng,
quy cách và phẩm chất của từng thứ, từng loại.
1.1.3.Nhiệm vụ:
- Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số hiện có và tình hinh luân chuyển
của vốn bằng tiền.
- Theo dõi chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu chi và quản lý tiền mặt,
tiền gửi Ngân hàng, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý.
- Tổ chức hệ thống sổ chi tiết để ghi chép, đối chiếu, kiểm tra mọi sự biến
động của vốn bằng tiền.
1.1.4.KẾ TOÁN TIỀN MẶT TẠI QUỸ
1.1.4.1. Chứng từ và thủ tục kế toán
Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm mở sổ quỹ, ghi chép hàng ngày các
nghiệp vụ thanh toán thu, chi tiền mặt tại quỹ.
Chứng từ hạch toán tiền mặt tại quỹ bao gồm:
Phiếu thu
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
5
Phiếu chi
Biên lai thu tiền
Bảng kê vàng, bạc, đá quý
Bảng kiểm kê quỹ
Chứng từ khác có liên quan
Việc thu tiền hàng ngày do thủ quỹ tiến hành trên cơ sở các phiếu thu,

phiếu chi hoặc các chứng từ nhập xuất hợp lệ. Sau khi thực hiện nghiệp vụ thu
chi tiền mặt, thủ quỹ tiến hành ký tên, đóng dấu vào các chứng từ đó và sử
dụng nó để ghi vào sổ quỹ. Cuối mỗi ngày thủ quỹ phải nộp báo cáo quỹ và các
chứng từ kèm theo cho kế toán thanh toán.
Kế toán thanh toán cũng căn cứ vào các chứng từ này để phản ánh tình
hình luân chuyển của tiền mặt trên các sổ kế toán để đối chiếu với sổ thu tiền
mặt, chi tiền mặt….Riêng vàng, bạc, đá quỹ, ký cược, ký quỹ thì phải theo dõi
riêng một sổ hay một phần sổ sau khi đã làm song các thủ tục cân, đong, đo,
đếm số lượng, trọng lượng, giám định chất lượng và liêm phong của người ký
quỹ, ký cược.
Hàng ngày thủ quỹ phải thường xuyên kiểm tra tiền mặt tồn quỹ thực
tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ, sổ kế toán. Nếu có chênh lệch
kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại nguyên nhân đề ra biện pháp giải quyết
thích hợp.
1.1.4.2. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản: 111 – Tiền mặt;
Tài khoản này được dùng để phản ảnh tình hình thu chi tiền mặt, tồn quỹ
tiền mặt của Doanh Nghiệp, bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá
quý.
TK 111 có 3 tài khoản cấp 2: TK 1111: Tiền Việt Nam
TK 1112: Ngoại tệ
TK 1113: Vàng bạc, đá quý






PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
6

1.1.4.3. Sơ đồ hạch toán tài khoản tiền mặt






























Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tài khoản tiền mặt
111
511
Doanh thu bán hàng và
cung c
ấp
d
ịch vụ

333 (3331)
711
Thu về thanh lý
như
ợng bán TSCĐ

112
Rút tiền gửi ngân hàng
nh
ập quỹ tiền

m
ặt

131, 136, 141
Người mua, các đơn vị
tr
ực thuộc trả tiền

121, 128, 221, 222, 228
Thu hồi các khoản đầu tư

411, 451, 461
- Nhận vốn góp kinh
doanh do ngân sách cấp,
cấp trên cấp, nhận vốn
góp liên doanh.
- Nhận tiền cấp dưới nộp
lên để lại quỹ QL cấp trên

- Nhận kinh phí sự nghiệp

112
Tiền gửi ngân hàng
152, 153, 156, 641, 642
Mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ
142, 241, 627, 641, 642
133
Các khoản chi phí bằng

ti
ền mặt

121, 221
Mua chứng khoán
222, 228
Góp vốn liên doanh, đầu tư bất
đ
ộng sản

331, 315, 341
Trả tiền nợ vay

331, 333, 334
Trả tiền người bán, nộp
thuế, trả lương, trả khác
414, 415, 431
Chi các quỹ
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
7
1.1.5.KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG

