79
NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Lê Thị Kim Liên
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
TÓM TẮT
Hiện nay tình trạng nợ tồn đọng trong các HTXNN đang là vấn đề nổi
cộm cần được giải quyết. Nợ phải thu chiếm tỷ lệ quá cao trong tổng số tài sản
lưu động của HTXNN tỷ lệ trung bình là 63,01 % đặc biệt ở huyện Phú Lộc là
91,56% gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các HTXNN. Tỷ lệ
nợ khó đòi trước năm 1996 vẫn còn chiếm một tỷ trọng cao. Theo kết quả điều
tra ý kiến của ban quản lý và xã viên HTXNN để giải quyết dứt điểm tình tình
công nợ vẫn chưa được rõ ràng. Trước tình hình đó HTXNN cần có định hướng
đưa ra biện pháp xử lý dứt điểm các khoản nợ đặc biệt là nợ trước năm 1996,
trong kinh doanh cần đưa ra các giải pháp phù hợp không để tình trạng nợ ngày
càng cao. Các cấp huyện, tỉnh cần có các chỉ đạo thích hợp giúp HTXNN giải
quyết vấn đề nợ tồn đọng đối với các nông hộ.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, các tổ chức ở bất kỳ hình
thức sản xuất kinh doanh nào đều tồn tại các khoản phải thu và các khoản phải
trả trong quan hệ thanh toán giữa các đơn vị [1][6].
Sau khi các hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) chuyển đổi theo Luật HTX,
các HTXNN đã chuyển đổi loại hình hoạt động sang các hoạt động dịch vụ cho
80
các nông hộ. Trong quá trình thực hiện các hoạt động dịch vụ các nông hộ đã
không thanh toán đầy đủ cho HTXNN, số nợ ngày càng gia tăng [2][3]. Các
khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của các
HTXNN. Đặc biệt trong các khoản nợ của các nông hộ có các khoản nợ trước
năm 1996 vẫn chưa được giải quyết dứt điểm gây ảnh hưởng đến số vốn huy
động của các HTXNN và phản ánh đúng thực trạng về vốn trong các báo cáo tài
chính. Vấn đề cần xử lý các khoản nợ này như thế nào vẫn chưa đưa ra được lời
giải đáp cụ thể trong các cuộc họp của ban lãnh đạo HTXNN cũng như tại Đại
hội xã viên [5].
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này đã sử dụng số liệu từ báo cáo kế toán của 127 HTXNN
trong tổng số 159 HTXNN của tỉnh Thừa Thiên Huế. Để bổ sung cho nghiên cứu
của mình chúng tôi đã trực tiếp phỏng vấn 60 cán bộ đại diện Ban Quản lý
HTXNN và 120 xã viên của các HTXNN điều tra. Các cán bộ HTXNN được
chọn để phỏng vấn là 50% trong các HTXNN có báo cáo kế toán, được phân bố
cho các huyện theo tỷ lệ trên, ngoài các tiêu chí trên các HTXNN được chọn để
điều tra được phân bổ cho tất cả các HTXNN giỏi, khá, trung bình và ở các vùng
khác nhau của huyện. Sau khi chọn được các HTXNN để điều tra việc chọn các
nông hộ để điều tra dựa vào sự tư vấn của ban chủ nhiệm HTXNN. Phiếu điều tra
được sử dụng trong quá trình phỏng vấn nhằm đưa ra các thông tin về biện pháp
xử lý nợ tồn đọng của các HTXNN.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình nợ phải thu của các HTXNN
81
Tình hình nợ phải thu của các HTXNN ở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế nói chung đều chiếm tỷ trong cao trong tổng số tài sản lưu động nhiều
HTXNN chiếm trên 70%, đặc biệt ở huyện Phú Lộc tỷ lệ nợ phải thu chiếm
91,56% tổng số tài sản lưu động của HTXNN. Đây là một vấn đề khó khăn rất
lớn của các HTXNN để giải quyết vấn đề vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh
dịch vụ [3][4].
Sơ đồ 1. Tình hình Nợ phải thu của các HTXNN
0
2,000,000
4,000,000
6,000,000
8,000,000
10,000,000
12,000,000
14,000,000
16,000,000
3. Phú Vang
Huyện
Giá trị (Đơn vị tính: nghìn
đồng)
Tài sản lưu động
Nợ phải thu
Nợ khó đòi trước năm
1996
Nguồn: Báo cáo tình hình công nợ của Tỉnh đến năm 2005 và
Báo cáo kế toán của các HTXNN năm 2005
Trong nhiều HTXNN số nợ ngày càng tăng cao qua các năm do xã viên
tiếp tục nhận các hoạt động dịch vụ để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, nhưng
đến khi thu hoạch do mất mùa gặp điều kiện thiên tai hạn hán nên không có khả
năng trả nợ cho HTXNN.
