Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " Các biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.36 KB, 11 trang )



19
TẠP CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 66, 2011

CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ðỒ DÙNG TRỰC QUAN QUY ƯỚC
KẾT HỢP VỚI TÀI LIỆU THÀNH VĂN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Nguyễn Tuấn Anh
Trường ðại học Sư phạm, ðại học Huế
TÓM TẮT
Trong dạy học lịch sử ở Trường phổ thông, do ñặc trưng môn học, tài liệu nói chung và
ñồ dùng trực quan quy ước
1
cùng với tài liệu thành văn
2
nói riêng ñóng vai trò rất quan trọng.
Nó không chỉ phục vụ cho việc hình thành tri thức, mà còn góp phần giáo dục và rèn luyện kỹ
năng học tập bộ môn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ trình bày vắn tắt một số biện pháp
sử dụng ñồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu thành văn và lấy ví dụ qua dạy học lịch
sử Việt Nam từ năm 1975 ñến 1986 (chương trình nâng cao).

1. ðặt vấn ñề
Hiện nay, trong công cuộc ñổi mới ñất nước, khi mà “ñầu tư cho giáo dục là
ñầu tư phát triển” và “giáo dục là quốc sách hàng ñầu” [1, trang 151], ðảng và Nhà
nước ta ñã rất quan tâm ñến giáo dục. Tuy nhiên, trong thực tiễn chất lượng dạy và học
lịch sử ở trường phổ thông chưa ñáp ứng ñược yêu cầu ñặt ra. Một trong những nguyên
nhân dẫn ñến tình trạng này là do phương pháp dạy của giáo viên còn nặng về nhồi nhét
kiến thức, chưa phát huy ñược tính tích cực, chủ ñộng, sáng tạo của học sinh. Vấn ñề ñặt
ra là phải tìm ra phương pháp dạy học thích hợp hơn, tạo ñược say mê, hứng thú cho
người học.


Do ñặc ñiểm nhận thức của môn lịch sử là học sinh không thể trực tiếp quan sát
ñối tượng vì tất cả ñã lùi về quá khứ. Việc học tập lịch sử cũng phải tuân thủ các nguyên
tắc của con ñường biện chứng của việc nhận thức mà V.I. Lênin ñã nêu “từ trực quan
sinh ñộng ñến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng ñến thực tiễn” [4, trang 270].
Vì vậy việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, nêu quy luật và rút ra bài học lịch sử
là yêu cầu cần thiết ñối với việc dạy học lịch sử. Và một biện pháp quan trọng ñể tạo
biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh là sử dụng ñồ dùng trực quan quy
ước kết hợp với tài liệu thành văn. Qua ñó giúp học sinh rút ra ñược quy luật và bài học



1
ðồ dùng trực quan quy ước gồm các loại bản ñồ lịch sử, ñồ thị, sơ ñồ, niên biểu…
2
Tài liệu thành văn ñược hiểu là những sử liệu cho ta những thông tin về các sự kiện ñã xảy ra ñược ghi
lại bằng chữ viết qua các kênh thông tin khác nhau.


20
lịch sử; nhận thức về lịch sử một cách sinh ñộng, sâu sắc; nhớ lâu nhớ kĩ các sự kiện,
hiện tượng lịch sử và khắc phục tình trạng “hiện ñại hóa” lịch sử của học sinh.
ðể góp phần vào việc ñổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở Trường trung học
phổ thông hiện nay, theo chúng tôi, giáo viên phải xem việc sử dụng ñồ dùng trực quan
quy ước kết hợp với tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử là cần thiết. Bài viết này sẽ
ñề cập ñến biện pháp của việc sử dụng ñồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu
thành văn.
2. Các trường hợp và biện pháp sử dụng ñồ dùng trực quan quy ước kết hợp với
tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông
2.1. Sử dụng ñồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu thành văn ñể cụ
thể hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử

Việc sử dụng ñồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu thành văn hướng ñến
cụ thể hóa về không gian, thời gian, ñặc ñiểm và bản chất… của sự kiện lịch sử sẽ góp
phần kích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh nhớ và khắc sâu, có ấn
tượng mạnh về sự kiện và do ñó khó phai mờ những kiến thức lịch sử ñã ñược tiếp nhận.
Ví dụ khi giảng bài 29: Việt Nam trong năm ñầu sau ñại thắng mùa xuân 1975,
Mục I. Tình hình hai miền Bắc – Nam sau ñại thắng mùa xuân 1975. Giáo viên nên cho
học sinh ñọc trước nội dung mục này và nêu câu hỏi: Phân tích những thuận lợi và khó
khăn của hai miền sau 1975?. Sau khi học sinh suy nghĩ và trả lời, giáo viên chốt lại
bằng cách ñưa: “Sơ ñồ những thuận lợi và khó khăn của hai miền sau năm 1975”.