1.1.5.1. Chứng từ và thủ tục kế toán
Tiền gửi ngân hàng là giá trị các loại vốn bằng tiền mà DN gửi tại các
Ngân hàng, các kho bạc Nhà Nước. Trong công tác quản lý tiền gửi ngân hàng
kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết cho tưng loại tiền khác nhau hoặc gửi tại
nhiều nơi khác nhau.
Kế toán phải căn cứ vào giấy báo nợ, giấy báo có hoặc bảng sao kê
nghân hàng kèm theo các chứng từ gốc như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc
chuyển khoản… để phản ánh tình tăng giảm của tiền gửi Ngân Hàng vào các sổ
sách cần thiết.
Khi nhận được chứng từ của Ngân Hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra
đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch trên sổ sách kế toán
của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ Ngân Hàng
thì doanh nghiệp phải thông báo cho Ngân Hàng để cùng đối chiếu, xác minh
và kịp thời xử lý
1.1.5.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản: 112 “ tiền gứi Ngân Hàng ”
Tài khoản 112 có 3 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 1121: tiền gửi Ngân Hàng VND
+ Tài khoản 1122: tiền gửi Ngân Hàng bằng ngoại tệ
+ Tài khoản 1123: vàng, bạc, kim khí đá quý gửi tại Ngân Hàng














PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
8
1.1.5.3.Sơ đồ hạch toán tài khoản tiền gửi ngân hàng:
































Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ hạch toán tài khoản tiền gửi ngân hàng:

152, 153, 156, 211, 611
142, 241, 627, 641, 642

112

511, 512
Gửi tiền vào ngân hàng
333 (3331)
711
Thu về thanh lý
nhượng bán TSCĐ,
ti

ền đ
ư
ợc bồi th
ư
ờng

111
Gửi tiền vào ngân hàng

131, 136, 141
- Người mua, các đơn vị
trực thuộc trả tiền.
- Thu hồi tạm ứng
121, 128, 221, 222
- Thu hồi chứng khoán.

- Nhận lại VGLD
411, 441
- Nhận vốn góp kinh
doanh do ngân sách
cấp, cấp trên cấp.
- Nhận vốn góp LD,
vốn CP
-
Nh
ận vốn đầu t
ư

111
Rút TGNH về nhập

quỹ tiền
Mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ
133
Các khoản chi phí bằng
TGNH

121, 221
Mua chứng khoán
222
Góp vốn liên doanh
228
Mua ch
ứng khoán ngắn hạn,
dài hạn
333, 336, 338, 311, 315, 311
- Trả tiền vay
- Nộp thuế
- Trả nợ nội bộ
- Nộp BHXH, BHYT,
KPCĐ
- Trả tiền người bán
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
9
1.1.6. KẾ TOÁN TIỀN ĐANG CHUYỂN:
1.1.6.1. Chứng từ và thủ tục kế toán:
Tiền đang chuyển là các khoản tiền đã gửi vào Ngân Hàng, kho bạc
nhưng chưa nhận được giấy báo có hoặc đã nộp vào bưu điện để chuyển thanh
toán nhưng chưa nhận được giấy báo có của đơn vị thụ hưởng.
Ngoài các nội dung trên tiền dang chuyển con bao gôm các khoản sau:
+Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân Hàng.

+Thu tiền bán hàng nộp thuế ngay cho kho bạc.
Trong kì kế toán không cần phải ghi sổ về các khoản tiền đang chuyển,
cuối kì hoạch toán kế toán mới ghi sổ kế toán các khoản tiền đang chuyển để
phản ánh đầy đủ các khoản tiền của doanh nghiệp.
1.1.6.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 113: “ Tiền đang chuyển ”
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN
1.2.1.Khái niệm:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với
các nghiệp vụ thanh toán, thanh toán với người bán, thanh toán với người mua,
với công nhân viên… Các khoản thanh toán của doanh nghiệp thường được
chia thành 2 loại khác nhau: các khoán phải thu và các khoản phải trả.
Các khoản phải thu: Các khoản phải thu của doanh nghiệp bao gồm: phải
thu của khách hàng, phải thu nội bộ, tạm ứng, thuế GTGT được khấu trừ, tài
sản thế chấp, ký quỹ ký cược.
Các khoản phải trả : Các khoản phải trả của doanh nghiệp bao gồm: phải
trả người bán, vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, thuế và các khoản phải trả
trả phải nộp nhà nước, phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ, phải trả phải
nộp khác….
1.2.2.Nguyên tắc hạch toán:
Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phái thu. Kế
toán phải theo dõi chặt chẽ cho từng khoản và thường xuyên đôn đốc kiểm tra
thu hồi nợ, tránh tình trạng chiếm dụng vôn và nợ nần dây dưa.
Các khách hàng không thanh toán cho doanh nghiệp bằng tiền mặt, séc
Mà thanh toán bằng hàng hoặc bù trừ công nợ thì cần phải có chứng từ hợp
pháp hợp lệ liên quan như biên bản đối chiếu công nợ, bù trừ công nợ.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
10
Phải xác minh tại chỗ hoặc yêu câu xác nhận bằng văn bản đối với các
khoản nợ tồn đọng nâu ngày chưa có khả năng thu được để làm căn cứ lập dự