Trong số nợ phải thu còn các khoản nợ trước năm 1996 cũng chiếm một tỷ
lệ khá cao trung bình chung của toàn tỉnh là 24,27%, trong đó có rất nhiều
82
HTXNN số nợ khó đòi trước năm 1996 chiếm trên 30%, đặc biệt có 2 huyện Phú
Lộc và Quảng Điền số nợ khó đòi trước năm 1996 chiếm trên 38%. Đây là vấn
đề cần giải quyết nhanh chóng để báo cáo tài chính của HTXNN cung cấp các số
liệu thực và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các HTXNN [4][5].
3.2. Ý kiến giải quyết nợ khó đòi của ban quản lý các HTXNN
Qua khảo sát ý kiến của một số lãnh đạo các HTXNN cần phải giải quyết
nhanh chóng việc nợ đang tồn đọng trong các hộ gia đình xã viên. Tuy nhiên một
vấn đề khó khăn hiện nay số nợ này đều tập trung chủ yếu vào các hộ nghèo, hộ
có hoàn cảnh gia đình khó khăn, một số chuyển đi làm ăn nơi khác hoặc đã chết.
Sơ đồ 2. Ý kiến giải quyết nợ tồn đọng của BQL HTXNN
0
81
68
53
62
100
93
95
65
86
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5
1. Hộ giàu 2. Hộ Nghèo 3. Hộ đã chết có người
thừa kế 4. Hộ đã chết không có người thừa kế
5. Hộ bỏ đi nơi khác sinh sống
Đơn vị tính: (%)
Không xoá nợ
đối với nợ trước
năm1996
Không xoá nợ đối
với nợ sau năm
1996
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2006
Đối với khoản nợ sau năm 1996 là thời điểm HTXNN bắt đầu chuyển đổi
phương thức hoạt động theo Luật HTX phải có biện pháp thu hồi theo nhiều hình
thức khác nhau. Theo ý kiến của ban quản lý HTXNN hầu hết cho rằng đối với
83
nợ sau năm 1996 cần phải thu hồi đối với các đối tượng đặc biệt đối với hộ bỏ đi
nơi khác sinh sống.
Đối với nợ trước năm 1996 ý kiến đưa ra theo hai chiều hướng, một số cán
bộ quản lý muốn giải quyết xóa nợ để xác định số vốn thực tế của HTX, một số
khác thì kiên quyết không xóa nợ mà muốn bằng các biện pháp hành chính can
thiệp để thu hồi nợ.
3.3. Ý kiến giải quyết nợ tồn đọng của xã viên
Hầu hết xã viên HTXNN đều đưa ra ý kiến không xóa nợ sau năm 1996.
Tuy mức độ có khác nhau giữa các đối tượng, đối với hộ đã chết không có người
thừa kế nhiều ý kiến đưa ra cần được xóa nợ.
84
Bảng 3: Ý kiến giải quyết nợ tồn đọng của xã viên
Đơn vị tính: (%)
Nợ sau năm 1996 Nợ trước năm 1996
Đối tượng nợ
Xóa nợ
Không xóa
nợ
Xóa nợ
Không xóa
nợ
Hộ giàu và TB 100 - 100
Hộ nghèo 3 97 19 81
Hộ đã chết có người thừa kế
tại địa phương
4
96
24
76
Hộ đã chết không có người
thừa kế
31 69 52 48
Hộ bỏ đi nơi khác sinh sống 24 76 28 82
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2006
Đối với các đối tượng khác ý kiến của xã viên có khác nhau tuy nhiên
nhiều xã viên ý kiến đối với lãnh đạo HTXNN cần có biện pháp thu nợ để nhanh
85
chóng giải quyết góp phần tạo vốn cho HTXNN hoạt động. Đối với nợ khó đòi
trước năm 1996 đã có nhiều ý kiến cần được xóa nợ song tỷ lệ vẫn chưa cao.