Kết hợp cung cấp cho các em một ñoạn tài liệu thành văn: “Chủ nghĩa thực dân
mới của ñế quốc Mĩ tăng cường thống trị và sự lũng ñoạn của tư sản nước ngoài ñã tạo
ra tầng lớp tư sản mại bản ở miền Nam nước ta… Ngày nay chúng là bọn ñầu sỏ ñầu cơ
tích trữ phá rối thị trường, gây tác hại ñến ñời sống nhân dân… Tình hình chính trị xã
hội ở miền Nam hiện nay còn phức tạp; bọn phản ñộng chưa bị quét sạch, vẫn tiếp tục
hoạt ñộng phá hoại. Các tệ nạn xã hội do chế ñộ cũ ñể lại rất nặng nề” [2, trang 406-
407] ñể giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách nhanh chóng và sâu sắc dung lượng
kiến thức như ñã nêu ở sơ ñồ trên.
Thuận lợi
Khó khăn
Miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước bước vào kỉ
nguyên ñộc lập, thống nhất tiến lên chủ nghĩa xã hội.

- Miền Bắc: Bị tàn phá nặng nề

- Miền Nam: + Chính trị: Chính quyền Sài Gòn ở ñịa
phương vẫn còn tồn tại
+ Cơ sở xã hội bị tàn phá nặng nề
+ Cơ sở kinh tế: Nhỏ bé, phân tán, lệ thuộc


21
Tiếp theo, giáo viên nêu thêm một câu hỏi: Từ những thuận lợi và khó khăn ñó,
ñặt ra yêu cầu gì cho ðảng và nhân dân ta? Sau khi quan sát sơ ñồ kết hợp với nghe
ñoạn tài liệu thành văn như ñã nêu ở trên cộng với tư duy của mình, học sinh sẽ trả lời
ñược: Từ tình hình ñó, ñặt ra yêu cầu phải giải quyết những khó khăn ñể ñưa ñất nước
tiến lên theo con ñường xã hội chủ nghĩa.
Mặt khác, sách giáo khoa thường trình bày các sự kiện lịch sử rất cô ñọng, súc
tích nên cần phải bổ sung tài liệu ñể giúp các em có cơ sở ñể nắm rõ hơn bài học. ðồng
thời các sự kiện lịch sử khi ñược cụ thể hóa qua các sơ ñồ, niên biểu, lược ñồ… thì sẽ dễ
dàng khắc sâu vào trí nhớ học sinh. Chính vì vậy mà việc sử dụng ñồ dùng trực quan
quy ước kết hợp với tài liệu thành văn ñể cụ thể hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
2.2. Sử dụng ñồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu thành văn ñể tạo
biểu tượng, hình thành khái niệm
Biểu tượng lịch sử là hình ảnh về sự kiện, nhân vật lịch sử… ñược tạo nên trong
ñầu học sinh. ðể có ñược biểu tượng, khái niệm chính xác, phong phú cần phải có tài
liệu. Bởi vì, có những sự kiện, chỉ dựa vào tài liệu trong sách giáo khoa sẽ không ñủ ñể
giúp học sinh hình dung lại, cho nên ñồ dùng trực quan quy ước, tài liệu thành văn là
chỗ dựa ñể hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, ñồng thời là phương tiện rất có
hiệu lực ñể tạo biểu tượng, hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng và giúp cho học
sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội.
Ví dụ khi dạy bài 30: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và ñấu tranh bảo vệ
tổ quốc (1976-1986), mục I.1. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai ñoạn mới, khi vào
tiết dạy, giáo viên cho học sinh ñọc trước mục ñó, sau ñó giáo viên sẽ ñặt câu hỏi:

Nhiệm vụ cách mạng giai ñoạn mới của cách mạng Việt Nam sau khi kết thúc thắng lợi
cuộc kháng chiến chống Mĩ là gì?. Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên sẽ vẽ nhanh lên
bảng “Sơ ñồ mối quan hệ giữa ñộc lập, thống nhất với chủ nghĩa xã hội”.
Là ñiều kiện tiên quyết

ðảm bảo thêm bền vững



Và kết hợp với việc sử dụng ñoạn tài liệu thành văn: “Ngày nay, nước nhà ñã
hoàn toàn ñộc lập thì Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là một. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới
làm cho nhân dân ta vĩnh viễn thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, có cuộc sống văn minh,
hạnh phúc. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới ñem lại cho nhân dân ta quyền làm chủ ñầy ñủ,
ðộc lập -
thống nhất
Chủ nghĩa
xã hội
Là con ñường phát triển hợp quy luật
của cách mạng nước ta


22
mới làm cho Tổ quốc ta ñộc lập, tự do vững chắc và ngày càng giàu mạnh. Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thành quả vĩ ñại của cuộc ñấu tranh lâu dài, gian khổ của
nhân dân ta, có lịch sử hết sức vẻ vang, có tiềm lực dồi dào, có tiền ñồ xán lạn, là một
tiền ñồ bất khả xâm phạm của hệ thống xã hội chủ nghĩa, là nhân tố quan trọng của hòa
bình, ñộc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội ở ðông Nam châu Á và trên thế giới” [3,
trang 917].
Khi quan sát sơ ñồ kết hợp với ñoạn tài liệu thành văn như ñã nêu ở trên, giáo viên
giúp học sinh hiểu ñược biểu tượng “Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai ñoạn mới”.

Trên cơ sở ñó sẽ hình thành các khái niệm “ðộc lập - thống nhất” và “Chủ nghĩa xã hội”.
Như vậy, việc tạo biểu tạo biểu tượng, hình thành khái niệm trong dạy học lịch
sử là vô cùng quan trọng, cần thiết. ðể tạo biểu tượng, hình thành khái niệm cho học
sinh, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, trong ñó sử dụng
ñồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu thành văn là một phương pháp khá hiệu
quả cần ñược triệt ñể khai thác.
2.3. Sử dụng ñồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu thành văn ñể tổ
chức cho học sinh thảo luận nhóm
Phương pháp dạy học theo hướng thầy ñọc trò chép thực sự ñã lạc hậu ñối với sự
phát triển của xã hội ngày nay. ðể phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử thì có nhiều phương pháp, trong ñó phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp quan
trọng. Bởi, phương pháp này nhằm giúp học sinh bày tỏ ý kiến của mình ñể củng cố kiến
thức khoa học, lòng tin về một vấn ñề lịch sử.
Có nhiều cách ñể thảo luận nhóm và ñiều quan trọng là giáo viên phải ñưa ra
vấn ñề thảo luận thích hợp, tức là vấn ñề ñó phải có tình huống, cần tới sự chia sẻ và
hợp tác ñể giải quyết. ðối với học sinh, những giờ thảo luận nhóm không chỉ ñể ghi nhớ
kiến thức, khơi dậy suy nghĩ ñộc lập của các em mà còn rèn luyện cách diễn ñạt trước
ñám ñông, giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp. Phương pháp này tiến hành bằng cách
giáo viên ñưa ra câu hỏi và tổ chức các em trao ñổi, thảo luận. Các câu hỏi ñưa ra không
quá khó cũng không nên quá dễ, cần ñưa ra các câu hỏi mang tính chất nhận thức. Việc
trao ñổi, thảo luận có thể tiến hành trong phạm vi tiết học. Nó có thể tiến hành ngay ñầu
giờ hoặc trong quá trình giảng dạy hay khi kết thúc bài học, chương hay khóa trình…
Việc sử dụng ñồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu thành văn ñể tổ
chức cho học sinh thảo luận nhóm là một phương pháp hay nhằm phát huy tính tính tích
cực của học sinh, ñem lại hiệu quả cao trong dạy học lịch sử.
Ví dụ khi dạy bài 30: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và ñấu tranh bảo vệ
tổ quốc (1976-1986), mục I – Việt Nam bước ñầu ñi lên CNXH (1976 – 1986). Khi vào
tiết dạy, giáo viên có thể gộp mục I.2 và mục I.3 lại rồi cho học sinh tìm hiểu bằng cách
ghi các tiêu mục và hướng dẫn cho học sinh thảo luận nhóm theo các nội dung sau:



23
- Nhóm 1: Phân tích thành tựu của kế hoạch nhà nước 5 năm 1976 – 1980.
- Nhóm 2: Phân tích những khó khăn và hạn chế của kế hoạch nhà nước 5 năm 1976 –
1980.
- Nhóm 3: Phân tích thành tựu của kế hoạch nhà nước 5 năm 1981 – 1985.
- Nhóm 4: Phân tích những khó khăn và hạn chế của kế hoạch nhà nước 5 năm 1981 –
1985.
ðặc biệt trong quá trình thảo luận giáo viên ñưa ra các ñoạn tài liệu thành văn ñể
chỉ những thành tựu cũng như hạn chế trong hai kế hoạch 5 năm, cụ thể như sau:

Tài liệu thành văn ñể chỉ những thành tựu:
Thời kì 1976-1980: “Công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở
miền Nam tiến hành một cách mạnh mẽ. Các xí nghiệp của tư sản mại bản và tư sản bỏ
ra nước ngoài ñều bị quốc hữu hóa và chuyển thành quốc doanh. Nhà nước nhanh
chóng quốc hữu hóa vận tải ñường sắt, ñường biển, ñường hàng không, các ngân hàng
tư nhân, ñộc quyền phát hành tiền tệ… Ngay từ năm 1976, tư sản mại bản và tư sản lớn
ñã bị loại bỏ” [9, trang 50]. ðặc biệt “công nghiệp ñịa phương, nhất là tiểu thủ công
nghiệp vẫn vươn lên ñược, hằng năm tăng 6,7%, nhờ có tiềm năng và khai thác ñược
các thế mạnh trong nhân dân
” [9, trang 84].

Và “Thời kì 1981 – 1985, nhờ có Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6
(khóa IV) năm 1979 với tinh thần ñể cho sản xuất “bung ra” nên không những ñã chặn
ñược ñà giảm sút mà còn làm cho sản xuất tăng một cách ñều ñặn, năm sau cao hơn
năm trước. ðến năm 1983, giá trị sản phẩm công nghiệp ñã vượt năm 1978, năm cao
nhất của thời kì 1976 – 1985 và ñến năm 1984 ñã tăng hơn năm 1978 là 20%. ðến năm
1985 toàn bộ ngành công nghiệp ñã sản xuất ñược trên 105 tỉ ñồng giá trị sản lượng,
tăng 61,3% so với năm 1976 và năm 57,4% so với năm 1980. Từ năm 1981 – 1985, tốc
ñộ tăng trưởng hằng năm là 9,5%, trong ñó nhóm A tăng 6,4%, nhóm B tăng 11,2%,

công nghiệp trung ương tăng 7,8%, công nghiệp ñịa phương tăng 10,4%” [7, trang 174]

Tài liệu thành văn ñể chỉ những hạn chế:
Thời kì 1976-1980: “Thời kì 1976 – 1980, sản xuất công nghiệp hóa phát triển
ñều ñặn trong 3 năm ñầu, ñến năm 1978, phát triển cao nhất là 118,2% so với năm
1976. Sau ñó tụt xuống, năm 1980 chỉ bằng 102,5% năm 1976 và cả tính cả thời kì
1976 – 1980, tốc ñộ tăng thấp, bình quân hàng năm chỉ có 0,6%. Do vậy tất cả các mục
tiêu do ðại hội IV ñề ra không ñạt. Cụ thể là cơ khí ñạt 80%, ñiện 70%, than 52%, gỗ
tròn 45%, cá biển 40%, vải lụa 39%, giấy 37%, xi măng 32%, phân hóa học 28%”.
Trong thời kì này, ñáng chú ý là nghành công nghiệp trung ương giảm sút nhiều, hằng
năm giảm 4% do thiếu nguyên liệu [9, trang 84].
Và thời kì 1981-1985: “Việc phân phối hàng thời ñó rất tùy tiện, tiếng là hàng