phòng các khoản phải thu khó đòi.
Các khoản phải thu chủ yếu có số thu bên nợ nhưng trong quan hệ với
từng khách hàng, có thể xuất hiện số dư bên có trong trường hợp nhận tiền ứng
trước, trả trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu mọi khoản nợ của doanh
nghiệp phải được theo dõi chi tiết số phải trả, số đã trả cho chủ nợ. Tổng số nợ
phải trả của mỗi tài khoản phải bằng tổng số nợ phải trả của các chủ nợ cùng tài
khoản.
Phải theo dõi chi tiết theo từng đối tượng phải trả và ghi chép theo từng
lần thanh toán.
Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp phải được phân loại thành nợ
ngắn hạn và nợ dài hạn, căn cứ vào thời hạn thanh toán của từng khoản nợ phải
trả.
Cuối liên độ kế toán, số dư các khoán nợ phải trả bằng ngoại tệ, vàng
bạc, đá quý phải được đánh giá theo tỷ giá mua của Ngân hàng, giá thị trường
đã phản ánh giá trị thực của vốn kinh doanh.
Những chủ nợ mà doanh nghiệp có quan hệ giao dịch bán hàng thường
xuyên hoặc có nợ phải trả lớn, bộ phận kế toán cân phải kiêm tra đối chiếu về
tình hình công nợ đã phát sinh với từng khách hàng và xác nhận nợ bằng văn
bản với các chủ nợ.
Tài khoản nợ phải trả chủ yếu có số dư bên có. Nhưng quan hệ với từng
chủ nợ các tài khoản này có thể có số dư bên nợ, phản ánh số đã trả lớn hơn số
phải trả.
1.2.3.Nhiệm vụ
Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo đúng đối
tượng phải thu phải trả. Ghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời chính xác, rõ ràng
các nghiệp vụ thanh toán theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán có kết
hợp với thời hạn thanh toán.
Vận động hình thức tiên tiến hợp lí để đam bảo thanh toán kịp thời, đúng
hẹn, giám sát việc thực hiện chế độ thanh toán, tình hình chấp hành kỷ luật
thanh toán, thu nộp ngân sách Nhà Nước, chiếm dụng vốn hoặc bị chiếm dụng

vốn.


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
11

.2.4. KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG
1.2.4.1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán.
Khoản phải thu khách hàng là giá thanh toán của các loại vật tư, hàng
hoá, sản phẩm, dịch vụ …mà khách hàng đã nhận của Doanh Nghiệp nhưng
chưa thanh toán tiền hàng. Để hạn chế rủi ro trong kinh doanh, Doanh Nghiệp
cần phải xem xét khả năng thanh toán của khách hàng trước khi quyết định bán
chịu hoặc phải có biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo phải thu được các khoản
phải thu từ khách hàng.
Trong quá trình hạch toán các khoản phải thu khách hàng cần tôn trọng
các quy định sau đây:
- Phải chi tiết cho từng đối tượng phải thu và ghi chép theo từng lần
thanh toán.
- Trường hợp bán hàng thu tiền ngay thì không phản ánh vào tài
khoản phải thu khách hàng.
- Phải tiến hành phân loại các khoản nợ phải thu thành các loại: Có
thể trả đúng hạn, khó đòi, hoặc không có khả năng thu hồi để làm căn cứ xác
định lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý.
- Mọi khoản thanh toán với khách hàng phải được ghi chép vào sổ
sách kế toán trên cơ sở các chứng từ có liên quan được lập theo đúng phương
pháp, quy định như: Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, biên bản giao nhận
hàng, các chứng từ thanh toán tiền hàng, biên bản đối chiếu bù trừ công nợ…
- Đối với khoản phải thu khách hàng bằng ngoại tệ thì ngoài việc quy
đổi ra tiền Việt Nam theo phương pháp hạch toán thu chi ngoại tệ đang áp dụng
tại Doanh Nghiệp, kế toán còn phải kết hợp theo dõi cả các loại nguyên tệ trên

sổ chi tiết theo từng đối tượng khách hàng có quan hệ thanh toán thường xuyên
với Doanh Nghiệp.
1.2.4.2. Tài khoản sử dụng.
Tài khoản 131 – Phải thu khách hàng
Tài khoản có liên quan khác




PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
12
1.2.5. KẾ TOÁN THUÊ GTGT ĐƯỢC KHẤU TRỪ.
1.2.5.1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán:
Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch
vụ, phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Thế GTGT đầu vào được khấu trừ là tông số thuế GTGT ghi trên hoá
đơn GTGT khi Doanh Nghiệp mua các loại hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ
nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu được dùng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Trong quá trình hoạch toán thuế GTGT được khấu trừ kế toán phải đảm
bảo các quy định sau đây:
- Khoản thuế GTGT được khấu trừ chỉ áp dụng đối với các Doanh
Nghiệp thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ không áp
dụng đối Doanh Nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp và Doanh Nghiệp không thuộc diện chịu thuế GTGT.
- Doanh Nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế,
thuế đầu vào như sau:
+ Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh
doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ
+ Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng đồng thời cho sản xuất

kinh doanh hàng hoá chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì chỉ được
khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
+ Thuế đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai, khấu
trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Riêng tài sản cố định, nếu có số
thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì khấu trừ dần hoặc được thuế quy định của
nhà nước.
+ Trường hợp cơ sở sản xuất chế biến, mua nông lâm thuỷ sản
chưa qua chế biến của người sản xuất không có hoá đơn GTGT thì được khấu
trừ 1% trên giá mua vào.
1.2.5.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ: Tài khoản này dùng để
phản ánh thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ
Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp hai:
+ TK1331 thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ
+ TK1332 thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của TSCĐ
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
13
















Sơ đồ1.3:Sơ đồ hạch toán tài khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ
1.2.6. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU NỘI BỘ
1.2.6.1.Nội dung và nguyên tắc hạch toán
Khoản phải thu nội bộ là khoản phải thu phát sinh trong Doanh Nghiệp
giữa công ty hạch toán độc lập gọi là cấp trên với dơn vị trực thuộc hạch toán
chưa đầy đủ gọi là cấp dưới. Trong đó cấp trên là đơn vị sản xuất kinh
doanhkhông phải là cơ quan quản lý, các đơn vị cấp dưới là các đơn vị trực
thuộc cấp trên nhưng tổ chức kế toán riêng.
1.2.6.2.Tài khoản sử dụng:
Tài khoán 136 – Phải thu nội bộ
Tài khoản 136 có 2 tài khoản cấp 2:
TK1361: Vốn kinh doanh của các đơn vị trực thuộc.
TK1368: phải thu khác
Các khoản phải thu nội bộ của Doanh Nghiệp cấp trên bao gồm:vốn, quỹ
đã cấp chưa thu hồi, các khoả cấp dưới phải nộp theo quy định, các khoản nhờ
cấp dươí thu hộ.
Các khoản phải thu của đơn vị cấp dươí bao gồm:các khoản cấp trên cấp
nhưng chưa nhận được, các khoản đã chi, đã nộp hộ cấp trên, các khoản nhờ
cấp trên hoăc các đơn vị trực thuộc khác thu hộ…


133
111, 112, 331
Thuế GTGT được
khấu trừ các hàng
hoá, dịch vụ mua vào
333 (3331)
Thuế GTGT của hàng

nhập khẩu phải nộp
111, 112
Thuế GTGT đầu vào đã đư
ợc
hoàn lại
632
Thuế GTGT không được khấu
trừ tính vào GVHB của kỳ
này hoặc kỳ sau
142
333(331)

Số thuế GTGT đầu vào đựơc
khấu trừ
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
14
1.2.7. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁC
1.2.7.1.Nội dung và nguyên tắc hạch toán:
Các khoản phải thu khác bao gồm: các khoản phải thu thiếu hụt vật tư,
tiền vốn và các loại tài sản khác, các khoản cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn
có tính chát tạm thời. Các khoản phải thu cho thuê tài sản cố định, lãi phải thu
về từ hoạt động cho thuê tài chính, các khoản phải thu bồi thường vật chất…
1.2.7.2.Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 138- phải thu khác.
Tài khoản 138 có 2 tài khoản cấp 2:
TK1381-tài sản thiếu chờ xử lý
TK1388- phải thu khác















Sơ đồ1.4:Sơ đồ hạch toán các khoản phải thu khác
1.2.8. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TẠM ỨNG
Tạm ứng là các khoản tiền tạm ứng cho công nhân viên để mua sắm, chi
phí phục vụ sản xuất kinh doanh hay công tác phí…
1.2.8.1. Nguyên tắc hạch toán.
Người nhận tạm ứng phải là công nhân viên làm việc thường xuyên, có
tên trong danh sách nhận tạm ứng do giám đốc duyệt.
Người nhận tạm ứng cho mục đích nào thì phải sử dụng đúng mục đích
đó. Khi hoàn thành công việc, người nhận tạm ứng phải thanh toán toàn bộ các
1388

1381

Đã xử lý bắt bồi thường

154,
631

Sản phẩm BBT, SP hỏng

trong QT SX

156, 152,
153

Xuất vật tư cho mượn
111
Xuất tiền cho mượn
152, 153
Nhận lại
111, 112
Nhận lại tiền hoặc đã thu
được KBT
642
1381