IV. HƯỚNG GIẢI QUYẾT NỢ TỒN ĐỌNG
Cần giải quyết dứt điểm tình trạng nợ tồn đọng quá lâu và chấm dứt tình
trạng ngày càng gia tăng để báo cáo tài chính của HTXNN phản ánh đúng thực
chất tình hình vốn của HTXNN, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng lâu dài ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của các HTXNN. Ban quản lý HTXNN cần chủ
động đưa ra phương hướng để thảo luận kỹ trước đại hội xã viên. Các cấp lãnh
đạo địa phương cấp xã huyện và tỉnh cần xem xét kỹ đặc điểm tình hình của từng
địa phương để có biện pháp hỗ trợ giải quyết nợ cho các HTXNN.
4.1. Đối với nợ tồn đọng trước năm 1996
- Đối với hộ gia đình đã chết không có người thừa kế nên xóa nợ vì đã
không còn khả năng thu hồi.
- Đối với hộ đã chết có người thừa kế tại địa phương nên xóa nợ một tỷ lệ
nào đó còn lại cần thuyết phục người thừa kế trả nợ.
- Đối với hộ đi làm ăn ở xa cần gửi giấy báo đến địa phương đang sinh
sống để thu hồi nợ, có thể có sự can thiệp của chính quyền.
- Đối với hộ nghèo có thể xóa nợ cho một số đối tượng tìm giải pháp cụ
thể cho từng gia đình để họ có thể có khả năng trả nợ.
4.2. Đối với nợ tồn đọng sau năm 1996
Ban quản lý cần phân biện từng hộ gia đình để có biện pháp thu hồi nợ,
trước mắt cần thu hồi gấp những hộ có khả năng bằng các hình thức khác nhau.
86
Cần đưa ra một thời gian nhất định để giải quyết dứt điểm các khoản nợ, không
để các khoản nợ tiếp tục phát sinh.
V. KẾT LUẬN
Tình trạng nợ tồn đọng trong các HTXNN hiện nay đang là mối quan tâm
của nhiều người. Tỷ lệ nợ phải thu chiếm tỷ lệ quá cao trong tổng số tài sản lưu
động của HTXNN gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các
HTXNN, đặc biệt tỷ lệ nợ khó đòi trước năm 1996 vẫn còn chiếm một tỷ trọng
cao. Theo kết quả điều tra ý kiến của ban quản lý cũng như xã viên vẫn chưa ra
được ý kiến chung để giải quyết. Vì vậy HTXNN cần có định hướng biện pháp
xử lý dứt điểm các khoản nợ, đặc biệt là nợ trước năm 1996, trong kinh doanh
cần đưa ra các giải pháp phù hợp không để tình trạng nợ ngày càng cao. Các cấp
huyện, tỉnh cần có các chỉ đạo thích hợp giúp HTXNN giải quyết vấn đề nợ tồn
đọng đối với các nông hộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vân Anh. Làm gì để phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã? Tạp chí
Công nghiệp Việt Nam số 9/2001
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế. Báo
cáo kế hoạch triển khai đề án phát triển kinh tế tập thể giai đoạn năm
2006 - 2010
3. Báo cáo tổng hợp thanh quyết toán và tỉnh hình của các HTXNN năm
2005 của tỉnh Thừa Thiên Huế
87
4. Báo cáo kế toán của 127 HTXNN thuộc các huyện trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế
5. Báo cáo tình hình công nợ của các HTXNN năm 2005 của Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn
6. Vũ Trọng Bình, Đào Thế Anh. Hợp tác xã chuyên ngành và phát triển
nông nghiệp nông thôn trong hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn - số 5/2001 (2004)
THE OUTSTANDING DEBT OF AGRICULTURAL COOPERATIVES
IN THUA THIEN HUE PROVINCE
Le Thi Kim Lien
College of Economics, Hue University
SUMMARY
The outstanding debt in agricultural cooperatives is a serious problem
need to be solved at present time in Hue. The average rate of accounts receivable
over current assets in these cooperatives is so high at 63.01%. That rate in Phu
Loc district shows 91.56%. This has been effecting seriously to the business
efficiency of the agricultural cooperatives. The rate of irrecoverable debt arising
before 1996 is high also. According to the result of investigation and the
managements and members of cooperatives opinion about this problem, it still
hard to solve this problem.
88
In order to have definitive measures for the outstanding debt, special for
the debt arising before 1996, the board of management of the agricultural
cooperatives should release the best solutions for preventing from the situation of
debt increasing. All levels of government from province to district should have
the suitable direction to support the agricultural cooperatives of collecting the
debt from the farmer household