24
lương thực và nhu yếu phẩm ñược phân bố theo kế hoạch (!) nhưng hoàn toàn không có
kế hoạch gì cả, “có gì bán nấy”, kiểu ban phát. Những năm ñó ñi học, lớp tôi có lúc
tháng nào cũng ñược “phân phối” thuốc lá, lúc thì Hoa Mai, khi thì ðà Lạt. Ai cũng
mua hết, cả nam lẫn nữ, biết hút thuốc hay không hút thuốc, ñều ñược một bao nylon
với khoảng vài chục ñiếu thuốc, ñôi khi không có bao bì. Lương thực may mắn là gạo,
còn lại khi là bo bo, bột sắn, mì vụn, mỗi tháng ñược 13-16 kg chứ ñâu có ít, vậy mà
nhiều thanh niên ăn vẫn không ñủ no, ngoài trừ ñám con gái. Mọi thứ ñều quy ra cân
lúa thóc như một ñơn vị ño lường trong xã hội…
Tất cả hàng phân phối lúc ñó ñều quý dù là chất lượng thì quá tệ: Gạo mốc, ñầy
bông cỏ và cát sạn, cá sô ươn sình, giấy tập là loại giấy manh ñược tái sinh từ giấy vụn
ñen sì, vỏ xe ñạp chỉ có vài cọng thép mong manh niền bên trong, diêm quẹt “an toàn”
(loại quẹt hoài không cháy!),… không kể ra hết ñược. Vậy mà dù ñang học, nghe tin có
hàng về, thế là cả lớp bỏ ngang, xúm nhau mang sổ gạo, sổ nhu yếu phẩm xuống Ban
ðời Sống xếp hàng chờ ñược mua” [10].
Sau khi các nhóm ñã tìm hiểu và trình bày xong, giáo viên treo “Bảng tóm tắt hai kế

hoạch nhà nước 5 năm (1976-1980) và (1981-1985)” ñã chuẩn bị ở nhà lên ñể củng cố kiến
thức cho học sinh:
Kế hoạch
Nhà nước
5 năm
Thành tựu Khó khăn, hạn chế

1976-
1980
- Các cơ sở nông – công nghiệp, giao thông
vận tải bị ñịch ñánh phá cơ bản ñược khôi
phục và bước ñầu phát triển.
- Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ñược
ñẩy mạnh trong các vùng mới giải phóng.
- Xóa bỏ những biểu hiện văn hóa phản
ñộng của chế ñộ thực dân, xây dựng nền
văn hóa mới cách mạng.
- Nền kinh tế mất cân ñối.
- Kinh tế tư nhân và cá thể
bị ngăn cấm.
- Kinh tế quốc doanh và
tập thể luôn thua lỗ.
- Sản xuất phát triển chậm.
- ðời sống nhân dân gặp
khó khăn.
- Trong xã hội nảy sinh
nhiều hiện tượng tiêu cực.

1981-
1985

- Công – Nông nghiệp ñã chặn ñược ñà
giảm sút của 5 năm (1976-1980) và có
bước phát triển.
- Xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật: Hàng
nghìn công trình lớn, nhỏ ñược hoàn thành.
- Các hoạt ñộng khoa học – kỉ thuật ñược
triển khai.
- Những khó khăn, yếu
kém của 5 năm trước vẫn
chưa khắc phục, thậm chí
có phần trầm trọng hơn.
- Mục tiêu ổn ñịnh tình
hình kinh tế - xã hội chưa
thực hiện ñược.


25
Thông qua việc giáo viên sử dụng ñồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu
thành văn ñể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm sẽ giúp phát huy tính tích cực, ñộc
lập, sáng tạo trong suy nghĩ của học sinh. Với biện pháp này, giờ học sẽ trở nên sôi nổi,
hấp dẫn, lôi cuốn hơn. Từ ñó mà chất lượng bài học lịch sử cũng sẽ ñược nâng cao lên.
2.4. Sử dụng ñồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu thành văn và nêu
câu hỏi ñể giúp học sinh rút ra kết luận
Dạy học lịch sử không chỉ dừng lại ở việc giúp học sinh nắm ñược một hệ thống các
sự kiện, con số, mà ñiều quan trọng là giúp các em thấy rõ ñược mối liên hệ bên trong của
các sự kiện lịch sử, nêu ñược quy luật phát triển của lịch sử. Nói một cách khác dễ hiểu là
phải ñảm bảo ñược hai cấp ñộ nhận thức của việc dạy lịch sử: Từ biết sử ñến hiểu sử như
Bác Hồ ñã từng nói việc học tập lịch sử không chỉ dừng ở “biết sử” mà còn phải hiểu “cho
tường gốc tích”
3