Xoá nợ
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
15
khoản tạm ứng trên bảng thanh toán tạm ứng. Khoản tam ứng dùng không hết
phải nộp vào quỹ hoặc khấu trừ vào lương của người nhận tạm ứng.
Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết cho từng đối tượng tạm ứng, từng
lần nhận và từng lần thanh toán tạm ứng.
1.2.8.2. Tài khoản sử dụng.
Tài khoản 141 – Tạm ứng
1.2.9. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN.
1.2.9.1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán.
Khoản phải trả người bán là giá trị các loại vật tư, thiết bị hàng hóa, dịch
vụ… mà Doanh Nghiệp đã nhận của người bán hay người cung cấp nhưng chưa
thanh toán tiền hàng kể cả các khoản phải trả cho người nhận thầu về xây dựng

cơ bản hay sửa chữa TSCĐ.
Trong quá trình hạch toán các khoản phải trả cho người bán kế toán cần
tôn trọng các quy định sau:
- Phải chi tiết theo từng đối tượng phải trả và ghi chép theo từng
lần thanh toán.
- Trường hợp mua hàng trả tiền ngay thì không phản ánh vào tài
khoản phải trả người bán.
- Mọi khoản thanh toán với người bán hay người cung cấp đều
phải được phản ánh vào sổ sách kế toán trên cơ sở các chứng từ có liên quan
được lập theo đúng phương pháp, quy định như: Hợp đồng kinh tế, hóa đơn bán
hàng, các chứng từ thanh toán tiền hàng…
- Đối với các khoản phải trả người bán bằng ngoại tệ thì ngoài việc
quy đổi ra tiền Việt Nam theo phương pháp hạch toán thu chi ngoại tệ đang áp
dụng tại Doanh Nghiệp, kế toán còn phải kết hợp theo dõi cả về nguyên tệ trên
sổ chi tiết theo từng đối tượng có quan hệ mua bán thường xuyên với Doanh
Nghiệp
1.2.9.2 Tài khoản sử dụng.
Tài khoản 331 – Phải trả người bán





PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
16

















Sơ đồ1.5:Sơ đồ phản ánh các khoản phải trả người bán


1.2.10.KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ PHẢI NỘP KHÁC
1.2.10.1.Nội dung:
Các khoản phải trả phải nộp khác bao gồm:
- Giá trị tài sản thừa chưa rõ nguyên nhân đang chờ quyết định xử lý.
- Giá trị tài sản thừa phải trả theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Trích và thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ,
- các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên theo quyết định của toà án.
-Các khoản lãi phải trả cho các bên tham gia liên doanh.
-Các khoản vay mượn tạm thời.
1.2.10.2.Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 338- Phải trả phải nộp khác.











152, 153, 156, (611)
331
111, 112, 331
Trả nợ hoặc ứng trước cho
người bán
Giảm nợ do giảm giá hay
trả lại hàng
515
Số tiền chiết khấu DN được
hưởng
151, 152, 153, 156(611), 133
Mua chịu vật tư hàng hoá
211, 213, 241, 1332
Mua chịu TSCĐ
2412, 2413, 133
Trả cho người nhận thầu
v
ề XDCB, SCLTSCĐ

211, 213, 241, 1332
Trả người cung cấp DV
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
17

















Sơ đồ1.6 Sơ đồ phản ánh các khoản phải trả phải nộp khác
1.2.11. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NHÀ NƯỚC.
1.2.11.1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán.
Các khoản phải nộp nhà nước là các khoản mà theo luật pháp quy định
Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp cho ngân sách nhà nước như: Các loại thuế
trực thu, thuế gián thu, các khoản phí, lệ phí…. Trong đó các khoản thuế phải
nộp định kỳ là các khoản thanh toán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các
khoản mà các Doanh Nghiệp có nghĩa vụ nộp cho nhà nước.
Trong quá trình hạch toán các khoản phải nộp nhà nước cần tôn trọng
các quy định sau đây:
- Doanh nghiệp phải chủ động tính toán, kê khai đầy đủ chính xác
các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp cho nhà nước theo luật định và kịp thời
phản ánh vào sổ kế toán trên cơ sở các thông báo của cơ quan trực tiếp quản lý
và thu thuế
- Doanh nghiệp phải nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ
phí cho nhà nước, không được trì hoãn trong việc nộp thuế với bất kỳ một lý do

nào, và các khoản thuế phải nộp theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, trong năm
chỉ có ý nghĩa tạm thời và sẽ được quyết toán vào lúc cuối năm.
- Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi, từng khoản thuế, phí, lệ phí
đã nộp cho nhà nước.
338 111, 112
Nộp BHXH,
BHYT, KPCĐ

622, 627, 641, 642
Trích BHXH, BHYT,
KPCĐ, vào chi phí s
ản xuất

334
Khấu trừ vào lương khoản
BHXH, BHYT
3381

152, 153, 156, 111 411, 441, 642

Căn cứ quy định xử lý
TS th
ừa

Tài sản thừa chưa r
õ nguyên
nhân chờ xử lý
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
18
- Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra Việt Nam

đồng theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán.
1.2.11.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Tài khoản 333 có 9 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3331: Thuế GTGT phải nộp.
- Tài khoản 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Tài khoản 3333: Thuế xuất nhập khẩu.
- Tài khoản 3334: Thuế thu nhập Doanh nghiệp.
- Tài khoản 3335: Thuế trên vốn.
- Tài khoản 3336: Thuế tài nguyên.
- Tài khoản 3337: Thuế nhà đất.
- Tài khoản 3338: Các loại thuế khác, gồm: Thuế thu nhập
cá nhân, thuế môn bài, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế trước bạ.
- Tài khoản 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
gồm: Lệ phí giao thông, phí cầu đường
Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3:
- Tài khoản 33311: Thuế GTGT đầu ra.
- Tài khoản 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19



























Sơ đố 1.7:Sơ đồ hạch toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

1.2.12. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TIỀN VAY:

1.2.12.1.Nội dung và nguyên tắc hạch toán:
Vay ngắn hạn là khoản tiền vay không phân biệt đối tượng và mục
đích vay, cố thời hạn trả trong vòng một năm kể từ ngày nhận tiền vay, bao
gồm các khoản vay của ngân hàng, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Vay dài hạn là những tiền vay có thời hạn trả nợ trên 1 năm, dùng để
đầu tư mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB, hay để đầu tư dài hạn khác.
Nợ dài hạn đến hạn trả là khoản tiền vay dài hạn đến hạn thanh toán
trong năm báo cáo. Cuối niên độ kế toán phải xác định và chuyển số nợ dài hạn
sang khoản nợ dài hạn đến hạn trả trong năm tiếp theo.
Việc hạch toán các khoản tiền vay phải theo nguyên tắc sau:

333 411
Số thu sử dụng vốn
711
Miễn giảm thuế
411
Nộp thuế
511
Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu
711, 515
Thuế GTGT theo pp trực tiếp

152, 153, 156, 211

Thuế TTĐB nộp
khâu mua

421
Thuế TNDN, thu sử
d
ụng vốn

621, 627
Thuế tài nguyên
642
Thuế nhà đất, lệ phí
334
Thuế TNCN
811
Số thuế bị truy thu
211

Lệ phí trước bạ
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
20
- Phải theo dõi chi tiết từng khoản vay, hình thức vay và cho từng
đối tượng. Nếu vay băng ngoại tệ thì phải quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá quy định.
Nếu vay bằng vàng, bạc phải theo dõi chi tiết cho từng chủ nợ, chi tiết về số
lượng, giá trị theo giá quy định.
- Đối với các khoản nợ dài hạn đến hạn trả phải chi tiết cho từng
khoản nợ đã đến hạn trả và tình hình trả cho từng chủ nợ. với các khoản nợ
bằng ngoại tệ được hạch toán theo quy định hiện hành.
1.2.12.2.Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 331- Vay ngắn hạn.
Tài khoản 341- Vay dài hạn.
Tài khoản 315- Nợ dài hạn đến hạn trả.








PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
21
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN
BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOẤN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN PHỤ LIỆU MAY NHA TRANG