.
Trong dạy học lịch sử, việc khái quát, kết luận có thể ñược thực hiện bằng nhiều
cách khác nhau. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh khái quát, rút ra kết luận ngắn gọn; có
thể tự mình nêu ra; cũng có thể lấy ý kiến lãnh tụ, của nhà khoa học ñể khái quát, kết luận.
Ví dụ khi giảng bài 30: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và ñấu tranh bảo vệ
tổ quốc (1976-1986), mục I.2. Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 1976 – 1980. ðể
giúp học sinh hiểu ñược ñơn vị kiến thức này, giáo viên ñưa ra sơ ñồ: “Nguyên nhân hạn
chế của kế hoạch Nhà nước 5 năm 1976-1980”:







Kết hợp cung cấp ñoạn tài liệu thành văn giải thích nguyên nhân của những hạn
chế:
“Nguồn gốc sâu xa của những khó khăn về kinh tế và ñời sống là: Nền kinh tế
của nước ta còn phổ biến là sản xuất nhỏ, lại phải gánh chịu những hậu quả hết sức
nặng nề của chiến tranh dài và chủ nghĩa thực dân; 5 năm qua, chúng ta phải tiến hành



3
Mở ñầu tác phẩm: Lịch sử nước ta (viết theo lối diễn ca vào năm 1942 tại Pắc Pó – Cao bằng), Bác Hồ
ñã viết: Dân ta phải biết sử ta; Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Nguyên nhân

Khách quan:
- Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nông

nghiệp lạc hậu, hậu quả của chiến tranh ñể lại.
- Còn phải lo ñấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và Tây Nam
Chủ quan:
Khuyết ñiểm, sai lầm của các cơ quan ðảng và nhà nước
trong lãnh ñạo


26
chiến tranh giữ nước ngót 3 năm; vết thương cũ chưa hàn xong ñã tiếp nhận những tàn
phá mới; thiên tai lớn dồn dập xảy ra; kẻ ñịch thường xuyên phá hoại về mọi mặt. Cùng
một lúc nền kinh tế nước ta phải ñáp ứng ba yêu cầu cơ bản rất cấp bách là ñảm bảo
nhu cầu bảo vệ tổ quốc, ñảm bảo ñời sống nhân dân và xây dựng cơ sở vật chất – kỉ
thuật của chủ nghĩa xã hội. Song mặt khác, khó khăn còn do khuyết ñiểm, sai lầm của
các cơ quan ðảng và nhà nước ta từ Trung ương ñến cơ sở về lãnh ñạo và quản lí kinh
tế, quản lí xã hội. Trên những mặt nhất ñịnh, khuyết ñiểm sai lầm về mặt lãnh ñạo và
quản lí là hai mặt chủ yếu gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng khó khăn về kinh
tế và xã hội” [7, trang 173-174].
Trên cơ sở cho học sinh xem sơ ñồ và nghe ñoạn tài liệu thành văn giải thích
nguyên nhân của những hạn chế trong kế hoạch nhà nước 5 năm 1976 – 1980, giáo viên
ñặt câu hỏi: “Nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch nhà nước 5
năm 1976-1980?” ñể gúp học sinh rút ra kết luận: Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội, trước mắt tuy gặp những khó khăn, hạn chế nhưng dưới sự lãnh ñạo của ðảng và
tinh thần ñoàn kết của nhân dân ta mà dần dần chúng ta sẽ khắc phục những khó khăn,
hạn chế ñể trong tương lai gần “Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc năm
châu” [5, trang 11] như sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh ñã từng nói.
2.5. Sử dụng ñồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu thành văn ñể ra
bài tập nhận thức
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, hệ thống bài tập nhận thức ñề cập ñến những
vấn ñề mà học sinh cần nắm ñể khôi phục hình ảnh quá khứ và chủ yếu ñi sâu vào nội
dung bản chất sự kiện… Bài tập nhận thức có nội dung rộng hơn câu hỏi kiểm tra, nó