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHỤ LIỆU

MAY NHA TRANG.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần phụ liệu
may Nha Trang.
Công ty Cổ phần phụ liệu may Nha Trang tiền thân là Xí nghiệp dây
khoá kéo Nha Trang, có quyết định thành lập ngày 10 tháng 4 năm 1987,
nhưng đến tháng 7 năm 1987 xí nghiệp mới chính thức đi vào hoạt động.
Trụ sở chính của công ty: 62 Lê Hồng Phong – Nha Trang
Điên thoại 058 875725-31
Fax : 875726.
Ngày 2 tháng 9 năm 1987 sản phẩm đầu tiên của xí nghiệp ra đời
mang hiệu TSF(Taiwan Super Fastner). Do là đơn vị hợp tác giữa Việt Nam
và Đài Loan nên xí nghiệp chọn phương án gia công giai đoạn cuối của một sản
phẩm hoàn chỉnh, đó là công đoạn thành phẩm. Tất cả các bán thành phẩm, đầu
khoá đều nhập từ Đài Loan. Quy mô Xí nghiệp mới thành lập rất nhỏ chỉ với 30
công nhân và trên 20 máy móc, thiết bị đơn giản như: Máy bóc tách AT401,
máy dập chặn dưới AI402, máy dập chặn trên AI404.
Sau hơn một năm hoạt động, năm 1989 Xí nghiệp đã mở thêm phân
xưởng bán thành phẩm để tạo thêm dây khoá kéo bán thành phẩm từ cước, sợi.
Thời gian này, Xí nghiệp cũng bắt đầu đưa vào hoạt động công đoạn nhuộm
màu sản phẩm. Sản phẩm dây khoá kéo này cũng được gia công theo yêu cầu
của khách hàng về màu sắc, kích cỡ. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư cả về
chiều rộng và chiều sâu nên dây chuyền sản xuất dây khoá kéo của xí nghiệp
vẫn chưa hoàn thiện.
Năm 1990 được xem là năm đột phá của, nhảy vọt của Xí nghiệp.
Được sự hỗ trợ, quan tâm của Nhà Nước, ban lãnh đạo xí nghiệp đã mạnh dạn
vay vốn Ngân hàng mua sắm thêm máy móc thiết bị nhằm khép kín và hoàn
thiện dây chuyền sản xuất dây khoá kéo từ khâu đầu đến khâu cuối. Sản phẩm
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
22
của Xí nghiệp vì thế cũng được hoàn chỉnh dần. Ngoài ra, Xí nghiệp còn xây dựng

thêm hai phân xưởng đồng và phân xưởng nhuộm khá đồng bộ và hiện đại.
Ngày 28 tháng 10 năm 1991, Xí nghiệp được uỷ ban hợp tác và đầu tư
cấp giấp phép số 267/CP và trực thuộc UBND Thành phố Nha Trang hoạt động
chính thức theo nghị định số 338/HĐBT ngay 20 tháng 11 năm 1991.
Từ năm 1991 đến năm 1993 với khẩu hiệu “Tăng sản lượng – tiết kiệm
chi phí – hạ giá thành sản phẩm” Xí nghiệp đã đưa ra thị trường nhiều sản
phẩm có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, màu sắc
đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước. Đặc
biệt là dây khoá kéo đồng và loại dây khoá kéo plastic là hai loại sản phẩm
được ưa chuộng trên thị trường.
Năm 1994, Xí nghiệp đã mua lại toàn bộ Cổ phần của IPP và đã trở
thành Doanh Nghiệp Nhà Nước có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập và có
tài khoản riêng tại Ngân hàng. Tháng 9 năm 1994, Nhà máy dệt Nha Trang sáp
nhập vào Xí nghiệp dây khóa kéo Nha Trang và hình thành nên Công ty vật
liệu may Nha Trang. Từ đó Công ty đổi tên mới cho phù hợp là ISE
(International Super Economic), đồng thời mở thêm một số mặt hàng phụ liệu
may như: Dây đai, dây khoá kéo thun, mắc áo, cước nguyên liệu. Và Công ty
được Nhà Nước cho phép xuất khẩu trực tiếp.
Đến năm 2001, thực hiện Quyết Định số 11711/QĐ-TTG ngày 31
tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Công ty vật liệu
may Nha Trang thành Công ty Cổ phần phụ liệu may Nha Trang với số vốn
điều lệ 18 tỷ đồng. Công ty được Cổ phần theo hình thức bán 100% phần vốn
thực tế tại Doanh Nghiệp khi tiến hành Cổ phần hoá. Trong đó, 70% vốn điều
lệ được bán cho người lao động trong Doanh Nghiệp và 30% phần còn lại bán
cho các đối tượng ngoài Doanh Nghiệp. Hơn 15 năm qua, với sự lãnh đạo sáng
suốt của ban Giám Đốc cũng như sự nhiệt tình của cán bộ kỹ sư, công nhân của
công ty, sản phẩm dây khoá kéo của Công ty đã dần dần khẳng định vị trí của
mình trên thị trường trong và ngoài nước. Sản phẩm cũng đạt được nhiều giải
thưởng chất lượng như:
- Huy chương vàng “Hội chợ triển lãm kinh tế kỹ thuật” toàn quốc

năm 1998 và năm 1999 tại Hà Nội.
- Giải chất lượng Việt Nam năm 1996.
- Giải chất lượng Châu Âu năm 1997.
- Giải thưởng chất lượng quốc tế lần thứ 25 năm 1997.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
23
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, vị trí của Công ty trong nền kinh tế.
2.1.2.1. Chức năng:
Công ty Cổ phần phụ liệu may Nha Trang đã và đang trong quá
trình chuyển đổi từ hình thức sở hữu Nhà Nước sang Công ty Cổ phần. Là một
trong những Công ty được hình thành và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật
liệu may. Công ty đã được giao chức năng chủ yếu: Sản xuất và kinh doanh các
loại dây khoá kéo.
2.1.2.2. Nhiệm vụ:
Căn cứ vào quyết định thành lập Công ty có những nhiệm vụ sau:
- Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế theo quy định không ngừng
phát huy năng lực sản xuất kinh doanh, xây dựng và quản lý các định mức kinh
tế kỹ thuật và áp dụng các biện pháp hữu hiệu thúc đẩy Công ty phát triển có
hiệu quả.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ, thể lệ về quản lý kinh tế kỹ
thuật của Nhà Nước, các hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất.
- Thực hiện các chế độ, thể lệ về bảo vệ môi trường, bảo vệ an
ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
- Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên
theo đúng chế độ của Nhà Nước.
- Sản xuất đúng ngành nghề và đúng mục đích đăng ký trong hồ sơ
thành lập Công Ty.
2.1.2.3. Nguyên tắc hoạt động của Công ty.

Là một Doanh Nghiệp hoạt động theo quy định của luật Doanh
Nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện theo nguyên tắc hạch
toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình và đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng và phát triển vốn của Công ty.
Quyết định kịp thời và thoả đáng mọi quan hệ giữa lợi ích Nhà Nước,
Công ty và người lao động. Trong đó lợi ích của người lao động được coi là
động lực trực tiếp thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ một thủ
trưởng trong công tác quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương
hướng và mục tiêu đã định.


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
24
2.1.3. Tô chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại Công ty.
2.1.3.1. Tổ chức quản lý tại Công ty.
Cơ cấu bộ phận quản lý là tổng hợp các bộ phận khác nhau, có mối
quan hệ với nhau, được chuyên môn hoá và có quyền hạn nhất định, được bố trí
theo từng cấp bậc nhằm đảm bảo chức năng quản lý của bộ phận lãnh đạo. Để
bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả thì cần phải xác định và thiết lập một cơ
cấu quản lý thích hợp với từng Doanh Nghiệp cụ thể.
Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần phụ liệu may Nha Trang
được thể hiện theo sơ đồ sau:

























Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu quản lý tại công ty
Chú thích:
: Chức năng điều hành
:Chức năng kiểm soát
Phòng
quản
trị
chất
lượng
kỹ
thuật
Phòng
nhân
sự

tiền
công
Phòng
kế
toán
tài vụ
Phòng
KD
xuất
nhập
khẩu
Phó giám đốc

s
ản xuất

Phòng điều
độ sản xuất

Phòng
hành chính
quản trị
Ban kiểm soát

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban Giám đốc
Các XN sản xuất và đại lý kinh doanh

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
25
2.1.3.2.Chức năng,nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Hội đồng quản trị: gồm 5 thành viên trong đó
+ 01 chủ tịch hội đồng quản trị.
+ 01 phó chủ tịch hội đồng quản trị.
+ 03 uỷ viên hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị là cấp quản trị cao nhất của Công ty và chủ tịch hội đồng
quản trị là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
- Ban kiểm soát: Gồm có 03 kiểm soát viên thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi
hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty.
-Bộ máy điều hành của công ty gồm có:
+Giám đốc:là người đứng đầu của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi mặt
hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc có quyền hạn
và nghĩa vụ sau:
Điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty theo kế hoạch được
nhất trí tại đại hội dồng cổ đông thường niên của Công ty.
Quan hệ giao dich với khách hàng, kí kết các hợp đồng kinh doanh
và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.
Chủ dộng liên doanh, liên kết theo đúng quy định của Nhà Nước
với các thành phần kinh tế để thực hiện kế hoạch đã đề ra nhằm đạt được hiệu
quả cao nhất.
Được quyền quyết định về số lượng lao động cần thiết, tổ chức các
bộ phận sản xuất kinh doanh đảm bảo tinh gọn và đạt hiệu quả cao. Được
quyền bổ nhiệm, nâng lương, kí hợp đồng, tổ chức quy định theo quy định của
Nhà Nước.
Có trách nhiệm tạo công việc, nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho người lao động. Đồng thời chịu trách nhiệm về những hậu quả do
mình gây ra trước hội đồng quản trị và trước pháp luật.
+Phó giám đốc sản xuất: Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh,

phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận và báo cáo lên giám đốc tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh để giám đốc nắm bắt kịp thời, từ đó cùng nhau bàn
bạc đề ra kế hoạch sản xuất kì sau.
+Phòng kỹ thuật công nghệ: Dưới sự điều hành trực tiếp của phó giám
đốc kĩ thuật, chịu trách nhiệm về công tác sửa chữa lớn và bảo dưỡng máy
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×