ñòi hỏi thời gian, công sức của học sinh nhiều hơn và tác dụng, kết quả của nó cũng cao
hơn. Vì vậy có thể nhận thức: “Bài tập nhận thức trong giảng dạy lịch sử là tình huống
có vấn ñề, mà trong quá trình giải quyết học sinh phải vận dụng những kiến thức ñã học,
những tài liệu liên quan, biết tìm tòi sáng tạo, bài tập nhận thức là một hệ thống chứ
không phải là một bài tập rời rạc” [8, trang 114].
Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học lịch sử [4], [7], [8] cũng thống nhất
rằng, bài tập nhận thức phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Làm cho học sinh nhận thức ñược các sự kiện lịch sử cơ bản, mối liên hệ giữa
chúng với nhau.
- Khôi phục ñược bức tranh lịch sử một cách khách quan như nó ñã xảy ra theo
trình ñộ và yêu cầu của từng lớp học.
- Phân tích các sự kiện trong tình huống có vấn ñề, rút ra ñược bản chất, ñặc
trưng của sự kiện, quy luật lịch sử và vận dụng kiến thức ñã biết ñể nhận thức bài mới,
phục vụ hoạt ñộng thực tiễn, phát triển năng lực sáng tạo và năng lực thực hành của học
sinh.


27
Bài tập nhận thức ñược quan niệm như vậy là rất phong phú, ña dạng và có ý
nghĩa rất lớn trong dạy học lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
Việc sử dụng ñồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu thành văn ñể ra bài tập nhận
thức có thể xem là một biện pháp hay nhằm phát huy năng lực sáng tạo, tư duy của học
sinh.
Ví dụ khi dạy xong bài 30: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và ñấu tranh bảo
vệ tổ quốc (1976-1986). ðầu tiên giáo viên cho học sinh xem “Bảng tóm tắt hai kế hoạch
nhà nước 5 năm (1976-1980) và (1981-1985)” như trình bày ở mục 2.3, kết hợp với việc
giáo viên cung cấp một ñoạn tài liệu thành văn miêu tả những hạn chế của kế hoạch nhà
nước 5 năm 1976-1980 và 1981-1985 ñể từ ñó học sinh có thể so sánh hai kế hoạch 5
năm 1976-1980 và 1981-1985, cụ thể như sau:
Kế hoạch 5 năm 1976-1980:“Giá cả sinh hoạt thị trường tự do ngày càng tăng

vọt, hàng tiêu dùng, thực phẩm trong các cửa hàng quốc doanh cũng ngày một khan
hiếm. Lương của cán bộ, bộ ñội, công nhân viên nhà nước không ñủ sống chớ ñừng nói
tới việc nuôi vợ con, cha mẹ. Thường thường người ta phải làm thêm, hoặc chăn nuôi,
trồng trọt mới ñủ ngày hai bữa cơm và những tiêu xài cần thiết khác. Có gia ñình cán
bộ ñông con, không ñủ tiền ăn rau… Nhìn bữa ăn của nhiều gia ñình nghèo không cầm
ñược nước mắt. Khổ tâm nhất là những cháu nhỏ thiếu ăn, thiếu mặc, người bệnh thiếu
thuốc, thịt, sữa, cá…
Nhưng những người sống kham khổ thường là những người làm việc tốt, cần cù,
chẳng mấy kêu than oán trách. Trong khi ấy những câu chửi ñồng, những lời oán than,
thậm chí chửi rủa nữa từ miệng của những kẻ chạy áp phe, tham ô, ăn cắp, hoặc những
người lợi dụng chức quyền, lợi dụng sự sơ hở của nhà nước ñể làm việc bất lương vẫn
tồn tại nhiều” [6, trang 99 - 100].
Kế hoạch 5 năm 1981 - 1985: “Nhà có con rể mới từ chiến trường trở về, bố vợ
muốn mua tặng con một ñôi dép nhựa và sắm thêm ñôi chiếu cói. Ông ñi bộ 18 km ñể
lên cửa hàng mua bán của huyện. Tới nơi cô mậu dịch viên vừa cắm cúi thêu khăn vừa
nói vọng lên: “Hết hàng!”. “Vậy ñôi này thì sao?”. Hỏi ñến ba lần mới ñược cô ta gắt
lên: “Mắt ông ñể ñâu vậy? không thấy bảng “Hàng mẫu không bán à?”.
Về nhà có người mách ông phải gặp kẻ môi giới và trả thêm tiền mới mua ñược.
Chạy vạy mấy ngày, trả thêm gấp ñôi tiền cùng rất nhiều lời cảm ơn, cảm tạ cuối cùng
ông cũng mua ñược ñôi dép nhựa và cặp chiếu cói. Câu chuyện trên của ông Nguyễn
ðình Kiên, xã Gia Trung, huyện Gia Viễn (Ninh Bình) về tình trạng quá bình thường
của bản thân ông cũng như của tất cả mọi người sống trong thời kì bao cấp.
Ai mua thứ gì cũng phải ñến hợp tác xã mua bán hay cửa hàng mậu dịch quốc
doanh. Mua cây kim hay cái bấc ñèn cũng cực kì khó khăn. Nhà nước bán hàng dưới
giá thành và cũng thấp hơn giá chợ (bán phân phối), hàng hóa không ñủ 1/10 nhu cầu
nên nhân viên thương nghiệp kênh kiệu, xem thường khách hàng vô cùng. “Bán như


28
cho” là lời cửa miệng ñầy xót xa của thời ngăn sông cấm chợ lúc bấy giờ” [10].

Sau ñó giáo viên ra bài tập nhận thức: “So sánh hai kế hoạch nhà nước 5 năm
1976-1980 và 1981-1985”. ðể làm ñược bài tập này, ñòi hỏi học sinh phải nắm vững
kiến thức của bài 30 và tập trung chú ý bảng tóm tắt hai kế hoạch nhà nước 5 năm cùng
với các ñoạn tài liệu thành văn mà giáo viên cung cấp (thực chất là giáo viên cung cấp
kiến thức ñể hướng học sinh ñến tri thức ñúng nhất). Có như vậy học sinh mới biết chọn
ra tiêu chí so sánh (Hoàn cảnh, mục tiêu, thành tựu, hạn chế, ý nghĩa) và từng ñơn vị
kiến thức của các tiêu chí ñó.
3. Kết luận
Tóm lại, các biện pháp sử dụng ñồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu
thành văn trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông là cần thiết và có tính khả
thi. Những biện pháp này nếu thực hiện tốt thì sẽ góp phần vào việc giúp học sinh phát
huy tính tích cực, ñộc lập, sáng tạo, qua ñó nâng cao chất lượng của bài học lịch sử. ðặc
biệt, trong quá trình dạy học, tùy ñiều kiện cụ thể mà giáo viên vận dụng một cách linh
hoạt, sáng tạo các biện pháp ñó. Bởi vì, không có biện pháp sư phạm nào là vạn năng
mà nó còn phụ thuộc vào ñiều kiện cụ thể của từng ñối tượng học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. ðảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện ðại hội ñại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
[2]. ðảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện ðảng toàn tập, tập 36, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2006.
[3]. ðảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện ðảng toàn tập, tập 37, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2006.
[4]. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Phương Pháp dạy học Lịch Sử, tập 1, Nxb. ðại học Sư
phạm, Hà Nội, 2007.
[5]. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb. sự thật, Hà Nội, 1984.
[6]. Trần Thanh Phương, Sài Gòn tầng cao, Sài Gòn tầng thấp (Nhật kí), Nxb. Thanh niên,
Hà Nội, 2000.
[7]. Trần Vĩnh Tường, Tư liệu dạy – học lịch sử 12, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2008.
[8]. Trần Vĩnh Tường, Một số vấn ñề về bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử ở trường
THPT, Tập san khoa học, ðại học ðà Nẵng, số 5, 1998.

[9]. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 45 năm kinh tế Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1990.
[10]. ðêm trước ñổi mới: ký ức thời sổ gạo,


29
USING VISUAL TEACHING AID COMBINED WITH WRITTEN MATERIAL
METHODS IN TEACHING-LEARNING HISTORY AT HIGH SCHOOL
Nguyen Tuan Anh
College of Pedagogy, Hue University
SUMMARY
When teaching history at high school, materials in general, visual teaching aid and
written materials particularly play an important role. They are used not only to form knowledge
but also to develop in students the skill needed to learn this subject. In this paper, we present
some visual teaching aid in use combined with written material methods giving examples in
teaching Vietnamese history between 1975 and 1986 (advanced programe).

×